BẠN
TÌNH CỦA ANH OAI HÙNG NHƯ ĐẠO BINH CHỈNH TỀ HÀNG NGŨ!
... Sáng ngày 25-5-1966, qua một đêm thức trắng
vì quá đau đớn, Jane Audrain, thanh
nữ 18 tuổi, nói với Mẹ:
- Mẹ ơi, cho con một liều thuốc giảm đau đi Mẹ!
Thấy đến lúc cần phải tỏ bày sự thật với con gái, bà Betty dịu dàng nói với con:
- Con à, Giáo Hội Công Giáo hết mực yêu thương con cái khi chúng đau ốm, nên đã chuẩn bị một phương dược cho con sáng nay. Đó là bí tích Xức Dầu Bệnh Nhân. Con có muốn lãnh nhận không?
Jane can đảm trả lời:
- Có!
Bà Mẹ hỏi tiếp:
- Khi nào?
Jane đáp:
- Chiều nay!
Đang đứng cạnh giường con, ông Pierre quỳ xuống, nghiêng mình trên con, ông thầm thì:
- Con à, Mẹ con và Ba nghĩ rằng Chúa sắp gọi con về với Ngài. Phần con, con có bằng đón tiếp Ngài khi Ngài đến thăm con không?
Jane đáp ngay:
- Có!
Đó là mẫu đối thoại ngắn giữa Cha Mẹ và Jane Audrain, một thiếu nữ vui tươi, tràn đầy nhựa sống, ba tuần trước khi nhắm mắt lìa đời, hưởng dương 18 tuổi!
Lời đáp nhanh nhẹn: Có! làm vui lòng THIÊN CHÚA biết bao! Nó biểu lộ Đức Tin Công Giáo vững mạnh và niềm phó thác vô bờ nơi THIÊN CHÚA là CHA.
Jane Audrain chào đời ngày 10-1-1948 tại Nantes, miền Bắc nước Pháp, và là chị cả của một gia đình có 5 người con. Ông bà Betty và Pierre biết giáo dục con cái, dạy cho Jane sớm khám phá ra Tình Yêu trìu mến của THIÊN CHÚA, dọc theo cuộc đời của mình.
Jane có bản tính cương nghị, yêu thích cố gắng và thật ranh mãnh. Cô gái có nhiều bạn và vun trồng tình bạn qua giao tiếp và qua thư từ. Thêm vào đó, Jane là một hướng đạo sinh. Phong trào hướng đạo Công Giáo đào luyện Jane thành một thiếu nữ tháo vát, can đảm và vui tươi. Nhưng Jane giữ riêng cho mình một mảnh vườn kín. Đó là cuốn nhật ký. Cô thiếu nữ gửi gắm tâm tình, suy tư và nhận xét về biến cố xảy ra hàng ngày trong cuốn NHẬT KÝ thân yêu, bắt đầu vào năm lên 14 tuổi. Người ta chỉ biết cuốn Nhật Ký sau khi Jane qua đời vào năm 18 tuổi.
Những thư từ viết cho bạn bè và các anh chị em họ hàng cũng là tài liệu quý hóa, để lộ biến chuyển tâm linh và nhất là Đức Tin, kể từ khi Jane bị bệnh từ đầu tháng 5 năm 1965 cho đến lúc qua đời ngày 10-6-1966, nghĩa là tròn một năm.
Tháng 5 năm 1965, Jane bị con lừa đá cho một cú vào đầu gối, bị bầm tím và bị u lên một cục. Tưởng chỉ là tai nạn nhẹ thôi. Nào ngờ vết thương làm độc vì bị nhiễm trùng. Khi đưa vào một nhà thương ở Paris, và sau khi khám nghiệm, bác sĩ quyết định mổ và cưa chân bị thương. Quả là một tin sét đánh cho Cha Mẹ cũng như cho chính Jane. Khi được biết quyết định, ông Pierre bắt đầu chuẩn bị tinh thần cho con. Ông cùng con cầu nguyện suốt buổi sáng. Vì thế khi được chính thức hỏi ý kiến, Jane gục đầu nhỏ vài giọt nước mắt, rồi ngẩng mặt lên, mỉm cười nhìn bác sĩ và đáp:
- Thưa bác sĩ, con không lo sợ!
Bị cắt bỏ một chân, sau đó Jane phải tập đi với chân giả. Đây là thời kỳ vô cùng thử thách. Có những lúc cô gái cảm thấy chán nản tuyệt vọng. Nhưng khi qua khỏi những giây phút đó, Jane lại tìm thấy niềm tin, một niềm tin vững mạnh, được thanh luyện bởi đau khổ.
Những ngày lưu lại nhà thương Jane khám phá ra thế giới đau khổ, đau khổ của chính mình và đau khổ của người khác. Jane viết cho Catherine, cô bạn cùng lớp:
- Mình nằm cùng phòng với hai phụ nữ cao niên, rất dễ thương. Mỗi buổi tối, mình cùng 2 bà lần chung 2 chục Kinh MÂN CÔI. Mình rất thích như vậy, vì lời cầu nguyện kết hợp chúng ta lại với nhau.. Nhà thương là thế giới của đau khổ và mình ước ao bạn thành công trong việc khuyến khích toàn lớp cầu nguyện cho các bệnh nhân.. Có những ngày mình cảm thấy thật can đảm, nhưng không thiếu những ngày mình cảm thấy thật khổ sở. Chính lúc này đây THIÊN CHÚA xuất hiện để nói với mình rằng: Cha đang ở đây, con à!
Trong cơn đau bệnh, Jane sống trong bình an. Cô rước lễ hàng ngày. Gần đúng hai tháng trước khi qua đời, ngày 22-4-1966, Jane cho mời tất cả các huynh trưởng hướng đạo và Cha Tuyên Úy đến nhà thương để cùng suy tư và chia sẻ về Các Mối Phúc Thật. Jane nói:
- ”Phúc cho ai có tinh thần nghèo khó, vì Nước Trời là của họ”. Câu này có nghĩa là tự chấp nhận mình là hư không và chờ đợi tất cả đến từ Chúa. Đây là cuộc dấn thân trọn vẹn. Giáo huấn của Chúa thật trái ngược với bản tính con người. Vì thế, nếu không có ơn thánh trợ giúp thì con người không thể thi hành giáo huấn của Chúa.. Cái chết là cánh cửa đưa đến THIÊN CHÚA.
Chính với tâm tình con thơ phó thác và niềm tin vô bờ nơi THIÊN CHÚA mà Jane Audrain êm ái trút hơi thở cuối cùng trong vòng tay yêu thương trìu mến của Cha Mẹ.
... ”Bạn tình của anh hỡi, nàng đẹp tựa Tia-Xa, duyên dáng tựa Giêrusalem, oai hùng như đạo binh chỉnh tề hàng ngũ.. Có đến sáu mươi hoàng hậu, cả tám chục phi tần, còn cung nữ thì nhiều vô kể. Nhưng, bồ câu của tôi là duy nhất, người đẹp của tôi chỉ có một, thật mười phân vẹn mười. Mẹ nàng có mình nàng là gái, và nàng được thân mẫu rất mực cưng chiều. Các thiếu nữ trông thấy nàng đều ngợi khen nàng diễm phúc; hoàng hậu phi tần đều tán tụng: ”Kìa bà nào xuất hiện như rạng đông, diễm kiều như vầng nguyệt, lộng lẫy tựa thái dương, oai hùng như đạo binh chỉnh tề hàng ngũ?” (Sách Diễm Ca 6,4-10).
(Daniel-Ange, ”Les Témoins de l'Avenir”, Le Sarment FAYARD, 1989, trang 253-283)
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
- Mẹ ơi, cho con một liều thuốc giảm đau đi Mẹ!
Thấy đến lúc cần phải tỏ bày sự thật với con gái, bà Betty dịu dàng nói với con:
- Con à, Giáo Hội Công Giáo hết mực yêu thương con cái khi chúng đau ốm, nên đã chuẩn bị một phương dược cho con sáng nay. Đó là bí tích Xức Dầu Bệnh Nhân. Con có muốn lãnh nhận không?
Jane can đảm trả lời:
- Có!
Bà Mẹ hỏi tiếp:
- Khi nào?
Jane đáp:
- Chiều nay!
Đang đứng cạnh giường con, ông Pierre quỳ xuống, nghiêng mình trên con, ông thầm thì:
- Con à, Mẹ con và Ba nghĩ rằng Chúa sắp gọi con về với Ngài. Phần con, con có bằng đón tiếp Ngài khi Ngài đến thăm con không?
Jane đáp ngay:
- Có!
Đó là mẫu đối thoại ngắn giữa Cha Mẹ và Jane Audrain, một thiếu nữ vui tươi, tràn đầy nhựa sống, ba tuần trước khi nhắm mắt lìa đời, hưởng dương 18 tuổi!
Lời đáp nhanh nhẹn: Có! làm vui lòng THIÊN CHÚA biết bao! Nó biểu lộ Đức Tin Công Giáo vững mạnh và niềm phó thác vô bờ nơi THIÊN CHÚA là CHA.
Jane Audrain chào đời ngày 10-1-1948 tại Nantes, miền Bắc nước Pháp, và là chị cả của một gia đình có 5 người con. Ông bà Betty và Pierre biết giáo dục con cái, dạy cho Jane sớm khám phá ra Tình Yêu trìu mến của THIÊN CHÚA, dọc theo cuộc đời của mình.
Jane có bản tính cương nghị, yêu thích cố gắng và thật ranh mãnh. Cô gái có nhiều bạn và vun trồng tình bạn qua giao tiếp và qua thư từ. Thêm vào đó, Jane là một hướng đạo sinh. Phong trào hướng đạo Công Giáo đào luyện Jane thành một thiếu nữ tháo vát, can đảm và vui tươi. Nhưng Jane giữ riêng cho mình một mảnh vườn kín. Đó là cuốn nhật ký. Cô thiếu nữ gửi gắm tâm tình, suy tư và nhận xét về biến cố xảy ra hàng ngày trong cuốn NHẬT KÝ thân yêu, bắt đầu vào năm lên 14 tuổi. Người ta chỉ biết cuốn Nhật Ký sau khi Jane qua đời vào năm 18 tuổi.
Những thư từ viết cho bạn bè và các anh chị em họ hàng cũng là tài liệu quý hóa, để lộ biến chuyển tâm linh và nhất là Đức Tin, kể từ khi Jane bị bệnh từ đầu tháng 5 năm 1965 cho đến lúc qua đời ngày 10-6-1966, nghĩa là tròn một năm.
Tháng 5 năm 1965, Jane bị con lừa đá cho một cú vào đầu gối, bị bầm tím và bị u lên một cục. Tưởng chỉ là tai nạn nhẹ thôi. Nào ngờ vết thương làm độc vì bị nhiễm trùng. Khi đưa vào một nhà thương ở Paris, và sau khi khám nghiệm, bác sĩ quyết định mổ và cưa chân bị thương. Quả là một tin sét đánh cho Cha Mẹ cũng như cho chính Jane. Khi được biết quyết định, ông Pierre bắt đầu chuẩn bị tinh thần cho con. Ông cùng con cầu nguyện suốt buổi sáng. Vì thế khi được chính thức hỏi ý kiến, Jane gục đầu nhỏ vài giọt nước mắt, rồi ngẩng mặt lên, mỉm cười nhìn bác sĩ và đáp:
- Thưa bác sĩ, con không lo sợ!
Bị cắt bỏ một chân, sau đó Jane phải tập đi với chân giả. Đây là thời kỳ vô cùng thử thách. Có những lúc cô gái cảm thấy chán nản tuyệt vọng. Nhưng khi qua khỏi những giây phút đó, Jane lại tìm thấy niềm tin, một niềm tin vững mạnh, được thanh luyện bởi đau khổ.
Những ngày lưu lại nhà thương Jane khám phá ra thế giới đau khổ, đau khổ của chính mình và đau khổ của người khác. Jane viết cho Catherine, cô bạn cùng lớp:
- Mình nằm cùng phòng với hai phụ nữ cao niên, rất dễ thương. Mỗi buổi tối, mình cùng 2 bà lần chung 2 chục Kinh MÂN CÔI. Mình rất thích như vậy, vì lời cầu nguyện kết hợp chúng ta lại với nhau.. Nhà thương là thế giới của đau khổ và mình ước ao bạn thành công trong việc khuyến khích toàn lớp cầu nguyện cho các bệnh nhân.. Có những ngày mình cảm thấy thật can đảm, nhưng không thiếu những ngày mình cảm thấy thật khổ sở. Chính lúc này đây THIÊN CHÚA xuất hiện để nói với mình rằng: Cha đang ở đây, con à!
Trong cơn đau bệnh, Jane sống trong bình an. Cô rước lễ hàng ngày. Gần đúng hai tháng trước khi qua đời, ngày 22-4-1966, Jane cho mời tất cả các huynh trưởng hướng đạo và Cha Tuyên Úy đến nhà thương để cùng suy tư và chia sẻ về Các Mối Phúc Thật. Jane nói:
- ”Phúc cho ai có tinh thần nghèo khó, vì Nước Trời là của họ”. Câu này có nghĩa là tự chấp nhận mình là hư không và chờ đợi tất cả đến từ Chúa. Đây là cuộc dấn thân trọn vẹn. Giáo huấn của Chúa thật trái ngược với bản tính con người. Vì thế, nếu không có ơn thánh trợ giúp thì con người không thể thi hành giáo huấn của Chúa.. Cái chết là cánh cửa đưa đến THIÊN CHÚA.
Chính với tâm tình con thơ phó thác và niềm tin vô bờ nơi THIÊN CHÚA mà Jane Audrain êm ái trút hơi thở cuối cùng trong vòng tay yêu thương trìu mến của Cha Mẹ.
... ”Bạn tình của anh hỡi, nàng đẹp tựa Tia-Xa, duyên dáng tựa Giêrusalem, oai hùng như đạo binh chỉnh tề hàng ngũ.. Có đến sáu mươi hoàng hậu, cả tám chục phi tần, còn cung nữ thì nhiều vô kể. Nhưng, bồ câu của tôi là duy nhất, người đẹp của tôi chỉ có một, thật mười phân vẹn mười. Mẹ nàng có mình nàng là gái, và nàng được thân mẫu rất mực cưng chiều. Các thiếu nữ trông thấy nàng đều ngợi khen nàng diễm phúc; hoàng hậu phi tần đều tán tụng: ”Kìa bà nào xuất hiện như rạng đông, diễm kiều như vầng nguyệt, lộng lẫy tựa thái dương, oai hùng như đạo binh chỉnh tề hàng ngũ?” (Sách Diễm Ca 6,4-10).
(Daniel-Ange, ”Les Témoins de l'Avenir”, Le Sarment FAYARD, 1989, trang 253-283)
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét