17/11/2014
Thứ Hai sau Chúa Nhật
33 Quanh Năm
Bài
Ðọc I: (Năm II) Kh 1, 1-4; 2, 1-5a
"Hãy
nhớ lại ngươi đã sa sút từ mức nào và hãy hối cải".
Khởi
đầu sách Khải Huyền của Thánh Gioan Tông đồ.
Mạc
khải của Ðức Giêsu Kitô mà Thiên Chúa đã ban cho Người, để Người tỏ cho các tôi
tớ Người các điều sắp xảy ra. Vậy Người đã sai thiên thần loan báo cho tôi tớ
người là Gioan, và Gioan làm chứng rằng tất cả những gì ông đã thấy là lời của
Thiên Chúa và lời chứng của Ðức Giêsu Kitô. Phúc cho ai đọc và nghe các lời tiên
tri này, cùng tuân giữ những điều đã chép trong đó, vì thời giờ đã gần.
Gioan
kính gởi bảy Giáo đoàn ở Tiểu Á. Nguyện chúc ân sủng và bình an cho anh em do từ
Ðấng đang có, đã có và sẽ đến và do từ bảy thần linh đứng trước ngai của Người.
Tôi
nghe Chúa phán bảo tôi: "Hãy viết cho thiên thần Giáo đoàn Êphêxô rằng:
'Ðây là lời của Ðấng cầm bảy ngôi sao trong tay hữu và đi giữa bảy chân đèn bằng
vàng. Ta biết việc làm của ngươi nổi bật và lòng kiên nhẫn của ngươi; Ta biết
ngươi không thể dung kẻ bất lương; ngươi đã thử thách những kẻ tự cho mình là
tông đồ, mà kỳ thực thì không phải, nhưng ngươi đã thấu rõ họ là hạng gian dối.
Ngươi có lòng kiên nhẫn, ngươi đã chịu đựng vì danh Ta mà không sờn lòng. Nhưng
Ta trách ngươi điều này, là ngươi đã bỏ lòng yêu mến thuở ban đầu. Vậy hãy nhớ
lại xem ngươi đã sa sút từ mức nào, hãy ăn năn hối cải và làm lại những việc
thuở ban đầu' ".
Ðó
là lời Chúa.
Ðáp
Ca: Tv 1, 1-2. 3. 4 và 6
Ðáp: Ta sẽ cho kẻ thắng
trận ăn trái cây sự sống (Kh 2, 7b).
Xướng:
1) Phúc cho ai không theo mưu toan kẻ gian ác, không đứng trong đường lối những
tội nhân, không ngồi chung với những quân nhạo báng, nhưng vui thoả trong lề luật
Chúa, và suy ngắm luật Chúa đêm ngày. - Ðáp.
2)
Họ như cây trồng bên suối nước, trổ sinh hoa trái đúng mùa: lá cây không bao giờ
tàn úa. Tất cả công việc họ làm đều thịnh đạt. - Ðáp.
3)
Kẻ gian ác không được như vậy: họ như vỏ trấu bị gió cuốn đi, vì Chúa canh giữ
đường người công chính, và đường kẻ gian ác dẫn tới diệt vong. - Ðáp.
Alleluia:
Lc 16, 31
Alleluia,
alleluia! - Các con hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn, để có thể xứng đáng đứng
vững trước mặt Con Người. - Alleluia.
Phúc
Âm: Lc 18, 35-43
"Ngươi
muốn Ta làm gì cho ngươi? - Lạy Ngài, xin cho tôi được xem thấy".
Tin
Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi
Chúa đến gần thành Giêricô, thì có một người mù ngồi ăn xin bên vệ đường. Khi
nghe tiếng đám đông đi qua, anh liền hỏi có chuyện gì đó. Người ta nói cho anh
biết có Ðức Giêsu Nazareth đang đi qua. Bấy giờ anh liền kêu lên rằng: "Lạy
ông Giêsu con vua Ðavít, xin thương xót tôi!" Những người đi trước mắng bảo
anh nín đi, nhưng anh lại càng kêu lớn tiếng hơn: "Lạy con vua Ðavít, xin
thương xót tôi!" Vậy Chúa Giêsu dừng lại, truyền dẫn anh đến cùng Người.
Khi anh đến gần bên Người, Người hỏi anh: "Ngươi muốn Ta làm gì cho
ngươi?" Anh thưa: "Lạy Ngài, xin cho tôi được xem thấy". Chúa
Giêsu bảo anh: "Hãy nhìn xem, lòng tin của ngươi đã cứu chữa ngươi".
Tức khắc anh thấy được và anh đi theo Người, và ca tụng Thiên Chúa. Thấy vậy
toàn dân liền ca ngợi Thiên Chúa.
Ðó
là lời Chúa.
Suy
Niệm:
Sự
Mù Lòa Thiêng Liêng
Con
người đã được Thiên Chúa sáng tạo đặt vào trong hiện hữu và cuối cùng sẽ trở về
cùng Thiên Chúa trong Chúa Giêsu Kitô. Trong thời gian chờ đợi ngày trở về này,
mỗi người chúng ta phải sống như thế nào? Chúng ta hãy đối chiếu cuộc sống
chúng ta với Lời Chúa, nhưng không phải chỉ đối chiếu, mà còn cần phải sửa chữa,
vứt bỏ những gì không phù hợp với lời dạy của Chúa.
Tin
Mừng mà Giáo Hội cho chúng ta lắng nghe hôm nay, kể lại cuộc gặp gỡ giữa Chúa
Giêsu và người mù thành Giêricô. Ðây không phải là dụ ngôn, mà là biến cố có thật.
Chúng ta có thể quan sát hai thái độ thực hành. Trước hết là thái độ của những
người cản trở không cho anh mù gặp gỡ Chúa, những người này cho rằng chỉ có họ
mới được quyền đi bên cạnh Chúa. Thật ra, trong tương quan giữa con người với
Thiên Chúa, trên bình diện thông ban ân sủng, cứu rỗi, con người không thể cậy
dựa vào quyền lợi của mình mà đòi hỏi Thiên Chúa. Tất cả đều là ân sủng nhưng
không của Thiên Chúa, không ai có quyền dành lại ân sủng đó cho riêng mình.
Thái
độ thứ hai chúng ta có thể nhận thấy nơi anh mù. Ý thức thân phận của mình, anh
không có gì để khoe khoang hay đòi hỏi, nhất là đòi hỏi Thiên Chúa, mà anh chỉ
khiêm tốn cầu xin: "Lạy ông Giêsu, con vua Ðavít, xin dủ lòng thương
tôi". Sự mù lòa thể xác và nghèo nàn vật chất không phải là một ngăn trở
con người gặp gỡ Thiên Chúa và lãnh nhận ơn lành của Ngài. Từ ơn lành cho thể
xác mù lòa: "Lạy Ngài, xin cho tôi nhìn thấy được", anh mù đã tiến
thêm một bước quan trọng, như tác giả Luca ghi lại: "Tức khắc anh thấy được
và theo Chúa, vừa đi vừa ca tụng Thiên Chúa. Thấy vậy, toàn dân liền ca ngợi
Thiên Chúa". Anh mù đã sống trọn ơn gọi Kitô của mình; anh đã thực hiện lời
Chúa Giêsu căn dặn các môn đệ Ngài: "Ánh sáng của các con phải chiếu soi
trước mặt thiên hạ, để họ thấy những việc lành các con làm, mà tôn vinh Cha các
con Ðấng ngự trên trời".
Ước
gì Lời Chúa hôm nay thức tỉnh và giải thoát chúng ta khỏi sự mù lòa thiêng
liêng, để chúng ta luôn bước đi trong ánh sáng của Chúa và chiếu tỏa ánh sáng ấy
trước mặt mọi người.
Veritas Asia
Lời Chúa Mỗi Ngày
Thứ Hai Tuần 33 TN2
Bài đọc: Rev 1:1-4, 2:1-5;
Lk 18:35-43.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Hãy năng làm sống lại
tình yêu ban đầu!
Tình
yêu là yếu tố rất quan trọng trong cuộc sống, vì nó là động lực thúc đẩy con
người ham sống và làm việc. Nếu đánh mất tình yêu, con người sẽ đâm ra chán nản
và mất hết nghị lực để làm việc. Kẻ thù của tình yêu là thời gian và những thay
đổi của cuộc sống. Ví dụ: tình yêu vợ chồng. Rất nhiều người trong chúng ta có
kinh nghiệm hay đã được chứng kiến cảnh gia đình tan rã sau biến cố tháng
4/1975. Chồng đi vượt biên, vợ và các con ở lại; mấy năm sau nghe tin chồng đã
có vợ khác. Tại sao những chuyện như thế xảy ra? Thời gian và hòan cảnh là 2
yêu tố chính: xa mặt cách lòng và có mới nới cũ. Chuyện như thế cũng xảy ra
trong tình yêu của con người với Thiên Chúa: bỏ nhà thờ hay cầu nguyện để chạy
theo những cám dỗ vật chất là 2 lý do chính làm con người xa Chúa. Vì thế, để
có thể gìn giữ tình yêu, điều cần thiết là phải năng làm sống lại tình yêu ban
đầu: “tương quí như tương tân,” hãy luôn biết quí trọng nhau như thuở ban đầu.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/
Bài đọc I:
Mặc khải của Đức Giêsu Kitô, mặc khải mà Thiên Chúa đã ban cho Người.
Sách
Khải Huyền: không
chú trọng đến những gì sẽ xảy ra trong Ngày Tận Thế như nhiều người lầm tưởng,
nhưng chú trọng đến việc nhận ra những lầm lỗi để sửa sai và sống tốt đẹp hơn
trước khi Ngày Tận Thế đến như tác giả trình bày hôm nay: “Phúc thay người đọc,
phúc thay những ai nghe những sấm ngôn đó và tuân giữ các điều chép trong đó,
vì thời giờ đã gần đến!”
(1) Mặc khải của Đức Giêsu Kitô, mặc khải mà Thiên
Chúa đã ban cho Người, để Người tỏ cho các tôi tớ Người biết những việc sắp phải
xảy đến. Người đã sai thiên thần của Người đến báo cho ông Gioan là tôi tớ của
Người biết mặc khải đó. Ông Gioan đã làm chứng về lời của Thiên Chúa và về lời
chứng của Đức Giêsu Kitô, về những gì ông đã thấy.
(2) Ý nghĩa con số 7 trong Sách Khải
Huyền: Số
7 xảy ra tất cả 54 lần trong Sách Khải Huyền; đây là con số được dùng để biểu tỏ
sự tròn đầy, tòan hảo. Ví dụ: việc Đức Kitô gởi Lời cho 7 Giáo Phận có nghĩa gởi
cho tất cả Giáo Hội trên tòan cầu.
(3) Thị kiến đầu tiên: Lời của Đức Kitô
cho 7 Giáo Phận ở Asia Minor (Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay): “Tôi là Gioan kính gửi 7
Giáo Phận Asia. Xin Đấng hiện có, đã có và đang đến, xin bảy thần khí hiện diện
trước ngai của Người.”
(4) Lời cho Hội Thánh Êphêxô: Đây là thành phố
thương mại rất sầm uất của Tiểu Á thời đó, là trung tâm của các Tòa Đại Sứ, là
trung tâm của văn hóa và tôn giáo. Vị thế của Thành Êphêsô mở đường cho rất nhiều
mê tín dị đoan và thờ các tà thần; thần phổ thông nhất của Thành là Artemis
(Tđcv 19:8, 10). Thánh Phaolô thành lập Giáo Phận Êphêsô vào khỏang 53-56 AD
(Tdcv 19:8-10). “Hãy viết cho thiên thần của Giáo Phận Êphêxô: Đây là lời của Đấng
cầm trong tay hữu bảy vì sao, Đấng đi giữa bảy cây đèn vàng.” 7 vì sao tượng
trưng cho 7 thiên thần coi giữ 7 Giáo Phận, và 7 cây đèn tượng trưng cho 7 Giáo
Phận (Kh 1:20). Đấng đi giữa 7 cây đèn là Đức Kitô, như Ngài đã hứa “sẽ ở cùng
Giáo Hội cho đến Ngày Tận Thế” (Mt 18:20, 28:20).
1.1/
Lời khen:
Ngươi có lòng kiên nhẫn và đã chịu khổ vì danh Ta mà không mệt mỏi. Một việc cụ
thể được liệt kê: “Ta biết ngươi không thể chịu đựng kẻ ác. Ngươi đã thử thách
những kẻ xưng mình là tông đồ, mà thực ra không phải, và ngươi đã thấy rằng
chúng là những kẻ nói dối.” Việc này có lẽ liên quan tới Nicolaitans (Kh 2:6,
15).
1.2/
Lời chê trách: “Nhưng
Ta trách ngươi điều này: ngươi đã để mất tình yêu thuở ban đầu.” Đánh mất tình
huynh đệ ban đầu là cũng đánh mất tình yêu với Thiên Chúa; vì mến Chúa đòi phải
yêu người. Lời khuyên nhủ: “Vậy hãy nhớ lại xem ngươi đã từ đâu rơi xuống, hãy
hối cải và làm những việc ngươi đã làm thuở ban đầu.” Ba việc cần làm trong tiến
trình hối cải đựợc đề ra: xét mình (nhớ lại) – ăn năn (hối cải) – đền tội (làm
việc). Lời đe dọa: “Bằng không, Ta đến với ngươi, và Ta sẽ đem cây đèn của
ngươi ra khỏi chỗ của nó, nếu ngươi không hối cải.” Cây đèn tượng trưng cho
Giáo Phận; đem cây đèn ra khỏi chỗ có thể nói tới sự tiêu hủy của GP Êphêsô.
2/
Phúc Âm:
Chúa Giêsu chữa người mù thành Jericho.
2.1/
Lời cầu xin khẩn thiết của người mù: Việt-Nam có câu tục ngữ: “Có đau mắt thì mới biết
thương người mù.” Vì không thấy đường nên tất cả thế giới đẹp đẽ đối với anh là
một bóng đen, và công việc duy nhất anh có thể làm được là ngồi ăn xin lòng
thương xót của người qua đường. Anh mù chứ không điếc nên khi nghe thấy đám
đông đi qua, anh ta hỏi xem có chuyện gì. Họ báo cho anh biết là Đức Giêsu
Nazareth đang đi qua đó. Chắc chắn anh đã nghe về Đức Kitô chuyên chữa lành bệnh
nhân, nên anh không bỏ lỡ cơ hội, anh liền kêu lên (boa,w) rằng: "Lạy ông
Giêsu, Con vua Đavít, xin thương xót tôi!"
Những
người đi đầu quát nạt, bảo anh ta im đi. Không ai có thể hiểu nỗi đau khổ của
anh; tất cả đều bận tâm với những toan tính riêng tư của họ. Những người quát nạt
này có lẽ bực mình vì tiếng kêu cứu của anh làm họ không nghe rõ những gì Chúa
Giêsu đang giảng giải. Nhưng anh mù không sờn lòng và càng kêu lớn tiếng hơn
(krazo): "Lạy Con Vua Đavít, xin thương xót tôi!"
Việc
anh kêu lớn tiếng hơn có thể anh sợ Chúa Giêsu chưa nghe thấy tiếng kêu nài của
anh; nhưng cũng để biểu tỏ tấm lòng kiên trì kêu cầu của anh, không một sức mạnh
nào có thể ngăn ngừa anh đừng trông cậy vào Thiên Chúa. Với bệnh tật của anh,
anh nghĩ có lẽ đây là cơ hội ngàn năm một thuở anh có cơ hội được Chúa Giêsu chữa
lành.
2.2/
Phản ứng của Chúa Giêsu, người mù, và đám đông: Làm sao Thiên Chúa của lòng
thương xót không động lòng trước tiếng kêu bi thương của con cái mình? Ngài dừng
lại, truyền dẫn anh ta đến. Khi anh đã đến gần, Người hỏi: "Anh muốn tôi
làm gì cho anh?" Anh ta đáp: "Lạy Ngài, xin cho tôi nhìn thấy được."
Người mù không xin tiền, không xin bất cứ sự gì khác, nhưng xin cho được thấy,
vì anh biết sự sáng quan trọng thế nào đối với anh. Đức Giêsu nói: "Anh
nhìn thấy đi! Lòng tin của anh đã cứu chữa anh." Lập tức, anh ta nhìn thấy
và theo Người, vừa đi vừa tôn vinh Thiên Chúa. Anh biết Chúa Giêsu có lòng
thương xót, anh biết Chúa Giêsu là người duy nhất có thể chữa anh, và chính anh
đã được Chúa Giêsu thương xót chữa lành; nên chuyện anh đi theo Ngài để ngợi
khen Thiên Chúa là chuyện tự nhiên phải làm. Thấy vậy, toàn dân cất tiếng ngợi
khen Thiên Chúa.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
-
Cuộc sống với quá nhiều quyến dũ vật chất và hưởng thụ làm cho trái tim con người
ra chai đá, khiến chúng ta không còn nhạy cảm với tình thương Thiên Chúa và
tình thương của tha nhân. Chúng ta hãy làm sống lại tình yêu ban đầu của chúng
ta dành cho Thiên Chúa, bằng cách năng nhớ lại những gì Ngài đã làm cho chúng
ta, để biết ơn, để ca tụng, và biết sống xứng đáng với tình yêu của Ngài.
-
Chúng ta hãy làm sống lại tình yêu ban đầu của chúng ta dành cho nhau; để luôn
biết quí trọng và dễ tha thứ cho nhau.
Linh mục Anthony Đinh Minh Tiên, OP
HẠT GIỐNG NẨY MẦM - MÙA QUANH NĂM - TUẦN 33
Lc 18,35-43
A. Hạt giống...
Chuyện này có 3 vai :
1. Người mù :
- Ban đầu anh “ngồi” (thụ động) “ăn xin” (sống bám) “bên vệ đường” (ở ngoài rìa
xã hội) (câu 35). Sau khi được Chúa Giêsu chữa, anh “đi” (chủ động), “tôn vinh
Thiên Chúa” (rao giảng) và “đi theo” (làm môn đệ) Chúa Giêsu (câu 43).
- Thái độ của anh : “hỏi xem có chuyện gì” (câu 36) - khi biết là có Chúa Giêsu
đi ngang qua, anh “kêu lên” xin Ngài dủ lòng thương (câu 38) - người ta quát
nạt anh, bảo anh im đi, “anh càng kêu lớn tiếng” (câu 39) - khi gặp Chúa Giêsu,
anh nói rõ điều muốn xin “Lạy Ngài, xin cho tôi được thấy” (câu 41). Thái độ ấy
được Chúa Giêsu đánh giá là có đức tin (câu 42).
2. Đám đông :
- Lúc đầu quát nạt anh mù, bảo anh im. Họ tưởng làm như thế là vừa lòng Chúa
Giêsu (vì Chúa Giêsu khỏi bị quấy rối khi đang bận đi đường).
- Mc 10,49 cho biết thêm : khi Chúa Giêsu cho gọi anh đến thì dân chúng khuyến
khích anh “Cứ yên tâm, đứng dậy, Ngài gọi anh đấy”.
- Sau khi anh khỏi bệnh, họ “cất tiếng ngợi khen Thiên Chúa”
3. Chúa Giêsu :
- Dù “đang đi” (bận rộn) và ở giữa đám đông, Ngài cũng để ý đến tiếng kêu xin
của một người mù.
- Đối xử rất ưu ái với người mù : Ngài “dừng lại”, “truyền dẫn anh ta đến”, ân
cần hỏi han, khen ngợi đức tin của anh mù và cứu chữa anh.
B.... nẩy mầm.
1. Anh mù đáng làm gương cho chúng ta : anh ý
thức mình cần Chúa, anh cố gắng hết sức để được đến gần Chúa, bất chấp mọi ngăn
cản. Kết quả là anh đã được Chúa đổi mới hoàn toàn ; anh còn thay đổi được lòng
hẹp hòi của những người chung quanh. Nếu chúng ta làm như anh mù này thì mặc dù
mọi người ngăn cản chúng ta và mặc dù ban đầu xem ra Chúa không nghe tiếng chúng
ta, nhưng cuối cùng Ngài sẽ dừng lại, ưu ái gọi chúng ta đến và biến đổi đời
sống chúng ta.
2. “Khi người mù thành Giêrikhô lên tiếng tỏ ý
muốn gặp Chúa Giêsu thì người ta đã quát mắng anh ta phải im đi. Phải chăng đó
là tình trạng trong nhiều cộng đoàn Giáo Hội chúng ta : có biết bao người không
có cơ may gặp gỡ Chúa vì chưa thấy được tình yêu thương của Giáo Hội... Có biết
bao người vẫn tuyệt vọng vì chưa cảm nhận được tình thương từ nơi những môn đệ
Chúa Giêsu... Chúa Giêsu truyền lệnh cho các môn đệ dẫn người mù đến với Ngài.
Ngày nay Ngài cũng tiếp tục đưa ra cùng một mệnh lệnh : Hãy để cho những người
đau khổ, những kẻ đang kiếm tìm được đến gần Ngài...” (trích "Mỗi ngày một
tin vui")
3. CG là Ánh sáng muôn dân (Lumen gentium). Đây là một chủ đề lớn, được
chọn làm đề tựa cho một hiến chế của Công Đồng Vaticanô II. Ánh sáng của Chúa
soi thẳm lòng người. Giúp con người nhìn ra ánh sáng của con tim. Giúp con
người tìm về nhà Cha. Có những người mù loà, nhưng với lòng tin tưởng phó
thác, đã nhìn được ánh sáng này. Ngược lại, có những con người tự phụ rằng mình
sáng suốt lại chẳng nhìn ra được ánh sáng của Chúa.
4. Một học giả kia rất thông thái nhưng cũng rất
đãng trí. Một hôm ông cỡi lừa đi thăm một người bạn. Dù đang cỡi lừa, ông vẫn
cứ dán mắt vào quyển sách, tay buông lỏng dây cương. Do đó con lừa sau khi đi
một đoạn đường đã quay trở lại chính ngôi nhà của ông. Ông tưởng đó là ngôi nhà
của người bạn. Ông nhìn ngôi nhà từ trên xuống dưới, từ trước tới sau, và kết
luận : “Ông bạn của ta cẩu thả quá, nhà hư gần sập tới nơi mà không sửa sang gì
cả.” Vợ ông bước ra tiếp lời : “Ông nhận xét đúng đấy. Nhưng đây là ngôi nhà
của chính ông”. Nhiều người rất sáng về chuyện người khác, nhưng rất mù về
những khuyết điểm của chính mình. (Ernst Wilhelm Nusselein).
5. “Anh muốn tôi làm gì cho anh. Anh ta đáp : Lạy
Ngài xin cho tôi được thấy” (Lc 18,41)
Một thiền sư hỏi các đồ đệ rằng “Lúc nào là lúc
đêm tàn và ngày đến ?” Nhiều câu trả lời được đưa ra : kẻ thì cho rằng đó là
lúc ta có thể phân biệt từ xa một cây dừa với một cây cau ; người thì cho rằng
đó là lúc ta có thể phân biệt từ xa một con bò với một con trâu… Cuối cùng chỉ
có một câu trả lời làm vừa lòng thiền sư, đó là : khi ta nhìn mọi người và nhận
ra đó là anh em của ta.
Quả thật, có những thứ ta không thể thấy được
bằng mắt, nhưng chỉ thấy d0 bằng con tim, bằng tình yêu…
Lạy Chúa, Chúa đã đốt lên ngọn lửa nơi tâm hồn
anh mù để anh nhận ra Chúa. Xin Chúa cũng nhóm lên ngọn lửa tình yêu nơi trái
tim con, để con thấy Chúa và nhận ra Ngài nơi những người quanh con. (Hosanna)
Lm. Carolo HỒ BẶC XÁI
17/11/14 THỨ HAI TUẦN
33 TN
Th. Ê-li-sa-bét Hung-ga-ri
Lc 18,35-43
Th. Ê-li-sa-bét Hung-ga-ri
Lc 18,35-43
Suy niệm: Trong
việc Chúa chữa người mù hôm nay, có một thông điệp cần được lưu tâm và đào sâu
thích đáng. Chúa Giê-su không nói: “Ta cứu chữa anh”, nhưng Người nói:
“Lòng
tin của anh đã cứu chữa anh!” Người cho thấy tác nhân của sự cứu chữa là
chính lòng tin của đương sự. Và đây không phải là lần duy nhất Chúa Giê-su
tuyên bố điều này. Chúa cũng đã nói như thế: với người đàn bà bị băng huyết (Lc
8,48), với ông đại đội trưởng Rô-ma (Mt 8,13), với hai anh mù (Mt 9,29), với
người phụ nữ Ca-na-an có đứa con gái bị quỉ ám (Mt 15,28), v.v... Sau này,
thánh Phao-lô sẽ xác nhận mạnh mẽ rằng vai trò chữa lành và cứu độ thuộc về đức
tin chứ không thuộc về Lề Luật (x. Rm 1,16-11.36; Gl 3,15-29).
Mời Bạn: Xác
tín vững chắc rằng lòng tin vào Đức Ki-tô đồng nghĩa với sự chữa lành.
Ơn cứu độ của Thiên Chúa đã dành sẵn cho chúng ta nơi Đức Ki-tô, như một tấm ngân
phiếu đã ký sẵn! Chỉ cần điền thêm lòng tin của chúng ta. Lòng tin của chúng ta sẽ cứu chữa chúng ta!
Sống Lời Chúa: Đừng
vội thắc mắc tại sao Chúa không chữa lành cho mình về bệnh này tật nọ. Bạn đang
cần sự chữa trị loại nào (thể lý, tâm lý, tâm linh)? Và bạn hãy tự hỏi lòng tin
của mình vào Thầy Thuốc Giê-su đang ở mức nào. (Chẳng hạn, bạn đánh giá thế
nào về ý nghĩa của mỗi lần mình rước lễ?)
Cầu nguyện: Đọc Kinh Xin Chúa Thương Xót, với tất cả lòng thành, mỗi câu 2 lần.
Xin cho tôi nhìn thấy
Xin Chúa giúp chúng ta xóa những nguyên nhân gây
mù, đó là dục vọng của đôi mắt, là thành kiến về người khác. Xin Chúa giúp
chúng ta nhờ đối thoại mà ra khỏi tình trạng mù xem voi, và được Thánh Thần...
Suy niệm:
Trong những năm hành đạo,
Đức Giêsu đã chữa một số người mù.
Vào những ngày cuối đời, khi
trên đường lên Giêrusalem lần cuối,
Ngài đã chữa cho anh mù ở Giêricô.
Giêricô được coi là thành
phố cổ xưa nhất, không xa Giêrusalem,
nằm ở hạ lưu sông Giođan,
thấp hơn mực nước biển 300 mét.
Anh mù ở Giêricô kiếm sống
bằng cách ngồi bên vệ đường ăn xin.
Anh vừa bị tách biệt với
người khác, vừa bị lệ thuộc vào người khác.
Mất khả năng nhìn, nhưng anh
vẫn còn khả năng nghe và nói.
Để gặp được Đức Giêsu, anh
đã tận dụng mọi khả năng còn lại.
Anh nghe tiếng đám đông đi
qua, tiếng chân người rộn ràng (c. 36).
Anh tò mò hỏi xem chuyện gì
vậy.
Khi biết là Đức Giêsu
Nadarét đang đi ngang qua,
anh thấy ngay điều mình chờ
đợi từ lâu, nay đã đến.
Vị ngôn sứ nổi tiếng này anh
nghe đồn đã làm bao phép lạ lẫy lừng.
Ngay cả người mù bẩm sinh
cũng được Ngài làm cho sáng mắt.
Cơ hội ngàn năm một thuở đã
đến rồi.
Anh tự nhủ mình không thể
nào để vuột mất.
Nhưng làm thế nào để Đức
Giêsu lưu tâm đến anh?
Làm thế nào để cho Ngài dừng
lại?
Vũ khí mạnh nhất và gần như
duy nhất của anh, là tiếng kêu.
Chỉ tiếng kêu của anh mới
lôi kéo được sự chú ý của Ngài,
và báo hiệu cho Ngài về sự
hiện diện của anh.
Anh kêu thật to tên Ngài dù
không biết Ngài ở đâu.
“Lạy ông Giêsu, Con vua
Đavít, xin dủ lòng thương tôi” (c. 38).
Hãy nghe tiếng kêu của anh
giữa tiếng đám đông ồn ào cười nói.
Anh kêu tiếng kêu của trái
tim, đầy tin tưởng, hy vọng, tha thiết.
Nhưng tiếng kêu ấy lại bị
bắt phải im đi, có thể vì sợ gây phiền hà.
Anh mù chẳng những đã không
vâng lời, lại còn kêu to hơn nữa.
Rồi tiếng kêu của anh cũng
đến tai Đức Giêsu, khiến Ngài dừng chân.
Đức Giêsu muốn gặp người đã
gọi tên mình để xin thương xót (c. 40).
Cuộc hạnh ngộ bắt đầu bằng
câu hỏi anh mong từ lâu:
“Anh muốn tôi làm gì cho
anh?” (c. 41).
Câu trả lời quá hiển nhiên:
“Lạy Ngài, xin cho tôi được thấy.”
Khi được sáng mắt, anh không
phải ngồi bên vệ đường như trước đây.
Anh đã nhập vào đám đông
những người theo Chúa và đi trên đường.
Nếu hôm nay Chúa hỏi tôi:
“Anh chị muốn tôi làm gì cho anh chị?”,
tôi sẽ trả lời Ngài ra sao?
tôi sẽ xin Ngài điều gì?
Ơn biết mình mù và muốn thấy
rõ chính mình, là một ơn lớn.
Có người mù, không biết mình
mù, nên vẫn thản nhiên ở lại trong cảnh mù.
Người ấy có thể vô tội,
nhưng có nguy cơ gây hại cho tha nhân (Mt 15, 14).
Lại có người cố ý không muốn
thấy, cố ý mù để khỏi phải thay đổi.
Họ không thấy được cái xà
trong mắt mình (Mt 7, 3).
Xin Chúa giúp chúng ta xóa
những nguyên nhân gây mù,
đó là dục vọng của đôi mắt
(1 Ga 2, 16), là thành kiến về người khác.
Xin Chúa giúp chúng ta nhờ
đối thoại mà ra khỏi tình trạng mù xem voi,
và được Thánh Thần đưa vào
sự thật trọn vẹn (Ga 16, 13).
Ước gì chúng ta khiêm tốn đến
với Chúa Giêsu
mà “mua thuốc xức mắt để
thấy được” (Kh 3, 18).
Cầu nguyện:
Như
người mù ngồi bên vệ đường
xin Chúa dủ lòng thương cho
con được thấy.
Xin cho con được thấy bản
thân
với những yếu đuối và khuyết
điểm,
những giả hình và che đậy.
Cho con được thấy Chúa hiện diện bên con
cả những khi con không cảm nghiệm được.
Xin cho con thực sự muốn thấy,
thực sự muốn để cho ánh sáng Chúa
chiếu giãi vào bóng tối của con.
Như người mù ngồi bên vệ đường
xin Chúa dủ lòng thương cho con được thấy.
Lm Antôn Nguyễn Cao
Siêu, SJ
SUY
NIỆM
MÙ
NHƯNG MÀ SÁNG
Hình
ảnh anh mù trong bài tin mừng hôm nay đã đánh động tôi rất nhiều. Tôi nhận thấy
rằng anh ta bị mù đôi mắt thể lý nhưng đức tin của anh thì sáng. Với đức tin
sáng, anh đã nhận biết Đức Giêsu là người có thể chữa lành cho anh. Với đức tin
sáng, anh đã tin Chúa Giêsu. Và cuối cùng, với đức tin, đôi mắt thể lý của anh
đã được sáng và anh đã tôn vinh Thiên Chúa.
Đức
tin đã đổi mới cuộc sống của anh mù này. Từ một người mù, trở thành một người
sáng. Từ một cuộc đời tăm tối, trở nên một cuộc đời tươi sáng. Từ một người
chưa biết Chúa, trở nên một người theo Chúa.
Anh
mù trong bài tin mừng hôm nay là một tấm gương cho tôi. Tôi cũng giống như một
người mù vì những giới hạn yếu đuối, hay khi tôi không nhìn thấy những điều tốt
đẹp trong cuộc sống và nơi anh em. Tôi cũng sống trong tăm tối khi tôi sống
trong đau khổ, bất an, thất bại, tội lỗi.
Khi
tôi tin vào Chúa và đến với Chúa như anh mù trong bài tin mừng này qua việc cầu
nguyện, trong thánh lễ hay lãnh nhận các bí tích.. cuộc đời của tôi sẽ trở nên
tươi sáng. Tôi sẽ sống trong bình an và hạnh phúc.
Lạy
Chúa, xin cho con có một đức tin vững mạnh để con nhận ra Chúa đang hiện diện
bên con từng ngày để con vững bước theo Chúa. Và xin cho cuộc sống của con cũng
là một lời cảm tạ tôn vinh Chúa. Amen.
Hãy Nâng Tâm Hồn Lên
17
THÁNG MƯỜI MỘT
Ân
Sủng
Thánh
Hóa Tình Cảm Nhân Loại
Sự
đồng ý đón nhận nhau giữa một người nam và một người nữ khi họ cử hành hôn nhân
Kitô giáo không chỉ là một diễn tả tình cảm nhân loại mà hai người cam kết trọn
đời. Họ nói ‘vâng’ với nhau trong đức tin, một đức tin mà họ dứt khoát chọn lựa
cho cả đời mình. Mầu nhiệm này của cuộc hôn nhân giữa họ là một phản ảnh của sự
kết hợp thần nhiệm và của tình yêu phu phụ giữa Đức Kitô và Giáo Hội.
Vì
thế, hôn nhân giữa hai Kitôhữu trước hết là một hành vi của đức tin. Tình cảm
nhân loại của họ được chuyển hóa và được làm cho nên thánh thiện nhờ ân sủng.
Vì họ đã ký thác tình yêu và cuộc hôn nhân của họ cho Thiên Chúa, nên Ngài nhất
định sẽ bảo vệ và nuôi dưỡng nó bằng ân phúc của Ngài. Chính Đức Kitô cho biết
rằng ở đây không chủ yếu là tự họ ràng buộc với nhau, mà đúng hơn chính Cha
trên trời đang ràng buộc họ với nhau. Và công việc quan trọng đệ nhất của họ là
liệu sao để không phá vỡ sự kết hợp thánh thiện này.
Một
đôi vợ chồng sẽ thành công trong việc bảo vệ cuộc hôn nhân của mình nếu họ nhớ
rằng chính Thiên Chúa đã trở thành người bảo vệ sự kết hợp giữa họ. Và khi họ
trải qua những khó khăn trong cuộc sống hôn nhân, họ sẽ chạy đến với Thiên Chúa
trong lòng tin tưởng vững vàng vào sự quan phòng và vào tình yêu thương của
Ngài.
-
suy tư 366 ngày của Đức Gioan Phaolô II -
Lm.
Lê Công Đức dịch
từ nguyên tác
LIFT
UP YOUR HEARTS
Daily
Meditations by Pope John Paul II
Lời Chúa Trong Gia
Đình
NGÀY
17-11
Thánh
nữ Êlisabeth Hungari
Kh
1, 1-4; 2, 1-5a; Lc 18, 35-43.
LỜI
SUY NIỆM: “Lạy ông Giêsu, Con vua Đavít,xin dủ lòng
thương tôi”
Khi
Chúa Giêsu vào thành Giêrikhô, có đám người rất đông đi theo Người, tiếng ồn của
đám đông át tiếng của những người mù ngồi bên vệ đường. Tiếng của anh mù không
chỉ là tiếng kêu to của bản năng của một con người, nhưng trong tiếng kêu đó đã
vang dậy một kẻ đang trong cơn tuyệt vọng, mong được lòng thương xót của Đấng tối
cao đầy quyền phép. “Lạy ông Giêsu, Con vua Đavít, xin dủ lòng thương tôi” Đã
làm cho Chúa Giêsu dừng lại và đã chữa lành cho anh
Lạy
Chúa Giêsu, Xin cho mọi thành viên trong gia đình chúng con khi cầu nguyện biết
kêu cầu đến Danh Chúa với bao khát khao tự đáy lòng, Như người mù ở thành
Giêrikhô.
Mạnh
Phương
Gương Thánh Nhân
Ngày
17-11
Thánh
ELISABETH Nước Hungaria
Nữ
Tu (1207 - -1231)
Em
bé 4 tuổi mặc ái nhung đeo vàng, người ta dẫn tới Thuringia, là con vua
Hungaria. Tên Ngài là Elisabeth và vừa được đính hôn với hoàng tử Luy (Louis)
mười một tuổi con của Landgrave miền Thuringia, và theo thói thường Ngài lớn
lên tại cung điện Thuringia.
Elisabeth
xem ra đã được tiền định với niềm vui, được cầu nguyện hãm mình và mỗi ngày hy
sinh một điều thích thú. Nếu trong cuộc chơi mà thành công rực rỡ, Ngài không
quá vui và ngừng lại. Một phần những cái người ta cho Ngài thường là tới tay
người nghèo. Nhưng Ngài sớm thấy một đau khổ khác, không phải mọi người đều vui
lòng khi thấy Ngài lớn lên trong đạo đức, tốt lành và quảng đại như vậy. Công
chúa Sophia, mẹ của Luy tức giận vì sự hoàn thiện này.
Khi
bà dẫn Elisabeth với cô con gái mình tới nhà thờ, cả hai trang điểm như công
chúa thì Elisabeth lại cởi vương miện bằng đá ra mà nói không muốn mang nó đến
trước Thiên Chúa phải đội mão gai. Thế là công chúa và con mình khinh bỉ và
tuyên bố rằng: Ngài bất xứng để làm vợ của bá tước. Nhưng khi Luy đã trở lại
triều đình chàng ngây ngất vì vị hôn thê trẻ của mình. Chàng chọn làm châm ngôn
những đức tính: đạo đức, trong sạch và công bình. Chàng đã cử hành hôn phối sớm
hết sức có thể, lúc chàng 20 và nàng 14.
Năm
sau họ có con đầu lòng và 2 năm sau nữa sinh con thứ. Các đày tớ của thánh nữ
nói về Ngài: "Bà kêu đến Chúa trong mọi hành vi, bà sống khiêm tốn, rất bác
ái và say mê cầu nguyện". Ngày sống của nữ bá tước được phân phối cho công
việc cầu nguyện, làm việc bác ái, cùng với các phụ nữ dệt len cho người nghèo.
Rảo quanh các làng quê phân phát các đồ cứu trợ. Luy, một hiệp sĩ hào hùng, rất
lịch thiệp, là bạn trung thành nâng đỡ Elisabeth trong đường thánh thiện Ngài
đeo đuổi. Ông yêu vợ có khuôn mặt và tâm hồn dịu hiền của mình. Người ta thích
kể lại một huyền thoại làm đẹp cuộc đời thánh nữ như sau:
Vào
một ngày mùa đông. Luy đi săn về gặp vợ cong mình xuống dưới sức nặng các đồ ăn
giấu trong vạt áo. Ông hỏi: - Em mang gì đó ?
Vạch
áo ra ông chỉ thấy những bó hoa hồng trắng rất đẹp không mùa xuân nào có được.
Vị bá tước xúc động vì phép lạ, Ngài ưu ái người vợ lý tưởng của mình hơn nữa.
Còn
chính thánh nữ thì tăng gấp việc bác ái. Ngài săn sóc các bệnh nhân nghèo, cấp
đồ ăn cho họ, băng bó các vết thương. Vào một ngày thứ năm tuần thánh, Ngài đã
hôn chân các người cùi Ngài tập hợp lại. Dưới những chiếc áo sang trọng, Ngài dấu
một chiếc áo nhặm. Không ai nghi ngờ sự khắc khổ của Ngài. Isentrude, người đày
tớ theo Ngài và có nhiệm vụ đánh thức Ngài ban đêm để cầu nguyện làm chứng:
"Ngài hoàn thành những công trình bác ái trong tâm hồn vui tươi và không đổi
nét mặt".
Chính
Elisabeth đã nói về những người nhân đức mà mặt mày ủ dột: "Họ có vẻ muốn
làm khiếp đảm Thiên Chúa nhân lành. Trong khi Ngài yêu thích những kẻ cho một
cách vui tươi".
Luy
phải ra trận. Đây là lúc nữ bá tước đau đớn nhất và tăng gấp lời cầu nguyện và
đánh tội. Thánh nữ vẫn thường bối rối lo sợ có những bất công mà lãnh Chúa thường
gặp phải. Gặp buổi đói ăn, thánh nữ nhiệt thành nâng dỡ người nghèo. Phân phát
hết lúa gạo dự trữ, Ngài hy sinh cả nữ trang và đá quí, Ngài thiết lập những
nhà thương. Dân chúng gọi Ngài là "mẹ". Khi chồng trở về, thánh nữ
thường cười nói: - Em đã dâng cho Thiên Chúa cái thuộc về Ngài bảo vệ của cải của
chúng ta,
Nhưng
đã đến lúc những thử thách lớn lao đưa Elisabeth tới đỉnh cao thánh thiện. Luy
tham gia đoàn quân thánh giá và vong mạng năm 1227. Vài ngày sau thánh nữ sinh
hạ người con thứ ba. Ngài như điên lên vì đau đớn, nhưng đã chứng tỏ lòng đai độ
từ bỏ thánh nữ đã có từ buổi thiếu thời. Hình ảnh cổ truyền còn diễn tả thánh nữ,
bị người em bất xứng của Luy xua đuổi và cấm dân chúng không được cho trú ngụ,
khóc lóc ôm con nhỏ đi vào đường mòn sỏi đá giữa mùa đông lạnh lẽo với hai người
con níu bên tay...
Thực
tế là người em rể đã một thời không cho Ngài được thừa hưởng của cải của chồng
Ngài. Elisabeth từ chối mọi thỏa hiệp với ông ta và không muốn nhận được cấp dưỡng
bằng cái Ngài coi là của cắp của dân nghèo. Ngài thích được rẫy bỏ hơn và tự kiếm
kế sinh nhai. Như thế với lương tâm Kitô giáo Ngài đã chọn được nên nghèo khó.
Thực vậy, Ngài đã phải trú ngụ trong một chuồng heo cũ và đã biết khốn cực là
gì. Người đày tớ theo Ngài kể rằng: - "Bị bắt bớ bởi những chư hầu của chồng,
thiếu mọi thứ của cải và vì thiếu thốn, Ngài đã phải gửi con đến những miền xa
để chúng được nuôi dưỡng ở đó.
Dầu
vậy, Ngài vẫn cảm tạ Chúa và đã bóc lột Ngài như thế, và trong một nguyện đường
các anh em hèn mọn Ngài đã đặt tay lên bàn thờ thề hứa từ bỏ tất cả.
Cậu
của Ngài là giám mục miền Bamberg rất muốn Ngài tái giá và còn gọi Ngài tới lâu
đài Haute Francoine nơi đặt các xương cốt của chồng Ngài. Nhận xương cốt, Ngài
nguyện vâng phục và tạ ơn Thiên Chúa.
"Lạy
Chúa, con yêu biết bao. Nhưng Chúa biết con không hối tiếc việc hy sinh người
yêu của con cho Chúa. Anh đã tự hiến mình cho Chúa, con cũng hiến dâng anh con
cho Chúa để yểm trợ thánh địa. Nếu được con cho cả thế giới để đổi lấy anh, rồi
chúng con cùng đi ăn xin với nhau. Nhưng con xin chứng tỏ rằng: nếu trái với ý
Chúa, con sẽ không muốn chuộc lại sự sống của anh, cả đến sợi tóc đi nữa...
Nguyện ý Chúa thành sự trong chúng con".
Người
góa phụ trẻ không muốn có phần gì đối với vinh hoa trần thế nữa, đã mặc áo dòng
ba Phanxicô và dùng tiền của chồng để lại để điều hành một nhà thương là nơi bà
ngồi ăn chung với các bệnh nhân nghèo khó. Sau cùng Ngài ở trong một ngôi nhà bằng
cây vách đất. Ngài dệt vải để nuôi thân và chịu những hy sinh cực khổ hơn nữa.
Cha
giải tội của Ngài là Conrad thấy sự diụ hiền của Ngài có vẻ tạo nên cảm tình của
hai người bạn từ hồi trẻ và nay theo Ngài, nên không cho Ngài giữ họ gần mình nữa.
Thay vào đó là một đứa trẻ vô giáo dục và một bà điếc lác khó chịu. Elisabeth đối
xử với họ cách âu yếm như với bạn bè và dành lấy những công việc gớm ghiếc nhất.
Một đứa trẻ bất toại Ngài săn sóc bắt Ngài thức dậy mỗi đêm sáu lần và chính
Ngài giặt giũ áo quần hôi hám của nó. Khi đứa trẻ chết, Ngài thayvào đó một dứa
trẻ phong cùi và nói: - Tôi không đang cởi giây giầy cho em. Đối với tôi Chúa
Giêsu đang ở vào đại vị của em.
Đứa
trẻ chết, lại một người bị bịnh trứng tóc sống bên Ngài. Vị hướng dẫn còn dùng
đến những cư xử nghiệt ngã lạ lùng. Nhà chép sử nói rằng: "ông ta có thể
đánh vào mặt Ngài, nhưng thánh nữ đủ mạnh để chịu dựng như một người đang chiêm
niệm. Ngài qua những giờ ngây ngất và nét mặt trở bên rực sáng.
Nhưng
Elisabeth yếu dần và qua đời lúc mới 24 tuổi, vào ngày 19 tháng 10 năm 1231. Từng
đoàn người lũ lượt hành hương kính viếng mộ Ngài và đã có rất nhiều phép lạ xảy
ra tại đó. Bốn năm sau Đức giáo hoàng Gregoriô IX đã tôn phong Ngài lên bậc hiển
thánh.
(daminhvn.net)
17
Tháng Mười Một
Trong Mọi Sự, Hãy
Nghĩ Ðến Cùng Ðích
Một
ngày nọ, triết gia Diogene của Hy Lạp đã đến giữa chợ Athène và dựng lên một
căn lều có ghi đậm hàng chữ như sau: "Ở đây có bán sự khôn ngoan".
Một
bậc khoa cử tình cờ đi qua căn lều đọc được lời rao báo, mới cười thầm trong bụng...
Muốn biết đằng sau căn lều ấy có những gì, ông mới sai người đầy tớ cầm tiền để
dò la và mua cho được cái mà người bán gọi là sự khôn ngoan.
Người
đầy tớ cầm tiền ra đi làm theo lời căn dặn của chủ... Anh đưa cho Diogene 3 hào
và nói rằng chủ của anh muốn có sự khôn ngoan. Cầm lấy 3 hào bỏ vào túi, triết
gia Diogene nói với người đầy tớ một cách trang trọng như sau: "Anh hãy về
đọc lại cho chủ anh nghe câu này: Trong tất cả mọi sự, hãy nghĩ đến cùng
đích".
Vị
khoa cử thành Athène vô cùng thích thú vì lời khôn ngoan này. Ông đã cho viết
trước cửa nhà như khuôn vàng thước ngọc để chính ông suy niệm mỗi ngày và tất cả
những ai đi qua trước nhà ông đều có thể đọc thấy...
"Trong
tất cả mọi sự, hãy nghĩ đến cùng đích".
Có
lẽ đó cũng là khuôn vàng thước ngọc mà Giáo Hội muốn ngỏ với mọi người chúng ta
trong những ngày tháng cuối cùng của năm Phụng Vụ này. Mỗi năm qua đi: đó là
hình bóng của đời người và lịch sử của thế giới này.
"Trong
tất cả mọi sự, hãy nghĩ đến cùng đích". Người lực sĩ nghĩ đến phần thưởng
đang chờ đợi mình. Người học sinh nghĩ đến ngày đỗ đạt thành tài... Ðiểm đến
thúc đẩy con người hăng say làm việc.
Thời
Noe, mọi người ăn uống, vui chơi và cười nhạo khi ông cho đóng tàu để phòng nạn
Hồng Thủy. Ðối với họ, chuẩn bị để đương đầu với tai nạn, chuẩn bị để làm một
cuộc hành trình dài là một chuyện viển vông, là điều ngu xuẩn...
Hãy
vui hưởng cuộc sống, hãy sống như thể con người sẽ không bao giờ chết: đó là
thái độ của nhiều người trong chúng ta. Sống như thế là sống không định hướng,
sống như thế là sống không mục đích. Thánh Phaolô đã gọi những người đó là những
người chỉ biết thờ cái bụng của mình...
Cái
chết là cửa để bước vào cuộc sống mai hậu. Và cuộc sống mai hậu ấy tùy thuộc
vào những tích chứa, những xây dựng của chúng ta trong cuộc sống tại thế này. Nếu
trong cuộc sống này, chúng ta hướng tất cả mọi hoạt động của chúng ta vào cùng
đích ấy, nếu chúng ta hành động, suy nghĩ như thể chúng ta sẽ ra đi tức khắc,
thì chắc chắn khi bước qua ngưỡng cửa ấy, chúng ta sẽ không ngỡ ngàng, thất vọng...
Nhưng
dĩ nhiên, không phải từ sức mình, chúng ta có thể xây dựng cho mình tương lai
vĩnh cửu ấy. Sự sống trường sinh là ân ban nhưng không của Chúa. Thiên Chúa chỉ
chờ đợi nơi chúng ta sự ưng thuận và đáp trả tích cực mà thôi... Ước gì từng
suy nghĩ, từng hành động, từng gặp gỡ, từng hơi thở của chúng ta đều là một đáp
trả tích cực của chúng ta đối với lời mời gọi vào sự sống bất diệt của Chúa. Ước
gì trong tất cả mọi sự, sự khôn ngoan hướng dẫn chúng ta chính là cõi phúc trường
sinh mà Chúa đã hứa ban cho chúng ta. Ước gì trong từng bước lữ hành về cõi
phúc ấy, chúng ta có thể nếm được niềm vui và hạnh phúc đích thực ngay trong cuộc
sống này...
(Lẽ
Sống)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét