10/06/2015
Thứ Tư sau Chúa Nhật
10 Quanh Năm
Bài
Ðọc I: (Năm I) 2 Cr 3, 4-11
"Người
đã làm cho chúng tôi trở nên thừa tác viên của Tân Ước, không phải của văn tự,
mà là của Thần Trí".
Trích
thư thứ hai của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Côrintô.
Anh
em thân mến, chúng tôi tin tưởng như thế trước mặt Thiên Chúa nhờ Ðức Kitô.
Không phải chúng tôi có thể nghĩ tưởng điều gì như là bởi chính chúng tôi,
nhưng điều đó là do Thiên Chúa: chính Người là Ðấng đã làm cho chúng tôi trở
nên thừa tác viên của Tân Ước, không phải của văn tự, mà là của Thần trí, vì
văn tự chỉ giết chết, còn Thần trí mới tác sinh.
Nếu
việc phục vụ sự chết, được khắc thành chữ trên bia đá, rạng ngời vinh quang,
khiến con cái Israel không thể nhìn thẳng vào mặt Môsê vì vinh quang trên mặt
ông, dầu đó chỉ là vinh quang nhất thời, thì việc phục vụ Thần trí lại chẳng được
vinh quang hơn sao? Thật vậy, nếu việc phục vụ án phạt đem lại vinh quang, thì
việc phục vụ công chính lại càng đem vinh quang rực rỡ hơn; và về phương diện
này, điều xưa kia là vinh quang, không còn vinh quang nữa so với sự vinh quang
cao cả này. Bởi lẽ điều nhất thời mà còn được vinh quang, thì điều vĩnh cửu lại
càng được vinh quang nhiều biết mấy.
Ðó
là lời Chúa.
Ðáp
Ca: Tv 98, 5. 6. 7. 8. 9
Ðáp: Thiên Chúa,
Chúa chúng ta, là Ðấng Thánh (c. 9c).
Xướng:
1) Hãy cao rao Chúa là Thiên Chúa chúng ta, hãy sấp mình dưới bệ kê chân Ngài,
đây là bệ ngọc chí thánh. - Ðáp.
2)
Trong hàng tư tế của Ngài có Môsê và Aaron, và có Samuel trong số người cầu đảo
danh Ngài: các ông kêu cầu Chúa và chính Ngài nhậm lời các ông. - Ðáp.
3)
Trong cột mây, bấy giờ Ngài phán bảo, các ông đã nghe những huấn lệnh của Ngài,
và chỉ thị Ngài đã truyền cho các ông giữ. - Ðáp.
4)
Lạy Chúa là Thiên Chúa chúng con, Ngài đã nhậm lời các ông; lạy Chúa, với các
ông Ngài xử khoan hồng, tuy nhiên, Ngài đã oán phạt điều các ông lầm lỗi. -
Ðáp.
5)
Hãy cao rao Chúa là Thiên Chúa chúng ta; hãy sấp mình trên núi thánh của Ngài:
vì Thiên Chúa, Chúa chúng ta, là Ðấng Thánh.. - Ðáp.
Alleluia:
Tv 24, 4c và 5a
Alleluia,
alleluia! - Lạy Chúa, xin dạy bảo con về lối bước của Chúa và xin hướng dẫn con
trong chân lý của Ngài. - Alleluia.
Phúc
Âm: Mt 5, 17-19
"Thầy
không đến để huỷ bỏ, nhưng để kiện toàn".
Tin
Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi
ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Các con đừng tưởng Thầy đến để
huỷ bỏ lề luật hay các tiên tri: Thầy không đến để huỷ bỏ, nhưng để kiện toàn.
Vì Thầy bảo thật các con: Cho dù trời đất có qua đi, thì một chấm, một phẩy
trong bộ luật cũng không bỏ sót, cho đến khi mọi sự hoàn thành. Bởi vậy, ai huỷ
bỏ một trong những điều luật nhỏ mọn nhất, và dạy người khác làm như vậy, sẽ kể
là người nhỏ nhất trong Nước Trời; trái lại, ai giữ và dạy người ta giữ những
điều đó, sẽ được kể là người cao cả trong Nước Trời".
Ðó
là lời Chúa.
Suy
Niệm: Kiện toàn lề luật
Luật
cơ bản nhất trong đời sống tu trì vốn là luật bác ái và nền tảng của luật này
là sự tôn trọng và tin tưởng lẫn nhau. Sự kiện này tiêu biểu cho chính sự tuân
hành luật lệ trong Giáo Hội. Giáo Hội có luật lệ, nhưng không bao giờ dùng sức
mạnh đe dọa để cưỡng bách người tín hữu tuân hành. Tinh thần đích thực của việc
tuân hành luật lệ trong Giáo Hội chính là tình mến; không có tình mến, thì một
bộ luật, dù hoàn hảo đến đâu, cũng không khác gì một cây khô héo.
Ý
nghĩa và tinh thần ấy của luật lệ, chúng ta có thể đọc được trong Tin Mừng hôm
nay. Những người Biệt phái, nhất là các Luật sĩ, vốn là những người rất trung
thành với lề luật, họ tuân giữ luật lệ không thiếu một chấm, một phết. Nhưng
đàng sau sự trung thành ấy có hàm ẩn tự mãn: họ cho rằng trung thành với lề luật
là đương nhiên trở thành người công chính, và vì nghĩ mình là người công chính,
nên họ lên mặt khinh dễ những người không tuân giữ luật lệ một cách nghiêm chỉnh
như họ.
Chúa
Giêsu không phải là người vô kỷ cương và luật pháp. Ngài đã sống như một người
Do thái, nghĩa là tuân giữ luật lệ của Môsê truyền lại. Chỉ có điều khác biệt
giữa Ngài và các người Biệt phái, đó là tinh thần: nếu những người Biệt phái tự
cho mình là người công chính nhờ tuân giữ lề luật, thì Chúa Giêsu lại khẳng định
rằng chỉ nhờ ơn Chúa, con người mới có thể nên công chính. Chúa Giêsu tuân giữ
lề luật để kiện toàn nó, kiện toàn theo nghĩa thực hiện chính những lời loan
báo của các tiên tri liên quan đến Ngài, kiện toàn đến độ mặc cho lề luật một
tinh thần mới, tức là tình mến.
Luật
lệ vốn là lời loan báo của các tiên tri về Ðấng Cứu thế, do đó luật lệ có tính
tiên tri. Khi chu toàn lề luật, Giáo Hội chứng tỏ cho mọi người thấy rằng Ngài
chính là Ðấng các tiên tri đã loan báo. Như vậy, một cách nào đó, khi người
Kitô hữu tuân hành lề luật, họ cũng loan báo chính Chúa Kitô, nhưng dĩ nhiên, họ
chỉ có thể loan báo về Ngài khi việc tuân giữ của họ thể hiện được chính tinh
thần của Ngài. Xét cho cùng, đối với người Kitô hữu, tuân giữ lề luật là mặc lấy
tâm tình của Chúa Kitô, là sống như Ngài, là trở thành hiện thân của Ngài.
Nguyện
xin Chúa giúp chúng ta luôn ý thức sự hiện diện của Ngài trong cuộc sống của
chúng ta và ban sức mạnh để chúng ta chu toàn lề luật của Ngài.
Veritas Asia
LỜI CHÚA MỖI NGÀY
Thứ
Tư Tuần 10 TN1,
Năm lẻ
Bài
đọc:
2 Cor 3:4-11; Mt 5:17-19.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Giao Ước mới kiện
toàn Giao Ước
cũ
Tác giả Sách Giáo Sĩ nói về sự cần thiết của thời gian: "Ở dưới bầu trời
này, mọi sự đều có lúc, mọi việc đều có thời: một thời để chào đời, một thời để
lìa thế; một thời để trồng cây, một thời để nhổ cây; một thời để giết chết, một
thời để chữa lành; một thời để phá đổ, một thời để xây dựng" (Eccl
3:1-3).
Thánh Phaolô nói về sự cần thiết của kinh nghiệm: "Cũng như khi tôi còn là
trẻ con, tôi nói năng như trẻ con, hiểu biết như trẻ con, suy nghĩ như trẻ con;
nhưng khi tôi đã thành người lớn, thì tôi bỏ tất cả những gì là trẻ con"
(I Cor 13:11). Khi nhìn lại quãng đời niên thiếu, nhiều người hối hận vì họ
không thể nào ngờ mình lại vô tư và thiếu chín chắn như thế; nhưng trong tiến
trình trở thành người trưởng thành, họ phải trải qua những kinh nghiệm như vậy.
Cũng thế, khi so sánh hai Giao Ước cũ và mới trong Kế Hoạch Cứu Độ của Thiên
Chúa, chúng ta cần để ý đến tiến trình thời gian và kinh nghiệm, vì Thiên Chúa
không làm sự gì vô ích. Vì con người không thể tiếp nhận một lúc, nên Ngài phải
chuẩn bị mọi sự theo thời gian, mặc dù Ngài không bị lệ thuộc vào thời gian. Vì
khả năng con người giới hạn, nên Ngài phải chuẩn bị từ chỗ bất toàn đến chỗ
hoàn hảo, mặc dù Ngài có uy quyền để thực hiện cái hoàn hảo ngay. Trong tiến
trình trở nên hoàn hảo: phải có cái cũ thì mới có cái mới, và cái mới làm hoàn
hảo cái cũ; nếu không có cái cũ thì cũng chẳng có cái mới.
Các Bài Đọc hôm nay là những ví dụ của tiến trình trở nên hoàn hảo. Trong Bài Đọc
I, khi thánh Phaolô bị chất vấn bởi những người Do-thái thủ cựu, Ngài so sánh
cho họ thấy sự hoàn hảo của giao ước mới trên giao ước cũ, và kết luận: vì giao
ước mới hoàn hảo hơn giao ước cũ; nên vinh quang có được do việc phục vụ giao ước
mới cũng lớn hơn vinh quang có được do việc phục vụ giao ước cũ. Trong Phúc Âm,
khi nhiều người thuộc phái Pharisees nghĩ Chúa Giêsu đến để dạy dân chúng phá bỏ
Lề Luật, nên Ngài tuyên bố: "Anh em đừng tưởng Thầy đến để bãi bỏ Luật
Moses hoặc lời các ngôn sứ. Thầy đến không phải là để bãi bỏ, nhưng là để kiện
toàn."
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/
Bài đọc I:
Giao ước mới hoàn hảo hơn giao ước cũ.
1.1/
Tranh chấp giữa hai giao ước cũ và mới: Giống như Chúa Giêsu, thánh Phaolô cũng đã từng có
kinh nghiệm về sự tranh chấp giữa Lề Luật của Moses và những giáo huấn của Đức
Kitô. Theo kinh nghiệm bản thân, ông đã từng nhiệt thành bắt bớ các tín hữu
theo đạo mới, vì ông cho lối sống của họ là hoàn toàn ngược lại với Lề Luật và
truyền thống; cho đến khi Đức Kitô tỏ uy quyền của Ngài trên đường đi Damascus.
Kinh nghiệm này giúp ông yêu thương và thông cảm với những người Do-thái khó chấp
nhận giáo huấn của Đức Kitô; mặc dù họ không ngừng bắt bớ ông như họ đã từng bắt
bớ Chúa Giêsu.
Trong trình thuật hôm nay, ông chia sẻ kinh nghiệm của ông về hai Giao Ước với
họ như sau: "Không phải vì tự chúng tôi, chúng tôi có khả năng để nghĩ rằng
mình làm được gì, nhưng khả năng của chúng tôi là do ơn Thiên Chúa, Đấng ban
cho chúng tôi khả năng phục vụ Giao Ước Mới, không phải Giao Ước căn cứ trên chữ
viết, nhưng dựa vào Thánh Thần. Vì chữ viết thì giết chết, còn Thánh Thần mới
ban sự sống."
(1) Giao Ước cũ: Giao ước căn cứ trên chữ viết là Giao Ước Thiên Chúa làm với
dân trên núi Sinai. Trong Giao ước này, Ngài đã ban cho họ Thập Giới viết trên
đá qua tay ông Moses, và căn dặn họ như sau:
Coi
đây, hôm nay tôi đưa ra cho anh em chọn: hoặc là được sống, được hạnh phúc, hoặc
là phải chết, bị tai hoạ. Hôm nay tôi truyền cho anh em phải yêu mến Đức Chúa,
Thiên Chúa của anh em, đi theo đường lối của Người, và tuân giữ các mệnh lệnh,
thánh chỉ, quyết định của Người, để anh em được sống, được thêm đông đúc, và Đức
Chúa, Thiên Chúa của anh em, chúc phúc cho anh em trong miền đất anh em sắp vào
chiếm hữu. Nhưng nếu anh em trở lòng và không vâng nghe, lại bị lôi cuốn và sụp
xuống lạy các thần khác và phụng thờ chúng, thì hôm nay tôi báo cho anh em biết:
chắc chắn anh em sẽ bị diệt vong, sẽ không được sống lâu trên đất mà anh em sắp
sang qua sông Jordan để vào chiếm hữu. (Deut 30:15-18)
Mặc dù đã được căn dặn kỹ càng như thế, nhưng không một ai trong Israel có thể
tự hào mình không bao giờ vi phạm Thập Giới; và hậu quả là tất cả đều phải chết
như lời Thiên Chúa báo trước. Nhưng Thiên Chúa không muốn con người phải chết,
đó là lý do tại sao Ngài thiết lập với con người một giao ước mới.
(2) Giao Ước mới: Tiên tri Jeremiah đã tiên báo về giao ước này như sau:
Này
sẽ đến những ngày - sấm ngôn của Đức Chúa - Ta sẽ lập với nhà Israel và nhà
Judah một giao ước mới, không giống như giao ước Ta đã lập với cha ông chúng,
ngày Ta cầm tay dẫn họ ra khỏi đất Ai-cập; chính chúng đã huỷ bỏ giao ước của
Ta, mặc dầu Ta là Chúa Tể của chúng - sấm ngôn của Đức Chúa. Nhưng đây là giao
ước Ta sẽ lập với nhà Israel sau những ngày đó - sấm ngôn của Đức Chúa. Ta sẽ
ghi vào lòng dạ chúng, sẽ khắc vào tâm khảm chúng Lề Luật của Ta. Ta sẽ là
Thiên Chúa của chúng, còn chúng sẽ là dân của Ta. Chúng sẽ không còn phải dạy bảo
nhau, kẻ này nói với người kia: "Hãy học cho biết Đức Chúa," vì hết
thảy chúng, từ người nhỏ đến người lớn, sẽ biết Ta - sấm ngôn của Đức Chúa. Ta
sẽ tha thứ tội ác cho chúng và không còn nhớ đến lỗi lầm của chúng nữa. Israel
sẽ tồn tại mãi. (Jer 31:31-34)
1.2/
Vinh quang của việc phục vụ Thánh Thần: Phaolô cũng so sánh vinh quang có được do sự phục
vụ giữa hai Giao ước, và kết luận như sau: "Nếu việc phục vụ Lề Luật - thứ
Lề Luật chỉ đưa đến sự chết và được khắc ghi từng chữ trên những bia đá - mà được
vinh quang đến nỗi dân Israel không thể nhìn mặt ông Moses được, vì mặt ông
chói lọi vinh quang - dù đó chỉ là vinh quang chóng qua - thì việc phục vụ
Thánh Thần lại không được vinh quang hơn sao?"
2/
Phúc Âm:
Thầy đến không phải là để bãi bỏ, nhưng là để kiện toàn.
2.1/
Chúa Giêsu đến để kiện toàn Lề Luật: Nhiều Kinh-sư nghĩ, khi Chúa Giêsu chỉ trích họ về
việc rửa tay và giữ ngày Sabbath, là Ngài muốn hủy bỏ tất cả Lề Luật và truyền
thống của tổ tiên. Thực ra, Ngài chỉ phê bình thói giả hình và khinh thường Lề
Luật của họ. Trong trình thuật hôm nay, Chúa Giêsu muốn làm sáng tỏ điều này với
các môn đệ: "Anh em đừng tưởng Thầy đến để bãi bỏ Luật Moses hoặc lời các
ngôn sứ. Thầy đến không phải là để bãi bỏ, nhưng là để kiện toàn. Vì, Thầy bảo
thật anh em, trước khi trời đất qua đi, thì một chấm một phết trong Lề Luật
cũng sẽ không qua đi, cho đến khi mọi sự được hoàn thành."
2.2/
Sự quan trọng của Lề Luật: Khi nói "giao ước mới hoàn hảo hơn giao ước cũ," cả
Chúa Giêsu và thánh Phaolô không bao giờ có ý muốn nói Lề Luật Thiên Chúa ban
qua Moses trở thành vô hiệu. Các tín hữu vẫn phải giữ Lề Luật của Thiên Chúa
như Chúa Giêsu dạy: "Vậy ai bãi bỏ dù chỉ là một trong những điều răn nhỏ
nhất ấy, và dạy người ta làm như thế, thì sẽ bị gọi là kẻ nhỏ nhất trong Nước
Trời. Còn ai tuân hành và dạy làm như thế, thì sẽ được gọi là lớn trong Nước Trời."
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
- Hai thái cực cần tránh: có những người không thích thay đổi, họ muốn giữ tỉ mỉ
từng chi tiết của Lề Luật và truyền thống; ngược lại, có những người dễ dàng
thay đổi như chong chóng, họ phê bình và đả kích tất cả những gì trong quá khứ.
- Người khôn ngoan là người phải biết suy xét và so sánh cẩn thận, để nhận ra
những gì của quá khứ là tốt cần giữ lại, những gì là xấu cần bỏ đi; đồng thời
biết nhận ra những cái hay đẹp của hiện tại để học hỏi và áp dụng.
Lm.Anthony ĐINH MINH TIÊN, OP.
10/06/15 THỨ TƯ TUẦN 10 TN
Mt 5,17-19
Mt 5,17-19
Suy niệm: “Luật là cái mạng nhện các con
ruồi lớn vượt qua và những con nhỏ bị dính vào” (De Balzac). Luật lệ nào cũng có những kẻ hở,
nếu chỉ là hình thức áp đặt bên ngoài. Luật Mô-sê và các ngôn sứ cũng vậy thôi.
Đức Giê-su đã kiện toàn luật Cựu Ước, đặc biệt là Mười Điều Răn, bằng cách nội
tâm hóa lề luật, đưa con người vào cái gì là cốt lõi của lề luật, đó là tâm
tình yêu mến. Chính tâm tình mến Chúa yêu người ấy giúp con người đạt đến mức
hoàn thiện như Cha trên trời. Chính vì thế, thánh Phao-lô đã nhắc đi nhắc lại: “Yêu thương là chu toàn lề luật” (Rm 13,8.10). Việc thờ phượng Thiên Chúa không cốt ở dâng lễ
vật nhưng ở lòng nhân từ, cũng chẳng phải nằm ở việc tuân giữ lề luật cách máy
móc bề ngoài, nhưng ở quả tim yêu mến chân thành.
Mời Bạn: “Cuộc sống Ki-tô giáo có thể
gồm tóm trong một câu: Hãy yêu mến Chúa và làm điều bạn muốn” (Th. Augustinô). Được ơn nhận biết Chúa và
tình yêu của Ngài, đời bạn chỉ còn mỗi một việc là đáp lại bằng tình yêu mến.
Lúc đó, tất cả những gì bạn muốn là sống đẹp lòng Chúa mà thôi.
Sống Lời Chúa: Tôi
xem xét lại ý hướng giữ luật Chúa của mình, sửa đổi bằng cách đưa lòng mến Chúa
yêu người vào khi thực thi luật ấy.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, Chúa kiện toàn lề luật khi dạy con thi hành tất
cả lề luật với tâm tình mến Chúa yêu người. Xin giúp con ghi nhớ và đưa tâm
tình mến Chúa yêu người ấy vào mọi cung cách hành xử của con, với Chúa cũng như
với người anh em chung quanh, trong phụng vụ cũng như trong đời thường mỗi
ngày. Amen.
Để kiện toàn
Đức Giêsu mời chúng ta tuân giữ nghiêm túc Luật
Thiên Chúa đã ban, nhưng theo cách giải thích mới mẻ, hoàn chỉnh và có thẩm quyền
của Ngài.
Suy niệm:
Đã có thời người ta nghĩ
rằng theo Công giáo là bất hiếu,
vì phải từ bỏ việc cúng giỗ
cha mẹ tổ tiên.
Nếu người chết cũng có nhu
cầu ăn uống tiêu dùng như người sống,
thì hiếu thảo đòi phải lo
cho người đã khuất được đầy đủ, ấm no.
Nhiều người không dám theo
đạo,
vì sợ theo đạo thì không
được cúng giỗ tổ tiên, phải bỏ ông bà.
Vào thời thánh Mátthêu, một
số người Do thái cũng có nỗi sợ tương tự.
Họ tin vào Đức Giêsu và muốn
trở thành môn đệ của Ngài,
nhưng họ lại sợ làm thế là
bỏ đạo của cha ông, bỏ Do thái giáo.
Họ sợ giáo huấn mới mẻ của
Đức Giêsu làm họ bỏ Luật Môsê,
và không còn thuộc về dân
Thiên Chúa nữa.
Trong bài Tin Mừng hôm nay,
Đức Giêsu khẳng định :
“Đừng tưởng Thầy đến để bãi
bỏ Luật Môsê hay lời các Ngôn sứ.
Thầy đến không phải là để
bãi bỏ, nhưng là để kiện toàn” (c. 17).
Luật Môsê thật ra là Luật
của Thiên Chúa trao qua trung gian ông Môsê.
Môsê đã làm nhiệm vụ trao
lại cho dân Do thái và giải thích Luật ấy.
Người Do thái từ bao đời đã
giữ Luật theo lời giải thích của Môsê.
Bây giờ có một Đấng mới xuất
hiện, là Đức Giêsu Kitô Con Thiên Chúa.
Ngài biết rõ ý định của
Thiên Chúa mà Ngài âu yếm gọi là Cha.
Đức Giêsu không gạt bỏ Luật
của Thiên Chúa được trao cho Môsê.
Nhưng Ngài sẽ giải thích lại
Luật ấy cho đúng với ý Thiên Chúa,
vì chẳng ai biết rõ ý Cha
bằng Con.
Trong Bài Giảng trên núi mà
ta sắp nghe trong những ngày tới,
ta sẽ thấy Đức Giêsu giải
thích lại Luật Môsê như thế nào.
Hành vi đó được gọi là kiện
toàn hay hoàn chỉnh.
Một giai đoạn mới trong lịch
sử cứu độ đã được mở ra với Đức Giêsu.
Giai đoạn chung cục này vừa
liên tục, vừa vượt quá giai đoạn cũ.
Đức Giêsu mời chúng ta tuân giữ
nghiêm túc Luật Thiên Chúa đã ban,
nhưng theo cách giải thích
mới mẻ, hoàn chỉnh và có thẩm quyền của Ngài.
Muốn trở nên hoàn thiện,
muốn đón nhận Nước Trời do Ngài khai mở,
cần sống Luật Tôra đã được
Ngài giải thích lại.
Người Kitô hữu gốc Do thái
khi theo Đức Giêsu thì chẳng sợ mình bỏ đạo,
bỏ Lề Luật, bỏ các Ngôn sứ
hay truyền thống của cha ông
Giáo huấn của Đức Giêsu đã
chứa đựng cốt lõi tinh túy của Luật ấy rồi.
Làm thế nào để các Kitô hữu
Á Châu cảm thấy đức tin của mình
không tạo ra sự xung đột hay
đoạn tuyệt
với những giá trị của nền
văn hóa mình đã lãnh nhận và đã sống?
Làm sao để mình sống viên
mãn là một Kitô hữu, một người Công Giáo Rôma,
mà vẫn chẳng mất căn tính là
người Việt Nam hay người Châu Á?
Chỉ cần một điều kiện, đó là
thấy Kitô giáo không phá bỏ, nhưng kiện toàn
tất cả mọi giá trị cao quý
có trong các nền văn hóa và tôn giáo khác.
Cầu nguyện:
Lạy Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa,
Chúa đã muốn trở nên con của
loài người,
con của trái đất, con của
một dân tộc.
Chúa vẫn yêu mến dân tộc của
Chúa
dù họ từ khước Tin Mừng
và đóng đinh Chúa vào thập
giá.
Xin cho chúng con biết yêu
mến quê hương,
một quê hương còn nghèo nàn
lạc hậu
sau những năm dài chiến
tranh,
một quê hương đang mở ra
trước thế giới
nhưng lại muốn giữ gìn bản
sắc dân tộc
và bảo vệ nền đạo lý của cha
ông.
Xin cho chúng con đừng nhắm
mắt ngủ yên
trong sự an toàn và tiện
nghi vật chất,
nhưng biết trăn trở trước
nỗi khổ đau,
và làm một điều gì đó thật
cụ thể
cho những đồng bào quanh
chúng con.
Ước gì chúng con biết phục
vụ đất nước
bằng khối óc, quả tim và đôi
tay.
Và ước gì chúng con biết
khiêm tốn
cộng tác với muôn người
thiện chí.
Lm Antôn Nguyễn Cao
Siêu, SJ
Hãy Nâng Tâm Hồn Lên
10
THÁNG SÁU
Sự
Tự Do Chọn Lựa
Bên
cạnh trí năng và mối quan hệ của nó với chân lý, con người còn có ý chí để chọn
lựa. Và ý chí chọn lựa này có liên hệ mật thiết với sự thiện. Mọi hành vi nhân
linh đều có bao gồm một hành vi của ý chí và khả năng chọn lựa.
Xuất
phát từ nhận hiểu căn bản ấy về con người, chúng ta thấy tự nhiên bật ra vấn đề
luân lý. Con người có khả năng chọn lựa giữa điều tốt và điều xấu, được hướng dẫn
bởi tiếng nói lương tâm. Lương tâm hướng dẫn con người làm điều tốt và lôi kéo
con người trở về từ đường nẻo xấu xa.
Rõ
ràng, ý chí tự do của con người chi phối đến mối quan hệ của con người với thế
giới, với đồng loại, và làm cho con người khao khát Thiên Chúa và những gì thuộc
về Ngài. Và như chúng ta đã thấy, cũng chính ý chí tự do thúc đẩy con người kiếm
tìm chân lý. Thực vậy, bản tính thuộc linh của con người là cơ sở thiết yếu của
các khả năng suy lý và lựa chọn tự do. Từ đầu tiên, con người nhận thấy mình ở
trong một mối quan hệ đặc biệt với Thiên Chúa. Bản trình thuật về sáng tạo
trong Thánh Kinh (St 1-3) cho chúng ta thấy rằng “hình ảnh của Thiên Chúa” được
mạc khải trước hết trong mối quan hệ của con người (xét như chủ thể) với Thiên
Chúa (xét như đối tượng). Con người biết Thiên Chúa; trái tim và ý chí con người
có khả năng kết hiệp với Thiên Chúa. Con người có thể nên một với Thiên Chúa!
Con người có thể nói “VÂNG” với Thiên Chúa. Dĩ nhiên, con người cũng có thể nói
“KHÔNG”. Con người có khả năng đón nhận Thiên Chúa và thánh ý Ngài; song con
người cũng có khả năng chống lại Thiên Chúa và chống lại các hoạch định của
Ngài.
-
suy tư 366 ngày của Đức Gioan Phaolô II -
Lm.
Lê Công Đức dịch
từ nguyên tác
LIFT
UP YOUR HEARTS
Daily
Meditations by Pope John Paul II
Lời Chúa Trong Gia Đình
NGÀY
10-6
2Cr
3, 4-11; Mt 5, 17-19
LỜI
SUY NIỆM: “Anh em đừng tưởng Thầy đến để bãi bỏ Luật Mô-sê hoặc các
lời các tiên tri. Thầy đến không phải để bãi bỏ nhưng là để kiện toàn.”
Thiên
Chúa là Đấng duy nhất, Lời Chúa đã phán ra: “Một khi xuất phát từ miệng Ta, sẽ
không trở về với Ta nếu chưa đạt kết quả, chưa thực hiện ý muốn của Ta, chưa
chu toàn sứ mạng Ta giao phó” (Is 55,11). Luật của Thiên Chúa là một. Chính
Chúa Giêsu cũng đã nói cho chúng ta biết: “Trước khi trời đất qua đi, thì một
chấm một chấm một phết trong Lề Luật cũng không thể qua đi được, cho đến khi mọi
sự được hoàn thành. Giúp cho chúng ta luôn vững tin vào Luật, mà giữ Luật Chúa
cho trọn. Mười điều răn của Thiên Chúa chỉ cho chúng ta biết đâu là hành động xấu,
cần phải tránh, phải từ bỏ. Tất cả chúng ta đang cảm nghiệm: Trên con đường sống
của mỗi người đều đang bước đi như là một cuộc chiến giữa cái thiện và cái ác,
để được sống và sống hạnh phúc đời đời cùng Thiên Chúa; hay phải chết đời đời.
Lạy
Chúa Giêsu. Xin cho mọi thành viên trong gia đình chúng con luôn tuân giữ và
vui sống với Luật Chúa. Nhờ ơn Chúa giúp, chúng con sẽ có đời sống kính Chúa
yêu người hơn, hầu đem lại hạnh phúc cho mình và cho mọi người.
Mạnh
Phương
10
Tháng Sáu
Hãy Làm Chủ Chính
Mình
Một
tác giả nọ có kể một câu chuyện nghụ ngôn như sau: Một nhà trí thức, một thương
gia và một quan đầu tỉnh bị quân cướp tấn công nhân một cuộc hành trình giữa sa
mạc. Sau khi đã đánh đập, bọn cướp bỏ ba người dở sống dở chết bên lề đường.
Tuy nhiên, ba người cũng cố gắng lê bước để tìm đến túp lều của một vị ẩn sĩ.
Sau khi đã băng bó các vết thương cho ba người, vị ẩn sĩ mới nói với họ:
"Túp lều của tôi quá nhỏ. Mùa đông lại sắp đến. Xin mỗi vị cố gắng làm
riêng cho mình một căn lều để trú ẩn".
Nghe
thế cả ba người bộ hành đều chống chế, vì họ chỉ muốn tiếp tục cuộc hành trình
mà thôi. Vị ẩn sĩ mới cho họ biết rằng tuyết đã bắt đầu rơi và không còn một lối
thoát nào có thể giúp họ ra khỏi vùng sa mạc.
Nhưng
làm thế nào để tự mình có thể dựng cho mình túp lều? Nhà trí thức thì than phiền
rằng mình không có sách vở trong tay. Thương gia thì quả quyết rằng cả đời mình
chỉ biết đếm tiền và giao dịch. Còn viên đầu tỉnh thì cho rằng ông không thể
làm việc gì mà không có thuộc hạ.
Nhưng
nước đến trôn rồi thì cũng đành phải nhảy. Không còn lý do gì để khước từ, cả
ba người đành phải bắt tay vào dựng riêng cho mình căn lều. Khi họ vừa hoàn
thành túp lều thì mùa đông cũng vừa đến. Trong suốt mùa đông dài, họ không còn
bít làm gì hơn là ngồi bên bếp lửa để ôn lại chuyện quá khứ... Vị ẩn sĩ thỉnh
thoảng cũng xen vào câu chuyện để góp ý và an ủi ba người bất hạnh.
Ðông
tàn, xuân đến. Ba người bộ hành muốn lên đường trở về tức khắc. Nhưng lòng tốt và
tình bạn của nhà ẩn sĩ không nỡ để họ ra đi. Thành ra, họ đành ở nán lại một thời
gian để giúp ông cày xới và gieo trồng cũng như chăm sóc gia súc. Và rồi, khi
ánh nắng xuân chiếu tỏa giữa sa mạc, họ cũng ở lại thêm một thời gian để ngắm cảnh
thiên nhiên...
Một
ngày nọ, vị ẩn sĩ mới thắc mắc như sau: "Tôi không còn nghe các ông nói đến
sách vở, công việc làm ăn và những người thuộc hạ nữa. Có chuyện gì xảy ra cho
các ông không?". Cả ba người đều giữ thinh lặng. Vị ẩn sĩ mới nói tiếp:
"Tôi xin phép được trả lời cho các ông nhé. Trước kia, các ông có một ông
chủ, ông chủ của các ông có tên là sách vở, là tiền bạc, là các thuộc hạ. Giờ
đây, các ông cũng giống như chó lạc mất chủ, các ông cảm thấy tự do. Nhưng tôi
nghĩ rằng tốt hơn là các ông nên trở về với sách vở, với tiền bạc, với các thuộc
hạ của các ông. Trêu về nhưng không với tư cách là nô lệ nữa. Các ông hãy là chủ
chính mình. Và nếu các ông muốn có một người chủ luôn để cho các ông tự do hoàn
toàn, xin hãy nhớ đến tôi và chủ của tôi".
Lục
soát cho kỹ trong lương tâm, có lẽ ai trong chúng ta cũng phải thú nhận rằng
mình là nô lệ của rất nhiều ông chủ.
Có
ông chủ mang tên là một ý thức hệ kiên cố đang trói buộc đôi cánh tư tưởng của
chúng ta. Chúng ta bị giam hãm trong vòng nô lệ đến độ không dám đưa chân bước
ra khỏi vòng tròn mà ý thức hệ đó đã vẽ sẵn.
Có
ông chủ mang tên là những định kiến đối với cuộc đời, đối với xã hội, đối với
con người mà chúng ta không bao giờ muốn từ bỏ, mà chúng ta luôn chụp xuống
trên người khác có lẽ cúng là hàng rào kẽm gai mà chúng ta khoanh tròn xung
quanh chúng ta để mãi mãi chỉ mang lấy một cái nhìn hẹp hòi, ích kỷ.
Có
ông chủ là những thói quen xấu mà chúng ta tích lũy như một pháo đài kiên cố để
không muốn rời một bước.
Có
ông chủ là thứ tôn giáo vụ hình thức trong đó chúng ta cố gắng tô vẽ cho mình một
bộ mặt đạo đức, nhưng kỳ thực lại hoàn toàn xa lạ với Tin Mừng của Chân Lý và tự
do đích thực.
Mỗi
người chúng ta cần phải rời bỏ những ông chủ quen thuộc để đi vào trong túp lều
nhỏ bé, nhưng chính do chúng ta cố gắng tự tạo ra. Nơi sa mạc của cõi lòng,
chúng ta sẽ gặp được chính Chúa làông chủ đích thực của chúng ta. Có trút bỏ mọi
ràng buộc trong cuộc sống, chúng ta mới cảm thấy được Ngài chiếm ngự và lúc đó
chúng ta mới cảm nhận được niềm hạnh phúc đích thực mà Chúa Giêsu đã hứa:
"Phúc cho những ai có tinh thần nghèo khó".
(Lẽ
Sống)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét