17/02/2015
Thứ Ba sau Chúa Nhật
6 Quanh Năm
Bài
Ðọc I: (Năm I) St 6, 5-8; 7, 1-5.10
"Ta
sẽ huỷ diệt khỏi mặt đất loài người mà Ta đã dựng nên"
Trích
sách Sáng Thế.
Thiên
Chúa thấy tội ác loài người lan tràn trên mặt đất, mọi tư tưởng trong lòng đều luôn
luôn hướng về đàng xấu, nên Chúa lấy làm tiếc vì đã tạo dựng loài người trên mặt
đất, Người đau lòng mà nói: "Ta sẽ huỷ diệt khỏi mặt đất loài người mà Ta
đã dựng nên, từ loài người đến loài vật, từ rắn rết đến chim trời, vì Ta lấy
làm tiếc đã tạo dựng nên chúng". Nhưng ông Noe được ơn nghĩa trước mặt
Chúa.
Chúa
phán cùng Noe rằng: "Ngươi và cả nhà ngươi hãy vào trong tàu, vì trong thế
hệ này, Ta chỉ thấy có ngươi là công chính trước mặt Ta. Trong các súc vật
thanh sạch, ngươi hãy bắt mỗi thứ bảy con đực bảy con cái, còn trong các loài vật
không thanh sạch, ngươi hãy bắt mỗi thứ hai con đực hai con cái. Nhưng các chim
trời, ngươi hãy bắt mỗi thứ bảy con trống bảy con mái, để bảo tồn nòi giống các
loài ấy trên mặt đất, vì còn bảy ngày nữa, Ta sẽ cho mưa trên mặt đất suốt bốn
mươi đêm ngày, và Ta sẽ huỷ diệt khỏi mặt đất tất cả các loài Ta đã dựng
nên". Vậy Noe thi hành mọi điều Chúa đã truyền dạy. Và sau bảy ngày, nước
lụt đã xảy đến trên đất.
Ðó
là lời Chúa.
Ðáp
Ca: Tv 28, 1a và 2. 3ac-4. 3b và 9b-10.
Ðáp: Chúa sẽ chúc
phúc cho dân Người trong cảnh thái bình (c. 11b).
Xướng:
1) Các con cái Thiên Chúa, hãy dâng kính Chúa, Hãy dâng kính Chúa vinh quang xứng
với danh Người, hãy mang lễ phục thánh để thờ lạy Chúa. - Ðáp.
2)
Tiếng Chúa vang dội trên mặt nước, Chúa ngự trên muôn ngàn sóng nước. Tiếng
Chúa phán ra trong uy quyền, tiếng Chúa phán ra trong oai vệ. - Ðáp.
3)
Thiên Chúa oai nghiêm làm cho sấm sét nổ ran, và trong thánh đài của Chúa mọi
người kêu lên: Vinh quang Chúa ngự trị trong cơn hồng thủy, và Chúa làm vua ngự
trị tới muôn đời. - Ðáp.
Alleluia:
Tv 118, 27
Alleluia,
alleluia! - Xin Chúa cho con hiểu đường lối những huấn lệnh của Chúa, và con
suy gẫm các điều lạ lùng của Chúa. - Alleluia.
Phúc
Âm: Mc 8, 14-21
"Các
con hãy ý tứ giữ mình khỏi men biệt phái và men Hêrôđê".
Tin
Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.
Khi
ấy, các môn đệ quên mang bánh và chỉ còn một chiếc bánh trong thuyền. Và Chúa
Giêsu dặn bảo các ông rằng: "Các con hãy coi chừng và giữ mình cho khỏi
men biệt phái và men Hêrôđê". Các môn đệ nghĩ ngợi và nói với nhau rằng:
"Tại mình không có bánh". Chúa Giêsu biết ý liền bảo rằng: "Sao
các con lại nghĩ tại các con không có bánh? Các con chưa hiểu, chưa biết ư? Sao
các con tối dạ như thế, có mắt mà không xem, có tai mà không nghe? Khi Thầy bẻ
năm chiếc bánh cho năm ngàn người ăn, các con đã thu được bao nhiêu thúng đầy
miếng bánh dư, các con không nhớ sao?" Các ông thưa: "Mười hai
thúng". - "Và khi Thầy bẻ bảy chiếc bánh cho bốn ngàn người ăn, các
con đã thu được bao nhiêu thúng đầy miếng bánh dư?" Họ thưa: "Bảy
thúng". Bấy giờ Người bảo các ông: "Vậy mà các con vẫn chưa hiểu
sao?"
Ðó
là lời Chúa.
Suy
Niệm: Tín thác vào tình yêu của Chúa
Sau
phép lạ hóa bánh ra nhiều, Chúa Giêsu ngồi trên thuyền với các môn đệ để đi về
hướng Betsaiđa; Ngài lợi dụng những giây phút rảnh rỗi để trắc nghiệm phản ứng
của các ông về những phép lạ Ngài đã thực hiện, đặc biệt là phép lạ bánh và cá
hóa ra nhiều.
Khi
cảnh giác các môn đệ phải tránh men của Biệt phái và men của Hêrôđê, Chúa Giêsu
có ý ám chỉ đến sự mù quáng và những thành kiến của những nhóm người này. Chúa
Giêsu đã dùng chữ "men" để nói đến tinh thần kiêu ngạo và thái độ mù
quáng ấy. Thế nhưng, các môn đệ đã không hiểu được kiểu nói bóng bẩy ấy, đầu óc
các ông còn đầy những bận tâm về vật chất.
Chúa
Giêsu mời gọi các môn đệ hãy ra khỏi những bận tâm vật chất ấy để hiểu được ý
nghĩa các phép lạ và sứ điệp của Ngài. Ðó cũng chính là nội dung của chương
trình huấn luyện mà Ngài đeo đuổi trong ba năm rao giảng của Ngài. Mãi đến lúc
Ngài bị bắt và chịu treo trên Thập giá, xem chừng các môn đệ vẫn chưa hiểu được
chiều sâu sứ điệp của Ngài. Mơ tưởng của những người dân chài này là được trở
thành công hầu khanh tướng trong vương quốc trần gian mà họ nghĩ là Chúa Giêsu
đã đến để thiết lập.
Chúa
Giêsu mời gọi các môn đệ Ngài hãy vượt lên những bận tâm vật chất để đi vào chiều
sâu sứ điệp của Ngài. Ðiều đó cũng có nghĩa là tin vào quyền năng của Ngài,
hoàn toàn phó thác cho Ngài. Giữa những khó khăn thử thách của cuộc sống, con
người dễ dàng chạy đến với Chúa: đó là thái độ rất chính đáng, bởi vì qua cử chỉ
ấy, con người tuyên xưng niềm tin vào tình yêu thương của Thiên Chúa. Tuy
nhiên, Chúa Giêsu muốn chúng ta hãy có một thái độ vô vị lợi hơn, hoàn toàn tín
thác vào tình yêu của Ngài. Một thái độ như thế sẽ cho chúng ta nhận ra tình
yêu của Ngài, và cho chúng ta thốt lên như các vị thánh: "Tất cả đều là hồng
ân của Chúa" bởi vì tình yêu của Ngài vượt trên mọi tính toán và chờ đợi của
chúng ta.
Xin
Chúa cho chúng ta một niềm tin như thế, để trong mọi sự, chúng ta luôn biết
dâng lời cảm tạ Chúa.
Veritas Asia
Lời Chúa Mỗi Ngày
Thứ Ba Tuần 6 TN1,
Năm lẻ
Bài đọc: Gen 6:5-8, 7:1-5,
10; Mk 8:14-21.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Cần sống đức tin
trong cuộc đời.
Đức
tin không phải chỉ là những hiểu biết về Thiên Chúa, nhưng còn là áp dụng những
hiểu biết này trong cuộc đời. Nếu chúng ta không sống những gì chúng ta tin, đức
tin chỉ là điều trong trí óc và chẳng giúp được gì cho chúng ta (Jam 2:14). Ví
dụ, nếu chúng ta tin lời Thiên Chúa nói về sự quan phòng của Ngài, chúng ta
không được phép lo lắng thái quá về việc ăn gì, uống gì, và mặc gì? Hay nếu
chúng ta tin điều quan trọng nhất trong cuộc đời là lo sao cho mọi người được cứu
độ, chúng ta sẽ dành nhiều thời giờ cho việc tìm hiểu và rao giảng Tin Mừng.
Các
Bài Đọc hôm nay dẫn chứng những mẫu gương sống và không sống đức tin. Trong Bài
Đọc I, Noah được đẹp lòng Đức Chúa vì ông tuyệt đối sống đức tin nơi Thiên
Chúa; trong khi tất cả những người khác sống ngược lại. Trong Phúc Âm, Chúa nhắc
nhở các Tông-đồ “Anh em phải coi chừng, phải đề phòng men Pharisees và men
Herode!” Vì tuy các ông đã chứng kiến 2 phép lạ cả thể Chúa Giêsu đã làm để
nuôi một lần 5,000, một lần 4,000 người ăn no nê; các ông vẫn bàn tán về việc
không mang đủ bánh theo.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/
Bài đọc I:
Thiên Chúa muốn tiêu diệt con người.
1.1/
Tội lỗi và hình phạt:
“Đức Chúa thấy rằng sự gian ác của con người quả là nhiều trên mặt đất, và lòng
nó chỉ toan tính những ý định xấu suốt ngày. Đức Chúa hối hận vì đã làm ra con
người trên mặt đất, và Người buồn rầu trong lòng. Đức Chúa phán: "Ta sẽ
xoá bỏ khỏi mặt đất con người mà Ta đã sáng tạo, từ con người cho đến gia súc,
giống vật bò dưới đất và chim trời, vì Ta hối hận đã làm ra chúng."” Có
nhiều điểm sai về thần học nếu chúng ta hiểu theo nghĩa đen của đọan văn này:
Làm sao Thiên Chúa có thể “hối hận vì đã làm ra con người trên mặt đất, và Người
buồn rầu trong lòng.” Chẳng lẽ Thiên Chúa không biết trước con người sẽ tội lỗi
như thế khi trao ban tự do cho con người xử dụng? Tác-giả không để ý đến thần học
mà chỉ chú ý đến hai điểm chính:
(1)
Tội lỗi con người là nguyên nhân của Lụt Hồng Thủy: Đã gây ra tội lỗi, con người
phải chấp nhận hình phạt tương xứng với tội của mình. Sở dĩ Thiên Chúa chưa phạt
vì giờ của Ngài chưa đến. Đừng có ai nghĩ mình cứ phạm tội và có thể trốn thóat
hình phạt của Thiên Chúa.
(2)
Thiên Chúa có uy quyền sáng tạo và cũng có uy quyền tái tạo mọi sự. Qua Lụt Hồng
Thủy và những trận lụt khắp nơi trên thế giới, chúng ta cảm nhận được một điều:
Nếu Thiên Chúa muốn xóa sạch trái đất, Ngài chỉ cần cho mưa liên tục trong vài
chục ngày.
1.2/
Niềm tin và sự cứu thóat: Sống công chính là lý do tại sao Đức Chúa cứu gia đình Noah. Ông
sống công chính vì ông tuyệt đối tin tưởng và thi hành những gì Đức Chúa truyền.
Trong khi mọi người nhạo cười ông khi được ông cho biết Nạn Hồng Thủy sắp xảy
ra, ông vẫn một mực tin tưởng nơi lời Đức Chúa phán và hòan tất việc đóng tàu.
Điều này chứng minh sự công bằng của Thiên Chúa: Cho dù chỉ có một gia đình ông
Noah sống công chính, Ngài không tru diệt gia đình ông cùng với tòan thể nhân lọai.
Kích
thước của con tàu do Noah đóng là: 300 cubits chiều dài, 50 cubits chiều ngang,
và 30 cubits chiều cao. Một cubit tương đương với khỏang 18 inches. Nếu tính ra
đơn vị của Anh, con tàu có kích thước: 450 ft chiều dài, 75 ft chiều rộng, và
45 ft chiều cao. Đây là một con tàu vĩ đại nếu đem so sánh với những chiếc tàu
lớn hiện đại. Ví dụ, chiếc tàu Anh Mayflower chỉ dài 90 ft, tàu Noah phải dài gấp
năm lần. Cộng với việc lựa chọn tất cả các sinh vật Thiên Chúa đã tạo dựng để
cho vào bong tàu; đây là công việc rất khó khăn cho Noah thực hiện.
2/
Phúc Âm:
Lo lắng chuyện ăn uống.
2.1/
Lo lắng chuyện thế gian: Các
môn đệ lo lắng vì quên đem bánh theo; các ông chỉ có một chiếc bánh trên thuyền.
Chúa Giêsu răn bảo các ông: "Anh em phải coi chừng, phải đề phòng men
Pharisees và men Herode!" Men là miếng bột cũ còn giữ lại từ khối bột làm
bánh cũ; mục đích là để cho bột nổi lên trước khi nướng bánh. Chỉ cần một chút
men cũng đủ làm dạy cả một khối bột lớn. Người Do-Thái đôi khi đồng hóa công việc
của ma quỉ với men.
(1)
Men Pharisees: Niềm tin đặt trên việc nhìn thấy phép lạ để đem lại uy quyền và
lợi lộc vật chất. Chúng ta đã nói về vấn đề này hôm qua, khi họ đến tranh luận
và thách thức Chúa Giêsu làm phép lạ, trước khi họ có thể tin vào Ngài.
(2)
Men Herode: Nhà Vua chú trọng đến uy quyền, danh vọng, và hưởng thụ các của cải
vật chất. Vì thế, ông đã từ chối sự thật và chém đầu Gioan Tẩy Giả.
Khi
khuyên các môn đệ phải đề phòng “men Pharisees và men Herode,” Chúa Giêsu muốn
nói với các ông đừng quan tâm đến những chuyện thế gian như họ. Hơn nữa, Chúa
đang chuẩn bị cho các ông chấp nhận một Đấng Thiên Sai chịu đau khổ để cứu chuộc
con người.
2.2/
Các Tông-đồ đã không sống niềm tin: Mặc dù đã được Chúa Giêsu cảnh cáo, các ông vẫn
không hiểu những gì Chúa Giêsu muốn nói, vì “các ông vẫn bàn tán với nhau về
chuyện các ông không có bánh.” Chúa Giêsu cũng phải bực mình nên Người nói với
các ông: "Sao anh em lại bàn tán về chuyện anh em không có bánh? Anh em
chưa hiểu chưa thấu sao? Lòng anh em ngu muội thế! Anh em có mắt mà không thấy,
có tai mà không nghe ư? Anh em không nhớ sao:
-
Khi Thầy bẻ năm chiếc bánh cho 5,000 người ăn, anh em đã thu lại được bao nhiêu
thúng đầy mẩu bánh?" Các ông đáp: "Thưa được mười hai."
-
Và khi Thầy bẻ bảy chiếc bánh cho 4,000 người ăn, anh em đã thu lại được bao
nhiêu giỏ đầy mẩu bánh?" Các ông nói: "Thưa được bảy." Người bảo
các ông: "Anh em chưa hiểu ư?"
Mục
đích của phép lạ là để khai mở niềm tin. Các Tông-đồ không những được khai mở một
lần, mà đến hai lần; các ông vẫn không tin Chúa Giêsu có thể làm phép lạ cho
các ông có bánh ăn! Nếu các ông được chứng kiến tận mắt hai lần phép lạ liên
quan đến bánh hóa nhiều như thế, mà vẫn cứ nói về chuyện không mang bánh, phép
lạ Chúa Giêsu làm có ảnh hưởng gì đến niềm tin của các ông?
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
-
Đức tin phải đi đôi với hành động; đức tin không việc làm là đức tin chết (Jam
2:17). Nếu chúng ta thực sự tin Lời Chúa, chúng ta phải áp dụng những Lời của
Ngài trong cuộc sống.
-
Lời cảnh cáo của Chúa Giêsu "Anh em phải coi chừng, phải đề phòng men
Pharisees và men Herode!" vẫn còn hiệu lực cho chúng ta ngày nay; vì rất
nhiều lần chúng ta đã để cho những lo lắng thế gian làm chủ cuộc đời.
-
Nếu chúng ta sống ngược lại với những gì chúng ta tin, chúng ta sẽ phải trả giá
trước mặt Thiên Chúa. Hình ảnh Lụt Hồng Thủy nhắc nhở chúng ta thân phận yếu đuối
và tội lỗi của con người.
Linh mục Anthony Đinh Minh Tiên, OP
17/02/15 THỨ BA TUẦN 6
TN
Bảy thánh lập dòng Tôi Tớ Đức Mẹ
Mc 8,14-21
Bảy thánh lập dòng Tôi Tớ Đức Mẹ
Mc 8,14-21
Suy niệm: “Thù
trong” thường đáng sợ hơn “giặc ngoài”. Nói vậy, không có nghĩa “giặc ngoài”
không đáng lo. Chúa Giê-su không chỉ kêu gọi gìn giữ tâm hồn ngay chính, Ngài
còn nhắc nhở các môn đệ phải coi chừng cả những ảnh hưởng xấu của nhóm
Pha-ri-sêu và Hê-rô-đê, ấy là sự xơ cứng lương tâm. Sau khi chứng kiến phép lạ
Chúa chữa người bại tay, nhóm Pha-ri-sêu không tin quyền năng của Ngài thì chớ,
lại còn tìm cách giết Ngài (Mc 3,5). Còn Hê-rô-đê và thuộc hạ của ông, sau khi
nghe biết những phép lạ Chúa Giê-su làm, đã không tin nhận Ngai, và cho rằng
Ngài là Gioan Tẩy Giả sống lại (Mc 6,16). Sự xơ cứng lương tâm đưa con người
đến chỗ “dị ứng” với điều tốt, và thản nhiên với điều xấu, và tệ hơn nữa, tìm
cách hủy diệt sự thật, công bằng và tình thương. Thánh giáo hoàng Gio-an
Phao-lô II gọi đó là “nền văn minh sự chết.” Loại men “sự chết” này đang lăm le
làm dậy lên một thế giới của “sự chết” trong thời đại hôm nay.
Mời Bạn quyết
nói không với ma quỉ, với sự xấu, sự ác, đang lộng hành
chung quanh chúng ta.
Chia sẻ: “Nền
văn minh tình thương” là gì? Mời bạn nêu vài ví dụ.
Sống Lời Chúa: Khuyên
nhủ hay hành động giúp người khác tôn trọng sự sống thai nhi, quý trọng và gìn
giữ bầu khí thuận hòa trong gia đình.
Cầu nguyện: Chúa ơi, thế gian đầy dẫy men “sự chết” làm chai cứng lương tâm
con người. Xin giúp chúng con tỉnh táo nhận diện chúng và xây dựng một thế giới
yêu thương, công bằng và tôn trọng sự thật. Xin nâng đỡ chúng con và chớ để
chúng con sa chước cám dỗ.
Không nhớ sao?
Chúng ta cần ôn lại những điều lạ lùng Chúa đã
làm cho đời ta từ nhỏ, để sống mỗi ngày trong bình an.
Suy niệm:
Tin Mừng Máccô kể ba câu
chuyện về việc Thầy trò vượt Biển hồ.
Lần đầu, Thầy Giêsu đã ra
lệnh cho sóng gió yên lặng
khiến các môn đệ tự hỏi:
Người này là ai…? (Mc 4, 35-41).
Lần thứ hai, sau khi hóa
bánh ra nhiều, Thầy đã đi trên mặt nước mà đến với họ.
Nhưng lòng các môn đệ còn
chai đá,
họ không hiểu được chuyện
bánh hóa nhiều (Mc 6, 45-52).
Bài Tin Mừng hôm nay là lần
cuối Thầy trò vượt biển qua bờ bên kia,
sau khi Thầy Giêsu đã hóa
bánh ra nhiều lần thứ hai (Mc 8, 1-10).
Có một sự cố xảy ra khiến
các môn đệ lo âu.
Các ông quên mang bánh khi
vượt biển.
Trên thuyền chỉ có một cái
bánh duy nhất (c. 14).
Không rõ tại sao trong bối
cảnh này Thầy Giêsu lại cảnh báo các ông
về thứ men xấu làm hư hỏng
con người (x. 1 Cr 5, 6-8),
đó là thứ “men của người
Pharisêu và men của người theo Hêrôđê (c. 15).
Có lẽ vì cuộc đụng độ vừa
qua với người Pharisêu (Mc 8, 11-13).
Nhưng lời cảnh báo của Thầy
Giêsu có thể đã bị các môn đệ hiểu sai.
Các ông tưởng Thầy trách về
chuyện họ không mang đủ bánh.
Từ đó xảy ra một cuộc tranh
cãi giữa họ với nhau về chuyện này.
Thầy Giêsu chắc là giận lắm.
Chưa khi nào chúng ta thấy
Ngài đặt nhiều câu hỏi liên tiếp như vậy.
Tùy lối chấm câu, có thể có
từ sáu đến chín câu hỏi.
Qua các câu hỏi, Ngài bày tỏ
sự thất vọng về các môn đệ.
Họ chậm hiểu, chậm nắm bắt;
tim của họ bị chai (c. 17).
Họ có mắt mà không thấy, có
tai mà không nghe (c. 18).
Trí nhớ và lòng tin của họ
khá kém,
vì dù đã chứng kiến hai lần
phép lạ bánh hóa nhiều,
một lần, năm chiếc bánh cho
năm ngàn người,
lần khác, bảy chiếc bánh cho
bốn ngàn người,
họ vẫn lo âu khi thấy trong
thuyền chỉ có một chiếc bánh dự trữ.
“Vậy mà anh em vẫn còn chưa
hiểu sao?” (c. 21).
Chúng ta cũng nghe Chúa hỏi
câu hỏi này khi chúng ta xao xuyến âu lo
trước những khó khăn của
cuộc sống.
Các môn đệ vượt biển mà
không mang đủ lương thực cần dùng.
Họ lo âu vì sợ lỡ ra có bão
hay sự cố gì thì làm sao đây.
Thực ra điều họ quên không
phải là bánh,
mà là quên Thầy Giêsu đang ở
cùng thuyền với họ.
Chúng ta cần ôn lại những
điều lạ lùng Chúa đã làm cho đời ta từ nhỏ,
để sống mỗi ngày trong bình
an.
Cầu nguyện:
Lạy Cha,
con phó mặc con cho Cha,
xin dùng con tùy sở thích Cha.
Cha dùng con làm chi, con cũng xin cảm ơn.
Con luôn sẵn sàng, con đón nhận tất cả.
Miễn là ý Cha thực hiện nơi con
và nơi mọi loài Cha tạo dựng,
thì, lạy Cha, con không ước muốn chi khác nữa.
Con trao linh hồn con về tay Cha.
Con dâng linh hồn con cho Cha,
lạy Chúa Trời của con,
với tất cả tình yêu của lòng con,
Vì con yêu mến Cha,
vì lòng yêu mến
thúc đẩy con phó dâng mình cho Cha,
thúc đẩy con trao trọn bản thân về tay Cha,
không so đo,
với một lòng tin cậy vô biên,
vì Cha là Cha của con.
(Charles de Foucauld)
Lm Antôn Nguyễn Cao
Siêu, SJ
Hãy Nâng Tâm Hồn Lên
17
THÁNG HAI
Mùa
Chay: Tiếng Gọi Ăn Chay Và Cầu Nguyện
“Hãy
xé lòng, chứ đừng xé áo” (Ge 2, 13). Giáo Hội công bố mùa Chay bằng những lời
kêu gọi ấy của ngôn sứ Giô-en. Vào thời ngôn sứ Giô-en, tiếng gọi ăn chay đã phải
được kết hợp với lời cảnh giác: “Hãy xé lòng, chứ đừng xé áo!”
Cũng
thế, Đức Giêsu đã phải cảnh giác vào thời của Người: “Khi làm việc lành phúc đức,
anh em phải coi chừng, chớ có phô trương cho thiên hạ thấy… Khi bố thí, đừng có
khua chiêng đánh trống, như bọn đạo đức giả thường biểu diễn trong hội đường và
ngoài phố xá, cốt để người ta khen… Khi anh em cầu nguyện, đừng làm như bọn đạo
đức giả: chúng thích đứng cầu nguyện trong các hội đường, hoặc ngoài các ngã ba
ngã tư, cho người ta thấy… Khi anh em ăn chay, chớ làm ra bộ rầu rĩ như bọn đạo
đức giả: chúng làm cho ra vẻ thiểu não, để thiên hạ thấy là chúng ăn chay” (Mt
6, 1. 2. 5. 16).
Trong
quá khứ, khi Giáo Hội công bố mùa Chay, Giáo Hội đã phải cảnh giác mọi người
nên tránh thói ‘biểu diễn’ thuần túy, tránh giả hình trong việc ăn chay, cầu
nguyện và bố thí.
Còn
hiện nay, điều đáng báo động hàng đầu không hẳn là thói ‘biểu diễn’ ấy. Mối
nguy thực sự hiện nay là ở chỗ tiếng gọi mùa Chay bị người ta bỏ hẳn ngoài tai.
Đối với rất nhiều người hôm nay, tiếng gọi mùa Chay chỉ là “một tiếng kêu trong
sa mạc” (Mc 1, 3). Họ không hưởng ứng tiếng gọi ấy.
-
suy tư 366 ngày của Đức Gioan Phaolô II -
Lm.
Lê Công Đức dịch từ nguyên tác
LIFT
UP YOUR HEARTS
Daily
Meditations by Pope John Paul II
Lời Chúa Trong Gia
Đình
NGÀY
17-02
Bảy
thánh lập dòng Tôi Tớ Đức Trinh Nữ Maria
St
6,5-8;7,1-5.10; Mc 8,14-21.
LỜI
SUY NIỆM: “Anh em phải coi chừng,
phải đề phòng men Pha-ri-sêu và men Hê-rô-đê”
Các
môn đệ quên đem bánh theo khi đi trên thuyền cùng với Chúa Giêsu. Họ đã không
nhớ chuyện Người hóa bánh nên nhiều để nuôi đám đông dân chúng mà tin vào Người.
Nhân sự việc này, Chúa Giêsu đã thương bảo các ông, phải coi chừng và đề phòng
men của Pha-ri-sêu và men Hê-rô-đê là cách thức họ đi tìm Thiên Chúa và cách thức
họ thờ phượng Thiên Chúa, một thứ men giả hình. Chúa muôn các môn đệ hãy học
nơi Người: sống đơn sơ, hòa đồng với dân chúng, chứ không sống tách biệt, luôn
sống phục vụ chứ không phải để được phục vụ; lời giảng dạy phải đi đôi với đời
sống, có lòng yêu thương tha thứ, để nâng đỡ, chứ không lên án và loại bỏ.
Lạy
Chúa Giêsu, mỗi người trong chúng con đều có những yếu kém và thấp hèn đầy tội
lỗi và nhiều điều thiếu sót, nhưng lại muốn che đậy sự thật về mình. Xin Chúa
ban cho mọi thành viên trong gia đình chúng con luôn tin vào lòng thương xót
tha thứ của Chúa, để biết sám hối và sửa mình mỗi ngày để sống đẹp lòng Chúa và
sống chân thật với hết mọi người.
Mạnh
Phương
Gương Thánh Nhân
Ngày
17-02
BẢY
THÁNH LẬP DÒNG TÔI TỚ ĐỨC MẸ
(Thế
kỷ XIII)
Bảy
thánh này là những thương gia tên tuổi miền Frorence. Không muốn chỉ là những
người thế giá, các Ngài hướng tới đời sống thánh thiện và họp lại thành một
nhóm huynh đệ đặc biệt tôn sùng Đức Trinh Nữ. Các Ngài được cảm hứng bởi một
thi kiến để giã từ thế gian và hiến thân phụng sự một lý tửơng cao cả hơn. Truớc
hết Ngài cư ngụ trên triền núi Seraniô và xây một nhà thờ tại đó.
Sau
khi viếng thăm Đức Giám mục, các Ngài được khuyên nhủ nên nhận một luật sống.
Các Ngài lại được một thị kiến khác của Đức Mẹ, nhưng đó Đức Mẹ khuyên nên nhận
luật dòng của thánh Augustinô. Mẹ cầm nơi tay một y phục đen và thiên thần bên
cạnh mẹ cầm một cuộn giấy với danh hiệu "tôi tớ Đức Mẹ". Điều này xảy
ra ngày 13 tháng 4 năm1240 và từ nhóm tu sĩ này được biết đến dưới danh hiệu
"Tôi tớ Đức Mẹ". Hội dòng lo rao giảng Phúc âm và phổ biến bảy sự
thương khó Đức Mẹ khằp vùng Toscanne.
Ơ
đây cũng nên ghi nhớ giai thoại thi vị kể lại một phép lạ đánh dấu sự chúc lành
của trời cao dành cho hội dòng. Các tôi tớ Đức Mẹ hiến cuộc đời cho cả đất đai
lẫn cho các linh hồn. Các Ngài canh tác một miếng đất khô chồi quanh nhà, nhưng
các Ngài đã thành công để làm cho mọc lên những thân nho tươi tốt. Một đêm mùa
đông vườn nho bỗng chĩu nặng những chùm trái mọng mướt.
Đức
giám mục thấy đây là dấu chứng tỏ những phục vụ của các Ngài được Thiên Chúa
chúc lành. Thực vậy, các tập sinh tuốn đến đông đảo và nhà dòng được thiết lập
trên khắp Au Châu.
Năm
1304 nhà dòng được tòa thánh phê chuẩn. Đến thế kỷ XIV đã đảm nhận việc truyền
giáo tại An Độ. Nhiều cơ sở khác cũng được thành lập tại Anh quốc và Mỹ Châu.
Lễ
kính nhớ bảy anh em lập dòng được định vào ngày hôm nay. Ngày mà thánh Alexia
Falconieri, một trong bảy anh em qua đời vào năm 1310. Bảy Đấng sáng lập sao một
cuộc sống hiệp nhất trong nỗ lực nên thánh, đã được an táng chung trong cùng một
ngôi mộ và Giáo hội đã trình bày cho các tín hữu kính nhớ.
Tên
các Ngài là:
1.
Bonfilius Menaldi
2. Benedictô Antella.
3. Giêradô Sestegui.
4. Barthôlômêô Amidei.
5. Gioan Manetti
6. Ricôver Lippi
7. Alexis Falconieri.
2. Benedictô Antella.
3. Giêradô Sestegui.
4. Barthôlômêô Amidei.
5. Gioan Manetti
6. Ricôver Lippi
7. Alexis Falconieri.
(daminhvn.net)
17
Tháng Hai
Người Buồn Cảnh Có
Vui Ðâu Bao Giờ
Bỏ
xứ mình để đến phục vụ tại nơi đất khách quê người quả là một lý tưởng đáng ca
ngợi. Hiện nay, người ta thấy có rất nhiều thanh niên thiếu nữ tây phương chán
cuộc sống trống rỗng, thiếu lý tưởng trong xã hội dư dật, đã tình nguyện sang
các nước thuộc thế giới thứ ba để phục vụ.
Một
thanh niên nọ đã xin đến Ấn Ðộ để phục vụ người nghèo. Ra đi hồ hởi bấy nhiêu,
giờ này chạm với thực tế, anh cảm thấy thất vọng bấy nhiêu. Tất cả đều xa lạ và
tất cả đều làm anh chán nản: từ khí hậu cho đến thức ăn, điều kiện sống và nhất
là những khuôn mặt xem ra rất bí hiểm đối với anh. Nhưng điều làm cho anh mất hết
kiên nhẫn lại là một điều không đáng bận tâm mấy...
Người
ta dành cho anh một căn phòng không sạch sẽ và dĩ nhiên cũng không nhiều tiện
nghi lắm. Anh dọn dẹp và sắp xếp căn phòng lại cho tươm tất. Duy có một chướng
ngại mà anh không thể vượt qua để có thể sống bình thản: đó là sự hiện diện của
một chú thằn lằn. Anh tìm đủ mọi cách để xua đuổi nó ra khỏi căn phòng, nhưng
vô ích: đâu lại vào đó, anh đuổi nơi này, nó chạy vào nơi khác. Cuối cùng con vật
chui được vào trong tủ đựng thức ăn và ngự trị hẳn trong đó. Không còn biết làm
cách nào khác hơn để tẩy chay con vật, anh đành phải nghĩ đến chuyện làm quen với
nó.
Dần
dần, con thú đã trở thành một người bạn của anh. Mỗi khi đi đâu về, việc đầu
tiên của anh là tìm cho được chú thằn lằn. Khi con vật đã trở thành thân thiết
với anh, anh đặt cho nó một cái tên và trò chuyện với nó. Từ một con vật dơ bẩn
xấu xa, giờ này anh nhìn thấy nơi nó rất nhiều đức tính trong đó quan trọng hơn
cả đó là tài săn muỗi của nó.
Sự
hiện diện của chú thằn lằn đã giúp cho anh khám phá được một chân lý trong cuộc
sống: những khó khăn không đến từ môi trường chung quanh, mà chính từ bản thân
anh.
Chúng
ta vẫn thường lặp lại câu thơ của Nguyễn Du: "Người buồn cảnh có vui đâu
bao giờ", như để nói rằng lắm khi chúng ta mặc cho ngoại cảnh chính tâm trạng
của chúng ta. Khi chúng ta vui, chúng ta như thấy cảnh vật xung quanh chúng ta
cũng vui lây. Khi chúng ta buồn, cảnh có đẹp đến đâu, chúng ta vẫn thấy u ám. Lắm
khi những vấn đề khó khăn không đến với chúng ta từ ngoại cảnh, từ những người
khác, mà chính từ chúng ta. Gương mặt cau có của chúng ta thường được chúng ta
nhìn thấy nơi tất cả mọi người xung quanh. Trái lại, khi chúng ta vui, chúng ta
như cảm thấy mọi người đều vui vẻ với chúng ta. Quả thật, chúng ta đong đấu
nào, thì người sẽ đong lại đấu ấy cho chúng ta.
Câu
chúc đầu tiên của Ðức Kitô phục sinh mỗi lần hiện ra cho các môn đệ của Ngài là:
:bình an cho các con". Có sự bình an đích thực trong tâm hồn, chúng ta mới
thắng được sợ hãi, mới vượt qua được những khó khăn trong tâm hồn. Có sự bình
an đích thực trong tâm hồn, chúng ta mới dễ dàng tha thứ và chấp nhận chính bản
thân để rồi từ đó mới có thể tha thứ và chấp nhận tha nhân cũng như mọi nghịch
cảnh. Mang lấy màu xanh của hy vọng, đôi mắt chúng ta mới dễ dàng nhìn đời,
nhìn người một cách lạc quan. Trái lại, mang lấy bộ mặt cau có và buồn chán, đi
đâu, ở đâu, chúng ta cũng chỉ thấy bất mãn, thất vọng và khó chịu.
(Lẽ
Sống)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét