19/04/2015
Chúa Nhật III Phục Sinh
Năm B
(phần I)
Bài
Ðọc I: Cv 3, 13-15. 17-19
"Ðấng
ban sự sống thì anh em đã giết đi, nhưng Thiên Chúa đã cho Người từ cõi chết sống
lại".
Trích
sách Tông đồ Công vụ.
Khi
ấy, Phêrô nói với dân chúng rằng: "Thiên Chúa Abraham, Thiên Chúa Isaac,
Thiên Chúa Giacóp, Thiên Chúa các tổ phụ chúng ta đã làm vinh danh Chúa Giêsu,
Con của Ngài, Ðấng mà anh em đã nộp và chối bỏ trước mặt Philatô, trong khi
Philatô xét là phải tha cho Người. Anh em đã chối bỏ Ðấng Thánh, Ðấng Công
Chính, và xin tha tên sát nhân cho anh em, còn Ðấng ban sự sống thì anh em lại
giết đi, nhưng Thiên Chúa đã cho Người từ cõi chết sống lại, điều đó chúng tôi
xin làm chứng.
"Hỡi
anh em, thế nhưng tôi biết rằng anh em đã hành động vì không biết, như các thủ
lãnh anh em đã làm. Thiên Chúa đã hoàn tất việc Người dùng miệng các tiên tri
mà báo trước. Ðức Kitô của Ngài phải chịu khổ hình. Vậy anh em hãy ăn năn hối cải,
ngõ hầu tội lỗi anh em được xoá bỏ".
Ðó
là lời Chúa.
Ðáp
Ca: Tv 4, 2. 7. 9
Ðáp: Lạy Chúa, xin
chiếu sáng thiên nhan Chúa trên mình chúng con! (c. 7a)
Hoặc
đọc: Alleluia.
Xướng:
1) Khi con cầu, nguyện Chúa nghe, lạy Chúa công bình của con, Chúa đã giải
thoát con trong cơn khốn khó, nguyện xót thương và nghe tiếng con cầu! - Ðáp.
2)
Nhiều người nói: "Ai chỉ cho ta thấy điều thiện hảo?" Lạy Chúa, xin
chiếu sáng thiên nhan Chúa trên mình chúng con! - Ðáp.
3)
Ðược an bình, con vừa nằm xuống, thoắt ngủ ngon, vì lạy Chúa, duy có Chúa cho
con yên hàn. - Ðáp.
Bài
Ðọc II: 1 Ga 2, 1-5a
"Chính
Người là của lễ đền tội, không những cho chúng ta mà thôi, nhưng còn cho cả thế
gian".
Trích
thư thứ nhất của Thánh Gioan Tông đồ.
Các
con thân mến, Cha viết những điều này cho các con, để các con đừng phạm tội.
Nhưng nếu có ai đã phạm tội, thì chúng ta có Ðức Giêsu Kitô, Ðấng công chính,
làm trạng sư nơi Ðức Chúa Cha. Chính Người là của lễ đền tội chúng ta; không
nguyên đền tội chúng ta mà thôi, nhưng còn đền tội cho cả thế gian. Chính nơi
điều này mà chúng ta biết rõ được là chúng ta biết Chúa Giêsu, nếu chúng ta giữ
các giới răn Người. Ai nói mình biết Người, mà không giữ giới răn Người, là kẻ
nói dối, và nơi người ấy không có chân lý. Còn ai giữ lời Người, thì quả thật,
tình yêu của Thiên Chúa đã tuyệt hảo nơi người ấy.
Ðó
là lời Chúa.
Alleluia:
x. Lc 24, 32
Alleluia,
alleluia! - Lạy Chúa Giêsu, xin giải thích cho chúng con những lời Thánh Kinh;
xin làm cho tâm hồn chúng con sốt sắng khi nghe Chúa nói với chúng con. -
Alleluia.
Phúc
Âm: Lc 24, 35-48
"Họ
nhận ra được Người khi họ nhận bánh do Người bẻ trao cho".
Tin
Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi
ấy, hai môn đệ thuật lại các việc đã xảy ra dọc đường và hai ông đã nhận ra Người
lúc bẻ bánh như thế nào.
Mọi
người còn đang bàn chuyện thì Chúa Giêsu hiện ra đứng giữa họ và phán:
"Bình an cho các con! Thầy đây, đừng sợ". Nhưng mọi người bối rối tưởng
mình thấy ma. Chúa lại phán: "Sao các con bối rối và lòng các con lo nghĩ
như vậy? Hãy xem tay chân Thầy: chính Thầy đây! Hãy sờ mà xem: ma đâu có xương
thịt như các con thấy Thầy có đây". Nói xong, Người đưa tay chân cho họ
xem. Thấy họ còn chưa tin, và vì vui mừng mà bỡ ngỡ, Chúa hỏi: "Ở đây các
con có gì ăn không?" Họ dâng cho Người một mẩu cá nướng và một tảng mật
ong. Người ăn trước mặt các ông và đưa phần còn lại cho họ. Ðoạn Người phán:
"Ðúng như lời Thầy đã nói với các con, khi Thầy còn ở với các con, là cần
phải ứng nghiệm hết mọi lời đã ghi chép về Thầy trong luật Môsê, trong sách
tiên tri và thánh vịnh". Rồi Người mở trí cho các ông am hiểu Kinh Thánh.
Người
lại nói: "Có lời chép rằng: Ðấng Kitô sẽ phải chịu thương khó, và ngày thứ
ba Người sẽ từ cõi chết sống lại. Rồi phải nhân danh Người rao giảng sự thống hối
và sự ăn năn để lãnh ơn tha tội cho muôn dân, bắt đầu từ thành Giêrusalem. Còn
các con, các con sẽ làm chứng nhân về những điều ấy".
Ðó
là lời Chúa.
Suy
Niệm: Cộng Ðoàn Hội Thánh Chúa Kitô
Cũng
như các bài Kinh Thánh của Chúa nhật trước, các bài đọc hôm nay nói với chúng
ta về Hội Thánh. Chúng ta thử đổi kiểu tìm hiểu. Thay vì đi từ ngoài vào trong
lòng Hội Thánh như đã làm Chúa nhật trước, hôm nay chúng ta đi từ trong ra
ngoài, nhưng tạm dùng phương pháp thời gian.
Bài
Tin Mừng không gợi lên sự việc trong chính ngày Chúa sống lại hay sao? Theo
cách Luca kể thì Ðức Yêsu đã hiện ra với các môn đệ chính chiều ngày Người phục
sinh. Còn bài sách Công vụ các Tông đồ cho chúng ta nghe lại lời của thánh
Phêrô sau khi chữa lành một người què, tức là một thời gian sau khi Chúa Thánh
Thần hiện xuống. Cuối cùng bài thư 1 Yoan là tác phẩm của nhiều chục năm sau.
Tuy
nhiên dù trải rộng ra trên thời gian Giáo huấn của Hội thánh vẫn trước sau như
một và vẫn muốn nói với chúng ta ngày hôm nay sứ điệp ngàn đời nhưng luôn luôn
mới mẻ của Chúa.
Ðàng
khác, tuy kể lại những sự việc xem ra cách quãng nhau khá dài trong thời gian,
cả ba bài Kinh Thánh hôm nay đều đã được soạn hầu như cùng vào một thời đại; và
nhất là đều nhằm một mục đích trình bày cho tín hữu về đời sống của Hội Thánh,
dưới những khía cạnh làm cho nhau nên phong phú.
1.
Một Cộng Ðoàn Khởi Sự Tin
Bài
Tin Mừng theo thánh Luca cho chúng ta thấy hai môn đệ Emmaus vừa về tới
Yêrusalem vào chiều tối ngày Chúa nhật phục sinh. Họ đến nơi các môn đồ của
Chúa đang hội họp. Theo văn mạch, không những chỉ có các tông đồ nhưng cũng có
cả những người khác. Họ đang bàn tán về việc Chúa đã hiện ra với các phụ nữ, và
nhất là với Phêrô. Câu chuyện của hai môn đệ đi Emmaus không "ăn
khách" bao nhiêu, bởi vì đối với mọi người điều đáng kể là Chúa đã hiện ra
với Phêrô. Và như vậy có thể nói là việc Người sống lại đã được chính thức công
nhận. Cộng đoàn tín hữu luôn hợp nhất với thủ lãnh của mình trong đức tin.
Họ
đang bàn chuyện thì Chúa Yêsu hiện đến đứng giữa họ. Luca không nói rõ như Yoan
rằng khi ấy cửa nhà nơi họ hội họp đang đóng kỹ vì sợ người Dothái. Nhưng Luca
lại nhấn mạnh đến phản ứng của họ khi thấy Chúa thình lình đứng giữa họ.
"Kinh hoàng khiếp đảm họ tưởng mình thấy ma". Không hiểu đã có bao giờ
nhiều người thấy ma cùng một lúc không? Rõ ràng ở đây họ đã phản ứng như đêm
nào đang ở trên thuyền gặp gió ngược, họ thấy một "bóng ma" đi trên
nước. Họ kêu rú lên nhưng đã được trấn tĩnh: "Thầy đây đừng sợ" (Mc
6,47-50). Chúng ta có thể xích hai câu chuyện lại với nhau để nhìn thấy khi Ðức
Yêsu hiện ra ở trên biển sóng gió, Người đã muốn mạc khải sự phục sinh và thần
tính của Người; đang khi hôm nay hiện ra với họ trong thân xác phục sinh, Người
muốn đem lại cho họ niềm vui phấn khởi và tin tưởng trong cuộc đời đầy sóng
gió.
Lời
Người trách họ: tại sao hoảng hốt và có những suy nghĩ như thế ở trong lòng,
khiến chúng ta lại nhớ tới những lời trách tương tự. Người đã nói với họ khi đi
chung thuyền với họ mà gặp bão táp (Mt 8,26). Hôm ấy họ thì vất vả chèo chống,
còn Người thì nằm ngủ. Họ đến lay Người dậy. Người trách họ hầu giống như hôm
nay, nhưng rồi đã ra lệnh cho sóng gió lặng yên. Hôm nay, dùng những lời tương
tự để trách họ, phải chăng Người không muốn gợi lại chuyện cũ để ngầm ý nói rằng:
Người đã ngủ dậy, tức là đã sống lại; cộng đoàn của Người không còn gì phải sợ
sóng gió trần gian nữa. Việc Người phục sinh là chiến thắng vĩnh viễn.
Nhưng
có lẽ họ chưa bắt được hết ý tưởng của Người. Họ vẫn còn tưởng đây là ma, tức
là "linh hồn" Người đã chết nay hiện về với họ. Có lẽ họ còn nhớ câu
truyện vua Saolê thấy hồn tiên tri Samuel hiện lên (1S 28,8). Và như vậy họ
càng sợ hơn nữa, vì vua Saolê ngày trước khi thấy Samuel hiện về đã khiếp sợ vì
mặc cảm tội lỗi. Họ không có một chút mặc cảm này sao khi họ đã bỏ rơi Người
trong mầu nhiệm tử nạn?
Nhưng
không, Người không phải là Samuel. Người bảo họ sờ vào thân xác mang thương
tích của Người để biết rõ đây không phải là "linh hồn" Người hiện về,
nhưng là thân xác Người đã sống lại. Và những thương tích này không những không
gây mặc cảm tội lỗi cho họ trái lại còn đem đến cho họ niềm vui cứu độ. Và để
giúp họ tin hoàn toàn và dứt khoát, Người còn ăn một chút cá nướng trước mặt họ
để họ thấy đây là thân xác đã sống lại thật chứ không phải linh hồn hiện về hay
là ma. Có thể nói sự thật trước mắt đã xua đuổi hết mọi hồ nghi khỏi lòng môn đồ.
Họ là những người có phúc vì được xem thấy. Nhưng họ còn là những người phải đi
công bố Tin Mừng Phục sinh cho những người không được phúc xem thấy. Chính cho
những người này và để giúp các tông đồ diễn tả được niềm tin của mình, Chúa
Yêsu đã bắt đầu dùng Thánh Kinh để giải thích cho họ về mầu nhiệm Tử nạn Phục
sinh cứu thế của Người. Làm công việc đó xong, việc hiện ra của Người mới hoàn
tất.
Từ
nay cộng đoàn dân Chúa có thể tiến bước vững vàng trên biển trần gian đầy sóng
gió. Chúa Phục sinh đã ban cho họ những dấu hiệu về việc Người sống lại và đã
dùng Thánh Kinh để củng cố những dấu hiệu ấy. Từ nay Hội Thánh vừa có các bí
tích là những dấu hiệu ban ơn cứu độ vừa có Lời Chúa ghi trong Kinh Thánh. Với
những "sản nghiệp" phong phú ấy và dưới sự lãnh đạo của Phêrô đã được
Chúa sống lại hiện ra, cộng đoàn dân Chúa không những đã được lòng tin vững vàng
mà còn có khả năng rao truyền và làm chứng niềm tin ấy nữa... Những điều này,
chúng ta sẽ thấy trong hai bài đọc sau.
2.
Một Cộng Ðoàn Rao Giảng Ðức Tin
Ai
cũng thấy Phêrô và Yoan hôm nay không còn như hôm Chúa nhật Phục sinh nữa. Họ
đã được đầy Thánh Thần. Không những tay họ đã làm cho một người què đi được;
nhưng nhất là thần trí họ đã đổi mới hoàn toàn. Họ tin chắc chắn và dạn dĩ rao
giảng việc Ðức Yêsu đã sống lại. Chính để làm chứng việc này, và để tỏ ra Người
đã được tôn vinh, con người mà thiên hạ đã đóng đinh vào Thập giá, mà Thiên
Chúa đã cho người què được khỏi tật khi tin vào Danh Ðức Yêsu Kitô.
Phép
lạ này là một dấu hiệu. Thiên Chúa dùng tay các tông đồ để đến nói với mọi người.
Nhưng người ta có thể hiểu dấu hiệu không đúng. Người ta có thể nghĩ " bởi
quyền phép riêng, hoặc lòng đạo đức riêng" của các tông đồ mà người kia được
khỏi tật. Phêrô đã giải thích: người ấy được khỏi vì Danh Ðức Yêsu, vì Thiên
Chúa muốn làm chứng rằng Người mà họ đã đóng đinh vào thập giá, nay đã sống lại.
Và như thế là đúng như Kinh Thánh đã nói.
Do
đó ở đây cũng như ở trong bài Tin Mừng, người ta đã được nhìn thấy dấu hiệu rồi
được dẫn giải về Kinh Thánh, để người ta tin Chúa Yêsu Phục sinh. Các bí tích
và lời Chúa phải giữ vai trò trọng yếu trong lời rao giảng đức tin của Hội
Thánh. Và nếu chúng ta hiểu bí tích có thể có một ý nghĩa rộng rãi hơn số 7 bí
tích Hội Thánh vẫn cử hành, thì đi đôi với việc công bố Lời Chúa, Hội Thánh phải
có những dấu hiệu thánh thiện giúp người ta lãnh hội Lời này. Và người tông đồ
hiểu ngay các dấu hiệu nói đây có thể là chính thái độ, tư cách đạo đức mà mình
phải có để khơi nguồn đức tin trong lòng người nghe.
Ðồng
thời người tông đồ cũng còn phải làm như Ðức Yêsu trong bài Tin Mừng và như
Phêrô trong bài sách Công vụ. Cả hai khi đem lại cho người ta những dấu hiệu và
lời giảng về sự phục sinh, đã phải xua đuổi và làm tan biến những trở lực ở nơi
họ đối với đức tin. Ðức Yêsu đã phải trách môn đồ về những tâm tư nghi ngờ.
Phêrô phải mạnh bạo lột trần phần trách nhiệm của mỗi người trong việc giết đấng
"khơi nguồn sự sống". Ở đây, chúng ta thấy người khẳng định rõ rệt và
cụ thể hơn hôm người giảng lần đầu tiên khi người ta tuốn đến xem dấu hiệu Lửa
Thánh Thần hiện xuống. Hôm ấy, người nói họ đã dùng tay kẻ vô đạo đóng đinh Ðức
Yêsu vào Thập giá (2,23). Hôm nay người dám nói rằng: trong khi Philatô xét là
phải tha Ngài, thì họ đã từ chối đấng Thánh và xin ân xá cho một tên sát nhân,
rồi đã giết Ðấng là nguồn sự sống.
Nhưng
đó cũng chỉ là vì "vô tri". Nay thấy Thiên Chúa đã mở mắt cho mọi người
khi tôn vinh Ðức Yêsu, tức là cho Người sống lại từ cõi chết, thì họ phải
"hồi đầu" trở lại để được tẩy xóa tội lỗi và được sống. Lúc ấy họ sẽ
được phúc hơn cả người què vừa được chữa khỏi, vì mọi chúc lành Thiên Chúa đã hứa
cho Abraham và dòng dõi ông, từ nay sẽ là kỷ phần của họ. Và như vậy, Ðức Yêsu
thật là vị tiên tri mà Môsê đã nói sẽ đến và sẽ giống như mình, vì Người sẽ giải
phóng dân khỏi tội lỗi và sự chết để khơi nguồn và trở thành sự sống mới cho họ.
Không
chắc các thính giả Dothái hôm ấy đã bắt được hết ý tưởng của Phêrô. Nhưng hiển
nhiên khi viết lại bài giảng này, sách Công vụ các Tông đồ muốn cho chúng ta
lĩnh hội đầy đủ lời rao giảng Tin Mừng của Hội Thánh. Phêrô lại làm cho các
thính giả của người việc mà chính Ðức Yêsu đã làm cho các môn đồ khi hiện ra với
họ. Dùng dấu hiệu và lời nói Chúa và Hội Thánh loan truyền cho chúng ta mầu nhiệm
phục sinh như là công việc cứu độ của Thiên Chúa để chúng ta từ bỏ tội lỗi,
"hồi đầu" trở lại với Ðấng là nguồn sống giải cứu chúng ta khỏi chết
muôn đời, để khi giữ lời Người, chúng ta được hưởng mọi Lời Hứa tốt lành của
Thiên Chúa.
Có
lẽ muốn cho chúng ta chú ý đến điểm cuối cùng này mà phụng vụ đã đọc cho chúng
ta nghe bài thư Yoan hôm nay.
3.
Một Cộng Ðoàn Sống Ðức Tin
Xét
theo thời gian của những việc xảy ra, bức thư này nói đến nếp sống khá lâu sau
ngày Chúa nhật Phục sinh và tuần lễ Thánh Thần hiện xuống. Thánh Yoan viết thư
cho con chiên của người để khuyên họ đừng phạm tội. Vì sao vậy? Có lẽ vì bấy giờ
không còn phải là lúc mới tin đạo nữa. Buổi đầu, người ta sốt sắng và sống
thánh thiện. Nhưng dần dần bắt đầu có sự nguội lạnh; rồi chống trả cám dỗ yếu
đi, có nhiều tín hữu bắt đầu phạm tội.
Sự
kiện này đặt ra một thắc mắc. Những kẻ đã tái sinh mà bây giờ phạm tội lại thì
sẽ như thế nào? Họ không còn là "thánh hữu"; ít nhất cũng không thể bảo
ho còn là tín hữu thánh thiện, vì họ đã phạm tội lại. Ơn cứu chuộc họ đã lãnh
nhận một lần rồi; còn cách nào cứu họ được nữa không?
Chắc
chắn hồi đó Hội Thánh chưa có đủ thời giờ và kinh nghiệm để khám phá ra bí tích
cáo giải nơi kho tàng mạc khải. Thánh Yoan cũng chưa hiểu điều đó. Ðứng trước sự
kiện có những tín hữu sa ngã lại, người chỉ biết đưa ra hai điều khuyên: một là
cố gắng đừng phạm tội ; và hai là tội nhân hãy biết rằng chỉ có lòng tin vào Ðức
Yêsu cứu thế là được tha tội mà thôi.
Người
lấy hết tình "cha con" mà khuyên điều thứ nhất. Người gọi tín hữu là
"các con thơ bé" để nói lên tình thắm thiết của một người cha, một
người mẹ, hầu khẩn khoản nài xin họ đừng phạm tội. Và muốn như vậy, họ phải giữ
các lệnh truyền của Chúa. Chắc chắn người muốn nói đến giới răn bác ái huynh đệ
vì theo các tác phẩm của người, Chúa chỉ để lại cho chúng ta một lệnh truyền mà
thôi, đó là chúng ta hãy yêu mến nhau. Ai giữ điều này là kẻ thật sự giữ đạo; bằng
không nó là kẻ nói láo, vì lẽ nếu không yêu người anh em mà nó thấy thì làm sao
có thể yêu Chúa là đấng vô hình được. Ðàng khác, nơi kẻ có lòng yêu thương anh
em, lòng mến của Thiên Chúa mới nên trọn được. Bởi vì Thiên Chúa là tình yêu.
Người ở trong lòng ai, thì kẻ ấy phải yêu thương tha nhân. Không yêu anh em là
không có tình yêu ở trong lòng, khiến lòng mến của Thiên Chúa chưa làm sao nên
trọn ở nơi kẻ ấy. Vậy như Thiên Chúa đã cứu chuộc chúng ta khi ban tình yêu cứu
độ của Người cho chúng ta, thì chúng ta cũng phải duy trì tình yêu ấy để được ở
mãi trong ơn cứu độ.
Nhưng
nếu trót phạm tội thì sao?
Thánh
Yoan không dứt khoát trả lời. Người chỉ nêu lên một chân lý rất đúng để người
ta trông cậy: hãy tin vào Ðức Yêsu Kitô là Ðấng công chính; Người là hy lễ đền
tội của cả thế gian; Người là Ðấng bầu chữa cho tội nhân nơi Thiên Chúa Cha. Phải
đợi nhiều năm sau nữa, Hội Thánh mới tìm thấy rõ ràng trong kho tàng mạc khải
có nguồn nước tha tội phong phú là bí tích cáo giải.
Chúng
ta ngày nay sống ở thời đại mà mầu nhiệm cứu chuộc đã được triển khai toàn diện.
Nhưng dù đã biết bí tích cáo giải và nhiều kho tàng mạc khải khác, đời sống đạo
đức của chúng ta vẫn phải có những nét như ở thời các tông đồ. Chúng ta vẫn phải
nhờ vào các dấu hiệu, tức là các bí tích, và Lời Chúa trong Hội Thánh mà tin tưởng
lãnh nhận ơn cứu độ. Ðó là ơn của Ðức Kitô Phục sinh giải thoát chúng ta khỏi tội
lỗi để quay đầu chúng ta về đời sống công chính. Chúng ta đừng phạm tội kẻo mất
lòng mến Chúa ở nơi mình. Và cho được như vậy, phải yêu thương anh em. Nhưng nếu
trót sa ngã lại, chúng ta phải chạy đến với Ðức Yêsu Kitô là hy lễ xá tội và là
Ðấng bầu chữa cho tội nhân nơi Thiên Chúa Cha.
Mùa
phụng vụ này kéo mắt chúng ta nhìn vào Người là Chiên Vượt qua. Chúng ta ngắm
nhìn Người với lòng yêu mến cậy tin, thì chắc chắn chúng ta được thêm ơn tha thứ
tội lỗi, được sự sống mới của mầu nhiệm phục sinh, cũng là lòng mến Chúa trọn vẹn
hơn, để chúng ta sống bác ái huynh đệ nhiều hơn, làm chúng ta đang ở trong ơn cứu
độ.
Thánh
lễ sắp cho chúng ta được tiếp xúc và rước lấy Chiên Vượt qua. Chúng ta hãy sốt
sắng tham dự với những tâm tình trên.
(Trích
dẫn từ tập sách Giải Nghĩa Lời Chúa
của
Ðức cố Giám Mục Bartôlômêô Nguyễn Sơn Lâm)
Lời Chúa Mỗi Ngày
Chúa Nhật III Phục Sinh, Năm B
Bài đọc: Acts 3:13-15, 17-19;
I Jn 2:1-5; Lk 24:35-48.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Đức Kitô sống lại nằm trong Kế Hoạch Cứu Độ của Thiên Chúa.
Đức
Giêsu Kitô có sống lại thật không? Câu trả lời cho câu hỏi này rất quan trọng,
vì nó sẽ xác định niềm tin của chúng ta vào Thiên Chúa và vào cuộc sống đời
sau. Thánh Phaolô xác quyết: Nếu Đức Kitô không sống lại, niềm tin của chúng ta
sẽ ra vô ích. Làm sao để biết Đức Kitô có sống lại thật không? Sự kiện tìm thấy
ngôi mộ trống với các khăn niệm để lại không đủ bằng chứng để một người tin
Chúa đã sống lại, vì người khác có thể đánh cắp xác Chúa và phao tin đồn thất
thiệt như người Do-thái và ngay cả các môn đệ của Chúa Giêsu đã nghi ngờ. Các
Bài Đọc hôm nay cho chúng ta 3 bằng chứng hùng hồn về việc Chúa sống lại.
(1)
Trong Phúc Âm, thánh-sử Lucas tường thuật việc Chúa Giêsu hiện ra với các môn đệ
với lời mời gọi hãy rờ vào thi thể của Ngài, và với việc ăn khúc cá nướng trước
mắt các ông, để chứng tỏ Ngài đã sống lại thật. Bên cạnh lần hiện ra hôm nay,
các thánh-sử đã tường thuật việc Chúa Giêsu hiện ra với các môn đệ nhiều
lần: với Mary Magdala, với các phụ nữ trên đường về từ mộ, với hai môn đệ trên
đường Emmaus, với 10 Tông-đồ không có Thomas, với 11 Tông-đồ có cả Thomas, với
các Tông-đồ đi đánh cá; tổng cộng tất cả có ít nhất là 7 lần Chúa đã hiện ra.
(2)
Trong Bài Đọc I cũng như trong Phúc Âm, các Tông-đồ cũng như Chúa Giêsu nhắc nhở
cho độc giả biết: hãy đọc lại những lời Kinh Thánh và những gì Ngài đã dạy dỗ
và báo trước, để biết chính Kinh Thánh đã làm chứng cho Chúa; chẳng hạn: Đấng
Thiên Sai sinh ra từ giòng dõi David, tại Bethlehem (Mic 5:4). Thánh Thần Chúa
xức dầu tấn phong và sai Ngài đi rao giảng Tin Mừng cho người nghèo, chữa lành
những người bệnh, phóng thích kẻ bị giam cầm (Isa 61:1). Đấng Thiên Sai phải chịu
nhiều đau khổ để gánh tội cho con người (4 Bài ca về Người Tôi Trung của
Isaiah). Đấng Thiên Sai sẽ phải chịu chết và ngày thứ ba Người sẽ sống lại (Hos
6:2). Thiên Chúa không “đành bỏ mặc con trong cõi âm ty, không để kẻ hiếu trung
này hư nát trong phần mộ” (Psa 16:10).
(3)
Trong Bài Đọc I và II, các Tông-đồ và các tín hữu đã can đảm làm chứng cho Chúa
Giêsu Phục Sinh. Các ngài đã nhân danh Đức Kitô rao giảng Tin Mừng và chữa lành
bệnh, cuộc sống huynh đệ bỏ mọi sự làm của chung của các cộng đoàn tiên khởi, sự
phát triển và vững bền của Giáo Hội hơn 2,000 năm qua với hàng triệu thánh nhân
đã làm chứng cho Chúa, mỗi năm cả hàng trăm ngàn các anh chị em tân tòng gia nhập
đạo.
Với
3 bằng chứng tổng quát và hàng triệu các nhân chứng, việc Chúa sống lại là điều
chắc chắn đã xảy ra, và niềm tin của chúng ta sẽ được cùng sống lại với Ngài được
đặt trên một nền tảng vững vàng, chắc chắn hơn xây nhà trên đá.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/
Bài đọc I:
Đức Kitô đã chết và sống lại nằm trong Kế Hoạch Cứu Độ của Thiên Chúa.
1.1/
Lầm lỡ của kiếp người: Đã
là con người, không ai không phán đoán sai lầm và làm những điều tội lỗi. Thánh
Phêrô nhắc lại tội của những người trong Thượng Hội Đồng và của toàn dân
Do-thái đã làm trong Cuộc Thương Khó của Đức Kitô: “Thiên Chúa của các tổ phụ
Abraham, Isaac và Jacob, Thiên Chúa của cha ông chúng ta, đã tôn vinh Tôi Trung
của Người là Đức Giêsu, Đấng mà chính anh em đã nộp và chối bỏ trước mặt quan
Philatô, dù quan ấy xét là phải tha. Anh em đã chối bỏ Đấng Thánh và Đấng Công
Chính, mà lại xin ân xá cho một tên sát nhân. Anh em đã giết Đấng khơi nguồn sự
sống, nhưng Thiên Chúa đã làm cho Người trỗi dậy từ cõi chết: về điều này,
chúng tôi xin làm chứng.”
1.2/
Kế Hoạch Cứu Độ của Thiên Chúa: Theo Kế Hoạch này, Đức Kitô phải chịu đau khổ (Isa
52:13-53:12), chết, và sống lại (Hos 6:1-2); để gánh tội cho con người (Jn
1:29) và bảo đảm cho họ sẽ được sống đời đời (Isa 49:6, Jn 6:39-40). Vì thế,
thánh Phêrô quả quyết việc người Do-thái lầm lỗi kết tội Con Thiên Chúa nằm
trong Kế Hoạch của Thiên Chúa: "Thưa anh em, giờ đây tôi biết anh em đã
hành động vì không hiểu biết, cũng như các thủ lãnh của anh em. Nhưng, như vậy
là Thiên Chúa đã thực hiện những điều Người dùng miệng tất cả các ngôn sứ mà
báo trước, đó là: Đấng Kitô của Người phải chịu khổ hình.” Điều quan trọng
không hệ tại ở chỗ lầm lỡ kết tội; nhưng ở chỗ biết nhận ra tội của mình, như
Phêrô kêu gọi dân chúng: “Vậy anh em hãy sám hối và trở lại cùng Thiên Chúa, để
Người xoá bỏ tội lỗi cho anh em.”
2/
Bài đọc II:
Đức Kitô đã chết và sống lại để xóa bỏ tội lỗi và làm cho con người khỏi chết.
2.1/
Đức Kitô là của lễ đền bù tội của nhân loại: Tiếp tục ý tưởng của thánh
Phêrô trong Bài Đọc I, thánh Gioan cũng khuyên các môn đệ của Ngài về sự hiện hữu
của tội, và nhu cầu cần phải ăn năn sám hối mỗi khi lầm lỡ để được tha tội: “Hỡi
anh em là những người con bé nhỏ của tôi, tôi viết cho anh em những điều này, để
anh em đừng phạm tội. Nhưng nếu ai phạm tội, thì chúng ta có một Đấng Bảo Trợ
trước mặt Chúa Cha: đó là Đức Giêsu Kitô, Đấng Công Chính.
Chính
Đức Giêsu Kitô là của lễ đền bù tội lỗi chúng ta, không những tội lỗi chúng ta
mà thôi, nhưng còn tội lỗi cả thế gian nữa.” Vì có Đức Kitô sẵn sàng tha thứ tội,
con người không còn làm nô lệ cho tội và cho sự chết nữa; nếu họ biết ăn năn
thú tội mỗi khi lầm lỡ.
2.2/
Yêu mến Thiên Chúa là giữ cẩn thận các giới răn của Ngài: Theo thánh Gioan,
yêu Thiên Chúa không phải chỉ bằng lời nói, nhưng phải biểu tỏ qua hành động
như Chúa Giêsu cũng đã từng dạy dỗ các môn đệ của Ngài: “Căn cứ vào điều này,
chúng ta nhận ra rằng chúng ta biết Thiên Chúa: là chúng ta tuân giữ các điều
răn của Người. Ai nói rằng mình biết Người mà không tuân giữ các điều răn của
Người, đó là kẻ nói dối, và sự thật không ở nơi người ấy. Còn hễ ai giữ lời Người
dạy, nơi kẻ ấy tình yêu Thiên Chúa đã thực sự nên hoàn hảo. Căn cứ vào đó,
chúng ta biết được mình đang ở trong Thiên Chúa.” Dĩ nhiên, thánh Gioan không
phủ nhận sự yếu đuối và sa ngã của con người; tuy nhiên, con người phải cố gắng
sống những gì Chúa dạy. Nếu con người sa ngã vì yếu đuối, Chúa Giêsu sẵn sàng
tha tội cho họ qua Bí-tích Giải Tội.
3/
Phúc Âm:
Chúa thân hành hiện ra và Kinh Thánh là hai bằng chứng của Mầu Nhiệm PS.
3.1/
Chúa Giêsu hiện ra với các Tông-đồ: Thánh-sử Lucas chú trọng đến những chi tiết về thi
thể của Chúa Giêsu Phục Sinh trong trình thuật hôm nay.
(1)
Chúa Phục Sinh có hình dạng để con người nhận ra: Khi một người nhìn thấy người
chết hiện về, cảm tưởng của họ chắc cũng giống như các môn đệ trong trình thuật
hôm nay: Các ông kinh hồn bạt vía, tưởng là thấy ma. Tuy nhiên, như trong trình
thuật của 2 môn đệ trên đường Emmaus, Chúa Giêsu phải có một hình dạng con người
để các môn đệ có thể nhận ra và có tay để bẻ bánh.
(2)
Chúa Phục Sinh có thân xác để mọi người có thể sờ vào: Thấy các ông còn nghi ngờ
Người là ma, Người mời gọi các ông sờ vào Người: "Sao lại hoảng hốt? Sao
lòng anh em còn ngờ vực? Nhìn chân tay Thầy coi, chính Thầy đây mà! Cứ sờ xem,
ma đâu có xương có thịt như anh em thấy Thầy có đây?" Nói xong, Người đưa
tay chân ra cho các ông xem.
(3)
Chúa Phục Sinh có thể ăn uống như một con người: Thấy các ông còn đang ngỡ
ngàng, Người quyết định tiến xa hơn: "Ở đây anh em có gì ăn không?"
Các ông đưa cho Người một khúc cá nướng. Người cầm lấy và ăn trước mặt các ông.
Ma quỉ không thể ăn như Chúa Giêsu ăn trước mắt các môn đệ, vì chúng không có
thi thể của con người.
3.2/
Giải thích Lời Kinh Thánh cho các Tông-đồ:Rồi Người bảo các ông: "Khi còn ở với anh em,
Thầy đã từng nói với anh em rằng tất cả những gì sách Luật Moses, các Sách Ngôn
Sứ và các Thánh Vịnh đã chép về Thầy đều phải được ứng nghiệm." Bấy giờ
Người mở trí cho các ông hiểu Kinh Thánh. Theo truyền thống Do-thái, Kinh Thánh
bao gồm cả 3 phần: Sách Luật, Sách Ngôn-sứ, và các Thánh Vịnh. Cả ba đều làm chứng
Chúa Giêsu là Đấng Thiên Sai của Thiên Chúa.
(1)
Lời Kinh Thánh được ứng nghiệm: Trong 4 Tin Mừng cũng như Sách CVTĐ, rất nhiều
lần nói tới việc: “như lời các ngôn sứ loan báo,” hay “để lời Kinh Thánh nên trọn.”
Trong giới hạn của Bài Giảng, chúng tôi chỉ nêu lên một ví dụ cụ thể cho mỗi phần
của Kinh Thánh:
-
Sách Luật: (Jn 6:45) dẫn chứng (Deut 18:15): “Từ giữa anh em, trong số các anh
em của anh em, Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em, sẽ cho xuất hiện một ngôn sứ
như tôi để giúp anh em; anh em hãy nghe vị ấy.”
-
Sách Ngôn-sứ: (Mt 8:17 và 12:18) lặp lại (Isa 42:1-4, 49:1-6, 50:4-9, 52:13-53:12)
về Người Tôi Trung chịu đau khổ. (Mt 12:40) lặp lại (Hos 6:2 và Jon 2:1): “Có lời
Kinh Thánh chép rằng: Đấng Kitô phải chịu khổ hình, rồi ngày thứ ba, từ cõi chết
sống lại.” (Mt 21:5) dẫn chứng Zech 9:9 về một vị vua khiêm nhường: “Nào thiếu
nữ Sion, hãy vui mừng hoan hỷ! Hỡi thiếu nữ Jerusalem, hãy vui sướng reo hò! Vì
kìa Đức Vua của ngươi đang đến với ngươi: Người là Đấng Chính Trực, Đấng Toàn
Thắng, khiêm tốn ngồi trên lưng lừa, một con lừa con vẫn còn theo mẹ.”
-
Thánh Vịnh: (Mk 12:10) dẫn chứng (TV 118:22): “Các ông chưa đọc câu Kinh Thánh
này sao? Tảng đá thợ xây nhà loại bỏ lại trở nên đá tảng góc tường.” (Jn 10:35)
dẫn chứng (TV 82:6 và Exo 7:1): “Nếu Lề Luật gọi những kẻ được Thiên Chúa ngỏ lời
là những bậc thần thánh, mà lời Kinh Thánh không thể bị huỷ bỏ.” (Jn 13:18) dẫn
chứng (TV 41:10) về sự phản bội của Judah: “Thầy không nói về tất cả anh em
đâu. Chính Thầy biết những người Thầy đã chọn, nhưng phải ứng nghiệm lời Kinh
Thánh sau đây: Kẻ đã cùng con chia cơm sẻ bánh lại giơ gót đạp con.”
(2)
Nhiệm vụ của các Tông-đồ: Sau khi đã củng cố niềm tin của các ông bằng việc hiện
ra và cắt nghĩa Kinh Thánh, người truyền cho các ông “Phải nhân danh Người mà
rao giảng cho muôn dân, bắt đầu từ Jerusalem, kêu gọi họ sám hối để được ơn tha
tội. Chính anh em là chứng nhân về những điều này.”
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
-
Chúng ta không bao giờ được để báo chí, dư luận, và cám dỗ thế gian, làm lung
lay niềm tin của chúng ta vào sự Phục Sinh của Đức Kitô và vào sự sống đời sau;
vì chúng ta đã có quá nhiều bằng chứng và nhân chứng về niềm tin này.
-
Khi chúng ta đã tin vào sự sống lại của Đức Kitô, chúng ta cũng phải tin vào những
gì Ngài dạy dỗ: sự hiện diện của tội lỗi và nhu cầu được tha thứ, con đường đau
khổ là con đường của những người môn đệ Chúa, và phải giữ các giới răn của
Ngài.
-
Chúng ta phải tin tưởng và năng đọc toàn bộ Kinh Thánh, không được bỏ một phần
hay một Sách nào cả, vì toàn bộ Kinh Thánh liên quan đến Kế Hoạch Cứu Độ của
Thiên Chúa. Kế Hoạch này được Đức Kitô thi hành đến chỗ toàn hảo.
Linh mục Anthony Đinh Minh Tiên, OP
19/04/15 CHÚA NHẬT TUẦN
3 PS – B
Lc 24,35-48
Lc 24,35-48
Suy niệm: Một
cơn gió có thể làm cho con diều cất cao khỏi mặt đất; một cuộc gặp gỡ Chúa
Giê-su phục sinh đủ làm thay đổi cuộc đời con người tức khắc và mãi mãi. Đó là kinh
nghiệm gặp Chúa của hai môn đệ Em-mau. Họ đang lê gót về quê cũ mà lòng não nề,
thất vọng sau cái chết thảm của Thầy Giê-su. Đi bên cạnh họ, Đức Giê-su lắng
nghe họ kể lể nỗi lòng. Thực ra, Ngài muốn họ bày tỏ con người thật của họ đang
bị tắt ngấm niềm tin hơn là nghe câu chuyện. Chúa biết họ đang thiếu một đốm
lửa của niềm tin, đốm lửa này một khi được bùng lên sẽ phá vỡ bóng tối dày đặc
đang che khuất niềm hy vọng nơi họ, sẽ làm cho gương mặt của họ tươi vui thay
vì sầu buồn, sẽ giúp họ phấn khởi quay lại Giê-ru-sa-lem để sống đời truyền
giáo, thay vì quay về chốn cũ. Chúa Giê-su đã thắp lên đốm lửa ấy, đó là lời
Chúa và Thánh Thể, đốm lửa ấy làm biến đổi tâm hồn và cuộc đời họ, khiến họ
chia sẻ rằng lòng họ bừng cháy vì được nghe lời Chúa và gặp Chúa.
Mời Bạn: Những
khi nghe lời Chúa, mỗi khi tham dự thánh lễ, bạn hãy sống kinh nghiệm của hai
môn đệ Em-mau: lòng bừng bừng cháy và mắt sáng lên vì nhận ra Chúa.
Sống Lời Chúa: Trong
ngày sống hôm nay, bạn hãy chia sẻ cho người khác niềm vui gặp Chúa Phục Sinh
của bạn.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su Phục Sinh, làm chứng về công việc và lời nói của
Chúa thì không khó, nhưng khó là chỉ nói mà ít bắt chước theo Chúa. Xin cho con
mỗi ngày theo Chúa không chỉ trong lời nói mà còn trong hành động nữa. Amen.
Có Chúa cùng đi.
Cứ
mỗi lần rảo bước dưới nắng chiều, tôi lại nhớ tới cái hình ảnh tuyệt vời khi
Chúa Giêsu cũng đi bên cạnh hai môn đệ trên đường Emmaus.
Hôm
đó là ngày thứ ba kể từ bữa Chúa Giêsu bị đóng đinh. Các môn đệ cũng có ý chờ
xem động tĩnh ra sao, vì trước đó Ngài có nói ngày thứ ba Ngài sẽ sống lại.
Sáng sớm có mấy người phụ nữ ra mồ, rồi trở về báo tin ngôi mộ trống rỗng. Sau
đó, một vài anh em đã vội vã chạy đi kiểm chứng. Nhưng rồi cũng có hai người
chán nản bỏ về làng cũ, tên là Emmaus. Không ngờ dọc đường có một người cùng bước
đi với họ. Nghe họ giãi bày tâm sự và lấy Kinh Thánh giải thích cho họ hiểu Đức
Kitô phải chịu đau khổ trước khi vào vinh quang. Vì trời đã xế chiều, nên họ mời
Ngài dừng chân với họ trong lữ quán. Đến lúc ngồi vào bàn ăn, họ mới nhận ra đó
là Chúa Giêsu. Nhưng Ngài đã biến đi. Lập tức họ hối hả chạy về Giêrusalem để
báo tin cho các bạn. Thế nhưng, khi họ vừa đến nơi, chưa kịp nói gì thì người
ta đã cho biết: Chúa đã sống lại và hiện ra với Simon. Họ còn đang trao đổi,
thì này Chúa Giêsu đã đứng giữa họ và nói: Bình an cho các con.
Đúng
thế, Chúa Giêsu đã sống lại và Ngài có mặt ở khắp nơi, Ngài cùng đi với chúng
ta trên mọi nẻo đường đời, từ thành phố đến đồng quê, từ quán trọ đến gia đình.
Đâu đâu cũng có Ngài hiện diện. Trước khi chúng ta ra đi, Ngài đã ở đó. Đang
khi chúng ta rảo bước, Ngài đã có ngay bên. Rồi trước khi chúng ta đến nơi,
Ngài đã đứng đợi và đang khi chúng ta nghỉ mệt, Ngài đã thăm hỏi. Lúc nào cũng
có Ngài.
Xưa
kia ở Palestine, là một công nhân, Chúa Giêsu đã lao động như chúng ta với nghề
thợ mộc. Ngài đã trải qua những ngày tháng long đong không nhà không cửa, những
ngày tháng đói nghèo như chúng ta. Ngài ở ngay bên chúng ta, chia sẻ niềm vui
và nỗi buồn của chúng ta. Không những chỉ chia sẻ, mà hơn thế nữa, là Thiên
Chúa, Ngài còn có mặt ở đó để cứu giúp chúng ta.
Tại
Cana, Ngài đã đến dự đám cưới với mọi người. Ngày nay Ngài cũng có mặt trong
đám cưới của bất cứ đôi tân hôn nào, để họ được nối kết trong yêu thương. Rồi
trong ngày tang tóc của gia đình Martha, Ngài đã đến thăm và làm cho Ladarô được
sống lại. Hôm nay Ngài cũng đến trong gia đình chúng ta để an ủi khích lệ khi
chúng ta gặp phải cánh đau buồn. Ngài đã làm phép lạ cho bánh hoá nhiều để nuôi
sống đám đông đi theo Ngài. Hôm nay Ngài cũng sẽ ban kết quả cho những lao công
khó nhọc của chúng ta, để chúng ta có được những chém cơm, những manh áo.
Mục
sư Richard Wurmbrand bị tù lâu năm chỉ vì là Kitô hữu. Có lúc ông đã chán nản
tuyệt vọng, nhưng rồi ông lấy lại niềm cậy trông, khi nhớ tới lời hứa của Chúa:
Đừng sợ, vì Ta ở với con. Rồi ông nói: Trong Đức Kitô có tất cả 365 chữ đừng sợ
theo kiểu đó, nên tôi tự nhủ mỗi ngày chỉ sống một chữ cũng đủ rồi.
Hôm
nay giữa mọi gian truân thử thách, Chúa cũng đang ở bên cạnh chúng ta để chia sẻ
và nâng đỡ. Chúng ta có ý thức được điều đó hay không?
Hãy Nâng Tâm Hồn Lên
19
THÁNG TƯ
Thoát
Khỏi Ách Thống Trị Của Sự Chết
Nếu
chúng ta không thuộc về Thiên Chúa như các chứng nhân và các môn đệ của Đức
Kitô, thì chúng ta sẽ hoàn toàn thuộc về thế giới đã sa ngã này. Toàn bộ cuộc sống
của chúng ta sẽ dẫn đến sự chết. Qua cái chết, thế giới vật chất sẽ khống chế
hoàn toàn phẩm giá của chúng ta trong tư cách là những con người, làm cho chúng
ta trở thành ‘bụi đất’ không hơn không kém. Nếu không có đức tin vào Chúa Kitô,
thì đấy sẽ là viễn tượng duy nhất của cuộc sống con người. Sự hiện hữu của con
người sẽ thật là ảm đạm.
Cuộc
Phục Sinh của Đức Kitô giải thoát chúng ta khỏi một viễn tượng tối tăm như thế.
Cuộc Phục Sinh ấy giải thoát chúng ta khỏi ách thống trị của sự chết. Đó là lý
do tại sao niềm vui Phục Sinh của chúng ta tiên vàn là một niềm vui bật ra từ mầu
nhiệm sáng tạo. Bởi đó, chúng ta vui mừng, vì Chúa là Thiên Chúa, vì Ngài đã dựng
nên chúng ta, vì chúng ta thuộc về Ngài.
Chúng
ta vui niềm vui Phục Sinh vì chúng ta là dân của Thiên Chúa, là đàn chiên do
Ngài dẫn dắt. Trong Mùa Phục Sinh, hình ảnh Đức Kitô là Chúa Chiên Lành hiện
lên rõ ràng. Người nói về chính mình: “Ta là mục tử tốt lành. Ta biết các chiên
Ta, và các chiên Ta biết Ta.” (Ga 10,14)
-
suy tư 366 ngày của Đức Gioan Phaolô II -
Lm.
Lê Công Đức dịch
từ nguyên tác
LIFT
UP YOUR HEARTS
Daily
Meditations by Pope John Paul II
Lời Chúa Trong Gia
Đình
NGÀY
19-4
Chúa
Nhật III Phục Sinh
Cv
3, 13-15.17-19; 1Ga 2, 1-5a; Lc 24, 35-48.
LỜI
SUY NIỆM: “Các ông đang nói, thì chính Đức Giêsu đứng giữa các ông
và bảo “Bình an cho anh em”.
Các
môn đệ đã bỏ tất cả mà theo Chúa Giêsu; vì nhận ra nơi Người là Đấng Ki-tô;
nhưng rồi Người đã chết do những con người, và những thế lực chống đối Người.
Các ông đâm ra sợ, mặc dầu các ông đã nghe bà Maria Mác-đa-la, cũng như hai người
môn đệ trên đường về quê thuật lại, là Chúa đã sống lại, nhưng các ông vẫn bàn
tán trong lo sợ. Chúa Giêsu đã đích thân hiện ra với các ông và ban “Bình an”
cho các ông; để giúp cho các ông vững tin vào Người.
Lạy
Chúa Giêsu, trong mọi thời đại, luôn có những con người, những tập thể, và những
quyền lực muốn loại bỏ Chúa ra khỏi trần gian này, và họ cũng đang dùng nhiều
hình thức muốn gạt bỏ những người tin vào Chúa. Xin Chúa luôn ban ơn đức tin và
bình an của Chúa cho mọi thành viên trong gia đình chúng con. Để luôn giữ vữn đức
tin. Tin vào Chúa.
Mạnh
Phương
19
Tháng Tư
Trò Chơi Hòa Bình
Một
ngày kia, trên con đường đi bách bộ ngang qua một sân chơi, ông Marschak, một
nhà văn Liên Xô, dừng lại quan sát các trẻ em vừa lên sáu, lên bảy đang chơi
đùa với nhau trên sân cỏ.
Thấy
chúng chơi trò gì là lạ, ông cất tiếng hỏi: "Này các em, các em đang chơi
trò gì đó?". Bọn trẻ nhôn nhao trả lời: "Các em chơi trò đánh
nhau".
Nghe
thế, ông Marschak hơi cau mày. Rồi ra dấu cho các em đến gần, ông ôn tồn giải
thích: "Tại sao các em chỉ chơi trò đánh nhau mãi. Các em biết chứ, đánh
nhau hay chiến tranh có gì đẹp đẽ đâu. Các em hãy chơi trò chơi hòa bình xem
nào".
Ông
vừa dứt lời, một em bé reo lên: "Phải rồi, tụi mình thử chơi trò hòa bình
một lần xem sao". Rồi cả bọn kéo nhau chạy ra sân, chụm đầu nhau bàn tán.
thấy chúng chấp nhận ý kiến của mình, nhà văn Marschak tỏ vẻ hài lòng, mỉm cười
tiếp tục cất bước. Nhưng không được bao lâu, ông nghe có tiếng chân chạy theo.
Và chưa kịp quay lại, ông nghe một giọng trẻ em hỏi: "Ông ơi, trò chơi hòa
bình làm sao? Chúng cháu không biết".
Vâng,
làm sao bọn trẻ có thể chơi trò chơi hòa bình khi chúng chỉ thấy người lớn
"chơi trò chiến tranh". Khi chúng thấy các anh lớn lên đường thi hành
nghĩa vụ quân sự trong lúc đất nước không còn một bóng quân thù.
Làm
sao bọn trẻ có thể chơi trò chơi hòa bình, khi mỗi ngày chúng thấy trên truyền
hình, trên các mặt báo hình ảnh của những người lớn bắn giết nhau, thủ tiêu
nhau, ám sát nhau.
Làm
sao bọn trẻ có thể chơi trò chơi hòa bình, khi trong chính gia đình chúng thấy
anh chị, thậm chí đôi khi cả cha mẹ chúng lớn tiếng cãi vã, mắng chửi nhau. Có
khi họ dùng cả tay chân để thay lời nói. Trong thức tế, bầu khí người lớn tạo
ra để cho các trẻ em lớn lên không phải là bầu khí hòa bình.
Ðến
bao giờ thế giới của người lớn mới hiểu và thực tâm tìm phương thế giải quyết sự
mâu thuẫn: là hằng ngày thế giới của người lớn bỏ ra cả tỷ Mỹ kim cho việc
nghiên cứu và trang bị về vũ khí.
Trong
khi đó, trên thế giới có 800 triệu người sống dưới mức tối thiểu cần thiết cho
con người, nghĩa là họ đang bị đe dọa chết đói. Có 600 triệu người trên thế giới
đang bị mù chữ. Chỉ có 4 trong số 10 trẻ em được cắp sách đến trường tiểu học
trong hơn ba năm. Và cứ 10 đứa trẻ sinh ra trong cảnh cơ hàn thì 2 trẻ bị chết
trong năm đầu tiên.
Vâng,
thế giới người lớn phải bắt đầu loại bỏ chiến tranh và xây dựng hòa bình, nếu họ
muốn trẻ con cũng noi gương chơi trò chơi ấy.
(Lẽ
Sống)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét