02/07/2015
Thứ Năm sau Chúa Nhật
13 Quanh Năm
Bài
Ðọc I: (Năm I) St 22, 1-19
"Lễ
hiến tế của Abraham Tổ phụ chúng ta".
Trích
sách Sáng Thế.
Trong
những ngày ấy, Chúa thử Abraham và nói với ông rằng: "Abraham,
Abraham!" Ông đáp lại: "Dạ, con đây". Chúa nói: "Ngươi hãy
đem Isaac, đứa con yêu dấu của ngươi, và đi đến đất Moria, ở đó ngươi sẽ dâng
nó làm của lễ toàn thiêu trên núi Ta sẽ chỉ cho ngươi". Vì vậy ban đêm
Abraham chỗi dậy, thắng lừa, dẫn theo hai đầy tớ và Isaac, con của ông; khi đã
chặt củi dành để đốt của lễ toàn thiêu, ông đi đến nơi Chúa đã truyền dạy. Ðến
ngày thứ ba, ngước mắt lên, ông thấy nơi còn xa xa; ông bảo các đầy tớ rằng:
"Các ngươi và con lừa hãy đợi tại đây. Ta và con trẻ đi đến nơi kia, sau
khi cử hành việc thờ phượng xong, chúng tôi sẽ trở lại đây với các ngươi".
Ông lấy củi dành để đốt của lễ toàn thiêu mà đặt trên vai Isaac, con ông, còn
ông thì cầm lửa và gươm. Khi cha con cùng đi trên đường, Isaac hỏi cha mình rằng:
"Thưa cha". Ông Abraham trả lời: "Hỡi con, con muốn gì?"
Isaac nói: "Củi và lửa có đây rồi, còn của lễ toàn thiêu ở đâu?" Ông
Abraham đáp: "Hỡi con, Thiên Chúa sẽ dự liệu của lễ toàn thiêu". Vậy
hai cha con tiếp tục cùng đi.
Khi
hai người đến nơi Chúa đã chỉ, Abraham làm một bàn thờ và chất củi lên, rồi
trói Isaac lại, đặt lên đống củi trên bàn thờ. Abraham giơ tay lấy dao để sát tế
con mình. Bấy giờ thiên thần Chúa từ trời gọi ông rằng: "Abraham!
Abraham!" Ông thưa lại: "Dạ, con đây". Người nói: "Ðừng giết
con trẻ và đừng động đến nó, vì giờ đây, Ta biết ngươi kính sợ Chúa, đến nỗi
không từ chối dâng đứa con duy nhất cho Ta". Abraham ngước mắt lên, thấy
sau lưng mình có con cừu đực đang mắc sừng trong bụi cây, Abraham liền bắt nó
và tế lễ thay cho con mình. Ông gọi tên nơi này là "Chúa trông thấy".
Bởi vậy, mãi cho đến ngày nay, người ta quen nói rằng "Trên núi Chúa sẽ
trông thấy".
Thiên
thần Chúa gọi Abraham lần thứ hai và nói rằng: "Chúa phán: Ta thề rằng: vì
ngươi đã làm điều đó, ngươi không từ chối dâng đứa con duy nhất của ngươi cho
Ta, nên Ta chúc phúc cho ngươi, Ta cho ngươi sinh sản con cái đông đúc như sao
trên trời, như cát bãi biển; miêu duệ ngươi sẽ chiếm cửa thành quân địch, và mọi
dân tộc trên mặt đất sẽ được chúc phúc nơi miêu duệ ngươi, vì ngươi đã vâng lời
Ta".
Ông
Abraham trở về cùng các đầy tớ, và họ cùng nhau đi về Bersabê, và lập cư tại
đó.
Ðó
là lời Chúa.
Ðáp
Ca: Tv 114, 1-2. 3-4. 5-6. 8-9
Ðáp: Tôi sẽ tiến
đi trước Thiên nhan Chúa, trong miền đất của nhân sinh (c. 9).
Xướng:
1) Tôi mến yêu Chúa, vì Chúa đã nghe, đã nghe tiếng tôi cầu khẩn; vì Chúa đã lắng
tai nghe lời tôi trong ngày tôi kêu cầu Chúa. - Ðáp.
2)
Thừng chão tử thần đã quấn lấy tôi, và màng lưới âm phủ đã chụp trên người tôi;
tôi đã rơi vào cảnh lo âu khốn khó. Và tôi đã kêu cầu danh Chúa: "Ôi lạy
Chúa, xin cứu vớt mạng sống con". - Ðáp.
3)
Chúa nhân từ và công minh, và Thiên Chúa của chúng tôi rất từ bi. Chúa gìn giữ
những người chất phác, tôi đau khổ và Người đã cứu thoát tôi. - Ðáp.
3)
Bởi Người đã cứu tôi khỏi tử thần, cho mắt tôi khỏi rơi lệ và chân tôi không quỵ
ngã. Tôi sẽ tiến đi trước thiên nhan Chúa trong miền đất của nhân sinh. - Ðáp.
Alleluia:
Ga 8, 12
Alleluia,
alleluia! - Chúa phán: "Ta là sự sáng thế gian, ai theo Ta, sẽ được ánh
sáng ban sự sống". - Alleluia.
Phúc
Âm: Mt 9, 1-8
"Họ
tôn vinh Thiên Chúa đã ban cho loài người quyền năng như thế".
Tin
Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi
ấy, Chúa Giêsu xuống thuyền, vượt biển mà về thành của Người. Bấy giờ người ta
đem đến cho Người một kẻ bất toại nằm trên giường. Thấy họ có lòng tin, Chúa
Giêsu nói với người bất toại rằng: "Hỡi con, con hãy vững tin, tội con được
tha rồi". Bấy giờ mấy luật sĩ nghĩ thầm rằng: "Ông này nói phạm thượng".
Chúa Giêsu biết ý nghĩ của họ liền nói: "Tại sao các ngươi suy tưởng những
sự xấu trong lòng? Bảo rằng "Tội con được tha rồi", hay nói "Hãy
chỗi dậy mà đi", đàng nào dễ hơn? Nhưng (nói thế là) để các ngươi biết rằng
trên đời này Con Người có quyền tha tội". Bấy giờ Người nói với người bất
toại: "Con hãy chỗi dậy, vác giường mà về nhà con". Người ấy chỗi dậy
và đi về nhà. Thấy vậy dân chúng sợ hãi và tôn vinh Thiên Chúa đã ban cho loài
người quyền năng như thế.
Ðó
là lời Chúa.
Suy
Niệm: Sống Niềm Tin
Con
người là con vật xã hội. Xã hội không dành riêng phần đất cho những người tự
đóng kín vào mình. Vừa mở mắt chào đời, con người đã phải đón nhận sự nâng đỡ của
người khác, rồi trong suốt cuộc đời, không ai có thể tự hào mình không cần nhờ
vả đến ai. Sống là một luân lưu của những trao đổi và cảm thông. Tôi phải nhờ đến
người khác và cũng có bổn phận để người khác nhờ đến tôi.
Ðời
sống đức tin cũng không ra ngoài định luật ấy. Ơn cứu độ được gửi đến cho tất cả,
chứ không cho riêng một ai, mỗi cá nhân đón nhận nhưng rồi phải san sẻ cho người
khác. Sự thánh thiện hoặc tội lỗi của một người cũng có ảnh hưởng đến người
khác. Chúa Giêsu đã lên án mạnh mẽ những ai làm cớ vấp phạm cho người khác xa
lìa Thiên Chúa.
Tin
Mừng hôm nay thuật lại một phép lạ xẩy ra nhờ ảnh hưởng của tập thể. Một người
tê liệt được khiêng đến cho Chúa Giêsu. Phúc Âm Marcô và Luca cho thấy rõ hơn
quang cảnh của phép lạ này: vì không có chỗ để chen vào, người ta leo lên gỡ
mái nhà và thòng người tê liệt xuống trước mặt Chúa Giêsu. Tất cả sự việc diễn
ra không kèm theo một câu nói hay một lời van xin nào, thế nhưng, hành vi của họ
đã đủ diễn đạt tấm lòng của họ. Chúa Giêsu thấy lòng tin của họ, tức lòng tin của
những người khiêng người tê liệt, Ngài đã chữa lành bệnh nhân.
Dấu
lạ đòi hỏi lòng tin. Một khi lòng tin đã đáp ứng lời mời gọi của Thiên Chúa,
thì con người sẽ dễ dàng gặp được dấu lạ và lòng tin có thể chuyển dấu lạ hay
ơn lành sang cho người khác. Với đám đông đang vây quanh Chúa Giêsu để nghe
Ngài giảng, thì việc đưa bệnh nhân đến gần Ngài quả là một cố gắng vượt mức.
Nhìn vào cố gắng này, chắc chắn nhiều người sẽ đặt câu hỏi về Chúa Giêsu: Ngài
là ai mà con người phải cố gắng tìm gặp đến thế? Ðặt câu hỏi tức là đã bắt đầu
tiến đến gần Thiên Chúa.
Xin
Chúa cho chúng ta biết sống niềm tin, dù cho có gặp nhiều cản trở, nhờ đó chúng
ta sẽ nhận được ơn lành của Chúa, và củng cố niềm tin nơi nhiều người xung
quanh
Veritas Asia
Thứ Năm Tuần 13 TN1, Năm lẻ
Bài đọc: Gen 22:1-19; Mt
9:1-8.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Đức tin mang lại những
điều tốt lành và có thể tha tội cho con người.
Trong
lãnh vực đức tin, con người không thể nói họ chỉ tin những gì họ có thể hiểu được.
Lý do đơn giản là có những mầu nhiệm của Thiên Chúa vượt quá tầm hiểu biết của
con người; chẳng hạn các Mầu Nhiệm Chúa Ba Ngôi, Mình Máu Thánh Chúa, Thánh
Giá, đau khổ ... Để hiểu những mầu nhiệm này, con người cần mặc khải của Thiên
Chúa qua Đức Kitô.
Các
Bài Đọc hôm nay dẫn chứng cho chúng ta thấy phải tin tưởng và vâng lời Thiên
Chúa, mặc dù con người không luôn hiểu lý do tại sao. Trong Bài Đọc I, tác giả
Sách Sáng Thế tường thuật đức tin sắt đá của Abraham vào Thiên Chúa, qua việc sẵn
sàng sát tế người con duy nhất cho Ngài. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu chữa người bại
liệt và tha thứ tội lỗi vì ông có niềm tin nơi Ngài. Chúa cũng kiên nhẫn mặc khải
cho các kinh sư về quyền tha tội của Ngài.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/
Bài đọc I:
Thiên Chúa thử thách đức tin của Abraham.
1.1/
Đức tin sắt đá của Abraham vào Thiên Chúa: Có nhiều điều chúng ta học hỏi được từ câu truyện lịch
sử này, hôm nay chúng ta chỉ chú ý đế hai điểm chính:
(1)
Abraham không hỏi lý do tại sao Thiên Chúa muốn ông làm điều đó: Nhiều người
trong chúng ta chắc chắn sẽ đặt câu hỏi tại sao Thiên Chúa muốn Abraham làm điều
đó, vì nó hoàn toàn đi ngược lại với sự suy luận của loài người: Làm sao người
cha có can đảm cầm dao giết con, nhất là đứa con thừa tự mà Thiên Chúa ban cho
trong lúc tuổi già!
Abraham
không thắc mắc, vì ông đặt trọn vẹn niềm tin nơi Thiên Chúa: Chúa bảo
"Đi!" ông đi. Chúa bảo: "Hãy đem con của ngươi, đứa con một yêu
dấu của ngươi là Isaac, hãy đi đến xứ Moriah mà dâng nó làm lễ toàn thiêu ở đấy,
trên một ngọn núi Ta sẽ chỉ cho." Sáng hôm sau, ông Abraham dậy sớm, thắng
lừa, đem theo hai đầy tớ và con ông là Isaac, ông bổ củi dùng để đốt lễ toàn
thiêu, rồi lên đường đi tới nơi Thiên Chúa bảo. Abraham không cần hỏi vì ông
quá tin tưởng vào Thiên Chúa; ông biết Thiên Chúa có mục đích khi Ngài truyền
ông phải làm bất cứ điều gì. Khi chưa hiểu được lý do, Abraham dùng đức tin để
bước đi.
(2)
Tình phụ tử vẫn phải đặt sau tình yêu Thiên Chúa: Ba ngày trong cuộc hành trình
là khoảng thời gian dài để Abraham có thể đổi ý, không làm theo lệnh truyền của
Thiên Chúa, nhất là sau khi nghe câu truyện đối thoại giữa hai cha con:
-
Isaac thưa với cha là ông Abraham: "Cha!"
-
Ông Abraham đáp: "Cha đây con!"
-
Cậu nói: "Có lửa, có củi đây, còn chiên để làm lễ toàn thiêu đâu?"
-
Ông Abraham đáp: "Chiên làm lễ toàn thiêu, chính Thiên Chúa sẽ liệu, con ạ."
Rồi cả hai cùng đi.
Tuy
thế, tình yêu của Abraham dành cho Thiên Chúa mạnh hơn tình phụ tử của Abraham
dành cho Isaac; nên khi tới nơi Thiên Chúa đã chỉ, ông Abraham dựng bàn thờ tại
đó, xếp củi lên, trói Isaac con ông lại, và đặt lên bàn thờ, trên đống củi. Rồi
ông Abraham đưa tay ra cầm lấy dao để sát tế con mình.
1.2/
Phần thưởng dành cho Abraham:
(1)
Đức tin cần được tôi luyện trong thử thách: Nếu một người sẵn sàng sát tế người
con một của mình để chứng tỏ niềm tin cho Thiên Chúa, chẳng cần gì phải thử
thách người đó nữa. Thiên Chúa, Đấng thấu hiểu mọi bí ẩn trong con người, đã hiểu
rõ đức tin của Abraham dành cho Ngài. Một khi Thiên Chúa đã nhìn thấy đức tin của
ông, việc sát tế Isaac không còn cần thiết nữa; nên Thiên Chúa ra lệnh cho sứ
thần đình chỉ việc sát tế Isaac: "Đừng giơ tay hại đứa trẻ, đừng làm gì
nó! Bây giờ Ta biết ngươi là kẻ kính sợ Thiên Chúa: đối với Ta, con của ngươi,
con một của ngươi, ngươi cũng chẳng tiếc!"
Chúng
ta đã so sánh việc sát tế Isaac trên núi Moriah với việc sát tế Chúa Giêsu, Người
Con Một của Thiên Chúa, trên đồi Golgotha, không xa Moriah bao nhiêu. Điểm khác
biệt giữa hai biến cố là Isaac không chết; nhưng Chúa Giêsu đã đổ máu chết thực
sự để chuộc tội cho con người. Lý do Chúa Giêsu phải chết là Thiên Chúa muốn chứng
thực tình yêu Thiên Chúa dành cho con người. Con người cần bằng chứng vì con
người không thể nhìn thấu tâm tư của Thiên Chúa.
(2)
Thiên Chúa chúc lành cho giòng dõi Abraham: Sứ thần của Đức Chúa từ trời gọi
ông Abraham một lần nữa và nói: "Đây là sấm ngôn của Đức Chúa, Ta lấy
chính danh Ta mà thề: bởi vì ngươi đã làm điều đó, đã không tiếc con của ngươi,
con một của ngươi, nên Ta sẽ thi ân giáng phúc cho ngươi, sẽ làm cho giòng dõi
ngươi nên đông, nên nhiều như sao trên bầu trời, như cát ngoài bãi biển. Giòng
dõi ngươi sẽ chiếm được thành trì của địch. Mọi dân tộc trên mặt đất sẽ cầu
chúc cho nhau được phúc như dòng dõi ngươi, chính bởi vì ngươi đã vâng lời
Ta."
Một
người làm quan cả họ được nhờ. Vì hành động anh hùng và vâng lời của tổ-phụ
Abraham, Thiên Chúa chúc lành ông và cho toàn giòng dõi của ông. Cũng như vì sự
bất tuân của Adam, mà ông và toàn giòng dõi ông bị chúc dữ. Đức tin của một người
không bao giờ chỉ giữ lại trong người đó, nhưng sẽ lan tràn và sinh lợi ích cho
nhiều người.
2/
Phúc Âm:
Chúa Giêsu có quyền tha tội và quyền chữa lành (Mk 2:1-12; Lk 5:17-26).
2.1/
Các kinh-sư chất vấn quyền tha tội của Chúa Giêsu: Người ta khiêng đến
cho Chúa Giêsu một kẻ bại liệt nằm trên giường. Thấy họ có lòng tin như vậy, Đức
Giêsu bảo người bại liệt: "Này con, cứ yên tâm, con đã được tha tội rồi!"
(1)
Phản ứng của các kinh-sư: Có mấy kinh sư nghĩ bụng rằng: "Ông này nói phạm
thượng!" Truyền thống Do-thái tin: Chỉ một mình Thiên Chúa có quyền tha tội.
(2)
Phản ứng của Chúa Giêsu: Nhưng Đức Giêsu biết ý nghĩ của họ, liền nói:
"Sao các ông lại nghĩ xấu trong bụng như vậy? Trong hai điều: một là bảo:
"Con đã được tha tội rồi!" hai là bảo: "Đứng dậy mà đi!" điều
nào dễ hơn?
Dĩ
nhiên điều dễ làm hơn là bảo: "Con đã được tha tội rồi!" vì chẳng ai
có thể xác quyết quyền này. Điều khó hơn là truyền cho bệnh nhân: "Đứng dậy
mà đi!" vì ai ai cũng có thể chứng nhận người truyền có thể làm việc ấy
hay không. Để chứng minh cho họ biết Ngài có cả hai quyền, Chúa Giêsu truyền
cho người bại liệt: "Đứng dậy, vác giường đi về nhà!" Người bại liệt
đứng dậy, đi về nhà.
2.2/
Quyền tha tội liên quan đến việc chữa lành:
(1)
Chúa Giêsu có quyền tha tội: Bệnh tật là hậu quả của tội; nếu chữa lành bệnh tật
là cũng lấy đi tội lỗi, nguyên nhân của bệnh. Chúa Giêsu dùng việc chữa lành để
chứng minh Ngài có quyền tha tội.
(2)
Chúa Giêsu là Thiên Chúa: Ngoài ra, như mấy kinh sư tin tưởng: Chỉ Thiên Chúa mới
có quyền tha tội; mà Chúa Giêsu có quyền tha tội; cho nên Ngài phải là Thiên Chúa.
Như thế, lời kết tội Chúa Giêsu của các kinh sư "Ông này nói phạm thượng!"
là sai.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
-
Chúng ta phải vâng lời những gì Thiên Chúa truyền và sự quan phòng của Ngài,
cho dù chúng ta không hiểu tại sao xảy ra như vậy. Ngài sẽ soi sáng hay mặc khải
cho chúng ta hiểu sau.
-
Để hiểu các mầu nhiệm của Thiên Chúa, chúng ta cần khiêm nhường nhận giời hạn
hiểu biết của con người, và cầu xin sự soi sáng và hướng dẫn của Chúa Thánh Thần.
Lm.Anthony ĐINH MINH TIÊN, OP.
02/07/15
THỨ NĂM ĐẦU THÁNG TUẦN 13 TN
Mt 9,1-8
AI PHẠM THƯỢNG?
Người ta liền khiêng đến cho Đức Giê-su một
kẻ bại liệt nằm trên giường. Thấy họ có lòng tin như vậy, Đức Giê-su bảo người
bại liệt: “Này con, cứ yên tâm, tội con được tha rồi!” (Mt 9,2-3)
Suy niệm : Người bại liệt được khiêng đến với Đức Giê-su ngay khi Ngài xuất
hiện. Hẳn họ đã chờ đợi Ngài từ lâu, vì tin vào khả năng chữa lành của Ngài.
Thế nhưng, cũng có những kẻ chờ đợi Ngài, không phải để được chữa bệnh, mà là
để kiếm cớ bắt bẻ Ngài. Vin vào câu nói “Tội con được tha” của
Đức Giê-su, họ cho rằng Ngài phạm thượng. Nếu Đức Giê-su phạm thượng, thì chắc
chắn lời của Ngài không đủ hiệu năng để chữa lành, đang khi lời ấy đã làm cho
người bại liệt đứng dậy vác giường mà đi. Vậy mà họ vẫn cố chấp, xúc phạm
đến Ngài. Họ mới đúng là những kẻ phạm thượng, vì không tin quyền năng Thiên
Chúa đang hoạt động nơi Đức Giê-su.
Mời
Bạn : Chúa Ki-tô
đã thiết lập Hội Thánh, trao cho Hội Thánh quyền cầm buộc cũng như tháo cởi
dưới đất. Quyền năng này không do Hội Thánh mà là Chúa Ki-tô hành động qua Hội
Thánh. Nhưng Hội Thánh cũng bao gồm những con người, vẫn còn đó những yếu đuối
và lầm lỗi. Vì thế, nhiều người tỏ ra nghi ngờ ‘quyền năng’ của Hội Thánh trong
việc cử hành các bí tích. Liệu tôi có thuộc vào số những kẻ ‘phạm thượng’ đó
không?
Sống Lời Chúa : Cầu nguyện cho một người anh em bạn biết đang nghi ngờ, ác
cảm hoặc chống đối Hội Thánh.
Cầu nguyện : Lạy Chúa, Chúa thường chọn những gì thế gian cho là yếu đuối để thi
thố quyền năng. Xin cho chúng con hiểu được sự thật ấy, để sẵn lòng quên mình
đi, trở thành dụng cụ thi thố quyền năng của Chúa. Amen.
Thấy họ có lòng tin
Đức Giêsu có quyền giải phóng ta khỏi bệnh tật và
tội lỗi. Tội lỗi cũng làm ta bất toại, không đến được với Thiên Chúa và tha
nhân.
Suy niệm:
Khiêng một người bất toại
trên một cái giường là điều không dễ.
Chẳng biết có mấy người
khiêng và khiêng bao xa?
Chẳng rõ tương quan giữa họ
ra sao, có phải là bạn bè, họ hàng không?
Có điều chắc là anh bất toại
không thể tự mình đến với Thầy Giêsu được.
Chân của anh có vấn đề, và
thời ấy không có xe lăn như bây giờ.
Anh cần đến sự giúp đỡ của
bạn bè quen biết.
Và đã có những người đáp lại
vì tình thương đối với anh chịu tật nguyền.
Rồi đã có một cuộc hẹn, và
sau đó cả nhóm lên đường.
Tình bạn làm cho đường đến
nhà của Thầy Giêsu ở Caphácnaum gần hơn.
Nhưng vất vả, nhọc nhằn thì
vẫn không tránh được.
Đưa người bất toại đến với
Thầy Giêsu quả là một kỳ công,
vì trong Tin Mừng theo thánh
Máccô, họ đã phải đưa người bệnh xuống
qua một lỗ thủng ở trên mái
nhà, bởi lẽ không có đường nào khác! (Mc 2, 4).
Dù sao Thầy Giêsu cũng đã
thấy lòng tin của họ (c. 2).
Lòng tin là cái bên trong,
nhưng được lộ ra ngoài.
Cả người bất toại lẫn các
người khiêng đều có chung một lòng tin.
Tin rằng đến với Thầy Giêsu
là thế nào cũng được khỏi.
Họ nuôi một niềm hy vọng
lớn: khi trở về không phải khiêng nhau nữa.
Anh bất toại có thể đi được
bằng đôi chân của chính mình,
và đi ngang hàng với những
người bạn khác.
Tin, yêu và hy vọng là những
tâm tình có trong tim của nhóm bạn này.
Không có những điều đó thì
cũng chẳng có phép lạ khỏi bệnh.
Ơn Thiên Chúa vẫn đến với
con người ngang qua lòng tốt của con người.
Nhưng lạ thay Thầy Giêsu lại
có vẻ không màng đến chuyện chữa bệnh.
Thầy nói với người bất toại:
“Các tội của anh được tha thứ” (c. 2).
Ơn đầu tiên người bất toại
nhận được là một ơn mà anh không xin,
ơn đó không phải nơi thân
xác, nhưng nơi linh hồn.
Hẳn Thầy Giêsu không có ý
nói rằng anh bị tật là vì đã phạm tội.
Nhưng Ngài muốn cho thấy uy
quyền của lời Ngài nói.
Lời này có thể tha tội và
lời này cũng có thể chữa lành.
Nếu các kinh sư nghĩ rằng
Ngài đã nói phạm thượng (c. 3),
dám tiếm quyền tha tội dành
cho một mình Thiên Chúa,
thì Ngài sẽ chứng tỏ cho họ
thấy Ngài có quyền tha tội dưới đất.
Ngài bảo anh bất toại: “Đứng
dậy, vác chõng mà đi về nhà” (c. 6).
Ngài đã không chọn điều dễ
hơn (c. 5), điều khó kiểm chứng.
Anh bất toại đã đứng dậy và
đi về nhà cùng với các bạn của anh.
Anh đã được hơn cả điều anh
mong ước, đó là hồn an xác mạnh.
Đức Giêsu có quyền giải
phóng ta khỏi bệnh tật và tội lỗi.
Tội lỗi cũng làm ta bất
toại, không đến được với Thiên Chúa và tha nhân.
Nhưng Đức Giêsu đã muốn chia
sẻ quyền này cho “loài người” (c. 8).
Môn đệ của Ngài vẫn làm thừa
tác vụ chữa lành và tha tội cho đến tận thế.
Cầu nguyện:
Lạy Chúa Giêsu,
Chúa đã giúp cho bao người
què đi được trên đôi chân của mình.
Chúa đã làm cho người bất
toại
nằm chờ đợi nhiều năm bên hồ
nước
bất ngờ trỗi dậy, vác chõng
và bước đi.
Chúa đã làm cho người bất
toại
mà bạn bè vất vả đưa xuống
từ lỗ hổng của mái nhà,
được khỏi bệnh, lòng bình an
vì được tha thứ.
Chúa đã cho kẻ bại tay được
đưa tay ra
và tay anh trở lại bình
thường.
Bất toại trên thân xác thật
là điều đáng sợ.
Nhưng đáng sợ hơn là thứ bất
toại của tâm hồn.
Có thứ bất toại làm chúng
con không đến được với người khác,
dù nhà họ ở kế bên nhà chúng
con,
không đến được với Chúa, dù
Chúa vẫn luôn chờ đợi.
Có thứ bất toại làm chúng
con không thể đưa tay ra
để bắt tay người đối diện
hay để chia sẻ một món quà.
Có thứ bất toại làm trái tim
chúng con khô cứng,
hững hờ trước nỗi đau của
người anh em.
Xin giúp chúng con ra khỏi
những thành kiến và mặc cảm,
thù oán và ghen tương,
để chuyển động mềm mại hơn
dưới sự tác động của Chúa.
Xin cũng giúp chúng con biết
khiêm tốn
nhìn nhận sự bại liệt của
mình,
và chấp nhận để người khác
đưa mình đến gặp Chúa.
Lm Antôn Nguyễn Cao
Siêu, SJ
Hãy Nâng Tâm Hồn Lên
Tháng Bảy
2
THÁNG BẢY
Quyền
Bính Đặt Điểm Tựa Trên Lòng Nhân
Quyền
bính của Thiên Chúa được diễn tả qua mối quan tâm từ phụ. Một cách nào đó, chân
lý này chứa đựng chính cốt lõi của chân lý về sự quan phòng thần linh. Thánh
Kinh sử dụng hình ảnh của một Mục Tử Tốt Lành để diễn tả sự thật về lòng từ phụ
của Thiên Chúa: “Chúa là mục tử chăn dắt tôi; tôi sẽ không còn phải thiếu thốn
chi” (Tv 23,1). Thật là một hình ảnh độc đáo!
Các
biểu tượng cổ xưa của đức tin và của truyền thống Kitô giáo diễn tả chân lý về
sự quan phòng bằng từ La tinh “omni-tenens” (nắm giữ tất cả) – ứng với từ Hi lạp
“panto-krator” (cai quản tất cả). Tuy nhiên, những ý niệm ấy vẫn chưa nói được
gì so với sự hàm súc và vẻ đẹp của hình ảnh người mục tử trong Thánh Kinh. Hình
ảnh người mục tử là một hình ảnh đầy ấn tượng có sức mạc khải chân lý về sự
quan phòng thần linh.
Thật
vậy, người mục tử là một người cầm quyền đầy quan tâm, thực hiện một kế hoạch đời
đời đầy khôn ngoan và yêu thương qua việc cai quản thế giới tạo vật và nhất là
xã hội loài người (Vat. II, TDTG số 3). Đó là một quyền bính đầy cẩn trọng, bao
gồm cả quyền lực lẫn lòng nhân.
Theo
bản văn của Sách Khôn Ngoan mà Công Đồng Vatican I trích dẫn, quyền bính ấy
“vươn rộng từ chân trời này tới chân trời kia, cai quản mọi sự thật tốt đẹp”
(Kn 8,1). Nghĩa là, nó bao trùm lấy, nâng đỡ, bảo vệ, và – một cách nào đó – nó
nuôi dưỡng nữa. Quyền bính đó chính là Thiên Chúa chúng ta, Đấng săn sóc chúng
ta như mục tử săn sóc đàn chiên của mình.
-
suy tư 366 ngày của Đức Gioan Phaolô II -
Lm.
Lê Công Đức dịch từ nguyên tác
LIFT
UP YOUR HEARTS
Daily
Meditations by Pope John Paul II
Lời
Chúa Trong Gia Đình
Ngày
02-7
St
22,1-9; Mt 9, 1-8
LỜI
SUY NIỆM:
“Người ta liền khiêng đến cho Người một kẻ
bại liệt nằm trên giường. Thấy họ có lòng tin như vậy, Đức Giêsu bảo người bại
liệt” ‘ Này con, cứ yên tâm, con đã được tha tội rồi!” (Mt 9, 2).
Trên trần gian này không ai có thể gánh vác tội của một người khác được, chứ đừng
nói đến chuyện tha tội. Người Do-thái thời bấy giờ khi nghe Chúa Giêsu nói: “tội
anh đã được tha” họ lấy làm khó chịu, vì họ tin chỉ một mình Thiên Chúa mới có
quyền tha tội. Họ quan niệm bệnh tật là hậu quả của tội, nếu bệnh tật mà biến mất,
là chứng thực tội đã được tha. Chúa Giêsu đã tỏ quyền năng đó.
Chính hôm nay, nếu mỗi một người chúng ta tin và đến với Ngài; chúng ta cũng được
Chúa Giêsu nói cùng câu ấy “tội của con đã được tha rồi”. Tội được tha để chúng
ta được bình an và đổi mới tốt đẹp hơn.
Mạnh
Phương
02
Tháng Bảy
Ðấng Cứu Thế Ðang
Có Mặt
Ngày
kia, có một đan viện phụ Công giáo tìm đến một vị tu sĩ Ấn Giáo tại chân núi
Himalaya. Với tất cả ưu tư phiền muộn, vị đan viện phụ trình bày về tình trạng
bi đát của tu viện do ông điều khiển. Trước kia, tu viện này là một trong những
trung tâm Công giáo thu hút không biết bao nhiêu khách hành hương. Nhà nguyện
lúc nào cũng vang lên tiếng ca hát của các tu sĩ và giáo dân đến từ khắp nơi.
Các căn phòng lúc nào cũng có người ở... Nay tu viện gần như trở thành một ngôi
chùa trống vắng. Làn sóng những người trẻ tìm đến tu viện hầu như tắt lịm. Nhà
nguyện vắng kẻ ra người vào. Một số nhỏ tu sĩ còn lại sống trong uể oải buông
thả... Vị viện phụ muốn hỏi nhà tu sĩ Ấn Giáo: đâu là nguyên nhân đã đưa đến
tình trạng này? Phải chăng vì một tội lỗi tày đình nào đó mà bàn tay Chúa đã đè
nặng trên cộng đoàn?
Sau
khi nghe đức viện phụ kể lể, vị tu sĩ Ấn Giáo mới ôn tồn nói: "Cái tội đã
và đang xảy ra trong cộng đoàn: đó là tội vô tình". Vị tu sĩ Ấn Giáo mới
giải thích như sau: "Ðấng Cứu Thế đã cải trang thành một người giữa chư vị,
nhưng chư vị đã vô tình không nhận ra Ngài".
Nhận
được lời giải thích của vị tu sĩ Ấn Giáo, đức viện phụ mới hối hả trở về tu viện,
trong lòng ông không khỏi miên man đặt câu hỏi: "Ai là người được Ðấng Cứu
Thế đang mượn hình dáng để trở lại với loài người?". Cả tu viện chỉ có tất
cả không đầy mười người. Ðấng Cứu Thế không thể là chính ông, vì ông tự biết
mình là một con người tội lỗi yếu hèn. Nhưng ông cũng biết rõ các tu sĩ khác
trong tu viện: có người nào toàn vẹn để Ðấng Cứu Thế mượn lấy hình dáng? Thế
nhưng, ông vẫn tin theo lời của vị tu sĩ Ấn Giáo để xác quyết rằng Ðấng Cứu Thế
đang cải trang thành một người nào đó trong cộng đoàn...
Với
niềm xác tín ấy, ông quy tu tất cả các tu sĩ lại và loan báo cho mọi người biết
rằng Ðấng Cứu Thế đang cải trang thành một người trong nhà. Ðôi mắt của mỗi người
mở to ra và ai cũng bắt đầu dò xét từng người trong nhà. Chỉ có điều chắc chắn
là: bởi vì Ðấng Cứu Thế đã cải trang, cho nên, không ai có thể nhận ra Ngài được.
Thành ra mỗi người trong nhà đều có thể là Ðấng Cứu Thế... Từ đó, ai ai cũng đối
xử với nhau như đối xử với chính Ðấng Cứu Thế. Không mấy chốc, bầu khí yêu
thương, huynh đệ, sức sống và niềm vui đã trở lại với tu viện. Sự thánh thiện ấy
không mấy chốc được đồn thổi đi khắp nơi. Các tín hữu từ khắp nơi trở lại tu viện
để tĩnh tâm và cầu nguyện. Nhiều ngưởi trẻ cũng đến gõ cửa Nhà Dòng...
Nếu
người người, ai ai cũng nhìn nhau và đối xử với nhau như đối xử với chính Chúa
Giêsu, thì có lẽ hận thù, chiến tranh sẽ không bao giờ có lý do để tồn tại trên
mặt đất này. Sự vắng bóng của Thiên Chúa trong xã hội, hay đúng hơn sự vô tình
của con người để không nhận ra Thiên Chúa trong cuộc sống: đó là đầu mối của mọi
thứ bất hòa, chiến tranh, xáo trộn trong xã hội.
Chối
bỏ Thiên Chúa cũng có nghĩa là chối bỏ con người. Sự băng hoại của những xã hội
xây dựng trên chủ thuyết vô thần là một bằng chứng hùng hồn về hậu quả của sự
chối bỏ Thiên Chúa. Khi con người chối bỏ Thiên Chúa, con người cũng trà đạp
con người...
Con
người là hình ảnh cao quý của Thiên Chúa đến độ Ngài đã trở thành con người và
tự đồng hóa với con người. Từ nay, con người chỉ có thể nhận ra Ngài trong mỗi
người anh em của mình mà thôi. Thánh thiện hay tội lỗi, giàu sang hay nghèo
hèn, bạn hữu hay thù địch: mỗi một con người đều là hình ảnh của Thiên Chúa và
chỉ có xuyên qua tình yêu đối với con người, con người mới có thể đến với Thiên
Chúa...
(Lẽ
Sống)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét