19/09/2014
Thứ Sáu sau Chúa Nhật
24 Quanh Năm
Bài
Ðọc I: (Năm II) 1 Cr 15, 12-20
"Nếu
Ðức Kitô đã không sống lại, thì đức tin của anh em cũng vô giá trị".
Trích
thư thứ nhất của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Côrintô.
Anh
em thân mến, nếu chúng tôi rao giảng rằng Ðức Kitô đã từ cõi chết sống lại, làm
sao trong anh em lại có người dám nói: không có vấn đề kẻ chết sống lại? Nếu kẻ
chết không sống lại, thì Ðức Kitô cũng đã không sống lại. Mà nếu Ðức Kitô đã
không sống lại, thì lời giảng của chúng tôi sẽ nên trống rỗng, và Ðức Tin của
anh em cũng ra trống rỗng. Vì chưng nếu kẻ chết không sống lại, thì chúng tôi bị
coi là những chứng nhân giả dối về Thiên Chúa, vì lẽ chúng tôi đã làm chứng nghịch
với Thiên Chúa rằng: Chúa đã phục sinh Ðức Kitô, khi mà Chúa đã không làm cho
Người sống lại. Bởi chưng nếu những kẻ chết không sống lại, thì Ðức Kitô cũng
đã không sống lại. Và nếu Ðức Kitô đã không sống lại, thì đức tin của anh em
cũng vô giá trị, vì anh em vẫn còn ở trong tội lỗi. Vậy ngay cả những người đã
an giấc trong Ðức Kitô cũng hư vong. Nếu chúng ta chỉ hy vọng vào Ðức Kitô
trong đời sống hiện tại mà thôi, thì chúng ta là những người đáng thương hại nhất.
Nhưng
kỳ thực Ðức Kitô đã sống lại, Người là đầu mùa những người đã an giấc ngàn thu.
Ðó
là lời Chúa.
Ðáp
Ca: Tv 16, 1. 6-7. 8b và 15
Ðáp: Lạy Chúa, khi
thức giấc, con no thoả nhìn chân dung Chúa (c. 15b).
Xướng:
1) Lạy Chúa, xin nghe điều chính nghĩa của con, xin để ý đến lời con kêu cứu, lắng
tai nghe tiếng con thốt ra từ cặp môi chân thành! - Ðáp.
2)
Con kêu van Ngài, bởi Ngài nhậm lời con, lạy Chúa, xin ghé tai về bên con, xin
nghe rõ tiếng con. Xin tỏ ra đức từ bi lạ lùng của Chúa, là Ðấng giải thoát khỏi
bọn đối phương, những ai tìm nương tựa tay hữu của Ngài. - Ðáp.
3)
Xin che chở con trong bóng cánh tay Ngài. Phần con, nhờ công chính, sẽ được thấy
thiên nhan, khi thức giấc, con no thoả nhìn chân dung Chúa. - Ðáp.
Alleluia:
Tv 118, 36a và 29b
Alleluia,
alleluia! - Lạy Chúa, xin nghiêng lòng con theo lời Chúa răn bảo, và xin rộng
tay ban luật pháp của Chúa cho con. - Alleluia.
Phúc
Âm: Lc 8, 1-3
"Có
mấy phụ nữ đi với Người và họ đã lấy của cải mình mà giúp Người".
Tin
Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi
ấy, Chúa rảo qua các thành thị và xóm làng, giảng dạy và loan báo Tin Mừng nước
Thiên Chúa. Có nhóm Mười Hai cùng đi với Người, cũng có cả mấy người phụ nữ đã
được chữa khỏi tà thần và bệnh tật: là bà Maria cũng gọi là Mađalêna, người đã
được trừ khỏi bảy quỷ ám, bà Gioanna vợ của Chusa, viên quản lý của Hêrôđê, bà
Susanna và nhiều bà khác; những bà này đã lấy của cải mình mà giúp Người.
Ðó
là lời Chúa.
Suy
Niệm:
Sự
Bình Ðẳng Của Phụ Nữ
Vào
thế kỷ 14, người ta vẫn còn xem người phụ nữ như một thứ nguy hiểm, một cám dỗ
triền miên, một tạo vật thấp hèn, hay cùng lắm chỉ là phương tiện để bảo tồn
nòi giống. Một quan niệm và đối xử như thế với phụ nữ vẫn còn rơi rớt trong thời
đại chúng ta: trong biết bao xã hội, người phụ nữ vẫn còn bị đối xử như chưa
bình đẳng với nam giới. Thời Chúa Giêsu, dĩ nhiên cách đối xử với nữ giới còn tệ
hơn. Chúa Giêsu quả thực đã làm một cuộc cách mạng khi đảo lộn quan niệm về nữ
giới nơi những người đồng thời với Ngài.
Tin
Mừng hôm nay cho chúng ta thấy cách đối xử của Chúa đối với nữ giới. Những người
phụ nữ mà thánh Luca nhắc đến có người đã từng bị quỉ ám, bởi vì họ là đối tượng
của những sức mạnh huyền bí gây xáo trộn trong cuộc sống và chức năng của họ:
không những họ phải mang nặng đẻ đau mà còn bị nguyền rủa khi son sẻ. Mối quan
tâm của Chúa Giêsu đối với nữ giới, nhất là việc Ngài chữa lành cho họ, là dấu
chỉ cho thấy họ đã được tự do, không những được giải phóng khỏi sức mạnh tăm tối,
mà còn trở nên bình đẳng trước mặt mọi người.
Ðể
nói sự bình đẳng ấy, Chúa Giêsu cho các phụ nữ được tham gia vào sinh hoạt của
Nhóm Mười Hai. Sự hiện diện và phục vụ của họ bên cạnh Chúa Giêsu và Nhóm Mười
Hai chứng tỏ rằng trong Giáo Hội của Ngài không hề có sự phân biệt phụ nữ. Sự
kiện những phụ nữ đi theo Chúa Giêsu ngay từ lúc Ngài bắt đầu sứ vụ công khai
chứng tỏ rằng họ là những người đồng hàng với các Tông Ðồ trong việc loan báo
Tin Mừng của Ngài. Có sứ mệnh và trách nhiệm loan báo sứ điệp Tin Mừng, đây là
thể hiện cao độ nhất của sự bình đẳng của nữ giới.
Chúa
Giêsu đã đến để giải phóng con người khỏi ách nô lệ tội lỗi. Ngài tái lập con
người trong tước phẩm cao trọng của con cái Chúa. Chính tước phẩm ấy là nền tảng
sự bình đẳng của con người: nam nữ, già trẻ, giàu nghèo, tất cả đều có một phẩm
giá cao trọng như nhau. Thánh Phaolô đã diễn tả chân lý ấy trong thư Galata:
"Không còn Do thái hay Hy lạp, không còn nô lệ hay tự do, không còn nam
hay nữ, bởi vì tất cả là một trong Chúa Giêsu Kitô".
Chúa
Giêsu đã khẳng định sự bình đẳng của nữ giới không bằng tuyên bố suông, Ngài đã
chứng minh điều đó khi để cho các phụ nữ gia nhập vào nhóm mười hai Tông đồ của
Ngài. Sự bình đẳng, hay đúng hơn, phẩm giá của con người được thể hiện trước
tiên qua hành vi phục vụ: càng phục vụ, con người càng chứng tỏ phẩm giá cao trọng
của mình. Thật ra, đây cũng chính là nghịch lý chạy xuyên suốt Tin Mừng: càng
đi tìm bản thân, con người càng đánh mất bản thân; trái lại, càng quên mình phục
vụ, con người càng tìm lại bản thân và chứng tỏ phẩm giá cao trọng của mình.
Xin
Chúa ban đức tin để chúng ta luôn biết tôn trọng phẩm giá nơi mỗi người, nhất
là biết cố gắng thể hiện phẩm giá của mình bằng cuộc sống quảng đại phục vụ và
yêu thương.
Veritas Asia
Lời Chúa Mỗi Ngày
Thứ Sáu Tuần 24
TN2, Năm Chẵn
Bài đọc: I Cor 15:12-20;
Lk 8:1-3.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Làm việc cho một mục
đích
Tất
cả các hành động có suy nghĩ của con người đều được làm cho một mục đích, ví dụ:
học sinh đến trường để trau dồi kiến thức và để chuẩn bị kiếm việc làm mai sau.
Tòan bộ cuộc sống của con người cũng thế, họ sống và hành động cho một mục
đích. Đối với các tín hữu, mục đích của cuộc đời chính là sự sống lại đời sau.
Thánh Phaolô nhấn mạnh mục đích này trong Bài đọc I. Nhóm Mười Hai và một số phụ
nữ đi theo Chúa để giúp phần vào việc rao giảng Tin Mừng: nhóm Mười Hai trực tiếp
rao giảng trong khi nhóm phụ nữ dùng của cải để giúp đỡ Chúa Giêsu và các môn đệ.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/
Bài đọc I:
Niềm tin Phục Sinh
Có
những người không tin chuyện kẻ chết sống lại trong cộng đòan tín hữu Côrintô.
Thánh Phaolô nhắc nhở những người này trọng tâm của Tin Mừng mà ngài rao giảng
là sự sống lại. Nếu Chúa Kitô không sống lại thì kẻ chết cũng không sống lại;
và nếu kẻ chết không sống lại thì sẽ chẳng có cuộc sống đời sau. Nếu không có
cuộc sống đời sau thì các tín hữu cần gì phải tin vào Thiên Chúa và giữ vác lời
dạy dỗ của Ngài. Họ cứ việc sống như những Dân Ngọai: ăn uống thả cửa và hưởng
thụ tối đa những gì thế gian dâng tặng.
Nhưng
Chúa Kitô thực đã Phục Sinh. Thánh Phaolô tuy không được chứng kiến tận mắt
“ngôi mộ trống,” hay những lần Chúa hiện ra với Nhóm Mười Một sau khi Ngài sống
lại; nhưng Ngài đã thấy tận mắt Chúa Kitô Phục Sinh khi ngã ngựa trên đường đi
Damascus, đã nghe lời cảnh giác “khốn cho ngươi nếu cứ đưa chân đạp mũi nhọn,”
và sứ vụ được chính Chúa trao ban làm Tông Đồ Dân Ngọai. Chính biến cố này đã
làm thay đổi cả cuộc đời của ngài và là lý do tại sao ngài hăng say hy sinh tất
cả cho việc rao giảng Tin Mừng.
Nếu
Chúa Kitô không sống lại, thì đức tin của Phaolô và các tín hữu không có nền tảng
và phải chịu nhiều hâu quả quan trọng. Hậu quả đầu tiên là con người vẫn còn sống
trong tội lỗi của mình: Chúa chết là chết cho tội lỗi con người; nếu Chúa không
sống lại thì sự chết vẫn còn thống trị con người. Hậu quả thứ hai là hy vọng của
con người vào cuộc sống mai sau là hy vọng hão huyền và không có nền tảng. Hậu
quả thứ ba là các tín hữu sẽ là những người dại dột so với Dân Ngọai; tại sao lại
phải hy sinh giữ luật Chúa mà không tận hưởng tất cả những thú vui của thế gian
dâng tặng nếu chỉ có cuộc sống đời này và chết là hết?
Nhưng
không phải thế! Đức Ki-tô đã trỗi dậy từ cõi chết, Ngài mở đường cho những ai
đã an giấc ngàn thu.
2/
Phúc Âm:
Loan báo Tin Mừng là bổn phận của nhiều người.
Chúa
Giêsu rảo qua các thành phố, làng mạc, rao giảng và loan báo Tin Mừng Nước
Thiên Chúa. Ngài không đơn thân rao giảng, nhưng có hai nhóm cùng đi rao giảng
với Ngài.
*
Nhóm Mười Hai: là những người môn đệ thân tín và nòng cốt cho sứ vụ rao giảng.
Các ông đi theo Chúa để học hỏi, để được Chúa huấn luyện, và để được Chúa sai
đi. Các ông cũng sẽ tiếp tục làm những gì Chúa đang làm: chọn các môn đệ để dạy
dỗ, để huấn luyện, và để sai đi.
* Nhóm
phụ nữ đã được Người trừ quỷ và chữa bệnh: Đó là (1) Bà Maria gọi là Maria
Magđala, người đã được giải thoát khỏi bảy quỷ, (2) bà Gioanna,
vợ ông Khuda quản lý của vua Hêrôđê, (3) bà Susanna và nhiều bà khác nữa. Chúa
Giêsu và Nhóm Mười Hai có khả năng để vừa rao giảng Tin Mừng vừa làm lụng nuôi
thân; nhưng nếu làm như thế, họ sẽ còn rất ít thời giờ cho việc rao giảng. Hơn
nữa, Chúa Giêsu muốn cho mọi người đều góp phần trong việc rao giảng Tin Mừng.
Mỗi
người đóng góp vào việc rao giảng Tin Mừng tùy theo khả năng của mình: Có người
tận hiến cả cuộc đời để học hỏi và rao giảng Tin Mừng như nhóm Mười Hai. Có người
tuy sống trong ơn gọi gia đình, nhưng vẫn có thể đóng góp vào việc rao giảng bằng
cách giúp đỡ những người rao giảng về phương diện vật chất như nhóm phụ nữ đi
theo Chúa hôm nay. Họ muốn Chúa Giêsu và các Tông Đồ có sức khỏe và thời gian để
rao giảng Tin Mừng.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
-
Trọng tâm của Tin Mừng và mục đích của cuộc đời là sự sống đời sau. Nếu Chúa
Kitô đã chết và đã sống lại thì con người hy vọng sẽ cùng được sống lại để
chung hưởng hạnh phúc với với Ngài. Mục đích này phải là lý do của mọi hành động
của con người.
-
Mỗi người đều có bổn phận đóng góp cho việc truyền giảng Tin Mừng theo khả năng
Chúa ban cho. Trong thực tế, nhiều bác sĩ, nha sĩ, dược sĩ đã chân thành giúp đỡ
các linh mục, tu sĩ nam nữ vì họ muốn các ngài có sứ khỏe để làm việc cho Chúa.
Nhiều nhà chuyên môn đã giúp các cha và các giáo xứ tài năng và thời giờ trong
việc điều hành giáo xứ. Sau cùng, có rất nhiều các phụ nữ đã góp công của trong
việc dọn dẹp, nấu ăn, và cung cấp những phương tiệc cần thiết cho những người
rao giảng. Họ cũng là những người cung cấp cho Giáo Hội những nhà rao giảng qua
việc sinh và nuôi dưỡng con cái. Tất cả đều mong cho Tin Mừng ngày càng lan rộng;
và nếu họ đã đón tiếp những người rao giảng, họ hy vọng cũng sẽ được chung phần
với phần thưởng Chúa ban cho những người rao giảng Tin Mừng cả đời này và đời
sau như Chúa đã hứa.
Linh mục Anthony Đinh Minh Tiên, OP
HẠT GIỐNG NẨY MẦM - MÙA QUANH NĂM - TUẦN 24
Lc 8,1-3
A. Hạt giống...
Bảng tóm lược những người đi theo Chúa Giêsu trên
bước đường rao giảng Tin Mừng :
- Nhóm 12
- Các phụ nữ : trong số đó có người đã từng bị tà
thần khống chế, có người bình dân và người quyền quý. Các bà giúp Ngài bằng
công sức và bằng của cải nữa.
B.... nẩy mầm.
1. Chúa Giêsu đang rảo khắp nơi loan báo Tin
Mừng. Tin Mừng Ngài loan báo là sự giải phóng con người khỏi mọi thứ nô lệ.
Nguyên việc có một số phụ nữ được đi theo chia sẻ sứ mạng của Ngài cũng là một
dấu chỉ của Tin Mừng giải phóng ấy, vì thời đó người ta coi khinh phụ nữ, không
cho phụ nữ tham gia những sinh hoạt công khai ngoài xã hội.
Ta hãy học cùng Chúa lòng tôn trọng mọi người
không phân biệt nam nữ, lớn bé, giàu nghèo v.v.
2. Chúa muốn chia sẻ sứ mạng loan Tin Mừng cho
hết mọi người, trong đó có cả phụ nữ là hạng bị thời đó coi khinh, trong đó có
cả tôi.
3. Nam và nữ, mỗi phái đều có những sự phong phú
riêng để đóng góp vào việc xây dựng xã hội và Giáo Hội. Sự phong phú đặc biệt
của phái nữ là tình yêu, sự dịu dàng, kiên nhẫn, bao dung….
4. Thầy giáo giải thích cho cả lớp nghe về việc
Chúa dựng nên Ađam Evà. Tuần sau, thầy gọi học sinh trả bài. Một chú bé đứng
lên tả việc Chúa dựng nên Ađam. Rồi một cô bé tiếp : “Chúa dựng nên Ađam xong,
Ngài đứng ngắm và phán : ‘Ta sẽ làm đẹp hơn’, và Ngài dựng nên Evà.”
5. “Cùng đi với Chúa Giêsu, có mấy người phụ nữ
là các bà Maria Mác-đa-la người đã được giải thoát khỏi bảy quỷ, bà Gioan-na,
bà Susanna và nhiều bà khác nữa. Các bà này đã lấy của cải mình mà giúp đỡ Chúa
Giêsu và các môn đệ” (Lc 8,2-3)
Thế giới này không chỉ được xây dựng bởi phái nam
mà có cả bàn tay của phái nữ nữa. Dù là nam hay nữ, tôi cũng được Thiên Chúa
tạo nên và cho vinh dự góp phần làm nên hạnh phúc của mình. Tôi phải là cánh
tay nối dài của Chúa, đem Lời Chúa thấm nhuần mọi lãnh vực. Không chỉ là người
nam mới làm nên chuyện, mà người nữ hôm nay cũng đã có mặt trong hầu hết mọi
lãnh vực xã hội.
Ước gì các chị em biết phát huy cá tính, biết lấy
sự êm ái dịu dàng để xây dựng bình an, biết tha thứ để tạo nên an hòa, biết cảm
thông và chia sẻ với mọi người, biết sống âm thầm thanh đạm để cứu vớt bao linh
hồn. Hãy tô đẹp cuộc đời bằng vẻ đẹp dịu hiền và làm vẻ vang cho thiên chức làm
mẹ.
Lạy Chúa, xin cho mỗi người chúng con biết góp
phần xây dựng Nước Chúa ở trần gian này. (Hosanna)
Lm. Carolo HỒ BẶC XÁI – Gp. Cần Thơ
19/09/14 THỨ SÁU TUẦN 24 TN
Th. Gia-nu-a-ri-ô, giám mục, tử đạo
Lc 8,1-3
Th. Gia-nu-a-ri-ô, giám mục, tử đạo
Lc 8,1-3
Suy niệm: Tin Mừng thánh Lu-ca hôm nay thuật lại việc
Đức Giê-su khi khắp các thành phố, làng mạc để loan báo Tin Mừng Nước Trời. Bên
cạnh Nhóm Mười Hai thân tín là nhóm phụ nữ đi theo phụ giúp Ngài. Các phụ nữ
này là ai vậy? Thưa, họ là những người được Chúa chữa lành bệnh tật, cứu khỏi nah
vuốt của ma quỷ; họ cảm nghiệm quyền năng kỳ diệu cùng với tấm lòng nhân hậu
của Ngài. Họ vui vẻ bỏ mọi sự đi theo Chúa, quảng đại trợ giúp Ngài và Nhóm
Mười Hai bằng tài sản của mình. Trong thời gian cùng theo Đức Giê-su rao giảng
Tin Mừng, các nữ tông đồ ấy đã học được rất nhiều từ con người, trái tim Ngài,
giúp họ thêm nhiệt thành, hăng say, và yêu mến Ngài hơn nữa.
Mời Bạn: Trong
Đại hội Giới trẻ Châu Á tại Hàn Quốc, Đức Thánh Cha Phan-xi-cô, dựa theo chủ đề
“Hãy trỗi dậy” của Đại hội, mời gọi người trẻ “hãy
tỉnh thức, không để những áp lực, cám dỗ, và tội lỗi của mình hay của người
khác làm cho ta không còn nhạy cảm với vẻ đẹp của sự thánh thiện, với niềm vui
của Tin Mừng nữa.... Đừng sợ mang sự khôn ngoan của đức tin vào trong mọi lãnh
vực của đời sống xã hội.” Đó
cũng là lời ngài nhắn nhủ bạn hôm nay.
Sống Lời Chúa: Trong
năm Tân Phúc Âm hoá gia đình, noi gương các nữ tông đồ, tôi sẽ cố gắng và hăng
hái loan báo Tin Mừng cho một người thân quen.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, Chúa đã chấp nhận cho các phụ nữ thuở xưa đi theo
Chúa. Họ đã được Chúa thánh hoá và thay đổi cuộc đời. Xin cho chúng con cũng
biết thay đổi bản thân, trở thành tông đồ nhiệt thành trong môi trường mình
đang sống. Amen.
Mấy người phụ nữ cùng đi
Phụ nữ hôm nay được mời gọi tham gia vào những
công việc chung. Chúng ta cần thấy sự hiện diện tích cực của các phụ nữ lo việc
bác ái,dạy giáo lý...
Suy niệm:
Nhóm Mười hai cùng đi với
Thầy Giêsu qua các thành phố, làng mạc,
để rao giảng và loan báo Tin
Mừng Nước Thiên Chúa (c. 1).
Chuyện các môn đệ nam giới
đi theo Thầy
là chuyện bình thường trong
xã hội Do Thái.
Chuyện lạ ở đây là chuyện
cùng đi với Thầy còn có các phụ nữ.
Các bà đi theo Thầy, rong
ruổi trên những nẻo đường của vùng Galilê.
Họ như thuộc cùng một nhóm
với các môn đệ.
Vào thời Đức Giêsu, chuyện
phụ nữ đi chung như thế quả là gây sốc.
Nếu một phụ nữ cứ tiếp xúc
với nam giới ở ngoài họ hàng,
thì bản thân chị ấy và gia
đình sẽ phải mang tiếng xấu.
Vả lại chẳng ông chồng nào
chịu để cho vợ mình làm như vậy.
Những phụ nữ đã đi theo Thầy
Giêsu từ Galilê.
Câu này nói lên căn cước của
nhóm phụ nữ.
Họ đã theo Thầy đến chỗ Thầy
chịu đóng đinh (Lc 23, 49).
Họ đã theo Thầy đến chỗ Thầy
được mai táng (Lc 23, 55).
Họ là những người đầu tiên
ra thăm mộ vào sáng sớm (Lc 24, 1-3).
Theo Tin Mừng Matthêô (28,
9-10), Máccô (16, 9) và Gioan (Ga 20, 18),
chính họ là những người đầu
tiên được thấy Đấng phục sinh
Hai môn đệ Emmau tuy không
tin lời chứng của các phụ nữ về Phục sinh,
nhưng hai ông đã gọi họ là những
phụ nữ trong nhóm chúng tôi (Lc 24, 22).
Những phụ nữ này còn có mặt
cùng với nhóm Mười Hai,
để cầu nguyện chung, sau khi
Thầy Giêsu được cất về trời (Cv 1, 13-14).
Như thế nhóm phụ nữ này đã
kiên trì và can đảm đi theo Thầy Giêsu,
từ Galilê đến Núi Sọ, và từ
Núi Sọ đến cộng đoàn Giáo Hội sơ khai.
Một cách nào đó, họ xứng
đáng được gọi là người môn đệ.
Đức Giêsu đã không chỉ thu
hút được các môn đệ nam theo Ngài.
Qua việc trừ quỷ và chữa
bệnh, Ngài đã làm cho nhiều cuộc đời tươi trở lại.
Một nhóm phụ nữ khi được
chữa lành, đã muốn tỏ lòng biết ơn,
trong đó có bà Gioanna, là
người đã lập gia đình, giàu có và quyền quý.
Họ quyết định đi theo Đức
Giêsu và các môn đệ như những trợ tá.
Họ dùng của cải mình có để
phục vụ các ngài (c. 3).
Không nên coi việc phục vụ
của nhóm phụ nữ là thấp kém,
vì các môn đệ cũng được mời
gọi làm người phục vụ anh em (Mc 10, 43).
Và chính Thầy Giêsu cũng đã
sống như một người phục vụ (Lc 22, 27).
Không thấy nói đến việc các
phụ nữ này được Thầy Giêsu sai đi rao giảng.
Có lẽ vì vào thời đó ở nước
Do Thái, người ta còn coi thường phụ nữ,
và không coi các phụ nữ như
những chứng nhân đáng tin.
Khi nhìn Nhóm Thầy Giêsu
cách đây hai mươi thế kỷ,
chúng ta thấy Thầy đã táo
bạo, dám đi ngược với nền văn hóa thời đó.
Ngài mở rộng thế giới của
phụ nữ, vốn chỉ giới hạn trong gia đình.
Phụ nữ hôm nay được mời gọi
tham gia vào những công việc chung.
Chúng ta cần thấy sự hiện
diện tích cực của các phụ nữ lo việc bác ái,
dạy giáo lý, làm việc cho
giáo xứ, hay ở trong các tổ chức của giáo phận.
Làm sao có được nhiều phụ nữ
thánh thiện và năng động như Mẹ Têrêsa?
Cầu nguyện:
Giữa một thế giới đề cao
quyền lực và lợi nhuận,
xin dạy con biết phục vụ âm
thầm.
Giữa một thế giới say mê thống trị và chiếm đoạt,
xin dạy con biết yêu thương
tự hiến.
Giữa một thế giới đầy phe phái chia rẽ,
xin dạy con biết cộng tác và
đồng trách nhiệm.
Giữa một thế giới đầy hàng rào kỳ thị,
xin dạy con biết coi mọi
người như anh em.
Lạy Chúa Ba Ngôi,
Ngài là mẫu mực của tình yêu
tinh ròng,
xin cho các Kitô hữu chúng
con
trở thành tình yêu
cho trái tim khô cằn của thế
giới.
Xin dạy chúng con biết yêu như Ngài,
biết sống nhờ và sống cho
tha nhân,
biết quảng đại cho đi
và khiêm nhường nhận lãnh.
Lạy Ba Ngôi chí thánh,
xin cho chúng con tin vào sự
hiện diện của Chúa
ở sâu thẳm lòng chúng con,
và trong lòng từng con người
bé nhỏ.
Lm Antôn Nguyễn Cao
Siêu, SJ
Suy
niệm
Lạy
Chúa, dường như trong các sách Tin Mừng, con thấy thánh sử Luca nhắc đến người
phụ nữ nhiều nhất. Chỉ có mình ông ghi lại những việc xảy ra cho cuộc đời của
bà Êlisabét, Đức Maria, cụ bà Anna liên quan đến thời thơ ấu của Đức Giêsu. Chỉ
có ông kể lại câu chuyện bà góa Nain được Chúa cứu người con trai sống lại,
chuyện người đàn bà khòm lưng dưới ách ma quỷ đã được Chúa giải cứu, chuyện nữ
tội nhân xức dầu chân Chúa, chuyện người đàn bà chúc mừng Mẹ Maria vì được phúc
sinh ra Chúa, quang cảnh gia đình chị em Matta và Maria, và chuyện những người
đàn bà thương khóc Chúa trên đường nói Sọ. Và Tin Mừng hôm nay, thánh Luca kể
ra những người phụ nữ đi theo phục vụ Chúa và các môn đệ.
Con
hình dung đến vai trò và trách nhiệm to lớn của người phụ nữ mọi thời; và khi
suy nghĩ về vai trò và thân phận người nam và người nữ trong cuộc sống con
người, con cảm thương và đánh giá cao vai trò của người nữ nhiều hơn; nhất là
về sự hy sinh vất vả và sức chịu đựng trong đời sống gia đình.
Bất cứ
người phụ nữ nào khi bước vào đời sống hôn nhân cũng đều phải đối diện với
nhiều trăn trở và lo toan. Và đây cũng là giai đoạn người phụ nữ chịu nhiều áp
lực nhất. Nếu như giai đoạn tiền hôn nhân, người nữ phải suy nghĩ cẩn trọng để
có sự lựa chọn và quyết định cho cả cuộc đời; thì giai đoạn sau hôn nhân, người
nữ là người gánh vác trách nhiệm sinh nở, dày công nuôi dạy con cái trưởng
thành và xây dựng hạnh phúc gia đình. Hơn nữa, với lối sống thích dễ dãi thoải
mái, phóng thoáng, hời hợt với đời sống hôn nhân gia đình như ngày hôm nay, thì
những người nữ càng phải lãnh nhận nhiều thiệt thòi hơn. Chẳng hạn tình trạng
ngừa thai, phá thai, ly dị. Dường như người lãnh nhận hậu quả của những tình
trạng này luôn luôn là người nữ.
Bên cạnh
đó, việc giáo dục đời sống đức tin cho con cái dường như cũng đặt lên vai người
nữ. Người phụ nữ dạy con những bài giáo lý đầu tiên; người phụ nữ còn là nhân
tố đóng góp tích cực cho Giáo Hội trong việc phục vụ tông đồ. Điều này con thấy
rõ tại các giáo xứ; trong các hội đoàn, số lượng người nữ luôn chiếm đa số và
họ tham gia rất nhiệt tình.
Lạy
Chúa, với những nét đẹp của người phụ nữ, con cầu xin Chúa ban phúc lành cho
họ, xin cho mọi người, đặc biệt là những người nam, biết nhận ra vai trò và giá
trị cao cả của người nữ, để biết trân trọng và yêu thương; và cũng xin cho
những người nữ biết khám phá ra những giá trị cao quý nơi con người mình mỗi
ngày và đem những khám phá đó áp dụng vào đời sống cụ thể.Amen!
Hãy Nâng Tâm Hồn Lên
19
THÁNG CHÍN
Thường
Xuyên Lãnh Nhận Các Bí Tích
Chương
trình mục vụ mà Hội Thánh đã triển khai kể từ sau Công Đồng cung ứng cho chúng
ta những sự giúp đỡ kịp thời để củng cố việc huấn luyện tu đức và canh tân tình
yêu đối với con người. Trước hết, tôi mời gọi anh chị em tham dự vào các nỗ lực
phúc âm hoá mọi người cho Đức Kitô và hướng dẫn các tín hữu sống đời sống bí
tích. Sống đời sống bí tích, đó là cách để anh chị em hiểu và đón nhận những ân
sủng mà Đức Kitô muốn thông ban cho anh chị em.
Bằng
việc thường xuyên lãnh nhận các bí tích với ý ngay lành, anh chị em sẽ trở thành
những chứng nhân dạt dào niềm vui trong đời sống Kitô hữu đích thực. Anh chị em
sẽ tìm thấy sự đỡ nâng mà mình cần để bước theo Chúa của sự sống. Ngài sẽ sử dụng
anh chị em để mạc khải cho con người của thời đại đầy xao xuyến này dung mạo
đích thực của Thiên Chúa, Đấng luôn “chan chứa lòng xót thương” (Ep 2,4).
Trong
khi năng lãnh nhận các bí tích, anh chị em cũng hãy cộng tác với các mục tử của
mình, vì chính sự hiệp nhất với các ngài là điều kiện để anh chị em nhận được
tràn trào sức sống của Chúa Thánh Thần. Nhờ vậy, các mục tử sẽ có thể hướng dẫn
anh chị em trong công cuộc xây dựng Hội Thánh trên trần gian này, một Hội Thánh
đúng nghĩa là cộng đoàn yêu thương, phản ảnh chính sự sống của Thiên Chúa Ba
Ngôi. (Thánh Augustinô, De Trinitate, 4,9).
-
suy tư 366 ngày của Đức Gioan Phaolô II -
Lm.
Lê Công Đức dịch từ nguyên tác
LIFT
UP YOUR HEARTS
Daily
Meditations by Pope John Paul II
Lời Chúa Trong Gia
Đình
Ngày
19-9
Thánh
Januariô, Giám mục tử đạo
1Cr
15, 12-20; Lc 8, 1-3.
LỜI
SUY NIỆM: “Sau đó, Đức Giêsu rảo qua các thành phố,
làng mạc, rao giảng và loan báo Tin Mừng Nước Thiên Chúa. Cùng đi với Người có
Nhóm Mười Hai và mấy người phụ nữ đã được Người trừ quỷ và chữa bệnh”
Trong
sứ vụ rao giảng Tin Mừng, Chúa Giêsu không giới hạn nơi chốn thuận tiện hay
không thuận tiện; trong hội đường hay trên đường phố, Chúa mời gọi tất cả, và
cho họ cọng tác với Người, không phân biệt nam hay nữ, không phân biệt nghề
nghiệp, không phân biêt giàu nghèo. Tất cả những ai muốn đi theo Người, sống với
Người, nghe lời Người thì Người đều tin dùng để phục vụ sứ mạng loan báo Tin Mừng.
Lay
Chúa Giêsu. Chúa yêu thương và tin dùng tất cả những ai có thành tâm thiện chí
loan báo Tin Mừng. Xin cho mọi thành viên trong gia đình chúng con được ơn phúc
này.
Mạnh
Phương
Gương Thánh Nhân
NGÀY
19-09 THÁNH GIANUARIÔ GIÁM MỤC, TỬ ĐẠO (THẾ KỶ IV)
Thánh
Gianuariô danh tiếng không vì cuộc sống hay cái chết của ngài mà chỉ vì việc
máu Ngài được lưu giữ tại Naples tan loãng định kỳ.
Câu
chuyện Ngài chịu tử đạo còn rất mù mờ vì không được kể từ sớm trong sách các vị
tử đạo, mà có lẽ chỉ được đưa vào đó do các tác phẩm của Bêđê viết năm 733. Người
ta tin rằng: Ngài là giám mục Bênêventô nước Ý, thời hoàng đế Diôclêtianô. Khi
nghe 4 Kitô hữu bị tống giam vì đức tin, Ngài đã tới thăm họ. Bọn người dò xét
sau đó đã khám phá ra và Ngài bị bắt giam. Những tường thuật về cái chết của
Ngài không giống nhau.
Xem
như Ngài cùng các bạn bị ném cho thú dữ xâu xé tại vận động trường Puzzuoli....
nhưng thú dữ đã không xâm phạm tới các Ngài. Thánh nhân sau đó bị xử trảm vào
năm 305. Thoạt đầu thi thể Ngài được lưu giữ tại Bênêven tô, nhưng sau này vì sợ
chiến tranh tàn phá nên được dời về Monte Vergine và sau này về Naples. Dấu chứng
đầu tiên về Ngài dường như là của Uraniô (431) là người cho rằng: nhờ sự chuyển
cầu của Ngài mà núi lửa Vesuviô không phun nữa.
Tới
thế kỷ XV những hiểu biết trên là bối cảnh cho lòng sùng kính thánh nhân. Nhưng
từ đó về sau, máu Ngài được lưu giữ tại Naples đã làm tăng sự chú ý của rất nhiều
người. Thánh tích được chứa trong ống nghiệm có hình một chiếc bình và lại được
đặt trong một ống kính đặt trên giá trang hoàng lộng lẫy. Như vậy thánh tích được
đặt trong hai lớp kính và được gắn kín, không tiếp xúc với khí trời. Chính
thánh tích là một chất đen đục chiếm nửa bình đựng. Mỗi năm khoảng 18 lần được
trưng bày cho dân chúng, cùng với một thánh tích khác được coi là đầu của vị
thánh tử đạo.
Sau
một khoảng thời gian thay đổi từ ít phút đến vài giờ, trong khi vị linh mục đảo
ngược vài lần bình đựng và cầu nguyện xin trời cao làm phép lạ, thì khối đặc
tan loãng ra, đổi thành mầu đỏ, thỉnh thoảng còn sôi lên và sủi bọt nữa. Rất
nhiều người nghi ngờ sự kiện này nhưng không có sự đồng nhất trong việc giải
thích. Vấn đề chưa được chứng minh.
(daminhvn.net)
19
Tháng Chín
Ôi Lạy Ðấng Tối Cao
Ðể
nói lên tình yêu vô biên và mầu nhiệm của Thiên Chúa, người Hồi Giáo thường kể
câu chuyện sau đây:
Một
hôm, Ðấng Allah cho gọi một thiên sứ đến và sai xuống trần gian. Ngài truyền lệnh
cho vị thiến sứ như sau: "Ngươi hãy xuống trần gian và đưa về đây người
đàn bà góa có bốn đứa con thơ".
Vị
thiên sứ ra đi. Ngài gặp ngay người đàn bà góa đang cho đứa con nhỏ nhất bú.
Ngài hết nhìn người đàn bà với bốn đứa con dại, lại ngước mắt lên nhìn về Ðấng
Allah như xin rút lại lệnh truyền. Làm sao có thể nhẫn tâm để tách biệt người mẹ
với những đứa con thơ còn lại... Nhưng ánh mắt van xin của vị sứ thần đã không
mảy may đánh động được Ðấng Allah. Cuối cùng, vị sứ thần đành phải vâng lệnh Ðấng
Allah để cướp lấy người đàn bà khỏi đám con thơ và đưa về trời.
Hoàn
thành công tác, nhưng xem chừng vị sứ thần không thể vui được. Vui thế nào được
trước cảnh chia cách giữa mẹ và con. Thấy vị sứ thần buồn bã, Ðấng Allah mới
cho gọi ngài lại và đưa ngài vào giữa sa mạc. Ðấng Allah chỉ cho vị sứ thần thấy
một tảng đá lớn và bảo ngài hãy đập vỡ nó ra...
Tảng
đá vừa vỡ ra, vị sứ thần ngạc nhiên vô cùng, vì từ trong đó, một con sâu nhỏ từ
từ bò ra... Hiểu được ý nghĩa của cử chỉ ấy, vị sứ thần thốt lên: "Ôi lạy
Ðấng tối cao, màu nhiệm thay công cuộc sáng tạo của Ngài. Với sự không ngoan
thượng trí và tình yêu vô biên, Ngài đã không bỏ mặc một tạo vật nhỏ bé như con
sâu kia, thì hẳn Ngài cũng sẽ không quên được bốn đứa bé mồ côi là con cái của
Ngài".
Ðâu
là hình ảnh chúng ta có về Chúa? Ngài là Thiên Chúa từ nhân, luôn tha thứ, Ngài
là người Cha nhân hậu luôn yêu thương săn sóc cho từng đứa con, hay trái lại,
Ngài chỉ là một ông thần độc ác mà vì sợ hãi chúng ta phải chạy đến để khỏi bị
trừng phạt...?
Trở
về với Thiên Chúa, trước tiên là phải gạt bỏ ra khỏi tâm hồn chúng ta hình ảnh
bất xứng mà chúng ta gán cho Chúa. Hãy phục hồi lại trong tâm hồn chúng ta hình
ảnh của một Thiên Chúa mà Tin Mừng đã mạc khải cho chúng ta: đó là một người
Cha luôn yêu thương và không ngừng tha thứ cho chúng ta, một người Cha mà tình
thương vượt hẳn những tính toán cân lường của trí khôn loài người chúng ta...
Có
những lúc chúng ta cảm thấy tội lỗi đang đè nặng trong tâm tư ư? Hãy mau mắn chạy
đến với Ngài.
Có
những lúc đau khổ, mất mát che phủ khiến chúng ta nghi ngờ tình yêu của Ngài ư?
Hãy tin tưởng rằng, Ngài đang nhìn thấy và cảm thông với từng nỗi khốn khổ của
chúng ta và tình yêu nhiệm màu của Ngài luôn nhào nặn để biến những đắng cay
chua xót ấy thành ân phúc cho chúng ta.
(Lẽ
Sống)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét