Ai
Ngay Chính Được THIÊN CHÚA Trợ Lực
Cha Daniel Van Kerkhove, người Bỉ, là Linh
Mục dòng Khiết Tâm Đức Mẹ (dòng Các
Linh Mục Thừa Sai Scheut). Cha từng có 60
năm truyền giáo tại Nhật Bản trong đó
có 6 tháng tại Trung Quốc vào năm 1948. Sau đây là chứng từ của Cha về hồng ân nhận lãnh sau
khi Cha lâm trọng bệnh.
Chúa bất ngờ gởi thử thách đến cho tôi.
Người ta khám phá ra tôi bị ung thư ác tính nơi não bộ. Cuộc giải phẫu kéo dài
11 tiếng đồng hồ. Cuộc giải phẫu thành
công. Ngày hôm sau tôi cảm thấy hơi kha khá. Tôi ngây thơ nghĩ rằng mọi sự rồi sẽ diễn tiến tốt đẹp. Nào ngờ, ngay buổi chiều hôm ấy, mọi sự đảo lộn hết. Tình trạng sức khoẻ trở nên đồi tệ. Y tá trực nơi phòng hồi sinh phải cho tôi
hít thở dưỡng khí bằng máy. Cứ thế tình trạng sức khoẻ xuống dốc không
phanh. Tôi ý thức rõ mình đang đi vào cõi chết. Vị bác sĩ
chăm sóc tôi thật lo âu và tỏ ra tư-lự. Ông bèn
hỏi ý kiến vị bác sĩ
chuyên về não bộ.
Vị bác sĩ não bộ từng quen biết tôi trước đó. Sau
khi khám nghiệm và kiểm chứng thuốc tôi đang
uống, bác sĩ truyền phải thay đổi cách thức chữa trị và thuốc men. Bác
sĩ cũng nói rồi tôi sẽ thoát cơn hiểm nguy, nhưng cần phải có một thời gian lâu
thật lâu. Tôi nghe rõ tiếng bác sĩ
nói nhưng không trả lời được. Tôi
không nói được câu nào.
Đúng như lời vị bác sĩ
tiên báo, tôi từ từ bình phục và hai
năm sau, tôi có thể đi đứng bình thường. Tôi trở lại với công việc mục vụ.
Cơn bệnh hiểm nghèo đã
dạy tôi một bài học. Nó dạy tôi biết rằng thời gian thật quý báu.
Tôi nhận lãnh thời gian như hồng ân duy
nhất. Vậy tôi phải biết tận dụng thời gian -
trước tiên và trên hết - cho việc cầu nguyện và cho
công tác tông đồ. Thánh Lễ, nguyện gẫm, chầu Thánh Thể và lần hạt Mân Côi
chiếm từ 4 đến 5 giờ trong một ngày sống của tôi.
Thời gian còn lại tôi dành
cho công tác tông đồ. Tôi viếng thăm
các bệnh nhân. Tôi dạy giáo lý và dạy Anh ngữ cho các
trẻ em người Việt. Mỗi tháng một lần tôi cử hành
Thánh Lễ bằng tiếng Trung
Hoa cho tín hữu Công Giáo người Hoa tại Osaka ở miền Trung
Nam Nhật Bản. Tôi liên lạc thư từ với nhiều người quen biết. Tôi
quyên góp quần áo và vật dụng văn
phòng để gởi đi cho người nghèo ở Ấn Độ và bên
Ba-Tây.
Rất thường khi tôi
cảm thấy sự hiện diện của THIÊN
CHÚA khi bất ngờ tôi gặp những người mà tôi
phải làm quen, xét vì tôi đã ở trong
vùng từ rất lâu năm.
Tôi bị hai chứng bệnh trường kỳ. Chứng bệnh thứ nhất liên
quan đến hệ thống não bộ. Chứng bệnh thứ hai thuộc về bộ phận tiêu
hóa. Đặc biệt tôi bị chứng đau đầu liên
miên. Thỉnh thoảng tôi bị cám dỗ buông xuôi
tất cả. Nhưng tôi không nản lòng,
không rủn chí.
Tôi không biết ngày nào
THIÊN CHÚA sẽ gọi tôi về với Ngài. Nhưng nhờ một lần trải qua chứng bệnh trầm kha suýt
chết, giờ đây tôi cảm thấy mình được chuẩn bị và sẵn sàng hơn nếu bất ngờ Chúa đến viếng thăm
tôi. Tôi chân thành cầu nguyện cho tất cả anh em
Linh Mục cùng dòng. Tôi không cầu nguyện để các anh
em tôi có cùng kinh nghiệm như tôi. Nhưng tôi cầu nguyện cho các
anh em tôi biết TIN nơi tầm quan trọng của bí tích
Thánh Thể, của việc chầu Mình
Thánh Chúa và của việc cầu nguyện trong đời sống Linh Mục.
... ”Này con, nếu lời thầy, con
luôn nhận lấy, và huấn lệnh thầy, con hằng ấp ủ, nếu con lắng tai
nghe lẽ khôn ngoan, và hướng lòng
theo sự hiểu biết, phải, nếu con cầu xin trí
thông minh, van nài ơn hiểu biết, nếu con tìm
khôn ngoan như tìm bạc, và lùng
kiếm như thể kho tàng,
thì lúc đó con sẽ hiểu thế nào là
kính sợ THIÊN CHÚA và sẽ khám phá
ra hiểu biết THIÊN CHÚA có nghĩa là gì. Vì
chính THIÊN CHÚA ban tặng khôn ngoan; tri thức và hiểu biết là nhờ Người mà có.
Ai ngay chính được Người trợ lực. Người thành
khiên thuẫn cho kẻ sống thanh
liêm, giữ gìn đường nẻo người chính trực, bảo vệ lối đi kẻ tín
trung. Bấy giờ con sẽ hiểu thế nào là
công bình, thế nào là chính trực công
minh: đó là đường đưa tới hạnh phúc.
Vì khôn ngoan sẽ vào tận lòng
con, và tri thức khiến hồn con vui
thú, óc thận trọng sẽ giữ gìn con,
trí hiểu biết sẽ như người bảo vệ, để giải thoát
con khỏi lối sống xấu xa, cứu con khỏi người nói những lời xằng bậy, khỏi những kẻ bỏ đường ngay
chính, đi vào nẻo tối tăm” (Châm
Ngôn 2,1-13).
(”Chronica CICM”, n.3, Avril/2006, trang 73-74)
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét