04/08/2014
Thứ Hai sau Chúa Nhật
18 Quanh Năm
Thánh Gioan Maria Vianney, linh mục(Lễ Nhớ)
Bài
Ðọc I: (Năm II) Gr 28, 1-17
"Hỡi
Hanania, Chúa không hề sai anh, anh đã làm cho dân tin tưởng sự giả dối".
Trích
sách Tiên tri Giêrêmia.
Năm
ấy, vào đầu triều đại Sêđêcia, vua Giuđa, tháng năm, năm thứ tư, có tiên tri
Hanania, con của Azur, quê ở Gabaon, nói với Giêrêmia trong Ðền thờ Chúa, trước
mặt các tư tế và toàn dân rằng: "Chúa các đạo binh, Thiên Chúa Israel phán
thế này: "Ta đã bỏ ách của vua Babylon. Còn hai năm nữa thì tất cả những đồ
dùng trong Ðền thờ Chúa, mà Nabucôđônosor, vua Babylon, đã đoạt đem qua
Babylon, Ta sẽ đem về nơi này. Giêcônia, con Gioakim, vua Giuđa, cùng tất cả những
người Giuđa bị lưu đày đi Babylon, Ta cũng sẽ đem về nơi này: vì Ta bỏ ách vua
Babylon. Chúa phán như thế".
Bấy
giờ tiên tri Giêrêmia trả lời tiên tri Hanania trước mặt các tư tế và toàn dân
đang đứng trong Ðền thờ Chúa. Tiên tri Giêrêmia nói: "Ðược, Chúa cứ làm
như vậy. Chúa cứ thực hiện những lời anh đã nói tiên tri. Ngài cứ đem các đồ
dùng trong Ðền thờ Chúa và mọi người lưu đày từ Babylon về nơi này. Nhưng anh
hãy nghe lời tôi nói cho anh và toàn dân nghe: Các tiên tri trước anh và tôi,
đã nói tiên tri từ lâu, cho nhiều xứ và vương quốc vĩ đại biết có chiến tranh,
cơ cực và đói khát. Nhưng tiên tri nào nói tiên tri cho biết có hoà bình, khi ứng
nghiệm lời mình nói, thì mới được nhận là tiên tri thật Chúa sai đến".
Bấy
giờ tiên tri Hanania giật cái ách nơi cổ của tiên tri Giêrêmia mà bẻ đi. Rồi
Hanania nói trước mặt toàn dân rằng: "Chúa phán thế này: Hai năm nữa, Ta sẽ
bẻ ách của Nabucôđô-nosor, vua Babylon, nơi cổ mọi dân tộc như thế đó". Và
tiên tri Giêrêmia bỏ đi. Nhưng sau khi tiên tri Hanania giật cái ách nơi cổ
tiên tri Giêrêmia mà bẻ đi, thì có lời Thiên Chúa phán cùng Giêrêmia rằng:
"Hãy đi nói với Hanania rằng: Chúa phán thế này: "Ngươi đã bẻ ách gỗ,
thì Ta sẽ lấy ách sắt thay vào". Vì Chúa các đạo binh, Thiên Chúa Israel
phán: "Ta đã đặt ách sắt vào cổ mọi dân tộc này, để chúng làm tôi
Nabucô-đônosor, vua Babylon. Chúng sẽ làm tôi vua ấy, và cả đến thú vật ngoài đồng,
Ta cũng nạp cho vua ấy".
Tiên
tri Giêrêmia liền nói với tiên tri Hanania rằng: "Hỡi Hanania, hãy nghe
đây: Chúa không hề sai anh. Anh đã làm cho dân này tin tưởng sự giả dối. Vì vậy,
Chúa phán thế này: 'Ðây Ta sẽ cất ngươi khỏi mặt đất: năm nay ngươi sẽ chết, vì
ngươi đã nói chống lại Chúa' ". Và tiên tri Hanania đã chết trong tháng bảy
năm ấy.
Ðó
là lời Chúa.
Ðáp
Ca: Tv 118, 29. 43. 79. 80. 95. 102
Ðáp: Lạy Chúa, xin
dạy bảo con những thánh chỉ của Chúa (c. 68b).
Xướng:
1) Xin đưa con xa cách con đường gian dối, và rộng tay ban luật pháp của Ngài
cho con. - Ðáp.
2)
Xin Chúa đừng rút lời chân lý khỏi miệng con, vì con trông cậy vào sắc dụ của
Ngài. - Ðáp.
3)
Tâm hồn chúng như mỡ đặc, vô cảm giác; phần con biết sướng vui do luật pháp của
Ngài. - Ðáp.
4)
Nguyện cho lòng con trọn vẹn hướng về thánh chỉ, để con không bị xấu hổ thẹn
thùng. - Ðáp.
5)
Những tên ác nhân đợi chờ để thủ tiêu con, nhưng con vẫn quan tâm đến lời Ngài
nghiêm huấn. - Ðáp.
6)
Con không bước trật đường thánh dụ của Ngài, bởi vì chính Ngài dạy bảo con. -
Ðáp.
Alleluia:
Mt 4, 4b
Alleluia,
alleluia! - Người ta sống không nguyên bởi bánh, nhưng bởi mọi lời do miệng
Thiên Chúa phán ra. - Alleluia.
Phúc
Âm: Mt 14, 22-36
"Xin
truyền cho con đi trên mặt nước mà đến cùng Thầy".
Tin
Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi
dân chúng đã ăn no, lập tức Chúa Giêsu giục môn đệ trở xuống thuyền mà qua bờ
bên kia trước, trong lúc Người giải tán dân chúng. Giải tán họ xong, Người lên
núi cầu nguyện một mình. Ðến chiều, Người vẫn ở đó một mình. Còn thuyền thì đã
ra giữa biển, bị sóng đánh chập chờn vì ngược gió.
Canh
tư đêm tối, Người đi trên mặt biển mà đến với các ông. Thấy Người đi trên mặt
biển, các ông hoảng hồn mà nói rằng: "Ma kìa" và các ông sợ hãi kêu
la lớn tiếng. Lập tức, Chúa Giêsu nói với các ông rằng: "Hãy yên tâm. Thầy
đây, đừng sợ". Phêrô thưa lại rằng: "Lạy Thầy, nếu quả là Thầy, thì
xin truyền cho con đi trên mặt nước mà đến cùng Thầy". Chúa phán:
"Hãy đến". Phêrô xuống khỏi thuyền bước đi trên mặt nước mà đến cùng
Chúa Giêsu. Khi thấy gió mạnh, ông sợ hãi và sắp chìm xuống nên la lên rằng:
"Lạy Thầy, xin cứu con". Lập tức, Chúa Giêsu giơ tay nắm lấy ông mà
nói: "Người hèn tin, tại sao lại nghi ngờ?" Khi cả hai đã lên thuyền
thì gió liền yên lặng. Những người ở trong thuyền đến lạy Người mà rằng:
"Thật, Thầy là Con Thiên Chúa!"
Khi
đã sang qua biển hồ, các ngài lên bộ và ghé vào Ghênêsarét. Nhận ra Ngài, dân địa
phương liền loan tin đi khắp cả vùng xung quanh, và người ta đem đến cho Ngài hết
mọi kẻ ốm đau. Họ nài xin Ngài cho họ rờ đến tua áo choàng của Ngài thôi, và ai
đã rờ đến thì đều được chữa lành.
Ðó
là lời Chúa.
Suy
Niệm: HÃY VỮNG TIN VÀO CHÚA
Trong
cuộc sống, nơi xã hội hôm nay luôn có những bất trắc. Nào là chuyện "cá
lớn nuốt cá bé"; hay"ma mới bắt nạt ma cũ"; hoặc "chân
lý thuộc về kẻ mạnh". Một xã hội như thế, người ta lấy thước đo để
đánh giá vấn đề, sự kiện... dựa vào tiền và quyền... Vì thế, không lạ gì khi vẫn
còn đó tình trạng áp bức, bất công với người lương thiện và thấp cổ bé họng!
Đứng
trước thực trạng ấy, chúng ta không thể không đặt ra câu hỏi: "Thiên
Chúa ở đâu?"; "Ngài có thực sự hiện hữu không?"; "Nếu có, tại
sao lại có chuyện con người thay Trời hành đạo như vậy?".
Hôm
nay, bài Tin Mừng tường thuật việc các môn đệ đang trên thuyền để đi sang bờ
bên kia. Trong lúc các ông trèo thuyền ra xa, thì gió lớn nổi lên, khiến các
ông lo sợ. Đúng lúc đó, Đức Giêsu hiện đến mà các ông không nhận ra Ngài. Vì thế,
trong cơn hốt hoảng, các ông đã la lên: "Ma đấy". Thấy
vậy, Ngài đã trấn an các ông và nói: "Cứ yên tâm, chính Thầy đây,
đừng sợ!". Tuy nhiên, chưa tin và vẫn còn nghi ngờ, nên Phêrô đã
thử liều một phen mang tính thách thức: "Thưa Ngài, nếu quả là
Ngài, thì xin truyền cho con đi trên mặt nước mà đến với Ngài".
Sự
kiện Đức Giêsu đi trên mặt biển để đến với các môn đệ và việc cho Phêrô đi trên
mặt nước với Ngài giúp cho chúng ta hiểu rằng: Chúa vẫn luôn còn đó trong cuộc
đời. Mọi khó khăn thử thách, Ngài luôn có mặt, chỉ có điều chúng ta có một đức
tin đủ mạnh để vượt qua mọi khó khăn và có đủ độ nhạy bén để nhận ra Ngài hay
không mà thôi!
Hôm
nay, phụng vụ Giáo Hội mừng kính cha thánh Gioan Maria Vianney linh
mục, bổn mạng các cha xứ. Thánh nhân là người đã thể hiện niềm tin của mình vào
Thiên Chúa cách tuyệt đối và có một đời sống khiêm nhường thẳm sâu, nên ngài đã
luôn nhận ra Chúa hiện diện trong cuộc đời mình mọi nơi, mọi lúc. Vì thế, khi bị
vị giáo sư mắng: "Vianney, anh dốt đặc như con lừa. Với một con lừa như
anh, Giáo Hội hy vọng làm nên trò trống gì?". Nhưng vì ý thức sự bất
toàn của mình, Vianney đã khiêm tốn, bình tĩnh trả lời: "Thưa thầy, ngày
xưa Samson chỉ dùng một cái xương con lừa mà đánh bại 3 ngàn quân Philitinh. Vậy
với cả một con lừa này, Thiên Chúa không làm được việc gì sao?".
Quả
thật, niềm tin của thánh nhân đã được Chúa chúc phúc và dành tặng cho ngài một
món quà vô cùng quý giá, đó là các linh hồn. Từ một xứ đạo khô khan, biếng
nhác, không tha thiết việc đạo nghĩa, lại càng không thích sự hiện diện của các
linh mục... Tuy nhiên, nhờ đời sống cầu nguyện, đạo đức và hy sinh của thánh
nhân, họ đã xưng tội, bỏ đàng tội lỗi để trở về với Chúa và sống với nhau trong
tình huynh đệ.
Thật
vậy, không có việc gì mà Thiên Chúa không làm được. Chỉ có điều chúng ta có tin
hay không, hoặc qua các biến cố đó, chúng ta có khám phá ra thánh ý của Thiên
Chúa và thi hành hay chỉ ngồi đó để than thân trách phận, nghi ngờ, và thậm chí
chỉ trích cả Thiên Chúa...?
Sứ
điệp Lời Chúa và cuộc đời của cha thánh Gioan Maria Vianney dạy cho chúng ta
bài học: nếu có niềm tin và tín thác vào Chúa trong sự khiên tốn thì sẽ được
Chúa thương.
Mong
sao trong mọi hoàn cảnh, chúng ta hãy nhớ đến câu nói của Đức Giêsu khi xưa: "Cứ
yên tâm, chính Thầy đây, đừng sợ!".
Lạy
Chúa Giêsu, cuộc đời của chúng con nhiều khi hoang mang và sợ hãi chẳng kém các
môn đệ của Chúa là bao. Nhưng như các môn đệ, các ngài đã tin vào Chúa và được
Chúa cứu, thì xin cũng ban thêm đức tin cho chúng con, để chúng con cũng được
Chúa thương như các môn đệ khi xưa. Amen.
Jos.
Vinc. Ngọc Biển-Gp.Vĩnh Long
HẠT GIỐNG NẨY MẦM - MÙA QUANH NĂM - TUẦN 18
Mt 14,22-36
A. Hạt giống...
Chuyện xảy ra sau phép lạ hóa bánh ra nhiều :
1. Chúa Giêsu "bắt buộc" các môn đệ
phải xuống thuyền ngay, để sang bờ bên kia trước, còn Ngài thì ở lại cho dân
chúng đi về. Một sự khẩn trương, vội vã, có vẻ như đang đứng trước một nguy
hiểm. Tại sao ? Vì sau phép lạ hóa bánh ra nhiều, dân chúng đã quá hăng hái,
một sự hăng hái trần tục vì thấy mình được hưởng thụ vật chất. Sự hăng hái này
không hợp với sứ mạng Messia của Chúa Giêsu. Ngài không muốn cho sự hăng hái
lệch lạc này tác động lên các môn đệ, và vội vả bảo các ông đi ngay sang nơi
khác.
2. Chúa Giêsu đi trên mặt nước : Cựu Ước nhiều
lần nói về việc đi trên mặt nước (G 9,8 38,16 Tv 77,20 Kb
3,15 Si 24,5) nhưng đều gán vào cho Thiên Chúa. Vậy với chi tiết Chúa
Giêsu đi trên mặt nước, Mt ngụ ý so sánh Chúa Giêsu với Thiên Chúa.
3. Phêrô đi trên mặt nước : So sánh với 2V 2,1-55
: Ngôn sứ Êlia dùng áo choàng đập xuống nước, nước rẻ làm hai cho ông đi qua.
Về sau Êlisê dùng tấm áo choàng của Thầy Êlia của mình mà đập xuống nước, nước
cũng rẻ làm hai cho Êlisê đi qua. Nghĩa là Êlisê đã nhận được thần lực của thầy
mình. Trong chuyện này Phêrô cũng nhận được thần lực của Thầy mình, nhưng có
điểm khác biệt là : Êlisê nhận thần lực của Thầy qua một vật dụng là tấm áo,
còn Phêrô nhận thần lực của Thầy chỉ nhờ đức tin. Một trong những tư tưởng thần
học quan trọng của Mt là người môn đệ được Thầy ban cho cùng một quyền lực như
Thầy. Hãy xem 9,6 9,8 10,1 16,19 18,18. Nhưng điều đáng ta lưu ý là các môn đệ
nhận được quyền lực của Thầy nhờ đức tin.
4. Phêrô sợ nên bị chìm. Ông xin Chúa Giêsu cứu
thì được Ngài cầm tay nâng lên. Qua việc này Chúa Giêsu muốn huấn luyện các môn
đệ (mà Phêrô là đại diện) để giúp họ tiến bước dần trên cuộc hành trình đến đức
tin.
B.... nẩy mầm.
1. Tin Mừng Gioan cho biết thêm là sau phép lạ
hóa bánh ra nhiều, dân chúng muốn tôn Chúa Giêsu lên làm vua. Chúa Giêsu không
muốn các môn đệ mình bị lây nhiễm quan niệm Messia lệch lạc ấy nên buộc họ vội
vàng rời khỏi nơi đó.
Chúa không muốn người ta coi Chúa như một Đấng
ban cơm bánh. Chúa không muốn người ta đến với Ngài chỉ để xin những ơn vật
chất.
2. “Hãy yên tâm. Thầy đây, đừng sợ” :
- Xin cho con luôn có Chúa ở bên con.
- Xin cho con vững tin vào Chúa.
- Xin cho con biết nương tựa vào Chúa trong những
lúc khó khăn và nguy hiểm.
3. Chúng ta hãy coi cách Chúa Giêsu giáo dục đức
tin cho Phêrô và các tông đồ : ban đầu Ngài để cho các tông đồ bị bão biển đe
dọa (cũng như để Phêrô bị chìm xuống). Khi các ông sợ, các ông nghĩ tới Chúa.
Cuối cùng Ngài ra tay cứu giúp. Kết quả là các ông tin vào Ngài “Thật, Thầy là
Con Thiên Chúa”.
Nhiều khi xem ra Chúa bỏ mặc chúng ta trong những
hoàn cảnh khó khăn. Nhưng đó chính là cách Chúa giáo dục đức tin chúng ta. Do
đó đừng hoảng sợ cũng đừng nản lòng. Hãy kêu lên Chúa như Phêrô xưa “Lạy Thầy
xin cứu con”.
4. Có một bà nổi tiếng đạo đức, nhân hậu và luôn
bình tâm trước mọi thử thách. Một bà khác ở cách xa ít dặm, nghe nói thì tìm
đến, hi vọng học được bí quyết để sống bình tâm và hạnh phúc. Bà hỏi :
- Thưa bà, có phải bà có một đức tin lớn
lao ?
- Ồ không, tôi không phải là người có đức tin lớn
lao, mà chỉ là người có đức tin bé nhỏ đặt vào một Thiên Chúa lớn lao (Góp
nhặt)
5. “Sau khi giải tán đám đông, Người lên núi mà
cầu nguyện ; chiều đến, Người vẫn ở đó một mình” (Mt 14,23)
Con thường thấy mình không có giờ cầu nguyện,
không có giờ đi vào sa mạc để ở bên Chúa và trò chuyện với Chúa. Nhưng thật ra
sa mạc ở sát bên con, chỉ cần một chút cố gắng của Tình Yêu là con có thể tạo
ra sa mạc. Mỗi ngày con có biết bao giây phút có thể gặp Chúa mà con đã bỏ mất.
Khi chờ một người bạn, chờ đèn xanh ở ngã tư, chờ điện thoại trả lời, chờ món
hàng đang được gói. Khi lên cầu thang, khi đến nơi làm việc, khi bị kẹt xe, khi
cúp điện bất ngờ, thay vì bực bội hay nóng ruột, con lại thấy mình sống bình an
trong sự hiện diện của Chúa.
Lạy Chúa, những sa mạc ngắn ngủi hàng ngày giúp
con tỉnh thức để nhạy cảm với ý Chúa. Xin cho con yêu mến Chúa hơn, để tìm ra
những sa mạc mới và vui vẻ bước vào. (Hosanna)
5. Chúa Giêsu liền đưa tay nắm lấy ông và nói :
“Người đâu mà kém tin vậy ! Sao lại hoàn nghi” (Mt 14,31)
Trong cuộc sống Kitô hữu, Đức Tin là điều quan
trọng. Chúng ta vẫn tin có Chúa, vẫn đi lễ, rước lễ hằng ngày, làm việc thiện,
việc bác ái giúp đỡ người khác ; nhưng đôi lúc, chúng ta đã làm những việc đó
như một người máy hay theo một thói quen.
Do đó, thật là tồi tệ khi ta gặp phải rủi ro hay
thất bại nào..., vì ta đã đối phó bằng cách để Chúa qua một bên, bỏ hết mọi
việc từng làm. Dần dần, ta không còn giữ được đức tin và lúc này tâm trạng của
ta rất giống tâm trạng của thánh Phêrô khi được Chúa cho đi trên mặt biển. Mỗi người
chúng ta thử nhìn xem mình sống đạo ra sao, mình thực sự có đức tin chưa ? Hay
chúng ta tin vì thấy bạn bè mình tin, không tin không được. Hay ta chỉ tin vì
được sinh ra trong một gia đình công giáo v.v...
Lạy Chúa, con thật sự là kẻ yếu lòng tin, vì khi
gặp thất bại, rủi ro, con dễ bị lung lạc. Xin Ngài hãy đến với con, khi con gặp
thử thách. (Hosanna)
Lm.Carolo HỒ BẶC XÁI – Gp. Cần Thơ
04/08/14 THỨ HAI TUẦN 18 TN
Th. Gio-an Ma-ri-a Vi-a-nê, linh mục
Mt 14,22-36
Th. Gio-an Ma-ri-a Vi-a-nê, linh mục
Mt 14,22-36
Suy niệm: Mọi năng lượng được chuyển giao và tiếp nhận
đều diễn ra qua một sự tiếp cận, tiếp xúc một cách nào đó với nguồn năng lượng.
Năng lực cứu độ của Chúa Giê-su đã được thực hiện qua việc Ngài cho phép con
người chạm đến Ngài và ở lại trong Ngài. “Dân chúng, tất cả những kẻ đau
ốm nài xin Người chỉ cho họ sờ vào tua áo của Người thôi, và ai đã sờ vào thì
đều được khỏi”. Phê-rô đã thật sự “chạm” đến Thầy khi khẩn cầu: “Nếu
quả là Thầy thì xin truyền cho con đi trên mặt nước mà đến với Thầy,”
và Thầy đã truyền cho ông sức mạnh siêu nhiên giúp ông vượt lên trên tự nhiên,
bước đi trên mặt biển. Tuy nhiên, chỉ khi ở lại trong Ngài, trong sức mạnh cứu
độ của Ngài, với một niềm tin mạnh mẽ, tín thác nơi Ngài, ta mới hoàn toàn được
biến đổi.
Mời Bạn: “Chạm”
đến Chúa để được chữa lành, ở lại trong Chúa để được thật sự thay đổi. Nơi nào
trong tâm hồn bạn đang bị thương tổn, yếu đuối nào nơi bạn cần được Chúa chạm
vào để chữa trị? Bạn phải tín thác vào Chúa trong những lãnh vực nào để sức
mạnh và quyền năng của Ngài thể hiện ra trong cuộc đời của bạn?
Chia sẻ: Chia
sẻ cảm nghiệm về một lần bạn được sức mạnh chữa lành của Ngài chạm đến và thay
đổi đời bạn.
Sống Lời Chúa: Tôi
sẽ khẩn cầu Chúa đến cứu giúp, nâng đỡ mỗi khi gặp nguy hiểm, cám dỗ, thử thách.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, con xin phó thác hoàn toàn vào sự quan
phòng và quyền năng cứu độ của Chúa. Xin giúp con đứng vững, không chao đảo
giữa bao sóng gió cuộc đời, nhờ “chạm” đến Chúa và ở lại trong Chúa. Amen.
Xin cứu con
Chúng ta tưởng Chúa bỏ rơi, Chúa vắng mặt, Chúa
là ma làm ta sợ hãi. Đơn giản Chúa là Thầy biết cách làm ta trưởng thành qua
kinh nghiệm.
Suy niệm:
Bài Tin Mừng hôm nay là một
loạt những kinh nghiệm thiêng liêng.
Có thể chúng ta ít nhiều đều
đã có những kinh nghiệm này.
Thầy Giêsu là một nhà giáo
nhân từ và cương quyết.
Ngài giáo dục các môn đệ
bằng cách đưa họ vào những kinh nghiệm.
Kinh nghiệm bị Thầy bắt buộc
phải qua bờ bên kia (c. 22),
dù họ rất muốn ở lại bờ bên
này để nếm dư vị của thành công vừa rồi.
Sau phép lạ nhân bánh, người
ta định tôn Thầy lên làm vua (Ga 6, 15).
Chỉ cần Thầy gật đầu là trò
được chia sẻ tiếng tăm và quyền lực.
Các môn đệ đã bị ép lên
thuyền, ngay lập tức, lúc chạng vạng tối.
Kinh nghiệm bị sóng đánh vì
ngược gió.
Thuyền đã xa bờ mấy cây số,
tiến tới không được, lùi lại cũng không xong.
Vào lúc khó khăn ấy lại
không có Thầy ở trong thuyền.
Hầu như suốt đêm các môn đệ
phải vất vả chèo chống với sóng gió.
Họ phải tập chiến đấu trong
đêm tối khi không có Thầy ở bên.
Họ có nghĩ quyết định của
Thầy là sai lầm, vội vã không ?
Kinh nghiệm hốt hoảng, sợ
hãi và được trấn an.
Mãi đến lúc gần sáng, Thầy
Giêsu mới đi trên biển mà đến với các môn đệ.
Ngài đến khi họ chưa thấy rõ
mặt Ngài.
Ngài đến vào lúc bất ngờ và
đến theo cách bất ngờ, khiến họ khiếp kinh.
Ngài đến đem bình an mà họ
tưởng là ma quái đe dọa (c. 26).
Quả thật có những lúc không
dễ nhận ra là Chúa đang đến với mình.
Chúa đến làm các môn đệ sợ
hãi hơn cả sóng gió.
Nhưng “Cứ yên tâm, chính
Thầy đây. Đừng sợ !” (c. 27).
Kinh nghiệm tự đưa mình vào
một thách đố của lòng tin.
Một mặt Phêrô vẫn chưa tin
trọn vẹn khi nói câu: Nếu quả là Thầy…(c. 28).
Nhưng mặt khác ông lại rất
táo bạo khi dám xin ơn đi trên mặt nước.
Ông coi đó là cách thức chắc
chắn nhất để biết có phải là Thầy không.
Nếu đúng là Thầy thì Thầy
cũng có thể cho mình làm được như Thầy.
Chỉ cần Thầy truyền lệnh là
đủ, Phêrô tin như thế.
Kinh nghiệm đi trên mặt nước
và kinh nghiệm bị chìm.
Khi được Thầy cho phép,
Phêrô đã dám từ thuyền bước xuống biển động.
Và ông đã đi được một quãng
không rõ bao xa (c. 29).
Mặt nước cứng như đá hay
người ông trở nên nhẹ bổng?
Bây giờ thì đúng là Thầy
rồi, chỉ Thầy mới cho mình làm được như Thầy.
Phêrô sung sướng tiến về
phía Thầy với lòng tin đang lớn lên.
Nhưng khi gặp gió thổi mạnh
thì ông lại sợ, lại hoài nghi, yếu tin.
Ông mất tập trung vào sự
hiện diện quyền năng của Thầy và bị chìm.
Người ta có thể bị chìm ngay
khi biết Chúa ở trước mặt.
Kinh nghiệm được Thầy nắm
tay mà dắt vào thuyền.
Khi Phêrô kêu cứu, Thầy
Giêsu đã giữ ông khỏi bị nước nuốt chửng.
Sau đó hẳn hai Thầy trò đã
cùng nhau đi trên sóng mà về thuyền.
Khi cả hai lên thuyền thì
gió lặng, chẳng cần Thầy phải dẹp yên sóng gió.
Các kinh nghiệm môn đệ vừa
trải qua thật kinh khủng và gần gũi với ta.
Buồn bực, sợ hãi, căng
thẳng, bình an, nghi ngờ, chới với, hạnh phúc.
Đời Kitô hữu là một chuỗi
những kinh nghiệm như thế.
Chúng ta tưởng Chúa bỏ rơi,
Chúa vắng mặt, Chúa là ma làm ta sợ hãi.
Đơn giản Chúa là Thầy biết
cách làm ta trưởng thành qua kinh nghiệm.
Cuối cùng chúng ta sẽ nhìn
nhận: “Quả thật Thầy là Con Thiên Chúa” (c. 33).
Cầu nguyện:
Lạy Chúa Giêsu,
con chẳng dám xin đi trên mặt nước như Phêrô,
nhưng nhiều khi con cảm thấy
sống đức tin giữa lòng cuộc đời
chẳng khác nào đi trên mặt nước.
Có bao thứ sóng gió đẩy đưa và lôi cuốn.
Có bao cám dỗ muốn hút con vô vực sâu.
Cả sự nặng nề của thân xác con
cũng kéo ghì con xuống.
Đi trên mặt nước cuộc đời chẳng mấy dễ dàng.
Nhiều khi con thấy mình bàng hoàng sợ hãi.
in cứu con khi con hầu chìm.
Xin nắm lấy tay con khi con quỵ ngã.
Xin nâng đỡ niềm tin yếu ớt của con,
để con trở nên nhẹ tênh
mà bước những bước dài hướng về Chúa. Amen.
Lm Antôn Nguyễn Cao
Siêu, SJ
Suy niệm
BÌNH AN
Cách đây
không lâu tôi có một chuyến đi ra đảo Phú Quốc. Tôi đã ngồi trên một chiếc
thuyền đánh cá để đi ra biển và đi khá xa bờ. Khi đó trời đổ mưa và gió thổi
khá mạnh. Có nhiều đợt sóng mạnh đập vào thuyền làm chiếc thuyền ngả nghiêng.
Tôi cảm thấy sợ. Lập tức tôi hỏi người lái thuyền cũng là người hướng dẫn và
đưa chúng tôi ra biển: "Có bao giờ anh đã gặp sóng lớn như bây giờ
không?" Anh ta trả lời: "Vẫn gặp hoài và sóng như bây giờ là
vẫn còn nhỏ không ăn thua gì". Bấy giờ tôi cảm thấy yên tâm hơn vì
biết rằng người lái thuyền này có thể vượt qua sóng gió.
Bài tin
mừng hôm nay cũng xảy ra một câu chuyện trên biển làm cho các môn đệ sợ hãi.
Các ông sợ hãi vì những điều xảy ra trên biển. Ngay cả khi Chúa đến, các ông
không nhận ra Ngài và các ông đã la lên vì hoảng sợ. Phêrô cũng sợ hãi vì gió
thổi và sóng biển. Và vì mất niềm tin Phêrô đã bị chìm dần trong nước biển.
Nhưng rồi, với sự hiện diện của Chúa Giêsu, và với quyền năng của Ngài đã giúp
cho các ông vượt qua tất cả và bình an.
Sóng gió
trong cuộc đời cũng giống như sóng gió trên biển cả. Nó làm cho tôi sợ hãi, làm
cho tôi mất niềm tin và mất bình an, nhất là khi tôi không nhận ra sự hiện diện
của Chúa ngay bên cạnh tôi. Tôi cũng sợ hãi và la lên như các môn đệ. Tôi cũng
bị chìm trong vất vả khó khăn của cuộc sống như Phêrô chìm trong nước biển. Thế
nhưng, Chúa vẫn ở bên tôi. Nếu tôi nhận ra Ngài, nếu tôi nghe tiếng Ngài, nếu
tôi tin tưởng vào Ngài thì tôi không còn sợ hãi và tôi sẽ sống trong bình an.
Lạy Chúa,
xin cho con nhận ra sự hiện diện của Chúa và luôn tin tưởng vào Chúa trong mọi
thăng trầm của cuộc sống. Xin cho con luôn sống trong vòng tay và bình an của
Chúa, để con cũng chia sẻ niềm vui và bình an cho những người con gặp gỡ. Amen.
Vị thánh trong ngày _ 04/8
Thánh Gioan Baotixita Vianney
(1786-1859)
Khi mới chịu chức linh
mục, ngài không được phép giải tội vì học lực quá kém. Mỗi ngày ngài đi thăm
các giáo dân và lắng nghe những ưu tư của họ. Ngài không hiểu tiếng Latinh
nhưng ngài rất hiểu các nỗi khó khăn của đời sống người dân.
Thật ít người có được sự quyết tâm mạnh mẽ để
vượt qua các trở ngại và đạt được các kỳ công. Thánh Gioan Baotixita Vianney
(còn được gọi là Cha Sở họ Ars) là một người có quyết tâm: Ngài muốn trở nên
một linh mục. Nhưng trở ngại lớn nhất là ngài không có căn bản học vấn cần
thiết.
Sau thời gian nhập ngũ và trở lại chủng viện,
ngài không hiểu nổi các bài học bằng tiếng Latinh nên bị đuổi ra khỏi trường.
Nhờ sự giúp đỡ kiên nhẫn của Cha Balley để dạy riêng ở nhà, sau cùng Gioan được
nhận trở lại và được thụ phong linh mục với nhiều cay đắng.
Hầu như chẳng giám mục nào muốn có một linh
mục như Gioan, do đó, họ đưa ngài về một giáo xứ hẻo lánh, chỉ có 40 gia đình
nhưng có đến 4 quán rượu. Khi ngài đến tỉnh Ars nước Pháp, lúc ấy đã 31 tuổi,
hầu như chẳng ai thèm lưu ý. Tỉnh này nổi tiếng là nơi đầy ải các linh mục.
Giáo dân thì thờ ơ với việc đạo đức và thoải mái với nếp sống cố hữu của họ.
Không bao lâu họ thấy có những thay đổi. Khi
nhìn trộm qua cửa sổ họ thấy cha sở gầy gò ốm yếu cầu nguyện suốt đêm. Có người
thấy ngài vất bỏ các bàn ghế đắt tiền và thay chiếc giường nệm êm ấm bằng các
khúc gỗ sần sùi. Cũng có người thấy ngài chia sẻ quần áo cho người ăn xin, và
chính ngài chỉ ăn có hai củ khoai mỗi ngày. Một vài người tò mò đến nhà thờ
nghe giảng, và họ thấy tiếng nói của ngài như xé vào tai nhưng có sức đánh động
tâm hồn. Từ tò mò dẫn đến nghi vấn. Có thể nào đây là một linh mục đích thực?
Và nhà thờ bắt đầu đông người trở lại.
Cha Gioan đã trở nên một phần tử của cộng đồng
nhỏ bé ấy. Mỗi ngày ngài đi thăm các giáo dân và lắng nghe những ưu tư của họ.
Ngài không hiểu tiếng Latinh nhưng ngài rất hiểu các nỗi khó khăn của đời sống
người dân. Do đó, sau mười hai năm, hầu như mọi người trong tỉnh đều tham dự
Thánh Lễ hàng ngày và các nông dân vừa lần chuỗi vừa cầy cấy nơi đồng áng.
Sự thay đổi không phải dễ dàng. Những dèm pha,
đàm tiếu, chụp mũ Cha Gioan cũng không thiếu. Ðối phó với những người ấy, ngài
chỉ im lặng và nhẫn nhục chịu đựng.
Công việc giải tội là thành quả đáng kể nhất
của Cha Gioan. Khi mới chịu chức linh mục, ngài không được phép giải tội vì học
lực quá kém. Nhưng ở họ đạo Ars, điều giáo dân lưu tâm là ngài có khả năng thấu
suốt linh hồn họ, khuyên bảo họ một cách chân thành với tấm lòng quý mến.
Dân chúng từ khắp Âu Châu đổ về tỉnh nhỏ xíu
ấy chỉ để xưng tội. Trong những tháng mùa đông, ngài phải mất từ 11 đến 12
tiếng đồng hồ để đưa người ta về với Thiên Chúa. Trong mùa hè, thời gian giải
tội lên đến 16 tiếng. Ðó là chưa kể cảnh giáo dân, vì quá ái mộ ngài nên họ
luôn rình rập để cắt áo, cắt tóc và lấy trộm mũ của ngài làm kỷ niệm. Nhưng các
điều ấy không tệ hại cho bằng cứ phải nghe những câu chuyện đau lòng trong toà
giải tội. Nếu một người không quyết tâm sống ơn gọi linh mục thì không thể nào
chịu đựng nổi sự hy sinh bền bỉ như vậy.
Với thân hình mảnh khảnh nhưng gánh nặng quá
lớn vì yêu quý các linh hồn, sức khoẻ của ngài ngày càng sa sút. Theo lời
khuyên của các bác sĩ, ngài tìm cách trốn khỏi giáo xứ để có chút thời giờ tĩnh
dưỡng, nhưng cả xứ biết tin đã tìm cách chặn đường ngài. Bất chấp điều ấy, ngài
lên đường trở về quê nhà nhưng cả đoàn người hành hương lại theo ngài đến đó.
Biết rằng không thể nào được yên thân, ngài trở về họ đạo.
Ngài từ trần ngày 4 tháng Tám 1859 sau cơn
bệnh nặng, hưởng thọ 73 tuổi. Ngài được Ðức Giáo Hoàng Piô XI phong thánh năm
1925 và năm 1929, ngài được đặt làm quan thầy chính thức của các cha xứ.
Lời Trích
Nhận xét về sự cầu nguyện chung trong phụng
vụ, Thánh Gioan Vianney cho biết: "Cầu nguyện riêng giống như cọng rơm rải
rác đó đây: Nếu bạn đốt lên nó chỉ tạo thành ngọn lửa nhỏ. Nhưng gom các cọng
rơm ấy lại và đốt lên, bạn có được ngọn lửa lớn, vươn lên cao như một cột lửa
đến tận trời xanh; cầu nguyện chung thì cũng giống như vậy."
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét