Tinh
Thần Thì Hăng Hái Nhưng Thể Xác Lại Yếu Đuối!
Cha
Guillaume Jedrzejczak chào
đời năm 1957 tại miền Bắc nước Pháp trong một gia đình thợ thuyền. Thân phụ là nhân viên hầm mỏ. Năm 1975 Guillaume
khám phá ra cuộc sống đan tu và năm 1982
chính thức gia nhậpĐan Viện Xitô ở Mont des Cats (Bắc Pháp). Năm 1997 thầy Guillaume thụ phong Linh Mục và cùng lúc được bầu làm Viện Phụ. Cha thi hành chức vụ trong vòng 12 năm cho đến tháng 8 năm 2009 thì
xin từ chức. Xin nhường lời cho Cha nói về niềm vui và cái khắc khổ trong cuộc sống đan tu.
Lần đầu tiên tôi đến Đan Viện ngay sau khi đậu Tú Tài. Trước đó vào năm 15 tuổi tôi được ơn hoán
cải nội tâm và làm cuộc hành trình thiêng
liêng đơn độc. Giờ đây tôi muốn tiếp tục cuộc hành trình với người khác. Nhưng Cha Viện Phụ không chấp nhận vì thấy tôi còn quá trẻ. Tôi chỉ trở lại Đan Viện 5 năm sau và chính thức trở thành đan sĩ năm 25 tuổi. Tôi ước ao sống Phúc Âm trong Cộng Đoàn. Cộng Đoàn là lý tưởng lôi cuốn tôi. Thế nhưng Cộng Đoàn mang một chiều kích khác trong cuộc sống đan tu. Bởi vì, Đan Viện nối kết những người cùng một lý tưởng nhưng mỗi đan sĩ tiếp tục cuộc hành trình trong cô tịch.
Đan
sĩ sống cùng lúc hai chiều kích riêng và chung.
Cuộc sống chung làm nổi bật nét cô tịch và cho phép mỗi đan sĩ khám phá ra nét
phong phú nơi người anh em trong Cộng Đoàn. Cuộc sống cô tịch là một hồng ân, một món quà đối với đan sĩ Xitô. Nó là nét
đặc thù của cuộc sống khổ tu. Cô tịch làm cho đan sĩ cảm nghiệm thế nào là khác biệt giữa anh em nhưng không
bao giờ khép kín vào chính mình.
Nếu không, cô tịch trở thành nặng nề. Đây là điểm quan trọng trong cuộc sống khổ tu Xitô.
Thật thế, đan sĩ Xitô chúng tôi
cảm nghiệm cái tột cùng của sự cô đơn trong mức độ một người có thể chịu đựng. Thế nhưng đó
không phải
là cái cô đơn trống rỗng và vô nghĩa. Trái lại, cô đơn được Một Người nâng đỡ. Người đó chính là Đức GIÊSU KITÔ, THIÊN CHÚA
nhập thể làm người. Ngài có dung nhan. Và
dung nhan thánh của
Ngài thật quan trọng. Thế nhưng sự hiện diện cũng là sự khiếm diện. Trình thuật Tin Mừng về sự Phục Sinh cho thấy Đức Chúa GIÊSU KITÔ vừa tỏ hiện vừa vắng mặt. Đây cũng là ý nghĩa Đức Tin Công Giáo:
-
Tin nơi THIÊN
CHÚA vắng
mặt nhưng thật sự hiện diện.
Bao
lâu còn sống nơi trần gian chúng ta không được diễm phúc chiêm ngắm THIÊN CHÚA diện đối diện. Nói khác đi, chúng ta
chỉ thấy Ngài đàng sau lưng. Và
chính sự
hiện diện của THIÊN CHÚA đã giữ tôi ở lại Đan Viện Xitô cho đến hôm nay, mặc dầu không thiếu những chiến đấu và thử thách.
Cuộc sống đan tu là ”chiếc hộp dội tiếng” khác thường. Thật thế, nơi Đan
Viện, các đan sĩ trút bỏ tất cả những gì là hời hợt là vô ích và chỉ giữ lại cái chính yếu làm nên thực tại cuộc sống. Thế nhưng, trong cuộc sống đan tu, các việc đơn giản như ăn
uống, đi đứng, lao động, đụng chạm, ngủ nghỉ, cầu nguyện thật lâu giờ trong thinh lặng lại mang nét ”bén-nhạy”. Trong trường hợp này, cái ”nhạy-cảm” bỗng trở thành ”siêu-nhạy-cảm”. Nghĩa là chỉ cần một trái ý nhỏ nhặt cũng có thể khiến cho đan sĩ cảm thấy khó chịu như đứng trước một sự việc to tát. Và đây là thử thách mà đan sĩ thường gặp phải trong đời sống đan tu. Vượt thoát thử thách này đan sĩ sẽ đạt đến chiều kích siêu nhiên vô
cùng phong phú.
Ngày
hôm nay tôi hiểu rằng THIÊN CHÚA nhậm lời chúng ta cầu xin theo cách thức của Ngài. THIÊN CHÚA luôn
luôn muốn điều lành cho con người, mặc dầu con người không luôn luôn thấy được điều đó. Đức Tin là như thế. Không Thấy nhưng vẫn Tin. Có khác biệt rất lớn giữa Đức Tin và lòng tin tưởng. Tin tưởng ai tức là biết rõ về sự đáng tin của người ấy. Trong khi Đức Tin đi xa hơn. Đức Tin ở bên trên những gì tôi hiểu được. Tin rằng THIÊN CHÚA yêu thương tôi
bằng cách thức tôi không hiểu là điều khó, nhưng chính
vì
thế mà Đức Tin ban cho tôi niềm tự do nội tại thật cao cả.
Trong
cuộc sống đan tu, Lời Chúa luôn cho tôi những khám phá bất ngờ bởi lẽ Lời Chúa mang rất nhiều nghĩa. Thánh Jean
Cassien sống vào thế kỷ thứ V nói rằng:
-
Lời Chúa lớn lên với người đọc.
Lời Chúa là gương soi giúp
khám phá ra chúng ta là ai qua cái nhìn
của THIÊN CHÚA đặt trên chúng ta. Đối với các Giáo Phụ thì phương thế tối hảo để biết con người chính là lắng nghe THIÊN CHÚA. Đó
cũng là phương thế mà các đan sĩ gọi là Lectio divina - Đọc và suy gẫm Lời Chúa.
Hiểu biết THIÊN CHÚA và hiểu biết chính mình qua Lời Chúa. Một điểm khác cũng làm tôi ngạc nhiên trong cuộc sống đan tu là mối hiệp thông huynh đệ. Các đan sĩ trẻ tuổi thường nghĩ rằng để có thể hiểu nhau cần phải nói chuyện, trao đổi. Thế rồi dần dần theo thời gian các đan sĩ khám
phá ra rằng chính trong thinh lặng triền miên - đôi khi kéo dài
nhiều ngày nhiều tháng - lại khiến các đan sĩ hiểu biết nhau nhiều hơn.
Thinh
Lặng và Cô Tịch không tách rời nhau nhưng liên
kết chặt chẽ trong chiều sâu đích thật nhất. Càng sống gần THIÊN CHÚA con người càng đến gần anh chị em mình.
...
Bấy giờ Đức Chúa GIÊSU đi cùng với các môn đệ đến một thửa đất gọi là Ghếtsêmani. Ngài nói với các ông: ”Anh em ngồi lại đây, Thầy đến đàng kia cầu nguyện”. Rồi Người đưa ông
Phêrô và
hai người con ông Dêbêđê đi
theo. Người bắt đầu cảm thấy buồn rầu xao xuyến. Bấy giờ Người nói với các ông: ”Tâm hồn Thầy buồn đến chết được. Anh em ở lại đây mà canh thức với Thầy”. Người đi xa hơn một chút, sấp mặt xuống, cầu nguyện rằng: ”Lạy CHA, nếu có thể được, xin cho Con khỏi phải uống chén này. Tuy vậy, xin đừng theo ý Con, mà xin
theo ý CHA”. Rồi Người đến chỗ các môn đệ, thấy các ông đang ngủ, liền nói với ông Phêrô: ”Thế ra anh em không thể canh thức nổi với Thầy một giờ sao? Anh em hãy canh thức và cầu nguyện, để khỏi lâm vào cơn cám
dỗ. Vì tinh thần thì hăng hái, nhưng thể xác lại yếu đuối”. Người lại đi cầu nguyện lần thứ hai và nói: ”Lạy CHA, nếu Con cứ phải uống chén này mà không sao
tránh khỏi, thì xin vâng ý CHA” (Matthêu
26,36-42).
(”Croire
Aujourd'hui”, la Foi dans la Vie, n.260, Octobre 2009, trang 6-9)
Sr.
Jean Berchmans Minh Nguyệt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét