Chuẩn bị cho Năm học Giáo lý mới
(hình chỉ để minh họa) |
Các giáo lý viên nói với nhau: “Mùa hè qua nhanh
quá. Mới đó mà năm học giáo lý mới đã bắt đầu”.
Mỗi lần vào năm học giáo lý mới, nhiều người vẫn thấy ưu tư. Ưu tư về những khó khăn ngày càng chồng chất trong xã hội có ảnh hưởng nhiều đến việc dạy và học giáo lý. Ưu tư về nhân sự, về giáo trình và nhất là về phương pháp giáo lý.
Giữa thời đại mà những biến chuyển về các phương tiện truyền thông cũng như các phương pháp sư phạm ngoài đời thay đổi liên tục, thì giáo lý viên bắt buộc phải đặt lại vấn đề về cách giảng dạy của mình để trình bày Lời Chúa sống động và phù hợp với tâm lý các em hơn.
Thế nhưng chúng ta nhìn thấy rất rõ nhiều nơi vẫn còn hai vấn nạn sau đây: Một là năm này qua năm khác, các lớp giáo lý vẫn như thế, vào lớp điểm danh, dò bài, giảng bài, chép bài và… hết giờ! Hai là chạy theo các sinh hoạt để lớp vui nhộn và… hết giờ!
Mùa hè vừa qua chúng tôi có dịp đến một số giáo phận khác nhau trong những dịp đặc biệt có liên quan đến giáo lý và giới trẻ, chúng tôi nhận thấy các bạn trẻ rất ham học hỏi và các anh chị giáo lý viên thì rất nhiệt thành. Điều đặc biệt là các vị mục tử khắp nơi đều rất ưu tư cho công cuộc huấn giáo.
Đó là tín hiệu đáng mừng. Từ những thiện chí đó, Chúa Thánh Thần sẽ làm cho cây Lời Chúa mà chính Chúa đã gieo hạt và cho mọc lên, được sinh hoa trái trong tâm hồn các em và trong Hội Thánh.
Và hoa trái thấy rõ ràng nhất là ngày các em Rước Lễ lần đầu, ngày các em nhận lãnh Bí Tích Thêm Sức hay tuyên xưng Đức Tin. Chắc chắn giáo lý viên nào cũng vui mừng cảm động trong những ngày đặc biệt đó cùng với các em và gia đình các em.
Về phần mình, khi bước vào năm học mới, mỗi giáo lý viên chắc chắn mang trong mình những ưu tư. Không ưu tư sao được khi thấy các em đến lớp mồ hôi nhễ nhại do phải chạy đua với các lớp học thêm bên ngoài. Không ưu tư sao được khi thấy các em lo lắng mà học bài vẫn không thuộc. Và không ưu tư sao được khi thấy có em bỏ học giáo lý thường xuyên mà không có cách giải quyết.
Có bao nhiêu giáo xứ trên địa cầu này thì có bấy nhiêu vấn đề khác nhau cho công việc giảng dạy giáo lý. Rồi trong từng giáo xứ, có bao nhiêu lớp giáo lý là có bấy nhiêu vấn đề. Đó là chưa kể vấn đề cá nhân của từng em, của từng gia đình các em.
Điều kỳ diệu là Hội Thánh, Mẹ chúng ta đã lường trước những vấn đề và những ưu tư đó. Trong lịch sử Giáo Hội tại Việt Nam, công cuộc huấn giáo diễn ra nhiều cách khác nhau qua từng thời kỳ, nhưng tất cả đã thành công mỹ mãn. Và chúng ta có một vị chân phúc giáo lý viên tử đạo làm mẫu mực: chân phúc Anrê Phú Yên.
Hội Thánh toàn cầu trong thời đại này trang bị cho giáo lý viên chúng ta một hành trang phong phú và đầy đủ. Nhân năm học mới, chúng ta cần nhắc lại hành trang ấy: Tông huấn “Dạy Giáo Lý Trong Thời Đại Chúng Ta” do Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II ban hành ngày 16 tháng 10 năm 1979.
Trong Tông huấn này, Đức Thánh Cha dạy cho giáo lý viên tất cả những điều cần thiết cho công cuộc giáo huấn của mình. Ngài trình bày về sứ vụ giảng dạy của Hội Thánh, vai trò và vị trí của giáo lý, nguồn mạch và nội dung giáo lý, ai học giáo lý cho đến phương thức giảng dạy v.v…
Tông huấn ấy có giá trị không những về tư tưởng trình bày, mà còn về những áp dụng thực tế rất quan trọng cho giáo lý viên. Mong rằng các bạn tìm đọc, học hỏi và chia sẻ, để nâng cao việc giảng dạy Giáo lý của mình.
Chúng tôi có dịp trình bày Tông huấn này cho các khóa bồi dưỡng Giáo Lý viên ở các nơi, và kết quả được nghe phản hồi từ các bạn là Tông huấn Giáo Lý rất thực tế, đủ cho các bạn áp dụng làm cho công cuộc giảng dạy Giáo lý tốt đẹp hơn.
Nếu cần thêm chi tiết, các Cha phụ trách và các bạn Giáo Lý viên có thể liên lạc để chúng con cung cấp thêm, ở địa chỉ email samuelvpn@gmail.com.
Cùng cầu xin Chúa Thánh Thần thánh hóa năm học mới của chúng ta.
Mỗi lần vào năm học giáo lý mới, nhiều người vẫn thấy ưu tư. Ưu tư về những khó khăn ngày càng chồng chất trong xã hội có ảnh hưởng nhiều đến việc dạy và học giáo lý. Ưu tư về nhân sự, về giáo trình và nhất là về phương pháp giáo lý.
Giữa thời đại mà những biến chuyển về các phương tiện truyền thông cũng như các phương pháp sư phạm ngoài đời thay đổi liên tục, thì giáo lý viên bắt buộc phải đặt lại vấn đề về cách giảng dạy của mình để trình bày Lời Chúa sống động và phù hợp với tâm lý các em hơn.
Thế nhưng chúng ta nhìn thấy rất rõ nhiều nơi vẫn còn hai vấn nạn sau đây: Một là năm này qua năm khác, các lớp giáo lý vẫn như thế, vào lớp điểm danh, dò bài, giảng bài, chép bài và… hết giờ! Hai là chạy theo các sinh hoạt để lớp vui nhộn và… hết giờ!
Mùa hè vừa qua chúng tôi có dịp đến một số giáo phận khác nhau trong những dịp đặc biệt có liên quan đến giáo lý và giới trẻ, chúng tôi nhận thấy các bạn trẻ rất ham học hỏi và các anh chị giáo lý viên thì rất nhiệt thành. Điều đặc biệt là các vị mục tử khắp nơi đều rất ưu tư cho công cuộc huấn giáo.
Đó là tín hiệu đáng mừng. Từ những thiện chí đó, Chúa Thánh Thần sẽ làm cho cây Lời Chúa mà chính Chúa đã gieo hạt và cho mọc lên, được sinh hoa trái trong tâm hồn các em và trong Hội Thánh.
Và hoa trái thấy rõ ràng nhất là ngày các em Rước Lễ lần đầu, ngày các em nhận lãnh Bí Tích Thêm Sức hay tuyên xưng Đức Tin. Chắc chắn giáo lý viên nào cũng vui mừng cảm động trong những ngày đặc biệt đó cùng với các em và gia đình các em.
Về phần mình, khi bước vào năm học mới, mỗi giáo lý viên chắc chắn mang trong mình những ưu tư. Không ưu tư sao được khi thấy các em đến lớp mồ hôi nhễ nhại do phải chạy đua với các lớp học thêm bên ngoài. Không ưu tư sao được khi thấy các em lo lắng mà học bài vẫn không thuộc. Và không ưu tư sao được khi thấy có em bỏ học giáo lý thường xuyên mà không có cách giải quyết.
Có bao nhiêu giáo xứ trên địa cầu này thì có bấy nhiêu vấn đề khác nhau cho công việc giảng dạy giáo lý. Rồi trong từng giáo xứ, có bao nhiêu lớp giáo lý là có bấy nhiêu vấn đề. Đó là chưa kể vấn đề cá nhân của từng em, của từng gia đình các em.
Điều kỳ diệu là Hội Thánh, Mẹ chúng ta đã lường trước những vấn đề và những ưu tư đó. Trong lịch sử Giáo Hội tại Việt Nam, công cuộc huấn giáo diễn ra nhiều cách khác nhau qua từng thời kỳ, nhưng tất cả đã thành công mỹ mãn. Và chúng ta có một vị chân phúc giáo lý viên tử đạo làm mẫu mực: chân phúc Anrê Phú Yên.
Hội Thánh toàn cầu trong thời đại này trang bị cho giáo lý viên chúng ta một hành trang phong phú và đầy đủ. Nhân năm học mới, chúng ta cần nhắc lại hành trang ấy: Tông huấn “Dạy Giáo Lý Trong Thời Đại Chúng Ta” do Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II ban hành ngày 16 tháng 10 năm 1979.
Trong Tông huấn này, Đức Thánh Cha dạy cho giáo lý viên tất cả những điều cần thiết cho công cuộc giáo huấn của mình. Ngài trình bày về sứ vụ giảng dạy của Hội Thánh, vai trò và vị trí của giáo lý, nguồn mạch và nội dung giáo lý, ai học giáo lý cho đến phương thức giảng dạy v.v…
Tông huấn ấy có giá trị không những về tư tưởng trình bày, mà còn về những áp dụng thực tế rất quan trọng cho giáo lý viên. Mong rằng các bạn tìm đọc, học hỏi và chia sẻ, để nâng cao việc giảng dạy Giáo lý của mình.
Chúng tôi có dịp trình bày Tông huấn này cho các khóa bồi dưỡng Giáo Lý viên ở các nơi, và kết quả được nghe phản hồi từ các bạn là Tông huấn Giáo Lý rất thực tế, đủ cho các bạn áp dụng làm cho công cuộc giảng dạy Giáo lý tốt đẹp hơn.
Nếu cần thêm chi tiết, các Cha phụ trách và các bạn Giáo Lý viên có thể liên lạc để chúng con cung cấp thêm, ở địa chỉ email samuelvpn@gmail.com.
Cùng cầu xin Chúa Thánh Thần thánh hóa năm học mới của chúng ta.
Gioan Lê Quang Vinh8/25/2014(vietcatholic)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét