Giống
nho hảo hạng trở thành loài nho dại (Chúa Nhật 27 A)
Trích sách ngôn sử Isaia: Tôi xin hát tặng người yêu của tôi bài ca của bạn tôi về vườn
nho của mình. Người yêu của tôi có một vườn nho trên sườn đồi mầu mỡ. Anh ra
tay cuốc đất nhặt đá, giống nho qúy đem trồng, giữa vườn anh xây một vọng gác,
rồi khoét bồn đạp nho. Anh những mong nó sinh trái tốt, nó lại sinh nho dại. Vậy
bây giờ, dân Gierusalem và người Giuđa hỡi, xin phân xử đôi đàng giữa tôi với
vườn nho. Có gì làm hơn được cho vườn nho của tôi, mà tôi đã chẳng làm? Tôi những
mong trái tốt, sao nó sinh nho dại?
Vậy bây giờ tôi cho các người biết tôi đối xử thế nào với vườn nho của tôi:
hàng giậu thì chặt phá cho vườn bị tan hoang, bờ tường thì đạp đổ cho vườn bị giày xéo. Tôi sẽ biến
thửa vườn thành mảnh đất hoang vu, không tỉa cành nhỗ cỏ, gai góc mọc um tùm; sẽ
truyền lệnh cho mây đừng đổ mưa tưới xuống. Vườn nho của Đức Chúa các đạo binh,
chính là nhà Israel đó; cây nho Chúa mến yêu qúy chuộng, ấy chính là người xứ
Giuđa. Người những mong họ sống công bình, mà chỉ thấy toàn là đổ máu; đợi chờ họ làm điều chính trực,
mà chỉ nghe văng vẳng tiếng khóc than” (Isaia 5,1-7).
SUY NIỆM
Bên đất Palestina, đặc biệt là vùng Hebron ở miền nam, có loại nho trái mọng lớn rất ngọt. Một chùm nho có thể nặng hơn 5 kí. Loại nho này mọc lan ra và bò trên mặt đất. Khi nho ra trái, nông dân lấy mảnh đá kê bên dưới, vì với các chùm nho lớn và nặng như thế khó có thể bắc giàn cho nho leo được.
Vào thế kỷ XIII khi dẫn dân Do thái tới ranh giới Đất Hứa, ông Môshê đã sai ông Giôshua đem một toán người vào thám thính Đất Hứa. Khi ra về, họ đã đem theo các hoa trái trong vùng, trong đó có một chùm nho to và nặng đến độ hai người phải xỏ đòn gánh đi. Đây không phải là hình ảnh văn chương, mà là sự thật.
Trong Thánh Kinh loài nho qúy là hình ảnh ám chỉ dân Do thái, được Thiên Chúa yêu thương tuyển chọn, săn sóc, trông nom, vun xới, chở che, và mong chờ nó sinh hoa trái ngon ngọt. Nhưng cây nho hảo hạng Israel ây đã sinh nho chua, khiến cho Thiên Chúa thất vọng, giận dữ bỏ cho vườn nho trở thành hoang phế, cho thú vật phá phách và người ta giầy xéo.
Trong cái luận lý của nông nghiệp và thiên nhiên cây giống nào thì sinh qủa giống đó. Nhưng trong trong cuộc sống con người, là sinh vật có lý trí và sự tự do, thì các kết qủa không tự động như vậy. Vì thế việc Thiên Chúa dự trù sắp đặt trông nom, trợ giúp, vun xới là một chuyện, nhưng luôn luôn cần có sự cộng tác tích cực của con người nữa. Ở đây trong trường hợp của dân Israel vì họ đã không biết hay không muốn cộng tác tích cực với Chúa, nên loài nho qúy đã lại sinh nho dại, không dùng được vào việc gì cả. Áp dụng vào lịch sử dân Do thái, trái nho chua đầu tiên là thái độ phản bội bỏ Giavê Thiên Chúa để chạy theo tôn thờ các thần ngoại giáo khác.
Vừa mới được Thiên Chúa cứu ra khỏi kiếp sống nô lệ bên Ai Cập, trong sa mạc Sinai dân Do thái đã đúc con bò vàng, qùy thờ lạy nó và tuyên xưng nó là Chúa của mình. Thế rồi trong suốt lịch sử của mình dân Do thái đã liên tục sinh nho chua là tôn thờ thần Baal của người Canaan và các thần ngoại giáo khác. Salomon, vị vua nổi tiếng là khôn ngoan, nhưng vào cuối đời, do ảnh hưởng của 1000 thê thiếp, đã chỉ sinh nho chua: nhà vua chiều theo ý muốn của các thê thiếp và thờ lậy các tà thần của họ.
Ngay trong thời xuất hành thứ nho chua thứ hai mà dân Do thái đã sản xuất là thái độ không ngừng kêu ca, lẩm bẩm chống lại Thiên Chúa và ông Môshê, người đã vâng lời Thiên Chúa dẫn dân Do thái ra khỏi kiếp sống nô lệ Pharaô và dân Ai Cập. Họ lãng quên mọi ơn lành mà Thiên Chúa hằng chiều chuộng dành để cho họ. Họ để cho mình bị lôi cuốn tôn thờ các thần ngoại đến độ đem chúng vào cả trong Đền Thờ Giêrusalem, xông hương và bái lạy chúng, khiến cho Thiên Chúa phải bỏ Đền Thờ mà đi, như ngôn sứ Edêkiel tố cáo trong chương 8 và tả trong chương 10, và ngôn sứ Giêrêmia tố cáo trong chương 19: Thiên Chúa sẽ giáng họa xuống trên Israel ”bởi vì chúng đã lìa bỏ Ta, đã biến nơi này thành nơi xa lạ.. Tại chính nơi này chúng còn dâng hương kính các thần khác... Chúng đã làm cho nơi này ngập máu người vô tội. Chúng đã xây những nơi cao kính Baal để hỏa thiêu con cái chúng làm lễ toàn thiêu dâng Baal” (Gr 19,4-5).
Còn trong cuộc sống thường ngày người ta phạm đủ mọi thứ tội: từ dâm dục cả cha cả con cùng tìm đến với một gái điếm, nhưng nhất là sống bất công, tàn ác, ức hiếp bóc lột dân nghèo, người góa bụa, trẻ mồ côi, người ngoại kiều. Các ngôn sứ đã không ngừng tố cáo các tội ấy của dân Israel. Chẳng hạn trong chương 2 ngôn sứ Amos kê ra các lý do sự đánh phạt của Thiên Chúa như sau: ”Vì chúng đã khinh thường luật pháp của Thiên Chúa và không tuân giữ các thánh chỉ của Người. Vì những thần dối trá xưa cha ông chúng chạy theo đã làm cho chúng ra lầm lạc, nên Ta sẽ phóng hỏa vào Giuđa và lửa sẽ thiêu rụi đền đài Giêrusalem... Vì chúng bán người công chính để lấy tiền, bán kẻ nghèo khổ với giá một đôi giày. Vì chúng đạp đầu kẻ yếu thế xuống bùn đen và xô người khiêm hạ ra khỏi đường lộ. Vì cả con lẫn cha đi lại với cùng một ả, mà làm ô nhục danh thánh của Ta. Vì y phục người ta cầm cố, chúng nằm lên trên ngay bên mọi bàn thờ... ” (Am 2,4-8).
Nhưng ”trái nho chua nhất” mà dân Do thái đã sinh sản là thái độ khước từ Đức Giêsu, Đấng Cứu Thế mà họ hằng trông đợi. Chẳng những thế, họ lại còn dùng tay đế quốc Roma để giết chết Người nữa.
Và vườn nho Israel đã bị tan hoang, lần đầu tiên với biến cố vua Nabuchodonosor tàn phá thành thánh và đền thờ Giêrusalem bình địa năm 587 trước công nguyên. Lần thứ hai vào năm 70 sau công nguyên, do Tito, con của hoàng đế Vespasiano. Thế là lời tiên tri của Chúa Giêsu đã được thực hiện: ”Sẽ không còn hòn đá nào chồng trên hòn đá nào”. Cho đến nay sau gần 2000 năm cảnh hoang tàn đó vẫn tiếp tục.
Là tín hữu Kitô chi thể của Giáo Hội, thân mình mầu nhiệm của Chúa Kitô, là thành phần dân riêng mới của Thiên Chúa, là giống nho được tuyển chọn và do chính Chúa Giêsu vun trồng, chúng ta cũng có nguy cơ sinh ra các trái nho dại, chua lè hay đắng ngắt, nếu chúng ta không sống Tin Mừng và không thực thi các giáo huấn của Chúa, nhất là giới răn yêu thương; nếu chúng ta chạy theo các thần giả là thần tiền, thần quyền, thần mê say nhục dục, lơ là với các bổn phận đối với Chúa, đối với tha nhân, đối với Giáo Hội và xã hội.
Linh Tiến Khải
SUY NIỆM
Bên đất Palestina, đặc biệt là vùng Hebron ở miền nam, có loại nho trái mọng lớn rất ngọt. Một chùm nho có thể nặng hơn 5 kí. Loại nho này mọc lan ra và bò trên mặt đất. Khi nho ra trái, nông dân lấy mảnh đá kê bên dưới, vì với các chùm nho lớn và nặng như thế khó có thể bắc giàn cho nho leo được.
Vào thế kỷ XIII khi dẫn dân Do thái tới ranh giới Đất Hứa, ông Môshê đã sai ông Giôshua đem một toán người vào thám thính Đất Hứa. Khi ra về, họ đã đem theo các hoa trái trong vùng, trong đó có một chùm nho to và nặng đến độ hai người phải xỏ đòn gánh đi. Đây không phải là hình ảnh văn chương, mà là sự thật.
Trong Thánh Kinh loài nho qúy là hình ảnh ám chỉ dân Do thái, được Thiên Chúa yêu thương tuyển chọn, săn sóc, trông nom, vun xới, chở che, và mong chờ nó sinh hoa trái ngon ngọt. Nhưng cây nho hảo hạng Israel ây đã sinh nho chua, khiến cho Thiên Chúa thất vọng, giận dữ bỏ cho vườn nho trở thành hoang phế, cho thú vật phá phách và người ta giầy xéo.
Trong cái luận lý của nông nghiệp và thiên nhiên cây giống nào thì sinh qủa giống đó. Nhưng trong trong cuộc sống con người, là sinh vật có lý trí và sự tự do, thì các kết qủa không tự động như vậy. Vì thế việc Thiên Chúa dự trù sắp đặt trông nom, trợ giúp, vun xới là một chuyện, nhưng luôn luôn cần có sự cộng tác tích cực của con người nữa. Ở đây trong trường hợp của dân Israel vì họ đã không biết hay không muốn cộng tác tích cực với Chúa, nên loài nho qúy đã lại sinh nho dại, không dùng được vào việc gì cả. Áp dụng vào lịch sử dân Do thái, trái nho chua đầu tiên là thái độ phản bội bỏ Giavê Thiên Chúa để chạy theo tôn thờ các thần ngoại giáo khác.
Vừa mới được Thiên Chúa cứu ra khỏi kiếp sống nô lệ bên Ai Cập, trong sa mạc Sinai dân Do thái đã đúc con bò vàng, qùy thờ lạy nó và tuyên xưng nó là Chúa của mình. Thế rồi trong suốt lịch sử của mình dân Do thái đã liên tục sinh nho chua là tôn thờ thần Baal của người Canaan và các thần ngoại giáo khác. Salomon, vị vua nổi tiếng là khôn ngoan, nhưng vào cuối đời, do ảnh hưởng của 1000 thê thiếp, đã chỉ sinh nho chua: nhà vua chiều theo ý muốn của các thê thiếp và thờ lậy các tà thần của họ.
Ngay trong thời xuất hành thứ nho chua thứ hai mà dân Do thái đã sản xuất là thái độ không ngừng kêu ca, lẩm bẩm chống lại Thiên Chúa và ông Môshê, người đã vâng lời Thiên Chúa dẫn dân Do thái ra khỏi kiếp sống nô lệ Pharaô và dân Ai Cập. Họ lãng quên mọi ơn lành mà Thiên Chúa hằng chiều chuộng dành để cho họ. Họ để cho mình bị lôi cuốn tôn thờ các thần ngoại đến độ đem chúng vào cả trong Đền Thờ Giêrusalem, xông hương và bái lạy chúng, khiến cho Thiên Chúa phải bỏ Đền Thờ mà đi, như ngôn sứ Edêkiel tố cáo trong chương 8 và tả trong chương 10, và ngôn sứ Giêrêmia tố cáo trong chương 19: Thiên Chúa sẽ giáng họa xuống trên Israel ”bởi vì chúng đã lìa bỏ Ta, đã biến nơi này thành nơi xa lạ.. Tại chính nơi này chúng còn dâng hương kính các thần khác... Chúng đã làm cho nơi này ngập máu người vô tội. Chúng đã xây những nơi cao kính Baal để hỏa thiêu con cái chúng làm lễ toàn thiêu dâng Baal” (Gr 19,4-5).
Còn trong cuộc sống thường ngày người ta phạm đủ mọi thứ tội: từ dâm dục cả cha cả con cùng tìm đến với một gái điếm, nhưng nhất là sống bất công, tàn ác, ức hiếp bóc lột dân nghèo, người góa bụa, trẻ mồ côi, người ngoại kiều. Các ngôn sứ đã không ngừng tố cáo các tội ấy của dân Israel. Chẳng hạn trong chương 2 ngôn sứ Amos kê ra các lý do sự đánh phạt của Thiên Chúa như sau: ”Vì chúng đã khinh thường luật pháp của Thiên Chúa và không tuân giữ các thánh chỉ của Người. Vì những thần dối trá xưa cha ông chúng chạy theo đã làm cho chúng ra lầm lạc, nên Ta sẽ phóng hỏa vào Giuđa và lửa sẽ thiêu rụi đền đài Giêrusalem... Vì chúng bán người công chính để lấy tiền, bán kẻ nghèo khổ với giá một đôi giày. Vì chúng đạp đầu kẻ yếu thế xuống bùn đen và xô người khiêm hạ ra khỏi đường lộ. Vì cả con lẫn cha đi lại với cùng một ả, mà làm ô nhục danh thánh của Ta. Vì y phục người ta cầm cố, chúng nằm lên trên ngay bên mọi bàn thờ... ” (Am 2,4-8).
Nhưng ”trái nho chua nhất” mà dân Do thái đã sinh sản là thái độ khước từ Đức Giêsu, Đấng Cứu Thế mà họ hằng trông đợi. Chẳng những thế, họ lại còn dùng tay đế quốc Roma để giết chết Người nữa.
Và vườn nho Israel đã bị tan hoang, lần đầu tiên với biến cố vua Nabuchodonosor tàn phá thành thánh và đền thờ Giêrusalem bình địa năm 587 trước công nguyên. Lần thứ hai vào năm 70 sau công nguyên, do Tito, con của hoàng đế Vespasiano. Thế là lời tiên tri của Chúa Giêsu đã được thực hiện: ”Sẽ không còn hòn đá nào chồng trên hòn đá nào”. Cho đến nay sau gần 2000 năm cảnh hoang tàn đó vẫn tiếp tục.
Là tín hữu Kitô chi thể của Giáo Hội, thân mình mầu nhiệm của Chúa Kitô, là thành phần dân riêng mới của Thiên Chúa, là giống nho được tuyển chọn và do chính Chúa Giêsu vun trồng, chúng ta cũng có nguy cơ sinh ra các trái nho dại, chua lè hay đắng ngắt, nếu chúng ta không sống Tin Mừng và không thực thi các giáo huấn của Chúa, nhất là giới răn yêu thương; nếu chúng ta chạy theo các thần giả là thần tiền, thần quyền, thần mê say nhục dục, lơ là với các bổn phận đối với Chúa, đối với tha nhân, đối với Giáo Hội và xã hội.
Linh Tiến Khải
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét