Đi thăm 3 nước Mỹ Châu Latinh, Đức Phanxicô đặt
các khu ngoại vi vào trung tâm
7/2/2015
7/2/2015
Ít người chú ý tới cuộc tông du 3 nước Mỹ Châu Latinh vào
Chúa Nhật này, ngày 5 tháng 7 , 2015 cho bằng chuyến tông du Hoa Kỳ mãi tới
tháng 9 mới diễn ra. Điều này dễ hiểu vì tại Hoa Kỳ, không những lần đầu tiên một
vị giáo hoàng sẽ ngỏ lời với lưỡng viện quốc hội nước này, ngài còn lên tiếng tại
diễn đàn Liên Hiệp Quốc trước những người đang đứng đầu các chính phủ thế giới
để chính thức trình bầy quan điểm của ngài và cũng là quan điểm của thế giới
Công Giáo về môi sinh hay đúng hơn về mối liên hệ giữa con người và môi sinh, một
vấn đề đang hết sức hợp thời và khẩn thiết.
Tuy nhiên, không thiếu người lưu ý tới chuyến Nam Mỹ du của vị đứng đầu Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ, vì trước biến cố “hoành tráng” trên, ngài muốn thực hiện chuyến đi tạm gọi là về nguồn này để nhắc nhở thế giới rằng đối với ngài ngoại vi là trung trâm. Trước khi đi thăm nước giầu mạnh nhất của Tân Thế Giới, ngài muốn mang sự gần gũi của Chúa Kitô đến cho không phải một mà là ba nước vốn được kể vào hàng nghèo yếu nhất nhì của lục địa này.
Thực vậy, theo phát ngôn viên Tòa Thánh, Cha Federico Lombardi, Ecuador, Bolivia và Paraguay “không phải là những nước chiếm hàng đầu về phương diện địa chính trị” trên bàn cân thế giới. Nhưng quyết định đi thăm 3 nước này hoàn toàn nhất quán với các cuộc tông du trước đây tại Âu Châu: Albania, Bosnia và cả Lampudesa nữa.
Cả ba nước đều có chung đặc điểm: giành được độc lập cả hàng 200 năm nay nhưng vẫn còn đang khốn khổ vì các tranh chấp “biên giới”, các vết thương nội bộ do các chế độ độc tài gây ra.
Cha Lombardi cho rằng “(Đó là) các tình huống cần phải ghi nhớ nếu muốn hiểu khung tranh trong đó Đức Thánh Cha sẽ di chuyển” và lời lẽ ngài sẽ ngỏ với họ “để đổi mới đời sống xã hội, chính trị của họ nói chung, theo chiều hướng hòa bình, phát triển một cách tham dự và dân chủ”.
Suy tư về lịch sử Ecuador, Bolivia và Paraguay, cũng như nhớ lại bài diễn văn của Thánh GH Gioan Phaolô II trong các cuộc tông du thập niên 1980, theo cha Lombardi, có thể giúp ta gom lượm được các sắc thái trong các bài diễn văn của Đức Phanxicô vào dịp này, mà tổng số hiện dự trù là 22, và đoán định được nội dung của chúng.
Người ta có thể đoán trước sẽ có nhiều lời ứng khẩu, vì ở cả 3 nước, ngài đều sẽ nói tiếng Tây Ban Nha rất quen thuộc và thông thạo của ngài, cũng như nhiều mục “ngoài chương trình” vì đây là 3 nước ngài từng viếng thăm lúc còn là Hồng Y tổng giám mục Buenos Aires, như Học Viện Xavier của Dòng Tên tại Guayaquil, Ecuador, chẳng hạn, nơi ngài từng gửi các tu sĩ Dòng Tên Á Căn Đình qua thụ huấn.
Tóm lại, chắc chắn ngài sẽ gặp nhiều bạn cũ nhưng không thiếu quảng đại quần chúng. Như Thánh Lễ Gia Đình dự đoán tới 1.5 triệu người tham dự tại Công Viên Samanes ở Guayaquil hay lễ khai mạc Đại Hội Thánh Thể tại Công Trường Chúa Kitô Cứu Chuộc tại Santa Cruz de la Sierra ở Bolivia.
Đừng quên rằng Đức Giáo Hoàng sẽ du hành nhiều dặm bằng giáo hoàng xa hai bên đều mở, được chế tạo tại địa phương, nhờ thế, ngài sẽ di chuyển rất chậm chứ không nhanh như với các giáo hoàng xa kín cửa. Hơn nữa, cũng nhờ thế, ngài sẽ trực diện tiếp xúc với dân chúng, không những của ba nước, mà còn có thể từ chính quê hương Á Căn Đình của ngài “tràn” qua Paraguay nữa.
Những thời khắc nổi bật trong chuyến đi này tất nhiên sẽ là những thời khắc ngài gặp gỡ dân chúng, những người thất thế nhất, nghèo nàn nhất, cần nghe công bố Tin Mừng nhất. Và sợi chỉ xuyên suốt của các thời khắc này, theo cha Lombardi, sẽ là “Niềm Vui Tin Mừng”. Ta hãy xem các khẩu hiệu tại mỗi nước sẽ thấy rõ nhận định vừa nói: tại Ecuador, khẩu hiệu là “Phúc âm hóa với niềm vui”; tại Bolivia, khẩu hiệu là “Cùng Với Đức Phanxicô, Ta Công Bố Niềm Vui Tin Mừng”; và tại Paraguay, “Sứ Giả Của Niềm Vui Và Hòa Bình”.
Với tinh thần niềm vui ấy, Đức Giáo Hoàng sẽ gặp gỡ người cao niên tại Nhà Truyền Giáo Bác Ái Ecuador, các tù nhân của trại tù Palmasol ở Bolivia (lớn gần như một làng, với 2,800 tù nhân), và các trẻ em bị bệnh của bệnh viện nhi đồng Asuncion ở Paraguay. Ngài sẽ thăm khu rất nghèo Banado Norte, một loại ổ chuột tại Asuncion, tọa lạc dọc con sông nơi sinh sống của hàng ngàn di dân. Điều cũng quan trọng là cuộc gặp gỡ của Đức Thánh Cha với các tham dự viên của Hội Nghị Thế Giới Lần Thứ Hai Các Phong Trào Bình Dân ở Santa Cruz, Bolivia, là hội nghị tiếp theo hội nghị lần đầu tổ chức tại Vatican ngày 24 tháng 10, 2014, với sự tham dự của Tổng Thống Evo Morales của Bolivia. Đây là hội nghị được Tòa Thánh hết sức cổ vũ, dưới sự bảo trợ của Hội Đồng Giáo Hoàng về Công Lý và Hòa Bình. Tham dự cuộc gặp gỡ của Đức Giáo Hoàng sẽ có Đức HY Peter Turkson.
Mặt khác, đừng quên cuộc gặp gỡ với giới trẻ dọc theo sông Costanera ở Paraguay, dự trù hơn 200,000 người tham dự, và những buổi sùng kính Thánh Mẫu như buổi cầu nguyện tại Học Viện Mẹ Sầu Bi, Quan Thầy nền giáo dục Công Giáo Ecuador, và cuộc kính viếng Đền Vô Nhiễm Thai ở Caacupe, Paraguay, mà Đức Phanxicô rất sùng kính. Đáng lưu ý nữa là trước khi đi Pa Paz, Bolivia, Đức Phanxicô sẽ viếng nơi hạ sát Linh Mục Dòng Tên Luis Espinal, ký giả, nhà làm phim và thi sĩ tôn giáo, do bàn tay khát máu của chế độ độc tài ở đây ngày 22 tháng 3, năm 1980, chỉ mấy ngày trước TGM Romero. Về bình diện truyền thông, không có gì thay đổi, ngoại trừ chủ tịch mới của Văn Phòng Truyền Thông vừa được thiết lập là Đức Ông Vigano.
Trong cuộc họp báo của Cha Lombardi, cũng có tiên đoán Đức Phanxicô sẽ nhai lá coca hay uống trà coca như một món thuốc chống hiệu quả của độ cao. Có thể ngài sẽ nhai hoặc uống theo cung cách địa phương.
Gửi thư cho ba nước
Như thường lệ, trước khi lên đường thăm Ecuador, Bolivia và Paraguay, đức Phanxicô có gửi thư cho dân chúng 3 nước. Và như trên đã nói, ngài nhấn mạnh tới niềm vui. Ngài viết “Tôi muốn là chứng nhân của niềm vui Tin Mừng này và mang tới cho anh chị em sự âu yếm và mơn trớn của Thiên Chúa, Cha chúng ta, nhất là cho các trẻ em thiếu thốn nhất, người cao niên, người bệnh tật, người bị giam cầm, người nghèo, cho những ai là nạn nhân của nền văn hóa vứt bỏ này”.
Đức Phanxicô nói thêm: trước khi gặp gỡ “tôi tạ ơn Thiên Chúa cho anh chị em, và tôi xin anh chị em bền vững trong đức tin, lòng cháy lên ngọn lửa yêu thương, bác ái và giữ vững lòng trông cậy không bao giờ làm anh chị em thất vọng”.
Suy tư về việc đức tin Công Giáo không những là nguồn suối của liên đới giữa con người với nhau, Đức Giáo Hoàng nhắc tín hữu Mỹ Châu Latinh rằng nó còn xây dựng hòa bình và cổ vũ hòa hợp nữa.
Đức Phanxicô cũng khuyên họ kết hợp lời cầu nguyện của họ với lời cầu nguyện của ngài “để việc công bố Tin Mừng có thể tới những vùng ngoại biên xa xôi nhất và tiếp tục biến các giá trị của Nước Thiên Chúa thành men cho đất cả trong thời đại ta”.
Về lại quê nhà
Nicole Winfield của Associated Press nhấn mạnh khía cạnh “về lại quê hương” của chuyến tông du 7 ngày tại 3 nước Mỹ Châu Latinh: giáo hoàng Mỹ Châu Latinh trở về Nam Mỹ, nói tiếng Tây Ban Nha trên đất nhà về các vấn đề cận kề nhất với cõi lòng mình.
Daniel Gussmann, giám đốc Caritas ơ Buenos Aires, cho rằng “ngài biết rõ thực tại này, vì ngài từng làm việc lâu năm với các giám mục Mỹ Châu La Tinh và trong tư cách cầm đầu dòng Tên ở Á Căn Đình. Ngài biết rõ các nước này, và các vấn nạn của họ về nghèo đói, và là nơi phần lớn dân chúng không có đất đai”.
Ngài sẽ gặp gỡ đại diện các nhóm bản địa gọi là campesinos và cartoneros chuyên bới rác kiếm sống, những nhóm ngài không xa lạ gì lúc còn là TGM Buenos Aires.
Lúc gặp các nhóm này tại Vatican năm ngoái, Đức Phanxicô từng ứng khẩu đưa ra một thứ tiểu thông điệp về quyền của người nghèo, các bất công của thất nghiệp, và nhu cầu chăm sóc tạo dựng của Thiên Chúa. Lúc ấy, ngài bảo ngài không giảng dạy chủ nghĩa cộng sản mà là Tin Mừng.
Michael Lee, phụ tá giáo sư thần học và Mỹ Châu La Tinh học tại ĐH Fordham, cho hay: “Đức Phanxicô tới không phải để bảo vệ Giáo Hội mà là bảo vệ người nghèo và Trái Đất”. Ông cho rằng đây là điểm Đức Phanxicô khác với hai vị tiền nhiệm, là những vị khi tới Mỹ Châu La Tinh đã tập chú vào việc sống còn của Giáo Hội nhiều hơn trước nghị trình thù nghịch của thế tục và các phong trào tôn giáo khác. Đây là một biến chuyển vĩ đại, và là một biến chuyển nhất định sẽ được chào đón nhiều tại các nước này và bởi các dân tộc này”.
Ngài đã đi Ba Tây năm 2013 để chủ tọa Ngày Giới Trẻ Thế Giới tại đó, nhưng cuộc tông du này do Đức Bênêđíctô XVI hoạch định và lên chương trình, không được coi là chuyến tông du đầu tiên của ngài trên đất Mỹ Châu Latinh. Chuyến tông du lần này do chính ngài hoạch định và lên chương trình, thành thử việc chọn Ecuador, Bolivia và Paraguay không phải là chuyện tình cờ.
Theo Ngân Hàng Thế Giới, Bolivia và Paraguay là hai nước nghèo nhất của lục địa, với 1 trong 4 người Bolivia sống với dưới 2 dollars một ngày. Hai nước cũng nhỏ về dân số so với các nước trong vùng như Chile và Á Căn Đình: dân số Ecuador là 15.74 triệu năm 2013, dân số Bolivia là 10.63 triệu vào cùng năm này.
Tuy nhiên, không thiếu người lưu ý tới chuyến Nam Mỹ du của vị đứng đầu Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ, vì trước biến cố “hoành tráng” trên, ngài muốn thực hiện chuyến đi tạm gọi là về nguồn này để nhắc nhở thế giới rằng đối với ngài ngoại vi là trung trâm. Trước khi đi thăm nước giầu mạnh nhất của Tân Thế Giới, ngài muốn mang sự gần gũi của Chúa Kitô đến cho không phải một mà là ba nước vốn được kể vào hàng nghèo yếu nhất nhì của lục địa này.
Thực vậy, theo phát ngôn viên Tòa Thánh, Cha Federico Lombardi, Ecuador, Bolivia và Paraguay “không phải là những nước chiếm hàng đầu về phương diện địa chính trị” trên bàn cân thế giới. Nhưng quyết định đi thăm 3 nước này hoàn toàn nhất quán với các cuộc tông du trước đây tại Âu Châu: Albania, Bosnia và cả Lampudesa nữa.
Cả ba nước đều có chung đặc điểm: giành được độc lập cả hàng 200 năm nay nhưng vẫn còn đang khốn khổ vì các tranh chấp “biên giới”, các vết thương nội bộ do các chế độ độc tài gây ra.
Cha Lombardi cho rằng “(Đó là) các tình huống cần phải ghi nhớ nếu muốn hiểu khung tranh trong đó Đức Thánh Cha sẽ di chuyển” và lời lẽ ngài sẽ ngỏ với họ “để đổi mới đời sống xã hội, chính trị của họ nói chung, theo chiều hướng hòa bình, phát triển một cách tham dự và dân chủ”.
Suy tư về lịch sử Ecuador, Bolivia và Paraguay, cũng như nhớ lại bài diễn văn của Thánh GH Gioan Phaolô II trong các cuộc tông du thập niên 1980, theo cha Lombardi, có thể giúp ta gom lượm được các sắc thái trong các bài diễn văn của Đức Phanxicô vào dịp này, mà tổng số hiện dự trù là 22, và đoán định được nội dung của chúng.
Người ta có thể đoán trước sẽ có nhiều lời ứng khẩu, vì ở cả 3 nước, ngài đều sẽ nói tiếng Tây Ban Nha rất quen thuộc và thông thạo của ngài, cũng như nhiều mục “ngoài chương trình” vì đây là 3 nước ngài từng viếng thăm lúc còn là Hồng Y tổng giám mục Buenos Aires, như Học Viện Xavier của Dòng Tên tại Guayaquil, Ecuador, chẳng hạn, nơi ngài từng gửi các tu sĩ Dòng Tên Á Căn Đình qua thụ huấn.
Tóm lại, chắc chắn ngài sẽ gặp nhiều bạn cũ nhưng không thiếu quảng đại quần chúng. Như Thánh Lễ Gia Đình dự đoán tới 1.5 triệu người tham dự tại Công Viên Samanes ở Guayaquil hay lễ khai mạc Đại Hội Thánh Thể tại Công Trường Chúa Kitô Cứu Chuộc tại Santa Cruz de la Sierra ở Bolivia.
Đừng quên rằng Đức Giáo Hoàng sẽ du hành nhiều dặm bằng giáo hoàng xa hai bên đều mở, được chế tạo tại địa phương, nhờ thế, ngài sẽ di chuyển rất chậm chứ không nhanh như với các giáo hoàng xa kín cửa. Hơn nữa, cũng nhờ thế, ngài sẽ trực diện tiếp xúc với dân chúng, không những của ba nước, mà còn có thể từ chính quê hương Á Căn Đình của ngài “tràn” qua Paraguay nữa.
Những thời khắc nổi bật trong chuyến đi này tất nhiên sẽ là những thời khắc ngài gặp gỡ dân chúng, những người thất thế nhất, nghèo nàn nhất, cần nghe công bố Tin Mừng nhất. Và sợi chỉ xuyên suốt của các thời khắc này, theo cha Lombardi, sẽ là “Niềm Vui Tin Mừng”. Ta hãy xem các khẩu hiệu tại mỗi nước sẽ thấy rõ nhận định vừa nói: tại Ecuador, khẩu hiệu là “Phúc âm hóa với niềm vui”; tại Bolivia, khẩu hiệu là “Cùng Với Đức Phanxicô, Ta Công Bố Niềm Vui Tin Mừng”; và tại Paraguay, “Sứ Giả Của Niềm Vui Và Hòa Bình”.
Với tinh thần niềm vui ấy, Đức Giáo Hoàng sẽ gặp gỡ người cao niên tại Nhà Truyền Giáo Bác Ái Ecuador, các tù nhân của trại tù Palmasol ở Bolivia (lớn gần như một làng, với 2,800 tù nhân), và các trẻ em bị bệnh của bệnh viện nhi đồng Asuncion ở Paraguay. Ngài sẽ thăm khu rất nghèo Banado Norte, một loại ổ chuột tại Asuncion, tọa lạc dọc con sông nơi sinh sống của hàng ngàn di dân. Điều cũng quan trọng là cuộc gặp gỡ của Đức Thánh Cha với các tham dự viên của Hội Nghị Thế Giới Lần Thứ Hai Các Phong Trào Bình Dân ở Santa Cruz, Bolivia, là hội nghị tiếp theo hội nghị lần đầu tổ chức tại Vatican ngày 24 tháng 10, 2014, với sự tham dự của Tổng Thống Evo Morales của Bolivia. Đây là hội nghị được Tòa Thánh hết sức cổ vũ, dưới sự bảo trợ của Hội Đồng Giáo Hoàng về Công Lý và Hòa Bình. Tham dự cuộc gặp gỡ của Đức Giáo Hoàng sẽ có Đức HY Peter Turkson.
Mặt khác, đừng quên cuộc gặp gỡ với giới trẻ dọc theo sông Costanera ở Paraguay, dự trù hơn 200,000 người tham dự, và những buổi sùng kính Thánh Mẫu như buổi cầu nguyện tại Học Viện Mẹ Sầu Bi, Quan Thầy nền giáo dục Công Giáo Ecuador, và cuộc kính viếng Đền Vô Nhiễm Thai ở Caacupe, Paraguay, mà Đức Phanxicô rất sùng kính. Đáng lưu ý nữa là trước khi đi Pa Paz, Bolivia, Đức Phanxicô sẽ viếng nơi hạ sát Linh Mục Dòng Tên Luis Espinal, ký giả, nhà làm phim và thi sĩ tôn giáo, do bàn tay khát máu của chế độ độc tài ở đây ngày 22 tháng 3, năm 1980, chỉ mấy ngày trước TGM Romero. Về bình diện truyền thông, không có gì thay đổi, ngoại trừ chủ tịch mới của Văn Phòng Truyền Thông vừa được thiết lập là Đức Ông Vigano.
Trong cuộc họp báo của Cha Lombardi, cũng có tiên đoán Đức Phanxicô sẽ nhai lá coca hay uống trà coca như một món thuốc chống hiệu quả của độ cao. Có thể ngài sẽ nhai hoặc uống theo cung cách địa phương.
Gửi thư cho ba nước
Như thường lệ, trước khi lên đường thăm Ecuador, Bolivia và Paraguay, đức Phanxicô có gửi thư cho dân chúng 3 nước. Và như trên đã nói, ngài nhấn mạnh tới niềm vui. Ngài viết “Tôi muốn là chứng nhân của niềm vui Tin Mừng này và mang tới cho anh chị em sự âu yếm và mơn trớn của Thiên Chúa, Cha chúng ta, nhất là cho các trẻ em thiếu thốn nhất, người cao niên, người bệnh tật, người bị giam cầm, người nghèo, cho những ai là nạn nhân của nền văn hóa vứt bỏ này”.
Đức Phanxicô nói thêm: trước khi gặp gỡ “tôi tạ ơn Thiên Chúa cho anh chị em, và tôi xin anh chị em bền vững trong đức tin, lòng cháy lên ngọn lửa yêu thương, bác ái và giữ vững lòng trông cậy không bao giờ làm anh chị em thất vọng”.
Suy tư về việc đức tin Công Giáo không những là nguồn suối của liên đới giữa con người với nhau, Đức Giáo Hoàng nhắc tín hữu Mỹ Châu Latinh rằng nó còn xây dựng hòa bình và cổ vũ hòa hợp nữa.
Đức Phanxicô cũng khuyên họ kết hợp lời cầu nguyện của họ với lời cầu nguyện của ngài “để việc công bố Tin Mừng có thể tới những vùng ngoại biên xa xôi nhất và tiếp tục biến các giá trị của Nước Thiên Chúa thành men cho đất cả trong thời đại ta”.
Về lại quê nhà
Nicole Winfield của Associated Press nhấn mạnh khía cạnh “về lại quê hương” của chuyến tông du 7 ngày tại 3 nước Mỹ Châu Latinh: giáo hoàng Mỹ Châu Latinh trở về Nam Mỹ, nói tiếng Tây Ban Nha trên đất nhà về các vấn đề cận kề nhất với cõi lòng mình.
Daniel Gussmann, giám đốc Caritas ơ Buenos Aires, cho rằng “ngài biết rõ thực tại này, vì ngài từng làm việc lâu năm với các giám mục Mỹ Châu La Tinh và trong tư cách cầm đầu dòng Tên ở Á Căn Đình. Ngài biết rõ các nước này, và các vấn nạn của họ về nghèo đói, và là nơi phần lớn dân chúng không có đất đai”.
Ngài sẽ gặp gỡ đại diện các nhóm bản địa gọi là campesinos và cartoneros chuyên bới rác kiếm sống, những nhóm ngài không xa lạ gì lúc còn là TGM Buenos Aires.
Lúc gặp các nhóm này tại Vatican năm ngoái, Đức Phanxicô từng ứng khẩu đưa ra một thứ tiểu thông điệp về quyền của người nghèo, các bất công của thất nghiệp, và nhu cầu chăm sóc tạo dựng của Thiên Chúa. Lúc ấy, ngài bảo ngài không giảng dạy chủ nghĩa cộng sản mà là Tin Mừng.
Michael Lee, phụ tá giáo sư thần học và Mỹ Châu La Tinh học tại ĐH Fordham, cho hay: “Đức Phanxicô tới không phải để bảo vệ Giáo Hội mà là bảo vệ người nghèo và Trái Đất”. Ông cho rằng đây là điểm Đức Phanxicô khác với hai vị tiền nhiệm, là những vị khi tới Mỹ Châu La Tinh đã tập chú vào việc sống còn của Giáo Hội nhiều hơn trước nghị trình thù nghịch của thế tục và các phong trào tôn giáo khác. Đây là một biến chuyển vĩ đại, và là một biến chuyển nhất định sẽ được chào đón nhiều tại các nước này và bởi các dân tộc này”.
Ngài đã đi Ba Tây năm 2013 để chủ tọa Ngày Giới Trẻ Thế Giới tại đó, nhưng cuộc tông du này do Đức Bênêđíctô XVI hoạch định và lên chương trình, không được coi là chuyến tông du đầu tiên của ngài trên đất Mỹ Châu Latinh. Chuyến tông du lần này do chính ngài hoạch định và lên chương trình, thành thử việc chọn Ecuador, Bolivia và Paraguay không phải là chuyện tình cờ.
Theo Ngân Hàng Thế Giới, Bolivia và Paraguay là hai nước nghèo nhất của lục địa, với 1 trong 4 người Bolivia sống với dưới 2 dollars một ngày. Hai nước cũng nhỏ về dân số so với các nước trong vùng như Chile và Á Căn Đình: dân số Ecuador là 15.74 triệu năm 2013, dân số Bolivia là 10.63 triệu vào cùng năm này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét