06/10/2014
Thứ Hai sau Chúa Nhật
27 Quanh Năm
Bài
Ðọc I: (Năm II) Gl 1, 6-12
"Tin
Mừng do tôi rao giảng không phải thuộc về loài người, nhưng là do Ðức Giêsu
Kitô mạc khải".
Trích
thư Thánh Phalô Tông đồ gửi tín hữu Galata.
Anh
em thân mến, tôi ngạc nhiên thấy anh em thay lòng đổi dạ chóng như thế đối với
Ðấng đã kêu gọi anh em thông phần vào ân sủng của Ðức Kitô, để anh em quay sang
một tin mừng khác: Tin mừng khác làm gì có, chỉ có những kẻ phá rối anh em và
muốn anh em đảo lộn Tin Mừng của Ðức Kitô. Nhưng cho dù chúng tôi, hay một
thiên thần nào từ trời đến giảng tin mừng khác với Tin Mừng chúng tôi đã rao giảng
cho anh em, thì người đó bị chúc dữ. Như chúng tôi đã nói trước, và giờ đây tôi
xin nói lại rằng: Nếu ai trong anh em rao giảng cho anh em Tin Mừng khác hơn điều
anh em đã lãnh nhận, thì người đó bị chúc dữ.
Giờ
đây, tôi phải làm vừa lòng người ta hay là Thiên Chúa? Nào có phải tôi tìm cách
làm vừa lòng người ta sao? Nếu tôi còn làm vừa lòng thiên hạ, thì tôi không phải
là đầy tớ của Ðức Kitô.
Anh
em thân mến, tôi cho anh em biết rằng Tin Mừng do tôi rao giảng không phải thuộc
về loài người, vì tôi không nhận cũng không học với loài người, nhưng là do Ðức
Giêsu Kitô mạc khải.
Ðó
là lời Chúa.
Ðáp
Ca: Tv 110, 1-2. 7-8. 9 và 10c
Ðáp: Cho tới muôn
đời Chúa vẫn nhớ lời minh ước (c. 5b).
Xướng:
1) Tôi sẽ ca tụng Chúa hết lòng, trong nhóm hiền nhân và trong Công hội. Vĩ đại
thay công cuộc của Chúa tôi, thực đáng cho những người mến yêu quan tâm học hỏi.
- Ðáp.
2)
Công cuộc tay Chúa làm ra đều chân thật và công chính, mọi giới răn của Người đều
đáng cậy tin. Những giới răn đó được lập ra cho đến muôn ngàn đời, được ban
hành một cách chân thành và đoan chính. - Ðáp.
3)
Chúa đã gửi tặng ơn giải phóng cho dân Người, để thiết lập lời minh ước tới
muôn đời. Danh Người thực là thánh thiện và khả úy. Lời khen ngợi Chúa còn tồn
tại tới muôn đời. - Ðáp.
Alleluia:
1 Sm 3, 9; Ga 6, 69
Alleluia,
alleluia! - Lạy Chúa, xin hãy phán, vì tôi tớ Chúa đang lắng tai nghe; Chúa có
lời ban sự sống đời đời. - Alleluia.
Phúc
Âm: Lc 10, 25-37
"Ai
là anh em của tôi?"
Tin
Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi
ấy, có một người thông luật đúng dậy hỏi thử Chúa Giêsu rằng: "Thưa Thầy,
tôi phải làm gì để được sự sống đời đời?" Người nói với ông: "Trong Lề
luật đã chép như thế nào? Ông đọc thấy gì trong đó?" Ông trả lời:
"Ngươi hãy yêu mến Chúa là Thiên Chúa ngươi hết lòng, hết linh hồn, hết sức
và hết trí khôn ngươi, và hãy thương mến anh em như chính mình". Chúa
Giêsu nói: "Ông trả lời đúng, hãy làm như vậy và ông sẽ được sống".
Nhưng người đó muốn bào chữa mình, nên thưa cùng Chúa Giêsu rằng: "Nhưng
ai là anh em của tôi?"
Chúa
Giêsu nói tiếp: "Một người đi từ Giêrusalem xuống Giêricô, và rơi vào tay
bọn cướp; chúng bóc lột người ấy, đánh nhừ tử rồi bỏ đi, để người ấy nửa sống nửa
chết. Tình cờ một tư tế cũng đi qua đường đó, trông thấy nạn nhân, ông liền đi
qua. Cũng vậy, một trợ tế khi đi đến đó, trông thấy nạn nhân, cũng đi qua.
Nhưng một người xứ Samaria đi đường đến gần người ấy, trông thấy và động lòng
thương. Người đó lại gần, băng bó những vết thương, xức dầu và rượu, rồi đỡ nạn
nhân lên lừa của mình, đưa về quán trọ săn sóc. Hôm sau, lấy ra hai quan tiền,
ông trao cho ông chủ quán mà bảo rằng: "Ông hãy săn sóc người ấy, và ngoài
ra còn tốn phí hơn bao nhiêu, khi trở về tôi sẽ trả lại ông".
"Theo
ông nghĩ, ai trong ba người đó là anh em của người bị rơi vào tay bọn cướp?"
Người thông luật trả lời: "Kẻ đã tỏ lòng thương xót với người ấy". Và
Chúa Giêsu bảo ông: "Ông cũng hãy đi và làm như vậy".
Ðó
là lời Chúa.
Suy
Niệm:
Người
Samaritanô Nhân Hậu
Một
phóng viên nọ muốn biết cách đối xử với con người thế nào, ông đã giả vờ làm
người bị thương nằm bên vệ đường cùng với chiếc xe bị hư của ông. Nhiều người
đã đi qua..., cuối cùng có một người dừng xe lại xem xét và đến trạm gọi điện
thoại cho cảnh sát. Người phóng viên đã cẩn thận ghi các số xe đã chạy qua, sau
đó, ông đến tận nhà họ để phỏng vấn. Mỗi người đều nói lên lý do của mình,
nhưng không ai nghĩ mình một ngày kia có thể rơi vào hoàn cảnh như thế: bàn tay
của mình đưa ra để mong tìm được sự nâng đỡ của người khác mà không gặp được.
Người
Samaritanô nhân hậu được nhắc đến trong Tin Mừng hôm nay là chính Chúa Giêsu.
Dĩ nhiên, các tư tế, lêvi có lý do của họ: họ đã sống đúng luật, tuy nhiên luật
đã giết chết lòng yêu thương của con người vì trọng mặt chữ mà thôi. Chúa Giêsu
đã vượt qua luật lệ và hướng dẫn tâm hồn con người lên cao, đi vào chiều sâu của
bác ái. Ngài đã đến với từng con người, Ngài không đứng xa nhìn con người đương
đầu với những khó khăn thử thách trong cuộc sống. Như người Samaritanô nhân hậu,
Ngài đến gần bên con người, Ngài nhìn họ với ánh mắt đầy trắc ẩn, cảm thông,
Ngài cúi xuống băng bó các vết thương của họ và còn tình nguyện trả nợ cho họ bằng
giá máu của Ngài khi chấp nhận chết trên Thập giá để cứu sống và đưa họ về quê
trời.
Lời
Chúa hôm nay mời gọi chúng ta noi theo gương mẫu của người Samaritanô nhân hậu
là hình ảnh của chính Chúa. Chung quanh chúng ta còn biết bao nạn nhân, dưới
nhiều hình thức, đang chờ bàn tay nâng đỡ của chúng ta. Nhưng thử hỏi chúng ta
đã làm được gì? Có thể chúng ta không có tiền bạc, nhưng một lời nói, một nụ cười,
một cử chỉ, một việc làm tốt cũng có sức xoa dịu và cảm thông với những nỗi khổ
đau của đồng loại.
Nguyện
xin Chúa kiện cường lòng bác ái của chúng ta, một lòng bác ái biết tìm đến, dừng
lại và xoa dịu những nỗi khổ đau của người khác; một lòng bác ái vị tha, không
bị lấm bẩn bởi bản tính ích kỷ trục lợi.
Veritas Asia
Lời Chúa Mỗi Ngày
Thứ Hai Tuần 27
TN2, Năm Chẵn.
Bài đọc: Gal 1:6-12; Lk
10:25-37.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Tin Mừng đích thực
Con
người thường hay lầm lẫn giữa cái đích thực với cái giả mạo và ngược lại. Để khỏi
bị lầm lẫn, con người cần phải học hỏi và nhiều khi phải trả giá đắt qua kinh
nghiệm mới có thể phân biệt giữa thực và giả. Trong Bài đọc I, cộng đòan tín hữu
ở Galat lầm lẫn vì họ tin có nhiều Tin Mừng khác nhau; thánh Phaolô chỉ cho họ
thấy đâu là Tin Mừng đích thực. Trong Phúc Âm, thầy thông luật tuy có biết phải
làm gì để được sự sống đời đời nhưng không biết ai là người thân cận để giúp họ.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/
Bài đọc I:
Chỉ có một Tin Mừng đích thực.
Điểm
căn bản trong Thư gởi tín hữu Galat là Thiên Chúa trao ban ân sủng cách nhưng
không cho con người. Thánh Phaolô xác tín rằng con người không thể làm bất cứ
việc gì để xứng đáng được hưởng tình yêu Thiên Chúa. Chỉ có một điều con người
có thể làm là đặt mình hòan tòan dưới lòng thương xót Chúa qua sự biểu tỏ của
niềm tin. Điều quan trọng không phải ở chỗ con người đã làm gì nhưng ở chỗ
Thiên Chúa đã làm cho con người.
1.1/
Chỉ có một Tin Mừng đích thực được mặc khải qua Đức Kitô. Sau khi thánh
Phaolô đã rao giảng Tin Mừng và thành lập cộng đòan Galat, có những người đến
sau ngài đã rao truyền một thứ Tin Mừng theo kiểu của Do-Thái. Họ rao truyền: Nếu
con người muốn làm đẹp lòng Thiên Chúa, con người phải chịu cắt bì và giữ tất cả
các luật lệ như người Do-Thái. Theo họ, con người có thể kiếm điểm với Thiên
Chúa qua việc giữ cẩn thận các luật lệ. Thánh Phaolô sững sờ khi thấy niềm tin
như thế nơi cộng đòan của ngài. Ngài viết cho họ: “Tôi lấy làm ngạc nhiên, khi
thấy anh em trở mặt mau lẹ như thế với Đấng đã kêu gọi anh em nhờ ân sủng của Đức
Kitô, để theo một Tin Mừng khác. Không có Tin Mừng nào khác đâu, mà chỉ có một
vài kẻ phá rối anh em, và muốn làm xáo trộn Tin Mừng của Đức Kitô đó thôi.”
1.2/
Sự kiêu ngạo và ghen tị làm con người phát minh ra một Tin Mừng khác: Những đối thủ của
thánh Phaolô tố cáo: sở dĩ ngài đã loan báo một Tin Mừng không cần giữ luật là
để làm đẹp lòng các tín hữu vì họ không thích bị ràng buộc bởi luật lệ. Ngài phản
đối : Nếu việc giữ luật đủ để con người được hưởng ơn cứu độ thì việc giáng trần
và chịu chết của Chúa Kitô là điều không cần thiết; và Tin Mừng ngài rao giảng
không có lý do để tồn tại. Nhưng Đức Kitô thực sự đã chết cho con người; điều
này chứng minh Lề Luật không đủ để mang lại ơn cứu độ. Thánh Phaolô cũng phản đối
lời tố cáo ngài muốn làm đẹp lòng các tín hữu: “Vậy, giờ đây tôi tìm cách lấy
lòng người đời, hay lấy lòng Thiên Chúa? Phải chăng tôi tìm cách làm đẹp lòng
người đời? Nếu tôi còn muốn làm đẹp lòng người đời, thì tôi không phải là tôi tớ
của Đức Kitô.” Ngài đã mang những vết thương của Chúa Kitô trên thân thể như
người nô lệ mang tên của chủ; và ngài chỉ trung thành và làm đẹp lòng Đức Kitô
mà thôi.
1.3/
Tin Mừng đích thực là do Chúa Kitô mặc khải: Thánh Phaolô nhắc đi nhắc lại
cho mọi người biết: tuy ngài không thuộc về Nhóm Mười Hai, nhưng ngài được sai
đi trực tiếp từ Chúa Kitô Phục Sinh đến các Dân Ngọai, và Tin Mừng ngài rao giảng
không do lòai người truyền lại cho ngài, nhưng được chính Chúa Kitô Phục Sinh mặc
khải.
2/
Phúc Âm:
Ai là người thân cận của tôi?
2.1/
Phải làm gì để được sự sống đời đời? Đây là câu hỏi rất quan trọng và thực tế của cuộc đời,
nhưng người hỏi là thầy thông luật: tuy ông đã biết câu trả lời nhưng vẫn hỏi để
thử Chúa Giêsu. Thay vì cho ông câu trả lời, Chúa Giêsu hỏi lại ông:
"Trong Luật đã viết gì? Ông đọc thế nào?" Ông ấy thưa: "Ngươi phải
yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết sức lực, và
hết trí khôn ngươi (Dt 6:5), và yêu mến người thân cận như chính mình (Lev
19:18)." Đức Giê-su bảo ông ta: "Ông trả lời đúng lắm. Cứ làm như vậy
là sẽ được sống."
2.2/
Ai là người thân cận của tôi? Tuy Jericho cách Jerusalem khỏang 20 dặm nhưng độ cao khác biệt
là 3,600 ft. Đây là đọan đường rất nguy hiểm vì lối đi hẹp và có rất nhiều hang
động, chỗ ẩn của trộm cướp. Rất ít ai dám đi một mình trên quãng đường này. Người
bị đánh trọng thương rất có thể là người Do-Thái vì đi từ Jerusalem xuống. Chúa
Giêsu liệt kê ra 3 lọai người và phản ứng của họ khi nhìn thấy người bị thương:
(1)
Thầy tư tế: là
người Do-Thái. Lý do tại sao ông tránh có thể vì sợ sẽ bị không sạch trong 7
ngày (Num 19:11) nếu động tay vào xác chết, và sẽ không được phục vụ trong Đền
Thờ. Ông đặt việc tế tự trên lòng thương xót khi ông tránh qua bên kia mà đi.
(2)
Thầy Lêvi: cũng
là người Do-Thái. Nhiệm vụ của Levites là phục vụ cung điện nơi Hòm Bia của
Thiên Chúa ngự. Giống như thầy tư tế, ông có lẽ cũng sợ bị không sạch, nên tuy
cũng thấy người bị trọng thương, nhưng rồi cũng tránh qua bên kia mà đi.
(3)
Người Samaria xem người Do-Thái như thù địch và không muốn chung chạ gì với họ.
Nhưng khi thấy người
bị trọng thương, người Samaria không để ý đến nạn nhân là người Do-Thái hay
không, ông chạnh lòng thương nạn nhân đau khổ: một niềm thương xót giữa người với
người.
Ông
ta lại gần, lấy dầu lấy rượu đổ lên vết thương cho người ấy và băng bó lại, rồi
đặt người ấy trên lưng lừa của mình, đưa về quán trọ mà săn sóc. Hôm sau, ông lấy
ra hai quan tiền, trao cho chủ quán và nói: "Nhờ bác săn sóc cho người
này, có tốn kém thêm bao nhiêu, thì khi trở về, chính tôi sẽ hoàn lại
bác."
2.3/
Chúa Giêsu hỏi thầy thông luật: “Vậy theo ông nghĩ, trong ba người đó, ai đã tỏ ra
là người thân cận với người đã bị rơi vào tay kẻ cướp? " Người thông luật
trả lời: "Chính là kẻ đã thực thi lòng thương xót đối với người ấy."
Đức Giê-su bảo ông ta: "Ông hãy đi, và cũng hãy làm như vậy."
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
-
Chúng ta cần phải học hỏi thì mới có thể biết cái chân chính và cái giả tạo; nếu
không sẽ lầm lẫn đi trong bóng tối và dễ bị đánh lừa.
-
Mến Chúa yêu người là phương thức để đạt được sự sống đời đời.
-
Chúng ta không chỉ mến Chúa yêu người bằng miệng, nhưng phải thể hiện bằng cuộc
sống thờ phượng Thiên Chúa và thực hành các việc bác ái.
Linh
mục Anthony Đinh Minh Tiên, OP
HẠT
GIỐNG NẨY MẦM - MÙA QUANH NĂM - TUẦN 27
Lc
10,25-37
A. Hạt giống...
1.
“Ai là người thân cận của tôi ?”. Câu hỏi này của vị Luật sĩ phản ảnh phần nào
chiều hướng của ông :
-
Ông muốn tìm một câu định nghĩa về “người thân cận”. Người do thái thời đó hiểu
“người thân cận” chỉ là những đồng bào do thái với mình.
-
Ông muốn nghe một câu trả lời có tính lý thuyết.
2.
Dụ ngôn người Samari phản ảnh chiều hướng của Chúa Giêsu :
-
Định nghĩa về “người thân cận” không quan trọng bằng thực thi bác ái với người
thân cận (câu 37)
-
Người thân cận là bất cứ ai (không phân biệt dân tộc, tín ngưỡng, quan điểm...).
Hình như hai nhân vật chính trong dụ ngôn này một người là do thái một người là
Samari.
-
Thay vì tìm hiểu ai là người thân cận, tốt hơn nên tỏ ra mình là người thân cận
đối với những kẻ đang cần mình giúp đỡ (câu 36)
B.... nẩy mầm.
1.
“Sống ở đời, ai ai cũng có những lúc tối lửa tắt đèn, có lúc lá rách cần lá
lành, có lúc chị ngã em nâng. Sống ở đời, ai ai mà không cần tới tình yêu.
Nhưng ít người thực hiện tình yêu. Hay nếu có, lại chỉ vỏn vẹn trong một khung
cảnh gia đình hay trong một lũy tre xanh chật hẹp. Cho nên cũng vì vậy mà trần
gian mất đi nhiều nguồn vui thật” (Trích “TMCGK ngày trong tuần”)
2.
“Bác ái là thẻ thông hành có giá trị nhất để vào Nước Trời”. “Bác ái đích thực
không tra vấn, không đặt câu hỏi” (Trích “Mỗi ngày một tin vui”)
3.
Trong thế chiến vừa qua, một sĩ quan Anh thấy một sĩ quan Đức bị trọng thương,
đang oằn oại bên hàng rào kẽm gai. Bom đạn ầm ầm, khói lửa ngút trời, nên không
thể đưa người thương binh vào chỗ an toàn. Cuối cùng, người sĩ quan Anh tự nhủ
: “Mình không đành lòng nhìn một người đau đớn khốn khổ như vậy ! ”Thế là anh
phóng ra giữa lửa đạn, vác người thương binh trên vai và đưa sang phần đất mà
quân Đức chiếm đóng. Khi trận chiến tạm dừng, một sĩ quan Đức bước ra khỏi chiến
hào, tháo chiếc thánh giá bạc đeo trước ngực và gắn cho người sĩ quan Anh.
Lm.Carolo HỒ BẶC
XÁI – Gp. Cần Thơ
06/10/14 THỨ HAI TUẦN
27 TN
Th. Bru-nô, linh mục
Lc 10,25-37
Th. Bru-nô, linh mục
Lc 10,25-37
Suy niệm: Ai
cũng mong muốn xây dựng cho mình sự nghiệp, một sự nghiệp không chỉ tồn tại
vững bền trong đời mình mà còn lưu truyền lại cho đời con đời cháu, và thậm chí
một sự nghiệp tồn tại mãi mãi, như vị luật sĩ kia mong mỏi: “Tôi phải làm gì để được sự sống đời đời làm
gia nghiệp?” Niềm
mong mỏi thật cao xa, nhưng giải pháp Chúa đưa ra để đạt được hạnh phúc Nước
Trời thì ở ngay tầm tay của mỗi người. Hạnh phúc Nước Trời được bắt đầu qua
cách sống của chúng ta với những người xung quanh, đó là yêu thương người thân
cận như chính mình. Nếu chúng ta không tìm được nước ấy trong anh chị em mình,
thì chúng ta chưa có gia nghiệp đời đời.
Mời Bạn: Chúa
đâu có thách đố chúng ta phải 'trèo cao, lặn sâu', mà Ngài đặt chúng ta trong
những mối tương quan ngay bên cạnh mình (huyết thống, phu phụ, huynh đệ ...).
Đó là những người thân cận nhất với chúng ta mà cần giang tay đón nhận và xả
thân phục vụ. Lúc đó, hạnh phúc đời đời đang ở trong tầm tay của bạn, Nước Trời
đã bắt đầu hình thành ngay ở đời này rồi.
Chia sẻ: Ít
nhiều Bạn cũng đã từng giúp đỡ những người đang gặp những cảnh khốn khó. Bạn
nhận thấy những việc đó giúp tinh thần Tin Mừng của Đức Kitô được toả sáng như
thế nào?
Sống Lời Chúa: “Người
thân cận” nhất của bạn hôm nay là ai? Bạn cố gắng tìm ra chia sẻ những gì tốt
đẹp nhất với người ấy cách mau chóng và quảng đại.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin cho con luôn nhìn thấy được hình ảnh của Chúa nơi
anh chị em con, để con không từ chối khi có dịp giúp đỡ tha nhân. Amen.
Hãy
đi và làm như vậy
Yêu những người nghèo như chính mình, yêu cả những
ai đã làm khổ mình. Đó là cách chúng ta rao giảng Tin Mừng cho quê hương Việt
Nam hôm nay.
Suy niệm:
Trong Tin Mừng Mátthêu và
Máccô (Mt 22, 36; Mc 12, 28)
vị luật sĩ đặt câu hỏi về
điều răn nào là điều răn lớn nhất.
Còn theo Tin Mừng Luca, vị
này lại hỏi Đức Giêsu
về việc phải làm gì
để được sự sống đời đời làm gia nghiệp (c. 25).
Đức Giêsu nghĩ rằng câu trả
lời đã có trong sách Luật, nên Ngài hỏi lại ông.
Ông này đã trích sách Đệ Nhị
Luật 6,5 và sách Lêvi 19,18 để trả lời.
Động từ yêu mến diễn
tả thái độ đối với Thiên Chúa và người thân cận:
“Hãy yêu mến Thiên
Chúa với tất cả trái tim con, với tất cả linh hồn con,
với tất cả sức lực con và
với tất cả trí khôn con,
và người thân cận như chính
mình” (c. 27).
Đức Giêsu khen ông trả lời
đúng và khích lệ ông (c. 28).
Như thế giữa Ngài và vị thầy
Do thái giáo đã có sự nhất trí nào đó.
Tình yêu không phải là một
đòi hỏi mới của Kitô giáo,
nhưng tình yêu đã là điều
cốt yếu của Do thái giáo từ xưa.
Vấn đề là phải yêu Thiên
Chúa với tất cả trái tim, linh hồn, sức lực và trí khôn.
Từ tất cả được
lặp lại bốn lần để nói lên một đòi hỏi tận căn, trọn vẹn.
Nhưng Đức Giêsu còn phải trả lời câu hỏi: “Ai là người thân cận của tôi ?”
Ngài đã trả lời bằng một dụ
ngôn nổi tiếng,
qua đó ngài mở rộng quan
niệm truyền thống về người thân cận.
Một người từ Giêrusalem
xuống Giêrikhô.
Anh phải vượt qua đoạn đường
dài gần 25 cây số.
Đoạn đường này thời bấy giờ
có nhiều trộm cướp.
Anh đã bị bọn cướp trấn lột,
đánh nhừ tử và đặt nằm đó nửa sống nửa chết.
Nhìn vào tình cảnh bi đát
của anh, có ai muốn thương giúp anh không?
Có ba người đi qua chỗ anh
nằm, một là thầy tư tế, hai là thầy Lêvi.
Cả hai đều phản ứng như
nhau: thấy và tránh qua bên kia mà đi (cc. 31-32).
Chúng ta không rõ tại sao họ
làm thế.
Có thể vị tư tế sợ mình bị ô
nhơ qua việc đụng chạm đến xác chết,
vì sách Lêvi (21, 1-3) cấm
không được làm thế, trừ phi là xác bà con gần.
Một người Samari là nhân vật thứ ba đi ngang qua nạn nhân.
Hầu chắc nạn nhân này là một
người Do Thái,
vì không có chi tiết nào cho
thấy anh ta là dân ngoại cả.
Giữa dân Do Thái và dân
Samari vốn có mối hiềm thù từ lâu.
Người Samari này cũng thấy
nạn nhân như hai người trước,
nhưng đó không phải là cái
nhìn lạnh lùng, vô cảm.
Anh thấy bằng trái tim mình,
vì thế anh chạnh lòng thương (c. 33).
điều mà hai người trước
không có.
Chính sự thúc đẩy của trái
tim đã khiến anh làm một loạt hành động cụ thể:
lấy dầu và rượu đổ lên vết
thương, băng bó, đặt nạn nhân trên lưng lừa,
đưa về quán trọ săn sóc, ở
lại quán trọ nguyên ngày hôm ấy,
trả tiền cho chủ quán và hứa
sẽ trở lại trả thêm nếu cần (cc. 34-35).
Lòng thương xót thật sự
khiến anh chấp nhận mất công, mất của, mất giờ,
và có thể mất mạng nữa, vì
có thể tên cướp vẫn còn núp đâu đây.
Khi giúp cho kẻ lâm nạn, dù biết đó là một người Do Thái kẻ thù của mình,
người Samari đã làm một phép
lạ lớn.
Đó là biến mình trở thành
người thân cận với anh ấy,
và biến anh ấy, kẻ thù của
mình, trở thành người thân cận với mình.
Đây là phép lạ của tình
thương phá vỡ và vượt qua mọi biên giới
của chủng tộc, tôn giáo và
nhất là vượt qua những thù oán lâu đời.
Để trả lời câu hỏi của vị
luật sĩ: ai là người thân cận của tôi ?
Đức Giêsu đặt câu hỏi ngược
lại cho vị này: “Theo ông,
trong ba người, ai đã trở
nên người thân cận với kẻ bị nạn ?” (c. 36).
Câu hỏi quá dễ, nhưng hàm
chứa một điều mới mẻ sâu xa.
Trước khi giúp một người,
tôi không nên tự hỏi người
này có thân cận với tôi không.
Chúng ta không chỉ giúp
những người thân cận và loại trừ người khác.
Chúng ta giúp một người chỉ
vì người đó đang cần chúng ta.
Giúp đỡ cụ thể là cách tạo
ra người thân cận
Càng giúp nhiều, ta càng có
nhiều người bạn thân.
Vị luật sĩ đã hỏi Đức Giêsu
phải làm gì (c. 25).
Kể xong dụ ngôn, Đức Giêsu
trả lời: Hãy đi và hãy làm như vậy (c. 37).
Đất nước chúng ta đã giàu lên đáng kể, nhưng vẫn không thiếu người nghèo,
nghèo sức khỏe, nghèo tri
thức, nghèo vật chất tối thiểu, nghèo nhân phẩm…
Chúng ta cũng bị cám dỗ
“tránh sang bên kia đường”,
thấy mà làm như không thấy
những Ladarô nằm trước cửa.
Yêu những người nghèo như
chính mình, yêu cả những ai đã làm khổ mình.
Đó là cách chúng ta rao
giảng Tin Mừng cho quê hương Việt Nam hôm nay.
Cầu nguyện:
Lạy Chúa,
lúc đầu
chúng con chỉ muốn cầm tay nhau
để làm
thành một vòng tròn khép kín.
Sau đó
chúng con hiểu rằng
cần
phải buông tay nhau
để nhận
những người bạn mới,
để vòng
tròn được mở rộng đến vô cùng
và trái
tim được lớn lên mãi.
Lạy Chúa, chúng con biết rằng
cần
phải nối vòng tay lớn
xuyên
qua các đại dương và lục địa.
vòng
tay người nối với người,
vòng
tay con người nối với Tạo Hóa.
Chúng con thích Chúa
đứng
chung một vòng tròn
với tất
cả loài người chúng con,
nắm lấy
tay chúng con
và đưa
chúng con lên cao.
Ước gì việc Chúa giang tay trên thập giá
giúp
chúng con biết cầm lấy tay nhau
và nhận
nhau là anh em.
Lm Antôn Nguyễn Cao
Siêu, SJ
Suy niệm
Bài tin mừng hôm
nay kể lại cuộc đối thoại của Chúa Giêsu và người luật sĩ về đức ái và về việc
thực thi đức ai. “Tôi phải làm gì để được sự sống đời đời” người
luật sĩ hỏi một câu hỏi mà ông đã biết được câu trả lời, vì khi Chúa Giêsu hỏi
trong sách luật viết gì ông đã trả lời rất chính xác. Phải chăng ông muốn thử
Chúa Giêsu?
Có lẽ câu hỏi của
người luật sĩ hôm nay cũng là nỗi thao thức khao khát của mỗi người kitô hữu
chúng ta. Chúng ta khao khát được sự sống đời đời, muốn được lên thiên đàng và
chúng ta cũng biết phải làm gì để được điều đó. Nhưng chúng ta cũng như những
người biệt phái chỉ còn thiếu có một điều thôi. Chúa Giêsu đã nhắc nhở người
luật sĩ cũng như nhắt mỗi người chúng ta “hãy đi và làm như vậy”.
Vâng, chúng ta biết
muốn lên thiêng đàng thì phải yêu mến Chúa hết lòng, nghe lời Chúa dạy và thực
thi bác ái yêu thương đối với anh em mình. Nhưng từ cái hiểu biết đến hành động
sao mà khó quá.
Yêu Chúa hết lòng
là phải dành thời gian cho Chúa, thờ phượng Chúa bằng cách đi lễ, đọc kinh,
nhưng sao chúng ta cảm thấy như không có giờ dành cho những chuyện đó.
Yêu mến tha nhân,
thực thi bác ái là chúng ta làm với hết tấm lòng, nhưng sao khi chúng ta làm
thì vẫn còn những toan tính cá nhân, hơn thua, vụ lợi.
Xin Chúa
cho mỗi người chúng con biết nhớ lời Chúa dạy hôm nay “Hãy đi và làm như vậy”,
nghĩa là đi làm bác ái, thực thi lời Chúa dạy với lòng yêu mến chân thành.
Hãy Nâng Tâm Hồn Lên
6 THÁNG MƯỜI
Bánh
Nuôi Nhiệm Thể Đức Kitô
Thánh
Thể là bí tích của sự hiệp thông sự sống với Chúa Kitô. Đó cũng là bí tích xây
dựng cộng đoàn. Cây nho và những cành nho là hình ảnh của cộng đoàn này, bao gồm
tất cả những ai được liên kết trong Đức Kitô nhờ ân sủng và sự thật. Hình ảnh
cây nho và các cành nho nhắc chúng ta về nhu cầu phải sống thực tại Giáo Hội
trong mối hiệp thông sâu xa với Đức Kitô và với anh chị em mình. Giáo Hội là
Nhiệm Thể của những nguời tin – trong đó Chúa Kitô là Đầu và tất cả các tín hữu
là những chi thể.
Sự
sống của thân thể này đến từ mạch nhựa sống siêu nhiên là ân sủng và thân thể
này lớn lên nhờ ánh sáng của Chúa Thánh Thần. “i” (2 Tm 3,5) của đức tin chúng
ta nằm trong chính thân thể này; cũng chính trong thân thể này chứa đựng các mô
liên kết giúp đem lại ý nghĩa và mối hiệp nhất cho các cộng đoàn Kitô hữu trên
khắp cùng thế giới.
Chân
lý này được minh họa bằng một hình ảnh rút ra từ một kỹ thuật nông nghiệp, gọi
là “ghép”. Nhờ Phép Rửa, chúng ta được ghép vào với Đức Kitô (Rm 1,17). Chúng
ta trở nên những cành nho, được nuôi sống bởi cây nho. Vì thế chúng ta đuợc mời
gọi sống hiệp nhất với Đức Kitô và với anh chị em mình. Như vậy, chúng ta là cộng
đoàn của những người đã được nhận Phép Rửa và được cứu chuộc. Chúng ta vẫn còn
thuộc về cộng đoàn này bao lâu chúng ta còn ở lại trong mối hiệp thông với Đức
Kitô và với anh chị em mình. Đức Giêsu vạch cho chúng ta thấy rõ điều gì sẽ xảy
ra khi chúng ta tự tách mình ra khỏi Ngài và anh chị em. Hình ảnh minh họa của
Thánh Kinh giải thích điều này hết sức rõ: Nếu cành nho không ở lại trong mối
liên kết với thân nho thì nó sẽ khô héo đi. Nó bị chặt đi và bị quăng vào lửa.
Nhưng
Thánh Thể không chỉ hàm chứa mối tương quan mật thiết giữa Đức Kitô và mỗi người
tín hữu. Thánh Thể còn được thiết lập để hiệp nhất mọi Kitôhữu trong tư cách là
thân thể của Chúa. Thánh Thể tạo lập trong chúng ta một ý thức sâu xa về mối
dây hiệp nhất, về tình huynh đệ, về sự liên đới trong Đức Kitô. Thánh Thể tác động
trong chúng ta một cảm thức sâu xa mối gắn bó thiêng liêng, bởi lẽ chúng ta là
những người được nuôi dưỡng bởi cùng một bánh để làm nên một thân thể duy nhứt
trong Đức Kitô.
-
suy tư 366 ngày của Đức Gioan Phaolô II -
Lm.
Lê Công Đức dịch
từ nguyên tác
LIFT
UP YOUR HEARTS
Daily
Meditations by Pope John Paul II
Lời Chúa Trong Gia
Đình
NGÀY
06-10
Thánh
Brunô Linh mục
Gl
1, 6-12; Lc 10, 25-37.
LỜI
SUY NIỆM: “Nhưng ai là người thân cận của tôi”.
Trong
đời thường, con người tự tạo cho mình quá nhiều rào cản đối với những người
chung quanh chúng ta, để rồi tự định đoạt cách cư xử của mình đối với mỗi người.
Qua dụ ngôn người Sa-ma-ri nhân hậu. Chúa Giêsu đã khai mở, cất đi các rào cản
đó, mà chúng ta đang mắc phải.
Lạy
Chúa Giêsu, Xin ban cho mọi thành viên trong gia đình chúng con có được cái
nhìn của Chúa với tấm lòng yêu thương của Chúa, đối với hết mọi người mà chúng
con gặp trên đường đời.
Mạnh
Phương
Gương Thánh Nhân
Ngày
06-10
Thánh
BRUNÔ
Linh
Mục (1035 - 1101)
Thánh
Brunô sinh khoảng năm1035 tại Cologne, nước Đức và từ trần năm 1101 tại
Calabria, miền nam nước Ý. Chúng ta biết được rất ít và đời sống thơ ấu của
Ngài. Có lẽ Ngài thuộc gia đình quý phái Der Hautenfaust và được giáo dục ở truờng
thánh Cunibert tại sinh quán.
Sau
đó dường như Ngài đã bỏ Cologne để theo học tại Reims và từ đó tiếp tục học triết
ở Tours. Sau này chúng ta biết Ngài làm thủ lãnh các trường Reims, làm chưởng ấn
địa phận và làm kinh sĩ toà tổng giám mục. Chắc chắn Ngài là một trong những học
giả lừng danh thời đó. Nhiều người đã tới Reims để thụ giáo với Ngài, trong số
đó có Eudes de Chantaillen là người sẽ trở thành giáo hoàng với danh hiệu
Urbano II. Các sách chú giải về thánh vịnh và các thư thánh Phaolô là những tác
phẩm chúng ta còn lưu giữ được, chứng tỏ thánh nhân là một học giả có thế giá
và là người hiểu biết tiếng Hy lạp và tiếng Do thái. Vào thời của Ngài ít có
người hiểu biết được như vậy.
Các
thử thách đổ xuống cuộc đời thánh Brunô, kể từ khi Đức Tổng giám mục Gevase qua
đời năm 1068 và Manasses được đặt kế vị. Manasses là một người khô khan và hung
bạo, đã chiếm đã ngai tòa giám mục nhờ việc buôn thần bán thánh. Brunô đứng đầu
những nhóm kinh sĩ chống lại và bị triệu về Roma. Manasses trả thù bằng cách tịch
biên tài sản và buộc các Ngài phải trốn khỏi thành phố. Brunô trốn về một nơi gọi
là Rocher, ở tại nhà một người bạn tên là Adam. Lần kia, trong khi đi dạo tại
vườn nhà Adam, Brunô với hai người bạn là Ralph và Fulcius đã bàn về bản chất
giả tạo của các thú vui trần thế và niềm vui của đời sống chiêm niệm. Lửa nhiệt
tình bùng cháy, họ quyết định sẽ bỏ thế gian để sống đời cầu nguyện, ngay khi
nào hoàn cảnh cho phép. Nhưng rồi Fulcius phải đi Roma để trình bản cáo trạng tổng
giám mục. Brunô không thể bỏ Reims khi Đức tổng giám mục còn tại vị. Cuối cùng,
khi Đức Tổng giám mục bị truất ngôi, chi còn Brunô trung kiên với dự tính.
Sau
khi Manasses bị truất ngôi, vị đặc sứ tòa thánh muốn đặt Brunô làm tổng giám mục.
Nhưng lúc ấy thánh nhân đã trốn khỏi Reims cùng với sáu người bạn, tới một nơi
gọi là Sèche-Phontaine. Ngài ở gần tu viện Molesme là nơi thánh Robertô làm đan
viện phụ. Có lẽ Brunô là tu sĩ của tu viện này một thời gian ngắn.
Tuy
nhiên Brunô đã không ở lâu tại Sèche-Phontaine. Ngài muốn tìm một nơi xa vắng
hơn để khỏi bị du khách quấy rầy. Năm 1084, Ngài cùng với sáu người bạn tìm đến
miền núi Savoy. Trên đường đi, các Ngài dừng chân tại Grenoble để tham khảo ý
kiến Đức Cha Hugues de Chateaineuf, một học trò cũ của Ngài. Vị giám mục thánh
thiện đã mơ thấy bảy ngôi sao sáng trên một miền xa thuộc dẫy núi Cjartreuse.
Biết rằng Brunô cùng với sáu người bạn của Ngài là những ngôi sao ấy, đức cha
đã không chần chờ dẫn họ ngay tới nơi mà giấc mơ đã chỉ cho Ngài. Đây là một
nơi đủ yên tĩnh. Brunô và các bạn liền cư ngụ tại đó. Các Ngài làm một nhà nguyện
nhỏ và bảy cái lều chung quanh. Đó là bước đầu của một tu viện lớn vẫn còn tồn
tại cho tới ngày nay, là nhà mẹ của một hội dòng mang tên CHARTREUSE.
Nhưng
rồi thánh Brunô đã quá lừng danh và không thể yên thân được lâu. Năm 1090, Đức
Urbanô II, một học trò cũ của Ngài đã nhớ đến thày cũ và triệu về Roma làm cố vấn.
Dầu vậy, đức giáo hoàng cũng sớm nhận ra rằng: không có chỗ trong giáo triều
dành cho Brunô. Ngài ban phép cho thánh nhân rời Roma, với điều kiện là phải có
mặt tại nước Ý.
Trong
thời gian vắn vỏi tại giáo triều, thánh Brunô đã gặp nhà quý tộc Roger miền
Sicily. Khi rời Roma, Ngài đến cư ngụ ở nơi nhà quý tộc hiến cho, tại La Torre
miền Calabria. Ngài thiết lập ở đó một tu viện thứ hai, theo kiểu mẫu dòng
Chartreuse. Ngày 6 tháng 10 năm 1101, Ngài từ trần, khi chưa có dịp trở về thăm
tu viện thứ nhất của Ngài.
(daminhvn.net)
06
Tháng Mười
Bưu Ðiện Lớn Nhất
Thế Giới
Có
lẽ bưu điện lớn nhất thế giới phải là bưu điện trước cổng Thiên đàng... Mỗi
ngày có không biết bao nhiêu thư viết bằng không biết bao nhiêu ngôn ngữ được gửi
đến... Tất cả đều là những lời cầu xin. Theo sự phân loại của các thiên thần,
thì ba vị nhận được nhiều thư nhất đó là Ðức Maria, rồi đến thánh Antôn và
thánh nữ Rita.
Một
ngày kia, không còn cầm được tính tò mò, các thiên thần không những đã mở thư gửi
cho các thánh, mà ngay cả các lá thư gửi đến cho Ðức Mẹ, các vị cũng không tha.
Nhưng các vị thiên thần đã thất vọng bởi vì nội dung và cách viết thư đều giống
nhau. Ðại khái thì cũng chỉ là: Lạy Mẹ, xin chữa cho con chóng lành bệnh... Xin
cho con của con được khỏe mạnh... Xin cho con tìm được việc làm... Xin giúp con
thi đỗ... Xin cho con tìm lại được chồng con...
Cả
một loạt kinh cầu mà các vị thiên sứ cũng đành phải nhàm chán, đến độ các vị phải
thốt lên: dường như Thiên Chúa chỉ tạo dựng con người có một cái miệng, một cái
bụng. Họ không có linh hồn, bởi vì tất cả những lời cầu xin của họ đều qui về
hai bộ phận ấy.
Ðức
Maria ngày nào cũng như ngày nào đều phải đọc lại những lá thư có cùng nội dung
và một công thức. Tình cờ, có một là thư làm Mẹ chú ý. Lá thư đó viết như sau:
"Lạy Trinh Nữ rất thánh, con chỉ xin Mẹ một điều mà thôi, xin Mẹ cho con mỗi
ngày được nên giống Chúa Giêsu hơn".
Ðọc
xong lá thư, Ðức Maria bật khóc vì cảm động. Ngài nói với các thiên sứ phục vụ
tại bưu điện: "đây là lá thư mà Mẹ mong đợi từng ngày".
Theo
sự thăm dò của nhiều tờ báo lớn trên thế giới, thì tước hiệu "Người đàn bà
của năm 1987" đã được dành cho thủ tướng nước Anh là bà Margueret
Thatcher, người đã đắc cử vào chức vụ này liên tiếp trong ba nhiệm kỳ.
Ðứng
hàng thứ hai trong danh sách những người đàn bà trong năm là nữ tổng thống
Aquinô của Phi Luật Tân, người đang đương đầu với không biết bao nhiêu xáo trộn
trong nước.
Người
thứ ba trong danh sách là Mẹ Têrêsa thành Calcutta (người đã được lãnh giải thưởng
Nobel về hòa bình năm 1979). Kế đó là nữ hoàng Elizabeth II của nước Anh, bà
Simone Veil, chủ tịch quốc hội Âu Châu v.v...
Ðối
với chúng ta, những người Kitô, thì người đàn bà trong năm và nhứt là trong
tháng mười này phải là Mẹ Maria, người Mẹ không phải của một gia đình, một dân
tộc. Vị nữ hoàng không phải của một dân tộc, nhưng là của tất cả nhân loại... Mẹ
đang lắng nghe chúng ta trong suốt tháng 10 này. Chúng ta hãy thưa với Mẹ tất cả
những gì chúng ta đang cần.
Nhưng
điều mà Mẹ luôn chờ đợi để trợ giúp chúng ta: đó là mỗi ngày chúng ta nên giống
Chúa Giêsu con Mẹ. Bởi vì, trong tất cả mọi ơn cần cho chúng ta, đó là ơn cao
trọng nhứt. Càng nên giống Chúa Giêsu, chúng ta càng nên giống Mẹ và được đến gần
Mẹ.
(Lẽ
Sống)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét