23/02/2015
Thứ Hai sau Chúa Nhật
I Mùa Chay
Bài Ðọc I: Lv 19, 1-2.
11-18
"Hãy xét đoán
công minh đối với kẻ khác".
Trích sách Lêvi.
Chúa phán cùng Môsê
rằng: "Ngươi hãy nói cho toàn thể cộng đồng con cái Israel: Các ngươi hãy
nên thánh, vì Ta là Ðấng Thánh, là Thiên Chúa các ngươi. Các ngươi đừng trộm
cắp, đừng nói dối, đừng phỉnh gạt kẻ khác, đừng lấy danh Ta mà thề dối, và đừng
xúc phạm danh Thiên Chúa các ngươi. Ta là Chúa.
Các ngươi đừng nhục
mạ kẻ khác và đừng hà hiếp họ. Ðừng giam tiền công lại cho đến ngày mai. Ðừng
nguyền rủa người điếc, đừng đặt trước kẻ mù vật gì có thể làm cho nó vấp ngã;
nhưng các ngươi hãy kính sợ Chúa là Thiên Chúa các ngươi, vì Ta là Chúa.
Ðừng làm điều bất
công, cũng đừng xét đoán bất công. Ðừng thiên tư kẻ nghèo, cũng đừng nể mặt
người quyền thế. Hãy cứ công minh mà xét đoán kẻ khác. Ðừng lăng mạ, cũng đừng
gièm pha kẻ khác. Ðừng mưu sát ai. Ta là Chúa.
Ðừng giữ lòng thù
ghét anh em, nhưng hãy răn bảo họ công khai, để khỏi mang tội vì họ. Ðừng tìm
báo oán, đừng nhớ lại lời mắng nhiếc của kẻ đồng hương. Hãy yêu thương bạn hữu
như chính mình. Ta là Chúa".
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 18, 8. 9.
10. 15
Ðáp: Lạy Chúa, lời
Chúa là thần trí và là sự sống (Ga 6, 64b).
Xướng: 1) Luật pháp
Chúa toàn thiện, bồi bổ tâm linh; chỉ thị Chúa cố định, phá ngu kẻ dốt. - Ðáp.
2) Giới răn Chúa
chính trực, làm hoan lạc tâm can; mệnh lệnh Chúa trong ngời, sáng soi con mắt.
- Ðáp.
3) Lòng tôn sợ Chúa
thuần khiết, còn mãi muôn đời; phán quyết của Chúa chân thật, công minh hết
thảy. - Ðáp.
4) Xin Chúa nhậm
những lời miệng con công bố, và sự lòng con suy gẫm trước thiên nhan, lạy Chúa
là Ðá tảng, là Ðấng Cứu Chuộc con. - Ðáp.
Câu Xướng Trước Phúc
Âm: Tv 50, 12a và 14a
Ôi lạy Chúa, xin
tạo cho con quả tim trong sạch. Xin ban lại cho con niềm vui ơn cứu độ.
Phúc Âm: Mt 25, 31-46
"Những gì các
ngươi làm cho một trong các anh em bé mọn nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm
cho chính Ta".
Tin Mừng Chúa Giêsu
Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, Chúa Giêsu
phán cùng các môn đệ rằng: "Khi Con Người đến trong vinh quang, có hết
thảy mọi thiên thần hầu cận, Người sẽ ngự trên ngai uy linh của Người. Muôn dân
sẽ được tập họp lại trước mặt Người, và Người sẽ phân chia họ ra, như mục tử
tách chiên ra khỏi dê. Chiên thì Người cho đứng bên phải, còn dê ở bên trái. Bấy
giờ Vua sẽ phán với những người bên hữu rằng: "Hãy đến, hỡi những kẻ Cha
Ta chúc phúc, hãy lãnh lấy phần gia nghiệp là Nước Trời đã chuẩn bị cho các
ngươi từ khi tạo dựng vũ trụ. Vì xưa Ta đói, các ngươi đã cho ăn; Ta khát, các
ngươi đã cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước; Ta mình trần, các
ngươi đã cho mặc; Ta đau yếu, các ngươi đã viếng thăm; Ta bị tù đày, các ngươi
đã đến với Ta". Khi ấy người lành đáp lại rằng: "Lạy Chúa, có bao giờ
chúng con thấy Chúa đói mà cho ăn, khát mà cho uống; có bao giờ chúng con thấy
Chúa là lữ khách mà tiếp rước, mình trần mà cho mặc; có khi nào chúng con thấy
Chúa yếu đau hay bị tù đày mà chúng con đến viếng Chúa đâu?" Vua đáp lại:
"Quả thật, Ta bảo các ngươi: Những gì các ngươi đã làm cho một trong các
anh em bé mọn nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta".
"Rồi Người
cũng sẽ nói với những kẻ bên trái rằng: "Hỡi phường bị chúc dữ, hãy lui
khỏi mặt Ta mà vào lửa muôn đời đã đốt sẵn cho ma quỷ và kẻ theo chúng. Vì xưa
Ta đói, các ngươi không cho ăn; Ta khát, các ngươi không cho uống; Ta là khách
lạ, các ngươi chẳng tiếp rước; Ta mình trần, các ngươi không cho đồ mặc; Ta đau
yếu và ở tù, các ngươi đâu có viếng thăm Ta!" Bấy giờ họ cũng đáp lại
rằng: "Lạy Chúa, có bao giờ chúng con đã thấy Chúa đói khát, khách lạ hay
mình trần, yếu đau hay ở tù, mà chúng con chẳng giúp đỡ Chúa đâu?" Khi ấy
Người đáp lại: "Quả thật, Ta bảo cho các ngươi biết, những gì các ngươi đã
không làm cho một trong các anh em bé mọn nhất của Ta đây, là các ngươi đã
không làm cho chính Ta". Những kẻ ấy sẽ phải tống vào chốn cực hình muôn
thuở, còn các người lành thì được vào cõi sống ngàn thu".
Ðó là lời Chúa.
Suy
Niệm: Làm Cho Kẻ bé Mọn Là Làm Cho Cha
Chắc
nhiều người trong chúng ta đã nghe nói về thánh Martin de Porres, Ngài xuất thân
từ gia đình gia đen, thuộc giai cấp nô lệ trong xã hội bên Tây Ban Nha, xứ
Panama vào cuối thế kỷ XVI. Thánh nhân đã được Ðức Gioan XXIII phong thánh năm
1962 và được đặt danh hiệu là: "Vị thánh tiền phong của công cuộc bác ái
xã hội". Thánh nhân đã có lòng yêu thương người từ nhỏ. Lợi dụng những lần
mẹ sai đi chợ mua đồ lặt vặt, Martin đã tằn tiện bớt tiền để còn dư đem biếu
cho những người mà cậu nghĩ là cùng khổ hơn. Khi biết thế, mẹ cậu tỏ vẽ khó chịu
và nhiều lần trách mắng, nhưng dần dần bà tỉnh ngộ đổi ác cảm thành thiện cảm.
Năm
lên 22 tuổi, Martin xin vào làm việc như một gia nhân ở Dòng Ða Minh, nhưng Bề
Trên nhà dòng thấy chàng có nhiều nhân đức, nên sau một thời gian đã chọn chàng
làm trợ sĩ. Thầy Martin hết sức sống bác ái giữa cộng đoàn. Khi làm xong bổn phận
đối với cộng đoàn, thầy thường hay sang thăm bệnh nhân, nhưng có khi lại đi
lang thang ngoài đường để giúp những người nghèo khổ cô đơn.
Một
hôm đang lúc đi đường, thầy gặp một người quần áo rách tả tơi, mình đầy ung nhọt
hôi hám và mắc phải chứng bệnh đau nhức cùng cực. Thầy bèn cõng người ấy về
phòng riêng của mình trong tu viện, đặt nằm thoải mái trên giường, ra sức tắm rửa,
thay quần áo, cho ăn uống... Thầy chăm sóc bệnh nhân một cách tận tụy như chăm
sóc Chúa Giêsu.
Thấy
vậy, một tu sĩ tỏ dấu bất mãn và lên tiếng trách thầy: "Sao lại đưa đứa ăn
mày ghê tởm về phòng và lo lắng quá sức đàng hoàng như vậy?" Thầy Martin
ôn tồn đáp: "Thưa Thầy, tôi nghĩ việc thường người hoạn nạn còn quí gấp vạn
lần sự sách sẽ. Thầy nghĩ xem, giường chiếu tôi có dơ bẩn thì chỉ mất chút xà
bông là giặt sạch. Nhưng cả một suối nước mắt của nhân loại cũng không đủ để rửa
sạch mọi vết thương do xã hội bất công và ích kỷ gây ra".
Mẫu
gương bác ái và những lời nói của thầy Martin đáng cho chúng ta suy nghĩ. Ðức cố
Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Tuận, tác giả tập sách "Ðường Hy Vọng"
đã giải bày nỗi suy tư của mình về đức bác ái như sau: "Ngày tận thế, Chúa
không xét con về những thành công vĩ đại, những vẻ vang danh dự ở đời, Chúa
Giêsu không dạy con người bằng tình cảm, mà Chúa dạy con yêu kẻ nghịch con. Yêu
là thành thực muốn sự lành cho họ và làm tất cả để họ được diễm phúc. Ðiều đó
đòi buộc con phải hoàn toàn quên mình. Nếu các công việc các con thực hiện cho
mình mà không phải vì Chúa, thì chỉ là những việc làm vô ích, chẳng công ích
gì".
Hãy
yêu thương nhau không bằng lời nói, mà bằng việc làm. Hãy yêu thương nhau bằng
tay mặt mà tay trái không biết. Hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương
chúng con. Có loại bác ái ồn ào, đó là bác ái kể công. Bác ái kể công là bác ái
tìm cái vinh quang mau qua. Có loại bác ái yêu người, vì họ là hình ảnh của
Chúa Kitô. Ðó là bác ái cao thượng và siêu nhiên. Có loại bác ái theo ý riêng,
đó là bác ái độc tài, bác ái của nhãn hiệu, bác ái của giả hiệu.
Anh
chị em thân mến!
Yêu
mến anh chị em là dấu hiệu và là bằng chứng chúng ta sống tình yêu Chúa. Ai
không yêu mến anh chị em mình, khi chúng ta nhìn thấy được, thì làm sao có thể
yêu mến Chúa, Ðấng mà chúng ta không nhìn thấy. Thánh Gioan đã hỏi người con
tinh thần của mình như thế.
Lời
dạy của Chúa Giêsu được trình bày trong bài Tin Mừng hôm nay sẽ giúp cho những
ai chú ý lắng nghe và đem ra thực hành, thì chắc chắn sẽ được tăng thêm lòng mến
mỗi ngày một hơn.
Thật
thế, ngày tận thế Chúa phán xét về đức bác ái, chứ không phải về các thành công
vĩ đại mà chúng ta làm được trước mặt người đời. Chúng ta đừng chờ đợi cho đến
ngày tận thế, cho đến lúc cuối đời rồi nước rút mới chạy đến với Chúa. Chúng ta
cũng đừng nói: "Tôi không làm việc bác ái được, vì tôi không có tiền".
Chỉ có tiền mới sống bác ái hay sao? Còn có bác ái của nụ cười, bác ái của sự
thông cảm, bác ái của viếng thăm, bác ái của cầu nguyện. Chúng ta cũng đừng để
đến gần chết mới làm hòa với nhau, mới phân phối của cải. Ðây chính là bác ái
chẳng đặng đừng, bác ái bất đắc dĩ, và chúng ta sẽ hối tiếc vì yêu thương quá
muộn.
Lạy
Chúa, xin cho chúng con sống yêu Chúa và anh chị em một cách thiết thực hơn, cụ
thể trong cuộc sống hằng ngày. Xin thương giúp con nhìn thấy dung mạo của Chúa
nơi anh chị em, và yêu thương phục vụ họ hết lòng, phục vụ vì Chúa. Amen.
(Veritas Asia)
Lời Chúa Mỗi Ngày
Thứ Hai Tuần I MC
Bài đọc: Lev 19:1-2, 11-18; Mt 25:31-46.
GIỚI THIỆU CHỦ
ĐỀ: Yêu người là tiêu chuẩn Thiên Chúa dùng để phán xét con người.
Con người hồi hộp
và lo sợ khi phải ra trước tòa án, vì không biết chánh án dựa vào đâu để xét
xử. Người Công Giáo sẽ không ngạc nhiên khi ra trước Tòa Phán Xét vì họ đã biết
rõ tiêu chuẩn Thiên Chúa dùng để phán xét con người: Những gì làm cho tha nhân
là làm cho Thiên Chúa. Thánh Martin de Tours có kinh nghiệm này rõ ràng ngay
khi còn đang sống. Khi thánh nhân gặp một người hành khất ăn xin dưới trời đông
tuyết giá, thánh nhân cố gắng lục lọi trong người xem có cái gì để cho. Sau khi
tìm mãi không được, thánh nhân quyết định lấy thanh gươm, xé chiếc áo chòang
đang mặc làm hai, khóac cho người hành khất một nửa, còn một nửa giữ cho mình.
Đêm đó, trong một thị kiến, thánh nhân thấy Đức Kitô khóac nửa chiếc áo chòang
và cười với ngài.
Các Bài Đọc hôm nay
đặt trọng tâm trong 2 giới răn: mến Chúa và yêu người. Trong Bài Đọc I, tác giả
Sách Levi kêu gọi mọi người phải nên thánh như Thiên Chúa là Đấng Thánh. Để nên
thánh, con người phải thực thi hai giới răn mến Chúa yêu người. Trong Phúc Âm,
Thánh Matthew tuyên bố rõ ràng tiêu chuẩn Thiên Chúa dùng để phán xét con người
là yêu thương tha nhân bằng hành động: điều gì con người làm cho tha nhân là
làm cho Chúa; điều gì con người từ chối không làm cho tha nhân là không làm cho
chính Chúa.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Mến Chúa và yêu người
là con đường nên thánh.
1.1/ Ơn gọi nên thánh
là của tất cả mọi người: Đức Chúa phán với ông Moses rằng: "Hãy nói với toàn
thể cộng đồng con cái Israel và bảo chúng: Các ngươi phải thánh thiện, vì Ta,
Đức Chúa, Thiên Chúa của các ngươi, Ta là Đấng Thánh.” Thánh thiện là một trong
những đặc tính của Thiên Chúa, tội lỗi và khiếm khuyết không hiện diện nơi
Ngài. Khi dựng nên con người, Ngài muốn con người cũng thánh thiện giống như
Ngài; nhưng tội lỗi lấy đi sự thánh thiện của con người. Trong Cựu Ước, con
người cố gắng trở nên thánh thiện bằng việc giữ cẩn thận các Lề Luật. Trong
Sách Levi và Đệ Nhị Luật, có những Luật Thánh để giúp con người trở nên thánh
thiện. Ngòai Thiên Chúa là Đấng Thánh, những người được xếp lọai thánh thiện
trong Cựu Ước: các tư tế, Nazarites, các tiên tri, các con đầu lòng, Levites …
1.2/ Làm sao để nên
thánh? Như đã nói trên, giữ cẩn thận Lề Luật, nhất là hai Lề Luật: mến
Chúa yêu người, sẽ giúp con người trở nên thánh thiện. Ngược lại, không giữ cẩn
thận các Lề Luật, làm con người ra tội lỗi.
(1) Những điều
không được làm: Tất cả các điều liệt kê hôm nay chỉ là làm cho rõ các điều
răn trong Thập Giới được Thiên Chúa ban qua Moses:
- Điều răn thứ hai:
Các ngươi không được lấy danh Ta mà thề gian: làm thế là các ngươi xúc phạm đến
danh Thiên Chúa của các ngươi.
- Điều răn thứ bảy:
Chớ lấy của người. Các ngươi không được trộm cắp, không được bóc lột người đồng
loại, không được cướp của; tiền công người làm thuê, ngươi không được giữ lại
qua đêm cho đến sáng.
- Điều răn thứ tám:
không được nói dối, không được lừa gạt đồng bào mình. Các ngươi không được làm
điều bất công khi xét xử: không được thiên vị người yếu thế, cũng không được nể
mặt người quyền quý, nhưng hãy xét xử công minh cho người đồng bào. Ngươi không
được vu khống những người trong dòng họ, không được ra toà đòi người đồng loại
phải chết.
(2) Những điều phải
làm: Để đơn giản hóa và dễ thi hành, Thập Giới được tóm trong hai:
- Điều răn thứ
nhất: Phải kính sợ Thiên Chúa của ngươi.
- Điều răn thứ hai:
Phải yêu đồng loại như chính mình. Ngươi không được rủa người điếc, đặt chướng
ngại cho người mù vấp chân. Ngươi không được để lòng ghét người anh em, nhưng
phải mạnh dạn quở trách người đồng bào, như thế, ngươi sẽ khỏi mang tội vì nó.
Ngươi không được trả thù, không được oán hận những người thuộc về dân ngươi.
2/ Phúc Âm: Yêu người là tiêu
chuẩn Thiên Chúa dùng để phán xét.
Đa số nhân lọai đều
tin vào định luật nhân quả: Nếu chúng ta làm ích lợi cho tha nhân, chúng ta sẽ
được thưởng ở cả đời này và đời sau; nếu chúng ta gây thiệt hại cho tha nhân,
chúng ta sẽ phải lãnh nhận hình phạt ở cả đời này và đời sau. Người Công Giáo
chúng ta cũng tin như thế, và chương 25 của Matthew củng cố niềm tin này. Hơn
nữa, Chúa Giêsu còn nhấn mạnh: điều gì chúng ta làm cho tha nhân là chúng ta
làm cho Ngài; và điều gì chúng ta không làm cho tha nhân là chúng ta không làm
cho Ngài. Đây chính là tiêu chuẩn Thiên Chúa sẽ dùng để phán xét con người
trong Ngày Chung Thẩm.
2.1/ Những gì ta làm
cho anh chị em là làm cho chính Chúa:
- Chúa phán xét:
"Nào những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy đến thừa hưởng Vương Quốc dọn sẵn cho
các ngươi ngay từ thuở tạo thiên lập địa. Vì xưa Ta đói, các ngươi đã cho ăn;
Ta khát, các ngươi đã cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước; Ta trần
truồng, các ngươi đã cho mặc; Ta đau yếu, các ngươi đã thăm viếng; Ta ngồi tù,
các ngươi đến hỏi han."
- Người công chính
thắc mắc: "Lạy Chúa, có bao giờ chúng con đã thấy Chúa đói mà cho ăn, khát
mà cho uống; có bao giờ đã thấy Chúa là khách lạ mà tiếp rước; hoặc trần truồng
mà cho mặc? Có bao giờ chúng con đã thấy Chúa đau yếu hoặc ngồi tù, mà đến hỏi
han đâu?"
- Chúa cắt nghĩa:
"Ta bảo thật các ngươi: mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những
anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy."
2.2/ Những gì ta từ
chối không giúp anh chị em là không giúp chính Chúa:
- Chúa phán xét:
"Quân bị nguyền rủa kia, đi đi cho khuất mắt Ta mà vào lửa đời đời, nơi
dành sẵn cho tên Ác Quỷ và các sứ thần của nó. Vì xưa Ta đói, các ngươi đã
không cho ăn; Ta khát, các ngươi đã không cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi
đã không tiếp rước; Ta trần truồng, các ngươi đã không cho mặc; Ta đau yếu và
ngồi tù, các ngươi đã chẳng thăm viếng."
- Kẻ ác nhân thưa
lại: "Lạy Chúa, có bao giờ chúng con đã thấy Chúa đói, khát, hoặc là khách
lạ, hoặc trần truồng, đau yếu hay ngồi tù, mà không phục vụ Chúa đâu?"
- Chúa cắt nghĩa:
"Ta bảo thật các ngươi: mỗi lần các ngươi không làm như thế cho một trong
những người bé nhỏ nhất đây, là các ngươi đã không làm cho chính Ta vậy."
Thế là họ ra đi để
chịu cực hình muôn kiếp, còn những người công chính ra đi để hưởng sự sống muôn
đời."
ÁP DỤNG TRONG CUỘC
SỐNG:
- Mến Chúa và yêu
người qua hành động là con đường đơn giản để nên thánh.
- Nếu chúng ta yêu
tha nhân như chính mình và biểu tỏ tình yêu này trong mọi hành động, chúng ta
sẽ không lo ngại khi ra trước Tòa Phán Xét.
- Lối sống ích kỷ
của con người hiện đại là con đường chắc chắn đưa tới sự hủy diệt cả đời này và
đời sau.
Linh mục Anthony
Đinh Minh Tiên, OP
HẠT GIỐNG NẨY
MẦM
Lv
19,1-2.11-18 - Mt 25,31-46
A.
Hạt giống...
Bài
đọc I trích sách Lêvi dạy cách đối xử với tha nhân, gồm trong hai điều chính :
a/ Công bình : đừng trộm cắp, đừng nói dối, đừng phỉnh gạt, đừng nhục mạ, đừng
hà hiếp, đừng giam tiền công phải trả cho thợ, đừng nguyền rủa, đừng gièm
pha... b/ Bác ái : “Hãy yêu thương bạn hữu như chính mình”. Nhìn chung, ta thấy
lời dạy của Cựu Ước có tính tiêu cực (“đừng, đừng và đừng”), và chưa được rộng
(“Hãy yêu thương bạn hữu như chính mình”)
Lời
dạy của Chúa Giêsu tích cực hơn (cho kẻ đói ăn, cho kẻ khát uống, cho kẻ rách
rưới áo mặc, thăm viếng kẻ đau yếu và ngồi tù), và cũng rộng rãi hơn (hãy đối xử
bác ái với bất cứ ai bé mọn). Chúa con bảo Ngài sẽ coi những việc bác ái ta làm
cho những kẻ bé mọn như làm cho chính Chúa.
B....
nẩy mầm.
1.
Coi tha nhân là chính Chúa. Điều này tương đối dễ nếu ta gặp một người tốt và dễ
thương. Còn khi ta gặp một người khó chịu và xấu tính, ta hãy nhớ : a/ người đó
cũng là tác phẩm do Chúa tạo nên ; b/ người đó cũng là giá máu Chúa đã đổ ra để
cứu chuộc ; c/ người đó cũng là đối tượng Chúa mời hưởng hạnh phúc muôn đời. Bởi
thế nếu không thề yêu thương người đó vì chính người đó thì ít ra hãy phấn đấu
yêu thương họ như chính Chúa yêu thương họ.
2.
Bà Chiara Lubich, người sáng lập phong trào Focolare chủ trương sống tinh thần
Tin Mừng, chia xẻ một kinh nghiệm sống như sau : coi những kẻ đang đau khổ là
hình ảnh Chúa Giêsu đang bị bỏ rơi trên Thập giá. Cũng như Chúa Giêsu bị bỏ rơi
rất cần người ủi an giúp đỡ, ta cũng hãy giúp đỡ ủi an những kẻ đau khổ ấy.
3.
Từ khi chọn con đường nhập thể, Chúa đã muốn chúng ta tìm Ngài trong tha nhân,
yêu Ngài qua tha nhân và giúp đỡ Ngài cũng qua tha nhân.
4.
Một đêm trăng nọ, nhìn qua cửa sổ, một tu sĩ già bỗng nhìn thấy một thiên thần
đang ngồi viết trên một cuốn sách vàng. Lòng tràn ngập hân hoan, vị tu sĩ rón
rén đến gần và lên tiếng hỏi :
-
Ngài đang viết gì trong quyển sách này thế ?
-
Ta đang ghi danh những ai yêu mến Thiên Chúa.
Vừa
lo lắng vừa hồi hộp, vị tu sĩ mới hỏi xem tên mình có trong sách không. Thiên
thần giở từng trang, chăm chú đọc từng hàng nhưng không thấy tên ông. Thế nhưng
điều đó không làm vị tu sĩ thất vọng. Ông nói với thiên thần
-
Xin Ngài vui lòng ghi tên tôi như một thầy dòng lúc nào cũng yêu mến tha nhân.
Thiên
thần chiều ý ông. Thế là tên ông được ghi vào sổ vàng.
Sau
khi vị tu sĩ già qua đời, xem lại nhật ký của ông, người ta thấy dòng chữ đầu
tiên trong nhật ký chính là câu trích dẫn thư 1 Ga 4,20 “Nếu ai nói mình yêu mến
Chúa mà lại ghét anh em mình thì đó là kẻ nói dối, vì kẻ không yêu mến người
anh em nó thấy đó tất không thể yêu mến Thiên Chúa mà nó không thấy”. Tiếp theo
lời trích dẫn vị tu sĩ ghi chú : “Tôi đi tìm kiếm linh hồn tôi, nhưng tôi không
thấy ; tôi đi tìm Thiên Chúa, nhưng Thiên Chúa vượt thoát khỏi tôi ; tôi đi tìm
người anh em, tôi đã gặp được Thiên Chúa và linh hồn tôi” (Trích "Mỗi ngày
một tin vui").
L.Carolo HỒ BẶC XÁI – Gp. Cần Thơ
23/02/15 THỨ HAI TUẦN 1
MC
Th. Pô-li-cáp, giám mục, tử đạo
Mt 25,31-46
Th. Pô-li-cáp, giám mục, tử đạo
Mt 25,31-46
Suy niệm: Khi
phục vụ những người nghèo trong khu ổ chuột ở Ấn Độ, mẹ Têrêsa Calcutta trả lời
các nhà phỏng vấn: “Tôi thấy Chúa qua những con người bé nhỏ này”. Vì thế, mẹ
Têrêsa đã phục vụ họ một cách trân trọng, như một con người, mang trong mình
hình ảnh Đức Ki-tô. Mẹ đã sống Lời Chúa một cách triệt để. Bởi vì Chúa Ki-tô
hiện thân nơi người nghèo, như Tin Mừng hôm nay nhắc nhở chúng ta. Việc bác ái
mang chất Ki-tô này giúp ta làm việc lành mà không cầu danh lợi, không huênh
hoang tự đắc, không tìm lời khen, không coi thường người nghèo nhưng luôn tôn
trọng họ... Chất Ki-tô khiến chúng ta làm tất cả để tôn vinh danh Chúa, để tình
người được lớn lên trong tình Chúa.
Mời Bạn: Mùa
Chay kêu gọi chúng ta không phải chỉ ăn kiêng vài món bị cấm. Nhưng sống chay
tịnh là bớt những thói hư tật xấu để tập tính tốt,
bớt chi tiêu ăn uống để chia sẻ cho người nghèo hơn mình, bớt thời gian cho
mình để quan tâm đến người khác, bớt hận thù để gia tăng yêu mến, bớt
nghi ngờ để thêm tin tưởng... Đó là chay tịnh đích thực.
Chia sẻ: Cho
đi cách tốt đẹp nhất là cho đi với nụ cười. Tại sao?
Sống Lời Chúa: Làm
bất cứ điều gì, hãy tự nhủ: “Con đang làm cho Chúa đó”. Như thế mọi việc
sẽ nên tốt đẹp.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin cho con thấy Chúa trong anh em, để khi phục vụ những
người anh em bé mọn, con đang phục vụ chính Chúa; và để tình Chúa thắt chặt
tình người nơi chúng con.
Làm cho chính Ta
Chúng ta sẽ bị xét xử vào
ngày tận thế dựa trên tình yêu... Hãy kính trọng trao cho Ngài những gì mình đã
chắt chiu.
Suy niệm:
Thi hào Tagore trong tập thơ
Gitanjali, bài số 50,
có kể chuyện một người ăn
xin, tình cờ gặp nhà vua đi trên cỗ xe.
Anh đầy tràn hy vọng khi cỗ
xe dừng lại gần anh, và nhà vua bước xuống.
Anh cứ nghĩ nhà vua sẽ cho
anh thật nhiều, nhưng ngài lại chìa tay xin anh.
Người hành khất biết lấy gì
mà cho, anh chỉ dâng ngài một hạt lúa nhỏ xíu.
Đến lúc chiều về, khi đổ
những thứ trong bị ra, anh thấy một hạt vàng rất nhỏ.
Anh khóc vì tiếc mình đã
không cho ngài tất cả những gì mình có.
Có khi nào nhà vua giàu có
ngửa tay xin một người ăn mày không?
Hơn nữa, có khi nào Đức Kitô
ẩn mình dưới dạng một người ăn xin không?
Trên chuyến xe lửa đi về
vùng Darjeeling ở chân núi Hy-mã-lạp-sơn, năm 1946,
Chị Têrêsa Calcutta đã nhận
được một ơn gọi thứ hai, dù chị đang tu ở dòng Loreto.
“Chính trong chuyến xe lửa
đó, tôi đã nghe tiếng gọi bỏ tất cả
và theo Ngài vào khu ổ chuột
– phục vụ Ngài nơi những người nghèo nhất”.
Chị đã viết như thế, và chị
còn giải thích thêm:
“Thiên Chúa gọi tôi để làm
giảm cơn khát của Đức Giêsu
bằng cách phục vụ
Ngài nơi người nghèo nhất trong số các người nghèo.”
Chị Têrêsa được ơn gặp Đức
Giêsu Kitô đang đói khát, đang ở khu ổ chuột.
Chị đã cho Ngài tất cả và
chị không bao giờ phải ân hận về chuyện đó.
Bài Tin Mừng hôm nay hẳn đã
chi phối đời của chân phước Têrêsa Calcutta.
Bài này cũng hợp với Mùa
Chay, mùa chia sẻ, mùa làm việc bác ái.
Hơn nữa bài này vén mở cho
ta thấy một lối hiện diện khác của Đức Giêsu.
Ngài không chỉ hiện diện nơi
tấm bánh thánh, nơi tâm hồn ta, nơi Giáo hội,
mà Ngài còn ở nơi những
người đói, khát, khách lạ, trần truồng, đau yếu, ngồi tù.
Khuôn mặt của Ngài xem ra
chẳng có gì cao quý, uy nghi, sáng láng,
nhưng đầy nét đau khổ, nhục
nhằn, phiền muộn.
Đức Giêsu ở đây không phải
là người ban phát đầy quyền năng,
mà là người ăn xin yếu đuối
ngửa tay cần ta giúp đỡ.
“Mỗi lần các ngươi làm cho
một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây,
là các ngươi đã làm cho
chính Ta vậy” (c.
40).
Ngài gọi những người khốn
cùng trong xã hội là anh em nhỏ nhất của Ngài.
Làm cho họ là làm cho chính
Ngài, chối từ họ là chối từ chính Ngài.
Chúng ta sẽ bị xét xử vào
ngày tận thế dựa trên tình yêu.
Hôm nay ta có thể gặp Đức
Giêsu ở nhà thương, nhà tù, nơi trại tị nạn,
nơi gần một tỷ người bị đói
trên thế giới, nơi bao người thiếu nước sạch để dùng.
Hãy kính trọng trao cho Ngài
những gì mình đã chắt chiu.
Cầu nguyện:
Lạy Cha, xin cho con ý thức rằng
tấm bánh để dành của con
thuộc về người đói,
chiếc áo nằm trong tủ thuộc
về người trần trụi,
tiền bạc con cất giấu thuộc
về người thiếu thốn.
Lạy Cha, có bao điều con giữ mà chẳng dùng,
có bao điều con lãng phí
bên cạnh những Ladarô túng quẫn,
có bao điều con hưởng lợi
dựa trên nỗi đau của người khác,
có bao điều con định mua sắm dù chẳng có nhu cầu.
Con hiểu rằng nguồn gốc sự bất công
chẳng ở đâu xa.
Nó nằm ngay nơi sự khép kín của lòng con.
Con phải chịu trách nhiệm
về cảnh nghèo trong xã hội.
Lạy Cha chí nhân,
vũ trụ, trái đất và tất cả tài nguyên của nó
là quà tặng Cha cho mọi người có quyền hưởng.
Cha để cho có sự chênh lệch, thiếu hụt,
vì Cha muốn chúng con san sẻ cho nhau.
Thế giới còn nhiều người đói nghèo
là vì chúng con giữ quá điều cần giữ.
Xin dạy chúng con biết cách đầu tư làm giàu,
nhờ sống chia sẻ yêu thương. Amen.
Lm Antôn Nguyễn Cao
Siêu, SJ
Hãy Nâng Tâm Hồn Lên Tháng Hai
23
THÁNG HAI
Tấn
Công Vào Tận Sào Huyệt Của
Tội Lỗi
Thánh Vịnh 91 rung lên âm hưởng từ kinh nghiệm
được mô tả trong cuộc Xuất Hành của It-ra-en. Quả thế, thánh vịnh này được lặp
lại trong phụng vụ Lễ Phục Sinh. Đó là một khúc ca về niềm tin tưởng tuyệt đối
vào Thiên Chúa, Đấng giải cứu và che chở bất cứ ai tự đặt mình trong sự bảo vệ
của Ngài:
“Hỡi ai nương tựa Đấng Tối Cao
và núp bóng Đấng quyền năng tuyệt đối,
hãy thưa với Chúa rằng:
‘Lạy Thiên Chúa, Ngài là nơi con náu ẩn,
là đồn lũy chở che, con tin tưởng vào Ngài.’”
(Tv 91, 1 – 2).
Trên con đường tiến về với Thiên Chúa, mọi tín
hữu – giống như gã Aramean lang thang – là một lữ khách phải đi qua bao rủi ro
và nguy hiểm. Như tác giả thánh vịnh nói: “Bạn có thể giẫm lên hùm thiêng rắn
độc, đạp nát đầu sư tử khủng long.” (câu 13). Nhưng hễ ai tin, thì Thiên Chúa
sẽ giải cứu và đưa vào mối quan hệ mật thiết với chính Ngài – và đấy là mục
tiêu của tất cả chúng ta là những lữ khách trên con đường dương thế. Tin Mừng
Luca cho chúng ta thấy rõ ràng rằng Giáo Hội – được hướng dẫn bởi Đức Giêsu là
Chúa của mình – bắt đầu cuộc hành trình cứu độ, cuộc hành trình đưa về sự giải
phóng đích thực. (cf. Lc 4, 1 – 13).
Giao ước mới của Đức Kitô cung ứng cho chúng
ta sự tự do khỏi sự dữ – tức khỏi sự tội và sự chết. Con đường giải phóng ấy
bắt đầu với chiến thắng của chúng ta trên những cám dỗ. Vì cám dỗ dẫn đến sự
tội, và vượt qua cám dỗ tức là vượt qua tội lỗi ở tận gốc rễ của nó! Và cái gốc
rễ mà chúng ta phải chặt bằng rìu trước hết là thói ích kỷ và kiêu căng nơi
chúng ta: “Ai muốn theo Ta, phải từ bỏ mình” (Lc 9, 23).
-
suy tư 366 ngày của Đức Gioan Phaolô II -
Lm.
Lê Công Đức dịch từ nguyên
tác
LIFT
UP YOUR HEARTS
Daily
Meditations by Pope John Paul II
Lời
Chúa Trong Gia Đình
23/02 – Thứ Hai tuần I
Mùa Chay
Lv 19, 1-2.11-18; Tin
Mừng theo Thánh Mt 25, 31-46.
LỜI SUY NIỆM: Khi Con Người đến trong vinh quang của Người, có tất cả các
thiên sứ theo hầu, bấy giờ Người sẽ ngự lên ngai vinh hiển của Người. Các dân
thiên hạ sẽ được tập họp trước mặt Người, và Người sẽ tách biệt họ với nhau,
như mục tử tách biệt chiên với dê. (Mt 25, 31-32).
Chúa Giêsu, Ngài công bố một cách hết sức rõ ràng, là Ngài sẽ đến trong sự vinh
quang của Ngài, để xét xử nhân loại này, Ngài sẽ tách những người tốt lành ra
khỏi những con người xấu xa, Sự tách biệt này dựa trên cuộc sống của mỗi người,
khi họ sống trên trần gian, đã cư xử với người đồng loại như thế nào, họ đón
nhận hay từ chối, hoặc không bao giờ biết quan tâm đến người khác, đặc biệt đối
với những người nghèo khổ, thiệt thòi và bị bỏ rơi. Đối với chúng ta là Ki-tô
hữu, chúng ta phải luôn biết mình phải làm gì để được đứng về phía những người
lành được ban thưởng trong ngày Ngài đến trong vinh quang.
Mạnh Phương
Gương Thánh Nhân
Ngày
23-02
Thánh
POLYCARPÔ
Giám
mục tử đạo (...... - 155)
Từ
khi thánh Inhaxiô qua đời, thánh Polycarpô đã trở thành khuôn mặt sáng giá nhất
của kitô giáo đông phương. Ngài đã trở thành giám mục Smyrna khoảng
năm 96.
Thánh
Inhaxiô, sau khi gặp Ngài đã viết cho Ngài rằng: - "Hãy giúp đỡ người
khác như Chúa đã trợ giúp Ngài... Hãy cầu nguyện không mệt mỏi... hãy như các lực
sĩ mang lấy các yếu đau của mọi người, bởi vì người lực sĩ chiến thắng bất kể mọi
cú đánh xâu xé thân mình".
Thực
sự suốt cả đời, Polycarpô đã là một chiến sĩ chiến đấu cho đức Kitô. Đến lượt
Ngài, Ngài cũng đã đào luyện các môn đệ của mình trong số đó có giám mục Lyon là
thánh Irênê, người còn nhớ: - "Tôi không bao giờ quên bước đi trịnh trọng,
nét mặt uy nghiêm, cuộc sống trong trắng của Ngài và nhận những lời khuyên
thánh thiện Ngài dạy dỗ dân chúng".
Lúc
đã quá tám mươi tuổi, thánh Polycarpô đi Rôma nói chuyện với Đức Giáo Hoàng
Anicêtô về ngày thích đáng để kỷ niệm lễ phục sinh. Sau đó Ngài trở lại Smyrna để
chịu tử đạo. Cuộc bách hại đã nghiêm trọng và Ngài sẵn sàng hiến đời mình.
Nhưng bạn bè thân thiết xin Ngài hãy sống vì đoàn chiên, nên Ngài đã nhận ẩn
mình ở miền quê. Các binh sĩ lùng tìm Ngài đã khám phá ra hai người giúp việc của
Ngài và tra tấn dã man đến độ một trong hai người, khi quá đau đớn, đã tố cáo
Ngài.
Và
đã quá trễ khi họ đến căn nhà tại miền quê. Thấy họ đến, thánh Polycarpô đã
nói: - Xin cho ý Chúa được thể hiện.
Và
Ngài từ chối không muốn trốn đi. Ngài đi xuống tìm đón các binh sĩ, đàm thoại với
họ, cho họ ăn uống, vì họ mệt nhọc tìm kiếm Ngài quá lâu và cuối cùng thì những
binh sĩ này đã hoàn thành nhiệm vụ của họ. Thánh Polycarpô xin họ để giờ cho
Ngài cầu nguyện. Ngài nói lớn với Thiên Chúa như người ta nói chuyện với cha
mình, Ngài ký thác cho Chúa những anh em của mình, giàu cũng như nghèo, mọi
Kitô hữu rải rác trên khắp thế giới. Suốt hai giờ liền, người ta nghe Ngài cầu
nguyện như vậy.
Các
binh sĩ kinh ngạc khi nghe Ngài cầu nguyện như thế và coi như là một phá hoại,
khi họ ép buộc phải bắt giam một con người quảng đại và can đảm. Nhưng trung
thành với mệnh lệnh họ dẫn cụ già đi.
Trên
đường họ gặp chỉ huy và vị chỉ huy mời Polycarpô lên xe mình, ở đó ông muốn làm
cho Ngài chối bỏ Thiên Chúa. Ông nói rằng: - Ngài xem này, xấu xa gì khi
nói vài lời người ta yêu cầu và dâng một của lễ cho các thần minh của chúng
ta... Sau đó Ngài được cứu thoát.
Trước
sự từ chối của Polycarpô, viên lãnh binh đánh đập Ngài. Vị giám mục già nua té
xuống đường, bị thương, Ngài chỗi dậy và đi theo các binh sĩ.
Một
đám đông chờ đợi thánh Polycarpô tại vận động trường là nơi vui chơi, diễn ra cả
các trò chơi tiêu khiển lẫn những cuộc vui hành hình.
Nhà
cầm quyền khuyên nhủ Ngài: - Hãy thương lấy thân mà khinh miệt ông Kitô tôi sẽ
trả tự do cho ông.
Nhưng
thánh Polycarpô trả lời: - Đã tám mươi sáu năm tôi phụng sự đức Kitô và người
chỉ ban sự lành cho tôi, làm sao tôi có thể phạm thượng tới Thiên Chúa và Đấng
cứu chuộc tôi được ?
Dân
chúng la hét ghê rợn, nhà cầm quyền nói: - Tôi có nhiều thú dữ, tôi sẽ thải ông
cho chúng ăn thịt.
Thánh
Polycarpô điềm tĩnh trả lời: - Ông hãy cho chúng tới đây.
Nhà
cầm quyền mất bình tĩnh nói: - Vì ông khinh thú dữ, tôi sẽ thiêu sống ông, nếu
ông không đổi ý.
Vị
tử đạo trả lời: - Ông đe tôi bằng thứ lửa chỉ thấy có một lúc . Ong không biết
thứ lửa đời đời dành cho bọn bất lương sao ?
Và
mặt Ngài sáng rực ánh sáng trên trời. Viên nhiếp chính cho người hô lớn ba lần:
- Polycarpô xưng mình là Kitô hữu.
Nghe
vậy, lương dân và người Do thái đòi mạng Ngài, Họ tố cáo: - Nhà đại tiến sĩ của
Á Châu, cha các Kitô hữu, kẻ phá hoại các đề thờ thần minh của chúng ta đó.
Ba
ngày trước, thánh Polycarpô đã được thị kiến thấy gối mình bốc lửa và đã tin
cho các bạn biết mình sẽ bị thiêu. Bây giờ Ngài nghe dân chúng la ó: - Đốt nó
đi.
Và
dân chúng vơ chất củi thành giàn thiêu, Ngài điềm nhiên xem họ làm. Khi mọi sự
đã xong Ngài cởi áo, cởi giày, cầu nguyện. Ngài thờ lạy Chúa cứu thế và tạ ơn
Người đã cho mình được chết vì đạo.
Binh
sĩ đốt lửa. Ngọn lửa bao quanh thánh Polycarpô và thân thể Ngài sáng chói như
vàng bạc. Người ta ngửi thấy mùi hương thơm quí giá.
Sau
cùng một mũi giáo đâm vào thân xác đang bốc cháy và các Kitô hữu thấy linh hồn
Ngài như cánh chim bồ câu bay thẳng lên trời cao.
(Daminhvn.com)
23
Tháng Hai
Ánh Sáng Hồi Phục
Mới
đây tại trường đại học y khoa Stanford bên Hoa Kỳ đã sáng chế ra một loại cửa sổ
nhân tạo đặt trong các phòng hồi sức, nhằm giúp cho bệnh nhân chóng được hồi phục.
Người vẽ kiểu cho loại cửa sổ nhân tạo này là một phó nhòm thuộc tiểu
bang California. Ông đã chứng kiến cái cảnh thoi thóp thở của cha mình,
khi nhìn lên trần bảng của phòng hồi sức chỉ thấy toàn một màu trắng với những
lỗ đen. Các bác sĩ cho biết, vì phải nằm lâu ngày trong căn phòng thiếu cửa sổ,
thiếu ánh sáng tự nhiên, cho nên không những bệnh nhân khó hồi phục mà còn để lộ
những triệu chứng của bệnh tâm thần.
Với
cánh cửa sổ nhân tạo nói trên, nhờ một hệ thống điện toán tinh vi, bệnh nhân có
thể cảm thấy như đang tiếp xúc với ánh sáng bên ngoài. Trong 24 giờ đồng hồ,
ánh sáng trên khung cửa nhân tạo thay đổi 650 lần. Bệnh nhân có thể nhìn thấy ánh
mặt trời lên cũng như những áng mây bay qua khung cửa. Tất cả đều nhằm để giúp
cho bệnh nhân cảm thấy mình gần gũi với thiên nhiên và nhờ đó cảm thấy bớt cô
đơn.
Trong
tương lai gần đây, người ta cũng có thể tạo ra cảnh trăng lên cũng như các vì lấp
lánh trên khung cửa.
Con
người cũng như vạn vật cần có ánh sáng để sống. Riêng với con người, ánh sáng
không những cần cho sự sống của thân xác, mà còn giúp cho con người khỏi cô
đơn. Bóng tối dễ làm cho con người cô đơn và sợ hãi...
Có
nhiều thứ bóng tối trong cuộc sống chúng ta. Bóng tối của ích kỷ, của ganh
ghét, của hận thù, của đam mê... Càng giam mình trong bóng tối ấy, chúng ta
càng cảm thấy cô đơn và càng trở nên bệnh hoạn. Người càng sống ích kỷ, người
càng nghiền ngẫm đắng cay, hận thù, người đó càng hạ giảm nhân tính của mình...
Chúng
ta cần có ánh sáng để sống, để lớn lên trong tình người cũng như để chữa trị những
băng hoại trong tâm hồn. Có ánh sáng của Lời Chúa để soi sáng dẫn từng đường đi
nước bước của chúng ta. Có những ánh sáng của những nghĩa cử hằng ngày. Không
có một nghĩa cử nào qua đi mà không thêm một chút ánh sáng để giúp chúng ta hồi
phục vì những vết thương đau trong cuộc sống. Một hành động bác ái, một biểu lộ
tin yêu dù nhỏ mọn đến đâu cũng là một tia sáng mang hy vọng đến cho tăm tối cô
đơn trong tâm hồn chúng ta.
(Lẽ
Sống)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét