Những tranh cãi chung quanh việc lãnh nhận các bí tích của người
Công Giáo đã ly dị và tái hôn - Đề nghị của Đức Hồng Y Kasper
ĐHY.Walter Kasper |
Một giám mục Tây Ban Nha cho báo chí biết rằng Đức
Giáo Hoàng Phanxicô đã nói trực tiếp với các Giám Mục Tây Ban Nha rằng ngài
không thể thay đổi giáo huấn của Giáo Hội để cho phép những người Công Giáo đã
ly dị và tái hôn được rước lễ.
Đức Giám Mục Demetrio Fernandez của giáo phận Cordoba, Tây Ban Nha nói với nhật báo Diario Cordoba là trong chuyến ad-limina viếng mộ hai Thánh Tông Đồ Phêrô, Phaolô và thăm Tòa Thánh, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp các vị Giám Mục Tây Ban Nha hôm 7 tháng 3 năm 2014. Trong cuộc gặp gỡ này các Giám Mục Tây Ban Nha đã đề cập với Đức Thánh Cha về “đề nghị của Đức Hồng Y Kasper” (được cho là sẽ mở ra khả năng cho người Công Giáo đã ly dị và tái hôn được rước lễ).
Đức Cha Demetrio Fernandez nói:
"Chúng tôi hỏi trực tiếp Đức Giáo Hoàng, và ngài trả lời rằng một người đã kết hôn trong Giáo Hội đã ly dị và dự phần vào một cuộc hôn nhân mới không thể lãnh nhận các bí tích."
Đức Thánh Cha nói thêm rằng giáo huấn của Giáo Hội về vấn đề này đã được thiết lập rõ ràng, theo huấn lệnh của Chúa Giêsu, và không thể thay đổi.
Đức Giám Mục Fernandez nói rằng ngài thấy có nghĩa vụ phải tiết lộ nhận xét của Đức Giáo Hoàng "vì trong thời gian gần đây người ta nói rằng tất cả mọi thứ sẽ thay đổi, nhưng có một số điều chúng ta không thể đổi thay."
“Đề nghị của Đức Hồng Y Kasper”
Đức Cha Demetrio Fernandez đã nêu lên một nhận xét rất đúng là trong thời gian gần đến ngày khai mạc Thượng Hội Đồng Giám Mục về gia đình, nhiều cơ quan truyền thông đã tung ra nhiều thứ tin giật gân, trong đó có vấn đề “đề nghị của Đức Hồng Y Kasper”. Thực chất là Đức Hồng Y Kasper đã nêu ra vấn đề nhưng ngài không có một “đề nghị” cụ thể nào.
Hôm 20 tháng Hai Đức Thánh Cha Phanxicô đã khởi sự Công Nghị Hồng Y đầu tiên trong triều đại giáo hoàng của ngài. Sau khi chào hỏi nhau, Đức Giáo Hoàng và các vị Hồng Y đã bắt đầu ngay một ngày làm việc dài và căng thẳng. Chủ đề chính của cuộc thảo luận của các vị cũng là một trong những mối quan tâm chính của Giáo Hội: đó là thực trạng của gia đình ngày nay.
Tham dự Công Nghị Hồng Y này có tất cả các Hồng Y trên thế giới đang có mặt tại Rôma kể cả 19 vị sẽ được tấn phong vào hai ngày sau đó, tức là ngày 22 tháng Hai.
Đức Hồng Y Walter Kasper là người phát biểu đầu tiên và ngài đề cập đến một vấn đề gai góc là vấn đề bí tích đối với những người Công Giáo đã ly dị và tái hôn. Trước một vấn đề gai góc như thế, Đức Thánh Cha Phanxicô đã yêu cầu Đức Hồng Y Walter Kasper chỉ nêu vấn đề cho các vị Hồng Y thảo luận và không đưa ra một đề nghị giải quyết cụ thể nào. Và nhà thần học người Đức đã làm như vậy.
Những ý chính trong bài phát biểu dài của ngài có thể tóm lược như sau:
- Giáo Hội không thể đặt câu hỏi về những lời của Chúa Giêsu đối với tính chất bất khả phân ly của hôn nhân. Bất cứ ai hy vọng công nghị và Thượng Hội Đồng Giám Mục sẽ đưa ra một giải pháp tổng thể, "dễ dàng", được áp dụng cho tất cả mọi người, là sai lầm.
- Tuy nhiên, do những khó khăn mà gia đình ngày nay phải đối mặt và sự gia tăng đông đảo các cuộc hôn nhân thất bại, những con đường mới có thể được thăm dò để đáp ứng các nhu cầu tâm linh sâu xa của những người đã ly dị và tái hôn nếu họ nhận ra sai lầm của họ, hoán cải và sau một thời gian sám hối chân thành mong được đón nhận cách nào đó các bí tích.
- Quan trọng nhất là Đức Hồng Y Kasper mời gọi các vị Hồng Y xem xét các vấn đề của người ly dị và tái hôn từ quan điểm của những người đau khổ và chân thành xin giúp đỡ. Họ phải được khuyến khích tham gia vào đời sống Giáo Hội.
- Trong thực tế, có những trường hợp mà hiển nhiên rằng mọi nỗ lực cứu vãn cuộc hôn nhân đã thất bại. Có cả những trường hợp bị người phối ngẫu bỏ rơi. Thật là anh hùng khi người vợ hay người chồng bị người phối ngẫu của mình bỏ rơi vẫn tiếp tục sống đơn độc một mình để nuôi con. Nhưng cũng có những trường hợp những người bị bỏ rơi đành chấp nhận bước thêm bước nữa cũng vì lợi ích của con cái của họ.
- Giáo Hội không thể đưa ra một giải pháp ngược lại với giáo huấn của Chúa Giêsu. Không thể dựa vào lòng thương xót mà chuẩn chước cho tính chất bất khả phân ly của bí tích hôn phối. Không thể dựa vào lòng thương xót để tháo thứ cho phép một người tham gia vào một kết hiệp hôn nhân mới trong khi người phối ngẫu cũ vẫn còn sống. Lòng thương xót và sự trung thành với đạo lý Công Giáo phải đi đôi với nhau.
- Tuy nhiên, Đức Hồng Y Kasper nhận định rằng theo Bộ Giáo Luật 1917, những người ly dị và tái hôn được xem là đa thê hay đa phu, là gương mù và thậm chí có thể bị vạ tuyệt thông. Bộ luật mới do Đức Gioan Phaolô II ban hành không đi kèm với những hình phạt: người ly dị và tái hôn không bị vạ tuyệt thông, trong thực tế, họ vẫn được xem là thành viên của Giáo Hội. Theo Đức Hồng Y Kasper, Giáo Hội ngày nay cũng thấy mình trong một tình huống tương tự như những gì đã xảy ra trong thời kỳ Công đồng Vatican II. Vì vậy, ngài tự hỏi liệu có một cách nào đó thay đổi tình hình của những người ly dị và tái hôn nhưng vẫn giữ được truyền thống cốt lõi của đức tin.
Trong phiên họp thứ Hai diễn ra một ngày sau bài phát biểu của Đức Hồng Y Kasper, Đức Thánh Cha đã bắt đầu buổi họp với những nhận xét sau về bài thuyết trình dẫn nhập của Đức Hồng Y Walter Kasper.
"Hôm qua, trước khi ngủ, không phải là ngủ gật, tôi đã đọc đi đọc lại những nhận xét của Đức Hồng Y Kasper. Tôi muốn cảm ơn ngài, vì tôi tìm thấy một thần học sâu sắc, và những tư tưởng thanh thản trong thần học. Thật tốt đẹp khi đọc thần học thanh thản. Nó đã làm tôi phấn chấn và nảy sinh ra ý tưởng này, xin Đức Hồng Y tha thứ cho tôi nếu tôi làm ngài xấu hổ, nhưng ý nghĩ của tôi là: đây được gọi là suy tư thần học trong khi quỳ gối - Cảm ơn Đức Hồng Y rất nhiều."
Đức Giám Mục Demetrio Fernandez của giáo phận Cordoba, Tây Ban Nha nói với nhật báo Diario Cordoba là trong chuyến ad-limina viếng mộ hai Thánh Tông Đồ Phêrô, Phaolô và thăm Tòa Thánh, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp các vị Giám Mục Tây Ban Nha hôm 7 tháng 3 năm 2014. Trong cuộc gặp gỡ này các Giám Mục Tây Ban Nha đã đề cập với Đức Thánh Cha về “đề nghị của Đức Hồng Y Kasper” (được cho là sẽ mở ra khả năng cho người Công Giáo đã ly dị và tái hôn được rước lễ).
Đức Cha Demetrio Fernandez nói:
"Chúng tôi hỏi trực tiếp Đức Giáo Hoàng, và ngài trả lời rằng một người đã kết hôn trong Giáo Hội đã ly dị và dự phần vào một cuộc hôn nhân mới không thể lãnh nhận các bí tích."
Đức Thánh Cha nói thêm rằng giáo huấn của Giáo Hội về vấn đề này đã được thiết lập rõ ràng, theo huấn lệnh của Chúa Giêsu, và không thể thay đổi.
Đức Giám Mục Fernandez nói rằng ngài thấy có nghĩa vụ phải tiết lộ nhận xét của Đức Giáo Hoàng "vì trong thời gian gần đây người ta nói rằng tất cả mọi thứ sẽ thay đổi, nhưng có một số điều chúng ta không thể đổi thay."
“Đề nghị của Đức Hồng Y Kasper”
Đức Cha Demetrio Fernandez đã nêu lên một nhận xét rất đúng là trong thời gian gần đến ngày khai mạc Thượng Hội Đồng Giám Mục về gia đình, nhiều cơ quan truyền thông đã tung ra nhiều thứ tin giật gân, trong đó có vấn đề “đề nghị của Đức Hồng Y Kasper”. Thực chất là Đức Hồng Y Kasper đã nêu ra vấn đề nhưng ngài không có một “đề nghị” cụ thể nào.
Hôm 20 tháng Hai Đức Thánh Cha Phanxicô đã khởi sự Công Nghị Hồng Y đầu tiên trong triều đại giáo hoàng của ngài. Sau khi chào hỏi nhau, Đức Giáo Hoàng và các vị Hồng Y đã bắt đầu ngay một ngày làm việc dài và căng thẳng. Chủ đề chính của cuộc thảo luận của các vị cũng là một trong những mối quan tâm chính của Giáo Hội: đó là thực trạng của gia đình ngày nay.
Tham dự Công Nghị Hồng Y này có tất cả các Hồng Y trên thế giới đang có mặt tại Rôma kể cả 19 vị sẽ được tấn phong vào hai ngày sau đó, tức là ngày 22 tháng Hai.
Đức Hồng Y Walter Kasper là người phát biểu đầu tiên và ngài đề cập đến một vấn đề gai góc là vấn đề bí tích đối với những người Công Giáo đã ly dị và tái hôn. Trước một vấn đề gai góc như thế, Đức Thánh Cha Phanxicô đã yêu cầu Đức Hồng Y Walter Kasper chỉ nêu vấn đề cho các vị Hồng Y thảo luận và không đưa ra một đề nghị giải quyết cụ thể nào. Và nhà thần học người Đức đã làm như vậy.
Những ý chính trong bài phát biểu dài của ngài có thể tóm lược như sau:
- Giáo Hội không thể đặt câu hỏi về những lời của Chúa Giêsu đối với tính chất bất khả phân ly của hôn nhân. Bất cứ ai hy vọng công nghị và Thượng Hội Đồng Giám Mục sẽ đưa ra một giải pháp tổng thể, "dễ dàng", được áp dụng cho tất cả mọi người, là sai lầm.
- Tuy nhiên, do những khó khăn mà gia đình ngày nay phải đối mặt và sự gia tăng đông đảo các cuộc hôn nhân thất bại, những con đường mới có thể được thăm dò để đáp ứng các nhu cầu tâm linh sâu xa của những người đã ly dị và tái hôn nếu họ nhận ra sai lầm của họ, hoán cải và sau một thời gian sám hối chân thành mong được đón nhận cách nào đó các bí tích.
- Quan trọng nhất là Đức Hồng Y Kasper mời gọi các vị Hồng Y xem xét các vấn đề của người ly dị và tái hôn từ quan điểm của những người đau khổ và chân thành xin giúp đỡ. Họ phải được khuyến khích tham gia vào đời sống Giáo Hội.
- Trong thực tế, có những trường hợp mà hiển nhiên rằng mọi nỗ lực cứu vãn cuộc hôn nhân đã thất bại. Có cả những trường hợp bị người phối ngẫu bỏ rơi. Thật là anh hùng khi người vợ hay người chồng bị người phối ngẫu của mình bỏ rơi vẫn tiếp tục sống đơn độc một mình để nuôi con. Nhưng cũng có những trường hợp những người bị bỏ rơi đành chấp nhận bước thêm bước nữa cũng vì lợi ích của con cái của họ.
- Giáo Hội không thể đưa ra một giải pháp ngược lại với giáo huấn của Chúa Giêsu. Không thể dựa vào lòng thương xót mà chuẩn chước cho tính chất bất khả phân ly của bí tích hôn phối. Không thể dựa vào lòng thương xót để tháo thứ cho phép một người tham gia vào một kết hiệp hôn nhân mới trong khi người phối ngẫu cũ vẫn còn sống. Lòng thương xót và sự trung thành với đạo lý Công Giáo phải đi đôi với nhau.
- Tuy nhiên, Đức Hồng Y Kasper nhận định rằng theo Bộ Giáo Luật 1917, những người ly dị và tái hôn được xem là đa thê hay đa phu, là gương mù và thậm chí có thể bị vạ tuyệt thông. Bộ luật mới do Đức Gioan Phaolô II ban hành không đi kèm với những hình phạt: người ly dị và tái hôn không bị vạ tuyệt thông, trong thực tế, họ vẫn được xem là thành viên của Giáo Hội. Theo Đức Hồng Y Kasper, Giáo Hội ngày nay cũng thấy mình trong một tình huống tương tự như những gì đã xảy ra trong thời kỳ Công đồng Vatican II. Vì vậy, ngài tự hỏi liệu có một cách nào đó thay đổi tình hình của những người ly dị và tái hôn nhưng vẫn giữ được truyền thống cốt lõi của đức tin.
Trong phiên họp thứ Hai diễn ra một ngày sau bài phát biểu của Đức Hồng Y Kasper, Đức Thánh Cha đã bắt đầu buổi họp với những nhận xét sau về bài thuyết trình dẫn nhập của Đức Hồng Y Walter Kasper.
"Hôm qua, trước khi ngủ, không phải là ngủ gật, tôi đã đọc đi đọc lại những nhận xét của Đức Hồng Y Kasper. Tôi muốn cảm ơn ngài, vì tôi tìm thấy một thần học sâu sắc, và những tư tưởng thanh thản trong thần học. Thật tốt đẹp khi đọc thần học thanh thản. Nó đã làm tôi phấn chấn và nảy sinh ra ý tưởng này, xin Đức Hồng Y tha thứ cho tôi nếu tôi làm ngài xấu hổ, nhưng ý nghĩ của tôi là: đây được gọi là suy tư thần học trong khi quỳ gối - Cảm ơn Đức Hồng Y rất nhiều."
Đặng Tự Do9/27/2014(vietcatholic)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét