Án tuyên chân phước tử đạo Campuchia đã được bắt
đầu ở cấp giáo phận
6/17/2015
6/17/2015
Phnom Penh (Agenzia Fides,
17/06/2015) - Giáo Hội tại Campuchia đã chính thức bắt đầu giai đoạn cấp giáo
phận trong tiến trình tuyên chân phước cho 35 vị tử đạo là nạn nhân của chế độ
Pol Pot - Khmer Đỏ. Họ là những người Campuchia bản xứ, người Việt và người
Pháp bị bách hại từ năm 1970 đến 1977.
Linh mục Gustavo Adrian Benitez, PIME, Giám đốc quốc gia của Hội Thừa Sai Giáo Hoàng (Pontifical Missionary Societies) tại Hội Đồng Giám Mục Lào và Campuchia cho biết: "Chúng tôi đang thu thập tài liệu về vị giám mục người Campuchia Joseph Chhmar Salas và 34 vị khác, bao gồm các linh mục, giáo dân, giáo lý viên, các nhà truyền giáo, trong đó có một số thành viên của Hội Thừa Sai Paris (MEP)".
Lễ khai mạc tiến trình đã được cử hành vào đầu tháng 5 tại Tangkok - một ngôi làng ở tỉnh Kompong Thom, do Đức Giám Mục Olivier Schmitthaeusler MEP, Đại Diện Tông Tòa Phnom Penh chủ sự, với sự hiện diện của nhiều tín hữu, linh mục, tu sĩ, nhà truyền giáo, đại diện cho toàn thể Giáo Hội tại Campuchia.
"Khi giai đoạn này được bắt đầu, một ủy ban đã được thành lập, có nhiệm vụ thu thập tất cả các bằng chứng về cái chết của 35 người này, một số người bị giết chết, những người còn lại thì bị bỏ đói và kiệt sức", Cha Benitez cho biết.
"Tiến trình này được mở ra mang tính chất lịch sử, bởi vì nó sẽ giúp tín hữu Campuchia tái xây dựng căn tính lịch sử và nguồn gốc của mình; nhưng cũng mang một giá trị tinh thần quan trọng: Đó là Giáo Hội tại Campuchia đã bắt đầu được sống và phát triển".
"Nhìn lại tình hình của Giáo Hội tại Campuchia trước, trong và sau chế độ Pol Pot - Khmer Đỏ, người ta có thể chắc chắn một điều rằng một số Kitô hữu đã dũng cảm tử đạo để giữ cho ánh sáng đức tin được sống", vị linh mục giám đốc nói.
Khi giai đoạn cấp giáo phận được hoàn tất thì các tài liệu sẽ được gửi đến Bộ Tuyên Thánh của Vatican, nơi sẽ xử lý giai đoạn thứ hai.
Linh mục Gustavo Adrian Benitez, PIME, Giám đốc quốc gia của Hội Thừa Sai Giáo Hoàng (Pontifical Missionary Societies) tại Hội Đồng Giám Mục Lào và Campuchia cho biết: "Chúng tôi đang thu thập tài liệu về vị giám mục người Campuchia Joseph Chhmar Salas và 34 vị khác, bao gồm các linh mục, giáo dân, giáo lý viên, các nhà truyền giáo, trong đó có một số thành viên của Hội Thừa Sai Paris (MEP)".
Lễ khai mạc tiến trình đã được cử hành vào đầu tháng 5 tại Tangkok - một ngôi làng ở tỉnh Kompong Thom, do Đức Giám Mục Olivier Schmitthaeusler MEP, Đại Diện Tông Tòa Phnom Penh chủ sự, với sự hiện diện của nhiều tín hữu, linh mục, tu sĩ, nhà truyền giáo, đại diện cho toàn thể Giáo Hội tại Campuchia.
"Khi giai đoạn này được bắt đầu, một ủy ban đã được thành lập, có nhiệm vụ thu thập tất cả các bằng chứng về cái chết của 35 người này, một số người bị giết chết, những người còn lại thì bị bỏ đói và kiệt sức", Cha Benitez cho biết.
"Tiến trình này được mở ra mang tính chất lịch sử, bởi vì nó sẽ giúp tín hữu Campuchia tái xây dựng căn tính lịch sử và nguồn gốc của mình; nhưng cũng mang một giá trị tinh thần quan trọng: Đó là Giáo Hội tại Campuchia đã bắt đầu được sống và phát triển".
"Nhìn lại tình hình của Giáo Hội tại Campuchia trước, trong và sau chế độ Pol Pot - Khmer Đỏ, người ta có thể chắc chắn một điều rằng một số Kitô hữu đã dũng cảm tử đạo để giữ cho ánh sáng đức tin được sống", vị linh mục giám đốc nói.
Khi giai đoạn cấp giáo phận được hoàn tất thì các tài liệu sẽ được gửi đến Bộ Tuyên Thánh của Vatican, nơi sẽ xử lý giai đoạn thứ hai.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét