12/04/2015
Chúa Nhật II Phục Sinh
Năm B
(phần I)
Bài
Ðọc I: Cv 4, 32-35
"Họ
đồng tâm nhất trí".
Trích
sách Tông đồ Công vụ.
Lúc
bấy giờ tất cả đoàn tín hữu đông đảo đều đồng tâm nhất trí. Chẳng ai kể của gì
mình có là của riêng, song để mọi sự làm của chung. Các tông đồ dùng quyền năng
cao cả mà làm chứng việc Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, sống lại. Hết thảy đều
được mến chuộng. Vì thế, trong các tín hữu, không có ai phải túng thiếu. Vì những
người có ruộng nương nhà cửa đều bán đi và bán được bao nhiêu tiền thì đem đặt
dưới chân các tông đồ. Và người ta phân phát cho mỗi người tuỳ theo nhu cầu của
họ.
Ðó
là lời Chúa.
Ðáp
Ca: Tv 117, 2-4. 16ab -18. 22-24
Ðáp: Hãy cảm tạ
Chúa, vì Chúa hảo tâm, vì đức từ bi của Người muôn thuở (c. 1).
Hoặc
đọc: Alleluia.
Xướng:
1) Hỡi nhà Israel, hãy xướng lên: "Ðức từ bi của Người muôn thuở". Hỡi
nhà Aaron, hãy xướng lên: "Ðức từ bi của Người muôn thuở". Hỡi những
người tôn sợ Chúa, hãy xướng lên: "Ðức từ bi của Người muôn thuở". -
Ðáp.
2)
Tay hữu Chúa đã cất nhắc tôi lên, tay hữu Chúa đã hành động mãnh liệt. Tôi
không chết, nhưng tôi sẽ sống, và tôi sẽ loan truyền công cuộc của Chúa. Chúa sửa
trị, Chúa sửa trị tôi, nhưng Người đã không nạp tôi cho tử thần. - Ðáp.
3)
Phiến đá mà những người thợ xây loại bỏ, đã biến nên tảng đá góc tường. Việc đó
đã do Chúa làm ra, việc đó kỳ diệu trước mắt chúng ta. Ðây là ngày Chúa đã thực
hiện, chúng ta hãy mừng rỡ hân hoan về ngày đó. - Ðáp.
Bài
Ðọc II: 1 Ga 5, 1-6
"Mọi
cái sinh ra bởi Thiên Chúa đều chiến thắng thế gian".
Trích
thư thứ nhất của Thánh Gioan Tông đồ.
Các
con thân mến, ai tin rằng Ðức Giêsu là Ðấng Kitô, thì kẻ ấy sinh bởi Thiên
Chúa, và ai yêu mến Ðấng sinh thành, thì cũng yêu mến kẻ sinh ra bởi Ðấng đó. Cứ
dấu này chúng ta nhận biết rằng chúng ta yêu mến con cái Thiên Chúa, là khi
chúng ta yêu mến Thiên Chúa và thực hành các giới răn Người. Vì chưng, lòng yêu
mến Thiên Chúa là chúng ta tuân giữ giới răn Người, và giới răn của Người không
nặng nề.
Vì
những gì sinh bởi Thiên Chúa đều chiến thắng thế gian, và đây là cuộc thắng trận
thế gian, là chính đức tin của chúng ta. Ai là người chiến thắng thế gian, nếu
không phải là người tin rằng Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa? Ðấng đã đến nhờ nước
và máu, chính là Ðức Giêsu Kitô, không phải trong nước mà thôi, nhưng trong nước
và máu nữa, có Thánh Thần làm chứng rằng Chúa Kitô là chân lý.
Ðó
là lời Chúa.
Alleluia:
Ga 20, 29
Alleluia,
alleluia! - Chúa phán: "Tôma, vì con đã xem thấy Thầy, nên con đã tin.
Phúc cho những ai đã không thấy mà tin". - Alleluia.
Phúc
Âm: Ga 20, 19-31
"Tám
ngày sau Chúa Giêsu hiện đến".
Tin
Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Vào
buổi chiều ngày thứ nhất trong tuần, những cửa nhà các môn đệ họp đều đóng kín,
vì sợ người Do-thái, Chúa Giêsu hiện đến, đứng giữa các ông và nói rằng:
"Bình an cho các con". Khi nói điều đó, Người cho các ông xem tay và
cạnh sườn Người. Bấy giờ các môn đệ vui mừng vì xem thấy Chúa. Chúa Giêsu lại
phán bảo các ông rằng: "Bình an cho các con. Như Cha đã sai Thầy, Thầy
cũng sai các con". Nói thế rồi, Người thổi hơi và phán bảo các ông:
"Các con hãy nhận lấy Thánh Thần, các con tha tội ai, thì tội người ấy được
tha. Các con cầm tội ai, thì tội người ấy bị cầm lại". Bấy giờ trong Mười
hai Tông đồ, có ông Tôma gọi là Ðiđymô, không cùng ở với các ông, khi Chúa
Giêsu hiện đến. Các môn đệ khác đã nói với ông rằng: "Chúng tôi đã xem thấy
Chúa". Nhưng ông đã nói với các ông kia rằng: "Nếu tôi không nhìn thấy
vết đinh ở tay Người, nếu tôi không thọc ngón tay vào lỗ đinh, nếu tôi không thọc
bàn tay vào cạnh sườn Người, thì tôi không tin".
Tám
ngày sau, các môn đệ lại họp nhau trong nhà và có Tôma ở với các ông. Trong khi
các cửa vẫn đóng kín, Chúa Giêsu hiện đến đứng giữa mà phán: "Bình an cho
các con". Ðoạn Người nói với Tôma: "Hãy xỏ ngón tay con vào đây, và
hãy xem tay Thầy; hãy đưa bàn tay con ra và xỏ vào cạnh sườn Thầy; chớ cứng
lòng, nhưng hãy tin". Tôma thưa rằng: "Lạy Chúa con, lạy Thiên Chúa của
con!" Chúa Giêsu nói với ông: "Tôma, vì con đã xem thấy Thầy, nên con
đã tin. Phúc cho những ai đã không thấy mà tin".
Chúa
Giêsu còn làm nhiều phép lạ khác trước mặt các môn đệ, và không có ghi chép
trong sách này. Nhưng các điều này đã được ghi chép để anh em tin rằng Chúa
Giêsu là Ðấng Kitô, Con Thiên Chúa, và để anh em tin mà được sống nhờ danh Người.
Ðó
là lời Chúa.
Suy
Niệm: Hội Thánh Của Chúa Sống Lại
Sau
khi sống lại, Chúa Yêsu, Chúa Yêsu không còn hiện diện hữu hình ở trần gian nữa.
Người còn hiện ra nhiều lần cho môn đệ xem thấy mà tin. Nhưng đó chỉ là những
lúc họa hiếm và mau qua. Từ nay cách thức hiện diện thường xuyên của Người với
chúng ta là Thánh Thể và Hội Thánh. Ðó là hai bí tích hiểu theo nghĩa rộng để
Người ở với chúng ta hằng ngày. Hội Thánh được gọi là Thân Thể của Chúa Kitô và
Thánh Thể chính là thịt máu Người. Thế nên sau lễ Phục sinh, Phụng vụ kéo mắt
chúng ta nhìn vào Hội Thánh, nơi chúng ta có thể gặp gỡ Chúa để hiểu biết, yêu
mến, bắt chước Người nhiều hơn. Và cũng trong Hội Thánh, chúng ta được tiếp xúc
với Thánh Thể để nhận lấy sức sống Chúa muốn ban cho chúng ta. Như vậy, suy
nghĩ về Hội Thánh phải là thao thức của chúng ta trong mùa Phục sinh này. Và
người ta có thể suy nghĩ từ ngoài đi vào hoặc từ trong đi ra. Hôm nay chúng ta
hãy theo thứ tự các bài đọc Kinh Thánh trong Thánh lễ để tìm hiểu Hội Thánh từ
ngoài vào trong, từ hiện tượng khả giác vào tới mầu nhiệm thâm sâu. Và chúng ta
sẽ thấy giáo xứ và giáo phận chúng ta còn thiếu sót nhiều quá để xứng đáng là Hội
Thánh của Chúa Kitô Phục sinh.
1.
Một Hội Thánh Sống Xã Hội
Bài
sách Công vụ Tông đồ hôm nay họa lại cho chúng ta một hình ảnh về Hội Thánh thời
các tông đồ ở Yêrusalem. Ðây chỉ là một trong mấy bức họa hiếm hoi về Hội Thánh
ấy. Còn 2, 3 bức họa nữa cũng ở trong sách Công vụ Tông đồ này. Và nếu được
phép căn cứ vào câu đầu tiên của sách này mô tả đời sống của Hội Thánh ở thời bấy
giờ: chuyên cần với giáo huấn của các tông đồ, sự hiệp thông, việc bẻ bánh và
kinh nguyện (2,42) thì bức họa của đoạn sách Công vụ hôm nay là bức họa thứ
hai, nói về sự hiệp thông của cộng đoàn dân Chúa.
Quả
vậy, chính câu đầu tiên đã nói lên chủ đề: " Ðoàn lũ những kẻ tin chỉ có một
tấm lòng, một linh hồn". Ðể mô tả sự hiệp thông thắm thiết giữa mọi người
giữa mọi người nên một ấy, đoạn sách hôm nay nói rằng: "Không một người
nào nói là mình có của gì riêng, nhưng đối với họ mọi sự đều là của
chung".
Nhiều
người đã vịn vào câu văn này để khẳng định Hội Thánh thời bấy giờ thi hành điều
mà bây giờ thi hành điều mà bây giờ người ta gọi là "cộng sản", và Hội
Thánh đã cộng sản trước cộng sản. Thiết tưởng không nên có những lời nói như vậy
vì những lời nói thế chẳng đẹp lòng ai cả và chỉ tỏ ra đọc sách Công vụ rất hời
hợt.
Hôm
nay chúng ta cứ thử về nhà đọc lại đoạn sách này. Thánh Luca không cho chúng ta
nhiều yếu tố để quả quyết gì về tổ chức xã hội của cộng đoàn dân Chúa thời bấy
giờ. Người chỉ cho chúng ta một cái nhìn đạo đức về thái độ của các tín hữu đối
với nhau. Nếu được phép tưởng tượng thì chúng ta có thể nghĩ rằng: thời ấy tín
hữu của Chúa sống như mọi người về mặt xã hội kinh tế. Họ không hề có ý tưởng
làm thành "một quốc gia ở trong một quốc gia", nghĩa là tổ chức với
nhau một hệ thống sản xuất hay kinh tế riêng biệt. Họ chỉ khác đồng bào chung
quanh ở chỗ là tin Chúa. Và vì chưa biết Chúa đủ, nên họ chuyên cần đến nghe lời
của các Tông đồ trong các buổi họp chung. Ở đó họ được dẫn giải thêm về đạo lý,
được cầu nguyện chung, được bẻ bánh chung, khiến họ được mật thiết kết hợp với
Chúa và cùng Người làm nên một thân thể. Rồi chính khi ấy họ đã nhận ra mình là
chi thể của nhau, là anh em con một Cha, một Chúa. Thế là một đức tin, một
Thánh Thể để kết họ nên một với nhau trong tình mến. Họ thấy không được phép để
cho ai trong anh em thiếu thốn nữa, nếu đang khi ấy họ có nhiều của cải hơn. Thế
là như Barnaba, họ đem bán của riêng, đem huê lợi đến cho các tông đồ để chia sẻ
cho anh em tùy theo nhu cầu.
Tất
cả như vậy đã xảy ra từ một động lực bên trong. Việc hiệp thông với Chúa đã dẫn
sang ý thức phải hiệp thông với nhau; và không thể hiệp thông chân thật với anh
em khi có của mà để anh em túng thiếu. Ðó hoàn toàn là đạo đức chứ không phải cộng
sản gì! Nhưng là đạo đức chân thật, biết và dám thi hành những đòi hỏi của niềm
tin và lòng mến. Kẻ không đạo đức được như vậy cũng không thể có những hành động
như thế.
Sách
Công vụ ngay sau đoạn văn hôm nay đã kể chuyện vợ chồng Ananya và Saphyra. Hai
người cùng bàn nhau đem bán một thửa đất riêng, rồi đem một phần tiền đến nói với
thánh Phêrô: đó là tất cả số tiền bán được. Họ tưởng lừa được Phêrô. Nhưng họ
quên Thánh Thần bấy giờ ở với Phêrô một cách rất đặc biệt. Phêrô bảo hai người:
cớ sao đồng tình và đồng lõa ăn gian nói dối? Ai bắt phải bán đất đi? Và ai buộc
phải đem lại tất cả số tiền?
Rồi
câu chuyện thế nào, mọi người đã rõ. Ở đây chúng ta chỉ cần lưu ý: mấy lời của
Phêrô làm cho chúng ta hiểu việc các tín hữu buổi đầu "không nói là mình
có của gì riêng, nhưng đối với họ mọi sự đều là của chung". Ý nghĩa như thế
nào? Ðó là một sự tự nguyện, phát xuất từ tinh thần hiệp thông xây trên một niềm
tin chung; chứ không phải là một tổ chức xã hội có tính cách hành chánh.
Sự
tự nguyện này vẫn còn tồn tại trong Hội Thánh ở nơi các cộng đoàn tu sĩ... Nó
còn là đòi hỏi của Tin Mừng mà nhiều khi chúng ta không dám nghĩ tới. Vẫn biết
hoàn cảnh đã thay đổi; xã hội đã biến chuyển; con cái Chúa không bao giờ
"làm thành một Nước ở trong một Nước" để có nếp sống xã hội riêng;
nhưng đang khi sống tốt thể chế xã hội của Nước mình, họ luôn phải nhớ đòi hỏi
của Tin Mừng buộc họ phải sống hiệp thông với anh em. Và như vậy họ không được
để anh em túng thiếu khi họ đang có của. Ðó là ý nghĩa cụ thể của đạo Bác ái.
Và đó cũng là một trong những lý do của việc dâng tiền trong thánh lễ. Cử chỉ
này không thể nào không gợi lên nếp sống hiệp thông chia sẻ mà bài sách Công vụ
hôm nay nói về Hội Thánh thời các Tông đồ.
Thiết
tưởng, lương tâm chúng ta còn bị chất vấn nhiều về vấn đề này. Nhưng nếu chúng
ta muốn có thiện chí làm tốt hơn thì chúng ta phải đào sâu đức tin hơn, vì như
đã nói, nếp sống hiệp thông kia đã phát xuất từ niềm tin mới mẻ. Bài thư Yoan
có nhiều yếu tố quý báu giúp chúng ta làm công việc này.
2.
Một Hội Thánh Sống Ðức Tin
Chúng
ta có thể nghĩ đoạn thư này rời rạc và thiếu chặt chẽ. Nhưng nếu nắm được ý của
thánh Yoan, chúng ta sẽ thấy đây là những tư tưởng rất quan trọng. Người muốn
nói với những kẻ có đức tin để xác định niềm tin của họ phải như thế nào và có
những hệ luận nào trong đời sống cụ thể.
Sánh
với bài sách Công vụ trên đây, chúng ta có thể nói thánh Yoan đã đi từ trong ra
đến ngoài đang khi thánh Luca đi từ ngoài vào trong. Tác giả sách Công vụ mô tả
nếp sống xã hội của cộng đoàn dân Chúa; còn tác giả bài thư tìm hiểu động lực của
nếp sống này.
Ðó
là niềm tin mới, chưa gặp thấy nơi một xã hội loài người nào. Người tín hữu
khác mọi người ở chỗ tin Yêsu là Ðức Kitô. Muốn thấy tính cách mới mẻ của niềm
tin này, chúng ta phải trở về thời các tông đồ, hay phải nhìn sang lương dân.
Ngoài các tín hữu ra, ai có thể có một ý tưởng như thế? Tin Yêsu là Ðức Kitô có
nghĩa là tin Thiên Chúa đã thi hành kế hoạch cứu nhân độ thế của Người nơi con
người và đời sống của Yêsu người thành Nadarét. Là tin Thiên Chúa yêu thương
loài người đến độ đang khi chúng ta còn là tội nhân thù nghịch đã ban Con Một
Người làm hy lễ đền tội chúng ta. Mà không phải chỉ đền và tha tội, nhưng còn
nhờ cuộc Tử nạn Phục sinh của Ðức Kitô, cho chúng ta được tái sinh bởi Thiên
Chúa để làm con cái Người. Một niềm tin như vậy đã ám tàng công nhận Ðức Yêsu
là Con Thiên Chúa, vì nếu không, Yêsu sẽ chỉ là một sứ giả, một dụng cụ đặc biệt
của Thiên Chúa, khiến niềm tin của chúng ta sẽ chẳng mới mẻ gì, vì đã thiếu gì
người tự xưng là tiên tri của thượng đế sai đến với loài người.
Ðức
tin của chúng ta thì khác. Nó mới sánh với mọi suy nghĩ và tin tưởng của loài
người, vì nó khẳng định Yêsu là Con Thiên Chúa đã đến cứu loài người khiến ai
tin thì được sinh lại bởi Thiên Chúa và được làm con cái Chúa. Ðó là nội dung đức
tin mới.
Nó
chân thật vì có nền tảng vững vàng. Ai chối bỏ được việc Ðức Yêsu Kitô đã đến?
Không những Người đã đến nhờ Nước và Máu, mà có Thánh Thần làm chứng. Không những
Người đã đến nhờ nước sống Yorđan khi chịu Yoan rửa, mà còn nhờ đến máu chảy ra
trên Thập giá. Nhất là khi ở trên cây gỗ này, Người đã để Máu và Nước chảy ra từ
cạnh sườn để từ nay Hội Thánh có Nước Rửa tội và có Máu Thánh Thể ban ơn tha thứ
tội lỗi và sự sống thần linh mới cho loài người. Nhưng tất cả cuộc đời của Ðức
Kitô từ khi nhận nước rửa ở sông Yorđan đến khi chảy máu ra trên Thập giá, cũng
như tất cả các bí tích Thánh tẩy và Thánh Thể trong Hội Thánh làm cho người ta
được ơn tha thứ và có sự sống mới, tất cả những điều ấy có giá trị chân thật
đáng tin là vì cuối cùng có Chúa Thánh Thần đã đến làm chứng cho sự nghiệp của
Ðức Kitô và sức sống của Hội Thánh. Ðức tin của chúng ta đi từ cơ sở các việc
đã xảy ra trong cuộc đời của Ðức Kitô và của Hội Thánh mà đã được Thánh Thần
làm chứng, nên là đức tin chân thật và vững vàng, khiến chúng ta thật là những người
có phúc.
Thánh
Yoan, trong đoạn thư này, nói đến cái phúc của người tín hữu là họ đã thắng được
thế gian. Họ là những người tin vào ơn cứu độ của Thiên Chúa nơi Ðức Yêsu Kitô
thì họ được sinh làm con cái Thiên Chúa. Và như vậy họ không thuộc về thế gian
nữa. Họ đã được giải thoát ra khỏi ách thống trị của thế gian tức là của sức mạnh
thù nghịch với Thiên Chúa và con người. Họ được nên giống như Ðức Yêsu Kitô giờ
đây đã sống lại, không còn gì có thể cầm giữ được nữa, kể cả tử thần là kẻ thù
cuối cùng của con người. Nói cách khác, tín hữu nhờ đức tin bây giờ tuy còn sống
trong thế gian, nhưng không thuộc về thế gian và lệ thuộc thế gian nữa. Họ đã
chiến thắng thế gian nhờ đức tin. Họ đã thuộc về Chúa và trở nên con cái Chúa.
Như
vậy họ phải sống sự sống của Người, phải giữ lệnh truyền của Người, vì lệnh
truyền của Người chỉ là đòi hỏi của sự sống của Người. Yoan đã định nghĩa Thiên
Chúa là tình yêu: Tình yêu là sự sống của Thiên Chúa; thì chính Yoan cũng nói lệnh
truyền của Người là chúng ta hãy yêu mến nhau. Ðó là điều mà trong đoạn thư hôm
nay Yoan đã viết: phàm ai yêu mến đấng sinh thành, tức là Thiên Chúa, tất phải
yêu mến kẻ bởi Chúa mà sinh ra, tức là các con cái Thiên Chúa. Và lệnh truyền
đó không nặng nề, vì như Augustinô nói: "Khi người ta yêu thì hoặc không
thấy gì nặng nề, hoặc có thấy thì cũng yêu sự nặng nề ấy khiến nó không còn nặng
nề nữa". Do đó nền tảng và động lực của nếp sống hiệp thông trong Hội
Thánh là niềm tin và lòng mến, mà bài Tin Mừng hôm nay cho chúng ta biết đã
phát xuất từ đâu.
3.
Một Hội Thánh Của Chúa Sống Lại
Chúng
ta biết bài Tin Mừng này đến nỗi chỉ cần nghe nhắc tới tên Tôma là chúng ta có
thể thuật lại rành rẽ. Nhưng có lẽ chúng ta đã đồng hóa nội dung của nó với
lòng cứng tin của Tôma, làm như thế, bài Tin Mừng hôm nay chỉ muốn nói xấu vị
Tông đồ này. Không thể như vậy, vì nếu như vậy thì đoạn văn này không còn phải
là Tin Mừng nữa.
Yoan
đã ghi lại câu chuyện Chúa hiện ra cho các tông đồ và Tôma là để chúng ta tin
và bởi tin thì chúng ta được sống, tức là được hạnh phúc. Người muốn nói đến
nguồn gốc đức tin của chúng ta. Người đi sâu và đi vào trong hơn bài Thánh Thư
và bài sách Công vụ.
Chẳng
riêng gì Tôma, mọi môn đồ khi ấy đều chưa tin. Vì thế họ mới đóng cửa nhà, vì sợ
người Dothái. Nhưng Ðức Yêsu bổng dưng đã đến đứng giữa họ, bất chấp cửa đóng
then cài. Người phải ban bình an trấn tỉnh họ. Rồi Người cho họ thấy các thương
tích của Người. Họ liền mừng rỡ vì thấy ngay là Thầy mình đã sống lại. Chính sự
sống lại của Người khiến họ được vui mừng. Chính mầu nhiệm Phục sinh là Tin Mừng.
Và Tin Mừng này, chính Ðức Yêsu đã mang đến khi hiện ra và cho họ thấy các
thương tích của Người. Người thật là đấng khơi nguồn và viên thành đức tin của
Hội Thánh.
Tôma
là một trong các tông đồ và sẽ là một trong các cột trụ để Hội Thánh vươn lên.
Ông có quyền đòi hỏi được như các bạn đồng nghiệp, và chúng ta cũng buộc Tôma
phải được như vậy để đức tin của chúng ta có cơ sở vững vàng. Do đó thật là vì
chúng ta mà Yoan thuật lại câu chuyện về Tôma để minh chứng rõ ràng đức tin của
chúng ta bắt nguồn từ việc các Tông đồ được thấy Chúa hiện ra với thương tích của
Người, hầu mọi người biết Ðấng chịu nạn đã sống lại thật. Ðó là Tin Mừng cho mọi
người; vì như vậy là bằng chứng "thế gian", tức là sức mạnh thù nghịch
Thiên Chúa và con người đã bị đánh bại, để từ nay ai tin vào Ðức Kitô Phục sinh
sẽ chiến thắng thế gian, sẽ được ơn tha tội và có sự sống mới. Và những người
như vậy sẽ tạo nên một nét mới mẻ trong đời sống xã hội con người.
Sách
Công vụ hôm nay đề cao nét sống mới mẻ này khi mô tả việc hiệp thông ở trong Hội
Thánh. Thư Yoan tìm hiểu động lực của hiện tượng đó nơi đức tin, và bài Tin Mừng
cho thấy Ðấng khơi nguồn đức tin ấy là Ðức Yêsu sống lại đã hiện ra với các môn
đồ.
Chúng
ta giờ đây nhờ đức tin các tông đồ truyền cho sắp được tiếp xúc với Ðức Kitô sống
lại, trong mầu nhiệm bàn thờ. Chúng ta hãy có lòng tin và lòng mến của Tôma để
kêu lên: "Lạy Chúa tôi và là Thiên Chúa của tôi". Lòng tin và mến ấy
chỉ chân thật nếu chúng ta nêu gương các tín hữu tiên khởi mà sống hiệp thông với
nhau trong việc cầu nguyện, bẻ bánh, nhưng cũng phải có trong đời sống xã hội nữa.
Chỉ khi đó chúng ta mới làm cho giáo xứ và giáo phận chúng ta được nên giống Hội
Thánh của các Tông đồ, tức là Hội Thánh của chính Ðức Yêsu Kitô đã sống lại.
(Trích
dẫn từ tập sách Giải Nghĩa Lời Chúa
của
Ðức cố Giám Mục Bartôlômêô Nguyễn Sơn Lâm)
LỜI CHÚA MỖI NGÀY
Chủ
Nhật II Phục Sinh,
Năm B
Bài
đọc:
Acts 4:32-35; I Jn 5:1-6; Jn 20:19-31.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Hậu quả của niềm tin vào Chúa sống lại.
Tin thế nào sống thế ấy: Nếu không tin vào sự sống lại, con người sẽ chỉ biết sống
theo những giá trị đời này; nhưng nếu tin vào sự sống lại của Đức Kitô, con người
sẽ sống theo những giá trị mà Ngài răn dạy. Niềm tin vào sự sống lại không những
giúp con người vượt qua những đau khổ của cuộc sống, mà còn biết giúp con người
biết tuân giữ những gì Chúa dạy.
Các Bài Đọc hôm nay cho thấy sự quan trọng của niềm tin vào sự sống lại của Đức
Kitô. Trong Bài Đọc I, niềm tin vào Chúa phục sinh giúp các tín hữu đầu tiên biết
yêu thương nhau; họ bỏ mọi sự làm của chung, để không ai phải thiếu thốn gì cả.
Trong Bài Đọc II, tác giả Thư Gioan I, xác nhận: Ai yêu mến Thiên Chúa, cũng
yêu mến Đức Kitô, Con Thiên Chúa; và nếu ai yêu mến Thiên Chúa, cũng thắng thế
gian, vì thế gian từ chối không nhận biết Ngài. Trong Phúc Âm, tác giả tường
thuật hai lần Chúa Giêsu hiện ra với các môn đệ: Lần đầu không có sự hiện diện
của Thomas, Chúa ban bình an và sai các ông đi rao giảng Tin Mừng cho mọi người.
Lần thứ hai, Chúa hiện đến với các tông đồ và có sự hiện diện của Thomas. Ngài
thách thức ông hãy xỏ ngón tay ông vào các lỗ đinh đóng của Ngài, để ông tin
Chúa vẫn sống.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/
Bài đọc I:
Sức mạnh của niềm tin vào Chúa sống lại
1.1/
Các tín hữu bỏ mọi sự làm của chung: Chủ nghĩa cộng sản mơ ước có được một mô hình lý tưởng
này; nhưng họ đã thất vọng ê chề, vì con người có thói quen vơ vét. Họ dám lấy
ngay cả của chung để làm của riêng. Mấy chục năm qua, người cộng sản chẳng những
đã không thực hiện được mơ ước “thiên đàng trần gian;” mà còn làm cho những bất
công xã hội ra nặng nề hơn.
Trình thuật của Sách TĐCV đề cập tới mô hình lý tưởng của cộng đòan các tín hữu
đầu tiên: “Các tín hữu thời bấy giờ đông đảo, mà chỉ có một lòng một ý. Không một
ai coi bất cứ cái gì mình có là của riêng, nhưng đối với họ, mọi sự đều là của
chung.” Để làm được điều này, các tín hữu phải có niềm tin vững mạnh nơi sự
quan phòng của Thiên Chúa và nhất là niềm tin vào Đức Kitô sống lại. Nếu Thiên
Chúa đã quan phòng mọi sự, tại sao phải lo lắng đến ngày mai? Nếu Đức Kitô đã
chinh phục sự chết, còn uy quyền nào lớn hơn uy quyền của Thiên Chúa? Nhờ quyền
năng mạnh mẽ Thiên Chúa ban, các Tông Đồ làm chứng Chúa Giêsu đã sống lại. Và
Thiên Chúa ban cho tất cả các ông dồi dào ân sủng.
1.2/
Mọi người đều có đủ dùng: “Trong cộng đoàn, không ai phải thiếu thốn, vì tất cả những người
có ruộng đất nhà cửa, đều bán đi, lấy tiền, đem đặt dưới chân các Tông Đồ. Tiền
ấy được phân phát cho mỗi người, tuỳ theo nhu cầu.” Lý do chính giúp các tín hữu
đầu tiên có thể làm được chuyện này là niềm tin vào sự sống lại. Truyền thống
Do-thái tin hạnh phúc có được là chỉ ở đời này. Gần thời của Chúa, niềm tin vào
đời sau bắt đầu được đề cập đến, nhưng chưa rõ ràng lắm (Sách Daniel và
Macabbees). Khi Chúa Giêsu đến, Ngài làm sáng tỏ quan niệm này bằng dạy dỗ (Jn
6:39-40) và chứng minh bằng cái chết và sự phục sinh của Ngài. Nếu các tín hữu
tin có sự sống lại, họ sẽ không quyến luyến quá nhiều vào của cải vật chất nữa,
nhưng biết sống làm sao để đạt hạnh phúc đời sau.
Trong xã hội con người, bất công xã hội thường xảy ra: Người giầu có, có quá
nhiều, đến chỗ dư thừa; người nghèo khó, thiếu quá nhiều, đến nỗi hóa bần cùng.
Cả hai hạng người đều có lý do để biện minh cho mình. Người giầu đưa lý do: tôi
làm ăn lương thiện, không ăn cắp của ai, và xứng đáng được hưởng những gì do
tay tôi làm ra. Người nghèo trả lời: “Ở đời muôn sự của chung.” Tất cả là của
Thiên Chúa ban cho con người, và mọi người đều là con cái Thiên Chúa. Con người
không phải là chủ nhân, nhưng chỉ là quản lý của những của cải. Chúng tôi
nghèo, không phải vì chúng tôi lười biếng, nhưng vì không có cơ hội để làm ăn.
Hãy cho chúng tôi cơ hội, chưa chắc chúng tôi đã túng nghèo như vậy. Thực ra, để
giải quyết bất công xã hội và cho mọi người có cơ hội đồng đều, Thiên Chúa đã
thiết lập năm Jubilee, xảy ra mỗi 50 năm (x/c Lev 25). Trong năm này, mọi ruộng
đất tài sản phải được trả về cho chủ nhân cũ, vì quá túng nghèo mà phải bán đi.
Mục đích của năm này là để mọi người đều có cơ hội làm lại cuộc đời.
2/
Bài đọc II:
Yêu mến Thiên Chúa và thi hành các điều răn của Người.
2.1/
Ai yêu mến Thiên Chúa, cũng yêu mến Đức Kitô: Có một sự hợp lý tòan vẹn trong
đạo lý của Đức Kitô: Ai yêu Thiên Chúa, người đó cũng phải yêu những kẻ được Đấng
ấy sinh ra, các con Thiên Chúa; cách riêng: Đức Giêsu Kitô. Vì thế, khi người
nào nói mình yêu Thiên Chúa, người ấy cũng phải yêu Đức Kitô và tha nhân. Chúa
Giêsu đã từng tranh luận với người Do-thái về điểm này khi Ngài nói: “Giả như
Thiên Chúa là Cha các ông, hẳn các ông phải yêu mến tôi, vì tôi phát xuất từ
Thiên Chúa và bởi Thiên Chúa mà đến. Thật thế, tôi không tự mình mà đến, nhưng
chính Người đã sai tôi” (Jn 8:42).
Yêu Thiên Chúa không chỉ bằng lời nói, nhưng phải biểu tỏ bằng việc làm. Thánh
Gioan khuyên nhủ các tín hữu: “Căn cứ vào điều này, chúng ta biết được mình yêu
thương con cái Thiên Chúa: đó là chúng ta yêu mến Thiên Chúa và thi hành các điều
răn của Người. Quả thật, yêu mến Thiên Chúa là tuân giữ các điều răn của Người.
Mà các điều răn của Người có nặng nề gì đâu.”
2.2/
Ai tin vào Đức Kitô là thắng thế gian: Để hiểu điều này, chúng ta cần phải phân biệt các ý
nghĩa khác nhau khi Gioan nói về thế gian (ko,smoj): (1) thế gian là
trái đất, nơi con người sinh sống; (2) tất cả con người, nhất là những người chống
lại Thiên Chúa; (3) cách sống hay tiêu chuẩn giá trị của thế gian, nhất là những
tiêu chuẩn đối nghịch với Thiên Chúa; và (4) đồ trang sức (1 Pe 3.3). Theo văn
mạch, tác giả có lẽ ám chỉ theo nghĩa (3) của thế gian ở đây: “Ai là kẻ thắng
được thế gian, nếu không phải là người tin rằng Đức Giêsu là Con Thiên Chúa?
Chính Đức Giêsu Kitô là Đấng đã đến, nhờ nước và máu; không phải chỉ trong nước
mà thôi, nhưng trong nước và trong máu. Chính Thần Khí là chứng nhân, và Thần
Khí là sự thật.” Những người chống Thiên Chúa là những người không tin Đức Kitô
được Thiên Chúa sai đến, hay những người chỉ tin vào thiên tính, hay vào nhân
tính của Người. Hơn nữa, Gioan còn nhấn mạnh: “Và điều làm cho chúng ta thắng
được thế gian, đó là lòng tin của chúng ta.”
3/
Phúc Âm:
Phúc thay những người không thấy mà tin.
3.1/
Chúa Giêsu hiện ra với các Tông đồ, lúc không có Thomas.
(1) Bình an của Chúa Giêsu: Sự lo lắng và sợ sệt làm con người bất an, như trình
thuật kể tâm trạng của các tông đồ vào những ngày sau khi Chúa chết: “Vào chiều
ngày ấy, ngày thứ nhất trong tuần, nơi các môn đệ ở, các cửa đều đóng kín, vì
các ông sợ người Do-thái.” Đang khi các ông hoảng hốt lo sợ như thế, Đức Giêsu
biết rõ các ông cần điều gì nhất. Ngài đến, đứng giữa các ông và nói:
"Bình an cho anh em! Nói xong, Người cho các ông xem tay và cạnh sườn. Các
môn đệ vui mừng vì được thấy Chúa.”
Bình an các ông có được là nhờ tin Đức Kitô sống lại. Các ông tưởng sẽ không bao
giờ còn được nhìn thấy Ngài nữa, và còn đang bị khủng hoảng bởi những việc mới
xảy ra; nhưng giờ đây các ông vui mừng vì được thấy Ngài bằng xương bằng thịt.
Hơn nữa, Ngài còn chứng minh cho các ông biết tất cả những gì Ngài đã nói với
các ông là sự thật, tất cả những gì Ngài tiên báo về Cuộc Khổ Nạn của Ngài đều
hiện thực. Sự hiện diện của Đức Kitô mang lại cho các ông sự bình an đích thực
trong tâm hồn, vì Ngài bảo đảm cho các ông uy quyền và tình yêu của Thiên Chúa,
được biểu lộ qua Đức Kitô.
(2) Lệnh được sai đi: Khi Đức Kitô chọn các tông đồ, Ngài muốn các ông tiếp tục
thi hành sứ vụ Ngài đã khởi sự; nên Người lại nói với các ông: “"Bình an
cho anh em! Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em." Nói xong,
Người thổi hơi vào các ông và bảo: "Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. Anh em
tha tội cho ai, thì người ấy được tha; anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm
giữ."” Sự bình an các tông đồ có được, không phải chỉ do sự hiện diện của
Đức Kitô, nhưng còn do sự hiện diện và quyền năng của Thánh Thần, mà Đức Kitô
đã thổi hơi vào các tông đồ. Với sự bình an và quyền năng của Thánh Thần, Ngài
sai các ông đi rao giảng Tin Mừng. Trước đây, sự lo lắng và sợ hãi làm cho các
ông không dám sống và làm chứng cho sự thật; nhưng giờ đây, sau khi đã cảm nhận
được sự bình an qua niềm tin vào Chúa sống lại và sức mạnh của Thánh Thần; các
tông đồ mở tung cửa đi vào thế giới và làm chứng cho Đức Kitô. Các ông biết nếu
Đức Kitô đã chinh phục kẻ thù ghê gớm nhất là sự chết, còn gì phải sợ nữa.
3.2/
Chúa Giêsu hiện ra với các Tông đồ, có cả Thomas.
(1) Sự cứng lòng của Thomas: “Một người trong Nhóm Mười Hai, tên là Thomas,
cũng gọi là Didymus, không ở với các ông khi Đức Giêsu đến. Các môn đệ khác nói
với ông: "Chúng tôi đã được thấy Chúa!" Ông Thomas đáp: "Nếu tôi
không thấy dấu đinh ở tay Người, nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh và không
đặt bàn tay vào cạnh sườn Người, tôi chẳng có tin."
Chúng ta đừng vội trách Thomas, vì các
tông đồ khác cũng từng cứng lòng như ông khi họ chưa nhìn thấy Chúa. Tuy nhiên,
cách thức “khi nhìn thấy mới tin” chỉ là một trong nhiều cách thức con người
dùng để tin một điều là sự thật.
(2) Phản ứng của Thomas khi nhìn thấy Chúa: "Tám ngày sau, các môn đệ của
Đức Giêsu lại có mặt trong nhà, có cả ông Thomas ở đó với các ông. Các cửa đều
đóng kín. Đức Giêsu đến, đứng giữa các ông và nói: "Bình an cho anh
em." Rồi Người bảo ông Thomas: "Đặt ngón tay vào đây, và hãy nhìn xem
tay Thầy. Đưa tay ra mà đặt vào cạnh sườn Thầy. Đừng cứng lòng nữa, nhưng hãy
tin."
Ông Thomas thưa Người:
"Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con!" Đức Giêsu bảo: "Vì
đã thấy Thầy, nên anh tin. " Lời thưa của Thomas không đơn thuần chỉ là niềm
tin vào Chúa sống lại; nhưng là lời tuyên xưng Đức Kitô là Thầy và là Thiên
Chúa của ông. Tin khi đã thấy là cách thức thấp nhất con người dùng khi muốn
tin điều gì là thật; nhưng Chúa Giêsu muốn nhấn mạnh đến những cách thức cao
hơn, khi Ngài nói: “Phúc thay những người không thấy mà tin!” Con người có thể
tin Thiên Chúa qua các việc Ngài làm trong vũ trụ, hay qua Kinh Thánh, hay qua
lời chứng của các chứng nhân. Lề Luật Do-thái chỉ đòi lời của 2 chứng nhân có
thế giá. Chúng ta đã có hàng triệu chứng nhân đã làm chứng cho sự phục sinh của
Thiên Chúa.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
- Tin thế nào, sống như vậy. Nếu chúng ta tin vào Đức Kitô, hãy sống những gì
Ngài dạy; đừng sống như những người chỉ tin vào cuộc sống đời này.
- Niềm tin vào sự phục sinh của Đức Kitô phải giúp chúng ta vượt qua những lo lắng,
buồn phiền, và sợ sệt của cuộc sống. Nếu một Thiên Chúa yêu thương chúng ta đến
độ ban cho chúng ta Người Con Một của Ngài, còn gì quí giá hơn có thể ban mà
Ngài từ chối không ban cho chúng ta. Nếu một Thiên Chúa uy quyền đến độ chinh
phục được kẻ thù ghê gớm nhất của con người là sự chết, chúng ta còn phải sợ
hãi gì nữa?
- Hãy đặt niềm tin hoàn toàn nơi Thiên Chúa, chúng ta mới có được sự bình an
đích thực của Ngài. Sự bình an này sẽ giúp chúng ta biết sống và làm chứng cho
Đức Kitô phục sinh.
Lm. Anthony ĐINH MINH TIÊN, OP.
12/04/15 CHÚA NHẬT TUẦN
2 PS – B
Kính Lòng Thương Xót Chúa
Ga 20,19-31
Kính Lòng Thương Xót Chúa
Ga 20,19-31
Suy niệm: Khi
Thầy Giê-su chịu đóng đinh và chết treo trên thập giá, các môn đệ bàng hoàng khiếp sợ,
không biết số phận của mình rồi sẽ ra sao. Bởi thế các ông vui sướng biết chừng
nào khi thấy Thầy mình đang sống đứng giữa các ông với vết thương trên tay,
chân và cạnh sườn, dấu chứng hùng hồn của sự phục sinh. Sự hiện diện của Chúa
trong lúc này quả là chiếc phao cứu nạn, dẫn dắt các ông từ chỗ sợ hãi thất
vọng đến tin tưởng phó thác. Các thánh tông đồ đã cảm nhận nơi chính mình và
cộng đoàn của mình tác động mạnh mẽ lạ lùng của Đấng phục sinh. Đó là Tin Mừng
cứu độ mà các ngài thấy mình co bổn phận phải làm chứng cho mọi người để “không một ai bị loại trừ khỏi
niềm vui mà Chúa Giê-su đem đến” (Chân phước Phao-lô VI).
Mời Bạn: Sống
giữa thế gian, người kitô cùng vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng như mọi
người khác. Tuy nhiên họ được kêu mời để tin và nhận ra Chúa Giêsu phục sinh
đang hiện diện và đồng hành với họ trong cuộc sống. Niềm tin này đem lại cho họ
niềm vui sâu xa và sức mạnh thiêng liêng để sống dấn thân, hy sinh quảng đại.
Đây chính là dấu chỉ thuyết phục để loan báo Tin Mừng.
Sống Lời Chúa: Tôi
sốt sắng kết hiệp với Chúa Ki-tô qua các bí tích và nhận ra Ngài hiện diện nơi
người nghèo khó để yêu thương và phục vụ họ.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, các môn đệ của Chúa rất vui
mừng khi được thấy Chúa. Xin cho chúng con nhận ra Chúa trong những lần Chúa
muốn âm thầm hiện đến và ban tặng niềm vui cho chúng con. Amen.
Vui
mừng vì thấy Chúa (12.4.2015 – Chúa nhật 2 Phục sinh, Năm B)
Suy Niệm
“Chúng tôi đã được thấy Chúa”
Ðó là tiếng reo vui ngây ngất của các môn đệ.
Thầy Giêsu, người đã bị đóng đinh, chết và chôn cất,
nay bất ngờ hiện đến, đứng giữa họ thật gần gũi.
Ðộng từ “thấy” được nhắc đến 6 lần trong bài Tin Mừng này.
Thấy Thầy vẫn như xưa, với những dấu đinh và vết đâm.
Nhưng Thầy cũng khác xưa, nên không dễ nhận ra ngay.
Maria Macđala cứ tưởng Thầy là người làm vườn.
Ðể thấy được Chúa phục sinh, cần có đức tin.
Ai tin mới thấy, và thấy để rồi tin hơn.
Ðó là tiếng reo vui ngây ngất của các môn đệ.
Thầy Giêsu, người đã bị đóng đinh, chết và chôn cất,
nay bất ngờ hiện đến, đứng giữa họ thật gần gũi.
Ðộng từ “thấy” được nhắc đến 6 lần trong bài Tin Mừng này.
Thấy Thầy vẫn như xưa, với những dấu đinh và vết đâm.
Nhưng Thầy cũng khác xưa, nên không dễ nhận ra ngay.
Maria Macđala cứ tưởng Thầy là người làm vườn.
Ðể thấy được Chúa phục sinh, cần có đức tin.
Ai tin mới thấy, và thấy để rồi tin hơn.
“Phúc cho ai không thấy mà tin”
Chúng ta vẫn tin bao điều mình không thấy.
Các bạn trẻ vẫn tin vào tình yêu, tình bạn.
Các đôi vợ chồng vẫn tin vào sự chung thủy của nhau,
dù chẳng ai thấy rõ hết lòng dạ con người.
Tin không phải là một hành vi mù quáng, phi lý.
Tin chẳng hề làm hạ giá con người.
Trái lại, chỉ con người mới biết tin và dám tin.
Nhờ tin, tôi không còn bị giam trong thế giới chật hẹp
của cân đo đong đếm, của vật chất khả giác,
nhưng được đưa vào một thế giới phong phú hơn nhiều:
thế giới của những ngôi vị tự do, của chính Thiên Chúa.
Tin là chấp nhận bấp bênh, là có thể bị lừa.
Nhưng nếu không tin thì không thể sống được.
Vấn đề là tôi phải biết tôi đã tin vào ai.
Chúng ta vẫn tin bao điều mình không thấy.
Các bạn trẻ vẫn tin vào tình yêu, tình bạn.
Các đôi vợ chồng vẫn tin vào sự chung thủy của nhau,
dù chẳng ai thấy rõ hết lòng dạ con người.
Tin không phải là một hành vi mù quáng, phi lý.
Tin chẳng hề làm hạ giá con người.
Trái lại, chỉ con người mới biết tin và dám tin.
Nhờ tin, tôi không còn bị giam trong thế giới chật hẹp
của cân đo đong đếm, của vật chất khả giác,
nhưng được đưa vào một thế giới phong phú hơn nhiều:
thế giới của những ngôi vị tự do, của chính Thiên Chúa.
Tin là chấp nhận bấp bênh, là có thể bị lừa.
Nhưng nếu không tin thì không thể sống được.
Vấn đề là tôi phải biết tôi đã tin vào ai.
Khủng hoảng lớn nhất là khủng hoảng niềm tin:
niềm tin vào Thiên Chúa và niềm tin vào con người.
Cả hai niềm tin nâng đỡ nhau và cho tôi hạnh phúc.
Ông Tôma không tin vào lời chứng của các bạn,
nên ông chậm tin vào việc Chúa phục sinh.
Khi Chúa giúp ông lấy lại niềm tin vào Chúa,
ông sẽ gắn bó hơn nhiều với cả tập thể.
niềm tin vào Thiên Chúa và niềm tin vào con người.
Cả hai niềm tin nâng đỡ nhau và cho tôi hạnh phúc.
Ông Tôma không tin vào lời chứng của các bạn,
nên ông chậm tin vào việc Chúa phục sinh.
Khi Chúa giúp ông lấy lại niềm tin vào Chúa,
ông sẽ gắn bó hơn nhiều với cả tập thể.
Chúng ta là những kẻ không thấy mà tin.
Không thấy bằng mắt thường,
nhưng vẫn thấy bằng con mắt đức tin.
Tin là một cách thấy nghiêm túc.
Người tin là người thấy bằng trái tim.
Họ thấy được Ðấng Vô Hình rõ hơn cả cái hữu hình.
Kitô hữu là người tin Chúa, nên cũng là người thấy Chúa.
Thấy Thiên Chúa hiện diện như người Cha nhân từ.
Thấy Ðức Giêsu là Con Thiên Chúa làm người trên trái đất,
sống chết chỉ vì say mê Cha và say mê con người
và đã sống lại để cho cuộc đời một ý nghĩa mới.
Thấy mọi người là con cái Cha và là anh em của nhau.
Không thấy bằng mắt thường,
nhưng vẫn thấy bằng con mắt đức tin.
Tin là một cách thấy nghiêm túc.
Người tin là người thấy bằng trái tim.
Họ thấy được Ðấng Vô Hình rõ hơn cả cái hữu hình.
Kitô hữu là người tin Chúa, nên cũng là người thấy Chúa.
Thấy Thiên Chúa hiện diện như người Cha nhân từ.
Thấy Ðức Giêsu là Con Thiên Chúa làm người trên trái đất,
sống chết chỉ vì say mê Cha và say mê con người
và đã sống lại để cho cuộc đời một ý nghĩa mới.
Thấy mọi người là con cái Cha và là anh em của nhau.
Dù những điều chúng ta tin thật là mầu nhiệm,
nhưng đó không phải là chuyện mơ hồ, viễn vông.
Thế giới hôm nay chỉ tin vào những người đã thấy.
Ước gì chúng ta dám mạnh dạn tin Chúa hơn,
để có thể thấy Chúa tỏ tường hơn
và giúp người khác thấy điều mình đã thấy.
nhưng đó không phải là chuyện mơ hồ, viễn vông.
Thế giới hôm nay chỉ tin vào những người đã thấy.
Ước gì chúng ta dám mạnh dạn tin Chúa hơn,
để có thể thấy Chúa tỏ tường hơn
và giúp người khác thấy điều mình đã thấy.
Cầu Nguyện
Lạy Chúa Giêsu phục sinh,
lúc chúng con tìm kiếm Ngài trong nước mắt,
xin hãy gọi tên chúng con
như Chúa đã gọi tên
chị Maria đứng khóc lóc bên mộ.
lúc chúng con tìm kiếm Ngài trong nước mắt,
xin hãy gọi tên chúng con
như Chúa đã gọi tên
chị Maria đứng khóc lóc bên mộ.
Lúc chúng con chán nản và bỏ cuộc,
xin hãy đi với chúng con trên dặm đường dài
như Chúa đã đi với hai môn đệ Emmau.
xin hãy đi với chúng con trên dặm đường dài
như Chúa đã đi với hai môn đệ Emmau.
Lúc chúng con đóng cửa vì sợ hãi,
xin hãy đến và đứng giữa chúng con
như Chúa đã đến đem bình an cho các môn đệ.
xin hãy đến và đứng giữa chúng con
như Chúa đã đến đem bình an cho các môn đệ.
Lúc chúng con cố chấp và xa cách anh em,
xin hãy kiên nhẫn và khoan dung với chúng con
như Chúa đã không bỏ rơi ông Tôma cứng cỏi.
xin hãy kiên nhẫn và khoan dung với chúng con
như Chúa đã không bỏ rơi ông Tôma cứng cỏi.
Lúc chúng con vất vả suốt đêm
mà không được gì,
xin hãy dọn bữa sáng cho chúng con ăn,
như Chúa đã nướng bánh và cá cho bảy môn đệ.
mà không được gì,
xin hãy dọn bữa sáng cho chúng con ăn,
như Chúa đã nướng bánh và cá cho bảy môn đệ.
Lạy Chúa Giêsu phục sinh,
xin tỏ mình ra
cho chúng con thấy Ngài mỗi ngày,
để chúng con tin là Ngài đang sống, đang đến,
và đang ở thật gần bên chúng con. Amen.
xin tỏ mình ra
cho chúng con thấy Ngài mỗi ngày,
để chúng con tin là Ngài đang sống, đang đến,
và đang ở thật gần bên chúng con. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Cao
Siêu, S.J
Hãy Nâng Tâm Hồn Lên
12
THÁNG TƯ
Đức
Tin Và Việc Làm
Vậy
thì, thế nào là trở nên một Kitôhữu? Câu trả lời: đó là tiếp tục đón nhận và chấp
nhận lời chứng của các Tông Đồ, các thị chứng nhân, về ơn cứu độ của chúng ta.
Đó là tin vào Đức Kitô với cùng một đức tin đã được khai sinh nơi các Tông Đồ
do những hành động và lời nói của Đấng Phục Sinh.
Tông
Đồ Gio-an viết: “Căn cứ vào điều này, chúng ta nhận ra rằng chúng ta biết Thiên
Chúa: đó là chúng ta tuân giữ các điều răn của Người. Ai nói rằng mình biết Người
mà không tuân giữ các điều răn của Người, đó là kẻ nói dối, và sự thật không ở
nơi người ấy. Còn hễ ai giữ lời Người dạy, nơi kẻ ấy tình yêu Thiên Chúa đã thực
sự nên hoàn hảo” (1Ga 2,3-5).
Vị
Tông Đồ đang nói về một đức tin sống động. Một đức tin sống động là một đức tin
đem lại hoa trái là những việc làm thiện hảo. Đó chính là những việc làm của
tình yêu. Đức tin sống động nhờ tình yêu của Thiên Chúa ở nơi chúng ta. Tình
yêu được diễn tả qua việc tuân giữ các điều răn. Cũng có thể không có mâu thuẫn
nào giữa sự hiểu biết (= tôi biết Người) và những hành động của một người tuyên
xưng Đức Kitô. Chỉ những ai hoàn thành đức tin của mình bằng những việc làm thiện
hảo mới là người ở lại trong sự thật.
-
suy tư 366 ngày của Đức Gioan Phaolô II -
Lm.
Lê Công Đức dịch
từ nguyên tác
LIFT
UP YOUR HEARTS
Daily
Meditations by Pope John Paul II
Lời Chúa Trong Gia
Đình
NGÀY
12-4
Chúa
Nhật II Phục Sinh. Cuối Tuần Bát Nhật Phục Sinh
Chúa
Nhật Về Lòng Thương Xót Của Thiên Chúa
Cv
4, 32-35; 1Ga 5, 1-6; Ga 20, 19-31.
LỜI
SUY NIỆM: “Vì đã thấy Thầy, nên anh tin. Phúc thay những
người không thấy mà tin.”
Chúa
Nhật về Lòng Thương Xót của Chúa. Nhắc cho mọi người trong nhân loại, đặt biệt
đối với các tín hữu của Chúa. Đối với Chúa, Người không muốn mất bất cứ một ai.
Tất cả đều được Người thương xót và cứu chuộc. Người hiện hiện với mỗi người dưới
một cách riêng của Người; miễn là người đó có để cho tình yêu thương và sự cứu
độ của Người đến với họ hay không.
Lạy
Chúa Giêsu. Chúng con nhờ Giáo Hội của Chúa, giảng dạy và dẫn lối để chúng con
ngày hôm nay có đức tin. Xin cho mọi thành viên trong gia đình chúng con luôn
tiếp tục học hỏi về Lời Chúa, để được chính Chúa soi dẫn chúng con đi.
Mạnh
Phương
12
Tháng Tư
Ra Ði Là Chết Trong
Lòng Một Ít
Phật
giáo Trung Hoa rất nhớ ơn và hãnh diện vì có thiền sư là Ðường Tam Tạng. Ông là
người đã có công vượt núi trèo non để đi Tây Trúc thỉnh Kinh đem về phổ biến
cho dân gian.
Truyện
Tây Du Ký đã ghi lại cuộc ra đi đầy gian nan của thầy Tam Tạng. Nhưng những
gian nan thử thách xảy đến cho thiền sư họ Ðường không phải chỉ là gai góc hiểm
trở của đoạn đường dài, mà chính là những tật xấu mà ba người môn đệ thân tín
nhất của thầy là hiện thân. Tôn ngộ Không, Trư Bát Giới và Sa Tăng, ba cái tên
này chính là ba nết xấu mà thiền sư họ Ðường cũng như bao người khác phải vượt
qua để đạt chính quả. Ba nết xấu đó là: lòng kiêu căng, lòng ham vật dục và
tính lười biếng.
Ra
đi là chết trong lòng một ít... Thiền sư họ Ðường có lẽ đã phải chiến đấu và hao
mòn vì những tham sân si trong lòng thầy.
Tin
Mừng cũng nhắc đến một cuộc ra đi: đó là cuộc ra đi của Chúa Giêsu. Ngài rời bỏ
quê hương để đi Galilêa. Galilêa chỉ cách Nagiarét vài chục cây số... Nhưng với
Chúa Giêsu cuộc trẩy đi này bao hàm một cuộc lột xác và từ bỏ trọn vẹn. Ngài từ
bỏ tất cả để vào sa mạc.
Ra
đi có nghĩa là ra khỏi chính mình và không quay nhìn lại phía sau. Ra đi tức là
chấp nhận chết đi trong lòng một ít.
Thánh
nữ Têrêxa Hài Ðồng Giêsu, mặc dù chưa một lần ra khỏi bốn bức tường của tu viện,
đã được Giáo Hội chọn làm quan thầy các xứ truyền giáo.
Một
lúc nào đó, có lẽ chúng ta cũng khao khát được mang Tin Mừng của Chúa đến một
nơi xa lạ... Ước mơ ấy có thể làm cho chúng ta quên đi thựck tại của không biết
bao nhiêu người thiếu thốn lương thực cho thể xác cũng như tinh thần.
Ra
đi loan báo Tin Mừng, trước tiên chính là ra lhỏi con người của chúng ta. Ra khỏi
con người của thiển cận, ích kỷ của chúng ta để mặc lấy một cái nhìn nhậy cảm
hơn trước sự hiện diện của tha nhân.
(Lẽ
Sống)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét