Tòa Thánh lên án nạn nô lệ hiện đại
Tin Catholic World News ngày 12 tháng Chín cho
hay Đức TGM Silvano Tomasi, Đại Diện Thường Trực của Tòa Thánh cạnh các văn
phòng LHQ tại Genève vừa lên tiếng tố cáo các hành động của các nhóm Duy Hồi
Giáo khi đề cập tới nạn nô lệ hiện đại.
Nhân khi nhận định phúc trình mới đây của LHQ về nạn nô lệ, Đức TGM Tomasi nói rằng “một số hình thức nô lệ hiện đại đầy kinh hoàng đang lôi kéo chú ý chính đáng của giới truyền thông và cộng đồng quốc tế nói chung; các hình thức này bao gồm những vụ bắt cóc hàng loạt và mua bán các thiếu nữ dưới các chiêu bài giả tạo của giáo huấn tôn giáo như là hình thức của Boko Haram tại Nigeria, chẳng hạn, hay của nhóm tự gọi là Quốc Gia Hồi Giáo tại Bắc Iraq”.
Đức TGM Tomasi cũng lên án “các hình thức nô lệ tinh tế hơn rất đáng được lưu ý, trong đó có việc 5.7 triệu trẻ em đang là nạn nhân của lao động cưỡng bức và để trả nợ, nô dịch ngay trong nhà, bị kết hôn sớm, cưỡng bức và để hầu hạ, làm những công việc như những trẻ em nô lệ và các hình thức nô lệ trên căn bản đẳng cấp. Các hình thức nô lệ này đang gây tác hại cho biết bao nhiêu cuộc đời và không chỉ giới hạn trong các nước nghèo và đang mở mang”.
Trong tham luận của ngài, Đức TGM Tomasi cũng nhắc tới việc “khoảng 250,000 trẻ em đang bị cưỡng bách tòng quân và thậm chí còn bị dùng làm bia đỡ đạn ngay trên các tuyến đầu của các tranh chấp vũ trang”.
Về các hình thức nô lệ tinh tế hơn, ngài nói thêm rằng các yếu tố góp phần vào việc quảng bá các hình thức nô lệ này có việc “gia tăng các trường hợp nghèo khổ tuyệt đối nơi nhiều gia đình gây ra do các cuộc khủng hoảng kinh tế, thiếu giáo dục và mù chữ, thất nghiệp lâu năm và xem ra không thể đảo ngược từng buộc người ta phải làm những công việc không chính thức, không được trả công xứng đáng hay không được bảo vệ về xã hội, hoặc phải cưỡng bức di cư, và trở thành nạn nhân của nạn buôn bán người”.
Mặc dù cộng đồng quốc tế đã khai triển nhiều công ước và thỏa ước quốc tế nhằm chống lại các hình thức nô lệ hiện đại, quan sát viên của Tòa Thánh vẫn nhận thấy cần phải có ý chí chính trị mạnh mẽ hơn để đảm bảo tính hữu hiệu cho các phương thế này và để gia tăng ý thức quần chúng. “Ta cần phải phá bỏ sự im lặng của ta trước vết thương tác hoác trong cơ thể xã hội hiện đại này và động viên mọi người nam nữ có thiện chí để họ lớn tiếng hô lên: Đủ rồi!”. Ngài nói thêm: Đức GH Phanxicô đã lợi dụng mọi dịp để tố cáo “nhiều hình thức nô lệ ghê tởm vẫn còn đang hiện diện trong thế giới ngày nay” và đã “cùng nhiều nhà lãnh đạo các truyền thống tôn giáo lớn khác cổ vũ các lý tưởng đức tin và giá trị nhân bản chung nhằm tận diệt nạn nô lệ và buôn người hiện đại… cho mọi thời đại”.
Sau đây là nguyên văn tham luận của Đức TGM Tomasi
Thưa Ông Chủ Tịch
Phái đoàn của tôi xin cám ơn Tường Trình Viên Đặc Biệt về các hình thức nô lệ hiện đại, bao gồm các nguyên nhân và hậu quả của nó, vì báo cáo hợp thời của bà, cả về các hoạt động diễn ra dưới thời vị tiền nhiệm của bà lẫn các ưu tiên của chính bà trong thời kỳ 2014 tới 2017.
Một số hình thức nô lệ hiện đại đầy kinh hoàng đang lôi kéo chú ý chính đáng của giới truyền thông và cộng đồng quốc tế nói chung; các hình thức này bao gồm những vụ bắt cóc hàng loạt và mua bán các thiếu nữ dưới các chiêu bài giả tạo của giáo huấn tôn giáo như là hình thức của Boko Haram tại Nigeria, chẳng hạn, hay của nhóm tự gọi là Quốc Gia Hồi Giáo tại Bắc Iraq. Khoảng 250,000 trẻ em đang bị cưỡng bách tòng quân và thậm chí còn bị dùng làm bia đỡ đạn ngay trên các tuyến đầu của các tranh chấp vũ trang. Thưa ông Chủ Tịch, tuy không có ý định làm ngơ hay giảm thiểu mối quan tâm đối với những vi phạm nhân phẩm đáng xấu hổ này, Tòa Thánh xin ghi nhận ý định đã được Bà Tường Trình Viên Đặc Biệt tuyên bố nhằm đề cập tới các hình thức nô lệ tinh tế hơn rất đáng được lưu ý, trong đó có việc 5.7 triệu trẻ em đang là nạn nhân của lao động cưỡng bức và để trả nợ, nô dịch ngay trong nhà, bị kết hôn sớm, cưỡng bức và để hầu hạ, làm những công việc như những trẻ em nô lệ và các hình thức nô lệ trên căn bản đẳng cấp. Các hình thức nô lệ này đang gây tác hại cho biết bao nhiêu cuộc đời và không chỉ giới hạn trong các nước nghèo và đang mở mang.
Trong khi nhìn nhận rằng chính động lực kiếm lợi đã thúc đẩy một cách ích kỷ nhu cầu cần lao động cưỡng bách và các hình thức nô lệ hiện đại khác, Bà Tường Trình Viên Đặc Biệt còn cho thấy nhiều nhân tố “thúc đẩy” quan trọng khác, trong đó, có việc gia tăng các trường hợp nghèo khổ tuyệt đối nơi nhiều gia đình gây ra do các cuộc khủng hoảng kinh tế, thiếu giáo dục và mù chữ, thất nghiệp lâu năm và xem ra không thể đảo ngược từng buộc người ta phải làm những công việc không chính thức, không được trả công xứng đáng hay không được bảo vệ về xã hội, hoặc phải cưỡng bức di cư, và trở thành nạn nhân của nạn buôn bán người.
Cộng đồng quốc tế vốn đã khai triển, và cố gắng thực thi, khá nhiều các công ước và hiệp ước quốc tế để chống lại các hình thức nô lệ hiện đại. Tuy nhiên, phái đoàn của tôi tin rằng các phương thế này sẽ không chu toàn các mục tiêu của chúng cách trọn vẹn nếu ta không đồng thời thúc đẩy một ý chí chính trị rộng rãi hơn và mời gọi mọi thành viên của xã hội can dự vào. Ta cần phải phá bỏ sự im lặng của ta trước “… vết thương tác hoác trong cơ thể xã hội hiện đại này” và động viên “…mọi người nam nữ có thiện chí để họ lớn tiếng hô lên: Đủ rồi!”. Đức GH Phanxicô đã lợi dụng mọi dịp để tố cáo “nhiều hình thức nô lệ ghê tởm vẫn còn đang hiện diện trong thế giới ngày nay”. Do đó, ngài đã cùng nhiều nhà lãnh đạo các truyền thống tôn giáo lớn khác cổ vũ các lý tưởng đức tin và giá trị nhân bản chung nhằm tận diệt nạn nô lệ và buôn người hiện đại khỏi thế giới chúng ta và cho mọi thời đại. Hơn nữa, Đức Thánh Cha còn tuyên bố rằng chủ đề “không còn nô lệ nữa, chỉ còn các anh chị em mà thôi” sẽ là tựa đề cho một thông điệp nhân Ngày Hòa Bình Thế Giới lần thứ 48 sắp tới.
Thưa ông Chủ Tịch, để phản công nạn nô lệ cách hữu hiệu, phẩm giá bất khả vi phạm của mỗi con người cần được nhìn nhận trước nhất: tất cả chúng ta đều là những thành viên bình đẳng của một gia đình nhân loại duy nhất và do đó, chúng ta phải bác bỏ bất cứ sự bất bình đẳng nào khiến người này được phép nô dịch người kia. Chúng ta được mời gọi hành động ở khắp nơi một cách đầy yêu thương và quảng đại hỗ tương, một điều sẽ dẫn tới việc giải phóng và bao gồm mọi người.
Nhân khi nhận định phúc trình mới đây của LHQ về nạn nô lệ, Đức TGM Tomasi nói rằng “một số hình thức nô lệ hiện đại đầy kinh hoàng đang lôi kéo chú ý chính đáng của giới truyền thông và cộng đồng quốc tế nói chung; các hình thức này bao gồm những vụ bắt cóc hàng loạt và mua bán các thiếu nữ dưới các chiêu bài giả tạo của giáo huấn tôn giáo như là hình thức của Boko Haram tại Nigeria, chẳng hạn, hay của nhóm tự gọi là Quốc Gia Hồi Giáo tại Bắc Iraq”.
Đức TGM Tomasi cũng lên án “các hình thức nô lệ tinh tế hơn rất đáng được lưu ý, trong đó có việc 5.7 triệu trẻ em đang là nạn nhân của lao động cưỡng bức và để trả nợ, nô dịch ngay trong nhà, bị kết hôn sớm, cưỡng bức và để hầu hạ, làm những công việc như những trẻ em nô lệ và các hình thức nô lệ trên căn bản đẳng cấp. Các hình thức nô lệ này đang gây tác hại cho biết bao nhiêu cuộc đời và không chỉ giới hạn trong các nước nghèo và đang mở mang”.
Trong tham luận của ngài, Đức TGM Tomasi cũng nhắc tới việc “khoảng 250,000 trẻ em đang bị cưỡng bách tòng quân và thậm chí còn bị dùng làm bia đỡ đạn ngay trên các tuyến đầu của các tranh chấp vũ trang”.
Về các hình thức nô lệ tinh tế hơn, ngài nói thêm rằng các yếu tố góp phần vào việc quảng bá các hình thức nô lệ này có việc “gia tăng các trường hợp nghèo khổ tuyệt đối nơi nhiều gia đình gây ra do các cuộc khủng hoảng kinh tế, thiếu giáo dục và mù chữ, thất nghiệp lâu năm và xem ra không thể đảo ngược từng buộc người ta phải làm những công việc không chính thức, không được trả công xứng đáng hay không được bảo vệ về xã hội, hoặc phải cưỡng bức di cư, và trở thành nạn nhân của nạn buôn bán người”.
Mặc dù cộng đồng quốc tế đã khai triển nhiều công ước và thỏa ước quốc tế nhằm chống lại các hình thức nô lệ hiện đại, quan sát viên của Tòa Thánh vẫn nhận thấy cần phải có ý chí chính trị mạnh mẽ hơn để đảm bảo tính hữu hiệu cho các phương thế này và để gia tăng ý thức quần chúng. “Ta cần phải phá bỏ sự im lặng của ta trước vết thương tác hoác trong cơ thể xã hội hiện đại này và động viên mọi người nam nữ có thiện chí để họ lớn tiếng hô lên: Đủ rồi!”. Ngài nói thêm: Đức GH Phanxicô đã lợi dụng mọi dịp để tố cáo “nhiều hình thức nô lệ ghê tởm vẫn còn đang hiện diện trong thế giới ngày nay” và đã “cùng nhiều nhà lãnh đạo các truyền thống tôn giáo lớn khác cổ vũ các lý tưởng đức tin và giá trị nhân bản chung nhằm tận diệt nạn nô lệ và buôn người hiện đại… cho mọi thời đại”.
Sau đây là nguyên văn tham luận của Đức TGM Tomasi
Thưa Ông Chủ Tịch
Phái đoàn của tôi xin cám ơn Tường Trình Viên Đặc Biệt về các hình thức nô lệ hiện đại, bao gồm các nguyên nhân và hậu quả của nó, vì báo cáo hợp thời của bà, cả về các hoạt động diễn ra dưới thời vị tiền nhiệm của bà lẫn các ưu tiên của chính bà trong thời kỳ 2014 tới 2017.
Một số hình thức nô lệ hiện đại đầy kinh hoàng đang lôi kéo chú ý chính đáng của giới truyền thông và cộng đồng quốc tế nói chung; các hình thức này bao gồm những vụ bắt cóc hàng loạt và mua bán các thiếu nữ dưới các chiêu bài giả tạo của giáo huấn tôn giáo như là hình thức của Boko Haram tại Nigeria, chẳng hạn, hay của nhóm tự gọi là Quốc Gia Hồi Giáo tại Bắc Iraq. Khoảng 250,000 trẻ em đang bị cưỡng bách tòng quân và thậm chí còn bị dùng làm bia đỡ đạn ngay trên các tuyến đầu của các tranh chấp vũ trang. Thưa ông Chủ Tịch, tuy không có ý định làm ngơ hay giảm thiểu mối quan tâm đối với những vi phạm nhân phẩm đáng xấu hổ này, Tòa Thánh xin ghi nhận ý định đã được Bà Tường Trình Viên Đặc Biệt tuyên bố nhằm đề cập tới các hình thức nô lệ tinh tế hơn rất đáng được lưu ý, trong đó có việc 5.7 triệu trẻ em đang là nạn nhân của lao động cưỡng bức và để trả nợ, nô dịch ngay trong nhà, bị kết hôn sớm, cưỡng bức và để hầu hạ, làm những công việc như những trẻ em nô lệ và các hình thức nô lệ trên căn bản đẳng cấp. Các hình thức nô lệ này đang gây tác hại cho biết bao nhiêu cuộc đời và không chỉ giới hạn trong các nước nghèo và đang mở mang.
Trong khi nhìn nhận rằng chính động lực kiếm lợi đã thúc đẩy một cách ích kỷ nhu cầu cần lao động cưỡng bách và các hình thức nô lệ hiện đại khác, Bà Tường Trình Viên Đặc Biệt còn cho thấy nhiều nhân tố “thúc đẩy” quan trọng khác, trong đó, có việc gia tăng các trường hợp nghèo khổ tuyệt đối nơi nhiều gia đình gây ra do các cuộc khủng hoảng kinh tế, thiếu giáo dục và mù chữ, thất nghiệp lâu năm và xem ra không thể đảo ngược từng buộc người ta phải làm những công việc không chính thức, không được trả công xứng đáng hay không được bảo vệ về xã hội, hoặc phải cưỡng bức di cư, và trở thành nạn nhân của nạn buôn bán người.
Cộng đồng quốc tế vốn đã khai triển, và cố gắng thực thi, khá nhiều các công ước và hiệp ước quốc tế để chống lại các hình thức nô lệ hiện đại. Tuy nhiên, phái đoàn của tôi tin rằng các phương thế này sẽ không chu toàn các mục tiêu của chúng cách trọn vẹn nếu ta không đồng thời thúc đẩy một ý chí chính trị rộng rãi hơn và mời gọi mọi thành viên của xã hội can dự vào. Ta cần phải phá bỏ sự im lặng của ta trước “… vết thương tác hoác trong cơ thể xã hội hiện đại này” và động viên “…mọi người nam nữ có thiện chí để họ lớn tiếng hô lên: Đủ rồi!”. Đức GH Phanxicô đã lợi dụng mọi dịp để tố cáo “nhiều hình thức nô lệ ghê tởm vẫn còn đang hiện diện trong thế giới ngày nay”. Do đó, ngài đã cùng nhiều nhà lãnh đạo các truyền thống tôn giáo lớn khác cổ vũ các lý tưởng đức tin và giá trị nhân bản chung nhằm tận diệt nạn nô lệ và buôn người hiện đại khỏi thế giới chúng ta và cho mọi thời đại. Hơn nữa, Đức Thánh Cha còn tuyên bố rằng chủ đề “không còn nô lệ nữa, chỉ còn các anh chị em mà thôi” sẽ là tựa đề cho một thông điệp nhân Ngày Hòa Bình Thế Giới lần thứ 48 sắp tới.
Thưa ông Chủ Tịch, để phản công nạn nô lệ cách hữu hiệu, phẩm giá bất khả vi phạm của mỗi con người cần được nhìn nhận trước nhất: tất cả chúng ta đều là những thành viên bình đẳng của một gia đình nhân loại duy nhất và do đó, chúng ta phải bác bỏ bất cứ sự bất bình đẳng nào khiến người này được phép nô dịch người kia. Chúng ta được mời gọi hành động ở khắp nơi một cách đầy yêu thương và quảng đại hỗ tương, một điều sẽ dẫn tới việc giải phóng và bao gồm mọi người.
Vũ Văn An9/14/2014(vietcatholic)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét