24/03/2015
Thứ Ba sau Chúa Nhật
V Mùa Chay
Bài
Ðọc I: Ds 21, 4-9
"Kẻ
nào bị rắn cắn mà nhìn lên con rắn đồng, thì được sống".
Trích
sách Dân Số.
Trong
những ngày ấy, các người Do-thái rời bỏ núi Hor, theo con đường về phía Biển Ðỏ,
để vòng quanh xứ Eđom. Dân chúng đi đường xa mệt nhọc, nên nản chí, kêu trách
Chúa và Môsê rằng: "Tại sao các người dẫn chúng tôi ra khỏi Ai-cập, cho
chúng tôi chết trong hoang địa. Không bánh ăn, không nước uống, chúng tôi đã
ngán thức ăn nhàm chán này".
Bởi
đó Chúa cho rắn lửa bò ra cắn chết nhiều người, họ chạy đến cùng Môsê và thưa rằng:
"Chúng tôi đã phạm tội, vì chúng tôi nói những lời phản nghịch Chúa và phản
nghịch ông. Xin ông cầu nguyện để Chúa cho chúng tôi khỏi rắn cắn". Môsê cầu
nguyện cho dân. Và Chúa phán cùng Môsê rằng: "Ngươi hãy đúc một con rắn đồng
và treo nó lên làm dấu; kẻ nào bị rắn cắn mà nhìn lên rắn đồng, thì được sống".
Môsê đúc một con rắn đồng, treo nó lên làm dấu, và kẻ nào bị rắn cắn mà nhìn
lên rắn đồng, thì được chữa lành.
Ðó
là lời Chúa.
Ðáp
Ca: Tv 101, 2-3. 16-18. 19-21
Ðáp: Lạy Chúa, xin
nhậm lời con cầu nguyện, và cho tiếng con kêu lên tới Chúa (c. 2).
Xướng:
1) Lạy Chúa, xin nhậm lời con cầu nguyện, và cho tiếng con kêu lên tới Chúa.
Xin Chúa đừng ẩn giấu thánh nhan, trong ngày con phải phiền muộn. Xin Chúa lắng
tai nghe con, khi con cầu nguyện, Chúa mau nhậm lời. - Ðáp.
2)
Lạy Chúa, muôn dân sẽ kính tôn danh thánh Chúa, và mọi vua trên địa cầu sẽ quý
trọng vinh quang Ngài; khi Chúa sẽ tái lập Sion, Ngài xuất hiện trong vinh
quang xán lạn; Ngài sẽ đoái nghe lời nguyện kẻ túng nghèo, và không chê lời họ
kêu van.- Ðáp.
3)
Những điều này được ghi lại cho thế hệ mai sau, và dân tộc được tác tạo sẽ ca tụng
Thiên Chúa. Từ thánh điện cao sang Chúa đã đoái nhìn, từ trời cao Chúa đã ngó
xuống trần thế, để nghe tiếng than khóc của tù nhân, để giải thoát kẻ bị lên án
tử. - Ðáp.
Câu
Xướng Trước Phúc Âm: Tv 94, 8ab
Hôm
nay các ngươi đừng cứng lòng, nhưng hãy nghe tiếng Chúa phán.
Phúc
Âm: Ga 8, 21-30
"Khi
nào các ông đưa Con Người lên cao, các ông sẽ nhận biết Ta là ai".
Tin
Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Khi
ấy, Chúa Giêsu nói với những người biệt phái rằng: "Ta ra đi, các ông sẽ
tìm kiếm Ta và sẽ chết trong tội của các ông. Nơi Ta đi các ông không thể tới
được".
Người
Do-thái nói với nhau rằng: "Ông ta sắp tự vẫn hay sao mà lại nói "Nơi
Ta đi các ông không thể tới được"?"
Chúa
Giêsu nói tiếp: "Các ông thuộc về hạ giới; còn Ta, Ta bởi trời cao. Các
ông thuộc về thế gian này; còn Ta, Ta không thuộc về thế gian này. Ta đã nói:
Các ông sẽ chết trong tội các ông. Vì, nếu các ông không tin Ta, các ông sẽ chết
trong tội của các ông".
Vậy
họ liền hỏi: "Ông là ai?" Chúa Giêsu trả lời: "Là Nguyên thuỷ
đang nói với các ông đây! Ta có nhiều điều phải nói và đoán xét về các ông,
nhưng Ðấng đã sai Ta là Ðấng chân thật, và điều Ta nói ra trong thế gian đây,
chính là điều Ta đã nghe biết ở Ngài".
Nhưng
họ không hiểu là Người nói về Chúa Cha, vì thế Chúa Giêsu nói: "Khi nào
các ông đưa Con Người lên cao, các ông sẽ nhận biết Ta là ai. Ta không tự mình
làm điều gì. Ðiều Ta nói, chính là điều Chúa Cha đã dạy Ta. Ðấng đã sai Ta đang
ở với Ta; Ngài không để Ta một mình, bởi vì Ta luôn luôn làm điều đẹp lòng
Ngài". Khi Người nói những điều ấy thì có nhiều kẻ tin vào Người.
Ðó
là lời Chúa.
Suy
Niệm: Nhiều Kẻ Tin Phục Người
Alexina
là một thanh niên hâm mộ thể thao, âm nhạc, đồng thời cũng là một người có đức
tin nhiệt thành và rất thực tế. Năm lên 25 tuổi, anh viết cho chính mình một bức
thư, bỏ vào phong bì, đề tên tuổi hẳn hoi, bên dưới có ghi: Sẽ mở đọc vào năm
tôi đúng 60 tuổi". Bức thư được anh để ngay trên bàn viết, dưới chân cây
Thánh Giá nhỏ bằng gỗ.
Ngày
tháng trôi qua, thấm thoát anh Alexina đã trở thành cụ già 60 tuổi, đầu tóc bạc
phơ. Vào đúng ngày sinh nhật thứ 60, cụ Alexina mời con cháu, bạn bè đến chung
vui trong một bữa tiệc tràn đầy thân mật. Sau bữa tiệc, cụ mở thư ra trước mặt
mọi người đang dự tiệc, một bức thư có nội dung như sau:
Bạn
thân mến, mùa kỷ niệm sinh nhật thứ 60 của bạn. Hôm nay bạn bắt đầu bước đi
trên một đoạn đường mới, 60 tuổi đã qua là kể như đời bạn đã xế chiều. Dù bạn vẫn
còn khỏe, nhưng sức dẻo dai đã kém thua trước nhiều lắm. Bạn hãy bảo vệ sức khỏe
để còn phục vụ cho phúc lợi chung. Bạn hãy biết ra đi, biết rút lui cách nhẹ
nhàng và nhường chỗ cho đàn em trẻ hơn bạn, có khả năng thể xác hơn bạn, nhưng
không phải rút lui để cầu an nhàn hạ.
Bạn
hãy chia sẻ kinh nghiệm của 60 năm trước đây đầy nụ cười và nước mắt cho đàn
em. Và bạn hãy sung sướng khi thấy họ thành công hơn bạn, vì nhờ họ Thiên Chúa
được vinh danh hơn. Bạn hãy tích cực dấn thân cho đến hơi thở cuối cùng theo sức
bạn, theo tuổi bạn. Bạn hãy chuộc lại những thời giờ lãng phí trong suốt 60 năm
qua.
Hãy
kiểm điểm trước mặt Chúa. Hãy rút kinh nghiệm từ quá khứ. Hãy cảm tạ Thiên Chúa
và sám hối trước mặt Người. Bạn hãy dành một phần của đời bạn để làm một việc
gì cho Chúa mà giờ đây Chúa đang mời gọi bạn cộng tác dấn thân. Bạn đừng quên rằng,
bạn đang tiến về nhà Cha mỗi một phút giây cách gần gũi hơn. Bạn hãy sẵn sàng đừng
bám víu vào của cải trần gian. Hãy sống mỗi ngày như là ngày cuối cùng của đời
bạn sao cho đẹp lòng Chúa, vui lòng gia đình và bè bạn trong xã hội. Hãy dứt
khoát, hãy quyết tâm mãnh liệt, hãy nghiêm chỉnh thực hiện, hãy kết hợp với
Chúa Giêsu, Mẹ Maria và thánh Giuse. Ân sủng và bình an của Chúa ở cùng bạn.
Ngày
sinh nhật thứ 25 của Alexina.
Ðọc
xong bức thư, cụ Alexina nói tiếp: Cách đây 35 năm tôi nghĩ rằng, khi đã 60 tuổi
tôi sợ mình vẫn còn sức, sẽ bám víu vào của cải và địa vị trần gian, nên tôi viết
bức thư này để nhắc nhở tôi trong lúc tôi xế chiều là hãy cố gắng thực hiện những
ước nguyện của tôi. Hôm nay, tôi tha thiết xin con cháu, bạn bè cầu nguyện cho
tôi thực hiện những gì Chúa muốn trong giây phút hiện tại này.
Anh
chị em thân mến!
Thành
tâm thiện chí của cụ Alexina trong câu chuyện vừa kể trên đáng chúng ta bắt chước.
Thực hiện thánh ý Chúa trong giây phút hiện tại là gì? Nếu không phải là tin nhận
Chúa Giêsu Kitô là Thiên Chúa và là Ðấng cứu rỗi, để đừng chết trong tội lỗi.
Bài
Tin Mừng hôm nay thánh Gioan nhắc lại cuộc đối thoại giữa Chúa Giêsu và những
người biệt phái. Qua đó, Chúa Giêsu mạc khải cho họ biết rằng: Ngài là Thiên
Chúa xuống thế làm người, chịu đóng đinh và chết trên Thập Giá để giao hòa con
người với Thiên Chúa Cha.
Như
vậy, khi mạc khải chính mình cho con người, Chúa Giêsu Kitô cũng đồng thời mạc
khải mối tương quan chặt chẽ giữa Ngài và Thiên Chúa Cha. Tin nhận Chúa Giêsu
thì cũng phải tin nhận Thiên Chúa Cha, Ðấng đã sai Con Một Mình là Chúa Giêsu
Kitô xuống trần gian làm người. Vì loài người chúng ta và để cứu rỗi chúng ta.
Ðây là một mầu nhiệm đáng được con người chiêm ngưỡng và dâng lời chúc tụng hơn
là chối từ bắt bẻ.
Ðức
cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, tác giả tập sách "Ðường Hy Vọng"
đã lập lại lời chúc tụng Thiên Chúa như sau: Chúc tụng Thiên Chúa là Cha của
Chúa Giêsu Kitô và là Chúa chúng ta. Ðức Giêsu Kitô, Ðấng đã thể theo lòng
thương xót hải hà mà tái sinh chúng ta cho hy vọng hằng sống, nhờ sự Phục Sinh
từ cõi chết của Ðức Kitô.
Sau
đó, ngài khuyên những người con tinh thần của mình như sau: Con không hiểu tại
sao thánh Ignatiô cầu nguyện rằng: "Xin cho con biết Chúa, xin cho con biết
con". Vì Chúa nói với Philipphê: "Hỡi Philipphê, con ở với Thầy lâu
nay mà con chưa biết Thầy sao? Nếu biết thật, đời con sẽ đổi hẳn". Ðúng vậy!
Biết Chúa rõ ràng, tin Chúa thật lòng thì cuộc đời chúng ta sẽ đổi hẳn.
Lạy
Chúa, không có ơn Chúa trợ giúp, con không thể tin Chúa. và nếu không tin thì
chắc chắn con sẽ không có thể canh tân đời sống mình được. Xin Chúa hãy thương
ban ơn đức tin cho con. Amen.
Veritas Asia
Lời Chúa Mỗi Ngày
Thứ Ba Tuần V MC
Bài đọc: Num 21:4-9; Jn
8:21-30.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Phải biết nắm lấy
cơ hội để được sống.
Để
thành công trong thương trường, một người cần 4 yếu tố: con người, cơ hội, thời
gian, và sản phẩm; điều quan trọng hơn cả là cơ hội. Cơ hội sẽ đến với mọi người,
nhưng để có thể sinh lợi ích, con người phải nắm lấy cơ hội. Khi cơ hội đã qua,
có thể chúng sẽ không bao giờ trở lại. Trong đời sống thiêng liêng cũng thế:
con người không sống mãi, họ chỉ có nhiều nhất 100 năm để học hỏi và tin vào
Thiên Chúa và vào Đức Kitô. Ngài sẽ ban cho mọi người có cơ hội để học biết và
tin tưởng vào Đức Kitô. Họ phải biết lợi dụng thời gian và nắm lấy cơ hội để học
biết Đức Kitô và tin vào những gì Ngài rao giảng. Nếu họ không biết dùng thời
gian và bỏ lỡ cơ hội để học biết và tin vào Ngài, họ sẽ phải chịu trách nhiệm về
cuộc đời của họ: được cứu độ hay phải hư đi.
Các
Bài Đọc hôm nay xoay quanh việc con người phải biết nắm lấy cơ hội. Trong Bài Đọc
I, Sách Dân Số tường thuật việc dân chúng không biết nắm lấy cơ hội luyện tập
trong sa mạc. Họ kêu trách Thiên Chúa và Moses vì thiếu thức ăn hợp khẩu và nước
uống. Hậu quả của việc kêu trách là họ bị rắn lửa tiêu diệt. Nhưng Thiên Chúa vẫn
thương yêu và cho họ cơ hội thứ hai: ai bị rắn cắn mà nhìn lên rắn đồng mà
Moses giương cao trên cây, sẽ được cứu sống. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu mặc khải
cho người Do-thái ý nghĩa của biến cố trong Sách Dân Số: Họ phải tin vào Ngài,
nếu không họ sẽ chết trong tội của họ. Nếu họ không tin vào Ngài khi còn sống,
họ phải tin Ngài khi Ngài bị giương cao trên Thập Giá. Nếu họ bỏ lỡ cả hai cơ hội
để tin vào Ngài, họ sẽ chết trong tội của họ.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/
Bài đọc I:
Ông Moses giương cao “con rắn” trong sa mạc để cứu dân khỏi chết.
1.1/
Thiên Chúa thanh luyện dân 40 năm trong sa mạc: Mục đích của Thiên Chúa khi bắt
dân phải lang thang trong sa mạc suốt 40 năm là để chuẩn bị cho dân trước khi
vào Đất Hứa. Họ phải tuyệt đối tin tưởng vào Thiên Chúa bằng cách vượt qua những
trở ngại trên đường đi: thức ăn, nước uống, khí hậu khắc nghiệt, mệt mỏi …
Trong cuộc hành trình qua sa mạc, nhiều lần dân chúng Israel mất kiên nhẫn và
kêu trách Thiên Chúa và Moses như trình thuật hôm nay. Họ kêu trách Thiên Chúa
và ông Moses rằng: "Tại sao lại đưa chúng tôi ra khỏi đất Ai-cập, để chúng
tôi chết trong sa mạc, một nơi chẳng có bánh ăn, chẳng có nước uống? Chúng tôi
đã chán ngấy thứ đồ ăn vô vị này." Bấy giờ Đức Chúa cho rắn độc đến hại
dân. Chúng cắn họ, khiến nhiều người Israel phải chết.
Mỗi
năm, Giáo Hội đều cử hành biến cố này bằng cách kêu gọi các tín hữu ăn chay, cầu
nguyện, và làm các việc lành trong 40 ngày của Mùa Chay. Mục đích là để các tín
hữu có cơ hội luyện tập con người để đừng quá lệ thuộc vào vật chất, biết dành
thời giờ để định vị lại cuộc đời và trau dồi cho đời sống thiêng liêng, xét
mình và thú tội để lãnh nhận ơn tha thứ, và biết chia sẻ của cải với các người
thiếu thốn. Nếu các tín hữu biết lợi dụng cơ hội, họ sẽ có sức mạnh để chế ngự
các tính hư nết xấu, và thăng tiến trên đường thiêng liêng.
1.2/
Thiên Chúa cứu dân khỏi chết bằng nhìn lên rắn đồng: Rắn được nhiều dân
tộc thờ như thần, nhất là các quốc gia Á Châu và Cận Đông. Ngành khảo cổ tìm ra
nhiều hình ảnh con rắn đồng khắc trên các tấm bia tại Timnah, gần Biển Chết.
Timnah, nằm trong vùng sa mạc Sinai, là vùng có nhiều đồng nhưng cũng rất nhiều
rắn lửa, thợ đến đây tìm đồng thường bị rắn cắn chết nên họ rất tin và thờ phượng
thần rắn. Rắn được coi như biểu tượng của cả thần chết và chữa lành. Rắn độc cắn
người và làm cho chết, nhưng nọc độc của rắn được dân tộc Ân-độ dùng để chữa
lành nhiều bệnh như tục ngữ Việt-nam nói “lấy độc trị độc.” Rắn cuộn tròn trên
cây cột đã trở thành biểu tượng của ngành y khoa từ lâu đời. Câu truyện rắn cám
dỗ bà Evà phạm tội và trình thuật hôm nay có thể có ít nhiều liên hệ với lịch sử
của lòai rắn.
Khi
dân Israel bị rắn cắn và nhiều người tử thương, họ đến nói với ông Moses:
"Chúng tôi đã phạm tội, vì đã kêu trách Đức Chúa và kêu trách ông. Xin ông
khẩn cầu Đức Chúa để Người xua đuổi rắn xa chúng tôi." Ông Moses khẩn cầu
cho dân. Đức Chúa bảo ông: "Ngươi hãy làm một con rắn và treo lên một cây
cột. Tất cả những ai bị rắn cắn mà nhìn lên con rắn đó, sẽ được sống." Ông
Moses vâng lời Đức Chúa, làm một con rắn bằng đồng và treo lên một cây cột. Và
hễ ai bị rắn cắn mà nhìn lên con rắn đồng, thì được sống.
2/
Phúc Âm:
Chúa Giêsu chịu giương cao trên Thập Giá để cứu chuộc con người.
2.1/
Cơ hội lần đầu để tin vào Đức Kitô khi Ngài còn sống: Chúa Giêsu đối thọai
với người Do-thái và thuyết phục họ tin vào Ngài, bằng cách mặc khải cho họ những
điều sau:
(1)
Những gì sẽ xảy ra cho Ngài và cho họ trong tương lai: Ngài sẽ trải qua Cuộc
Thương Khó và sẽ sống lại về cùng Chúa Cha. Họ sẽ hối tiếc và tìm Ngài, nhưng
quá muộn; vì họ không thể lên Trời với Ngài. Họ phải tin Ngài, tội của họ mới
được tha; vì họ không tin Ngài, tội của họ vẫn còn. Người Do-thái không hiểu những
gì Ngài mặc khải, họ nghĩ chỉ khi nào Ngài tự tử, họ mới không trông thấy Ngài;
và theo truyền thống, những ai tự tử sẽ bị giam cầm dưới địa ngục; và như vậy
câu Ngài nói "Nơi Tôi đi, các ông không thể đến được," là đúng sự thật.
(2)
Sự khác biệt giữa Ngài và họ: Ngài có nguồn gốc từ Trời, nguồn gốc của họ là ở
thế gian này. Ngài không thuộc về thế gian này, nhưng họ thuộc về thế gian.
Chúa Giêsu nhắc họ lần nữa: Họ phải tin Ngài để tội của họ được tha. Họ không
hiểu những gì Ngài mặc khải, nên họ hỏi Người: "Ông là ai?"
(3)
Sự liên hệ giữa Thiên Chúa và Ngài: Thiên Chúa Cha sai Ngài đến thế gian để chịu
chết và gánh tội cho con người. Nếu họ không chịu tin vào Ngài, tội của họ vẫn
còn, và họ sẽ chết trong tội của họ. Tất cả những điều này Thiên Chúa, Đấng
Chân Thật, muốn Ngài loan báo cho họ, và Ngài đã loan báo; nhưng họ không tin
vào lời Ngài.
2.2/
Cơ hội thứ hai để tin vào Đức Kitô khi Ngài bị giương cao: Ngài cho họ biết
trước Ngài sẽ phải chết cách nào: Đây là lần thứ hai Chúa Giêsu nói cho dân
chúng biết Ngài sẽ phải chết cách nào trong Tin Mừng Gioan. Lần đầu tiên, khi
Chúa Giêsu đàm đạo với Nicodemus, Ngài gợi lại cho họ về biến cố rắn lửa cắn
người Do-thái trong sa mạc Sinai như chúng ta đọc trong Sách Dân Số hôm nay:
“Như ông Moses đã giương cao con rắn trong sa mạc, Con Người cũng sẽ phải được
giương cao như vậy, để ai tin vào Người thì được sống muôn đời” (Jn 3:14-15).
Trong trình thuật hôm nay, Người bảo họ: "Khi các ông giương cao Con Người
lên, bấy giờ các ông sẽ biết Tôi Hằng Hữu, và biết Tôi không tự mình làm bất cứ
điều gì, nhưng Chúa Cha đã dạy Tôi thế nào, Tôi nói như vậy. Đấng đã sai Tôi vẫn
ở với Tôi; Người không để Tôi một mình, vì Tôi hằng làm những điều đẹp ý Người."
Chúa
Giêsu muốn nói với người Do-thái: Tuy các ông không tin Tôi bây giờ; nhưng các
ông phải tin Tôi khi nhìn thấy những gì Tôi đã nói với các ông xảy ra: cách
chính xác, khi các ông giương Tôi cao trên Thập Giá. Lúc đó, các ông sẽ biết tất
cả những gì Tôi nói với các ông là sự thật: sự liên hệ giữa Chúa Cha và Tôi, Kế
Họach Cứu Độ của Thiên Chúa, các ông phải tin Tôi thì tội của các ông mới được
tha … Khi Đức Giêsu nói thế, thì có nhiều kẻ tin vào Người.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
-
Chúng ta phải biết nắm lấy cơ hội để học hỏi và để tin tưởng vào Thiên Chúa và
vào Đức Kitô; vì cơ hội có thể qua đi và không bao giờ đến nữa.
-
Đừng bao giờ đợi đến khi về già, vì chúng ta không biết sẽ sống được bao năm;
và có còn đủ trí khôn sáng suốt để hiểu, hay đủ nghị lực để học mà tin vào
Ngài.
Linh mục Anthony Đinh Minh Tiên, OP
24/03/15 THỨ BA TUẦN 5 MC
Ga 8,21-30
Ga 8,21-30
Suy niệm: Đức
Giêsu hé mở nguồn gốc thần linh của Người bằng kiểu nói “Tôi Hằng Hữu”. Hằng hữu là ‘bất diệt’, là ‘muôn năm’ – như trong các khẩu hiệu mà người ta vẫn
thường hô. Điểm khác biệt: các khẩu hiệu chỉ là cường điệu, đại ngôn, còn Đức
Giê-su là Đấng Hằng Hữu thật: không chỉ là ‘bất diệt’, là ‘muôn năm’, mà còn là
‘vô thủy vô chung’ và là nguồn tác sinh vạn vật. Nói tóm, Ngài thật là Thiên Chúa.
Điều quan trọng là nguồn gốc thần linh của Ngài không chỉ liên hệ đến Ngài mà
đến cả sự tồn vong của mọi người chúng ta: có nhìn nhận và tin điều đó, chúng
ta mới được cứu độ. Hơn nữa, nguồn gốc thần linh của Đức Giê-su chỉ tỏ hiện rõ
ràng nhất nơi biến cố thập giá: “Khi các ông giương cao Con Người lên, bấy giờ các ông sẽ biết là
Tôi Hằng Hữu”.
Mời Bạn: Thập
giá của Đức Giê-su mãi mãi vẫn còn thách đố cách suy nghĩ và cách chọn lựa của
chúng ta trong cuộc sống. Sắp cử hành cuộc khổ nạn, cái chết và sự sống lại của
Chúa Giê-su, chúng ta được mời gọi nhìn thấy Đấng bị treo trên thập giá ấy là
Thiên Chúa, để xác tín hơn về con đường cứu độ mà Người đã chọn. Con đường thập
giá ấy cũng phải là con đường của chúng ta. Sự chọn lựa này càng không dễ trong
thế giới hưởng thụ, buông thả ngày nay. Liên kết với Đấng Thiên Chúa bị đóng
đinh, những thập giá hằng ngày của chúng ta sẽ nở hoa sự sống bất diệt!
Sống Lời Chúa: Vui
tươi hoà nhã trước những sự khó chịu, xúc phạm để bắt đầu vác thập giá với Chúa
Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin cho con cùng vác thập giá với Ngài, trên mọi nẻo
đường đời con đi.
Giương cao Con Người lên
Mỗi Kitô hữu cũng được giương cao trên thánh giá
riêng của đời mình. Và khi tôi gắn thánh giá của tôi với thánh giá của Giêsu,
thánh giá nhỏ bé ấy sẽ có sức kéo nhiều người lên với Giêsu.
Suy niệm:
“Khi các ông giương cao Con
Người lên…” (c.
28).
Đó là cách diễn tả về cái
chết của Đức Giêsu trong Tin Mừng Gioan.
Cái chết trên thập giá đúng
là một sự giương cao nhục nhã, đau đớn.
Đức Giêsu bị treo lên cây gỗ
như một kẻ bị Thiên Chúa nguyền rủa.
Những kẻ giương cao Ngài lên
là các ông, các nhà lãnh đạo Do-thái.
Họ đã giết Đức Giêsu vì
nhiều lý do.
Lý do lớn nhất là vì Ngài đã
dám sống trọn vẹn cho Cha và cho con người.
Sống công chính đã khiến
Ngài trở nên nạn nhân cho cái chết bất công.
Cái chết của Đức Giêsu gắn
kết Ngài với muôn triệu cái chết khác
của những người vô tội trong
suốt dòng lịch sử.
Nhưng cái chết của Đức Giêsu
còn nằm trong kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa.
Thiên Chúa đã biến cái chết
ghê rợn của Con Ngài thành dấu chỉ của tình yêu.
Nhìn lên thánh giá, chúng ta
thấy tình yêu của Cha tặng trao cho nhân loại.
Cha đã tặng tình yêu lớn
nhất là chính Con Một của mình.
Vì thế có thể nói chính Cha
đã giương cao Con mình trên thánh giá.
“Như ông Môsê đã giương cao
con rắn trong sa mạc,
Con Người cũng sẽ phải được
giương cao như vậy” (Ga
3, 14).
Đức Giêsu được
giương cao bởi chính Thiên Chúa qua cái chết của Ngài.
Như dân Do thái xưa đã nhìn
lên con rắn bằng đồng để được sống,
ai nhìn lên thánh giá và tin
vào tình yêu, người ấy sẽ được cứu độ.
Thập tự giá không còn là dấu
hiệu của cái chết bất lực của một nạn nhân.
Nó đã trở nên thánh giá với
sức mạnh phi thường.
“Phần tôi, một khi được
giương cao lên khỏi mặt đất,
tôi sẽ kéo mọi người lên với
tôi” (Ga 12, 32).
Qua việc giương cao này, sức
thu hút mạnh mẽ của thánh giá được bày tỏ.
Cả nhân loại được nâng lên
khỏi cái nặng nề tội lỗi của chính mình.
Đấng chịu đóng đinh vẫn lôi
kéo cả vũ trụ này mãi cho đến tận thế.
Cuối cùng, có thể nói chính
Đức Giêsu đã tự giương cao mình trên thánh giá.
“Mạng sống của tôi, không ai
lấy đi được,
nhưng chính tôi tự ý hy sinh
mạng sống mình” (Ga
10, 18).
Cái chết là kết quả tất yếu
của một cuộc sống dám để Cha chi phối trọn vẹn.
“Tôi không tự mình làm bất
cứ điều gì…
Chúa Cha dạy tôi thế nào thì
tôi nói như vậy…
Tôi luôn luôn làm những điều
đẹp ý Người” (cc.
28-29).
Đức Giêsu đã sống trung tín
như một Người Con, người được Cha sai.
Cha lúc nào cũng ở với Ngài,
nên Ngài không biết đến cô đơn (c. 29).
Mỗi Kitô hữu cũng được
giương cao trên thánh giá riêng của đời mình.
Và khi tôi gắn thánh giá của
tôi với thánh giá của Giêsu,
thánh giá nhỏ bé ấy sẽ có
sức kéo nhiều người lên với Giêsu.
Cầu nguyện:
Lạy Cha, xin ban cho con điều khó hơn cả,
đó là ơn nhận ra Thánh giá
của Con Cha
trong mọi nỗi khổ đau của
đời con,
và ơn bước theo Con Cha trên
đường Thánh giá,
bao lâu tùy ý Cha định liệu.
Xin đừng để con trở nên chua chát
nhưng được trưởng thành nhờ
đón nhận đau khổ
với sự kiên nhẫn, quảng đại,
nhân từ
và lòng khát khao nóng bỏng
có ngày sẽ được ở nơi không
còn khổ đau.
Ngày đó, Cha sẽ lau khô mọi
giọt lệ
của những người đã yêu mến
Cha,
đã tin vào tình yêu Cha giữa
nỗi thống khổ,
tin vào ánh sáng của Cha
giữa đêm đen.
Nhờ Cha, ước gì đau khổ của con
nói lên lòng tin của con
vào những lời hứa của Cha,
lòng cậy của con vào tình
yêu trung tín của Cha,
và lòng mến mà con dành cho
Cha.
Lạy Cha, xin cho con yêu Cha hơn yêu bản thân,
và yêu Cha chỉ vì Cha,
chứ không mong phần thưởng.
Ước gì Thánh giá trở nên mẫu gương cho con,
là ánh sáng cho đêm tăm tối,
nhờ đó con không còn coi khổ đau
như một tai họa hay một điều vô lý,
nhưng như một dấu chỉ cho thấy
con đang thuộc về Cha mãi mãi.
Karl Rahner
Lm Antôn Nguyễn Cao
Siêu, SJ
Hãy Nâng Tâm Hồn Lên
24
THÁNG BA
Xin
Cứu Chúng Con Khỏi Sự Dữ
“Ta
là Đức Chúa, là Thiên Chúa của các ngươi; Ta đã dẫn đưa các ngươi ra khỏi đất
Ai-cập, ra khỏi cảnh nô lệ” (Xh 20,2). Thiên Chúa, Đấng đã dẫn đưa It-ra-en ra
khỏi Ai-cập, vẫn không ngừng giải thoát con người khỏi tội lỗi của họ. Lề luật
của Thiên Chúa – tức Thập Giới và mệnh lệnh yêu thương – là con đường giải
phóng cho chúng ta.
Đức
Kitô cho biết chính Người là con đường giải phóng ấy cho loài người khi Người
tuyên bố: “Hãy phá hủy đền thờ này đi, và nội trong ba ngày, tôi sẽ xây dựng lại”
(Ga 2,19). Người có ý nói về “đền thờ thân thể Người” (Ga 2,21) – nghĩa là, Người
đang nói đến cuộc Phục Sinh.
Trong
Mùa Chay, chúng ta hãy rà soát lại lương tâm mình dưới ánh sáng các huấn lệnh của
Thiên Chúa – để chúng ta có thể dứt bỏ tội lỗi. Chúng ta hãy đổi mới trong mình
niềm hy vọng gắn kết với cuộc Phục Sinh của Đức Kitô, cuộc Phục Sinh ấy mở ra
cho chúng ta khả năng đoạn tuyệt hoàn toàn khỏi sự dữ – khỏi tội lỗi và sự chết.
Cuộc
giải phóng It-ra-en khỏi Ai-cập – khỏi cảnh nô lệ – thực sự là một tiên báo về
cuộc giải phóng chúng ta khỏi tội lỗi nhờ giá Máu Đức Kitô.
-
suy tư 366 ngày của Đức Gioan Phaolô II -
Lm.
Lê Công Đức dịch
từ nguyên tác
LIFT
UP YOUR HEARTS
Daily
Meditations by Pope John Paul II
Lời Chúa Trong Gia
Đình
NGÀY
24-3
Ds
21,4-9; Ga 8,21-30
LỜI
SUY NIỆM: “Tôi đã nói với các ông là các ông sẽ mang tội lỗi mình mà chết.
Thật vậy, nếu các ông không tin là Tôi Hằng Hữu, các ông sẽ mang tội lỗi
mình mà chết”
Đối
với Chúa Giêsu, tội không chỉ là làm những điều xấu dẫn đến sự chết đời đời,
nhưng tội còn là sự hẹp hòi đóng lòng mình lại, chỉ dựa vào sự khôn ngoan,
thông thái của mình và cho là đủ cũng như tin vào những gì thuộc về thế gian và
của thế gian. Trong cuộc sống của con người; Chúa Giêsu còn cho chúng ta biết
có những điều thuộc về thượng giới và những điều thuộc về hạ giới. Nếu muốn thuộc
về thượng giới con người cần phải mở rộng lòng mình ra đón nhận Thần Khí của
Ngài, nhờ Thần Khí khai mở cho hiểu biết để mà tin vào Người là Thiên Chúa là Đấng
Hằng hữu, là Đấng Cứu Độ trần gian, mới được sống và sống đời đời.
Lạy
Chúa Giêsu, Con người không chỉ sống với những gì thuộc về thế gian này, nhưng
còn phải sống vì Nước Trời và những gì thuộc về Nước Trời. Xin cho mọi thành
viên trong gia đình chúng con luôn khiêm tốn, mở lòng và tâm trí của chúng con
để đón nhận Chúa Thánh Thần với những ơn ban của Ngài để chúng con được sống và
sống đời đời.
Mạnh
Phương
24
Tháng Ba
Vững Niềm Tin
Vào
năm 1856 các nhà khảo cổ đã thực hiện một cuộc khám phá đầy thú vị tại đồi
Palatino tại thành phố Roma. Khi đào bới những lớp đất bao phủ một trại lính
Roma cổ, trên vách một bức tường, họ tìm thấy một cây thập giá được một người
lính nào đó dùng đinh hay mũi dao khắc vụng về vào tường. Bên cạnh là hình một
chàng thanh niên giơ tay chào kính cây thập giá. Trên cây thập giá có vẽ hình một
người, nhưng đầu người ấy là hình một con lừa. Dưới hai hình vẽ, người ta thấy
có viết hàng chữ: Alexamenos thờ lạy Chúa của hắn.
Các
nhà khảo cổ cho rằng: Có thể bức tranh đã được thực hiện vào những năm 123 đến
năm 126. Nếu sự phỏng đoán về niên hiệu này là đúng thì đây có lẽ là hình vẽ thập
giá cổ nhất, nhưng lại là hình thập giá bị nhạo báng, chê cười: Nếu Thiên Chúa
lại chết trên thập giá thì đây là hành động yếu hèn, khờ dại như hành động của
một con lừa và cả những người thờ lạy Thiên Chúa trên thập giá cũng thế.
Vào
năm 1870, các nhà khảo cổ lại tìm được câu trả lời mà họ nghĩ là của một chàng
thanh niên mang niềm tin Kitô tên là Alexamenos. Ở một cột trụ bằng đádựng hình
thần Mars tức là vị thần chiến tranh, người ta khám phá thấy được khắc vào đó
dòng chữ: "Alexamenos vẫn vững tin".
Vâng,
hình ảnh Thiên Chúa chết treo trên thập giá là một hình ảnh khủng khiếp, yếu đuối,
dại khờ. Nhưng Thánh Phaolô đã biện hộ cho hành động có thể gọi được là điên rồ
của Thiên Chúa như sau:
"Tiếng
nói của thập giá đối với những kẻ hư hỏng là điên dại, còn đối với các người được
cứu rỗi, tức là chúng ta, thì là sức mạnh của Thiên Chúa. Thật vậy, người Do
Thái đòi hỏi phép lạ, người Hy Lạp tìm kiếm sự khôn ngoan. Còn chúng tôi thì giảng
về Chúa Kitô chịu đóng đinh vào thập giá. Người Do Thái cho điều đó là xấu xa,
còn các người ngoại giáo thì cho là dại dột. Song với tất cả được Thiên Chúa
tuyển chọn thì Chúa Kitô chịu đóng đinh là sức mạnh và là sự khôn ngoan của
Thiên Chúa".
(Lẽ
Sống)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét