03/05/2015
Chúa Nhật V Phục Sinh Năm B
(phần I)
Bài
Ðọc I: Cv 9, 26-31
"Ngài
thuật lại cho các ông biết trên đường đã thấy Chúa thế nào".
Trích
sách Tông đồ Công vụ.
Trong
những ngày ấy, khi tới Giêrusalem, Saolô tìm cách tiếp xúc với các môn đệ;
nhưng mọi người đều sợ ngài, không tin rằng ngài đã trở thành môn đệ. Barnaba dẫn
ngài đến gặp các Tông đồ, và ngài thuật lại cho các ông biết trên đường ngài đã
thấy Chúa thế nào, đã được Chúa phán dạy, và tại Ðamas ngài dạn dĩ xưng danh Ðức
Giêsu thế nào. Và từ đó, ngài ra vào Giêrusalem với các ông, và dạn dĩ xưng
danh Chúa. Ngài cũng giảng dạy cho dân ngoại, và tranh luận với những người
Hy-lạp, nên họ tìm cách giết ngài. Các anh em biết việc đó, nên đem ngài xuống
Xêsarêa, rồi tiễn đưa ngài về Tarsê.
Hội
Thánh được bình an trong miền Giuđêa, Galilêa và Samaria, sống trong sự kính sợ
Chúa, được xây dựng và đầy ơn an ủi của Thánh Thần.
Ðó
là lời Chúa.
Ðáp
Ca: Tv 21, 26b-27. 28 và 30. 31-32
Ðáp: Lạy Chúa, bởi Chúa mà lời
con ca ngợi vang lên trong đại hội (c. 26a).
Hoặc
đọc: Alleluia.
Xướng:
1) Bởi Chúa mà lời con ca ngợi vang lên trong đại hội. Con sẽ làm trọn những lời
khấn hứa của con, trước mặt những người tôn sợ Chúa. Bạn cơ bần sẽ ăn và được
no nê, những kẻ tìm kiếm Chúa sẽ ca khen Chúa: "Tâm hồn các bạn hãy vui sống
tới muôn đời". - Ðáp.
2)
Thiên hạ sẽ ghi lòng và trở về với Chúa, khắp cùng bờ cõi địa cầu; và toàn thể
bá tánh chư dân sẽ phủ phục trước thiên nhan Chúa. Bao người ngủ trong lòng đất
sẽ tôn thờ duy một Chúa; bao kẻ nằm xuống bụi tro sẽ sấp mình trước thiên nhan.
Và linh hồn con sẽ sống cho chính Chúa. - Ðáp.
3)
Miêu duệ con sẽ phục vụ Ngài, sẽ tường thuật về Chúa cho thế hệ tương lai, và
chúng kể cho dân hậu sinh biết đức công minh Chúa, rằng: "Ðiều đó Chúa đã
làm". - Ðáp.
Bài
Ðọc II: 1 Ga 3, 18-24
"Ðây
là giới răn của Người: là chúng ta phải yêu thương nhau".
Trích
thư thứ nhất của Thánh Gioan Tông đồ.
Các
con thân mến, chúng ta đừng yêu bằng lời nói và miệng lưỡi, nhưng bằng việc làm
và chân thật. Do đó, chúng ta biết mình thuộc về sự thật, và sẽ được vững lòng
trước mặt Chúa. Vì nếu lòng chúng ta có khiển trách chúng ta, thì Thiên Chúa
còn lớn hơn lòng chúng ta và Người thông biết mọi sự.
Các
con thân mến, nếu lòng chúng ta không khiển trách, thì chúng ta tin tưởng nơi
Thiên Chúa, và bất cứ điều gì chúng ta xin, thì chúng ta cũng được Người ban
cho, vì chúng ta giữ giới răn Người và làm điều đẹp lòng Người.
Và
đây là giới răn của Người: Chúng ta phải tin vào thánh danh Con của Người là
Chúa Giêsu Kitô, và phải thương yêu nhau, như Người đã ban giới răn cho chúng
ta. Ai giữ các giới răn của Người, thì ở trong Người và Người ở trong họ. Do điều
này mà chúng ta biết Người ở trong chúng ta, đó là Thánh Thần mà Người đã ban
cho chúng ta.
Ðó
là lời Chúa.
Alleluia:
Ga 15, 4 và 5b
Alleluia,
alleluia! - Chúa phán: "Các con hãy ở trong Thầy, và Thầy ở trong các con;
ai ở trong Thầy, kẻ ấy sẽ sinh nhiều trái". - Alleluia.
Phúc
Âm: Ga 15, 1-8
"Ai
ở trong Thầy và Thầy ở trong người ấy, kẻ ấy sinh nhiều trái".
Tin
Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Khi
ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Thầy là cây nho thật, và Cha Thầy
là người trồng nho. Nhành nào trong Thầy không sinh trái thì Người chặt đi, còn
nhành nào trong Thầy không sinh trái thì Người chặt đi, còn nhành nào sinh trái
thì Người tỉa sạch để nó sai trái hơn. Các con đã được tỉa sạch nhờ lời Thầy đã
nói với các con. Các con ở trong Thầy, và Thầy ở trong các con. Cũng như nhành
nho tự nó không thể sinh trái được, nếu không dính liền với cây nho; các con
cũng vậy, nếu không ở trong Thầy.
"Thầy
là cây nho, các con là nhành. Ai ở trong Thầy và Thầy ở trong người ấy, kẻ ấy sẽ
sinh nhiều trái, vì không có Thầy, các con không thể làm được gì. Ai không ở
trong Thầy, thì bị vứt ra ngoài như ngành nho, và sẽ khô héo, người ta sẽ thu lại,
quăng vào lửa cho nó cháy đi. Nếu các con ở trong Thầy, và lời Thầy ở trong các
con, thì các con muốn gì cứ xin, và sẽ được. Ðây là điều làm Cha Thầy được vinh
hiển là các con sinh nhiều trái, và như thế các con trở nên môn đệ của Thầy".
Ðó
là lời Chúa.
Suy
Niệm: Ở Trong Thầy Và Sinh Nhiều Hoa Trái
Chúa
nhật trước là ngày Ơn Thiên Triệu, chúng ta đã thấy Chúa Yêsu là vị mục tử tốt.
Người đã thí mạng sống mình vì chiên để tập họp chúng lại thành đoàn duy nhất.
Người đã sai các tông đồ đi nói lời của Người để ai ai cũng có thể nghe tiếng của
Người mà trở nên chiên tốt. Hôm nay, các bài Kinh Thánh chúng ta vừa nghe đọc
cũng chỉ muốn nói lên các sự thật trên đây về Chúa Yêsu, các tông đồ và tín hữu
để một lần nữa trong mùa Phục sinh này chúng ta hiểu biết hơn về Hội Thánh của
Chúa sống lại. Nhưng thay vào hình ảnh đàn chiên của Chúa nhật trước, hôm nay để
nói lên mầu nhiệm Hội Thánh, Phụng vụ có hình ảnh cây nho. Và với những bài
Kinh Thánh vừa nghe đọc, chúng ta sẽ thấy Hội Thánh là dân mới, có tông đồ mới
và có nếp sống mới.
1.
Dân Mới
Ai
đã đọc các sách tiên tri hẳn còn nhớ trong đó có nhiều đoạn nói Thiên Chúa gọi
Israel là cây nho. Ðó là giống nho Người đã chọn lọc, đem trồng nơi đất tốt,
chăm sóc tận tình. Nhưng ai ngờ, thay vì sinh quả ngọt, nó đã cho toàn những
trái chua, vì Israel không chịu sống trong giao ước và đã xé hàng rào đi cấu kết
với tà thần; khiến Thiên Chúa phải dùng quyền xét xử, để cho cây nho của Người
bị giày xéo, dân Người phải lưu vong (Os 10,1; Ys 5,1-7; Yr 2,21; Ez 15,1-8; Tv
80,9-17). Nhưng Thánh vịnh 80 hứa Chúa sẽ trồng cây nho đó lại.
Và
nay Ðức Yêsu tuyên bố: Người là cây nho thật và Cha Người là người canh tác. Lời
đó thật sâu xa và thấm thía đối với những ai hiểu biết Kinh Thánh. Họ phải nghĩ
ngay rằng: cây nho Israel nay đã được thay thế; dân Chúa bây giờ tụ lại nơi một
con người là chính Ðức Yêsu Kitô.
Và
đây là cuộc thay đổi vĩnh viễn; vì những câu Tin Mừng Yoan tiếp theo cho thấy
thân nho mới, thân nho đích thực sẽ muôn đời còn đó và chỉ có các nhánh là thay
đổi: nhánh nào không sinh quả sẽ bị chặt, còn nhánh nào mang trái sẽ được tỉa để
tốt hơn. Nói cách khác, Ðức Yêsu là Israel mới, không như Israel thay lòng đổi
dạ ngày trước... Người sẽ luôn vâng phục Thiên Chúa Cha cho đến chết nên Người
đẹp lòng Thiên Chúa Cha mọi đàng; và được tôn vinh để trở thành đầu hết và cuối
hết của tạo vật được cứu chuộc.
Tính
cách trường tồn này bảo đảm và là chính sự trường tồn của Hội Thánh là Thân Thể
của Người và là dân mới của Chúa. Chính Thiên Chúa sẽ chăm sóc thân nho mới này
để nó không bị những nhánh khô, nhánh dại làm cằn cỗi và hư hỏng; còn những
nhánh tốt sẽ được tỉa, được chăm khiến thân nho càng thêm xum xuê hoa trái. Lịch
sử của Hội Thánh vì thế nằm trong tay Chúa. Người tỉa chỗ này, Người chăm chỗ
kia, để Hội Thánh của Người luôn thêm sức sống mang lại nhiều hoa quả cứu độ.
Nhưng
nếu Ðức Yêsu đã là cây nho đích thực mà Thiên Chúa đã trồng để thay thế hẳn
Israel ngày trước, thì ai muốn được cứu độ không những phải kết nạp với Người
như nhánh nho với thân nho, mà còn phải luôn lưu lại với Người. Vì thế sau khi
tuyên bố Người là cây nho đích thực và Cha Người là người canh tác, Ðức Yêsu đã
khẳng định một chân lý thứ hai rằng: Người là cây nho đích thực và chúng ta là
nhánh.
Tất
cả bài Tin Mừng hôm nay xoay quanh hai tư tưởng. Nói đến hai thứ tương quan giữa
Ðức Yêsu với một bên là Thiên Chúa Cha và bên kia là tất cả chúng ta. Với Chúa
Cha, Người là cây nho và Chúa Cha là người canh tác. Với chúng ta, Người là cây
nho và chúng ta là nhánh. Ðó cũng là hai mối tương quan của Hội Thánh, một với
Thiên Chúa theo chiều dọc và một với loài người theo chiều ngang. Nhưng ở cả
hai chiều cũng chỉ là một sự sống.
Như
Ðức Yêsu là thân nho đích thực vì sự vâng phục trung tín, thì các tín hữu là
nhánh nho cũng phải mật thiết trung kiên với thân nho là Ðức Yêsu. Họ có tư
cách này khi lưu lại ở nơi Người, tức là giữ lời Người và vâng phục Người. Khi
đó Chúa Cha sẽ "tỉa" cho họ để họ sinh nhiều trái. Người dùng lời của
Người mà tỉa, tức là thanh tẩy họ khỏi các công việc chết chóc của tội lỗi khiến
hoa trái công việc họ làm được dồi dào, thánh thiện. Ngược lại, nếu họ không
lưu lại với Người thì sẽ như nhánh khô héo, bị chặt và đem đốt đi. Họ không còn
ở trên thân cây với nhiều nhánh khác nữa.
Và
như vậy rõ rệt Ðức Yêsu không những làm cho người ta được đẹp lòng Thiên Chúa,
mà còn làm "môi sinh" để họ được sống kết hợp với tha nhân. Người là
Ðấng nối trời với đất nhưng đồng thời cũng là vị nối các lục địa và đại dương lại
với nhau để bất cứ ai ở trong Người cũng được kết hợp với Thiên Chúa và đồng thời
với mọi anh chị em khác.
Hình
ảnh thân nho với hai câu khẳng định Thiên Chúa là người canh tác và chúng ta là
nhánh, nói lên Ðức Kitô thật là dân mới thay hẳn dân cũ. Hình ảnh ấy cũng có thể
gợi lên cây thập tự mà Ðức Yêsu đã leo lên để chịu đóng đinh hầu hòa giải Thiên
Chúa với loài người và loài người với nhau. Cuối cùng nó đưa chúng ta đến ý tưởng
Ðức Yêsu đã trở thành chất rượu nho để ký kết giao ước mới và vĩnh cửu. Và như
vậy hình ảnh thân nho càng trở nên phong phú vì nó bảo chúng ta hãy nhìn vào nhựa
sống mang bình an và cứu độ của Thiên Chúa đến cho tất cả loài người ở nơi thân
thể Ðức Yêsu để chúng ta được sai hoa kết quả và làm thành dân mới của Thiên
Chúa.
2.
Tông Ðồ Mới
Phaolô
được gọi làm tông đồ của dân mới này. Người từ Ðamas trở về Yêrusalem sau khi
đã ngã ngựa và trở nên con người mới. Ông đã kết hợp mật thiết với Chúa và bây
giờ tìm cách ra mắt các tông đồ và kết hợp với anh em. Nhưng ai cũng sợ ông.
Người ta nhớ ông trước đây hung hăng đi bắt các tín hữu. Bây giờ ông đã quả quyết
đã trở lại và muốn sát nhập dân Chúa. Người ta vẫn nghi ngờ. Làm sao biết chắc
được bụng ông? Nếu ông không thật lòng tin Chúa thì làm sao có thể kể ông vào số
tín hữu, cho dù lúc này ông khiêm tốn và khẩn khoản nài xin tình anh em? Không,
dân mới không phải là xã hội loài người. Dân mới là Ðức Yêsu Kitô. Người là cây
nho đích thực; có lưu lại nơi Người mới là nhánh ở giữa bao nhánh khác. Saolô
đã chứng tỏ phải thật sự kết hợp với Ðức Yêsu.
May
có Barnabas, con người được mệnh danh là kẻ hay nâng đỡ. Chính ông đã bán ruộng,
đem tiền đến cho các tông đồ để chia sẻvới anh em túng thiếu (4,36). Barnabas
đưa Saolô đến trình diện các tông đồ và thuật lại câu chuyện trên đường Ðamas
cũng như việc người Dothái ở đó định tâm hại người; vì trở lại đạo xong, Saolô
đã nhiệt tình rao giảng Danh Chúa đến nỗi bị họ ghen ghét. Chính sự kiện này
làm cho các tông đồ tin vào biến cố xảy ra trên đường. Saolô đã phải chịu khổ
vì Ðức Yêsu thì người ta phải tin lòng mến Chúa ở nơi người, khiến "từ đó
người được ra vào đi lại với cộng đoàn tức là Giáo hội ở Yêrusalem".
Câu
truyện của Saolô như vậy đã giúp chúng ta hiểu hơn bài học của đoạn Tin Mừng
Yoan. Hội Thánh, dân mới của Chúa là nơi xum họp hiệp thông của những ai tin tưởng
vào Chúa. Các tín hữu ở Yêrusalem chỉ nhận cho Saolô được ra vào sinh hoạt với
cộng đoàn của mình khi đã chắc chắn ông là người đã tin Chúa đến nỗi sẵn sàng
hy sinh cả sự sống vì Người.
Nhưng
câu truyện của Saolô hôm nay cũng còn nói lên một ý nghĩa khác nữa. Nó muốn làm
chứng Lời Chúa nói với Ananias và Saolô khi sai ông đi gặp kẻ trước đây hung
hăng lùng bắt các tín hữu của Chúa (9,18); "Ta sẽ tỏ cho nó biết tất cả những
gì nó phải chịu vì Danh Ta". Quả vậy, cuộc đời của Saolô, từ ngày theo
Chúa, dường như không bao giờ hết khổ. Tại Ðamas ông đã gặp thù hằn. Về
Yêrusalem ông gặp nghi ngờ rồi hằn học. Sau này đi đâu ông cũng thấy vất vả cho
đến lúc thí mạng vì Hội Thánh. Nhưng tất cả là vì Danh Chúa Yêsu, đúng như Người
đã nói trước về số phận những kẻ được gọi làm tông đồ.
Tuy
nhiên cũng đúng như lời Người nói trong bài Tin Mừng: đó là những cuộc đời
"sai hoa" kết quả. Saolô gặp khó khăn, chống đối, bắt bớ, nhưng sách
Công vụ kể: Hội Thánh được bình an... tài bồi thêm nữa, tiến đi trong sự kính sợ
Thiên Chúa và tràn trề sự an ủi của Thánh Thần. Không hiểu như vậy, những lời sách
Công vụ các Tông đồ vừa viết sẽ không đúng chỗ. Vừa nói đến việc Saolô bị hăm dọa,
sách đó nói ngay Hội Thánh được bình an. Theo lý luận của loài người thì không
thể như thế được. Nhưng với con mắt đức tin, tác giả sách Công vụ thấy rõ: ở
đâu có thánh giá ở đấy có ơn cứu độ; và môn đệ được như Thầy là tốt rồi...
Chúa
có đòi tất cả chúng ta như vậy không?
3.
Ðời Sống Mới
Thiên
Chúa không thiên vị ai. Và Ðức Yêsu đã nói với hết mọi người rằng: ai muốn theo
Ta, hãy vác thập giá của mình hằng ngày mà theo Ta. Thế nên phải đi qua đau khổ
để đạt tới ơn cứu độ và kết hợp với Ðức Kitô.
Tuy
nhiên không phải hết mọi người được ơn gọi tử đạo như Saolô. Ða số chúng ta chỉ
cần vác thập giá hằng ngày của mình là vượt qua mọi trở lực để giữ lệnh truyền
của Chúa như bài thư Yoan hôm nay khuyên nhủ.
Lệnh
truyền của Chúa, Yoan viết rõ, có hai điều: tin vào Danh Ðức Yêsu và yêu mến
tha nhân như Người dạy. Có lẽ chúng ta tưởng mình đã giữ trọn điều trước vì tất
cả chúng ta đều là tín hữu, nghĩa là đã tin vào Danh Ðức Yêsu từ lâu, nếu không
phải là từ bé. Nhưng Yoan bảo: muốn biết có thật như vậy không, tức là muốn biết
lòng tin của mình có chân thật không, thì phải xem mình có yêu mến anh em
không? Bởi vì như bài Tin Mừng đã nói, ai thuộc về Chúa cũng phải kết hợp với
anh em. Thành ra không phải vô lý mà Yoan trong bài thư hôm nay dường như chỉ
khuyên giáo dân của người phải yêu mến anh em, cả bằng việc làm thật sự chứ
không nguyên bằng lời nói và bằng đầu lưỡi. Chính thái độ yêu thương anh em thật
sự bằng việc làm chứng tỏ chúng ta có lòng tin đích thực kết hiệp với Chúa. Thế
mà ai lại không biết rằng đời sống bác ái huynh đệ đòi nhiều cố gắng hy sinh để
lướt thắng những khuynh hướng ích kỷ tự nhiên? Ðức Yêsu cũng như thánh Phaolô
đã chịu khổ nhiều, chẳng vì lòng yêu mến loài người sao?
Nhưng
khi có lòng yêu mến ấy, thì theo lời thư Yoan, chúng ta hãy trấn tĩnh ở trước
nhan Chúa, cho dù lương tâm có cáo chúng ta về những tội khác, bởi vì ai thương
xót sẽ được xót thương và bác ái phủ lấp được nhiều tội lỗi. Và không lẽ nào Chúa
không ban ơn để con người có lòng bác ái sẽ dần dần được lương tâm trong trắng:
họ là nhánh nho sinh quả thì chắc chắn sẽ được Chúa Cha là người canh tác tỉa
cho, để sinh quả nhiều và tốt hơn. Lúc ấy, họ cầu nguyện gì mà không được bởi
vì Chúa đã ban Thánh Thần để Người giúp họ cầu nguyện. Và như vậy, chính thái độ
yêu thương anh em đã giúp người ta kết hợp chặt chẽ hơn với Chúa.
Kết
hợp với Chúa và yêu thương anh em là chiều dọc và chiều ngang của đời sống tín
hữu. Ðó là cây thánh giá vẽ trên con người và đời sống của họ. Hai việc ấy làm
chứng họ thuộc về Ðức Kitô và là môn đệ tốt của Người vì chính Người đã tự ví
mình như thân nho có hai chiều: một nhờ Chúa Cha chăm sóc và phó mình ở trong
tay canh tác của Người; và hai là ban sự sống và hoa trái cho những nhánh lưu lại
ở với Người. Thánh Phaolô đã làm gương sáng cho chúng ta và thánh Yoan đã giải
thích cho chúng ta hiểu vì sao đời sống mới phải lệnh truyền của Chúa là tin
vào Danh Ðức Yêsu và yêu thương anh em.
Giờ
đây chúng ta sắp được tiếp xúc với chén rượu nho, là máu của Ðấng bị treo trên
thánh giá. Chúng ta nhớ đến Ðức Yêsu là cây nho đích thực. Uống chất nho này
chúng ta phải nhớ tận hiến đời mình trong tay Thiên Chúa là người canh tác và
chăm nom cây nho mới là Hội Thánh Chúa. Và chúng ta phải nhớ kết hợp với anh em
như những nhánh của cùng một thân nho, để dân mới không bao giờ thiếu tông đồ mới
và đời sống mới.
(Trích
dẫn từ tập sách Giải Nghĩa Lời Chúa
của
Ðức cố Giám Mục Bartôlômêô Nguyễn Sơn Lâm)
Lời Chúa Mỗi Ngày
Chúa Nhật V Phục Sinh, Năm B
Bài đọc: Acts 9:26-31; I Jn 3:18-24; Jn
15:1-8.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Hiệp nhất trong Thiên Chúa và
trong Giáo Hội.
Con
người tuy có rất nhiều điểm khác biệt với nhau: niềm tin, văn hóa, hoàn cảnh, địa
vị, tính tình, học thức ... nhưng được kêu gọi sống chung và hiệp nhất với
nhau. Làm sao con người có thể hiệp nhất với nhau giữa bao nhiêu những dị biệt
này. Các Bài Đọc hôm nay cung cấp cho chúng ta những điều chính yếu để đạt tới
sự hiệp nhất.
Trong
Bài Đọc I, Phaolô bị mọi người nghi ngờ vì quá khứ bắt bớ đạo Chúa của ông.
Barnabas đã mạnh dạn đứng ra để bênh vực và giới thiệu ông với các Tông-đồ. Sau
đó, để tránh xung đột với người Hy-lạp, các Tông-đồ quyết định để Phaolô rời
Jerusalem. Trong Bài Đọc II, thánh Gioan nhấn mạnh đến giới răn yêu thương như
một nền tảng cho sự hiệp nhất. Ngài khuyên các tín hữu đừng chỉ yêu thương bằng
chót lưỡi đầu môi; nhưng phải biểu tỏ bằng hành động và bằng giữ các giới răn.
Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu dùng hình ảnh quen thuộc để nói lên sự liên hệ mật
thiết giữa Ngài và các môn đệ: "Thầy là cây nho, anh em là cành." Để
có thể sinh hoa trái, các tín hữu cần liên kết với cành; nếu không sẽ bị khô
héo và chặt đi. Vì thế, Chúa Giêsu là trọng tâm của hiệp nhất. Ngài liên kết mọi
người với Ngài và với nhau.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/
Bài đọc I: Hãy cho nhau một cơ hội.
Đừng giam hãm tha nhân trong quá khứ của họ.
1.1/
Barnabas bênh vực Phaolô:"Khi
tới Jerusalem, ông Saul tìm cách nhập đoàn với các môn đệ. Nhưng mọi người vẫn
còn sợ ông, vì họ không tin ông là một môn đệ. Ông Barnabas liền đứng ra bảo
lãnh đưa ông Saul đến gặp các Tông Đồ, và tường thuật cho các ông nghe chuyện
ông ấy được thấy Chúa hiện ra trên đường và phán dạy làm sao, cũng như việc ông
ấy đã mạnh dạn rao giảng nhân danh Đức Giêsu tại Damascus thế nào.''
Nghi
ngờ là chuyện thường tình của con người; hơn nữa, Hội Thánh tại Jerusalem có lý
do để nghi ngờ Saul, vì chỉ trước đây một thời gian ngắn, ông là người bắt đạo
khét tiếng. Khi Thượng Hội Đồng ném đá Phó-tế Stephen, họ đã để quần áo của ông
dưới chân Saul. Như Hananiah cũng nghi ngờ Saul và được Chúa cho biết Ngài muốn
dùng Saul để loan báo Tin Mừng, ông Barnabas cũng đứng ra bảo lãnh cho Saul trước
mặt các môn đệ.
Khi
đã có bằng chứng của sự trở lại, chúng ta cần phải rộng lượng tha thứ để cho
nhau cơ hội làm lại cuộc đời. Nếu Chúa Giêsu và các môn đệ không cho Saul một
cơ hội làm lại cuộc đời, Giáo Hội sẽ không có một Tông đồ nhiệt thành rao giảng
và làm chứng cho Tin Mừng như thánh Phaolô. Nếu Chúa Giêsu đã cho Saul, và cho
tất cả mọi người, có cơ hội ăn năn trở lại; chúng ta là ai mà dám giam cầm tha
nhân trong quá khứ không hay của họ!
1.2/
Hội Thánh biết cách giải quyết các xung đột: "Từ đó ông Saul cùng với các Tông Đồ đi lại hoạt động tại
Jerusalem. Ông mạnh dạn rao giảng nhân danh Chúa. Ông thường đàm đạo và tranh
luận với những người Do-thái theo văn hoá Hy-lạp. Nhưng họ tìm cách giết
ông."
Giáo
Hội sơ khai cũng như qua các thời đại, và cho đến bây giờ, vẫn còn là Giáo Hội
của con người, nên không thể tránh những va chạm vì khác biệt về cách thức suy
luận, tính tình, văn hóa, sở thích ... Làm thế nào để giải quyết những va chạm
để bảo vệ sự hiệp nhất? Trước tiên, mọi người cần cầu nguyện để xin sự soi sáng
và quyết định theo sự hướng dẫn của Thánh Thần. Sau đó, mọi người cần góp ý và
cùng nhau giải quyết trong sự yêu thương. Trong cuộc tranh chấp giữa các bà
góa, Hội Thánh giải quyết bằng việc chọn và tấn phong 7 Phó-tế. Trong trường hợp
hôm nay, "các anh em biết thế, liền dẫn ông xuống Caesarea và tiễn ông lên
đường về Tarsus." Nhờ biết cách giải quyết, nên "hồi ấy, trong khắp
miền Judah, Galilee và Samaria, Hội Thánh được bình an, được xây dựng vững chắc
và sống trong niềm kính sợ Chúa, và ngày một thêm đông, nhờ Thánh Thần nâng đỡ."
2/
Bài đọc II: Phải yêu thương cách
chân thật và bằng việc làm.
2.1/
Sự quan trọng của giới luật yêu thương:
(1)
Phải yêu thương bằng việc làm. Ngài viết: "Hỡi anh em là những người con
bé nhỏ, chúng ta đừng yêu thương nơi đầu môi chót lưỡi, nhưng phải yêu thương
cách chân thật và bằng việc làm. Căn cứ vào điều đó, chúng ta sẽ biết rằng
chúng ta đứng về phía sự thật, và chúng ta sẽ được an lòng trước mặt Thiên
Chúa." Chỗ khác Ngài viết: "Ai nói mình yêu thương Thiên Chúa, mà lại
ghét anh em mình, là kẻ nói dối, và sự thật không có nơi người ấy." Theo
Gioan, yêu thương và sự thật không thể tách rời nhau.
(2)
Thiên Chúa còn cao cả hơn lòng chúng ta: "Vì nếu lòng chúng ta có cáo tội
chúng ta, Thiên Chúa còn cao cả hơn lòng chúng ta, và Người biết hết mọi sự.
Anh em thân mến, nếu lòng chúng ta không cáo tội chúng ta, chúng ta được mạnh dạn
đến cùng Thiên Chúa." Đây là 2 câu khó hiểu, và có ít nhất 2 cách hiểu: Thứ
nhất, nếu lòng chúng ta cáo tội chúng ta, Thiên Chúa còn cao cả hơn lòng chúng
ta vì Ngài biết mọi sự; có nghĩa tội của chúng ta không thể tránh khỏi cơn thịnh
nộ của Thiên Chúa. Thứ hai, nếu lòng chúng ta cáo tội chúng ta, Thiên Chúa còn
cao cả hơn lòng chúng ta; có nghĩa Thiên Chúa không chỉ biết tội của chúng ta,
nhưng Ngài còn biết tình yêu, ước muốn, yếu đuối, bệnh tật của chúng ta; vì thế,
Ngài hiểu biết và sẵn sàng tha thứ cho chúng ta. Thomas à Kempis phân tích sự
khác nhau giữa Thiên Chúa và con người: "Con người nhìn kết quả, Thiên
Chúa biết ý định." Ví dụ, tuy vua David không được phép xây nhà cho Thiên
Chúa, nhưng ông đã xây nhà cho Ngài bằng ước muốn (1 Kgs 8:17-18). Châm ngôn
Pháp có câu: "Biết tất cả là tha thứ tất cả." Nếu trong trái tim của
chúng ta có yêu thương, chúng ta có thể tự tin khi đến với Ngài. Chỗ khác,
Gioan cũng nói: "Yêu thương là đền bù mọi tội lỗi."
2.2/
Phải giữ các giới răn của Người: Gioan
viết: "Đây là điều răn của Người: chúng ta phải tin vào
danh Đức Giêsu Kitô, Con của Người, và phải yêu thương nhau,
theo điều răn Người đã ban cho chúng ta." Nếu chúng ta để ý các Sách của
Gioan, tin Đức Kitô và yêu thương là hai chủ đề chính của Ngài. Con người phải
tin Đức Kitô mới có sự sống đời đời, và phải yêu thương nhau nếu muốn làm môn đệ
của Ngài. Giữ giới răn của Thiên Chúa không gì khác hơn là giữ giới luật yêu
thương, hay "Mến Chúa yêu người." Khi chúng ta giữ giới răn Thiên
Chúa, hai điều này được bảo đảm cho chúng ta:
-
Bất cứ điều gì chúng ta xin, chúng ta được Người ban cho, bởi vì chúng ta tuân
giữ các điều răn của Người và làm những gì đẹp ý Người.
-
Ai tuân giữ các điều răn của Thiên Chúa thì ở lại trong Thiên Chúa và Thiên
Chúa ở lại trong người ấy. Căn cứ vào điều này, chúng ta biết được Thiên Chúa ở
lại trong chúng ta, đó là nhờ Thần Khí, Thần Khí Người đã ban cho chúng ta.
3/
Phúc Âm: Con người phải hiệp
nhất với Chúa và với Giáo Hội như cây nho và cành.
3.1/
Chúa Giêsu là cây nho, con người là cành: Khó
lòng có thể kiếm được hình ảnh nào nói lên sự cần thiết của hiệp nhất hơn hình ảnh
cây nho và cành. Chúa Giêsu mô tả như sau: "Thầy là cây nho thật, và Cha
Thầy là người trồng nho. Cành nào gắn liền với Thầy mà không sinh hoa trái, thì
Người chặt đi; còn cành nào sinh hoa trái, thì Người cắt tỉa cho nó sinh nhiều
hoa trái hơn. Anh em được thanh sạch rồi nhờ lời Thầy đã nói với anh em."
Thiên
Chúa là người trồng nho: Trồng nho là nghề đòi nhiều sự chăm sóc và sức lao động.
Người trồng nho phải dọn đất, bón phân, tưới nước, tỉa cành... Cây nho mới
không được cho sinh trái trong 3 năm; mục đích là để cho cây tập trung năng lực,
để khi cho sinh trái sẽ sinh quả ngon ngọt. Trong lãnh vực thiêng liêng, Thiên
Chúa cũng chuẩn bị tất cả: Ngài cho con người cây nho quí giá nhất là chính Người
Con Một của Ngài. Bên cạnh đó, Ngài cũng chuẩn bị để con người có cơ hội nghe Lời
Chúa, và ban Thánh Thần để con người có thể hiểu và tin vào Đức Kitô...
Thân
nho là Giáo Hội: Một sự so sánh với thần học thân thể của Phaolô: con người là
chi thể của một thân thể là Giáo Hội, với Đức Kitô là Đầu; cho chúng ta kết luận:
con người là cành nho của một thân nho là Giáo Hội, với Đức Kitô là cây nho.
3.2/
Ba loại cành:
(1)
Cành nào liền cây sẽ sinh hoa trái: "Hãy ở lại trong Thầy như Thầy ở lại
trong anh em. Cũng như cành nho không thể tự mình sinh hoa trái, nếu không gắn
liền với cây nho, anh em cũng thế, nếu không ở lại trong Thầy. Thầy là cây nho,
anh em là cành. Ai ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy
sinh nhiều hoa trái, vì không có Thầy, anh em chẳng làm gì được.''
(2)
Cành nào liền cây và không sinh hoa trái: người làm vườn sẽ chặt đi để nó đừng
lãng phí sức của thân cây, dành cho những cành sinh trái. Những cành liền cây
mà không sinh trái có thể so sánh với 3 loại người: thứ nhất, những người từ chối
không nghe lời Chúa; thứ hai, những người nghe nhưng không chịu thực hành (thờ
Chúa bằng môi miệng); thứ ba, những người không dám sống đức tin; khi bị bách hại,
họ không dám làm chứng cho Chúa.
(3)
Cành nào lìa cây sẽ khô héo liền: "Ai không ở lại trong Thầy, thì bị quăng
ra ngoài như cành nho và sẽ khô héo. Người ta nhặt lấy, quăng vào lửa cho nó
cháy đi." Cành nho khô không xử dụng vào việc nấu nướng được, vì nó rất mềm;
chỉ có thể làm mồi vì nó cháy rất nhanh. Người nào không có Chúa Giêsu cũng hư
biến nhanh như vậy.
3.3/
Hình ảnh hiệp nhất của Bí-tích Thánh Thể: Chúa
Giêsu nói: "Hãy ở lại trong Thầy như Thầy ở lại trong anh em ... vì không
có Thầy, anh em chẳng làm gì được." Làm sao chúng ta có thể ở lại hay kết
hợp với Chúa? Có thể bằng việc cầu nguyện, hay bằng việc lắng nghe và tuân giữ
Lời Chúa; nhưng cách kết hợp mật thiết nhất là qua Bí-tích Thánh Thể. Qua
Bí-tích này, Chúa thông ban cho chúng ta đời sống thần linh và những ơn thánh cần
thiết như nhựa sống của cây, để chúng ta có thể sinh hoa kết trái bằng các việc
lành, và có sức để đương đầu với thử thách của cuộc đời. Một gia đình hay cộng
đòan năng lãnh nhận BTTT sẽ hiệp nhất với nhau vì được hiệp nhất trong cùng một
cây. Người nào không năng lãnh nhận BTTT, họ sẽ từ từ tách biệt ra khỏi gia
đình và cộng đoàn.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
-
Để hiệp nhất, chúng ta cần có Chúa Giêsu như một trọng tâm qua Lời Chúa và
BTTT. Ngoài ra, chúng ta cần có yêu thương và tha thứ; chứ không chỉ đối xử theo
lý lẽ hay công bằng.
-
Khi có xung đột trong cộng đòan, chúng ta cần cầu nguyện và cùng nhau giải quyết
vấn đề. Tự mình tách biệt ra khỏi cộng đoàn không phải là cách khôn ngoan; vì
cành nho chỉ sinh ích khi gắn liền với thân cây.
-
Chúng ta cần bênh vực những người yếu đuối sa ngã như Chúa đã trợ giúp chúng
ta; giam hãm họ trong quá khứ không phải là cách khôn ngoan để giúp họ trở lại.
Linh
mục Anthony Đinh Minh Tiên, OP
03/05/15 CHÚA NHẬT TUẦN
5 PS – B
Ga 15,1-8
Ga 15,1-8
Suy niệm: Chúa
ví sự liên kết giữa các tín hữu với Ngài tựa như cành nho gắn liền với thân
nho. Trên bình diện thực vật, với kỹ thuật cấy ghép hiện nay, việc ghép cành
vào cây là điều dễ dàng. Thế nhưng, trên bình diện con người, không phải hễ ở
bên cạnh nhau là gắn bó với nhau. Trong một gia đình bất hòa, dù ở cạnh nhau,
người ta vẫn không gắn bó với nhau. Như thế, chỉ có tình yêu mới gắn kết con
người với con người, cũng như con người với Thiên Chúa. Tựa như cành nho sống,
tăng trưởng, sinh hoa kết trái nhờ nhựa sống từ thân nho, Chúa muốn ta gắn bó
với Ngài bằng tình yêu để được sống đời đời. Cứ nhìn hoa trái thì biết mức độ
cành gắn làm sao với thân nho. Cứ nhìn lối sống đời Ki-tô hữu sẽ biết mức độ
liên kết với Chúa như thế nào. Những cành cây chỉ gắn vờ vào thân nho không bao
giờ có thể sinh hoa trái được.
Mời Bạn: Cốt
lõi của Đạo Chúa là gắn bó, có tương quan thân thiết với Chúa Giê-su như cành
nho gắn liền với thân nho. Để có được mối tương quan thân thiết ấy, bạn cần gặp
gỡ Ngài thường xuyên mỗi ngày qua cầu nguyện, tham dự thánh lễ, đọc Lời Chúa,
viếng Thánh Thể... Gắn bó với Lời Chúa và Thánh Thể có phải là lẽ sống của bạn
không?
Sống Lời Chúa: Tôi
chú ý sống lời gọi truyền giáo cuối thánh lễ: “Lễ xong, chúc anh chị em đi
bình an,” bằng
cách sinh nhiều hoa trái của yêu thương, phục vụ, quên mình, nhiệt thành.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin đụng chạm đến trái tim chúng con, để trái tim ấy
được biến đổi như Trái Tim Chúa, biết yêu thương người khác bằng Trái Tim Chúa.
Amen.
Ở LẠI TRONG THẦY
Muốn được hưởng nguồn sống của Ðấng Phục Sinh, ta
cũng phải chia sẻ thập giá của Ngài. Chính Ðức Giêsu cũng được cắt tỉa qua khổ
đau và cái chết.
Suy niệm:
Thế giới hôm nay tiến bộ
nhanh chóng về nhiều mặt:
nghiên cứu sự sống trên sao
Hỏa, nối mạng Internet,
thành công trong phương pháp
sinh sản vô tính...
Tưởng như chẳng có gì con
người không làm được.
Nhưng thế giới vẫn lo âu vì
chất thải ở khắp nơi,
môi trường sống bị hư hoại,
chênh lệch giữa giàu nghèo,
nạn tham nhũng ở châu Á, sự
hư hỏng của các bạn trẻ.
Cái vòng luẩn quẩn: ma túy,
tình dục, AIDS, tội phạm
dẫn đến các chết bi đát cho
nhiều thanh thiếu niên.
Con người đủ thông minh để
tạo ra sản phẩm
nhưng lại không đủ bản lãnh
để làm chủ chúng,
nên chúng quay trở lại làm
chủ con người.
Khoa học vừa giải quyết, vừa
gây thêm rắc rối.
Con người hôm nay bơ vơ,
loay hoay, không cứu nổi mình.
Thế giới bế tắc, cần đến ơn
cứu độ.
Ðoạn Tin Mừng mời ta nhìn
lại sự cằn cỗi
của mình, của Hội Thánh, của
cả thế giới.
Ðức Giêsu phục sinh như cây
nho, các Kitô hữu là cành.
Cây và cành có cùng một sự
sống, cùng một dòng nhựa.
Sự sống từ cây, làm cho cành
sinh trái.
Cụm từ sinh hoa trái được
nhắc đến 6 lần.
Cụm từ ở lại trong Thầy được
nhắc đến 5 lần.
Không ở lại trong Thầy thì
không thể sinh hoa trái.
Cứ nhìn hoa trái thì biết
mức độ gắn bó của cành.
Có cành chỉ vờ gắn liền với
cây nên không có trái.
Có cành đã sinh trái, nhưng
cần sinh hoa trái hơn (c.2),
sinh hoa trái nhiều (c.8),
sinh hoa trái bền vững (c.16).
Chúng ta vẫn chưa sinh trái
như lòng Chúa mong
vì chúng ta không chịu để
Ngài cắt tỉa.
Vinh quang của Thiên Chúa là
chúng ta sinh nhiều hoa trái.
Thất bại của Thiên Chúa là
sự cằn cỗi của con người.
Hoa trái là ước mơ của người
trồng nho,
và cũng là sự triển nở của
cây và cành nho.
Chẳng hề có sự xung đột giữa
vinh quang Thiên Chúa
và vinh quang đúng nghĩa của
con người.
Chỉ trong Chúa, con người
mới thực sự triển nở, hạnh phúc.
Một sự độc lập khờ khạo sẽ
dẫn đến héo khô.
Hãy ở lại trong Thầy như
Thầy ở lại trong anh em.
Một lời mời gọi gần như là
một lời nài van.
Sự ở lại chỉ hoàn hảo khi có
đủ hai chiều.
Con người mãi mãi có tự do
khước từ nguồn sống.
Ở lại trong Chúa không phải
là lối nói văn chương.
Ðể ở lại cần phải trả giá.
Muốn được hưởng nguồn sống
của Ðấng Phục Sinh,
ta cũng phải chia sẻ thập
giá của Ngài.
Chính Ðức Giêsu cũng được
cắt tỉa qua khổ đau và cái chết.
Hãy đón lấy sự sống của Chúa
Phục Sinh,
như dòng nhựa nguyên tươi
mới.
Hãy đóng góp những hoa trái
tốt lành cho nhân loại,
để nhân loại nhận ra Cây Nho
thật là Ðức Kitô,
và Người Trồng Nho là chính
Thiên Chúa.
Cầu nguyện:
Lạy Chúa Giêsu,
sống cho Chúa thật là điều
khó.
Thuộc về Chúa thật là một
thách đố cho con.
Chúa đòi con cho Chúa tất cả
để chẳng có gì trong con lại
không là của Chúa.
Chúa thích lấy đi những gì con cậy dựa
để con thực sự tựa nương vào
một mình Chúa.
Chúa thích cắt tỉa con khỏi
những cái rườm rà
để cây đời con sinh thêm hoa
trái.
Chúa cương quyết chinh phục
con
cho đến khi con thuộc trọn
về Chúa.
Xin cho con dám ra khỏi mình,
ra khỏi những bận tâm và
tính toán khôn ngoan
để sống theo những đòi hỏi
bất ngờ của Chúa,
dù phải chịu mất mát và thua
thiệt.
Ước gì con cảm nghiệm được rằng
trước khi con tập sống cho
Chúa
và thuộc về Chúa
thì Chúa đã sống cho con
và thuộc về con từ lâu. Amen.
Lm Antôn Nguyễn Cao
Siêu, SJ
Hãy Nâng Tâm Hồn Lên
3
THÁNG NĂM
No
Thỏa Và An Bình Trong Đức Kitô
Thánh
Vịnh 23 sửa soạn cho chúng ta nhận hiểu ý nghĩa của dụ ngôn Người Mục Tử Tốt
Lành. Đây là một thánh vịnh rất quen thuộc với tất cả chúng ta.
Hình
tượng của thánh vịnh này rất phong phú – và có thể được phân vào hai khung cảnh
khác nhau. Trước hết, đó là hình ảnh “đồng cỏ xanh tươi” – biểu trưng sự an
toàn và sự bổ dưỡng thần linh mà Chúa cung ứng cho chúng ta; rồi “những dòng nước
trong lành” xua tan nơi ta cơn khát; hình ảnh “đường ngay nẻo chính” nhắc nhở
ta rằng mình đang trên hành trình tiến về một điểm tới cuối cùng trước mặt;
“thung lũng âm u” tượng trưng cho những chông gai mà chúng ta phải đương đầu
trên hành trình ấy. Đó là những hình ảnh được rút ra từ mối quan hệ giữa mục tử
và đàn chiên.
Nửa
sau của thánh vịnh là những hình ảnh đặc tả khung cảnh vui vầy. Thánh vịnh nói
về một “bàn tiệc” mở rộng – diễn tả ơn phúc dồi dào mà ta được ban cho qua sự
hiệp thông với Chúa; hình ảnh “xức dầu thơm” cho thấy thái độ ân cần săn sóc của
Người; và “ly rượu đầy tràn chan chứa” nói lên tấm lòng ưu ái và quảng đại mà
Chúa luôn dành cho ta.
Trọn
cả thánh vịnh, nhất là câu cuối cùng, nhắc cho ta về niềm no thỏa và an bình
tuyệt diệu ta nhận được trong Đức Kitô, Đấng Mục Tử tốt lành.
“Lòng
nhân hậu và tình thương Chúa
ấp
ủ tôi suốt cả cuộc đời,
và
tôi được ở đền Người
những
ngày tháng, những năm dài triền miên.”
Đức
Kitô hướng dẫn chúng ta theo đường nẻo “yêu thương và nhân hậu” mà Người bước
đi trong cuộc đời dương thế của Người – và cuối cùng, Người về đến “nhà của
Chúa” để dọn chỗ sẵn cho ta.
-
suy tư 366 ngày của Đức Gioan Phaolô II -
Lm.
Lê Công Đức dịch từ
nguyên tác
LIFT
UP YOUR HEARTS
Daily
Meditations by Pope John Paul II
Lời Chúa Trong Gia Đình
NGÀY
03 - 5
CHÚA
NHẬT V PHỤC SINH
Cv
9,26-31; 1Ga 3, 18-24; Ga 14, 7-14.
LỜI
SUY NIỆM: “Thật, Thầy bảo thật anh em, ai tin vào Thầy
thì người đó cũng sẽ làm được những việc Thầy làm”.
Chúa
Giêsu rất yêu thương những con người đã tin vào Người. Tin Người là Con Một duy
nhất của Thiên Chúa; tin Người đến từ Chúa Cha; tin Người là Đấng Chúa Cha sai
đến trên trần gian này để cứu độ toàn thể nhân loại không loại từ ai. Tin Người
là Thiên Chúa thật, tin Người là Đấng đã thắng thế gian, đã chịu chết, đã Phục
Sinh đang ngự bên hữu Chúa Cha, và tin Người là Đấng cứu độ đời mình; thì sẽ được
Người ở cùng trong mọi công việc mình đang làm.
Lạy
Chúa Giêsu. Xin cho mọi thành viên trong gia đình chúng con luôn sống và tin
vào Chúa qua lời nói , việc làm hằng ngày của mình.
Mạnh
Phương
Gương Thánh Nhân
Ngày
03-05: Thánh GIACÔBÊ và PHILIPPHÊ
Tông
Đồ (Thế kỷ thứ I)
Giáo
hội tôn kính hai vị tông đồ này trong cùng một ngày, vì vào thế kỷ thứ V, xác
các thánh được đưa về Rôma với nhau và đặt ở đền thờ các thánh tông đồ. Ngày dời
xác các Ngài là ngày 01 tháng 5. Nhưng vì trùng với lễ thánh Giuse thợ, lễ kính
các Ngài được dời vào ngày 03 tháng 5.
Thánh
GIACÔBÊ HẬU
Chỉ
có một chỉ dẫn Tân ước cung ứng cho chúng ta về vị tông đồ thứ hai mang tên
Giacôbê: Ngài "là con ông Alphêô" (Mt 10,3 - Mc 3,18 - Lc 6,15 - Cv
1,13). Vậy không đáng ngạc nhiên gì, khi có nhiều cố gắng đồng hóa Ngài với một
hay nhiều người cùng mang tên là Giacôbê ở trong Tân ước. Có Giacôbê "người
anh em của Chúa" (Cl 1,19).
Có
lẽ Ngài đã được thấy Chúa Giêsu phục sinh hiện ra (1Cr 15,7) và chắc chắn Ngài
là thủ lãnh Giáo hội Giêrusalem (Cv 12,17 - 15,13 - 21,18). Sau cùng, người được
đồng hoá với người anh em của Chúa được nhắc đến trong Phúc âm (Mt 13,55 - Mc
6,3). Đó là ý kiến của thánh Hiêrônimô và được chấp nhận lại đời, nhưng các học
giả ngày nay muốn phân biệt hai người khác nhau và Phúc âm chỉ giản dị ghi lại
tên Ngài.
Dầu
cho các sách Phúc âm không nói nhiều tới thánh nhân nhưng Ngài đã giữ được một
địa vị sáng giá trong Giáo hội sơ khai, thánh Phêrô khi được cứu thoát khỏi tù
đã nói : - "Hãy đem tin cho Giacôbê và các anh em được biết" (Cv
12,17)
Khi
tiếp xúc với các tông đồ, thánh Phaolô đã đến gặp Giacôbê. Sau này thánh Phaolô
nói : - "Giacôbê, Kêpha (Phêrô) và Gioan, những vị có thế giá như cột trụ ấy
đã bắt tay tôi và Barnaba tỏ dấu thông hiệp" (Ga 2,9)
Tại
công đồng Giêrusalem, Giacôbê đã lên tiếng sau Phêrô, tóm kết diễn từ về việc
rao giảng Phúc âm cho dân ngoại (Cv 15,13-31). Lần sau cùng về Giêrusalem,
thánh Phaolô đã đến gặp thánh Giacôbê đang họp với hàng niên trưởng (Cv 21,18)
Để
diễn tả sự thánh thiện của Giacôbê, thánh Eusêbiô và Hiêrônimô đã nói rằng:
thánh nhân giữ mình đồng trinh suốt đời và con người hiến mình cho Thiên Chúa
nay không uống rượu, kiêng thịt, đi chân không và chỉ có một chiếc áo. Quì cầu
nguyện nhiều, đầu gối Ngài chai cứng như da lạc đà.
Năm
62, các luật sĩ lo lắng vì sự rạng rỡ Giacôbê mang lại cho Kitô giáo. Họ triệu
vời thánh nhân đến ở trước ông nghị để tra vấn xem Ngài nghĩ gì về Chúa Kitô.
Trên sân thượng ngoài đền thờ, họ bắt thánh nhân công khai nói lời bội giáo cho
dân nghe, Ngài nói : - Chúa Giêsu là con người đang ngự bên hữu Thiên Chúa quyền
năng và đến một ngày kia sẽ đến trên mây trời.
Dân
chúng đồng loạt lên tiếng tôn vinh Chúa Giêsu trong khi các luật sĩ và biệt
phái xông vào thánh nhân. Họ đã quyết định ném đá Ngài.
++++++++++++++++++++
Thánh
PHILIPPHÊ
Thánh
Philipphê là người Bethsaida (Ga 1,44). Trên đường đi Galilêa, Chúa Giêsu đã gọi
ông. Đến lượt mình chính Philipphê lại giới thiệu Chúa Giêsu cho Nathanael: -
"Đấng mà Môisê trong lề luật cùng các tiên tri chép đến chúng tôi đã gặp rồi"
(Ga 1,45)
Và
ông còn khích lệ thêm : - "Hãy đến mà xem" (Ga 1,46)
Khi
hóa bánh ra nhiều Chúa Giêsu đã tin tưởng và ông hỏi: - "Ta mua đâu được
bánh cho họ ăn" (Ga 6,5)
Như
vậy Chúa Giêsu đã hiệp với ông trước hết trong việc chuẩn bị cho phép lạ này.
Dịp
lễ vượt qua sau cùng Chúa Giêsu, các lương dân đã nhờ Philipphê xin Chúa cho họ
được gặp Người: - "Thưa ông, chúng tôi muốn gặp Chúa Giêsu" (Ga
12,21)
Sau
cùng, trong cuộc đàm đạo thân mật sau bữa Tiệc Ly, Philipphê lên tiếng hỏi Chúa
Giêsu: - "Thưa Thày, xin tỏ cho chúng con thấy Chúa Cha, thế là đủ cho
chúng con rồi".
Chúa
Giêsu nói với ông: - "Đã lâu rồi, Ta ở với các ngươi, thế mà, Philipphê,
ngươi đã không biết Ta ư ? Ai thấy ta là đã thấy Cha. Làm sao ngươi nói: Xin tỏ
cho chúng con thấy Cha (Ga 14,8-9)
Các
tông đồ chỉ hiểu được chiều kích rộng lớn của những lời này khi Chúa Thánh Thần
soi sáng cho các ông.
Đó
là tất cả những gì mà sách Tin Mừng nói với chúng ta về thánh tông đồ
Philipphê. Sau này truyền thống cho chúng ta biết thánh Philipphê đã đi rao giảng
Phúc âm ở Scythia và Phrygia. Nhưng rất có thể người ta đã lầm thánh nhân với vị
phó tế cũng có tên là Philipphê. Về cái chết của Ngài, không có gì là chắc chắn.
Có tài liệu nói rằng: Ngài tử vì đạo. Có tài liệu lại cho rằng: Ngài chết già.
(daminhvn.net)
03
Tháng Năm
Ði Về Ðâu?
Tiền
tài danh vọng không làm cho con người hạnh phúc... Ðó là điều mà người ta thường
nói khi bàn về cái chết của cô đào Marilin Monroe cách đây hơn hai chục năm...
Nay, người ta cũng lặp lại điều đó với nữ danh ca Dalida, người Pháp gốc Ai Cập...
Dalida đã tự vận vào hôm 03/5/1987 tại nhà riêng của cô ở Montmartre, Paris,
lúc cô được 54 tuổi.
Sinh
năm 1933 tai Le Caire với tên thật là Yolande Gigliotti, đã trở nên một ca sĩ nổi
tiếng và được hâm mộ trên khắp thế giới, kể cả ở Việt Nam, nhờ giọng ca đầy
truyền cảm của cô. Những người thuộc thế hệ 50 và 60 không thể quên những bài
"Bambino", "Gigi l'amorose"... do cô trình diễn. Danh vọng
đã không đủ để thỏa mãn cô. Ngày 27/02/1967, cô đã thử một lần tự tử, rồi được
cứu sống.
Tự
tử cũng là một thể hiện nỗi khao khát khôn cùng trong lòng người: đó là khao
khát hạnh phúc. Khi cuộc đời này không còn là một đáp trả cho nỗi khao khát ấy,
nhiều người đã tự mình tìm đến cái chết như một giải thoát.
Khủng
hoảng trầm trọng nhất của xã hội ngày nay phải chăng không là khủng hoảng về ý
nghĩa của cuộc sống. Con người sinh ra để làm gì? Con người sẽ đi về đâu? Sau
cái chết những gì đang thực sự chờ đợi con người... Ðó là những câu hỏi lớn mà
con người ngày nay, khi đứng trước những mâu thuẫn trong cuộc sống, không ngừng
đặt ra cho mình.
Con
người bởi đâu mà ra, con người sẽ đi về đâu? Ðó là ý nghĩa và giá trị của cuộc
sống? Ðó là những câu hỏi mà chúng ta không ngừng tự đặt ra cho mình.
Chúng
ta hãy cảm tạ Chúa, bởi vì, nhờ Ðức Tin, chúng ta tìm được ánh sáng cho những
câu hỏi ấy.
Trước
ngưỡng cửa của năm 2000, nhân loại đang mỗi lúc phải đương đầu với những thách
đố lớn của cuộc sống. Người Kitô được trang bị bởi Ðức Tin đang nằm giữa một
vai trò quan trọng giai đoạn này. Ánh sáng Ðức Tin, cần phải được chiếu sáng
trong cuộc sống của người Kitô để nhờ đó, những người xung quanh cũng tìm ra được
ý nghĩa và giá trị cũng như hướng đi đích thực của cuộc sống.
(Lẽ
Sống)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét