Dư luận về Tài Liệu Làm Việc của Thượng Hội Đồng
năm 2015
Ngày 23 tháng Sáu, Tài Liệu Làm Việc (Instrumentum Laboris) của
Thượng Hội Đồng năm 2015 về gia đình đã được công bố. Hiện mới chỉ có bản tiếng
Ý được ấn hành. Tài liệu này lấy lại đủ 62 đoạn của Tài Liệu Chuẩn Bị
(Lineamenta) đã được gửi đi khắp Giáo Hội hồi năm ngoái để lấy phản hồi, và
thêm 85 đoạn mới, chắc là phản ảnh các đóng góp từ khắp thế giới gửi về.
Thực vậy, theo Đức Hồng Y Lorenzo Baldisseri, Tổng Thư Ký Thượng Hội Đồng, ngoài trọn bộ bản Tường Trình Sau Cùng của THĐ Đặc Biệt năm ngoái, Tài Liệu Làm Việc còn bao gồm khoảng 99 câu trả lời của các tổ chức trong Giáo Hội cũng như 359 nhận xét của hàng giáo sĩ và giáo dân khắp nơi.
Thông tin về buổi lễ công bố Tài Liệu Làm Việc, Đài Phát Thanh Vatican không có nhận định gì đáng lưu ý. Sở Thông Tin Tòa Thánh (VIS) thì đưa tin: Đức HY Baldisseri nhấn mạnh tới một số điểm mới trong phần thứ nhất của Tài Liệu, tức phần nói tới các thách đố của gia đình liên quan tới các bối cảnh văn hóa nhân học, kinh tế xã hội và môi sinh “mà nay rất may được tân thông điệp Laudato Si soi sáng”. Các thách đố đó là “cảnh nghèo và bị xã hội loại bỏ, tuổi già, góa bụa, tang chế trong gia đình, khuyết tật, di dân, vai trò phụ nữ, đời sống xúc cảm và giáo dục sinh lý, và đạo đức sinh học”.
Ở phần thứ hai, “biện phân ơn gọi của gia đình”, Tài Liệu Chuẩn Bị được phong phú hóa bởi việc khai triển rộng dài các chủ đề liên quan tới hôn nhân tự nhiên và tính viên mãn bí tích, tính bất khả tiêu vừa như một ơn phúc vừa như một bổn phận, đời sống gia đình, kết hợp nên một và tính hoa trái của nó, chiều kích truyền giáo, đức tin, việc cầu nguyện, giáo lý, dây liên kết mật thiết giữa Giáo Hội và gia đình, người trẻ và nỗi sợ hôn nhân, và lòng từ bi thương xót.
Phần ba “Sứ mệnh của gia đình ngày nay” bắt đầu bằng một suy niệm rộng dài về gia đình và việc phúc âm hóa, và đào sâu thăm dò một số vấn đề như gia đình là chủ thể của thừa tác mục vụ, phụng vụ hôn nhân, ngôn ngữ đổi mới và cởi mở truyền giáo. Điều xem ra mới là tài liệu nhắc tới việc nhiên hậu sẽ đưa ra con đường thống hối.
Trong cuộc họp báo công bố Tài Liệu Làm Việc, Đức HY Baldisseri có cho biết công việc của Văn Phòng Tổng Thư Ký Thượng Hội Đồng từ tháng 11 năm 2014 với việc trình bầy và gửi Tài Liệu Chuẩn Bị gồm Bản Tường Trình Sau Cùng của THĐ đặc biệt năm 2014 và 46 câu hỏi liên quan tới việc tiếp nhận và đào sâu Bản Tường Trình này, tới các Giáo Hội tự quản Đông Phương, các Hội Đồng Giám Mục, các sở bộ Giáo Triều và nhiều nơi khác, và cho hạn chót để phản hồi là 15 tháng Tư, 2015. Văn Phòng nhận được 99 câu trả lời từ các cơ phận có thẩm quyền, cùng với 359 nhận xét do các giáo phận, giáo xứ, hiệp hội và các nhóm giáo dân tự ý gửi tới.
Đức HY Tổng Thư Ký coi giai đoạn giữa hai Thượng Hội Đồng là “cơ hội quí giá để lắng nghe Chúa Thánh Thần muốn nói gì với Giáo Hội trong tính đa dạng của các phần tử hợp thành nên mình”.
Nhân dịp này ngài cho biết phương pháp tại Thượng Hội Đồng sắp tới cũng sẽ như phương pháp tại Thượng Hội Đồng năm rồi: tránh các tham luận cá nhân dài dòng, tầm quan trọng của các Nhóm Nhỏ (được dành nhiều thì giờ hơn), duy trì nguyên tắc thứ tự theo chủ đề (ba phần của Tài Liệu). Đối với truyền thông, ngài nhắc lại chủ trương của Đức Phanxicô: các nghị phụ được tự do nói với họ với sự khôn ngoan và trách nhiệm thường lệ.
Có cả hoan nghinh lẫn chỉ trích đời sống hiện đại
Tờ National Catholic Reporter, một tờ báo Công Giáo thuộc loại cấp tiến, thì cho rằng Tài Liệu Làm Việc là một hỗn hợp gồm cả hoan nghinh lẫn chỉ trích đời sống hiện đại.
Tờ này cho rằng Tài Liệu rất ít, thậm chí, không đưa ra tiêu chí rõ rệt nào cho thấy các vị giáo phẩm thế giới đã đáp ứng ra sao trước lời kêu gọi của Đức Phanxicô muốn thảo luận công khai các vấn đề khó khăn đang thách thức các gia đình như ly dị và tái hôn.
Theo tờ này, Tài Liệu phần lớn chỉ nhắc lại các chủ trương đã được Thượng Hội Đồng năm ngoái thông qua, tuy thỉnh thoảng có nhấn mạnh tới việc tỏ lòng từ bi đối với những người rơi vào trạng huống khó khăn. Tài liệu xem ra cũng nhắc lại một số ngôn từ có tính chiến tranh văn hóa vốn quen thuộc vào mấy thập niên qua trong Giáo Hội, cũng như tái khẳng định giáo huấn luân lý trong một số lãnh vực, trong đó, có việc ngăn cấm ngừa thai nhân tạo. Tài Liệu cũng không đưa ra một giải pháp nào mới cho người ly dị và tái hôn muốn được rước lễ trong Giáo Hội.
Tờ báo này cho rằng Tài Liệu cố gắng cân bằng cảm thức cởi mở và từ bi thương xót với lời chỉ trích các xã hội và lối sống hiện đại. Đoạn 8, chẳng hạn, cho rằng “một số cách nhìn của chủ nghĩa duy nữ coi việc làm mẹ là cái cớ để lợi dụng phụ nữ và là một trở ngại làm họ không thể tự thể hiện trọn vẹn được”. Nhưng Tài Liệu cởi mở khi nhắc tới các tranh đấu đời thực của các gia đình: “Giáo Hội phải thấm nhuần nơi các gia đình cảm thức thuộc về Giáo Hội, một cảm thức ‘chúng ta’ trong đó không một chi thể nào bị lãng quên… Mọi người được khích lệ lớn lên trong các khả năng của mình và thể hiện cuộc sống chân thực của mình trong việc phục vụ Nước Chúa”.
Sự cởi mở trên cũng được mở ra cho những người xem ra không sống đúng như giáo huấn Giáo Hội truyền dạy. "một phong thái truyền thông sẵn sàng chào đón đối thoại và thoát khỏi thiên kiến là điều cần thiết, nhất là đối với những người Công Giáo, trong phạm vi hôn nhân và gia đình, không sống hay không thể sống, hoàn toàn phù hợp với giáo huấn Giáo Hội”.
Giống Sở Thông Tin Tòa Thánh, tờ báo này cũng chú ý tới việc Tài Liệu nhắc tới khả thể một “nẻo đường thống hối” dành cho những người Công Giáo ly dị và tái hôn mà không có án tuyên bố hôn nhân trước của họ vô hiệu. Tuy nhiên, nẻo đường này đòi những người liên hệ không được làm tình với nhau trong mối liên hệ thứ hai trước khi được rước lễ.
Về việc trên, điều xem ra mới mẻ là Tài Liệu cho rằng đã có “một thỏa thuận chung” giữa các vị giám mục đối với việc thảo luận để tìm ra một diễn trình mới nhằm chào đón người ly dị và tái hôn. Những người này phải ý thức được sự thất bại của họ với lòng thống hối. Tuy nhiên, cuộc thảo luận này cũng bao gồm việc phải chứng thực tính vô hiệu của cuộc hôn nhân trước và cam kết của những người tái hôn sẽ “hiệp thông thiêng liêng và quyết định sống tiết dục”.
Trong việc đồng hành với người ly dị và tái hôn, Tài Liệu nói đến khả thể chấm dứt một số loại trừ đối với họ trong các phạm vi như đọc sách thánh trong thánh lễ chẳng hạn.
Về án vô hiệu, đại đa số các giám mục muốn chúng mau chóng và dễ dàng hơn và có thể miễn phí, không cần đến hai án lệnh.
Về việc kiểm soát sinh đẻ, Tài Liệu thừa nhận các cặp vợ chồng gặp khó khăn thường xuyên trong việc hoà hợp hai cực suy nghĩ: giữa điều lương tâm họ cho họ thấy về luân lý tính của ngừa thai và điều tiêu chí luân lý khách quan nói về việc dùng nó.
Tài Liệu cho rằng “khi lá phiếu chủ quan thắng, thì nguy cơ là các quyết định sẽ dễ dãi và vị kỷ. Còn ở trường hợp kia, qui luật luân lý được cảm nhận như một gánh nặng không chịu thấu, không đáp ứng các nhu cầu và các khả thể của người ta… Kết hợp hai khía cạnh này lại với nhau, sống với sự đồng hành của một vị hướng dẫn thiêng liêng có thẩm quyền, sẽ giúp vợ chồng đưa ra các quyết định hoàn toàn nhân bản hóa và phù hợp với thánh ý Chúa”.
Trong số chỉ trích lối sống hiện đại, phải kể tới việc Tài Liệu chỉ trích diễn trình thụ thai trong ống nghiệm, cụ thể hóa qua “ý muốn có con bằng bất cứ giá nào”. Ý muốn này chỉ “càng gia trọng thêm sự bất bình đẳng giữa đàn ông và đàn bà”.
Về phía tích cực, Tài Liệu Làm Việc khuyến khích việc phụ nữ tham dự vào diễn trình quyết định, quản trị một số định chế trong Giáo Hội, nhất là tham dự vào việc đào tạo các thừa tác viên thụ phong.
Dĩ nhiên, Tài Liệu cũng tích cực khi nói tới người đồng tính, “mọi người, bất kể khuynh hướng tính dục, đều được tôn trọng trong phẩm gía của họ và phải được tiếp nhận bằng nhậy cảm và tế nhị, cả trong Giáo Hội lẫn trong xã hội”.
Tài Liệu viết thêm “Điều đáng ước ao là các dự án mục vụ tại giáo phận nên dành sự chú ý đặc biệt cho việc đồng hành với các gia đình có người có khuynh hướng đồng tính, và chính những người ấy”.
Việc Đức Phanxicô chấp nhận người đồng tính bị Tài Liệu Làm Việc thách thức
Tờ International Business Times cho rằng với Tài Liệu Làm Việc, Giáo Hội duy trì chủ trương truyền thống của mình liên quan tới các vấn đề nóng bỏng hiện nay, trong đó có việc vươn tay ra với người đồng tính, ngừa thai, ly dị và tái hôn, chứng tỏ các cố gắng cải tổ và thay đổi cung giọng của Đức Phanxicô đang gặp trở ngại.
Việc thay đổi cung giọng đối với người đồng tính khiến các nhà tranh đấu đồng tính bất bình. Francis DeBernardo, giám đốc chấp hành của New Ways Ministry, một tổ chức Công Giáo bênh vực người đồng tính, cho rằng Tài Liệu Làm Việc không phản ảnh quan điểm của các hội đồng giám mục khi các ngài cho rằng người Công Giáo phê phán nghiêm khắc thái độ tiêu cực chính thức đối với người đồng tính nam nữ.
Theo nhà tranh đấu này, Tài Liệu Làm Việc tỏ ra “một sự dốt nát đáng ngạc nhiên” khi sử dụng hạn từ “các khuynh hướng đồng tính”. Hạn từ này có ý nói tới tính không vĩnh viễn (impermanence) cũng như một ý muốn hành động có thể kiểm soát được, chứ không phải là một nét thuộc nhân cách. Ông cho rằng hiểu như thế vừa ngu dốt vừa bất kính đối với người đồng tính.
Một vài sắc thái đáng lưu ý
Nữ ký giả Nicole Winfield của Associated Press cũng cho rằng Tài Liệu Làm Việc củng cố việc trở lui, không hoan nghinh người đồng tính nữa. Cô cho rằng tài liệu này không đưa ra một đột phá nào đối với các vấn đề đang gây tranh cãi hơn hết hiện nay. Tuy nhiên, nó có đưa ra một số sắc thái có thể trở thành chủ chốt khi các giám mục gặp nhau vào tháng Mười năm nay, nhằm đưa ra một nền chăm sóc mục vụ tốt hơn cho các gia đình Công Giáo.
Như với những người sống chung mà không kết hôn với nhau, chẳng hạn, Tài Liệu nói rằng họ không sống trong tội, nhưng là những ứng viên tiềm thể của hôn nhân bí tích.
Điểm thứ hai, sau khi tìm kiếm các đóng góp của các giám mục, các nhà khoa bảng và người Công Giáo bình thường, các vị tổ chức thượng hội đồng cho biết: có một “thỏa thuận chung” về nhu cầu phải cung cấp cho người ly dị và tái hôn một “nẻo đường tha thứ” để hội nhập họ nhiều hơn vào đời sống Giáo Hội.
Dù chưa đưa ra được phương thuốc rõ rệt, nhưng Tài Liệu gợi ý một con đường khúc khủyu (wiggle) qua diễn trình thống hối trên, dựa nhiều vào lương tâm tín hữu và sự hướng dẫn thiêng liêng. Tài Liệu nói rằng một linh mục có thể đồng hành với những người này trong lúc họ biện phân, miễn là họ đừng làm tình với nhau.
Điểm đáng lưu ý hơn cả là theo Đức TGM Bruno Forte, Thư Ký Đặc Biệt của THĐ, người được chính Đức Phanxicô đề cử, chìa khóa để đọc Tài Liệu Làm Việc nằm ở quan niệm “luật tiệm tiến” ("law of gradualness") là luật khuyến khích tín hữu đi từng bước một trên đường tìm kiếm sự thánh thiện. Theo ngài, quyết định không làm tình của những người Công Giáo tái hôn dân sự, chẳng hạn, có thể xẩy ra ở cuối nẻo đường thống hối, chứ không nhất thiết ở lúc khởi đầu.
Thực vậy, theo Đức Hồng Y Lorenzo Baldisseri, Tổng Thư Ký Thượng Hội Đồng, ngoài trọn bộ bản Tường Trình Sau Cùng của THĐ Đặc Biệt năm ngoái, Tài Liệu Làm Việc còn bao gồm khoảng 99 câu trả lời của các tổ chức trong Giáo Hội cũng như 359 nhận xét của hàng giáo sĩ và giáo dân khắp nơi.
Thông tin về buổi lễ công bố Tài Liệu Làm Việc, Đài Phát Thanh Vatican không có nhận định gì đáng lưu ý. Sở Thông Tin Tòa Thánh (VIS) thì đưa tin: Đức HY Baldisseri nhấn mạnh tới một số điểm mới trong phần thứ nhất của Tài Liệu, tức phần nói tới các thách đố của gia đình liên quan tới các bối cảnh văn hóa nhân học, kinh tế xã hội và môi sinh “mà nay rất may được tân thông điệp Laudato Si soi sáng”. Các thách đố đó là “cảnh nghèo và bị xã hội loại bỏ, tuổi già, góa bụa, tang chế trong gia đình, khuyết tật, di dân, vai trò phụ nữ, đời sống xúc cảm và giáo dục sinh lý, và đạo đức sinh học”.
Ở phần thứ hai, “biện phân ơn gọi của gia đình”, Tài Liệu Chuẩn Bị được phong phú hóa bởi việc khai triển rộng dài các chủ đề liên quan tới hôn nhân tự nhiên và tính viên mãn bí tích, tính bất khả tiêu vừa như một ơn phúc vừa như một bổn phận, đời sống gia đình, kết hợp nên một và tính hoa trái của nó, chiều kích truyền giáo, đức tin, việc cầu nguyện, giáo lý, dây liên kết mật thiết giữa Giáo Hội và gia đình, người trẻ và nỗi sợ hôn nhân, và lòng từ bi thương xót.
Phần ba “Sứ mệnh của gia đình ngày nay” bắt đầu bằng một suy niệm rộng dài về gia đình và việc phúc âm hóa, và đào sâu thăm dò một số vấn đề như gia đình là chủ thể của thừa tác mục vụ, phụng vụ hôn nhân, ngôn ngữ đổi mới và cởi mở truyền giáo. Điều xem ra mới là tài liệu nhắc tới việc nhiên hậu sẽ đưa ra con đường thống hối.
Trong cuộc họp báo công bố Tài Liệu Làm Việc, Đức HY Baldisseri có cho biết công việc của Văn Phòng Tổng Thư Ký Thượng Hội Đồng từ tháng 11 năm 2014 với việc trình bầy và gửi Tài Liệu Chuẩn Bị gồm Bản Tường Trình Sau Cùng của THĐ đặc biệt năm 2014 và 46 câu hỏi liên quan tới việc tiếp nhận và đào sâu Bản Tường Trình này, tới các Giáo Hội tự quản Đông Phương, các Hội Đồng Giám Mục, các sở bộ Giáo Triều và nhiều nơi khác, và cho hạn chót để phản hồi là 15 tháng Tư, 2015. Văn Phòng nhận được 99 câu trả lời từ các cơ phận có thẩm quyền, cùng với 359 nhận xét do các giáo phận, giáo xứ, hiệp hội và các nhóm giáo dân tự ý gửi tới.
Đức HY Tổng Thư Ký coi giai đoạn giữa hai Thượng Hội Đồng là “cơ hội quí giá để lắng nghe Chúa Thánh Thần muốn nói gì với Giáo Hội trong tính đa dạng của các phần tử hợp thành nên mình”.
Nhân dịp này ngài cho biết phương pháp tại Thượng Hội Đồng sắp tới cũng sẽ như phương pháp tại Thượng Hội Đồng năm rồi: tránh các tham luận cá nhân dài dòng, tầm quan trọng của các Nhóm Nhỏ (được dành nhiều thì giờ hơn), duy trì nguyên tắc thứ tự theo chủ đề (ba phần của Tài Liệu). Đối với truyền thông, ngài nhắc lại chủ trương của Đức Phanxicô: các nghị phụ được tự do nói với họ với sự khôn ngoan và trách nhiệm thường lệ.
Có cả hoan nghinh lẫn chỉ trích đời sống hiện đại
Tờ National Catholic Reporter, một tờ báo Công Giáo thuộc loại cấp tiến, thì cho rằng Tài Liệu Làm Việc là một hỗn hợp gồm cả hoan nghinh lẫn chỉ trích đời sống hiện đại.
Tờ này cho rằng Tài Liệu rất ít, thậm chí, không đưa ra tiêu chí rõ rệt nào cho thấy các vị giáo phẩm thế giới đã đáp ứng ra sao trước lời kêu gọi của Đức Phanxicô muốn thảo luận công khai các vấn đề khó khăn đang thách thức các gia đình như ly dị và tái hôn.
Theo tờ này, Tài Liệu phần lớn chỉ nhắc lại các chủ trương đã được Thượng Hội Đồng năm ngoái thông qua, tuy thỉnh thoảng có nhấn mạnh tới việc tỏ lòng từ bi đối với những người rơi vào trạng huống khó khăn. Tài liệu xem ra cũng nhắc lại một số ngôn từ có tính chiến tranh văn hóa vốn quen thuộc vào mấy thập niên qua trong Giáo Hội, cũng như tái khẳng định giáo huấn luân lý trong một số lãnh vực, trong đó, có việc ngăn cấm ngừa thai nhân tạo. Tài Liệu cũng không đưa ra một giải pháp nào mới cho người ly dị và tái hôn muốn được rước lễ trong Giáo Hội.
Tờ báo này cho rằng Tài Liệu cố gắng cân bằng cảm thức cởi mở và từ bi thương xót với lời chỉ trích các xã hội và lối sống hiện đại. Đoạn 8, chẳng hạn, cho rằng “một số cách nhìn của chủ nghĩa duy nữ coi việc làm mẹ là cái cớ để lợi dụng phụ nữ và là một trở ngại làm họ không thể tự thể hiện trọn vẹn được”. Nhưng Tài Liệu cởi mở khi nhắc tới các tranh đấu đời thực của các gia đình: “Giáo Hội phải thấm nhuần nơi các gia đình cảm thức thuộc về Giáo Hội, một cảm thức ‘chúng ta’ trong đó không một chi thể nào bị lãng quên… Mọi người được khích lệ lớn lên trong các khả năng của mình và thể hiện cuộc sống chân thực của mình trong việc phục vụ Nước Chúa”.
Sự cởi mở trên cũng được mở ra cho những người xem ra không sống đúng như giáo huấn Giáo Hội truyền dạy. "một phong thái truyền thông sẵn sàng chào đón đối thoại và thoát khỏi thiên kiến là điều cần thiết, nhất là đối với những người Công Giáo, trong phạm vi hôn nhân và gia đình, không sống hay không thể sống, hoàn toàn phù hợp với giáo huấn Giáo Hội”.
Giống Sở Thông Tin Tòa Thánh, tờ báo này cũng chú ý tới việc Tài Liệu nhắc tới khả thể một “nẻo đường thống hối” dành cho những người Công Giáo ly dị và tái hôn mà không có án tuyên bố hôn nhân trước của họ vô hiệu. Tuy nhiên, nẻo đường này đòi những người liên hệ không được làm tình với nhau trong mối liên hệ thứ hai trước khi được rước lễ.
Về việc trên, điều xem ra mới mẻ là Tài Liệu cho rằng đã có “một thỏa thuận chung” giữa các vị giám mục đối với việc thảo luận để tìm ra một diễn trình mới nhằm chào đón người ly dị và tái hôn. Những người này phải ý thức được sự thất bại của họ với lòng thống hối. Tuy nhiên, cuộc thảo luận này cũng bao gồm việc phải chứng thực tính vô hiệu của cuộc hôn nhân trước và cam kết của những người tái hôn sẽ “hiệp thông thiêng liêng và quyết định sống tiết dục”.
Trong việc đồng hành với người ly dị và tái hôn, Tài Liệu nói đến khả thể chấm dứt một số loại trừ đối với họ trong các phạm vi như đọc sách thánh trong thánh lễ chẳng hạn.
Về án vô hiệu, đại đa số các giám mục muốn chúng mau chóng và dễ dàng hơn và có thể miễn phí, không cần đến hai án lệnh.
Về việc kiểm soát sinh đẻ, Tài Liệu thừa nhận các cặp vợ chồng gặp khó khăn thường xuyên trong việc hoà hợp hai cực suy nghĩ: giữa điều lương tâm họ cho họ thấy về luân lý tính của ngừa thai và điều tiêu chí luân lý khách quan nói về việc dùng nó.
Tài Liệu cho rằng “khi lá phiếu chủ quan thắng, thì nguy cơ là các quyết định sẽ dễ dãi và vị kỷ. Còn ở trường hợp kia, qui luật luân lý được cảm nhận như một gánh nặng không chịu thấu, không đáp ứng các nhu cầu và các khả thể của người ta… Kết hợp hai khía cạnh này lại với nhau, sống với sự đồng hành của một vị hướng dẫn thiêng liêng có thẩm quyền, sẽ giúp vợ chồng đưa ra các quyết định hoàn toàn nhân bản hóa và phù hợp với thánh ý Chúa”.
Trong số chỉ trích lối sống hiện đại, phải kể tới việc Tài Liệu chỉ trích diễn trình thụ thai trong ống nghiệm, cụ thể hóa qua “ý muốn có con bằng bất cứ giá nào”. Ý muốn này chỉ “càng gia trọng thêm sự bất bình đẳng giữa đàn ông và đàn bà”.
Về phía tích cực, Tài Liệu Làm Việc khuyến khích việc phụ nữ tham dự vào diễn trình quyết định, quản trị một số định chế trong Giáo Hội, nhất là tham dự vào việc đào tạo các thừa tác viên thụ phong.
Dĩ nhiên, Tài Liệu cũng tích cực khi nói tới người đồng tính, “mọi người, bất kể khuynh hướng tính dục, đều được tôn trọng trong phẩm gía của họ và phải được tiếp nhận bằng nhậy cảm và tế nhị, cả trong Giáo Hội lẫn trong xã hội”.
Tài Liệu viết thêm “Điều đáng ước ao là các dự án mục vụ tại giáo phận nên dành sự chú ý đặc biệt cho việc đồng hành với các gia đình có người có khuynh hướng đồng tính, và chính những người ấy”.
Việc Đức Phanxicô chấp nhận người đồng tính bị Tài Liệu Làm Việc thách thức
Tờ International Business Times cho rằng với Tài Liệu Làm Việc, Giáo Hội duy trì chủ trương truyền thống của mình liên quan tới các vấn đề nóng bỏng hiện nay, trong đó có việc vươn tay ra với người đồng tính, ngừa thai, ly dị và tái hôn, chứng tỏ các cố gắng cải tổ và thay đổi cung giọng của Đức Phanxicô đang gặp trở ngại.
Việc thay đổi cung giọng đối với người đồng tính khiến các nhà tranh đấu đồng tính bất bình. Francis DeBernardo, giám đốc chấp hành của New Ways Ministry, một tổ chức Công Giáo bênh vực người đồng tính, cho rằng Tài Liệu Làm Việc không phản ảnh quan điểm của các hội đồng giám mục khi các ngài cho rằng người Công Giáo phê phán nghiêm khắc thái độ tiêu cực chính thức đối với người đồng tính nam nữ.
Theo nhà tranh đấu này, Tài Liệu Làm Việc tỏ ra “một sự dốt nát đáng ngạc nhiên” khi sử dụng hạn từ “các khuynh hướng đồng tính”. Hạn từ này có ý nói tới tính không vĩnh viễn (impermanence) cũng như một ý muốn hành động có thể kiểm soát được, chứ không phải là một nét thuộc nhân cách. Ông cho rằng hiểu như thế vừa ngu dốt vừa bất kính đối với người đồng tính.
Một vài sắc thái đáng lưu ý
Nữ ký giả Nicole Winfield của Associated Press cũng cho rằng Tài Liệu Làm Việc củng cố việc trở lui, không hoan nghinh người đồng tính nữa. Cô cho rằng tài liệu này không đưa ra một đột phá nào đối với các vấn đề đang gây tranh cãi hơn hết hiện nay. Tuy nhiên, nó có đưa ra một số sắc thái có thể trở thành chủ chốt khi các giám mục gặp nhau vào tháng Mười năm nay, nhằm đưa ra một nền chăm sóc mục vụ tốt hơn cho các gia đình Công Giáo.
Như với những người sống chung mà không kết hôn với nhau, chẳng hạn, Tài Liệu nói rằng họ không sống trong tội, nhưng là những ứng viên tiềm thể của hôn nhân bí tích.
Điểm thứ hai, sau khi tìm kiếm các đóng góp của các giám mục, các nhà khoa bảng và người Công Giáo bình thường, các vị tổ chức thượng hội đồng cho biết: có một “thỏa thuận chung” về nhu cầu phải cung cấp cho người ly dị và tái hôn một “nẻo đường tha thứ” để hội nhập họ nhiều hơn vào đời sống Giáo Hội.
Dù chưa đưa ra được phương thuốc rõ rệt, nhưng Tài Liệu gợi ý một con đường khúc khủyu (wiggle) qua diễn trình thống hối trên, dựa nhiều vào lương tâm tín hữu và sự hướng dẫn thiêng liêng. Tài Liệu nói rằng một linh mục có thể đồng hành với những người này trong lúc họ biện phân, miễn là họ đừng làm tình với nhau.
Điểm đáng lưu ý hơn cả là theo Đức TGM Bruno Forte, Thư Ký Đặc Biệt của THĐ, người được chính Đức Phanxicô đề cử, chìa khóa để đọc Tài Liệu Làm Việc nằm ở quan niệm “luật tiệm tiến” ("law of gradualness") là luật khuyến khích tín hữu đi từng bước một trên đường tìm kiếm sự thánh thiện. Theo ngài, quyết định không làm tình của những người Công Giáo tái hôn dân sự, chẳng hạn, có thể xẩy ra ở cuối nẻo đường thống hối, chứ không nhất thiết ở lúc khởi đầu.
Vũ Van An6/24/2015(vietcatholic)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét