26/07/2014
Thứ Bảy sau Chúa Nhật
16 Quanh Năm
Thánh Gioakim và Anna, song thân Đức Maria |
Bài
Ðọc I: (Năm II) Gr 7, 1-11
"Nhà
này là nơi phải khẩn cầu thánh danh Ta, đã trở thành hang trộm cướp rồi
sao?"
Trích
sách Tiên tri Giêrêmia.
Lời
Chúa phán cùng Giêrêmia rằng: Ngươi hãy đứng nơi cửa đền thờ Chúa, và rao giảng
lời này rằng: Hỡi toàn thể Giuđa, là những người vào cửa này mà thờ lạy Chúa,
hãy nghe lời Chúa. Ðây Chúa các đạo binh, Thiên Chúa Israel phán: Các ngươi hãy
cải thiện lối sống và hành động các ngươi, thì Ta sẽ ở với các ngươi tại chốn
này. Các ngươi đừng tin theo lời dối trá này: Ðây có đền thờ Chúa, đền thờ
Chúa, đền thờ Chúa! Vì nếu các ngươi cải thiện lối sống và hành động các ngươi,
nếu các ngươi ăn ở ngay thẳng theo lề luật với những người trong nhà và những
người thân cận, nếu các ngươi không áp bức ngoại kiều, trẻ mồ côi, và những người
goá bụa, nếu các ngươi không đổ máu người vô tội tại chốn này, nếu các ngươi
không chạy theo các thần ngoại lai mà mang hoạ vào mình, thì Ta sẽ ở với các
ngươi tại chốn này, tại lãnh thổ mà Ta đã ban cho tổ phụ các ngươi từ đời này đến
đời nọ.
Nhưng
kìa, các ngươi tin tưởng vào những lời dối trá không sinh ích lợi gì cho các
ngươi, như: trộm cướp, giết người, ngoại tình, thề dối, thờ cúng Baalim, chạy
theo các thần ngoại lai mà các ngươi không biết; rồi các ngươi đến đứng trước mặt
Ta trong đền thờ này là nơi kêu cầu thánh danh Ta, mà nói rằng: "Chúng tôi
đã được bảo đảm để tiếp tục làm những việc ghê tởm đó". Vậy, dưới mắt các
ngươi, nhà này là nơi khẩn cầu thánh danh Ta, đã trở thành hang trộm cướp rồi
sao? Chúa lại phán: Còn Ta, Ta hiện diện và Ta đã thấy rõ.
Ðó
là lời Chúa.
Ðáp
Ca: Tv 83, 3. 4. 5-6a và 8a. 11
Ðáp: Ôi Chúa thiên
binh, khả ái thay cung điện của Ngài (c. 2).
Xướng:
1) Linh hồn con khát khao và mòn mỏi, mong vào hành lang nhà Ðức Thiên Chúa.
Tâm thần và thể xác con hoan hỉ tìm đến cùng Thiên Chúa trường sinh. - Ðáp.
2)
Ðến như chim sẻ còn kiếm được nhà, và chim nhạn tìm ra tổ ấm, để làm nơi ấp ủ
con mình, cạnh bàn thờ Chúa, ôi Chúa là Thiên Chúa thiên binh, ôi Ðại Vương là
Thiên Chúa của con. - Ðáp.
3)
Ôi Thiên Chúa, phúc đức ai ngụ nơi nhà Chúa: họ sẽ khen ngợi Chúa tới muôn đời.
Phúc thay người Chúa con nâng đỡ, họ tiến lên ngày càng thêm hăng hái. - Ðáp.
4)
Thực một ngày sống trong hành lang nhà Chúa đáng quý hơn ngàn ngày ở nơi đâu
khác. Con ưa đứng nơi ngưỡng cửa nhà Chúa con, hơn là cư ngụ trong lều bọn ác
nhân. - Ðáp.
Alleluia:
Gc 1, 21
Alleluia,
alleluia. - Anh em hãy khiêm nhu nhận lãnh lời gieo trong lòng, lời đó có thể cứu
thoát linh hồn anh em. - Alleluia.
Phúc
Âm: Mt 13, 24-30
"Hãy
cứ để cả hai mọc lên cho đến mùa gặt".
Tin
Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi
ấy, Chúa Giêsu phán một dụ ngôn khác cùng dân chúng rằng: Nước trời giống như
người kia gieo giống tốt trong ruộng mình. Trong lúc mọi người ngủ, thì kẻ thù
của ông đến gieo cỏ lùng vào ngay giữa lúa, rồi đi mất.
Khi
lúa lớn lên và trổ bông, thì cỏ lùng cũng lộ ra. Ðầy tớ chủ nhà đến nói với ông
rằng: "Thưa ông, thế ông đã không gieo giống tốt trong ruộng ông sao? Vậy
cỏ lùng từ đâu mà có?" Ông đáp: "Người thù của ta đã làm như thế".
Ðầy tớ nói với chủ: "Nếu ông bằng lòng, chúng tôi xin đi nhổ cỏ". Chủ
nhà đáp: "Không được, kẻo khi nhổ cỏ lùng, các anh lại nhổ luôn cả lúa
chăng. Hãy cứ để cả hai mọc lên cho đến mùa gặt. Và đến mùa, ta sẽ dặn thợ gặt:
Các anh hãy nhổ cỏ lùng trước, rồi bó lại từng bó mà đốt đi, sau mới thu lúa lại
chất vào lẫm cho ta".
Ðó
là lời Chúa.
Suy
Niệm:
Cỏ
Lùng và Lúa
Chứng
kiến những tiêu cực trong Giáo Hội xét như là một cơ cấu, nhiều người trong
chúng ta dễ rơi vào cơn cám dỗ nổi loạn và tìm những giải pháp cực đoan. Chúng
ta muốn rời bỏ Giáo Hội, vì chúng ta không muốn thấy những tệ đoan trong Giáo Hội.
Như dụ ngôn trong Tin Mừng hôm nay gợi lên, chúng ta không muốn để cho cỏ lùng
được mọc lên bên cạnh lúa tốt, chúng ta muốn phân cách rạch ròi người lành với
kẻ dữ.
Truyện
thánh Jean d'Arc vào thế kỷ 15 có thể đem lại cho chúng ta bài học thích đáng.
Cảm nhận được tiếng gọi đặc biệt của Chúa, cô gái quê 13 tuổi đã đứng lên lãnh
đạo quân đội Pháp chống lại cuộc xâm lăng của nước Anh. Nhưng cô bị người Anh bắt
giữ và đem ra xử tử như một người lạc giáo. Các nhà lãnh đạo tôn giáo thời đó cấu
kết với thế quyền để tiêu diệt cô; họ tìm đủ cách để đe dọa và thị oai cô gái;
họ buộc cô phải đặt tay trên Phúc Âm và thề rằng cô chỉ nói sự thật mà thôi. Một
viên thẩm phán của tòa án tôn giáo lúc bấy giờ đặt câu hỏi: "Cô có nghĩ rằng
cô đang ở trong tình trạng sạch tội không?". Cô gái trả lời: "Nếu tôi
không ở trong tình trạng ân sủng, thì xin Chúa cho tôi được sạch tội; còn nếu
tôi đang ở trong tình trạng ân sủng, thì xin Chúa giữ tôi luôn ở trong tình trạng
ấy".
Không
bắt bẻ được cô gái, các viên chức của tòa án tôn giáo gồm 1 Hồng y, 6 Giám mục,
trên 30 nhà thần học, 7 bác sĩ, hàng trăm nguyên cáo cảm thấy tức tối vô cùng.
Họ bảo rằng họ là Giáo Hội, còn cô chỉ là một thứ cỏ lùng. Jean d'Arc trả lời:
"Ðối với tôi, ở đâu có Chúa Kitô, thì ở đó có Giáo Hội, không thể có mâu
thuẫn giữa Chúa Kitô và Giáo Hội của Ngài".
Tuy
không chứng minh được sự lạc giáo của cô gái, tòa án tôn giáo lúc bấy giờ vẫn kết
án tử hình cô và ra lệnh thiêu sống cô. Hai mươi lăm năm sau, một tòa án của
Giáo Hội đã đảo lộn phán quyết của tòa án tôn giáo nói trên, và năm 1920, Jean
d'Arc đã được Giáo Hội tôn phong hiển thánh và được đặt làm quan thày của Nước
Pháp. Thánh nữ Jean d'Arc đã hiểu được thế nào là cỏ lùng trong cánh đồng Giáo
Hội.
Giáo
Hội vốn không phải là một xã hội hoàn hảo. Giáo Hội tự bản chất là thánh thiện,
nhưng lại gồm những con người tội lỗi, đó là ý nghĩa của dụ ngôn mà Giáo Hội
cho chúng ta lắng nghe và suy niệm hôm nay. Chúng ta có một Giáo Hội gồm nhiều
vị thánh, nhưng cũng có vô số tội nhân. Những tội nhân vẫn có thể trở thành các
thánh trong giây phút, còn các vị thánh thì trở nên thánh thiện hơn; các tội
nhân cần sự tha thứ của chúng ta; còn các thánh thì khơi dậy sự cảm phục và quyết
tâm cải hóa của chúng ta. Người Pháp thường nói: "Ðể hiểu mọi sự, thì cần
phải tha thứ mọi sự". Chúng ta luôn được mời gọi để nhìn Giáo Hội như một
đoàn người đang lữ hành, trong đoàn người này, có người đang cố gắng tiến đến gần
Chúa, có kẻ lại xa rời Ngài.
Làm
người Kitô hữu chính là nhập cuộc vào đoàn người lữ hành ấy với cố gắng, với
thiện cảm và nhất là với cảm thông. Những kẻ cuồng tín cũng giống như một vụ
cháy rừng. Lửa bốc cháy và tiêu diệt cả những mầm non: lửa cần thiết cho cuộc sống,
nhưng lửa cần phải được làm chủ và sử dụng vào mục đích. Yêu mến Giáo Hội là
luôn thức tỉnh để nhận ra những tiêu cực và tệ đoan trong Giáo Hội. Ðó là sự thức
tỉnh của thánh Phanxicô Assisiô thời Trung cổ. Thế nhưng, con đường canh tân mà
thánh nhân đã chọn không phải là nổi loạn hoặc lìa bỏ Giáo Hội, mà là canh tân
chính bản thân bằng cuộc sống hy sinh, từ bỏ, và nhất là cảm thông. Ðó là cách
thế tốt nhất để đương đầu với cỏ lùng chen lẫn lúa tốt trong cánh đồng Giáo Hội.
Nguyện
xin Chúa hướng dẫn chúng ta trên đường của các thánh, đó là con đường của yêu
thương, cảm thông và tha thứ.
Veritas Asia
Lời Chúa Mỗi Ngày
Thứ Bảy Tuần 16
TN2, Năm Chẵn
Bài đọc: Jer 7:1-11; Mt
13:24-30.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Thiên Chúa kiên nhẫn
với con người
Cuộc
đời con người được ví như một bãi chiến trường giữa sự thiện và sự ác; trong
con người có cả những điều tốt lành và tội lỗi. Quan niệm này có thể tìm thấy
nơi những tác phẩm được khám phá tại các hang động của Biển Chết (The Dead Sea
Scrolls). Trong cuốn Luật Cộng Đồng có ghi chép: Thiên Chúa để cho con cái của
sự sáng giao chiến với con cái của bóng tối bao lâu còn sống ở đời này. Khi tới
Ngày Phán Xét, con cái của sự sáng sẽ tồn tại mãi mãi; trong khi con cái của
bóng tối sẽ bị tận diệt muôn đời. Vì thế, bao lâu Thiên Chúa để cho con người sống
trên thế gian, họ phải cố gắng tập luyện nhân đức và diệt trừ mọi tội lỗi.
Các
bài đọc hôm nay muốn nêu bật những nguy hiểm của tội lỗi và sự kiên nhẫn của
Thiên Chúa trong khi chờ đợi con người thay đổi. Trong bài đọc I, ngôn sứ
Jeremiah được Thiên Chúa cử đi để vạch ra sự tin tưởng sai lầm của con cái
Israel. Họ nghĩ nếu họ cứ lên Đền Thờ cầu nguyện và dâng những lễ vật béo tốt
là mọi chuyện sẽ êm đẹp, mà không cần phải sửa đổi lối sống vô luân và bất công
với tha nhân của họ. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu đưa ra một dụ ngôn để nói lên
lòng kiên nhẫn của Thiên Chúa trong việc sửa dạy con người. Kẻ thù của Thiên
Chúa sẽ gieo cỏ lùng vào lòng con người; nhưng các tín hữu phải cố gắng để nhận
ra và khử trừ cỏ lùng, đừng để chúng bóp nghẹt sự thật và tiêu diệt những điều
tốt lành trong con người.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/
Bài đọc I:
Làm sao để ở lại trong phần đất Thiên Chúa hứa?
1.1/
Theo sự hoang tưởng của con người: Một số người bị đầu độc và tin tưởng: Thiên
Chúa sẽ không bao giờ hủy diệt Đền Thờ vì đó là Ngai Tòa của Thiên Chúa, là nơi
Ngài ngự. Trong trình thuật hôm nay, cụm từ “Đền Thờ của Đức Chúa” được nhấn mạnh
bằng việc lặp lại ba lần, như để muốn nói cho con cái Israel biết Đền Thờ không
đủ để bảo đảm Thiên Chúa ở với họ. Nếu họ không thay đổi lối sống, Thiên Chúa sẽ
để quân thù san phẳng Đền Thờ Jerusalem và dân chúng sẽ bị biệt xứ. Lịch sử chứng
minh Đền Thờ bị phá hủy bình địa hai lần: Đền Thờ thứ nhất do vua Solomon xây bị
phá hủy năm 587 BC; Đền Thờ thứ hai do Nehemiah và Ezra xây bị phá hủy năm 70
AD.
Ngôn
sứ Jeremiah vạch ra sự giả dối của con cái Israel, khi họ lợi dụng Đền Thờ để
che đậy lối sống vô luân của họ. Nhiều người nghĩ họ cứ tha hồ trộm cắp, giết
người, ngoại tình, thề gian, đốt hương tế thần Baal và đi theo các thần lạ; rồi
cứ việc lên Đền Thờ kêu khấn, dâng lễ vật béo tốt, là Thiên Chúa sẽ bỏ qua tất
cả tội lỗi và họ được an toàn! Nếu Thiên Chúa để họ hành động như thế và cứ tiếp
tục che chở họ, có khác gì Ngài để cho họ biến Đền Thờ thành nơi trú ẩn của
quân trộm cướp!
1.2/
Theo sự thật của Thiên Chúa: Nếu họ muốn Thiên Chúa ở lại trong Đền Thờ để Ngài
tiếp tục bảo vệ, họ phải thật sự cải thiện lối sống và hành động của họ. Ngôn sứ
Jeremiah liệt kê hai điều chính con cái Israel phải thi hành:
(1)
Họ phải thật sự đối xử công bình với nhau: không được ức hiếp ngoại kiều hay cô nhi quả phụ,
không được đổ máu người vô tội.
(2)
Họ không được chạy theo các thần ngoại mà bỏ quên Thiên Chúa.
Thiên
Chúa là Đấng trung thành giữ lời hứa, Ngài sẽ thực thi tất cả những gì Ngài đã
hứa với các tổ phụ là ban cho họ một giòng dõi và họ sẽ được ở trong Đất Hứa đến
muôn đời.
2/
Phúc Âm:
Sợ rằng khi gom cỏ lùng, các anh làm bật luôn rễ lúa.
2.1/
Dụ ngôn cỏ lùng: Qua
dụ ngôn này, Chúa Giêsu muốn dạy các môn đệ: Thiên Chúa luôn gieo những điều
thiện hảo; nhưng kẻ thù của Ngài là ma quỉ luôn chờ cơ hội (lúc ngủ, lúc mỏi mệt,
lúc không đề phòng) để gieo điều xấu vào lòng con người. Nhiều người không kiên
nhẫn muốn Thiên Chúa phải nhổ cỏ lùng ngay; nhưng Ngài bảo phải chờ đợi cho đến
mùa gặt. Lý do: nếu họ nhổ ngay, họ sẽ nhổ cả lúa chung với cỏ lùng.
Điều
khó cho các nhà chú giải ở đây là cách giải thích của Chúa Giêsu: Ngài giải
thích thửa ruộng là thế giới, lúa tốt là con cái sự sáng, và cỏ lùng là con cái
ma quỉ. Điều này đúng trong Ngày Phán Xét khi mọi sự đã rõ ràng; nhưng không giải
thích được tại sao phải chờ cho tới mùa gặt; một khi đã biết cỏ lùng muôn đời sẽ
là cỏ lùng, không bao giờ có thể trở thành lúa.
Giải
thích hợp lý hơn có lẽ một người phải hiểu dụ ngôn không bao giờ chủ trương áp
dụng mọi điều; nó chỉ muốn nói lên một điều chính. Điều chính ở đây là thời
gian chờ đợi để lúa có thể phân biệt với cỏ lùng; chứ không phải nguy hiểm của
cỏ lùng cần phải nhổ ngay. Trong cuộc sống, con người luôn phải đương đầu với
điều tốt và điều xấu bao lâu còn sống trên trần gian. Những điều tốt và điều xấu
không xác định được người tốt hay người xấu cho đến Ngày Phán Xét. Trong này
đó, Chúa sẽ phân định cho chúng ta thấy ai là người tốt và ai là người xấu.
Trong khi chờ đợi ngày đó đến, chúng ta hãy cố gắng làm tốt tránh xấu. Không ai
có thể hãnh diện xác nhận mình là tốt vì không biết điều xấu nó mọc lên lúc
nào. Nếu có làm xấu cũng đừng nản lòng, nhưng biết ăn năn trở lại và cậy trông
vào lòng nhân từ Chúa. Chúng ta cũng đừng kết tội ai là cỏ lùng khi nhìn thấy
việc xấu của họ.
2.2/
Thiên Chúa kiên nhẫn chờ đợi: Kết quả tốt, đòi thời gian. Để hạt giống thành lúa phải đợi 3
tháng, để cây cho trái đòi 3 năm, để một con người thành tài đòi 25 năm, thành
nhân đòi 100 năm hay cả cuộc đời! Thời gian chờ đợi đòi kiên nhẫn. Kẻ thù của
con người là thiếu kiên nhẫn mặc dù họ đã biết “dục tốc bất đạt; có công mài sắt
có ngày nên kim.” Con người hôm nay dường như không có kiên nhẫn để đợi chờ;
làm điều gì họ cũng muốn có kết quả ngay. Chính sự mất kiên nhẫn làm con người
đau khổ và thất bại.
Tuy
nhiên, kiên nhẫn có giới hạn. Mọi việc đều có thời gian của nó; nếu quá thời
gian sẽ phải chặt đi để dành cơ hội cho người khác như dụ ngôn cây vả không
sinh trái. Nếu cành nho không sinh trái sẽ bị chặt đi và quăng vào lửa!
Công
bằng của Thiên Chúa sẽ tỏ rạng trong Ngày Phán Xét. Khi mùa gặt tới: cỏ lùng sẽ
bị cắt và quăng vào lửa, lúa sẽ được gặt và trữ vào kho lẫm. Khi những điều này
xảy ra, không ai có quyền than trách Chúa không nhân từ hay không công bằng; vì
mọi người đều có cơ hội đồng đều mà Ngài dành cho họ.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
-
Điều gì sẽ xảy ra cho chúng ta nếu Thiên Chúa để cho các thiên thần nhổ cỏ lùng
ngay sau một tư tưởng hay một việc làm xấu? Nhiều người đã ăn năn trở lại khi cảm
thấy Chúa quá nhân từ đối với các tội lỗi của họ. Ngài không muốn kẻ tội lỗi phải
chết, nhưng muốn họ ăn năn thống hối và được sống.
-
Chúng ta cần phải kiên nhẫn với chúng ta và với tha nhân trong tiến trình trở
nên tốt. Đừng kết án ai khi thời gian chưa tới. Hy vọng của chúng ta: Còn thời
gian là còn cơ hội để trở lại.
Linh mục Anthony Đinh Minh Tiên, OP
HẠT GIỐNG NẨY MẦM
- MÙA QUANH NĂM –
- TUẦN 16 -
"Có những hạt rơi vào đất tốt.
Chúng mọc và lớn lên, sinh hoa kết quả :
hạt thì được ba mươi, hạt thì được sáu mươi,
hạt thì được một trăm" (Mc 4,8)
Mt 13,24-30
A. Hạt giống...
Dụ ngôn lúa tốt và cỏ lùng :
1. Vấn đề : Với lời rao giảng của Chúa Giêsu,
Nước Trời đã bắt đầu thành lập. Vậy thì có nên để cho Nước Ma quỷ tiếp
tục tồn tại không ? Tại sao kẻ ác vẫn còn sống mãi bên cạnh người lành và làm
hại người lành ? Sao không giải quyết dứt khoát cho sớm đi ?
2. Giải đáp : Chúa Giêsu trả lời qua dụ
ngôn này rằng không nên nóng vội mà đòi cho cuộc thẩm phán diễn ra trước hạn kỳ
mà Thiên Chúa đã định. Hiện tại cứ phải kiên nhẫn mà chờ, trong niềm xác tín
rằng thế nào rồi cũng có Thẩm phán và khi đó số phận kẻ lành người dữ sẽ
được phân định rõ ràng.
3. Ý nghĩa : Dụ ngôn này vừa mời gọi kiên
nhẫn vừa mời gọi khiêm nhường.
- Kiên nhẫn : chờ cho đến kỳ hạn Chúa định.
- Khiêm nhường : trong khi chờ đợi Thiên Chúa xét
xử ai là kẻ lành ai là người dữ, mỗi người không nên dành quyền xét xử ấy của
Thiên Chúa để coi ai là lành ai là dữ, ai là lúa tốt ai là cỏ dại. Mỗi người
hãy chỉ lo một việc cần thiết thôi là lo trung thành nghe và thực thi Lời Chúa.
4. Lạc quan : Thái độ của ông chủ ruộng thật là
lạc quan.
. Khi tôi tớ đến báo động là có cỏ dại, ông khỏi
cần suy nghĩ mà trả lời ngay rằng "kẻ thù đã gieo" ( c 27-28).
. Tôi tớ hoảng sợ xin đi nhổ cỏ lùng, ông bảo
"Đừng".
Ông chủ rất bình tâm chẳng chút ngạc nhiên và
chẳng hề lo sợ, vì ông lạc quan tin vào khả năng của giống lúa, nó chẳng thế
nào chịu thua sức mạnh của cỏ dại được.
B.... nẩy mầm.
1. Thế gian hiện tại có người tốt và kẻ xấu lẫn
lộn. Ngay trong con người tôi cũng có khuynh hướng tốt và khuynh hướng xấu đồng
tồn tại. Tôi không nên có thái độ của những người tôi tớ trong dụ ngôn này, là
khó chịu, tức bực. Nên có thái độ như ông chủ : bình tĩnh chấp nhận thực trạng,
tích cực bồi dưỡng những yếu tố tốt và khắc phục những yếu tố xấu, lạc quan tin
tưởng vào sức mạnh của cái tốt.
2. Tôi cũng không nên sốt ruột dành quyền của
Chúa mà “nhổ cỏ” những người mà tôi coi là xấu.
3. Tôi nghĩ về những cái tốt và xấu trong con
người tôi, nhất là nghĩ về sự kiên nhẫn của Chúa không vội trừng phạt những cái
xấu của tôi. Một mặt tôi cám ơn Chúa đã thương cho tôi thời gian chứ không vội
xét xử tôi, mặt khác tôi hứa sẽ tận dụng thời gian và cơ hội Chúa ban để dần
dần tu sửa con người của mình.
4. Giáo Hội vốn không phải là một xã hội hoàn
hảo. Giáo Hội tự bản chất là thánh thiện nhưng lại gồm những con người tội lỗi.
Chúng ta có một Giáo Hội gồm nhiều vị thánh nhưng cũng có một số tội nhân.
Những tội nhân vẫn có thể trở thành các thánh trong giây phút, còn các vị thánh
thì có thể trở thành thánh thiện hơn. Các tội nhân cần sự tha thứ của chúng ta,
còn các thánh thì khơi dậy sự cảm phục và quyết tâm cải hóa của chúng ta.
("Mỗi ngày một tin vui")
5. “Cứ để cả hai cùng lớn lên tới mùa gặt. Đến
ngày mùa, tôi sẽ bảo thợ gặt : Hãy gom cỏ lùng lại, bó thành bó mà đốt đi, còn
lúa thì hãy thu vào kho lẫm cho tôi” (Mt 13,30)
Trong lúc mọi người bận bịu ngoài vườn nho, kẻ
trộm đã lẻn vào nhà mà chẳng ai hay. Khi có người biết được và tri hô lên thì
bọn bất lương đã bỏ đi mất dạng sau khi đã vơ vét một số tiền lớn.
Thực là nỗi đau cho gia đình Mazarello. Cha mẹ
nàng hầu như tuyệt vọng. Mazarello tìm lời ngọt ngào an ủi song thân. Nhưng
thỉnh thoảng lòng căm hờn đối với bọn bất lương lại bừng cháy và những lời kết
án được thốt lên. Mazarello đã ngăn cản : “Không ! Chúng ta không có quyền kết
án họ. Tốt hơn, chúng ta hãy cầu xin Chúa đánh động tâm hồn họ và khiến họ ăn
năn trở lại. Chỉ vì dốt nát, nếu không họ đã chẳng làm điều đồi bại như
thế”
Đức Kitô luôn hiện diện trong Giáo Hội như dấu
chỉ của lòng kiên nhẫn và khoan dung. Ngài cũng mời gọi người kitô hữu sống yêu
thương, tôn trọng và tha thứ đối với mọi người. Nhưng đã bao lần, tôi ý thức
được điều đó ?
Lạy Chúa, xin mở rộng cõi lòng của những người
trẻ chúng con, để chúng con biết yêu thương thông cảm và luôn biết thứ tha.
(Hosanna)
Lm.Carolo HỒ BẶC XÁI – Gp. Cần Thơ
26/07/14 THỨ BẢY TUẦN 16 TN
Th. Gioa-kim và An-na, song thân Đức Ma-ri-a
Mt 13,18-23
Th. Gioa-kim và An-na, song thân Đức Ma-ri-a
Mt 13,18-23
Suy niệm: Đích thân Chúa Giê-su giải thích rằng hạt
giống trong dụ ngôn chính là Lời Chúa, hạt giống Lời Chúa. Hẳn rằng mọi hạt
giống này đều có phẩm chất tốt, có sức ban sự sống, được gieo cùng thời điểm và
từ một người gieo là Chúa Giê-su. Nhưng kết quả thì khác nhau: hạt thì bị quỷ
dữ lấy đi, hạt thì khô héo ở trên đá sỏi, hạt thì chết nghẹt trong bụi gai; chỉ
có những hạt rơi vào đất tốt thì sinh hoa kết quả đáng mừng. Dụ ngôn ngầm ý
rằng kết quả khác biệt như thế là do từng loại đất, nghĩa là do điều kiện tâm hồn,
do cách thế đón nhận Lời Chúa của từng người khác nhau.
Mời Bạn: Cũng
một Lời Chúa ta được nghe trong phụng vụ, trong gia đình, trong các buổi hội
họp… hay trong những lúc đọc Lời Chúa một mình, dù ở đâu hay lúc nào, Lời Chúa
vẫn là Lời ban cho ta sự sống đời đời. Vì thế, điều đòi buộc ta tự vấn trước
hết là tâm hồn ta là loại đất nào? Ta chuẩn bị nghe Lời Chúa như thế nào? đón
nhận Lời Chúa ra sao? Có cách thức nào để biến tâm hồn và cuộc đời ta đang khô
cằn đá sỏi thành mảnh đất tốt cho Lời Chúa trổ sinh hoa trái không? Mời Bạn
nhìn lại tâm tình và thái độ của bạn mỗi khi đọc và nghe Lời Chúa. Bạn chuẩn bị
thế nào, đọc với thái độ nào, suy niệm với tâm tình nào và thực hành ra sao?
Sống Lời Chúa: Sau
khi đọc Lời Chúa, bạn thinh lặng suy niệm và cầu nguyện với Chúa.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin cho tâm hồn con là mảnh đất tốt để Lời Chúa được
gieo vào và sinh hoa kết trái.
Đừng nhổ cỏ lùng
Kitô hữu không dung túng sự
dữ, họ dám hy sinh để xây dựng một thế giới yêu thương. Nhưng họ không dùng bạo
lực để chống lại ác nhân.
Suy niệm:
Cỏ
lùng ở đâu mà ra vậy?
Cỏ lùng trong ruộng khiến các đầy tớ ngỡ ngàng.
Thửa ruộng vốn chỉ được gieo giống tốt.
Vậy mà khi lúa mọc lên và trổ bông.
cỏ lùng lại xuất đầu lộ diện.
Bởi đâu mà có cỏ lùng, có người xấu?
Bởi đâu mà ở nơi ta tưởng là trong ngần
lại bất ngờ có dấu hiệu của sự vẩn đục?
Có tác động xấu xa nào của Thần Dữ đẩy đưa?
Có sự ưng thuận chiều theo nào của con người?
Cỏ lùng trong ruộng khiến các đầy tớ ngỡ ngàng.
Thửa ruộng vốn chỉ được gieo giống tốt.
Vậy mà khi lúa mọc lên và trổ bông.
cỏ lùng lại xuất đầu lộ diện.
Bởi đâu mà có cỏ lùng, có người xấu?
Bởi đâu mà ở nơi ta tưởng là trong ngần
lại bất ngờ có dấu hiệu của sự vẩn đục?
Có tác động xấu xa nào của Thần Dữ đẩy đưa?
Có sự ưng thuận chiều theo nào của con người?
Ông
có muốn chúng tôi nhổ đi không?
Chúa có muốn chúng tôi tiêu diệt mọi kẻ xấu không?
Ngài có muốn chúng tôi xây dựng một Giáo Hội toàn bích,
một xã hội chỉ gồm toàn những người tốt không?
Lắm khi chúng ta nóng nảy như Gioan và Giacôbê,
đòi đốt cả làng người Samari, vì họ không tiếp Chúa.
Chúa có muốn chúng tôi tiêu diệt mọi kẻ xấu không?
Ngài có muốn chúng tôi xây dựng một Giáo Hội toàn bích,
một xã hội chỉ gồm toàn những người tốt không?
Lắm khi chúng ta nóng nảy như Gioan và Giacôbê,
đòi đốt cả làng người Samari, vì họ không tiếp Chúa.
Ðừng,
sợ rằng khi nhổ cỏ lùng, lại làm hư rễ lúa.
Cứ để cả hai cùng lớn lên cho tới mùa gặt.
Như thế Thiên Chúa để cho cỏ mọc chung với lúa.
Ngài chấp nhận tình trạng vàng thau lẫn lộn.
Ngài nhẫn nại với tội nhân, với cỏ lùng.
Cỏ lùng chẳng bao giờ thành lúa được.
Nhưng người xấu có thể hoán cải nên người tốt.
Chính vì thế Thiên Chúa cứ kiên tâm chờ đợi.
Chờ đợi vì tin vào sự hoán cải của con người.
Chờ đợi vì tôn trọng tự do lựa chọn của họ.
Chờ đợi vì nuôi một niềm hy vọng lớn lao.
Sự thánh thiện của Thiên Chúa ở nơi sự chờ đợi.
Ngài còn chờ đợi cho đến ngày tận thế.
Cứ để cả hai cùng lớn lên cho tới mùa gặt.
Như thế Thiên Chúa để cho cỏ mọc chung với lúa.
Ngài chấp nhận tình trạng vàng thau lẫn lộn.
Ngài nhẫn nại với tội nhân, với cỏ lùng.
Cỏ lùng chẳng bao giờ thành lúa được.
Nhưng người xấu có thể hoán cải nên người tốt.
Chính vì thế Thiên Chúa cứ kiên tâm chờ đợi.
Chờ đợi vì tin vào sự hoán cải của con người.
Chờ đợi vì tôn trọng tự do lựa chọn của họ.
Chờ đợi vì nuôi một niềm hy vọng lớn lao.
Sự thánh thiện của Thiên Chúa ở nơi sự chờ đợi.
Ngài còn chờ đợi cho đến ngày tận thế.
Trong
thế giới và Giáo Hội không có hai hạng người:
hạng cỏ lùng và hạng lúa tốt.
hạng cỏ lùng và hạng lúa tốt.
Cỏ
lùng và lúa tốt nằm ở nơi tim mỗi người.
Mỗi người đong đưa giữa cỏ lùng và lúa tốt,
giữa cái thiện và cái ác, giữa thiên thần và Satan.
Ngay trong những hành vi tốt đẹp nhất của tôi,
tôi vẫn thấy có chút vị kỷ, chiếm đoạt.
Thiên Chúa vẫn chấp nhận cỏ lùng ở trong tôi.
Ngài chờ tôi được thanh luyện dần dần,
để rồi mọi sự trong tôi thành lúa tốt.
Mỗi người đong đưa giữa cỏ lùng và lúa tốt,
giữa cái thiện và cái ác, giữa thiên thần và Satan.
Ngay trong những hành vi tốt đẹp nhất của tôi,
tôi vẫn thấy có chút vị kỷ, chiếm đoạt.
Thiên Chúa vẫn chấp nhận cỏ lùng ở trong tôi.
Ngài chờ tôi được thanh luyện dần dần,
để rồi mọi sự trong tôi thành lúa tốt.
Kitô
hữu không dung túng sự dữ,
họ dám hy sinh để xây dựng một thế giới yêu thương.
Nhưng họ không dùng bạo lực để chống lại ác nhân.
Họ nhẫn nại biến đổi trái tim kẻ thù,
vì họ tin vào sức mạnh của tình yêu,
tin vào Ðức Giêsu, Ðấng đã bị sự dữ nuốt chửng
nhưng cuối cùng là Ðấng toàn thắng.
họ dám hy sinh để xây dựng một thế giới yêu thương.
Nhưng họ không dùng bạo lực để chống lại ác nhân.
Họ nhẫn nại biến đổi trái tim kẻ thù,
vì họ tin vào sức mạnh của tình yêu,
tin vào Ðức Giêsu, Ðấng đã bị sự dữ nuốt chửng
nhưng cuối cùng là Ðấng toàn thắng.
Cầu nguyện:
Lạy Chúa Giêsu, xin biến đổi con,
xin biến đổi con từ từ qua cầu nguyện.
Mỗi lần con thấy Chúa,
xin biến đổi ánh mắt con.
Mỗi lần con rước Chúa,
xin biến đổi môi miệng con.
Mỗi lần con nghe lời Chúa,
xin biến đổi tai con.
Xin làm cho khuôn mặt con ngời sáng hơn
sau mỗi lần gặp Chúa.
Ước chi mọi người thấy nét tươi tắn của Chúa
trong nụ cười của con,
thấy sự dịu dàng của Chúa
trong lời nói của con.
Thế giới hôm nay không cần những kitô hữu
có bộ mặt chán nản và thất
vọng.
Xin cho con biết nhẫn nại và can đảm
cùng đi với Chúa và với tha nhân
trên những nẻo đường gập ghềnh. Amen.
Lm Antôn Nguyễn Cao
Siêu, SJ
Suy niệm
Trong suốt những tháng qua,
tin tức nóng nhất trên các phương tiện truyền thông là sự kiện Trung Quốc hạ
đặt bất hợp pháp giàn khoan HD 981 vào thềm lục địa, thuộc đặc quyền kinh tế
của Việt Nam. Trước sự kiện này mọi người dân Việt Nam đều hết sức phẫn nộ, bất
bình. Mỗi người, mỗi tổ chức, mỗi nhóm, thuộc đủ mọi lĩnh vực ngành nghề đều
thể hiện tình yêu quê hương biển đảo của mình dưới nhiều hình thức khác nhau
theo khả năng.
Trong một bài viết được đăng
trên trang Vef.vn, tác giả Huấn Tú viết: "Gần đây, thông tin mạng
có nói đến tình yêu quê hương đất nước của đại gia Phạm Ngọc Lâm đã đầu tư 100
tàu đánh cá với công suất 500-1.500 mã lực và 2 trực thăng để ra biển cùng ngư
dân trong bối cảnh Biển Đông đang dậy sóng. Kế hoạch của Phạm Ngọc Lâm đã thu
hút sự quan tâm không chỉ vì góp phần khai thác và bảo vệ biển đảo mà còn là
hướng mới cho doanh nhân.
Được biết
trong quá khứ, ông Lâm đã từng là tội nhân và đã bị kết án tù chung thân. Tuy
nhiên với hành động hào hiệp của ông ở vào thời điểm nóng hiện tại, thì ông được
kể là người tốt, vì có lòng yêu quê hương đất nước thiết thực”.
Câu chuyện của ông Lâm cho
thấy: Qúa khứ có thể tôi là người tội lỗi, nhưng tương lai có thể tôi là người
tốt lành. Mỗi ngày có 24 giờ, trong đó có biết bao thay đổi. Thấu hiểu điều đó
nên Thiên Chúa (ông chủ ruộng) đã kêu gọi gia nhân hãy kiên nhẫn chờ đợi cho cỏ
lùng và lúa tốt cùng sống bên cạnh nhau đến ngày thu hoạch.
Các nhà tu đức đã có lý khi
nói: "Thánh nhân là tội nhân biết ăn năn sám hối". Mang thân
phận con người, không ai là vô tội nhưng điều quan trọng là biết sám hối ăn năn
để trở nên thánh thiện hơn.
Tạ ơn Chúa rất nhân từ đã
"không muốn kẻ gian ác phải chết nhưng muốn nó ăn năn sám hối và được
sống". Xin cho chúng ta biết khiêm tốn nhận ra sự yếu đuối của phận
người như thánh Phaolô đã cảm nhận: "sự thiện tôi muốn thì tôi
không làm, nhưng sự ác tôi không muốn, tôi lại cứ làm"(Rm 8,19) để
tích cực vun trồng, bảo vệ và chăm sóc cho những hạt lúa tốt nơi tâm hồn chúng
ta được nẩy mầm, lớn nhanh, lớn mạnh, hầu đủ sức loại trừ dần những mầm móng cỏ
lùng độc hại xấu xa ra khỏi mảnh đất nơi tâm hồn chúng ta.
Hôm nay chúng ta mừng kính
thánh Gioakim và Anna song thân Đức Maria. Dù rằng chúng ta không biết gì về
đời sống của hai ngài, nhưng với kinh nghiệm của cha ông ta: "Con nhà
tông không giống lông cũng giống cánh", hay "cha nào con nấy",
nhất là dưới ánh sáng lời Chúa dạy: "Xem quả thì biết cây",
phần nào chúng ta nhận ra đôi chút về đời sống của hai ngài qua Đức Maria,
người con của hai ngài.
Đức Maria sẽ không được mọi
đời khen ngợi là người phụ nữ diễm phúc nếu không được cảm nếm niềm hạnh phúc
nơi thánh Gioankim và Anna.
Đức Maria sẽ không được chọn
làm Mẹ Đấng Cứu Thế nếu như tâm hồn Mẹ không được thánh Gioakim và Anna chuần
bị xứng hợp.
Đức Maria sẽ không có tinh
thần âm thầm hy sinh phục vụ nếu như không nhận thấy đời sống hy sinh phục vụ
âm thầm của cha mẹ người.
Đức Maria sẽ không thể có
được tinh thần khiêm hạ, nghèo khó nếu như không được hấp thụ bởi gương sáng từ
cha mẹ.
Đức Maria sẽ không có được
tinh thần vâng phục thánh ý Thiên Chúa nếu như không được cha mẹ truyền thụ lại
một nền tảng đức tin vững chắc.
Xin Chúa qua lời chuyển cầu
của Đức Maria giúp cho gia đình chúng con biết noi gương gia đình thánh Gioakim
và Anna, luôn vâng nghe lời Chúa và Hội thánh; biết loại trừ tính hư nết xấu là
cỏ lùng độc hại ra khỏi đời sống, để những giá trị Tin mừng là lúa tốt được
triển nở mạnh mẽ nơi gia đình chúng con.
Xin cho các bậc làm cha mẹ
trở thành gương sáng đời sống đức tin và yêu thương cho con cái như thánh
Gioakim và Anna, nhằm góp phần làm cho mảnh đất tâm hồn nơi con cái trổ sinh
nhiều hoa trái tốt lành.
Hãy
Nâng Tâm Hồn Lên
26
THÁNG BẢY
Thiên
Chúa Muốn Thiết Lập Vương Quyền Của Ngài Trong Đời Sống Chúng Ta
Từ
những suy tư rút ra từ các Thư của Thánh Phao-lô như trên, chúng ta có thể hiểu
hơn giáo huấn của Đức Kitô về sự quan phòng bao trùm mọi sự của Cha trên trời
(Mt 6,25-34 và Lc 12,22-31): “Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và sự công
chính của Ngài, rồi các thứ khác sẽ được ban thêm cho” (Mt 6,33; Lc 12,31).
Nói
“trước hết”, Đức Giêsu cho thấy rõ Thiên Chúa muốn gì trước hết nơi mỗi chúng
ta. Điều mà Thiên Chúa nhắm đến trước hết trong công cuộc sáng tạo thế giới, điều
mà Ngài ao ước ở chung cuộc của thế giới chính là thiết lập “Nước của Ngài và sự
công chính của Ngài” trong đời sống chúng ta. Toàn thể thế giới đã được tạo
thành trong định hướng qui về Vương Quốc này. Thế giới được tiền định để đạt tới
sự viên mãn của nó nơi con người và nơi lịch sử của con người trong thời gian của
Thiên Chúa. Vương quyền của Thiên Chúa và sự công chính của Ngài, đó là điều mà
thế giới và con người được tiền định từ đời đời trong Đức Kitô.
-
suy tư 366 ngày của Đức Gioan Phaolô II -
Lm.
Lê Công Đức dịch
từ nguyên tác
LIFT
UP YOUR HEARTS
Daily
Meditations by Pope John Paul II
Lời Chúa Trong Gia
Đình
NGÀY
26-7
Thánh
Joachim và Thánh Anna
Song
thân Đức Maria
Gr
7, 1-11; Mt 13, 24-30.
LỜI
SUY NIỆM: “Cứ để cả hai cùng
lớn lên cho tới mùa gặt. Đến ngày mùa, tôi sẽ bảo thợ gặt; hãy gom cỏ lùng lại,
bó thành bó mà đốt đi, còn lúa, thì hãy thu vào kho lẫm cho tôi.”
Thiên
Chúa là Đấng đầy quyền năng. Ngài rộng lòng yêu thương, Ngài kiên nhẫn chờ đợi
sự sám hối của con người. Nhưng Ngài cũng cho biết sẽ có ngày gặt. Khi mùa gặt
đến; Kẻ lành sẽ được vui hưởng hạnh phúc trong Nước Trời, còn những người cố
tình mang tội mà chết, thì sẽ bị loại bỏ, bị đưa vào lửa không hề tắt mà đốt đời
đời.
Lạy
Chúa Giêsu, Xin cho mọi thành viên trong gia đình chúng con luôn tin vào quyền
năng, và yêu thương của Chúa Cha, luôn tỉnh thức trong cầu nguyện cho mình, và
cầu nguyện cho những người tội lỗi, được ơn ăn năn trở lại.
Mạnh
Phương
Gương Thánh Nhân
Ngày
26-07: Thánh GIOAKIM VÀ ANNA
Phụ
Mẫu Của Đức Trinh Nữ Maria
Chúng
ta không biết chắc được điều gì về cha mẹ của Đức Trinh Nữ. Những điều liên
quan tới các Ngài mà chúng ta biết được là do các ngụy thư, đầy tính chất hoang
đường. Khi óc tò mò của dân chúng không được thỏa mãn với các chi tiết thánh
kinh và thánh truyền cung ứng cho, thì óc tưởng tượng đã lấp đầy khoảng trống.
Cuốn
ngụy thư "Phúc âm thánh Giacôbê", một văn nguồn vào thế kỷ thứ II, có
nhiều chỉ dẫn liên quan đến cha mẹ và cuộc đời thơ ấu của Đức Trinh nữ. Những
chỉ dẫn này rất giống câu chuyện về tuổi trẻ của Samuel trong sách ISm 1-2. Các
học giả cho rằng chúng chỉ cho là một sự bắt chước, chính danh xưng Anna cũng
không có gì chắc chắn vì nó trùng với tên mẹ tiên tri Samuel.
Dường
như khuôn mặt Gioakim cũng dựa một phần vào người chồng của Suzana trong sách
Daniel 13. Cần phải nhớ rằng thánh Luca khi dùng những chương sách ISm làm
khung cho bản tường thuật về cuộc sinh hạ và tuổi trẻ của thánh Gioan Tẩy giả,
Ngài đã cẩn thận dùng sự kiện lịch sử để bảo đảm sự sống đời này.
Tuy
nhiên nét đẹp của câu chuyện, như hầu hết các truyện thần thoại khác, đều có
giá trị biểu trưng của nó, truyện kể rằng ông bà Gioakim và Anna son sẻ. Đây là
một thử thách lớn lao đối với các Ngài. Nhưng một thiên thần đã báo cho biết họ
sinh một con trẻ, họ sẽ đặt tên là Maria và cung hiến cho Thiên Chúa. Nếu các
Ngài chọn đau khổ là vì mọi đóng góp vào công cuộc cứu rỗi đều bao hàm sự chia
sẻ thánh giá với Chúa Kitô.
Đàng
khác, sự son sẻ của Anna gợi lên chủ đề quen thuộc trong Cựu ước, theo đó con
trẻ là quà tặng của Thiên Chúa. Điều này được nhấn mạnh đặc biệt trong truyền
thống về các tổ phụ Isaac, Giacob và Giuse về quan án Samson và tiên tri
Samuel. Các Ngài đều sinh ra bởi các bà mẹ không có hy vọng sinh con. Định mệnh
của Thiên Chúa chỉ bởi Thiên Chúa mà thôi.
Người
Israel chân chính viết rằng mình không thể tự mãn được và phải tùy thuộc vào
sáng kiến của Thiên Chúa. Huyền thoại đặt cuộc sinh hạ của Đức trinh Nữ Maria
vào dòng tư tưởng này như cao điểm của chủ đề và sự bất lực của con người trước
uy quyền của Thiên Chúa.
Việc
tôn sùng thánh Anna có từ thế kỷ thứ VI bên Đông phương vào đầu thế kỷ VIII bên
Roma. Cuối thời Trung Cổ, lòng sùng kính lan rộng khắp Au Châu. Dường như năm
1382 do sự khẩn nài của nước Anh, lễ kính Ngài lần đầu tiên được mừng hàng năm.
Nhưng chỉ mới từ hai thế kỷ gần đây lễ này mới được ghi vào lịch chung Roma.
(daminhvn.net)
26
Tháng Bảy
Vết Sẹo Nơi Bàn
Chân
Ông
Khấu Chuẩn, người đời nhà Tống, đất Hạ Bì, lúc nhỏ là một cậu bé lêu lổng, ham
chơi. Bà mẹ vốn là người nghiêm khắc, nên thường hay quở phạt ông. Tuy nhiên,
tính nào vẫn tật ấy, Khấu Chuẩn vẫn không thay đổi. Một hôm, ông trốn học đi
chơi, bà mẹ giận quá cầm quả cân ném phải chân ông, máu chảy đầm đìa... Từ đó,
ông đã bỏ hẳn tính lêu lổng phóng túng, chỉ lo chuyên cần học tập. Về sau đỗ đạt,
ông được bổ làm tể tướng. Mỗi khi sờ đến vết sẹo ở bàn chân, ông khóc nức nở:
"Chính vết thương này đã làm ta nên người".
Sống
là một cuộc chiến đấu không ngừng. Thương tích dường như là một điều thiết yếu
trong cuộc sống. Vấp ngã là điều thường tình trong thân phận con người. Chúng
ta không nhìn lại những vết sẹo trong tâm hồn để nuối tiếc quá khứ, nhưng để nhận
rõ dấu chỉ của một tình thương bao la cao cả hơn. Phải, Thiên Chúa mạnh hơn sự
chết và tội lỗi của con người. Nói như thánh Phaolô: nơi nào tội lỗi càng nhiều,
nơi đó ân sủng của Chúa càng dồi dào.
(Lẽ
Sống)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét