18/07/2014
Thứ Sáu sau Chúa Nhật
15 Quanh Năm
Bài
Ðọc I: (Năm II) Is 38, 1-6. 21-22. 7-8
"Ta
đã nghe lời ngươi cầu nguyện, và Ta đã lau sạch nước mắt của ngươi".
Trích
sách Tiên tri Isaia.
Trong
những ngày ấy Êdêkia đau gần chết. Tiên tri Isaia, con ông Amos đến thưa người
rằng: "Chúa phán thế này: Ngươi hãy sắp xếp công việc nhà cửa của ngươi,
vì ngươi sắp chết, không sống được nữa". Êdêkia liền quay mặt vào vách, cầu
nguyện cùng Chúa rằng: "Ôi lạy Chúa, con van xin Chúa, xin Chúa hãy nhớ lại:
con đã sống ngay chính trước mặt Chúa, và đã làm những điều đẹp lòng
Chúa". Rồi Êdêkia than khóc lớn tiếng.
Bấy
giờ Chúa phán cùng Isaia rằng: "Hãy đi nói với Êdêkia rằng: Ðây Chúa là
Thiên Chúa Ðavít, tổ phụ ngươi, phán thế này: Ta đã nghe lời ngươi cầu nguyện,
và Ta đã thấy nước mắt của ngươi. Ta sẽ cho ngươi sống thêm mười lăm năm nữa.
Ta sẽ cứu ngươi và bảo vệ thành này khỏi tay vua Assyria".
Isaia
sai người đi lấy mẩu bánh trái vả đắp lên mụn ung độc, và vua liền khỏi bệnh.
Bây giờ Êdêkia hỏi: "Có dấu nào cho ta biết coi ta còn lên đền thờ Chúa được
chăng?" Isaia đáp: "Ðây là dấu lạ Chúa ban cho vua, vì Chúa sẽ thực
hiện lời Người đã phán: "Ta sẽ làm cho bóng đã ngả trên bảng độ Acaz lui lại
mười độ". Và mặt trời lui lại mười độ.
Ðó
là lời Chúa.
Ðáp
Ca: Is 38, 10. 11. 12. 16
Ðáp: Lạy Chúa, xin
cứu mạng sống con, ngõ hầu con khỏi phải chết (c. 17b).
Xướng:
1) Con đã từng nói: Ðến nửa đời con, con sẽ đi đến cửa địa ngục. Con sẽ bị giam
giữ những năm cuối đời con. - Ðáp.
2)
Con đã từng nói: Con sẽ không nhìn thấy Thiên Chúa trong đất nước những kẻ nhân
sinh: con sẽ không còn thấy người ta nữa, không còn trông thấy dân chúng sống
yên vui. - Ðáp.
3)
Miêu duệ con đã xa cách và lìa bỏ con, như chiếc lều của những mục tử. Như người
thợ dệt, con lôi cuốn đời sống con đi; con chặt đứt nó, khi nó còn muốn kéo
dài. - Ðáp.
4)
Lạy Chúa, đời sống con là như thế, và đời sống tinh thần của con cũng như vậy,
nhưng xin Chúa hãy thuyên chữa và cứu sống con". - Ðáp.
Alleluia:
Tv 129, 5
Alleluia,
alleluia! - Con hy vọng rất nhiều vào Chúa, linh hồn con trông cậy ở lời Chúa.
- Alleluia.
Phúc
Âm: Mt 12, 1-8
"Con
Người cũng là chủ ngày sabbat".
Tin
Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi
ấy, vào ngày Sabbat, Chúa Giêsu đi ngang cánh đồng lúa. Các môn đệ của Người
đói, liền bứt bông lúa mà ăn. Thấy vậy, các người biệt phái thưa với Người rằng:
"Kìa, các môn đệ của Ngài làm điều không được phép làm trong ngày
Sabbat". Người nói với các ông rằng: "Các ông không đọc thấy Ðavít và
những người đi với ông đã làm gì khi đói lả sao? Các ông cũng không đọc thấy
Ðavít vào đền thờ Chúa ăn bánh trưng hiến, bánh mà ông và các kẻ theo ông không
được phép ăn, chỉ trừ các tư tế được ăn mà thôi sao? Hay các ông không đọc thấy
trong luật rằng: Ngày Sabbat, các tư tế trong đền thờ vi phạm ngày Sabbat mà
không mắc tội đó sao? Tôi bảo cho các ông biết, đây có Ðấng còn trọng hơn đền
thờ nữa. Vì nếu các ông biết được điều này là, "Ta muốn lòng nhân từ, chứ
không muốn hy lễ", chắc các ông không bao giờ lên án những người vô tội,
vì chưng Con Người cũng là chủ ngày Sabbat".
Ðó
là lời Chúa.
Suy
Niệm:
Ngày
Hưu Lễ
Chương
12 Tin Mừng Mátthêu qui tụ những tranh luận giữa Chúa Giêsu và các vị lãnh đạo
Do thái giáo thời Chúa Giêsu về những đặc tính của nếp sống tôn giáo. Cuộc
tranh luận hôm nay liên quan đến việc thực hành đạo đức căn bản của người Do
thái, đó là việc giữ ngày Hưu lễ. Ðây là một thực hành quan trọng đến độ người
Biệt Phái đã dùng việc Chúa Giêsu không tuân giữ luật Hưu lễ để lý luận và nói
với dân chúng rằng Chúa Giêsu không phải là Ðấng đến từ Thiên Chúa, không phải
là Ðấng Mêsia.
Việc
dành riêng một ngày nghỉ cho Thiên Chúa đã bị lạm dụng đến mức việc tuân giữ
ngày Hưu lễ không còn là do tình yêu mến tôn thờ đối với Thiên Chúa, nhưng là một
hình thức ràng buộc con người. Qua cuộc tranh luận với những người Biệt Phái về
việc giữ ngày Hưu lễ, Chúa Giêsu mở rộng cho chúng ta thấy giá trị tôn giáo
đích thực của ngày Hưu lễ, và do đó phải sống tinh thần ngày Hưu lễ đó như thế
nào?
Cuộc
tranh luận của Chúa Giêsu đều được trình thuật đầy đủ trong các Tin Mừng Nhất
Lãm, nhưng nơi Tin Mừng Mátthêu, tác giả lưu ý hai điểm: thứ nhất, quyền hành của
Chúa Giêsu trên các việc thực hành đạo đức; thứ hai, lòng nhân từ có ưu tiên
trên việc thực hành đạo đức. Trả lời cho thắc mắc của những người Biệt Phái tại
sao các môn đệ Ngài không giữ luật Hưu lễ, Chúa Giêsu nhắc lại việc xẩy ra
trong Cựu Ước liên quan đến Ðavít và những người tùy tùng khi đói, tức khi khẩn
thiết, đã làm điều không được phép làm, hoặc việc các tư tế trong Ðền thờ không
nghỉ ngày Hưu lễ mà cũng không mắc tội. Rồi Chúa kết luận: "Nếu các ông hiểu
được ý nghĩa của câu này: "Ta muốn lòng nhân từ, chứ đâu cần lễ tế, ắt các
ông sẽ chẳng lên án kẻ vô tội". Lòng nhân từ phải là căn bản cho những
phán đoán của chúng ta đối với anh em; cần phải hành xử theo lòng nhân từ này
hơn là chỉ xét đoán anh em theo những việc bên ngoài.
Vả
lại, những việc đạo đức và việc nghỉ ngày Hưu lễ, là để con người đến gần Thiên
Chúa, thế mà Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa đã hiện diện giữa họ, thì lòng đạo đức
không còn là một cái gì tuyệt đối phải thi hành nữa. Các tư tế làm việc trong Ðền
thờ ngày Hưu lễ mà không lỗi luật, thì các môn đệ Chúa Giêsu lỗi luật thế nào
được, vì đã có Chúa Giêsu bên cạnh họ. Ngài là Con Thiên Chúa cao trọng hơn Ðền
thờ. Chúa Giêsu muốn nhân dịp này để mạc khải chính Ngài là Ðấng Mêsia cao trọng
hơn Ðền thờ và làm chủ cả ngày Hưu lễ; nhưng các người Biệt Phái không nhìn nhận
điều này.
Xin
Chúa giúp chúng ta vượt qua tinh thần vụ hình thức trong đời sống đức tin. Xin
cho chúng ta tâm hồn nhân từ như Chúa để biết đối xử với người khác mỗi ngày một
tốt đẹp hơn.
Veritas Asia
Lời Chúa Mỗi Ngày
Thứ Sáu Tuần 15
TN2, Năm Chẵn
Bài đọc: Is 38:1-6,
21-22, 7-8; Mt 12:1-8
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Thiên Chúa làm chủ
mọi ngày.
Thiên
Chúa không những dựng nên mọi sự, Ngài còn quan phòng mọi sự theo một trật tự
Ngài mong muốn. Một trong những trật tự là sự thay đổi của thời gian dựa trên sự
xoay vần của mặt trời và mặt trăng mà con người phân biệt giữa ngày và đêm.
Ngài có quyền thay đổi sự xoay vần của mặt trời và mặt trăng và cũng có quyền đếm
ngày sống của mỗi người. Con người không có quyền thay đổi, họ chỉ có thể chấp
nhận và tuân hành những trật tự Ngài đã thiết lập.
Các
bài đọc hôm nay muốn chú trọng đặc biệt đến uy quyền của Thiên Chúa trong việc
quan phòng vũ trụ. Trong bài đọc I, khi ngôn sứ Isaiah cho vua Hezekiah biết
nhà vua phải sửa soạn để chết vì bệnh, vua Hezekiah kêu khóc lớn tiếng lên
Thiên Chúa để xin Ngài đổi số phận của mình. Thiên Chúa nhận lời cầu xin của
nhà vua, Ngài cho vua sống lại thêm 15 năm và bảo vệ Jerusalem khỏi sự xâm lăng
của Assyria. Trong Phúc Âm, khi các Pharisees tố cáo các môn đệ của Chúa vi phạm
luật ngày Sabbath vì bứt bông lúa ăn cho đỡ đói, Chúa Giêsu trả lời họ: Ngài
làm chủ cả ngày Sabbath. Luật ngày Sabbath chỉ áp dụng cho con người.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/
Bài đọc I:
“Này, bóng mặt trời đã ngả trên các bậc thang vua Ahaz đã xây, Ta sẽ cho lui lại
mười bậc.”
1.1/
Hezekiah ăn năn và tin tưởng nơi quyền năng Đức Chúa: Vua Sennacherib của
Assyria sai sứ giả đến với vua Hezekiah để khuyên nhà vua nên ra đầu hàng với
hai lý do như sau: (1) Cầu viện sức mạnh quân sự với Ai-cập không đủ sức để cứu
Judah vì quân đội của Assyria mạnh hơn nhiều. (2) Vua Hezekiah đã xa rời Đức
Chúa của Israel để chạy theo các thần ngoại, vì thế Ngài sẽ không bảo vệ nhà
vua đâu. Hơn nữa, Ngài còn chỉ thị cho vua Sennacherib tiến đánh Judah nữa.
Bên
cạnh những lời đe dọa này, vua Hezekiah còn được nghe những lời ngôn sứ Isaiah
loan báo: "Đức Chúa phán thế này: Hãy lo thu xếp việc nhà, vì ngươi chết
chứ không sống nổi đâu."
Vua
Hezekiah, phần đang lâm bệnh nguy tử, phần bị bao vây bởi những lời đe dọa của
vua Sennacherib và những lời tiên báo của ngôn sứ Isaiah, chọn để ăn năn và đặt
niềm tin nơi Đức Chúa. Ông quay mặt vào tường và cầu nguyện với Đức Chúa như
sau: "Ôi lạy Đức Chúa, xin Ngài nhớ cho, con đã trung tín và thành tâm bước
đi trước nhan Ngài, đã thi hành điều đẹp mắt Ngài." Rồi vua Hezekiah khóc,
khóc thật to.
1.2/
Thiên Chúa nhận lời cầu xin của vua Hezekiah để chữa bệnh cho vua và bảo vệ
Jerusalem.
+
Phê bình văn bản: Hai câu 21-22 ở cuối chương không có liên hệ gì với những câu
xảy ra trước đó; và theo Sách 2 Kings 20:1-9, hai câu này nên đem vào giữa Isa
38:6 và 7, thì mới làm sáng tỏ trình thuật hôm nay Isa 38:1-9 hơn.
+
Đức Chúa cho Hezekiah sống thêm 15 năm nữa và Ngài cũng hứa sẽ bảo vệ Judah khỏi
tay quân thù Assyria. Có lẽ đây là trường hợp duy nhất Đức Chúa nới rộng cuộc sống
của một người mà nói rõ cách cố định là sẽ cho sống thêm 15 năm nữa. Nhiều trường
hợp Thiên Chúa cho sống, như trường hợp của vua David, nhưng không cho biết là
sẽ sống thêm bao lâu.
+
Khi vua Hezekiah xin một dấu để bảo đảm những gì Đức Chúa hứa, Ngài đã ban cho
nhà vua một dấu: "Đây là dấu Đức Chúa ban cho ngài, chứng tỏ Đức Chúa sẽ
thực hiện điều Người đã phán: Này, bóng mặt trời đã ngả trên các bậc thang vua
Ahaz đã xây, Ta sẽ cho lui lại mười bậc." Quả vậy, bóng mặt trời đã lui lại
mười bậc trong số các bậc thang nó đã chiếu xuống.
+
Chúng ta không hiểu câu “bóng mặt trời lui lại 10 bậc...” có nghĩa làm sao;
nhưng điều này nằm trong quyền năng của Ngài. Trong Sách Jos 10:12-23 cũng thuật
lại một trường hợp tương tự: mặt trời đứng lại, không chuyển vận trong suốt một
ngày.
2/
Phúc Âm:
“Quả thế, Con Người làm chủ ngày Sabbath."
2.1/
Ý nghĩa của ngày Sabbath: Tranh cãi về ngày Sabbath là một trong những xung đột chính giữa
Chúa Giêsu và những người Pharisees .
Luật
Lêvi nói rõ: “Trong sáu ngày, người ta sẽ làm công việc của mình; còn ngày thứ
bảy là ngày Sabbath, một ngày nghỉ, có cuộc họp để thờ phượng, các ngươi không
được làm công việc nào. Đó là ngày Sabbath kính Đức Chúa, tại khắp nơi các
ngươi ở” (Lv 23:3). Luật Maisen thứ ba trong Thập Giới cũng nêu rõ “Giữ ngày Chủ
Nhật.” Như thế, hai lý do có ngày Sabbath là để con người nghỉ ngơi và thờ phượng
Thiên Chúa.
Sức
khỏe con người đòi hỏi sự nghỉ ngơi, và Thiên Chúa, Đấng dựng nên con người ra
lệnh con người không được làm việc trong ngày Sabbath. Ngoài ra, kinh nghiệm
cũng chứng minh cho thấy sự cần thiết của việc trau dồi đời sống tinh thần
trong ngày này. Nếu không có nó, con người sẽ mệt mỏi và không đủ nghị lực để
đương đầu với những khó khăn của cuộc sống.
Thiên
Chúa chỉ đưa ra nguyên tắc: “Ngày Sabbath là một ngày nghỉ, không được làm việc.”
Ngài không đưa ra những luật lệ tỉ mỉ; những luật lệ tỉ mỉ là do con người xác
định. Làm những việc gì và nặng bao nhiêu thì bị kể là vi phạm. Một số người
còn cho rằng ngay cả việc tiêu hóa cũng không được làm trong ngày Sabbath!
Có
được đánh nhau trong ngày Sabbath không? Kẻ thù của người Do Thái biết luật này
nên đem quân giao chiến trong ngày Sabbath và giết được nhiều người Do Thái.
Sau biến cố này, luật cho phép được tự vệ trong ngày Sabbath.
2.2/
Những người được miễn trừ trong ngày Sabbath
(1)
Các tư tế phục vụ trong Đền Thờ: Nếu các tư tế kiêng việc xác trong ngày Sabbath, lấy
ai cử hành các lễ nghi trong Đền Thờ? Như thế, Chúa vạch ra cho thấy có những
người được miễn trừ; họ có thể nghỉ ngơi những ngày khác.
(2)
Bảo vệ sự sống: Các
môn đệ của Chúa bứt bông lúa ăn vì các ông đói. Chúa nhắc lại việc David và
đoàn tùy tùng của ông, khi chạy trốn vua Saul, đã ăn ngay cả Bánh Chưng Hiến vì
đói, thứ bánh mà chỉ có các tư tế mới được phép ăn (1 Sam 21:1-6). Khi đói khát
nguy hiểm đến tính mạng, con người phải ăn tất cả những gì tìm thấy để bảo toàn
mạng sống.
(3)
Con Người làm chủ ngày Sabbath: Luật lệ ngày Sabbath áp dụng cho con người; không áp
dụng cho Thiên Chúa. Đấng ra luật và không lệ thuộc vào luật lệ của con người.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
-
Nguyên tắc hướng dẫn luật lệ. Nguyên tắc tại sao con người cần phải nghỉ ngày
Sabbath là để con người có thể phục hồi sức khoẻ, nhất là để phục hồi nghị lực
tinh thần trong mối tương quan với Chúa; chứ không phải để ràng buộc con người.
-
Luật làm ra để bảo vệ con người. Khi có nguy hiểm đến mạng sống (đói khát, bệnh
tật, chiến tranh), con người được quyền bảo vệ mạng sống mà không vi phạm luật.
-
Thiên Chúa là người điều khiển ngày Sabbath và mọi ngày trong cuộc đời. Trật tự
thế giới này sẽ ra sao nếu Ngài ngưng không điều khiển trong ngày Sabbath!
Linh mục Anthony Đinh Minh Tiên, OP
HẠT GIỐNG NẨY MẦM
- MÙA QUANH NĂM –
- TUẦN 15 -
"Có những hạt rơi vào đất tốt.
Chúng mọc và lớn lên, sinh hoa kết quả :
hạt thì được ba mươi, hạt thì được sáu mươi,
hạt thì được một trăm" (Mc 4,8)
Mt 12,1-8
A. Hạt giống...
Chúa Giêsu bị các người biệt phái kết án vì
chuyện các môn đệ Ngài bứt lúa trong ngày Sabát.
Thực ra điều mà các người biệt phái trách không
phải vì họ đói mà bứt lúa để ăn (Đnl 23,26 cho phép ăn lúa nơi đồng của người
khác), nhưng là vì họ đã làm việc trong ngày hưu lễ (Xh 34,21 cấm gặt lúa trong
ngày sabbat : người biệt phái quá vụ luật đã coi việc bứt một vài bông lúa có
nghĩa là gặt lúa !). Trong câu chuyện này, cũng nên lưu ý câu trả lời của Chúa
Giêsu trích Hôsê 6,6 "Ta muốn tình thương chứ không màng của lễ".
B.... nẩy mầm.
1. Vụ việc này là một minh họa cho thấy Luật
(“ách”) của người biệt phái do không có tình thương trong đó nên đã trở thành
nặng nề thế nào. Họ không hề quan tâm đến cơn đói của các môn đệ, mà chỉ rình
mò xem các ông có làm gì sơ hở phạm đến luật không để mà kết án.
Khi không có tình thương, mọi sơ hở nho nhỏ của
anh chị em tôi đều có thể bị tôi kết án. Ngược lại, khi đã thương thì tôi có
thể thông cảm cho những sai phạm đó cách dễ dàng.
2. “Tôi muốn lòng nhân từ chứ không muốn hy lễ” :
Chúa Giêsu muốn tôi lấy lòng nhân mà đối xử với anh chị em. Đó chính là của lễ
quý hơn mọi của lễ khác mà tôi có thể dâng lên Chúa.
3. “Con Người là chủ của ngày Sabát” : Tôi phải
giữ luật vì Chúa chứ không phải vì luật.
4. Qua vụ việc này, Chúa cũng dạy ta đừng đoán
xét người khác một cách “lý thuyết”, mà phải để ý tới hoàn cảnh nữa.
5. Ngày nọ Khổng Tử dẫn học trò từ nước Lỗ sang
nước Tề. Trong đám học trò có Nhan Hồi và Tử Lộ là hai môn sinh được Khổng Tử
sủng ái nhất.
Thời Đông Chu, loạn lạc khắp nơi khiến dân chúng
lầm than đói khổ. Thầy trò Không tử cũng có nhiều ngày nhịn đói cầm hơi. Ngày
đầu tiên đến đất Tề, Khổng Tử và các môn sinh được một người nhà giàu biếu cho
một ít gạo. Khổng Tử liền phân công : Tử Lộ và các môn sinh khác vào rừng kiếm
củi, còn Nhan Hồi đảm nhận việc nấu cơm.
Đang đọc sách ở nhà trên, Khổng Tử bỗng nghe một
tiếng động ở nhà bếp. Nhìn xuống, ngài bắt gặp Nhan Hồi đang mở vung xới cơm
cho vào tay nắm lại từng nắm nhỏ rồi đưa vào miệng. Không Tử than thở : “Người
học trò tín cẩn nhất của ta lại là kẻ ăn vụng”.
Khi Tử Lộ và các môn sinh khác trở về, Khổng Tử
cho tập họp các môn sinh lại và nói : “Bữa cơm đầu tiên trên đất Tề làm cho
Thầy chạnh lòng nhớ đến quê hương. Thầy muốn xới một bát cơm để cúng cha mẹ.
Nhưng liệu nồi cơm này có sạch không ?” Nhan Hồi chắp tay thưa : “Dạ nồi cơm
này không sạch. Khi cơm vừa chín, con mở vung ra xem thử. Chẳng may một cơn gió
tràn vào. Bồ hóng và bụi trần nhà rơi xuống làm bẩn cả nồi cơm. Sau đó con xới
lớp cơm bẩn ra định vứt đi. Nhưng nghĩ rằng cơm ít mà anh em lại đông, cho nên
con đã ăn phần cơm ấy. Thưa Thầy như vậy là hôm nay con đã ăn cơm rồi”. Nghe
Nhan Hồi nói xong, Khổng Tử lại ngẩng mặt lên trời mà than rằng : “Chao ôi, thế
ra trên đời này có những việc chính mắt mình trông thấy rành rành mà vẫn không
hiểu được đúng sự thật. Suýt nữa Khổng Từ này đã trở thành kẻ hồ đồ”
6. “Ta muốn lòng nhân chứ đâu cần lễ tế” (Mt
12,7)
Tôi đứng đó dưới ánh mặt trời. Trước mặt tôi bóng
đen đổ dài phía sau trên nền đất. Tôi chợt nghĩ : mặt trời sao đen thế !
Xoay người 180 độ, cái bóng vẫn đổ dài phía sau
trên nền đất. Nhưng trước mặt tôi, mặt trời bừng sáng rực rỡ.
Lời Chúa hôm nay hé mở cho tôi một lối sống mới,
lối sống tự do của lòng nhân từ, không sợ hãi, không hình thức nệ luật.
Lạy Chúa, bước vào đời người con phải chấp nhận
luật chơi của cuộc sống. Xin cho con luôn ý thức luật lệ chỉ là phương thế để
con sống hoàn thiện và là cầu nối để con đến với Thiên Chúa và tha nhân.
(Hosanna)
Lm.Carolo HỒ BẶC XÁI – Gp. Cần Thơ
18/07/14 THỨ SÁU TUẦN 15 TN
Mt 12,1-8
Mt 12,1-8
Suy niệm: Theo truyền thống Do Thái, việc bứt lúa coi
như việc gặt hái là một trong 39 việc cấm làm trong ngày Sa-bát. Vì thế các
người biệt phái đã nại vào luật này để chỉ trích các môn đệ đã bứt lúa ăn trong
ngày Sa-bát. Hành động bứt lúa của các môn đệ không chỉ để mua vui mà vì một
nhu cầu lớn hơn liên quan đến sự sống: “Đói”!
Thế nhưng những người biệt phái thông luật lại không nắm được cái cốt tuỷ của
lề luật đó là sự yêu thương và lòng nhân hậu. Chúa Giêsu là Đấng Mê-si-a đến để
chấn chỉnh lại lề luật, Ngài muốn con người được yêu thương và được sống.
Đa-vít khi đói còn được ăn “bánh tiến” nữa là… Thế nên, sự sống con người quý
trọng hơn thái độ nệ luật biết bao. Nếu chúng ta giữ luật mà không chú trọng
đến trọng tâm của luật thì luật chỉ còn là gánh nặng và là xích xiềng ràng buộc
chúng ta.
Mời Bạn: Hãy
ý thức: luật Hội Thánh cho nghỉ việc xác ngày Chúa Nhật và các ngày lễ trọng là
để người tín hữu có nhiều thời gian đến gần với Thiên Chúa hơn.
Sống Lời Chúa: Hãy
làm tròn bổn phận của người Ki-tô hữu: gia tăng việc đạo đức, bố thí, thăm
người nghèo, bệnh nhân, v.v…
Cầu nguyện: Lạy Chúa là chủ tể thời gian và mọi công việc. Xin cho mọi công
việc chúng con làm từ tư tưởng đến hành động đều do Chúa điều khiển và dẫn dắt
để không đi ngoài Thánh ý của Chúa và luôn phù hợp với Tin Mừng của Chúa. Amen.
Ta muốn lòng nhân
Giữ luật là cách biểu lộ lòng nhân, vì luật trên
hết là luật yêu thương. Người giữ luật thực sự là người có khuôn mặt vui tươi
và trái tim rộng mở.
Suy niệm:
Đức Khổng Tử đòi người quân
tử phải có năm đức tính gọi là ngũ thường.
Đứng đầu của ngũ thường là
lòng nhân.
Ngài viết: “Người quân tử mà
bỏ đức nhân thì làm sao được gọi là quân tử?
Người quân tử dù trong một
bữa ăn cũng không làm trái điều nhân,
dù trong lúc vội vàng cũng
theo điều nhân (Luận Ngữ, IV, 5).
Trong giáo huấn của Đức
Giêsu, lòng nhân có một chỗ đứng đặc biệt.
Hai lần câu này của ngôn sứ
Hôsê được trích dẫn trong Mátthêu:
“Ta muốn lòng nhân, chứ đâu
cần lễ tế” (9, 13; 12, 7).
Xem ra câu này không dễ
hiểu, nên Ngài khuyên ta học cho biết ý nghĩa.
Giữ ngày sabát là điều rất
quan trọng trong Do thái giáo.
Theo Luật Chúa, đó là ngày
nghỉ ngơi, ngừng mọi công việc.
Đối với người Pharisêu, bứt
lúa được xem như gặt lúa, nên là việc bị cấm làm.
Hành vi bứt lúa của các môn
đệ bị coi là vi phạm ngày sabát.
Thay vì trách họ theo lời
người Pharisêu, Thầy Giêsu lại bênh vực họ.
Ngài trưng dẫn trường hợp
Đavít và các thuộc hạ khi đói bụng
đã ăn bánh thánh hiến vốn
dành riêng cho các tư tế (Lv 24,5-9; 1 Sm 21,1-6).
Hiển nhiên đây là chuyện vi
phạm Lề Luật vì có nhu cầu chính đáng.
Nếu chấp nhận chuyện Đavít
thì càng phải chấp nhận chuyện của các môn đệ,
vì họ đi theo một Đấng mà
Đavít phải gọi là Chúa (Mt 22, 43).
Luật giữ ngày sabát thật ra
không phải là một đòi buộc luân lý tuyệt đối.
Các tư tế phải làm việc
phụng sự Chúa, chuẩn bị các lễ vật vào ngày sabát.
Nếu họ được phép vi phạm
ngày sabát mà không mắc tội (c. 5),
thì huống hồ là Thầy Giêsu
và các môn đệ của Ngài,
những người làm việc cho
Nước Trời, nhưng lại phải chịu đói nên mới bứt lúa.
Đức Giêsu không có thái độ
bất kính với ngày sabát.
Nhưng Ngài là chủ ngày
sabát, Ngài có quyền xác định điều gì được phép làm.
Ngài thấy gánh nặng đè lên
con người bởi những cấm đoán chi li,
khiến con người ngột ngạt,
mệt mỏi.
Giữ Luật phải đem lại cho
con người hạnh phúc,
phải đi với lòng nhân.
Giữ Luật mà cứng nhắc, thiếu
lòng nhân, lòng bao dung,
thì đó là thứ hy lễ Chúa
không cần (Hs 6, 6).
Thật ra không có sự đối
nghịch giữa luật lệ với lòng nhân.
Giữ luật là cách biểu lộ
lòng nhân, vì luật trên hết là luật yêu thương.
Người giữ luật thực sự là
người có khuôn mặt vui tươi và trái tim rộng mở.
Khi yêu thì người ta trở nên
chi li.
Không phải chi li để xét
đoán người khác.
Nhưng chi li vì thấy những
nhu cầu nhỏ bé của tha nhân.
Chỉ xin giữ mọi luật lệ nhỏ
bé thật chi li, chỉ vì yêu bằng tình yêu quá lớn.
Cầu nguyện:
Lạy Chúa Giêsu, vì con bé nhỏ,
nên xin yêu ngài bằng khả năng bé nhỏ của con.
Cho con biết yêu
những công việc bé nhỏ mỗi
ngày,
những công việc âm thầm,
những bổn phận mà con làm vì
yêu mến.
Cho con biết yêu những hy sinh bé nhỏ mỗi ngày,
vui lòng đón nhận những
thánh giá tuy nhỏ,
nhưng làm tim con đau đớn.
Cho con biết yêu tinh thần bé nhỏ của trẻ thơ,
đơn sơ thú nhận mình yếu
đuối và bất lực,
sung sướng nương tựa vào duy
một mình Chúa.
Hơn nữa, xin cho con can đảm,
dám chọn những gì giúp con
trở nên bé nhỏ hơn,
nhờ đó con vui tuoi phục vụ
mọi người
và hạnh phúc khi thấy Chúa
lớn lên trong con.
Mỗi lần bị cám dỗ tự cao,
xin cho con biết ngắm nhìn
con đường Chúa đã đi,
con đường bé nhỏ và khiêm
hạ.
Ước gì con được làm bạn của Chúa
trên đường từ Bêlem đến Núi Sọ,
và được ở bên Chúa trong Nước Trời. Amen.
Lm Antôn Nguyễn Cao
Siêu, SJ
Suy
niệm
Khi đi
ngang cánh đồng, các môn đệ bứt lúa ăn, nhưng không may, đó là ngày sabat. Thấy vậy các người biệt phái trách rằng
tại sao các môn đệ của Chúa Giêsu làm một việc không được phép làm trong ngày
sabat. Với họ, bứt vài bông lúa để ăn cũng là một việc lao động, là việc
không được phép làm trong ngày nghỉ lễ.
Chúa
Giêsu nhấn mạnh với họ rằng: Thiên Chúa cần lòng nhân từ chứ không muốn
hy lễ.
Người
biệt phái nổi tiếng là giữ luật chặt chẽ, không thể trách được. Nhưng cái họ
thiếu đó là tâm tình bên trong. Họ chỉ lo giữ chu chu chấm chấm bên ngoài, thậm
chí họ còn dựa vào thái độ giữ luật cách nghiêm ngặt đó để lên án người khác,
những người mà họ thấy không giữ luật như họ.
Luật được lập nên để giúp và
hướng dần con người sống tốt hơn. Chúa Giêsu không bãi bỏ lề luật nhưng Ngài
kiện toàn, nghĩa là giúp con người sống đúng tinh thần của luật, đó là hướng
dẫn con người sống tốt hơn, sống theo luật với tấm lòng yêu thương.
Rất nhiều khi chúng ta rơi
vào thái độ của những người biệt phái. Chúng ta cố gắng chu toàn luật buộc hết
sức chặt chẽ. Ăn chay thì cố gắng nhịn ăn đến nửa đêm thì ăn bù lại; vào nhà
thờ thì cúi mình hết sức sâu; đọc kinh thì rất lớn tiếng để cho mọi người biết
tôi đọc kinh, nhưng làm những điều ấy chẳng có tâm tình yêu mến. Thậm chí, cũng
như những người biệt phái, chúng ta tự hào vì mình giữ đạo rất tốt, giữ luật
nghiêm ngặt rồi dựa vào đó mà khinh dễ và phê bình những anh chị em xem ra chưa
tốt như chúng ta.
Lời Chúa hôm nay nhắc nhở
chúng ta, hãy cố gắng tuân giữ luật nhưng phải giữ với tấm lòng yêu mến. Tiêu
chuẩn để chúng ta xét lại mình có giữ luật đúng hay không là lòng yêu mến của
chúng ta đối với Chúa và với tha nhân có tốt hơn không? Nếu tốt hơn, đó là tín
hiệu đáng mừng. Ngược lại, nếu chúng ta tỏ ra kiêu ngạo, khinh dễ và phê phán
tha nhân, thì thật nguy hiểm. Chúng ta đang rơi vào thái độ của biệt phái rồi
đó.
Xin Chúa giúp chúng con luôn
ý thức sống lời Chúa nhắc nhở chúng con: "Ta muốn lòng nhân từ chứ không
phải của lễ". Amen.
Hãy Nâng Tâm Hồn Lên
18
THÁNG BẢY
Tiếng
Nói Cuối Cùng Là Tiếng Nói Yêu Thương
“Ai
có thể giải thích sự tội?” – tác giả Thánh Vịnh đã thốt lên như thế (Tv19,13
theo bản La tinh). Sự quan phòng của Thiên Chúa soi rọi ánh sáng trên sự phản
nghịch bi đát của con người, để chúng ta có thể học biết tránh tội.
Con
người được tạo dựng trong tư cách là một hữu thể có lý trí và tự do trong một
thế giới mà sự tội không những có thể xảy ra mà còn được thấy như là một thực tại
ngay từ đầu. Tội lỗi là sự chống đối triệt để đối với Thiên Chúa. Nó là điều mà
Thiên Chúa dứt khoát không muốn. Tuy nhiên, Ngài vẫn cho phép nó xảy ra khi tạo
dựng con người có tự do. Ngài cho phép xảy ra sự tội – là kết quả của sự lạm dụng
tự do đã được Ngài ban cho.
Từ
thực tế không thể đảo ngược này (được chúng ta biết đến nhờ mạc khải và được
chúng ta kinh nghiệm trong thế giới đã sa ngã của chúng ta), chúng ta biết rằng
rất cần có sự tự do trong thế giới thụ tạo này, cho dù nó có thể bị lạm dụng,
hơn là chúng ta bị tước mất tự do – nhằm để khỏi có nguy cơ phạm tội. Đó là góc
nhìn thích đáng đối với sự khôn ngoan có tính quan phòng của Thiên Chúa – trong
đó Thiên Chúa nhìn thấy cứu cánh của mọi sự.
Đành
rằng Cha nhân lành của chúng ta cho phép tội xảy ra, nhưng Ngài đã nhìn thấy
trước từ đời đời con đường cứu độ bằng tình yêu của Ngài. Thật vậy, sự tự do được
ban cho con người là để con người có thể yêu thương. Người ta không thể yêu
thương nếu không có tự do đích thực. Và trong cuộc đấu tranh giữa thiện và ác,
giữa tội lỗi và ơn cứu độ, tình yêu luôn luôn là tiếng nói quyết định cuối
cùng.
-
suy tư 366 ngày của Đức Gioan Phaolô II -
Lm.
Lê Công Đức dịch
từ nguyên tác
LIFT
UP YOUR HEARTS
Daily
Meditations by Pope John Paul II
Lời Chúa Trong Gia
Đình
NGÀY
18-7
Is
38, 1-6.21-22.7-8; Mt 12, 1-8.
LỜI
SUY NIỆM: “Ta muốn lòng nhân chứ đâu cần lễ tế, ắc các ông chẳng lên án kẻ
vô tội.”
Với
một cử chỉ bứt lúa trên đường đi của các môn đệ vào ngày Sa-bát. Người Pharisêu
đã lên án các môn đệ và trách Chúa Giêsu. Qua thái độ của những người Pharisêu
này Chúa Giêsu cho chúng ta biết, trong mọi việc chúng ta cần phải nhìn với con
mắt yêu thương tha thứ và xây dựng cho nhau.
Lạy
Chúa Giêsu, Chúa muốn chúng con luôn nhận ra mình là tội nhân cần được tha thứ,
Chúa muốn chúng con trong mọi hoàn cảnh cũng như đối với mọi người phải lấy
lòng nhân và sống với nhau, chính đây là của lễ mà Chúa ưa thích. Xin cho mọi
thành viên trong gia đình chúng con luôn sống lòng nhân với nhau và với mọi người.
Mạnh
Phương
18
Tháng Bảy
Tình Yêu Mời Gọi
Vua
Friedrich Wilhelm cai trị nước Phổ vào khoảng đầu thế kỷ thứ 18. Ông nổi tiếng
là người nóng nảy khó tính. Ông không thích những nghi thức rườm rà. Ông chỉ
thích đi dạo một mình giữa các đường phố Berlin. Thích sống đơn giản, nhưng ông
lại rất nhạy cảm với bất cứ một sự xúc phạm nào của thần dân. Nếu chẳng may có
người nào chạm đến ông giữa đám đông, ông sẽ không ngần ngại dùng gậy đập túi bụi
vào người đó. Thành ra, khi thấy đức vua đang đi đến, mọi người đều tìm cách lẩn
tránh.
Lần
kia, khi ông dang đi giữa phố Berlin, một người đàn ông đang đi tới, bỗng lẩn
tránh đi nơi khác. Vừa ngạc nhiên, vừa bực tức vì dân chúng lẩn tránh mình, vua
Friedrich mới chận người đàn ông lại và hỏi lý do tại sao ông ta lẩn tránh đi
nơi khác. Người đàn ông luống cuống mãi, cuối cùng đành phải thú nhận rằng sở
dĩ ông ta lẩn tránh nhà vua là vì sợ hãi. Nghe đến đó, vua Friedrich nổi tam
bành, ông túm lấy vai người đàn ông đáng thương, vừa lắc mạnh, vừa thét lên:
"Tại sao ngươi dám sợ ta. Ta là vua của ngươi. Ngươi phải yêu mến ta.
Ngươi phải yêu mến ta, ngươi có biết điều đó không?".
Chỉ
có con người mới biết yêu bởi vì chỉ có con người mới có tự do. Không ai có thể
cưỡng bách người khác phải yêu mình... Tạo dựng con người có tự do, Thiên Chúa
vẫn luôn tôn trọng tự do ấy. Ngài không cưỡng bách con người phải yêu mến Ngài,
nhưng chỉ mời gọi và tỏ tình. Bằng công cuộc tạo dựng, bằng cuộc sống và cái chết
của Con Một Ngài, Thiên Chúa đã tỏ tình với con người... Tình yêu luôn đi bước
trước. Bước trước ấy là một lời nói, một ánh mắt, một nụ cười, một món quà, một
nghĩa cử.
(Lẽ
Sống)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét