19/02/2015
Thứ Năm Sau Lễ Tro
BÀI
ĐỌC I: Đnl 30, 15-20
"Hôm nay tôi đề nghị với anh em về sự chúc lành và sự chúc dữ".
Trích
sách Đệ Nhị Luật.
Môsê
nói với dân rằng: Này hôm nay tôi giãi bày cho anh em về sự sống và hạnh phúc,
về sự chết và bất hạnh. Hãy yêu mến Chúa là Thiên Chúa anh em, hãy đi trong đường
lối Người và tuân giữ các giới răn, những lề luật và các huấn lệnh của Người, hầu
anh em được sống và tăng số, và Chúa chúc lành cho anh em trên phần đất mà anh
em sẽ chiếm hữu. Nhưng nếu lòng anh em không quay về, không muốn nghe, và chạy
theo lầm lạc, thờ lạy và phụng sự các thần khác, thì hôm nay tôi tuyên bố với
anh em rằng anh em sẽ chết, không được sống trên phần đất bên kia sông Giođan
mà anh em sẽ chiếm hữu. Hôm nay, tôi xin trời đất làm chứng rằng: tôi đã đề nghị
với anh em về sự sống và sự chết, sự chúc lành và sự chúc dữ. Vậy hãy chọn lựa
sự sống để anh em và dòng dõi anh em được sống. Hãy yêu mến Chúa là Thiên Chúa
anh em, hãy tuân phục lệnh Người và liên kết với Người, vì Người là sự sống và
là sự sống lâu dài của anh em, để anh em được ở trong đất nước mà Chúa đã hứa
ban cho tổ phụ anh em là Abraham, Isaac và Giacóp". Đó là lời Chúa.
ĐÁP
CA: Tv 1, 1-2. 3. 4 và 6
Đáp:
Phúc thay người đặt niềm tin cậy vào Chúa (Tv 39, 5a).
1)
Phúc cho ai không theo mưu toan kẻ gian ác, không đứng trong đường lối những tội
nhân, không ngồi chung với những quân nhạo báng, nhưng vui thoả trong lề luật
Chúa, và suy ngắm luật Chúa đêm ngày. - Đáp.
2)
Họ như cây trồng bên suối nước, trổ sinh hoa trái đúng mùa; lá cây không bao giờ
tàn úa. Tất cả công việc họ làm đều thịnh đạt. - Đáp.
3)
Kẻ gian ác không được như vậy, họ như vỏ trấu bị gió cuốn đi; vì Chúa canh giữ
đường người công chính, và đường kẻ gian ác dẫn tới diệt vong. - Đáp.
CÂU
XƯỚNG TRƯỚC PHÚC ÂM: 2 Cr 6,2b
Đây
là lúc thuận tiện, đây là ngày cứu độ.
PHÚC
ÂM: Lc 9, 22-25
"Ai bỏ mạng sống mình vì Ta, sẽ được sống".
Tin
Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi
ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Con Người phải đau khổ nhiều, bị
các vị Kỳ lão, các Thượng tế, và các Luật sĩ khai trừ và giết chết, nhưng ngày
thứ ba Người sẽ sống lại".
Chúa nói với mọi người rằng: "Ai muốn theo Ta,
hãy bỏ mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo Ta. Vì chưng, ai muốn giữ mạng
sống mình, thì sẽ mất; còn ai mất mạng sống vì Ta, sẽ được sống. Vậy nếu con
người được lời lãi cả thế gian, mà phải thiệt mất mạng sống, thì được ích
gì?" Đó là lời Chúa.
Tết Ất Mùi
I.
THÁNH LỄ GIAO THỪA
Tạ
ơn Chúa vì các hồng ân trong năm cũ.
BÀI
ĐỌC I: Ds 6, 22-27
"Họ sẽ kêu cầu danh Ta trên con cái Israel và Ta sẽ chúc lành cho
chúng".
Trích
sách Dân Số.
Chúa
phán cùng Môsê rằng: "Hãy nói với Aaron và con cái nó rằng: Các ngươi hãy
chúc lành cho con cái Israel; hãy nói với chúng thế này: 'Xin Chúa chúc lành
cho con, và gìn giữ con. Xin Chúa tỏ nhan thánh Chúa cho con, và thương xót
con. Xin Chúa ghé mặt lại cùng con, và ban bằng yên cho con'. Họ sẽ kêu cầu
danh Ta trên con cái Israel, và Ta sẽ chúc lành cho chúng". Đó là lời
Chúa.
ĐÁP
CA: Tv 112, 1-2. 3-4. 5-6. 7-8
Đáp:
Nguyện danh Chúa được chúc tụng từ bây giờ và cho đến muôn đời (c. 2).
1)
Hãy ngợi khen, hỡi những người tôi tớ Chúa, chư vị hãy ngợi khen danh Chúa.
Nguyện danh Chúa được chúc tụng từ bây giờ và cho đến muôn đời. - Đáp.
2)
Từ mặt trời mọc lên tới khi lặn xuống, nguyện cho danh Chúa được ngợi khen.
Chúa siêu việt trên hết thảy chư dân, trên muôn cõi trời, là vinh quang của
Chúa. - Đáp.
3)
Ai được như Thiên Chúa chúng tôi, Người ngự trên nơi cao thẳm, và Người để mắt
nhìn coi, khắp cả trên trời dưới đất? - Đáp.
4)
Người nâng cao kẻ túng thiếu từ chỗ bụi tro, và cất nhắc bạn cơ bần từ nơi phẩn
thổ, hầu cho họ ngồi với những bậc quân vương, với những bậc quân vương của dân
Người. - Đáp.
BÀI
ĐỌC II: 1 Tx 5, 16-24
"Thần trí, linh hồn và thể xác anh em được gìn giữ cho tới ngày Chúa
đến".
Trích
thư thứ nhất của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Thêxalônica.
Anh
em thân mến, anh em hãy vui mừng luôn. Hãy cầu nguyện không ngừng. Trong mọi việc,
hãy cảm tạ Chúa. Vì đó là thánh ý Thiên Chúa về tất cả anh em trong Chúa Giêsu
Kitô. Đừng dập tắt Thánh Thần; đừng khinh khi các lời tiên tri, nhưng hãy nghiệm
xét mọi sự, điều gì tốt hãy giữ lại. Hãy tránh xa sự dữ dưới mọi hình thức. Xin
chính Thiên Chúa bình an thánh hoá anh em toàn diện, để thần trí, linh hồn và
thể xác anh em được gìn giữ toàn vẹn trong ngày Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta ngự
đến. Đấng đã kêu gọi anh em, chính Người là Đấng Trung Tín. Chính Người sẽ thực
hiện. Thưa anh em, xin anh em cũng cầu nguyện cho chúng tôi nữa. Tất cả anh em
hãy hôn chào nhau một cách thánh thiện. Chúc anh em được đầy ân sủng của Đức
Giêsu Kitô, Chúa chúng ta! Đó là lời Chúa.
ALLELUIA
VÀ CÂU XƯỚNG TRƯỚC PHÚC ÂM (Mùa Chay: bỏ Alleluia)
1
Sb 29, 10. 11b
Alleluia,
alleluia! - Lạy Chúa là Thiên Chúa Israel tổ phụ chúng con, Chúa đáng được chúc
tụng; mọi tạo vật trên trời dưới đất đều là của Chúa. - Alleluia.
PHÚC
ÂM: Mt 5, 1-10
"Hãy vui mừng hoan hỉ, vì phần thưởng sung mãn dành cho các con trên
trời".
Tin
Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi
ấy, Chúa Giêsu thấy dân chúng thì Người lên núi. Người ngồi xuống và các môn đệ
đến gần. Người liền mở miệng mà giảng dạy rằng: "Phúc thay những kẻ có
tinh thần nghèo khó, vì Nước Trời là của họ. Phúc thay những kẻ hiền lành, vì họ
sẽ được đất làm cơ nghiệp. Phúc thay những kẻ than khóc, vì họ sẽ được an ủi.
Phúc thay những kẻ đói khát công chính, vì họ sẽ được no đủ. Phúc thay những kẻ
biết thương xót, vì họ sẽ được thương xót. Phúc thay những kẻ có lòng trong sạch,
vì họ sẽ được thấy Thiên Chúa. Phúc thay những kẻ gây hoà thuận, vì họ sẽ được
gọi là con Thiên Chúa. Phúc thay những kẻ bị bắt bớ vì sự công chính, vì Nước
Trời là của họ". Đó là lời Chúa.
II.
THÁNH LỄ MINH NIÊN - MÙNG 1 TẾT
Ngày
cầu Bình an cho Năm Mới
BÀI
ĐỌC I: St 1, 14-18
"Những vật sáng hãy trở thành dấu chỉ thời gian, ngày và năm
tháng".
Trích
sách Sáng Thế.
Thiên
Chúa còn phán: "Hãy có những vật sáng trên vòm trời và hãy phân chia ngày
và đêm, và trở thành dấu chỉ thời gian, ngày và năm tháng, để soi sáng trên vòm
trời và giãi sáng mặt đất". Và đã xảy ra như vậy. Thiên Chúa đã làm nên
hai vầng sáng lớn: Vầng sáng lớn hơn làm chủ ban ngày, và vầng sáng nhỏ hơn làm
chủ ban đêm. Và Ngài cũng làm nên các tinh tú. Thiên Chúa đặt chúng trên vòm trời
để soi sáng trên mặt đất, và làm chủ ngày đêm, và phân chia ánh sáng với tối
tăm. Thiên Chúa thấy nó tốt đẹp. Đó là lời Chúa.
ĐÁP
CA: Tv 8, 4-5. 6-7. 8-9
Đáp:
Lạy Chúa, lạy Chúa chúng con, lạ lùng thay danh Chúa khắp nơi hoàn cầu (c. 2a).
1)
Khi con ngắm cõi trời, công cuộc tay Chúa tạo ra, vầng trăng và muôn loài tinh
tú mà Chúa gầy dựng, thì nhân loại là chi mà Chúa nhớ tới? con người là chi mà
Chúa để ý chăm nom? - Đáp.
2)
Chúa dựng nên con người kém thiên thần một chút, Chúa trang sức con người bÄng
danh dự với vinh quang, Chúa ban cho quyền hành trên công cuộc tay Ngài sáng tạo,
Chúa đặt muôn vật dưới chân con người. - Đáp.
3)
Nào chiên, nào bò, thôi thì tất cả, cho tới những muông thú ở rừng hoang, chim
trời với cá đại dương, những gì lội khắp nẻo đường biển khơi. - Đáp.
BÀI
ĐỌC II: Pl 4, 4-8
"Chúa gần đến".
Trích
thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Philipphê.
Anh em thân mến, anh em hãy vui luôn trong Chúa! Tôi nhắc lại một lần nữa: anh em hãy vui lên! Đức ôn hoà của anh em phải sáng tỏ trước mặt mọi người, vì Chúa đã gần đến. Anh em đừng lo lắng gì hết, nhưng trong khi cầu nguyện, anh em hãy trình bày những ước vọng lên cùng Chúa, bằng kinh nguyện và lời cầu xin đi đôi với lời cảm tạ. Và bình an của Thiên Chúa vượt mọi trí hiểu, sẽ giữ gìn lòng trí anh em trong Chúa Giêsu Kitô. Vả lại, hỡi anh em, những gì là chân thật, trong sạch, công chính, là thánh thiện, đáng yêu chuộng, danh thơm tiếng tốt, là nhân đức, là luật pháp đáng khen, thì anh em hãy tưởng nghĩ những sự ấy. Đó là lời Chúa.
Anh em thân mến, anh em hãy vui luôn trong Chúa! Tôi nhắc lại một lần nữa: anh em hãy vui lên! Đức ôn hoà của anh em phải sáng tỏ trước mặt mọi người, vì Chúa đã gần đến. Anh em đừng lo lắng gì hết, nhưng trong khi cầu nguyện, anh em hãy trình bày những ước vọng lên cùng Chúa, bằng kinh nguyện và lời cầu xin đi đôi với lời cảm tạ. Và bình an của Thiên Chúa vượt mọi trí hiểu, sẽ giữ gìn lòng trí anh em trong Chúa Giêsu Kitô. Vả lại, hỡi anh em, những gì là chân thật, trong sạch, công chính, là thánh thiện, đáng yêu chuộng, danh thơm tiếng tốt, là nhân đức, là luật pháp đáng khen, thì anh em hãy tưởng nghĩ những sự ấy. Đó là lời Chúa.
ALLELUIA
VÀ CÂU XƯỚNG TRƯỚC PHÚC ÂM (TV145:2) (Mùa Chay: bỏ Alleluia)
Alleluia,Alleluia!
-Trải qua mọi ngày, chúng con chúc tụng Chúa; và chúng con ca ngợi danh Chúa tới
muôn đời. - Alleluia.
PHÚC
ÂM: Mt 6, 25-34
"Các con chớ áy náy về ngày mai".
Tin
Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi
ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Thầy bảo các con: Chớ áy náy lo
lắng cho mạng sống mình: lấy gì mà ăn, hay cho thân xác các con: lấy gì mà mặc.
Nào mạng sống không hơn của ăn, và thân xác không hơn áo mặc sao? Hãy nhìn xem
chim trời, chúng không gieo, không gặt, không thu vào lẫm, thế mà Cha các con
trên trời vẫn nuôi chúng. Nào các con không hơn chúng sao? Nào có ai trong các
con lo lắng áy náy mà có thể làm cho mình cao thêm một gang được ư? Còn về áo mặc,
các con lo lắng làm gì? Hãy ngắm xem hoa huệ ngoài đồng, coi chúng mọc lên thế
nào? Chúng không làm lụng, không canh cửi. Nhưng Thầy nói với các con rằng:
Ngay cả Salomon trong tất cả vinh quang của ông, cũng không phục sức được bằng
một trong những đoá hoa đó. Vậy nếu hoa cỏ đồng nội, nay còn, mai bị ném vào lò
lửa, mà còn được Thiên Chúa mặc cho như thế, huống chi là các con, hỡi những kẻ
kém lòng tin. Vậy các con chớ áy náy lo lắng mà nói rằng: Chúng ta sẽ ăn gì, uống
gì hoặc sẽ lấy gì mà mặc? Vì chưng, dân ngoại tìm kiếm những điều đó. Nhưng Cha
các con biết rõ các con cần đến những điều đó. Tiên vàn các con hãy tìm kiếm nước
Thiên Chúa và sự công chính của Người, còn các điều đó, Người sẽ ban thêm cho
các con. Vậy các con chớ áy náy lo lắng về ngày mai. Vì ngày mai sẽ lo cho ngày
mai. Ngày nào có sự khốn khổ của ngày ấy". Đó là lời Chúa.
(thanhlinh.net)
Suy
niệm những ngày Xuân
Lm.Jos
Tạ Duy Tuyền
Giao
Thừa
Thời
gian vẫn vần trôi. Như chiếc kim đồng hồ mãi vần xoay. Thời gian chẳng đợi chờ
ai bao giờ. Ngày hôm qua đã thành quá khứ. Ngày mai còn chưa tới. Chỉ có ngày
hôm nay đang trong tầm tay. Có thể nói món quà quý báu nhất mà Thượng Đế ban
cho chúng ta hưởng thụ chính là thời gian. Thời gian lại qua đi rất nhanh nếu
chúng ta không biết hưởng thụ thì thật uổng phí! Thời gian sẽ không chờ, thế
nên, đừng chờ sau này mới làm những việc mà đáng lý mình phải làm. Nếu không
làm ngày hôm nay thì không biết ngày mai chúng ta còn có cơ hội hay khả năng để
thực hiện ước mơ của mình hay không?
Có
những người con nghĩ rằng khi lớn lên sẽ phụng dưỡng cha mẹ, thế nên tuổi nhỏ
thì vẫn lười biếng, sống thiếu trách nhiệm với gia đình, nhưng khi lớn lên thì
cha mẹ đâu còn để mà thảo hiếu.
Có
những người cha người mẹ tưởng rằng mình còn nhiều thời gian để xây mộng ước,
thế nên, vẫn cứ trì trệ, không lo tương lai, đến khi già vẫn chưa có một mái
nhà nương thân.
Có
những bạn trẻ tưởng rằng thời gian còn dài, thế nên, vẫn vui chơi, có khi sa đọa,
đến khi bệnh tật mới biết mình không còn cơ hội cho tương lai.
Có
biết bao nhiêu mộng ước, dệt thật nhiều nhưng vẫn dở dang vì chẳng đủ thời gian
để hoàn thành.
Có
một người rất keo kiệt, lúc nào cũng chắt bóp chẳng dám ăn tiêu gì. Tích cóp cả
đời, anh ta để dành được cả một gia tài lớn.
Không
ngờ một ngày, Thần Chết đột nhiên xuất hiện đòi đưa anh ta đi. Lúc này anh ta mới
nhận ra mình chưa kịp hưởng thụ chút gì từ số tiền kia. Anh ta bèn nài nỉ:
-
Tôi chia một phần ba tài sản của tôi cho Ngài, chỉ cần cho tôi sống thêm một
năm thôi.
-
Không được. - Thần Chết lắc đầu.
-
Vậy tôi đưa Ngài một nửa. Ngài cho tôi nửa năm nữa, được không? - Anh ta tiếp tục
van xin.
-
Không được. - Thần Chết vẫn không đồng ý.
Anh
ta vội nói:
-
Vậy... tôi xin giao hết của cải cho Ngài. Ngài cho tôi một ngày thôi, được
không?
-
Không được. - Thần Chết vừa nói, vừa giơ cao chiếc lưỡi hái trên tay.
Người
đàn ông tuyệt vọng cầu xin Thần Chết lần cuối cùng:
-
Thế thì Ngài cho tôi một phút để viết chúc thư vậy.
Lần
này, Thần Chết gật đầu. Anh run rẩy viết một dòng:
-
Xin hãy ghi nhớ: "Bao nhiều tiền bạc cũng không mua nổi một
ngày".
Thời
gian thật quý hóa. Quý hóa vì nó một đi mà không quay trở lại. Thời gian cho ta
làm việc, cho ta hưởng niềm vui nhưng chúng ta đã để lỡ thời gian khi lao vào
những đam mê lầm lạc, khi hăng say tranh chấp bon chen với cuộc đời. Chúng ta
đã đánh mất niềm vui của thời gian hiện tại. Đây mới là thời gian thực. Thời
gian để sống và hưởng thụ. Vì quá khứ đã vuột qua. Tương lai còn mù tối. Hiện tại
mới quan trọng với chúng ta. Hãy sống thật vui vẻ, lạc quan với hiện tại, vì đó
là cách chúng ta không lãng phí thời gian.
Theo
niềm tin ky-tô giáo, thời gian là ân ban của Thiên Chúa. Thời gian Chúa
ban cho con người dài ngắn khác nhau. Điều đáng tiếc là ít ai bằng lòng với hiện
tại. Không bằng lòng với hiện tại, nên con người thường hay lo lắng, bon chen,
dùng đủ mọi khả năng, sức lực, tâm trí mong sống dài hơn, giàu có hơn, danh vọng
và quyền lực hơn. Khi đã đạt đến mục tiêu rồi con người lại cảm thấy một khoảng
trống vắng trong tâm hồn mà tất cả những lạc thú trần gian không thể lấp đầy.
Dường như cuộc đời chẳng có gì vừa ý, toại nguyện mãi mãi với con người, vì ‘Được
voi đòi tiên” là vậy.
Chúa
Giê-su phán: “ Có ai trong các ngươi lo lắng mà làm cho đời mình dài thêm
một khắc không? Vậy nếu đến việc rất nhỏ các ngươi cũng không có thể được
sao các ngươi lo việc khác? Hãy xem hoa huệ mọc lên thể nào: nó chẳng làm
khó nhọc, cũng không kéo chỉ; song ta phán cùng các ngươi, dầu vua Sa-lô-môn
sang trọng đến đâu, cũng không được mặc áo như một hoa nào trong giống ấy” (Lc
12, 25-26)
Trong
giây phút giao thừa, là thời gian chuyển tiếp giữa cũ và mới. Một thời khắc
chuyển sang một năm mới với nhiều âu lo, trăn trở. Chúng ta hãy gác mọi lo âu
trăn trở để sống giây phút hiện tại thật bình yên và hạnh phúc. Hãy phó dâng
cho Chúa như muôn chim, muôn hoa để cho Chúa thực hiện theo sự quan phòng của
Ngài. Chúng ta hãy tin tưởng vào Thiên Chúa quyền năng, một Thiên Chúa nhân từ
sẽ làm mọi sự tốt nhất cho con người, vì chúng ta là hình ảnh của Ngài, là con
cái của Ngài, Ngài sẽ không bao giờ bỏ rơi chúng ta.
Xin
Chúa chúc phúc cho chúng ta một đêm giao thừa an bình. Xin cầu chúc cho quý ông bà và anh chị em được những giây phút hiện tại này
tràn đầy niềm vui trong tình Chúa tình người đầy ắp hôm nay. Amen
Ngày
Mồng Một
Ngày
đầu năm chúng ta hướng về Đấng tạo thành. Đấng đã làm cho con tạo xoay vần, cho
trời đất luân chuyển Xuân – Hạ – Thu – Đông. Hướng về Ngài để phó dâng về một
năm mới bắt đầu. Một khởi sự mong được vẹn toàn nhờ ơn trên phù hộ. Hướng về Đấng
tạo thành cũng mời gọi con người nhìn nhận sự quan phòng che chở, phù trì của
Ngài để dâng lời tạ ơn về những ơn lành Ngài ban.
Đó
là lý do mà người Việt Nam đi lễ hội đầu năm rất đông. Họ đi vì lòng tạ ơn. Họ
đi vì mong muốn được Trời phù hộ chúc phúc cho một năm an bình. Đây cũng là một
truyền thống tốt đẹp của người dân Việt Nam. Cha ông ta luôn tin vào vận Trời.
Cha ông ta luôn phó thác cho Trời. Và ngày đầu năm là dịp thuận lợi nhất để tri
ân và cầu xin với Đấng tạo hóa đã làm nên muôn loài.
Điều
này ta có thể thấy qua sự tích bánh chưng bành dày. Chuyện kể rằng: Đời Hùng
Vương thứ Sáu, sau khi đánh dẹp xong giặc Ân bên Tàu , vua có ý định truyền
ngôi cho con.
Nhân
dịp đầu Xuân, vua họp các hoàng tử lại, bảo rằng:
-
"Con nào tìm được thức ăn ngon lành, để bày cỗ cho có ý nghĩa nhất, thì ta
sẽ truyền ngôi vua cho".
Các
hoàng tử đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ dâng lên cho vua cha, với hy vọng
mình lấy được ngai vàng.
Trong
khi đó, người con trai thứ 18 tên là Tiết Liêu có tính tình hiền hậu, lối sống
đạo hạnh, hiếu thảo với cha mẹ, nhưng vì mẹ mất sớm, thiếu người chỉ vẽ, nên
ông lo lắng không biết làm thế nào tìm được của ăn ngon và có ý nghĩa.
Một
hôm, Tiết Liêu nằm mộng thấy có vị Thần đến bảo:
-
"Này con, trong Trời Đất không có gì quý bằng gạo, vì gạo là thức ăn nuôi
sống con người. Con hãy lấy gạo nếp làm 2 thứ bánh: bánh dầy và bánh
chưng. Thần còn dặn kỹ càng cách làm.
Đến
ngày hẹn, các hoàng tử đều đem thức ăn đến bày trên mâm cỗ. Trời ơi! đầy các
món ăn vừa thơm ngon vừa lạ mắt. Hoàng tử Tiết Liêu trên mâm chỉ có 2 tấm bánh
Chưng và bánh Dầy. Vua cha lấy làm lạ hỏi lý do. Tiết Liêu đem chuyện Thần báo
mộng dạy cách làm, giải thích ý nghĩa của 2 thứ bánh. Vua cha nếm thử, thấy
bánh ngon, khen có ý nghĩa, bèn truyền ngôi Vua lại cho Tiết Liêu.
Kể
từ đó, mỗi khi đến Tết Nguyên Đán, theo lệnh vua, dân chúng làm bánh Dầy và
bánh Chưng để dâng cúng Tổ Tiên và Trời Đất.
Bánh
chưng bánh dầy tượng trưng cho Trời Đất. Trời Đất ở đây không hiểu theo nghĩa vật
chất mà là tượng trưng cho Đấng tạo thành trời đất. Con người phải biết ơn Đấng
tạo thành. Con người dâng cho Đấng tạo thành hạt gạo là tinh hoa của đất trời,
là ân lộc trời ban. Con người dùng hạt gạo trời cho để kết thành tấm bánh như
nói lên tấm bánh là ân lộc trời ban và cũng là công sức con người làm nên.
Đấng
tạo hóa càn khôn mà nhân loại hướng về với lòng biết ơn chính là Thiên Chúa
toàn năng. Ngài đã làm nên hoàn vũ. Ngài đã cho định luật bốn mùa vần xoay như
tình yêu của Ngài vẫn đong đầy cho nhân gian vượt mọi thời gian. Chính Ngài làm
chủ vận mạng của lịch sử nhân loại. Chính Ngài mới có thể phù hộ, che chở gìn
gìn con người, vì Ngài là Đấng quyền năng.
Thiên
Chúa lại không xa lạ với con người. Ngài là Cha muôn loài và cũng là Cha của
loài người chúng ta. Ngài là một người Cha rất tốt
lành. Ngài luôn cho mưa thuận gió hòa. Không phân biệt lành dữ. Không phân biệt
màu da. Ngài luôn cho mưa ơn trên xuống cho kẻ lành người dữ.
Lời Chúa ngày đầu năm hôm nay mời gọi chúng
ta hãy tín thác đường đời cho Thiên Chúa.Hãy để Chúa chúc phúc cho một năm bình an. Hãy để
Chúa làm chủ vận mệnh của mình theo thánh ý Chúa. Vả lại, cuộc sống đâu mấy khi
theo ý chúng ta, vì “Mưu sự tại nhân – Thành sự tại thiên”. Sự khôn ngoan mời gọi
chúng ta hãy để Chúa khởi sự và hoàn tất mọi việc theo ý Ngài. Điều này không
có nghĩa là ta phó mặc cho Thiên Chúa, còn mình thì “ngồi chờ sung rụng”. Điều
này chỉ nhắc nhở chúng ta hãy khiêm tốn nhìn nhận sự bất toàn của mình để trông
cậy vào sự phù hộ của Thiên Chúa cho công việc của mình được mọi sự như ý.
Hãy
nhìn xem muôn triệu đóa hoa chỉ đẹp xinh khi hướng về mặt trời. Hãy nhìn xem vạn
vật vần xoay chung quanh mặt trời để tạo nên muôn điều kỳ diệu đẹp xinh. Đó là
quy luật của vạn vật. Đó cũng là quy luật của loài người khi biết quy hướng về
Thiên Chúa, và chỉ trong Thiên Chúa con người mới hạnh phúc bình an. Xin cho mỗi
người chúng ta biết quy phục Thiên Chuá, biết dành cho Ngài vị trí tôn thờ tuyệt
đối trong lòng chúng ta. Và với lòng tin tưởng vào quyền năng của Thiên Chúa,
chúng ta hãy phó dâng mọi sự cho Chúa. Xin Chúa chúc phúc cho chúng ta một năm
bình an và vạn sự cát tường. Amen
Những
ý nghĩa của cái Tết
trong
truyền thống Văn hóa Việt Nam
Những
ý nghĩa của cái Tết trong truyền thống Văn hóa Việt Nam.
(Radio
Veritas Asia 8/02/2005) - Quí vị và các bạn thân mến. Nói đến Tết, chúng ta thường
nghĩ tới một dịp vui đầu năm mới: Tết Nguyên Ðán, còn gọi là Tết Cả. Trên thực
tế, Việt Nam có hàng chục ngày Tết cổ truyền có rất nhiều ý nghĩa ở nhiều thời
điểm khác nhau trong năm. Và trong từng cái tết ấy, đều chứa đựng một sự tích sâu
xa ví như sự giao thoa với nền văn hóa khu vực, song đã được Việt hóa một cách
tự nhiên và sâu sắc.
Nhân
ngày cuối năm, chương trình Khoa học và Ðời sống tuần này, chúng tôi xin trình
bày những ý nghĩa của những cái Tết của Việt Nam:
Quí
vị và các bạn thân mến,
Tết
Nguyên Ðán: Tết
Nguyên Ðán là Tết lớn trong năm. Tết này còn gọi là Tết Cả, vào đúng vào ngày
mùng 1 tháng Giêng âm lịch, ngày đầu tiên của Năm Mới. Theo phong tục cổ truyền
Việt Nam, Tết Nguyên Ðán trước hết là Tết của gia đình. Trong 3 ngày Tết diễn
ra với ba cuộc gặp gỡ lớn ngay tại mỗi nhà. Thứ nhất là cuộc gặp gỡ của những
Gia Thần, đó là Tiên Sư hay Nghề Sư là vị tổ đầu tiên dạy nghề mà gia đình mình
đang làm. Thổ công, trong giữa đất, nơi mà mình đang ở; và Táo Quân là thần của
việc nấu ăn của mọi người trong gia đình. Cuộc gặp gỡ thứ hai là cuộc gặp gỡ Tổ
Tiên Ông Bà, những người đã khuất. Người dân tin rằng linh hồn của những người
đã khuất cũng về với con cháu của họ vào dịp Tết. Cuộc gặp gỡ thứ ba là cuộc
đoàn tụ của những người trong nhà, như một thói quen linh thiêng và bền vững nhất.
Mỗi năm tết đến, dù đang ở đâu, làm gì, trong hoàn cảnh nào, hầu như ai cũng
mong muốn và cố gắng trở về quây quần với những người thân trong gia đình. Dịp
Tết Nguyên Ðán người ta làm bánh chưng trong cái niêu, đi chúc mừng nhau, mở hội,
tổ chức các cuộc vui chơi, thi đỗ, ăn uống rất tưng bừng. Tết Nguyên Ðán thực sự
là ngày hội mùa lớn, ngày nhớ ơn, tạ ơn, chúc mừng, sum họp vui vẻ, và thiêng
liêng.
Tết
Khai Hàng: Theo
tính cách của người xưa, ngày mồng 1 tháng Giêng ứng vào ngày gà; mồng hai:
chó; mồng ba: lợn; mồng bốn: dê; mồng năm: trâu; mồng sáu: ngựa; mồng bảy: người;
mồng tám: lúa. Trong 8 ngày đầu năm, cứ ngày nào sáng sủa, thì coi như loài giống
thuộc về ngày ấy được tốt cả năm. Vì vậy, đến mồng bảy, thấy trời tạnh ráo,
quang đãng, thì người ta tin rằng cả năm mọi người sẽ gặp may mắn, hạnh phúc. Mồng
bảy hạ cái niêu kết thúc Tết Nguyên Ðán cũng là ngày bắt đầu tết Khai Hàng, Tết
mở đầu cho ngày vui để đón chào mùa xuân mới.
Tết
Thượng Nguyên: Tết
Thượng Nguyên hay còn gọi là Tết Nguyên Tiêu, vào đúng ngày rằm tháng Giêng,
ngày trăng rằm đầu tiên của năm. Tết này phần lớn được tổ chức tại Chùa Chiền,
vì ngày rằm tháng Giêng còn được gọi là ngày Vía của Phật Tổ. Thành ngữ có câu:
"Lễ Phật quanh năm không bằng ngày rằm tháng Giêng" xuất phát từ đó.
Sau khi đi Chùa, mọi người về nhà họp mặt, cúng Gia Tiên và ăn cỗ.
Tết
Hàn Thực: Hàn
Thực nghĩa là ăn đồ nguội. Tết này vào ngày mồng 3 tháng Ba âm lịch. Thời Xuân
Thu ở Trung Quốc, Công Tử Trùng Nhĩ, về sau là vua Tấn Văn Công, khi gặp cảnh
hoạn nạn, đói quá, được Giới Tử Thôi cắt thịt đùi của mình, nấu dâng cho ăn.
Sau 19 năm phiêu bạt, Trùng Nhĩ lại được trở về nắm giữ vương quyền nước Tần.
Vua ban thưởng cho tất cả những người đã cùng nếm mật nằm gai, nhưng lại quên mất
Tử Thôi. Tử Thôi cũng không oán hận, vì nghĩ việc giúp đỡ Trùng Nhĩ là một
nghĩa vụ của kẻ bầy tôi. Và Tử Thôi đưa mẹ vào sống ở núi Ðiều. Lúc vua nhớ ra
cho người tới mời mà không được, liền sai đốt rừng để Tử Thôi phải đi ra. Tuy
nhiên Tử Thôi không ra, và hai mẹ con cùng bị chết cháy. Hôm ấy đúng ngày 5
tháng Ba. Ðau xót, vua sai lập miếu thờ trên núi, và đổi tên núi đó là Giới
Sơn. Người quanh vùng thương Tử Thôi nên hằng năm từ ngày mồng 3 đến mồng 5
tháng Ba thì kiêng đốt lửa mà chỉ ăn đồ nguội đã nấu sẵn. Từ thời Nhà Lý, người
Việt đã tiếp nhận Tết này nhưng chỉ tổ chức vào một ngày mồng 3 tháng Ba mà
thôi, không kiêng đốt lửa và thường làm bánh trôi, bánh chay, thay cho đồ nguội,
mục đích chủ yếu là để cúng gia tiên chứ ít người hiểu rõ chuyện Giới Tử Thôi.
Hiện nay, Tết này vẫn thường đậm nét ở miền Bắc, nhất là các tỉnh quanh Hà Nội.
Tết
Thanh Minh: Trong
truyện Kiều có viết rằng: "Thanh Minh trong tiết tháng Ba, lễ là Tảo Mộ hội
là Ðạm Thanh", Thanh Minh nghĩa là trời trong sáng, nhân đó người ta đi
thăm mồ mã của những người thân. Tết Thanh Minh thường vào tháng Ba âm lịch trở
thành lễ Tảo Mộ. Sau khi đã tảo mộ, mọi người trong gia đình trở về nhà làm lễ
cúng gia tiên.
Tết
Ðoan Ngọ: Tết
Ðoan Ngọ còn gọi là Tết Ðoan Dương, vào ngày mồng 5 tháng Năm âm lịch. Ðây là
giai đoạn chuyển mùa từ Xuân sang Hạ, nên khí hậu có nhiều thay đổi đột ngột, dễ
sinh bệnh thời khí. Ca dao Viêt Nam có câu: "Chưa ăn bánh nếp Ðoan Dương,
áo bông chẳng dám khinh thường cỡi ra". Khúc Nguyên là một nhà thơ nổi tiếng,
một vị trung thần của nước Sở, do can ngăn Ngũ Hoài Vương không được, đã uất ức
ôm đá gieo mình xuống sông Miệt La tự vận. Hôm ấy đúng ngày 5 tháng Năm. Thương
tiếc người trung nghĩa, mỗi năm cứ đến ngày đó, người dân Trung Quốc làm bánh,
cuốn chỉ ngũ sắc bên ngoài, chủ ý khiến cho cá sợ khỏi ăn, rồi bơi thuyền ra giữa
sông ném bánh xuống cúng Khúc Nguyên. Ở Việt Nam ít người biết chuyện Khúc
Nguyên, mà chỉ coi mồng 5 tháng Năm là Tết giết sâu bọ, vì trong giai đoạn chuyển
mùa, chuyển tiết, dịch bệnh dễ phát sinh. Mọi người dậy sớm, chỉ ăn hoa quả hoặc
chè. Tuy nhiên mỗi nơi có thêm một phong tục riêng ví dụ như ở Phụng Lý, vào
ngày này, người con rễ trong gia đình thường tới biếu người bố vợ một con ngỗng
thật to.
Tết
Trung Nguyên: Tết
Trung Nguyên vào ngày rằm tháng Bảy. Theo sách Phật hôm ấy là ngày vong nhân được
xá tội, ngày báo hiếu cha mẹ. Ngay tại Chùa thường làm chay tịnh tế và cầu kinh
Vu Lan. Tại gia đình thì bày cúng gia tiên, đốt vàng mã.
Tết
Trung Thu: Tết
Trung Thu nhằm vào ngày rằm tháng Tám. Trung Thu là Tết của trẻ con. Thường ban
ngày người ta làm lễ cúng gia tiên, tối mới bày hoa quả bánh kẹo để trẻ con vui
chơi, phá cỗ, trong trăng rước đèn.
Tết
Trùng Cửu: Tết
Trùng Cửu vào ngày 9 tháng Chín âm lịch. Tết này bắt nguồn tự sự tích của Ðạo
Lão. Thời Hán có người tên gọi là Hoàng Cảnh đi học phép tiên, một hôm thầy
Phiên Tràng Phong bảo Hoàng Cảnh khuyên mỗi người trong gia đình, may một cái
túi lụa đựng hoa cúc, rồi đến chỗ cao để tạm trú. Quả nhiên ngày 9 tháng 9 có lụt
to, ngập hết làng mạc. Vì làm theo lời thầy, Hoàng Cảnh và gia đình đã thoát nạn.
Từ xưa, nho sĩ Việt Nam đã theo lễ này, nhưng lại biến thành cuộc du ngoạn núi
non, uống rượu cúc, gọi là Thưởng Tết Trùng Dương.
Tết
Trùng Thập: đây
là Tết của các thầy thuốc. Theo sách dược lễ thì đến ngày 10 tháng Mười âm lịch,
thầy thuốc mới tụ được khí âm dương, mới kết được sắc tứ thời xuân hạ thu đông,
cho nên tốt nhất. Ở nông thôn Việt Nam, đến ngày đó, người ta thường làm bánh dầy,
nấu chè, để cúng gia tiên, rồi đem biếu cho những người thân thuộc, chứ không mấy
quan tâm đến chuyện thầy thuốc thầy thua.
Tết
Hàn Nguyên: Tết
Hàn Nguyên hay còn gọi là Tết Cầu Mới, vào ngày rằm hay ngày 1 tháng Mười.
Ở nông thôn, Tết này thường được tổ chức rất lớn, vì đây là dịp nấu cơm gạo mới
của vụ mùa vừa xong, trước để cúng tổ tiên, sau để tự thưởng công cày cấy.
Tết
Táo Quân: Tết
Táo Quân vào ngày 23 tháng Chạp. Người ta coi đây là ngày vua bếp lên chầu trời
để tâu lại việc bếp núc, làm ăn, cư xử của gia đình trong năm qua. Theo truyền
thuyết Việt Nam, xưa có hai vợ chồng nghèo khổ quá, phải chia tay nhau mỗi người
một nơi tha phương cầu thực. Sau đó người vợ may mắn lấy được chồng giàu. Một
năm kia vào ngày 23 tháng Chạp, người vợ đang đốt vàng mã ngoài sân, thì thấy một
người ăn xin bước vào. Nhận ra chính là chồng cũ, nên người vợ động lòng, đem
cơm gạo tiền bạc ra cho. Người chồng mới biết chuyện, nghi ngờ vợ. Người vợ đâm
khó xử, uất ức, lao vào bếp lửa tự vận. Người chồng cũ đau xót, cũng nhảy vào lửa
chết theo. Người chồng mới ân hận, cũng lao vào lửa chết theo. Trời thấy cả 3 đều
có nghĩa, nên phong cho làm vua bếp. Ca dao Việt Nam có câu: "Thế gian một
vợ một chồng chẳng như vua bếp hai ông một bà". Vì tích ấy, cứ đến phiên
chợ ngày 23 tháng Chạp, mỗi gia đình thường mua hai cái mũ cho ông, một cái mũ
cho bà, bằng giấy, và 3 con cá chép làm ngựa để vua bếp về chầu trời. Sau khi
cúng trong bếp, mũ được đốt, và cá chép được mang ra thả ao hồ, sông suối.
Chương
trình Khoa Học và Ðời Sống tuần này xin tạm ngưng tại đây, xin chúc quí vị và các
bạn một năm mới an bình thịnh vượng.
(Văn Kim)
19/02/15 THỨ NĂM SAU LỄ TRO
Mồng Một Tết Ất Mùi. Cầu bình an năm mới.
Mt 6,25-34
Mồng Một Tết Ất Mùi. Cầu bình an năm mới.
Mt 6,25-34
Suy niệm: Cuộc sống con người hầu như là một cuộc vật
lộn giữa các nỗi lo. Thế nhưng dù có túng nghèo, “chẳng phong lưu cũng ba ngày
tết”, trong nhà cũng phải có ít nhiều “thịt mỡ dưa hành”, trang hoàng nhà cửa, sắm sửa áo quần mới, một
chút gọi là tiễn năm cũ, chào năm mới; người ta gác lại những lo toan thường
ngày lại để cầu chúc cho nhau những điều tốt đẹp. Trong ngày đầu năm mới, Lời
Chúa khích lệ chúng ta đừng quá bận tâm lo lắng về cuộc sống. Chỉ mấy câu ngắn
trong đoạn Tin Mừng, Chúa Giê-su đã nhắc nhở ta đến 7 lần “đừng lo lắng”, “lo lắng làm
gì” nhưng
hãy mở rộng tầm nhìn, ngắm xem “chim
trên trời”, “hoa ngoài đồng” để
cảm nghiệm quyền năng và tình yêu của Thiên Chúa và đặt để cuộc đời của mình
trong bàn tay của Ngài:“Anh em đừng lo lắng gì về ngày mai: ngày mai
cứ để ngày mai lo.”
Mời Bạn: Quả
thực lắm khi bạn phải quay quắt vì nỗi lo cơm áo gạo tiền; nhưng cũng có những
cái lo kiểu “lo
cau trổ muộn, lo già kém duyên”. Bạn
thực sự đang lo lắng gì trong cuộc sống của bạn? Mời bạn nhớ lời thánh Phê-rô: “Mọi âu lo, hãy trút cả cho
Chúa, vì Người chăm sóc anh em” (1Pr
5,7).
Chia sẻ: Bạn
tưởng mình tự lo toan được mọi việc, nhưng nghiệm lại, bạn có thấy bàn tay Chúa
phù hộ mình không?
Sống Lời Chúa: Lặp
lại Lời Chúa trên đây (Mt 6,34; 1Pr 5,7; v.v.), mỗi khi bạn có điều lo âu trong
cuộc sống.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, trong cuộc sống, nhiều lúc con phải bon chen lo lắng quá
nhiều. Xin cho con nhớ lời Chúa dạy hôm nay để sống thanh thoát, sống phó dâng
mọi việc vào bàn tay quan phòng của Chúa. Amen.
Đừng
lo lắng gì cả (Thứ Năm – Mồng Một Tết Nguyên Đán, cầu bình an cho năm mới)
Suy niệm:
Ngày Tết báo hiệu một năm cũ đã qua và một năm mới đang đến.
Chúng ta cần nhìn lại một năm qua với cái nhìn của Chúa
để thấy tất cả là hồng ân,
kể cả những gì người đời coi là xui xẻo, bất hạnh.
Chúa đã cho chúng ta sống thêm một thời gian, thêm một năm trên đời.
Chúng ta nhận ra thời gian một ngày nhờ mặt trời mọc lên rồi lặn xuống.
Nhà nông nhận ra thời gian một tháng nhờ mặt trăng tròn rồi lại khuyết.
Tạ ơn Chúa vì hai nguồn sáng quý báu như vậy trên bầu trời.
Thời gian theo Kitô giáo không đi theo đường xoắn ốc, nhưng theo đường thẳng.
Thời điểm nào cũng là duy nhất, đi rồi không trở lại, nên rất đáng quý.
Con Thiên Chúa làm người đã đằm mình trong dòng thời gian như ta.
Nhờ Ngài, dòng thời gian này sẽ đưa ta vào vĩnh cửu của Thiên Chúa.
Chúng ta cần nhìn lại một năm qua với cái nhìn của Chúa
để thấy tất cả là hồng ân,
kể cả những gì người đời coi là xui xẻo, bất hạnh.
Chúa đã cho chúng ta sống thêm một thời gian, thêm một năm trên đời.
Chúng ta nhận ra thời gian một ngày nhờ mặt trời mọc lên rồi lặn xuống.
Nhà nông nhận ra thời gian một tháng nhờ mặt trăng tròn rồi lại khuyết.
Tạ ơn Chúa vì hai nguồn sáng quý báu như vậy trên bầu trời.
Thời gian theo Kitô giáo không đi theo đường xoắn ốc, nhưng theo đường thẳng.
Thời điểm nào cũng là duy nhất, đi rồi không trở lại, nên rất đáng quý.
Con Thiên Chúa làm người đã đằm mình trong dòng thời gian như ta.
Nhờ Ngài, dòng thời gian này sẽ đưa ta vào vĩnh cửu của Thiên Chúa.
Ngày Tết người ta thường hay chúc nhau.
Chúc sức khỏe, chúc làm ăn phát đạt, chúc mọi sự như ý…
Chúng ta có thể học được một cách chúc rất đẹp trong sách Dân Số (6, 22-27).
Đức Chúa chỉ dạy cho ông Môsê
để ông này chỉ lại cho ông tư tế Aaron biết cách chúc lành cho dân.
Có ba lời chúc, mỗi lời đều bắt đầu bằng chủ từ là Đức Chúa:
“Nguyện Đức Chúa chúc lành và gìn giữ anh em.
Nguyện Đức Chúa tươi nét mặt nhìn đến anh em và dủ lòng thương anh em.
Nguyện Đức Chúa ghé mắt nhìn anh em và ban bình an cho anh em.”
Ơn bình an là ơn bao gồm mọi ơn về sức khỏe, sống lâu, an ninh, thịnh vượng…
Rốt cuộc chính Đức Chúa mới là Đấng chúc lành cho dân Ítraen (c. 27).
Chính Đức Chúa đóng ấn Danh của Ngài trên họ để bảo trợ họ.
Và hôm nay chính Ngài cũng ban muôn ơn cho ta nhờ Danh Đức Giêsu.
Chúc sức khỏe, chúc làm ăn phát đạt, chúc mọi sự như ý…
Chúng ta có thể học được một cách chúc rất đẹp trong sách Dân Số (6, 22-27).
Đức Chúa chỉ dạy cho ông Môsê
để ông này chỉ lại cho ông tư tế Aaron biết cách chúc lành cho dân.
Có ba lời chúc, mỗi lời đều bắt đầu bằng chủ từ là Đức Chúa:
“Nguyện Đức Chúa chúc lành và gìn giữ anh em.
Nguyện Đức Chúa tươi nét mặt nhìn đến anh em và dủ lòng thương anh em.
Nguyện Đức Chúa ghé mắt nhìn anh em và ban bình an cho anh em.”
Ơn bình an là ơn bao gồm mọi ơn về sức khỏe, sống lâu, an ninh, thịnh vượng…
Rốt cuộc chính Đức Chúa mới là Đấng chúc lành cho dân Ítraen (c. 27).
Chính Đức Chúa đóng ấn Danh của Ngài trên họ để bảo trợ họ.
Và hôm nay chính Ngài cũng ban muôn ơn cho ta nhờ Danh Đức Giêsu.
Trước thềm Năm Mới, con người không tránh khỏi nỗi lo về tương
lai.
Có nhiều nỗi lo rất hữu lý, vì khó khăn trước mắt là có thật.
Có nhiều nỗi lo âu chỉ vì con người thấy mình quá đỗi mong manh.
Nỗi lo quấn lấy con người và làm tâm con người không yên.
Trong bài Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu bốn lần nhắc chúng ta “Đừng lo.”
Nếu Kitô hữu không bị quay quắt vì lo âu
thì không phải vì họ là người vô lo, hay vì họ tự tin, giỏi giang hơn người khác.
Đơn giản chỉ vì họ có một Người Cha quan tâm đến mọi nhu cầu của họ.
Kitô hữu tận tụy hết mình cho công việc, nhưng lại không bất an, lo âu.
Tín thác như một đứa con ngồi trong lòng cha,
họ đặt vinh quang Thiên Chúa lên trên hết,
và tin mọi sự khác sẽ được Ngài lo liệu.
Có nhiều nỗi lo rất hữu lý, vì khó khăn trước mắt là có thật.
Có nhiều nỗi lo âu chỉ vì con người thấy mình quá đỗi mong manh.
Nỗi lo quấn lấy con người và làm tâm con người không yên.
Trong bài Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu bốn lần nhắc chúng ta “Đừng lo.”
Nếu Kitô hữu không bị quay quắt vì lo âu
thì không phải vì họ là người vô lo, hay vì họ tự tin, giỏi giang hơn người khác.
Đơn giản chỉ vì họ có một Người Cha quan tâm đến mọi nhu cầu của họ.
Kitô hữu tận tụy hết mình cho công việc, nhưng lại không bất an, lo âu.
Tín thác như một đứa con ngồi trong lòng cha,
họ đặt vinh quang Thiên Chúa lên trên hết,
và tin mọi sự khác sẽ được Ngài lo liệu.
Cầu nguyện:
Lạy Cha,
Cha đã cho chúng con sống thêm một năm,
đi thêm một đoạn đường đời.
Cha đã cho chúng con sống thêm một năm,
đi thêm một đoạn đường đời.
Nhìn lại đoạn đường đã
qua,
chúng con chỉ biết nói lên lời tạ ơn chân thành,
vì Cha vẫn cho chúng con sống,
và sống trong tình yêu.
chúng con chỉ biết nói lên lời tạ ơn chân thành,
vì Cha vẫn cho chúng con sống,
và sống trong tình yêu.
Mọi biến cố vui buồn
của năm qua
đều là những lời mời gọi kín đáo của Cha
để thức tỉnh, nâng đỡ và đưa chúng con lên cao.
đều là những lời mời gọi kín đáo của Cha
để thức tỉnh, nâng đỡ và đưa chúng con lên cao.
Tạ ơn Cha
vì những gì cuộc đời đã làm cho chúng con,
và những gì chúng con đã làm được cho cuộc đời.
vì những gì cuộc đời đã làm cho chúng con,
và những gì chúng con đã làm được cho cuộc đời.
Xin cho chúng con sống
những ngày Tết dân tộc
trong tinh thần vui tươi, hòa nhã,
và không quên những ai nghèo khổ, cô đơn.
trong tinh thần vui tươi, hòa nhã,
và không quên những ai nghèo khổ, cô đơn.
Ước gì những lời chúng
con chúc cho nhau
là những lời chúc lành
xuất phát từ trái tim yêu thương.
là những lời chúc lành
xuất phát từ trái tim yêu thương.
Và lạy Cha, năm mới đã
đến,
trái đất lại xoay một vòng mới quanh mặt trời,
chúng con cũng muốn
ở lại trong quỹ đạo của Cha,
nhận Cha là trung tâm cuộc sống,
và nhận mọi người là anh em. Amen.
trái đất lại xoay một vòng mới quanh mặt trời,
chúng con cũng muốn
ở lại trong quỹ đạo của Cha,
nhận Cha là trung tâm cuộc sống,
và nhận mọi người là anh em. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.
Hãy Nâng Tâm Hồn Lên
19
THÁNG HAI
Khám
Phá Tận Sâu Thẳm Con Người Mình
Làm
thế nào chúng ta có thể hoán cải, trở về với Thiên Chúa? Hoán cải bắt đầu bằng
việc nhìn lại nội tâm mình và lắng đọng tâm hồn trong sự hiện diện của Thiên
Chúa. Rồi, trái tim và lương tâm bạn có thể bắt đầu sực tỉnh.
“Hãy
vào phòng, đóng kín cửa lại”, Đức Giêsu đã dạy chúng ta như thế (Mt 6, 6). Hoán
cải trở về với Thiên Chúa – điều đó không thể xảy ra giữa những xao động chộn rộn
của lòng trí. Cần phải hồi tâm và qui hướng về Chúa. Chúng ta phải khám phá ra
con người thật của mình ở mức độ cao nhất và sâu xa nhất.
Tại
sao phải khám phá ra con người thật, cao nhất và sâu xa nhất? Bởi vì sự nhận hiểu
này về con người có liên hệ với thế giới tạo vật. Trong tương quan với tất cả tạo
vật chung quanh mình, con người là chủ. Con người được kêu gọi làm chủ mọi vật
và thống trị trái đất. Đây là mệnh lệnh đầu tiên mà con người nhận được từ Đấng
Tạo Hóa.
Thiên
Chúa không chỉ trao cho con người địa vị thống trị tạo vật, Ngài còn định hình
con người theo chính hữu thể Ngài. Vì con người cũng là tinh thần, nên con người
có thể đạt đến tầm mức mà mọi tạo vật khác không thể đạt đến được. Bản tính căn
bản của con người – vừa tinh thần vừa thể xác – không cho phép con người tìm kiếm
ý nghĩa cuối cùng duy chỉ nơi những gì là vật chất.
Khát
vọng thâm sâu nhất của con người không thể được lấp đầy bởi thế giới vật chất hữu
hình này. Con người cũng không thể gặp được hạnh phúc sâu xa đích thực ngay cả
nơi việc chinh phục tạo vật và nơi việc tăng triển khả năng khám phá và sáng tạo
của mình. Đức Giêsu đã nêu dấu hỏi: “Được cả thế gian thì ích gì?” (Mt 16, 26).
Không, con người không thể lấp đầy khát vọng của mình bằng con đường ấy.
-
suy tư 366 ngày của Đức Gioan Phaolô II -
Lm.
Lê Công Đức dịch từ nguyên tác
LIFT
UP YOUR HEARTS
Daily
Meditations by Pope John Paul II
Lời Chúa Trong Gia
Đình
NGÀY
19-02
Mồng
Một Tết Ất Mùi
(Cầu
bình an cho năm mới)
Đnl
30,15-20; Lc 9,22-25.
LỜI
SUY NIỆM: Đức Giêsu nói với mọi
người: Ai muốn theo tôi, phải từ
bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo”
Khi
nghe đến thập giá, mọi người liền liên tưởng đến cảnh hình phạt của những tội nhân
bị treo chặc vào đó cho đến chết. Nhưng từ Thập Giá của Chúa Giêsu Ki-tô, Người
đã thánh hóa Thập Giá trở thành ơn cứu độ cho mọi người. Chúa Giêsu vì yêu
thương con người; muốn con người được cứu độ và cọng tác vào sự cứu độ của Người;
nên Người đã mời gọi những ai muốn theo Người thì phải biết từ bỏ chính mình,
vác thập giá mình hằng ngày mà theo.
Lạy
Chúa Giêsu. Trong ngày đầu năm mới của dân tộc chúng con; mỗi người trong chúng
con đều mong ước được mọi sự an lành; được mọi phúc lộc, vượt thắng mọi thử
thách. Xin cho mọi thành viên trong gia đình chúng con luôn trông cậy vào Chúa
để chu toàn bổn phận hằng ngày của mình.
Mạnh
Phương
19
Tháng Hai
Thiên Chúa Quan
Phòng
Người
Do Thái thường nói đến sự Quan Phòng của Thiên Chúa bằng mẩu chuyện như sau: Có
hai người bộ hành đi lên đường đi đến một phương xa. Họ dùng một con lừa để
chuyên chở hành lý. Ðể cho con lừa có bạn, họ mang theo một chú gà cồ. Và đêm đến
họ đốt đuốc để soi đường.
Một người bộ hành là một tín hữu rất đạo đức. Trên miệng ông lúc nào cũng có câu nói: "Thiên Chúa là Ðấng tốt lành trong tất cả mọi sự". Người bạn đồng hành của ông thì lại là một người rất cứng lòng tin. Ông rất bực mình mỗi khi ông nghe người bạn ông thốt lên những lời ca tụng lòng thiện hảo của Thiên Chúa. Lên đường chừng vài phút đồng hồ, ông đã cảnh cáo người bạn có lòng tin như sau: "Rồi đây anh sẽ thấy anh tin Chúa đến độ nào".
Một người bộ hành là một tín hữu rất đạo đức. Trên miệng ông lúc nào cũng có câu nói: "Thiên Chúa là Ðấng tốt lành trong tất cả mọi sự". Người bạn đồng hành của ông thì lại là một người rất cứng lòng tin. Ông rất bực mình mỗi khi ông nghe người bạn ông thốt lên những lời ca tụng lòng thiện hảo của Thiên Chúa. Lên đường chừng vài phút đồng hồ, ông đã cảnh cáo người bạn có lòng tin như sau: "Rồi đây anh sẽ thấy anh tin Chúa đến độ nào".
Trước
khi mặt trời lặn, họ đến một ngôi làng nhỏ. Họ tìm một nơi để qua đêm. Họ gõ cửa
khắp nơi, nhưng không có ai đón tiếp họ. Cuối cùng họ đành phải ra khỏi làng và
tìm đến bìa rừng để qua đêm. Trong cảnh màn trời chiếu đất, người bạn cứng lòng
tin mới thốt lên: "Nào, Chúa của anh có tốt không?". Người bạn đồng
hành luôn tin tưởng ở Chúa quan phòng bình tĩnh đáp lại: "Ðây là chỗ tốt
nhất Chúa dành cho chúng ta ngủ qua đêm này". Ðêm đó, họ nằm ngủ dưới một
gốc cây lớn nằm sát bìa rừng. Họ cột chú lừa vào một gốc cây gần đó. Họ chưa kịp
đốt lên ngọn đuốc thì một tiếng mạnh từ xa vang lại. Thì ra, chỉ trong chớp
nhoáng, một chú sư tử đã đến cắn xé con lừa và mang đi. Vừa thương tiếc cho chú
lừa, vừa lo sợ cho thân phận của mình, hai người bộ hành chỉ còn biết leo lên
cây để tránh tai họa.
Vừa
tức giận, vừa mỉa mai, người bạn cứng lòng tin mới thốt lên: "Nào, Chúa của
anh còn tốt nữa không?". Người tín hữu ngoan đạo dõng dạc tuyên bố:
"Nếu con sư tử không bắt gặp con lừa trước, thì chắc chắn nó đã bổ nhào
trên chúng ta rồi. Chúa là Ðấng tốt lành".
Một
vài phút sau, con gà cồ bỗng kêu la thất thanh. Hai người bộ hành mới trèo cao
hơn. Họ nhận ra con gà cồ đang nằm trong nanh vuốt của một chú mèo rừng. Người
bạn cứng lòng tin chưa kịp thốt ra một lời cay đắng nào, thì người tín hữu
ngoan đạo đã chúc tụng như sau: "Tiếng kêu thất thanh của con gà cồ lại một
lần nữa giúp chúng ta thoát nguy hiểm. Cám ơn Chúa là Ðấng tốt lành".
Họa
vô đơn chí. Chỉ vài phút sau đó, một cơn gió mạnh ùa đến, ngọn đuốc bỗng tắt ngụm
đưa hai người vào trong cảnh tối tăm ghê rợn. Lần này con người cứng lòng tin lại
lên tiếng mỉa mai như sau: "Xem chừng như Chúa của anh làm việc phụ trội
trong đêm nay". Lần này, người tín hữu ngoan đạo chỉ biết giữ thing lặng.
Sáng
hôm sau, hai người mon men trở lại làng để mua thức ăn. Họ mới hay biết rằng
đêm hôm đó một băng cướp đã vào làng và họ đã vơ vét tất cả tài sản của dân làng.
Nhìn cảnh tượng hoang tàn của ngôi làng và nhìn lại sự toàn vẹn của mình, người
tín hữu ngoan đạo mới đắc thắng giải thích cho người bạn như sau: "Anh đã
chứng kiến từ đầu đến cuối. Giá như đêm hôm qua, chúng ta thuê được một chỗ trọ
trong làng, thì có lẽ chúng ta cũng không thoát khỏi tay của bọn cướp. Nếu cơn
gió lớn không làm tắt ngọn đuốc của chúng ta, thì hẳn bọn chúng đã nhìn thấy
chúng ta. Bạn thấy chưa, trong tất cả mọi sự, Thiên Chúa là Ðấng thiện hảo".
Tin
ở Thiên Chúa quan phòng không có nghĩa là bảo rằng tất cả mọi tai họa rủi ro xảy
đến trong cuộc sống đều do Chúa gửi đến, nhưng có nghĩa là, khi đứng trước một
bất hạnh mà mình không thể tránh khỏi, chúng ta phải tin rằng Thiên Chúa thiện
hảo và quyền năng đến độ có thể biến sự bất hạnh ấy thành khởi điểm của một hồng
ân cao cả hơn.
Trong
ánh sáng Phục Sinh của Ðức Kitô, chúng ta được mời gọi để nhìn vào biến cố
trong cuộc sống bằng cái nhìn lạc quan và tin tưởng ấy. Cái chết ô nhục của Ðức
Kitô trên thập giá quả là một bất hạnh và là một tội ác, nhưng Thiên Chúa quyền
năng và yêu thương đã biến thành khởi điểm của nguồn ơn cứu thoát.
Giữa
muôn nghìn thử thách và đớn đau của cuộc sống, chúng ta hãy tin tưởng rằng
Thiên Chúa đang dành cho chúng ta một ân huệ cao cả hơn ngoài sự chờ đợi của
chúng ta. Chúng ta hãy xưng tụng tình yêu quan phòng của Ngài.
(Lẽ
Sống)
Lời Chúa Mỗi Ngày
Thứ
Năm sau Lễ Tro
Bài
đọc:
Deut 30:15-20; Lk 9:22-25.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Thế nào gọi là sống?
Có
nhiều quan điểm sống khác nhau: Có những người vô thần cho rằng cuộc sống trên
dương gian là tất cả những gì họ có, nên phải sống làm sao để tận hưởng hết những
gì thế gian dâng tặng. Đối với những người này, những giá trị tôn giáo vô nghĩa
vì họ không tin có Thiên Chúa và cuộc sống đời sau. Phần đông tin có thưởng phạt
và cuộc sống đời sau, nên phải sống làm sao để đạt được cuộc sống mai sau.
Các
Bài Đọc hôm nay mời gọi các tín hữu xét lại quan niệm sống của mình. Trong Bài
Đọc I, Sách Đệ Nhị Luật phân biệt hai lối sống: lối sống yêu mến Thiên Chúa và
vâng lời tất cả những gì Thiên Chúa dạy, và lối sống thờ phượng các thần và bất
tuân những lệnh truyền của Thiên Chúa. Theo tác giả, chỉ có lối sống thứ nhất mới
đem lại hạnh phúc đích thực cho con người. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu cũng đưa
ra hai lối sống: ai muốn theo lối sống của Ngài, phải từ bỏ chính mình và vác
thập giá mình hằng ngày mà theo; ngược lại, ai không theo lối sống này, sẽ có
nguy hiểm mất tất cả những gì mình đang sở hữu.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/
Bài đọc I:
Hai con đường hay hai lối sống
Sách
Đệ Nhị Luật đề cao vai trò của Lề Luật, vì chính Thiên Chúa đã ban Lề Luật này.
Chỉ có Thiên Chúa biết những gì tốt đẹp cho con người, nên Lề Luật Ngài ban là
để giúp con người được hạnh phúc và tránh mọi nguy hiểm. Tác giả diễn tả đơn giản
hai lối sống mà con người có thể chọn để sống như sau: “Coi đây, hôm nay tôi
đưa ra cho anh em chọn: hoặc là được sống, được hạnh phúc, hoặc là phải chết, bị
tai hoạ.”
(1)
Yêu mến và vâng lời Thiên Chúa sẽ được sống hạnh phúc: “Hôm nay tôi truyền cho
anh em phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em, đi theo đường lối của Người,
và tuân giữ các mệnh lệnh, thánh chỉ, quyết định của Người, để anh em được sống,
được thêm đông đúc, và Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em, chúc phúc cho anh em
trong miền đất anh em sắp vào chiếm hữu.”
(2)
Không yêu mến và bất tuân Thiên Chúa sẽ phải chết vì tai họa: “Nhưng nếu anh em
trở lòng và không vâng nghe, lại bị lôi cuốn và sụp xuống lạy các thần khác và
phụng thờ chúng, thì hôm nay tôi báo cho anh em biết: chắc chắn anh em sẽ bị diệt
vong, sẽ không được sống lâu trên đất mà anh em sắp sang qua sông Jordan để vào
chiếm hữu.”
Lời
truyền trên đây, tuy đơn giản, nhưng không ai có thể làm được; vì mọi người đều
bất tuân lệnh Thiên Chúa, và vi phạm các Lề Luật của Người. Hậu quả là tất cả đều
phải chết; nếu Thiên Chúa không có kế họach khác cho con người. Nhưng Thiên
Chúa đã có kế họach cứu độ cho con người, Ngài cho Người Con Một của Ngài xuống
trần để gánh tội cho con người; nhờ Đức Kitô, con người được sống.
2/
Phúc Âm:
Ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất.
2.1/
Con đường Cứu Độ của Đấng Thiên Sai: Chúa Giêsu nói với các môn đệ: "Con Người phải
chịu đau khổ nhiều, bị các kỳ mục, thượng tế cùng kinh sư loại bỏ, bị giết chết,
và ngày thứ ba sẽ trỗi dậy." Chỉ trong một câu ngắn ngủi, Chúa Giêsu mặc
khải cho các môn đệ những điều sau đây: (1) Có hai cuộc sống: đời này và đời
sau. (2) Ngài sẽ phải chịu đau khổ nhiều, bị lọai bỏ và bị giết chết; nhưng
ngày thứ ba Ngài sẽ trỗi dạy vinh quang. (3) Quyền lực thế gian chỉ có thể giết
được thân xác, nhưng không động đến được linh hồn. (4) Ngài tự nguyện chịu đau
khổ để cứu chuộc con người; Ngài có thể chọn con đường khác.
2.2/
Ba điều kiện để trở nên môn đệ Chúa: Theo Tin Mừng Nhất Lãm, động từ “theo” có nghĩa “trở
nên môn đệ.” Theo Chúa Giêsu là muốn trở nên môn đệ của Ngài. Điều này có nghĩa
không những người môn đệ chấp nhận lý tưởng mà còn chấp nhận cách thức để đạt
lý tưởng của Thầy mình. Lý tưởng của Chúa Giêsu là làm sao cho tất cả mọi người
đạt được ơn Cứu Độ mà Ngài sắm sẵn cho họ qua Cuộc Thương Khó, Tử Nạn, và Phục
Sinh vinh hiển của Ngài. Để đạt tới lý tưởng này, Chúa Giêsu đòi 3 điều kiện
như sau:
(1)
Phải muốn theo: Con người được Thiên Chúa ban cho tự do để lựa chọn; không ai
có thể bắt họ làm điều họ không muốn. Tuy Thiên Chúa có thể bắt, nhưng nếu làm
như thế, Ngài sẽ mâu thuẫn với chính Ngài. Chúa Giêsu chỉ có thể trình bày cho
con người biết hết những tốt đẹp của cuộc sống mai sau, và những điều tai hại nếu
con người không đạt mục đích này; sau đó, Ngài để cho con người tự do lựa chọn.
(2)
Phải từ bỏ chính mình: Chúa Giêsu hiểu con người còn hơn con người hiểu chính
mình. Ngài biết con người có khuynh hướng thích những gì dễ dãi, ham danh vọng,
thích uy quyền và hưởng thụ; nhưng tất cả những khuynh hướng này chỉ làm cho
con người xa lý tưởng mà Thiên Chúa đã dự định cho con người. Vì thế, Chúa
Giêsu đòi con người phải từ bỏ chính mình, tức là từ bỏ ý riêng mình để sống
theo thánh ý của Thiên Chúa.
(3)
Phải vác thập giá mình hằng ngày mà theo: Chúa Giêsu cũng biết con người không
thích đau khổ, nhục mạ, tù đày, đánh đòn, chết chóc; nhưng Ngài muốn con người
vác tất cả các đau khổ này hằng ngày mà theo Ngài, vì nó sẽ sinh lợi ích cho
con người, và giúp con người đạt tới lý tưởng mà con người theo đuổi. Chính
Ngài cũng qua con đường đau khổ đó để đem lại ơn Cứu Độ cho con người.
2.3/
Nghịch lý của cuộc sống: “Quả
vậy, ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì
tôi, thì sẽ cứu được mạng sống ấy.” Để hiểu câu này, chúng ta phải chấp nhận có
hai cuộc sống: đời này và đời sau. Người theo Chúa có thể sẽ mất cuộc sống đời
này, nhưng sẽ được cuộc sống đời sau. Còn những người muốn cứu mạng sống mình đời
này, những người không muốn theo Chúa sẽ mất cuộc sống đời sau.
Vấn
đề đặt ra là cuộc sống nào đáng quí trọng hơn? Theo Chúa Giêsu, cuộc sống đời
sau quí trọng hơn vì sẽ được sống với Thiên Chúa và hưởng hạnh phúc muôn đời.
Vì thế, Chúa Giêsu đặt câu hỏi cho mọi người suy nghĩ: “Vì người nào được cả thế
giới mà phải đánh mất chính mình hay là thiệt thân, thì nào có lợi gì?”
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
-
Chúng ta cần phân biệt rõ ràng hai lối sống: theo Thiên Chúa và theo thế gian.
Khi chúng ta chọn sống theo lối sống nào, chúng ta phải chấp nhận hậu quả của lối
sống đó.
-
Kinh nghiệm dạy chúng ta đường rộng rãi thênh thang chẳng làm lợi ích cho con
người, mà chỉ dẫn tới diệt vong. Trái lại, đường chật hẹp gian khổ tuy khó đi,
nhưng luôn đem lợi ích cho con người.
-
Mùa Chay cho chúng ta có cơ hội nhìn lại cuộc đời để xem chúng ta đang sống
theo lối sống nào. Rất có thể chúng ta đang sống theo lối thế gian dầu trí óc
chúng ta đang muốn theo lý tưởng của Chúa Giêsu.
Linh mục Anthony Đinh Minh Tiên, OP
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét