14/11/2014
Thứ Sáu Tuần XXXII
Mùa Thường Niên Năm chẵn
BÀI
ĐỌC I: 2 Ga 4-9
"Kẻ nào giữ vững đạo lý này, sẽ được Chúa Cha và Chúa Con".
Trích
thư thứ hai của Thánh Gioan Tông đồ.
Thưa
Bà đáng kính, tôi rất đỗi vui mừng vì đã gặp thấy trong hàng con cái Bà có những
kẻ sống trong chân lý, theo mệnh lệnh chúng ta đã nhận từ nơi Chúa Cha. Và thưa
Bà, bây giờ tôi xin Bà, không phải như thể tôi viết cho Bà một mệnh lệnh gì mới,
nhưng là mệnh lệnh chúng ta có từ ban đầu: là chúng ta phải thương yêu nhau. Và
lòng mến này là chúng ta hãy sống theo mệnh lệnh của Người, vì đây là mệnh lệnh,
là anh em hãy sống theo luật yêu mến, như anh em đã học biết từ ban đầu.
[Ấy
là vì đã có lắm kẻ lừa gạt xuất hiện trong thế gian, những kẻ không tuyên xưng
Đức Giêsu Kitô đến trong xác thịt. Đó là kẻ lừa gạt, và là Phản-Kitô. Hãy coi
chừng chính mình anh em, để khỏi làm hư hỏng mất các công khó của chúng tôi,
nhưng mà để được lĩnh một phần thưởng sung mãn. Phàm ai xông tới trước mà không
lưu lại trong giáo huấn của Đức Kitô, tất không có Thiên Chúa. Kẻ nào lưu lại
trong giáo huấn, kẻ ấy được có Cha và Con.] Đó là lời Chúa.
ĐÁP
CA: Tv 118, 1. 2. 10. 11. 17. 18
Đáp:
Phúc đức những ai tiến thân trong luật pháp của Chúa (c. 1b).
Xướng:
1) Phúc đức những ai theo đường lối tinh toàn, họ tiến thân trong luật pháp của
Chúa. - Đáp.
2)
Phúc đức những ai giữ lời Ngài nghiêm huấn, những người đó tận tâm kiếm tìm
Ngài. - Đáp.
3)
Với tất cả tâm can con tìm Chúa, xin chớ để con lạc xa chỉ thị Ngài. - Đáp.
4)
Con chôn cất trong lòng lời răn của Chúa, để con không phạm tội phản nghịch
Ngài. - Đáp.
5)
Xin gia ân cho tôi tớ Ngài được sống, để tuân giữ những lời Ngài răn. - Đáp.
6)
Xin mở rộng tầm con mắt của con, để quan chiêm những điều kỳ diệu trong luật
Chúa. - Đáp.
ALLELUIA:
1 Ga 2, 5
Alleluia,
alleluia! - Ai giữ lời Chúa Kitô, thì quả thật tình yêu của Thiên Chúa đã tuyệt
hảo nơi người ấy. - Alleluia.
PHÚC
ÂM: Lc 17, 26-37
"Cũng xảy ra như thế trong ngày Con Người xuất hiện".
Tin
Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi
ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Như sự kiện đã xảy ra thời Noe
thế nào, thì trong ngày Con Người cũng xảy đến như vậy. Thiên hạ cứ ăn uống, cưới
vợ gả chồng, mãi cho tới ngày Noe vào tầu, rồi nước lụt đến tiêu diệt mọi người.
"Lại
cũng như đã xảy ra thời ông Lót: người ta ăn uống, mua bán, trồng tỉa, xây cất,
nhưng ngày ông Lót ra khỏi thành Sôđôma, thì trời liền mưa lửa và sinh diêm,
tiêu diệt mọi người. Cũng sẽ xảy như thế trong ngày Con Người xuất hiện.
"Trong
ngày đó, ai ở trên mái nhà có đồ vật trong nhà, thì chớ xuống lấy đi; và ai ở
ngoài đồng cũng đừng trở về. Các con hãy nhớ trường hợp vợ ông Lót. Ai lo cứu mạng
sống mình thì sẽ mất, còn ai đành mất sự sống mình thì giữ được nó.
"Thầy
bảo các con: Trong đêm ấy sẽ có hai người trên một giường, thì một người bị đem
đi, và người kia sẽ được để lại. Hai phụ nữ xay cùng một cối, thì một người sẽ
bị đem đi, còn người kia sẽ được để lại. Hai người ở ngoài đồng, thì một người
bị đem đi, và người kia được để lại".
Các
môn đệ thưa Chúa rằng: "Lạy Thầy, chuyện đó ở đâu vậy?" Người phán bảo
các ông: "Xác ở đâu thì diều hâu tựu lại đó". Đó là lời Chúa.
SUY NIỆM : Thực tại cánh chung
Trong
những cuốn phim giả tưởng do trung tâm điện ảnh Holywood sản xuất trong thời
gian gần đây, gây nhiều ấn tượng nhất có lẽ là cuốn phim: "Ngày Tận Cùng Của
Trái Ðất". Cũng giống như thời Noê, chỉ có 50 người chuẩn bị kịp, họ đã đi
vào trong một phi thuyền đặc biệt và tránh được thiên tai xẩy ra cho trái đất,
họ đã đi đến một hành tinh khác, và như vậy bảo đảm cho sự trường tồn của nhân
loại. Với những xảo thuật tân tiến, cuốn phim đã có thể tạo ra những ấn tượng mạnh
trên người xem.
Tuy
nhiên, cũng như tất cả những lời đe dọa do nhiều giáo phái tung ra, những hình ảnh
của cuốn phim dù khủng khiếp đến đâu, cũng chỉ là những hình ảnh, nghĩa là mời
gọi người xem, suy nghĩ về một thực tại khác sâu xa hơn, thường được gọi là thực
tại cánh chung. Kinh Thánh là Lời của Thiên Chúa nói với con người. Thiên Chúa
không những nói về con người, mà còn nói với con người về chính con người. Kinh
Thánh nói với con người: nó từ đâu đến? sẽ đi về đâu? Cứu cánh hay cùng đích của
con người là một trong những mạc khải nền tảng của Kinh Thánh. Do đó, bằng một
lối văn đặc biệt, Kinh Thánh thường dùng rất nhiều hình ảnh để nói về những thực
tại cánh chung ấy.
Cũng
theo truyền thống ấy, khi nói về những thực tại cánh chung, Chúa Giêsu đã dùng
rất nhiều hình ảnh vốn quen thuộc với người Do thái, nhưng tựu trung chính cái
bất ngờ vượt khỏi mọi phạm trù và trí tưởng tượng của con người vẫn là những
nét chính của thực tại cánh chung ấy. Tất cả những hình ảnh và thí dụ được Chúa
Giêsu sử dụng trong Tin Mừng hôm nay cho thấy rằng thực tại cánh chung, ngày tận
thế, ngày của Chúa, vốn là một thực tại mà không ai biết trước được. Bằng nhiều
hình ảnh và cách diễn tả khác nhau, Kinh Thánh luôn khẳng định tính bất ngờ của
ngày thế mạt; do tính bất ngờ này, các Kitô hữu luôn được mời gọi để sống tỉnh
thức.
Thật
ra, ngày của Chúa hay thời cánh chung đã thực sự khởi đầu với chính cuộc Phục
sinh của Chúa Giêsu. Chúng ta đang thực sự đi vào trong ngày ấy, nếu chúng ta sống
kết hiệp với Ngài và trở thành nhân chứng của Ngài trong lịch sử. Chúa Giêsu đã
đến để đổi mới mọi sự như thánh Gioan Tông đồ đã viết trong sách Khải huyền, hoặc
như thánh Phaolô đã viết trong thư 2Cor: "Ai ở trong Chúa Kitô cũng đều trở
thành một tạo vật mới, cái cũ đã qua và cái mới đã có đây rồi". Chúa Kitô
Phục sinh đang có mặt và tác động trong lịch sử loài người; chính Ngài đang
phơi bày sức mạnh của tội lỗi là hận thù, ích kỷ, bạo động, và khơi dậy cũng
như nâng đỡ những sức mạnh của chân lý, công bằng, liên đới, yêu thương. Bất cứ
ai sống theo Ngài, người đó sẽ cảm thấy mình là tạo vật mới có sức thắng vượt
quyền lực của sự dữ và tăm tối.
Giáo
Hội đang làm chứng cho thế giới thấy rằng Giáo Hội đang làm chứng cho thời cánh
chung, nghĩa là sống trong ngày của Chúa. Dấu chứng ấy khả tín hay không là tùy
ở cuộc sống có khả tín hay không của các Kitô hữu. Cuộc sống lương thiện, công
bằng, yêu thương, phục vụ, quảng đại của các Kitô hữu chắc chắn sẽ tạo một dấu
cho mọi người thấy rằng họ là những tạo vật mới, rằng Chúa Kitô Phục sinh đang
sống trong họ.
Nguyện
xin Chúa Kitô Phục sinh sống trong chúng ta và hướng dẫn mọi tâm tư hành động của
chúng ta.
(Trích
trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)
Lời Chúa Mỗi Ngày
Thứ Sáu Tuần 32 TN2
Bài đọc: 2 Jn 4-6; Lk
17:26-37.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Phải yêu mến Thiên
Chúa hơn yêu những gì Ngài tạo dựng.
Con
người thường có khuynh hướng yêu thích những gì đẹp trước mắt hơn những giá trị
cao quí ẩn dấu bên trong. Chẳng hạn, yêu thích những món ăn ngon mà quên đi
tình thương của người đã bỏ thời giờ, tiền của để chuẩn bị bữa ăn đó; đến nỗi
nhiều khi một tiếng cám ơn cũng quên không nói. Đối với Thiên Chúa cũng vậy,
con người nhiều khi quá yêu thích những tạo vật do Thiên Chúa tạo dựng mà quên
đi tình thương của Ngài; đến nỗi nhiều khi quên luôn đích điểm của cuộc đời là
về sống với Chúa muôn đời. Các Bài đọc hôm nay nhắc nhở con người phải biết quí
trọng những gì có giá trị vĩnh cửu hơn là những hào nhóang chóng qua. Trong Bài
đọc I, Thánh Gioan nhắc nhở cho tín hữu của ngài biết giá trị cao quí của tình
yêu. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu tiếp tục nhắc nhở cho con người phải luôn biết
chuẩn bị cho Ngày Chúa đến lần hai; để đừng bị tiêu diệt như Nạn Hồng Thủy thời
ông Noe và Mưa Diêm Sinh thời ông Lot.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/
Bài đọc I:
Yêu thương là sống theo các điều răn của Thiên Chúa.
1.1/
Yêu thương là điều răn đã có từ lúc khởi đầu: Đối với Thánh Gioan, điều quan
trọng hơn hết mọi sự là tình yêu dành cho Thiên Chúa và cho tha nhân. Chỉ có một
tình yêu phát xuất từ Thiên Chúa, lan tràn qua Đức Kitô, và chảy xuống tất cả mọi
người. Ngài nói điều răn này đã có từ ban đầu, được khắc trong Thập Giới và ban
cho con người qua ông Mose: 3 điều liên quan đến Thiên Chúa và 7 điều liên quan
đến tha nhân. Chúa Giêsu đã tóm gọn mọi Lề Luật trong 2 giới răn: mến Chúa yêu
người. Thánh Phaolô đẩy xa hơn khi ngài nói, cả 3 nhân đức tin, cậy, mến đều
quan trọng trong cuộc đời, nhưng chỉ có một nhân đức tồn tại muôn đời khi con
người về với Thiên Chúa là đức mến. Đó là lý do tại sao Thánh Gioan viết cho
tín hữu của người: “Tôi rất vui mừng vì đã gặp thấy trong số con cái của Bà, những
người sống trong sự thật, đúng như điều răn chúng ta đã nhận được từ Chúa Cha.
Thưa Bà, bây giờ tôi xin Bà điều này - đây không phải là một điều răn mới tôi
viết ra, nhưng là điều răn chúng ta đã có từ lúc khởi đầu - đó là: chúng ta phải
yêu thương nhau.”
1.2/
Yêu thương là sống theo các điều răn của Thiên Chúa: Con người dễ bị lẫn
lộn khi đứng trước quá nhiều Luật Lệ của Cựu Ước. Đó là lý do tại sao một
Kinh-sư đã hỏi Chúa Giêsu: “Thưa Thầy trong các giới răn, giới răn nào quan trọng
nhất.” Chúa Giêsu đã trả lời: “Yêu mến Chúa hết lòng và yêu tha nhân như chính
mình.” Rất nhiều các thánh đã nhận ra chân lý khi tìm hiểu hai giới răn này.
Thánh Phaolô nói: “Yêu thương là chu tòan mọi Lề Luật.” Thánh Thomas Aquinô:
yêu thương là động lực thúc đẩy con người mong muốn mọi sự tốt lành cho tha
nhân và không bao giờ muốn làm hại họ. Lề Luật chỉ có thể cầm giữ hai tay;
nhưng yêu thương có thể cầm giữ cả trí khôn và con tim. Thánh Gioan trong đọan
văn hôm nay cũng nhận ra điều đó: “Yêu thương là sống theo các điều răn của
Thiên Chúa. Như anh em đã được nghe từ lúc khởi đầu, điều răn này là: anh em phải
sống trong tình thương.”
2/
Phúc Âm:
Ngày Chúa đến lần thứ hai
2.1/
Con người không chuẩn bị: Mặc dù đã được báo trước về tai họa sắp xảy ra, nhưng con người
vẫn ngoan cố không chịu chuẩn bị. Tại sao con người không chịu chuẩn bị? Họ có
thể nghĩ chuyện đó không bao giờ có thể xảy ra: Kinh nghiệm dạy con người:
không ai học được chữ ngờ; chẳng hạn: vụ không tặc khủng bố 9/11 hay cơn bão
Katrina. Hay chuyện đó còn lâu mới tới: cứ việc vui chơi ăn uống cho tới khi nhận
ra những tín hiệu báo trước rồi ăn năn cũng không muộn. Nhưng một lý do có lẽ
chính đáng hơn cả là vì con người quí trọng vật chất hơn Đấng đã tạo dựng ra
chúng. Chúa Giêsu gợi lại 2 biến cố đã xảy ra và được ghi lại trong Sách Sáng
Thế Ký để dẫn chứng sự khờ dại của những người không chịu chuẩn bị:
(1)
Nạn lụt Hồng Thủy: “Cũng
như thời ông Nôê, sự việc đã xảy ra cách nào, thì trong những ngày của Con Người,
sự việc cũng sẽ xảy ra như vậy. Thiên hạ ăn uống, cưới vợ lấy chồng, mãi cho đến
ngày ông Nôê vào tàu, và nạn hồng thủy ập tới, tiêu diệt tất cả.”
(2)
Mưa lửa diêm sinh từ trời: “Sự việc cũng xảy ra giống như vậy trong thời ông Lót: thiên hạ
ăn uống, mua bán, trồng trọt, xây cất. Nhưng ngày ông Lot ra khỏi Sođom, thì
Thiên Chúa khiến mưa lửa và diêm sinh từ trời đổ xuống tiêu diệt tất cả.”
Và
Chúa kết luận: “Sự việc cũng sẽ xảy ra như thế, Ngày Con Người được mặc khải.”
2.2/
Những gì sẽ xảy ra và việc cần làm trong Ngày Tận Thế.
(1)
Sự việc sẽ xảy ra nhanh chóng, con người sẽ không có thời giờ chuẩn bị. Khi sự việc đó xảy
ra, con người cần ý thức:
-
Không phải là lúc để bảo vệ của cải: “Ngày ấy, ai ở trên mái nhà mà đồ đạc ở dưới
nhà, thì đừng xuống lấy.”
-
Không phải là lúc quay trở về nhà: Cũng vậy, ai ở ngoài đồng thì đừng quay trở
lại. Hãy nhớ chuyện vợ ông Lót: vì không nghe lời sứ thần Thiên Chúa dạy nên tiếc
của ngóai đầu trở lại, đã bị hóa thành cột muối.
-
Phải can đảm để trốn thóat: “Ai tìm cách giữ mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai
liều mất mạng sống mình, thì sẽ bảo tồn được mạng sống.”
(2)
Không có sự lẫn lộn giữa người lành và kẻ dữ trong ngày đó: Sứ thần của Thiên
Chúa biết phân biệt rõ người lành ra khỏi kẻ dữ; các ngài sẽ đóng ấn trên các
tôi tớ của Thiên Chúa trước khi các sứ thần khác ra tay tàn sát. Chúa Giêsu
trưng dẫn 3 ví dụ cho sự chính xác này: “Thầy nói cho anh em biết: đêm ấy, hai
người đang nằm chung một giường, thì một người sẽ được đem đi, còn người kia bị
bỏ lại. Hai người đàn bà đang cùng nhau xay bột, thì một người sẽ được đem đi,
còn người kia bị bỏ lại. Hai người đàn ông đang ở ngoài đồng, thì một người sẽ
được đem đi, còn người kia bị bỏ lại.”
(3)
Đâu là chỗ người lành được đem đi và kẻ dữ bị bỏ lại? Các môn đệ lên tiếng
hỏi Đức Giêsu: "Thưa Thầy, ở đâu vậy?"
-
Nơi của kẻ dữ: Chúa Giêsu không trả lời trực tiếp nhưng nói với các ông câu
châm ngôn: "Xác nằm đâu, diều hâu tụ đó." Tất cả những người khinh
thường không chịu chuẩn bị sẽ bị tiêu diệt; và xác của họ sẽ bị diều hâu bâu tới
rúc rỉa.
-
Chỗ của người lành: Chúa Giêsu không cho biết ở đây; nhưng như gia đình của Noe
và của Lot, họ sẽ thóat mọi nguy hiểm và được sống muôn đời.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
-
Hai điều kiện cần để chuẩn bị cho Ngày Chúa đến là vững tin nơi Đức Kitô và sống
yêu thương mọi người.
-
Chúa đã cảnh cáo con người nhiều lần và khuyên con người phải tỉnh thức sẵn
sàng trong khi chờ đợi Ngày Chúa đến lần thứ hai. Dẫu vậy, sẽ có rất nhiều kẻ
khinh thường không chịu chuẩn bị cho đến giây phút cuối và bị hư đi.
Linh mục Anthony Đinh Minh Tiên, OP
14/11/14 THỨ SÁU TUẦN
32 TN
Lc 17,26-37
Lc 17,26-37
Suy niệm: Người
Ki-tô hữu mong đợi sau khi lìa khỏi cuộc đời ở trần gian này mình sẽ bước vào
một cuộc sống mới hạnh phúc trên Nước Trời. Nhưng ngày giờ nào là ngày giờ Chúa
đến gọi tôi ra khỏi trần gian này? Không ai biết trước được, ngày giờ ấy bất
ngờ lắm vì nó có thể xảy đến với bất cứ ai, vào bất cứ lúc nào. “Người bị bỏ lại” là những người bị “dán chặt” vào lối sống đam
mê hưởng thụ, những người bị “trói buộc” vào những lắng lo việc đời này đến nỗi
không thể sẵn sàng cho ngày giờ Chúa đến. Chỉ những ai sống tinh thần siêu
thoát của Tin Mừng, sẵn sàng “từ bỏ hết những gì mình có” (Lc 14,33) mới “được đem đi” đến nơi hạnh phúc khi Chúa đến bất ngờ.
Mời Bạn: Cuộc
đời này được ví như một cuộc hành trình tiến về quê trời. Không thể tới đích
nếu người đi đường chôn chân lại một nơi nào đó. Cũng vậy, trên đường tiến về
quê trời nếu cứ bám vào những thứ trên đời này, dù đó là những thứ cần như việc
làm ăn buôn bán, việc xây dựng nhà cửa, thì không thể sẵn sàng đi với Chúa khi
Ngài đến đem ta đi tới nơi hạnh phúc với Ngài.
Sống Lời Chúa: Tập
tinh thần siêu thoát từ bỏ bằng cách làm những hy sinh nho nhỏ mỗi ngày.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin dạy chúng con biết hướng về cuộc sống hưởng kiến
Chúa trên thiên quốc, để dù đang sống ở trần gian với những hấp dẫn của nó,
chúng con cũng luôn tỉnh thức.
Được đem đi, bị bỏ lại
Người Kitô hữu sống đời thường
như mọi người một cách tỉnh táo. Tận tụy nhưng lại không bị mất hút, hết mình
nhưng lại còn chút e dè. Sống tưng bừng giây phút hiện tại nhưng vẫn nhớ đến điểm
tới.
Suy niệm:
Gần đây trong y học, người
ta nói đến hội chứng Brugada.
Hội chứng này thường gặp ở
nơi nam giới vùng Đông Nam Á.
Nó có thể gây tử vong bất
thình lình và nhanh chóng,
cho một người khi ngủ vào
ban đêm, dù trước đó anh vẫn khỏe mạnh.
Số người mắc hội chứng có
tính di truyền này hiện đang gia tăng.
Đến nay người ta vẫn chưa
giải thích được nguyên nhân gây bệnh.
Sống làm người ở đời, con
người phải đương đầu với bao bất ngờ.
Những điều tưởng như không
thể nào xảy ra được, lại xảy ra.
Những điều đã tính toán rất
cẩn thận, lại xảy ra không như ý.
Bệnh tật, rủi ro, tai nạn,
và sau cùng là cái chết.
Những cái bất ngờ đến nhanh
quá khiến con người không kịp trở tay.
Làm sao ta có đủ bình tĩnh
để đón lấy mọi cái bất ngờ trong cuộc sống?
Kitô giáo chờ đợi một bất
ngờ,
vì biết bất ngờ đó thế nào
cũng đến, chỉ không biết rõ khi nào thôi.
Đó là Ngày Chúa Giêsu trở
lại trái đất này
trong tư cách là Vua xét xử
cả nhân loại.
Vào buổi đầu, nhiều Kitô hữu
tưởng là Ngài sẽ trở lại ngay lập tức.
Nhưng dần dần họ thấy rằng
Giáo Hội phải kiên nhẫn chờ đợi.
Chỉ khi chờ đợi điều chắc
chắn sẽ xảy ra, tuy không rõ khi nào,
người ta mới không bị hụt
hẫng khi biến cố xảy đến.
Giáo Hội đã chờ hai ngàn năm
và hôm nay vẫn đang chờ.
Chờ và chuẩn bị cho Ngày
Quang Lâm làm nên sức sống của Giáo Hội.
Nhưng chờ đợi lâu dài cũng
có thể làm người ta mỏi mòn.
Cuộc sống hàng ngày với nhịp
điệu bình thường, đều đặn, êm ả,
có thể cuốn hút ta vào một
vòng xoáy khó có lối ra.
Cơn hồng thủy đã bất ngờ ập
xuống vào thời ông Nôê,
khi “họ đang ăn, họ đang
uống, họ đang cưới vợ, họ đang lấy chồng.”
Dòng chảy tự nhiên ấy bị cắt
đứt đột ngột bởi cơn hồng thủy.
Khi Thiên Chúa tiêu diệt
thành Xơđôm bằng lửa bởi trời,
thì “họ đang ăn, họ đang
uống, họ đang mua, họ đang bán,
họ đang trồng, họ đang xây”
(c. 28).
Cuộc sống tưởng như cứ trôi
đều, ai ngờ nó phải dừng lại.
Chuyện ăn uống, mua bán, lập
gia đình, trồng trọt, xây cất
chẳng phải là điều xấu, cần
phải tránh xa hay coi thường.
Nhưng chúng ta không để mình
bị ru ngủ
bởi cái nhịp tự nhiên và
quyến rũ của chúng.
Người Kitô hữu sống đời
thường như mọi người một cách tỉnh táo.
Tận tụy nhưng lại không bị
mất hút, hết mình nhưng lại còn chút e dè.
Sống tưng bừng giây phút
hiện tại nhưng vẫn nhớ đến điểm tới.
Hai người nằm một giường,
hai phụ nữ xay một cối (cc. 34-35),
nhưng số phận chung cuộc của
họ lại khác nhau.
Có người được đem đi, có
người bị bỏ lại.
Làm sao tôi đừng tiếc đồ đạc
mà xuống lấy hay quay trở lại nhà (c. 31)?
Làm sao tôi đừng như vợ ông
Lót quay nhìn lại và hóa thành cột muối?
Cầu nguyện:
Lạy Chúa Giêsu,
Chúa đã yêu trái đất này,
và đã sống trọn phận người ở đó.
Chúa đã nếm biết
nỗi khổ đau và hạnh phúc,
sự bi đát và cao cả của phận người.
Xin dạy chúng con biết đường lên trời,
nhờ sống yêu thương đến hiến mạng cho anh em.
Khi ngước nhìn lên quê hương vĩnh cửu,
chúng con thấy mình được thêm sức mạnh
để xây dựng trái đất này,
và chuẩn bị nó đón ngày Chúa trở lại.
Lạy Chúa Giêsu đang ngự bên hữu Thiên Chúa,
xin cho những vất vả của cuộc sống ở đời
không làm chúng con quên trời cao;
và những vẻ đẹp của trần gian
không ngăn bước chân con tiến về bên Chúa.
Ước gì qua cuộc sống hằng ngày của chúng con,
mọi người thấy Nước Trời đang tỏ hiện.
Lm Antôn Nguyễn Cao
Siêu, SJ
Hãy Nâng Tâm Hồn Lên
14
THÁNG MƯỜI MỘT
Tình
Yêu Cứu Độ Của Chàng Rể
“Khi
thời gian viên mãn, Thiên Chúa sai Con của Ngài đến, sinh bởi người phụ nữ” (Gl
4,4). Khi người Con ấy (là Ngôi Lời vĩnh cửu) được sinh ra bởi người trinh nữ ở
Na-da-rét, một sự kết hiệp rất đặc biệt đã được thực hiện: sự kết hiệp giữa
thiên tính và nhân tính nơi ngôi vị thần linh của người Con ấy. Chúng ta gọi là
ngôi hiệp. Sự kết hiệp này cho thấy tình yêu đặc biệt của Thiên Chúa đối với
con người – như được bộc lộ xuyên qua mạc khải. Tình yêu đặc biệt này mang những
dáng nét của tình yêu phu phụ, nghĩa là nó giống với thứ tình yêu kết hợp giữa
vợ và chồng.
Đây
là điểm độc đáo đặc trưng tình yêu của Thiên Chúa dành cho con người, tình yêu
mà một số ngôn sứ Cựu Ước đã làm chứng: Isaia, Hôsê, Êdêkien. Theo các vị ngôn
sứ này, tình yêu của Thiên Chúa nhắm đến không chỉ một cá nhân, mà nhắm đến
toàn thể dân Itraen. Trong Tân ước, Thư Êphêsô cũng khẳng định tương tự: Đức
Kitô là Đấng Cứu Chuộc. Nhưng Người là “Hôn Phu của Giáo Hội” và Giáo Hội là Hiền
Thê của Người. Tình yêu của Đức Kitô đối với con người vừa có đặc tính cứu chuộc
vừa có đặc tính phu phụ.
Theo
giáo huấn của Thư Êphêsô, tình yêu phu phụ của Đức Kitô đối với Giáo Hội là nguồn
và là mẫu thức cho tình yêu kết hiệp người vợ và người chồng trong một “Mầu Nhiệm
Vĩ Đại”, đó là hôn nhân (Ep 5, 32).
Bí
Tích Hôn Nhân vừa là hình ảnh thể hiện vừa là sự tham dự vào cuộc hôn phối giữa
Đức Kitô và Giáo Hội.
-
suy tư 366 ngày của Đức Gioan Phaolô II -
Lm.
Lê Công Đức dịch
từ nguyên tác
LIFT
UP YOUR HEARTS
Daily
Meditations by Pope John Paul II
Lời Chúa Trong Gia
Đình
NGÀY
14-11
2Ga
4-9; Lc 17, 26-37.
LỜI
SUY NIỆM: “Cũng như thời ông Noe, sự việc đã xãy ra cách nào, thì
trong những ngày của Con Người, sự việc cũng sẽ xãy ra như vậy”
Vào
thời Noe, con người sống trong sa đọa tội lỗi, Thiên Chúa muốn xóa bỏ con người,
nhưng Ngài vẫn chờ đợi con người hoán cải, bằng cách Ngài sai ông Noe, đóng một
chiếc tàu to lớn trên núi cao, để gây sự chú ý cho con người, nhưng tất cả đều
vô tâm, mãi mê trụy lạc, Cho đến khi Đại Hồng Thủy đến, mọi người và mọi sinh vật
ngoài con tàu Noe đều bị tiêu diệt. Ngày quan lâm của Chúa Giêsu sẽ có, con tàu
Noe là Giáo Hội của Người. Những ai không đón nhận ơn cứu độ của Người tức là ở
ngoài Giáo Hội. Chúa Giêsu đang nói với toàn thể nhân loại hôm nay: “Cũng như
thời ông Noe, sự việc đã xãy ra cách nào, thì trong ngày của Con Người, sự việc
cũng sẽ xãy ra như vậy”.
Lạy
Chúa Giêsu, tất cả gia đình chúng con đang ở trong Giáo Hội của Chúa, nhận được
ơn ban của Chúa. Xin cho chúng con biết dùng ơn ban của Chúa để chu toàn bổn phận
của chúng con.
Mạnh
Phương
14
Tháng Mười Một
Tôi Tiếp Tục Cuộc
Chơi!
Mới
đây, tại Thụy Sĩ, người ta đã dùng điện thoại để phỏng vấn 1,200 người tại 20
thành phố khác nhau về việc chuẩn bị chết. Câu hỏi được đặt như sau: "Nếu
bạn chỉ còn một ngày nữa để sống, bạn sẽ làm gì?". Kết quả của cuộc thăm
dò được phân chia như sau:
-
57% những người được phỏng vấn trả lời rằng họ sẽ sống ngày cuối cùng với gia
đình. 12% muốn ở một mình hoặc với bạn bè.
-
26% người đàn ông được hỏi cho biết họ sẽ sống ngày cuối cùng đó với gia đình.
42% khác thích ở một mình hoặc cùng với bạn bè.
-
32% đàn ông lẫn đàn bà muốn được sống với gia đình trong những giây phút cuối đời.
-
6% người đàn ông muốn được sống bên vợ...
Trên
đây có lẽ chỉ là những con số không đại diện cho ước muốn hay suy nghĩ của tất
cả mọi người. Nhưng xuyên qua kết quả đó, chúng ta cũng có thể đọc được một
thái độ chung của con người khi đứng trước sự chết: đó là sự cô đơn...
Cái chết là một chia lìa vĩnh viễn, nhất là với những người thân của chúng ta. Nếu câu hỏi trên đây được đặt ra cho bạn giây phút này đây, bạn sẽ làm gì?
Cái chết là một chia lìa vĩnh viễn, nhất là với những người thân của chúng ta. Nếu câu hỏi trên đây được đặt ra cho bạn giây phút này đây, bạn sẽ làm gì?
Có
lẽ chúng ta còn nhớ chuyện của một vị thánh trẻ khi được hỏi về cách thế chuẩn
bị chết...
Giữa
một đám trẻ đang chơi đùa, viên giám thị đặt câu hỏi: nếu ngay bây giờ, chúng
con biết mình sắp chết, chúng con sẽ làm gì?
Một
số trả lời rằng sẽ đi vào nhà thờ cầu nguyện, một số cho biết sẽ đi xưng tội để
dọn mình chết lành v.v... Chỉ có một cậu bé điềm nhiên trả lời: "Nếu trong
giây lát tôi có chết, tôi cũng sẽ tiếp tục cuộc chơi".
Có
lẽ đó là câu trả lời làm cho viên giám thị ưng ý nhất, bởi vì nếu giải trí lành
mạnh là một bẩn phận, thì việc thánh hóa trước tiên phải nằm trong bổn phận hằng
ngày.
Nếu
chúng tabiết lắng nghe tiếng Chúa trong từng biến cố, nếu chúng ta biết gặp gỡ
Chúa trong từng sinh hoạt, nếu chúng ta tiếp xúc với Chúa trong từng giây
phút... thì cái chết chỉ là một nối dài của cuộc gặp gỡ đó. Người luôn trung
thành với những gặp gỡ trong giây phút hiện tại, sẽ không phải hãi sợ trong cuộc
gặp gỡ tối hậu là cái chết.
Chúng
ta đang cầu cho các đẳng linh hồn. Giáo Hội kêu mời chúng ta dâng các việc đạo
đức và hy sinh để cầu cho họ. Ðó là những việc làm không thể thiếu sót trong
nghĩa vụ liên đới của người Kitô. Nhưng còn có một việc làm khác không kém giá
trị: đó là sự trung thành của chúng ta trong những bổn phận hằng ngày. Người có
niềm tin trưởng thành thực sự, luôn nhìn thấy ý nghĩa và giá trị của những bổn
phận vô danh và nhàm chán hằng ngày...
(Lẽ
Sống)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét