06/09/2015
Chúa Nhật 23 Quanh
Năm Năm B
(phần I)
Bài
Ðọc I: Is 35, 4-7a
"Tai
người điếc sẽ mở ra và người câm sẽ nói được".
Trích
sách Tiên tri Isaia.
Các
ngươi hãy nói với những tâm hồn xao xuyến: Can đảm lên, đừng sợ! Này đây Thiên
Chúa các ngươi đến để phục thù. Chính Người sẽ đến và cứu thoát các ngươi.
Bấy
giờ mắt người mù sẽ sáng lên, và tai người điếc sẽ mở ra. Bấy giờ người què sẽ
nhảy nhót như nai, và người câm sẽ nói được, vì nước sẽ chảy lên nơi hoang địa,
và suối nước sẽ chảy nơi đồng vắng. Ðất khô cạn sẽ trở thành ao hồ, và hoang địa
sẽ trở nên suối nước.
Ðó
là lời Chúa.
Ðáp
Ca: Tv 145, 7. 8-9a. 9bc-10
Ðáp: Linh hồn tôi
ơi, hãy ngợi khen Chúa! (c. 2a)
Hoặc
đọc: Alleluia.
Xướng:
1) Thiên Chúa trả lại quyền lợi cho người bị ức, và ban cho những người đói được
cơm ăn. Thiên Chúa cứu gỡ những người tù tội. - Ðáp.
2)
Thiên Chúa mở mắt những kẻ đui mù, Thiên Chúa giải thoát những kẻ bị khòm lưng
khuất phục, Thiên Chúa yêu quý các bậc hiền nhân. Thiên Chúa che chở những
khách kiều cư. - Ðáp.
3)
Thiên Chúa nâng đỡ những người mồ côi quả phụ, và làm rối loạn đường nẻo đứa ác
nhân. Thiên Chúa sẽ làm vua tới muôn đời, Sion hỡi, Thiên Chúa của ngươi sẽ làm
vua tự đời này sang đời khác. - Ðáp.
Bài
Ðọc II: Gc 2, 1-5
"Không
phải Thiên Chúa đã chọn người nghèo để hưởng nước Người đó sao?"
Trích
thư Thánh Giacôbê Tông đồ.
Anh
em thân mến, anh em là những người tin vào Ðức Giêsu Kitô vinh hiển, Chúa chúng
ta, anh em đừng thiên vị. Giả sử trong lúc anh em hội họp, có người đi vào, tay
đeo nhẫn vàng, mình mặc áo sang trọng; lại cũng có người nghèo khó đi vào, áo xống
dơ bẩn, nếu anh em chăm chú nhìn người mặc áo rực rỡ mà nói: "Xin mời ông
ngồi chỗ danh dự này". Còn với người nghèo khó thì anh em lại nói rằng:
"Còn anh, anh đứng đó", hoặc: "Anh hãy ngồi dưới bệ chân
tôi". Ðó không phải là anh em xét xử thiên vị ở giữa anh em và trở nên những
quan xét đầy tà tâm đó sao?
Anh
em thân mến, xin hãy nghe: Không phải Thiên Chúa chọn người nghèo trước mắt thế
gian, để nhờ đức tin, họ trở nên giàu có và được hưởng nước Người đã hứa cho những
kẻ yêu mến Người đó sao?
Ðó
là lời Chúa.
Alleluia:
Ga 1, 14 và 12b
Alleluia,
alleluia! - Lạy Chúa, xin hãy nói, vì tôi tớ Chúa đang lắng tai nghe: Chúa có lời
ban sự sống đời đời. - Alleluia.
Phúc
Âm: Mc 7, 31-37
"Người
làm cho kẻ điếc nghe được và người câm nói được".
Tin
Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.
Khi
ấy, Chúa Giêsu từ địa hạt Tyrô, qua Siđon, đến gần biển Galilêa giữa miền thập
tỉnh. Người ta đem một kẻ câm điếc đến cùng Người và xin Người đặt tay trên kẻ ấy.
Người đem anh ta ra khỏi đám đông, đặt ngón tay vào tai anh và bôi nước miếng
vào lưỡi anh ta. Ðoạn ngước mặt lên trời, Người thở dài và bảo:
"Effetha!" (nghĩa là "Hãy mở ra!"), tức thì tai anh ta mở
ra, và lưỡi anh ta được tháo gỡ, và anh nói được rõ ràng. Chúa Giêsu liền cấm họ
đừng nói điều đó với ai. Nhưng Người càng cấm, thì họ càng loan truyền mạnh
hơn. Họ đầy lòng thán phục mà rằng: "Người làm mọi sự tốt đẹp, Người làm
cho kẻ điếc nghe được và người câm nói được!"
Ðó
là lời Chúa.
Suy
Niệm: Thi Hành Lời Hứa
Ba
bài Kinh Thánh hôm nay diễn tả đúng giáo lý thông thường của Hội Thánh. Với bài
sách tiên tri Ysaia, chúng ta được biết Thiên Chúa dùng Cựu Ước hứa ban ơn cứu
độ. Người thực hiện mọi lời hứa nơi Ðức Yêsu Kitô là Con Một mà Người đã sai đến
trần gian như các sách Tin Mừng cho chúng ta thấy. Nay muốn lãnh nhận ơn cứu độ
mà Người đã ban, chúng ta phải thi hành lòng đạo đức theo giáo huấn của các
tông đồ. Có thể nói Chúa nhật nào Lời Chúa cũng dạy dỗ ta như vậy. Nhưng mỗi lần,
giáo huấn thông thường của Hội Thánh như muốn kéo sự chú ý của chúng ta vào một
điểm, hoặc một mặt naò đó, để giúp chúng ta sống đạo một cách thực tế. Bài học
cụ thể hôm nay có lẽ nằm trong bài thư Yacôbê; nhưng hai bài đọc kia cũng có những
điểm giáo lý quan trọng và có thể đặt nền tảng cho thái độ đạo đức mà bài thư
Yacôbê muốn chúng ta thi hành. Chúng ta hãy nhìn lại ba bài Thánh Kinh vừa
nghe.
1.
Cựu Ước Hứa Ơn Cứu Ðộ
Ðoạn
sách Ysaia hôm nay nằm trong khâu các lời sấm nhằm an ủi Israel. Dân Chúa đang ở
trong tình trạng bi đát. Quê hương bị ngoại bang chiếm đóng. Phần lớn dân chúng
bị bắt đem đi phục dịch và nô dịch cho đế quốc xâm lược. Thời gian lưu đày dường
như muốn kéo dài đến vô tận. Nhưng bỗng có tin binh động ở một vài nơi. Nhiều
người hốt hoảng sợ mất luôn cả sự sống và các phương tiện nhỏ bé còn sót lại, bởi
vì lửa chiến tranh đâu có tha gì mái tranh và thân xác hao mòn của người nghèo.
Chính lúc ấy, Ysaia được Thiên Chúa sai đến với dân để nói lên những lời an ủi
của Người.
Người
sai ông đến với những kẻ lòng đang "hốt hoảng" và bảo họ: hãy phấn khởi
lên, đừng sợ; này Chúa đang đến trả oán (kẻ cường bạo); nhưng với dân của Người
thì đó là thời gian cứu độ. Mắt kẻ mù sẽ mở, tai kẻ điếc sẽ thông, lưỡi người
câm sẽ nói; và nước sẽ phun trong sa mạc.
Những
lời hứa hẹn ấy thực ra chỉ muốn gợi lên một kỷ nguyên mới đẹp đẽ lạ lùng khiến
tất cả những người có bệnh tật như cũng được hồi sinh và cả những chỗ đất khô
khan cũng trở nên tươi tốt. Chẳng ai nên hiểu theo nghĩa đen từng chữ. Ngược lại,
chúng ta phải để ý đến những thực tại tâm linh mà những hình ảnh kia muốn gợi
lên. Ơn cứu độ sẽ tái tạo và tái sinh con người cũng như vạn vật. Con người
không còn các tật xấu, tức là nết xấu và tội lỗi nữa. Lòng họ chan chứa niềm
vui cứu độ, khiến chính Tin Mừng của Chúa sẽ sửa chữa, cải tạo mọi cái hư trước
đây ở nơi con người. Trong khi ấy vũ trụ vật chất cũng được chia sẻ và tham dự
đổi mới. Chỗ hoang vu cằn cỗi nhất ở nơi sa mạc cũng sẽ có nước phun và suối
khe chảy trong sạch.
Ysaia
là thi nhân, hơn nữa ông còn là phát ngôn viên của Thiên Chúa toàn năng. Lời
thơ của ông chỉ có khả năng gợi lên chứ chưa diễn tả hết được những công cuộc kỳ
diệu mà Ðấng Toàn Năng hứa sẽ làm cho lịch sử loài người. Chúng ta đang chứng
kiến những thay đổi lớn lao trong đời sống con người và trong vũ trụ này. Các
thay đổi này còn đẹp hơn biết bao nếu quả thực trong lòng mọi người đều chứa
chan niềm vui cứu độ. Những nét còn không hay nơi đời sống xã hội loài người hiện
nay không phải do tội lỗi còn sót lại đó sao? Nếu tất cả loài người đều tốt,
thì với trình độ và khả năng khoa học kỹ thuật hiện đại, thế giới này không phải
là một địa đàng sao?
Lời
Chúa hôm nay cho chúng ta thấy viễn tượng tốt đẹp ấy để kêu mọi người hãy đón
nhận ơn cứu độ vào lòng mình, hầu khi lòng đã chan chứa niềm vui cứu độ, đầu óc
và tay chân chúng ta sẽ sáng tạo và xây dựng nên một đời sống mới và một kỷ
nguyên mới, rất hạnh phúc và văn minh.
Tuy
nhiên chúng ta đừng tưởng có thể vươn tới tương lai đẹp đẽ ấy mà không tựa vào
Ðức Yêsu Kitô, Ðấng mà Thiên Chúa đã sai đến làm cứu thế cho loài người chúng
ta. Chúng ta hãy nhìn xem Người trong bài Tin Mừng hôm nay để biết đi vào đường
lối cứu độ của Thiên Chúa.
2.
Tân Ước Thi Hành Lời Hứa
Sách
Tin Mừng Marcô hôm nay kể bấy giờ Ðức Yêsu đang đi về phía biển hồ Galilêa, tức
là đang ở giữa đất dân ngoại. Người là hình ảnh về Hội Thánh luôn sống giữa
lương dân... Nhưng tại đây Người cũng chỉ thực hiện các lời hứa trong Cựu Ước.
Chính đám dân đi theo Người, nghe Người giảng dạy và thấy các việc Người làm,
cũng nhận ra Người là con người đến để thi hành các lời tiên tri.
Hôm
nay Người chữa lành một người điếc và câm. Marcô tả cách thức Người làm không
khác gì kiểu cách các lang y, hoặc pháp sư thời bấy giờ. Người đưa kẻ có tật ra
một chỗ kín để gợi lên vẻ huyền bí. Người chọc ngón tay vào lỗ tai nó để chữa
nó khỏi điếc. Rồi lại đụng tay vào lưỡi nó để nó khỏi câm. Nhất là khi giữa lại
nguyên vẹn từ "Ephphata", là thổ âm mà Ðức Yêsu vẫn dùng, Marcô muốn
làm tăng vẻ mầu nhiệm nơi độc giả của Người không còn nói thổ âm ấy nữa. Nhưng
dù có ý diễn tả Ðức Yêsu chữa lành các tật nguyền theo cung cách của các lang y
và pháp sư, Marcô vẫn muốn đề cao ý tưởng: đây là một phép lạ, một dấu hiệu làm
chứng Ðức Yêsu là Ðấng đang thực hiện các lời tiên tri nói chung và sách Ysaia
nói riêng. Vì thật ra lang y và pháp sư nào chữa được bệnh tật như vậy, và mau
lẹ dễ dàng như thế? Dân chúng đã thấy rõ đây là điềm lạ ứng nghiệm các lời tiên
tri, thì Marcô không cần phải nhấn mạnh đến khía cạnh kỳ diệu nữa. Ngược lại, nắm
chắc được điều ấy rồi , ông còn cố gắng diễn tả Ðức Yêsu như một người thường,
dùng kiểu cách của các lang y và pháp sư thường để làm những việc mà không ai
làm được.
Như
vậy tác giả muốn nói rằng: Ðức Yêsu bề ngoài là người như mọi người nhưng lại
có khả năng mà không ai đạt được, để chúng ta tin Người là Thiên Chúa giáng
sinh làm người. Và người ta phải tin như Người muốn; chứ đừng bắt chước người
Dothái chỉ muốn Ðấng Thiên Sai cứu thế phải "khác thường". Thế nên Ðức
Yêsu luôn muốn cấm họ nói đến các phép lạ Người làm, kẻo khi thấy Người trên thập
giá họ sẽ không chấp nhận nổi ý tưởng ơn cứu độ có thể thoát ra từ mầu nhiệm tử
nạn. Còn đối với tác giả Marcô thì không; người tin ơn cứu độ đến qua thập giá
Ðức Yêsu Kitô; nên trong bài Tin Mừng hôm nay, người đã mô tả thần lực của Ðức
Kitô đã thoát ra chữa lành các bệnh tật, tức là tội lỗi của loài người, qua
cung cách của một con người thường là Ðức Yêsu thành Nadarét, để chúng ta ngày
nay cũng tin ơn cứu độ đang đến với chúng ta qua Hội Thánh là một cơ quan cũng
rất thường ở trước mặt thế gian.
Chính
vì vậy mà chúng ta có thể đặt một liên hệ giữa tiếng "Ephphata" dùng
trong phép lạ này với cũng một tiếng đó dùng trong lễ nghi rửa tội của Hội
Thánh. Các bí tích mà Hội Thánh cử hành tiếp nối hành động của Ðức Yêsu cứu thế.
Người đã dùng tiếng Ephphata cứu chữa người ta thì Hội Thánh cũng dùng tiếng đó
để cứu vớt các linh hồn. Và Hội Thánh hàm ý rằng, người ta chỉ được cứu độ khi
mở tai lắng nghe Lời Chúa và để cho Lời ấy cất tiếng lên ở trong tâm hồn và đời
sống của người ta hầu ca tụng các quyền năng của Chúa.
Như
vậy phép lạ chữa lành người điếc và câm hôm nay có ý nghĩa bí tích hơn là chỉ
muốn thuật lại một hành vi của Chúa đã làm trong lịch sử. Người đã làm như thế
để nói rằng Người mang ơn cứu độ đến qua đường khiêm cung khó nghèo. Và người
ta chỉ đón nhận được khi biết mở tai đón nhận Lời Chúa để rồi phát biểu lại Lời
ấy trong đời sống của mình. Do đó, Ðức Yêsu đã thực hiện lời Ysaia vì đã chữa
lành người câm và điếc, nhưng khi hành động bề ngoài như vậy, Người đã muốn đem
đến ơn cứu độ chữa lành các linh hồn để xây dựng một kỷ nguyên mới mà sách
Ysaia đã mơ hồ cảm thấy. Tất cả chỉ còn tùy ở thái độ của loài người có chấp nhận
và thi hành Lời Chúa hay không. Và điều này, nhiều khi cũng khó như chúng ta có
thể thấy trong bài thư Yacôbê hôm nay.
3.
Chúng Ta Ðón Nhận Lời Chúa
Tác
giả không nói những điều đặc biệt... Sự kiện người kể rất hay xảy ra. Chúng ta
vẫn quen trọng của khinh người. Gặp người ăn mặc sang trọng, chúng ta lễ phép vồn
vã muốn được lòng, còn kẻ ăn mặc rách rưới, chúng ta không muốn để ý tới. Làm
như vậy, thánh Yacôbê nói, không còn đạo đức nữa. Ðã có tinh thần thế gian và
cư xử theo lề lối thế gian rồi. Người đạo đức thật và có tinh thần của Chúa,
ngược lại phải nhớ Người đã chọn những kẻ nghèo và làm cho họ nên giàu sang về
đức tin và ơn cứu độ. Chính chúng ta đã được như vậy, thì cớ sao nay lại ăn ở
theo quan điểm của thế gian.
Lời
thư Yacôbê quả thật rất cụ thể... Nó đòi chúng ta phải kiểm điểm lại đời sống...
Quan điểm chúng ta hiện nay là gì? Chúng ta muốn bản thân được giàu có hay muốn
cả xã hội được cứu độ? Chúng ta có cái nhìn của Ysaia muốn thấy một kỷ nguyên mới,
trong đó người vật đều vui tươi hồi sinh; hay chúng ta chỉ nghĩ cho bản thân được
dễ chịu? Và nếu chúng ta có cái nhìn của Ysaia, tức là cái nhìn cứu thế, thì
lúc đó chúng ta sẽ thấy thái độ và hành động của Ðức Yêsu là cụ thể. Quả thật,
Người đã sống như để muốn làm gương cho chúng ta. Không ai đòi cho chúng ta phải
làm được những kỳ công kiệt tác; nhưng với cung cách bình thường và dùng các
phương tiện vừa tầm tay, chúng ta phải có tinh thần mới để làm mọi việc. Ðó là
tinh thần do Lời Chúa đã rót vào tai và bây giờ phát biểu ra miệng lưỡi và hành
động của chúng ta để giúp người và cứu thế. Chính quan điểm đánh giá công việc
chúng ta làm. Kẻ có quan điểm ích kỷ chỉ làm ra những việc bủn xỉn. Người có
quan điểm xã hội sẽ góp phần xây dựng tương lai mới.
Ðể
giúp chúng ta lướt thắng các cám dỗ của khuynh hướng ích kỷ, giờ đây phụng vụ
đưa chúng ta vào cái nhìn của niềm tin công giáo và vào thánh lễ cứu độ. Chúng
ta tuyên xưng niềm tin phổ quát và vĩnh cửu; chúng ta tham dự mầu nhiệm Ðức
Kitô thiết lập giao ước mới, tức kỷ nguyên mới. Chúng ta phải có quan điểm mới
và nếp sống mới, mới có lòng đạo đức thật.
(Trích
dẫn từ tập sách Giải Nghĩa Lời Chúa
của
Ðức cố Giám Mục Bartôlômêô Nguyễn Sơn Lâm)
LỜI CHÚA MỖI NGÀY
Chủ
Nhật 23 Thường Niên, Năm
B
Bài
đọc:
Isa 35:4-7a; Jas 2:1-5; Mk 7:31-37.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Hãy để Thiên Chúa giải thoát chúng ta khỏi mọi bệnh tật hồn và
xác.
Con người bị bao vây bởi biết bao những nguy hiểm về phần hồn cũng như về phần
xác. Về phần hồn, những chước cám dỗ của ma quỉ và thế gian làm con người xa
lìa Thiên Chúa và sống theo những dục vọng của xác thịt. Về phần xác, con người
phải đương đầu với các thiên tai bên ngoài như hạn hán, bão lụt, núi lửa, sóng
gió, động đất, chiến tranh; thêm vào đó, các bệnh phần xác như mù, điếc, câm
què. Khi phải đương đầu với những nguy hiểm này, con người dễ rơi vào hai thái
độ:
(1) Từ chối Thiên Chúa: Tại sao một Thiên Chúa nhân lành lại để những đau khổ
như thế xảy ra cho con người? Nếu không tìm được câu trả lời thích đáng, họ sẽ
không tin Thiên Chúa; và tìm cách giải quyết theo cách thức trần gian.
(2) Nhận ra ý nghĩa của đau khổ trong cuộc đời: Thiên Chúa để đau khổ xảy ra
cho con người để họ nhận ra sự cần thiết của Thiên Chúa trong cuộc đời họ và biết
yêu thương tha nhân hơn. Tục ngữ Việt-nam có câu: "có đau mắt mới biết
thương người mù;" "có mù mới biết sự quí trọng của ánh sáng." Điều
này xảy ra cho Phaolô khi ông bị té ngựa trên đường đi Damacus. Sau đó ông mới
nhận ra sự mù lòa của mình và bắt đầu cuộc hành trình trở về với ánh sáng, và
tin vào Đức Kitô. Chỉ Thiên Chúa mới có uy quyền giải thoát con người khỏi mọi
nguy hiểm. Họ cần tin và chạy đến với Ngài để được chữa lành.
Các Bài Đọc hôm nay tập trung vào những nguy hiểm con người phải đương đầu với,
và cách thức để được chữa lành. Trong Bài Đọc I, tiên-tri Isaiah quả quyết với
dân Do-thái khi họ sống trong cảnh lưu đày: Thiên Chúa chúng ta có thể làm được
tất cả; vì thế, đừng sợ hãi và hãy trông cậy nơi Thiên Chúa, Ngài sẽ đến và chữa
lành tất cả. Trong Bài Đọc II, thánh Phaolô nêu lên hai tội phần hồn cần được
chữa trị là thành kiến và đối xử thiên vị. Đức Kitô là người giải phóng và chữa
lành con người khỏi hai bệnh phần hồn này. Trong Phúc Âm, khi người ta đem đến
cho Chúa Giêsu một người vừa câm vừa điếc để xin Chúa Giêsu đặt tay trên anh,
Ngài đã dẫn anh ta ra một nơi và chữa anh khỏi bệnh.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/
Bài đọc I:
Chính Người sẽ đến cứu anh em.
1.1/
Lời loan báo Chúa sẽ đến để giải phóng dân Ngài: Hoàn cảnh lịch sử đàng sau lời
loan báo này là cuộc lưu đày của dân Do-thái vào thế kỷ thứ 8 đến thế kỷ thứ 6
trước Công Nguyên. Sống trong nơi lưu đày, con cái Israel mất hết hy vọng: quê
hương, Đền Thờ, và niềm tin nơi Thiên Chúa. Tiên-tri Isaiah được Thiên Chúa cho
thấy trước ngày Thiên Chúa sẽ đến để cứu dân Người khỏi cảnh lưu đày, nên ông
loan báo tin mừng cho dân: "Hãy nói với những kẻ nhát gan: Can đảm lên, đừng
sợ! Thiên Chúa của anh em đây rồi; sắp tới ngày báo phục, ngày Thiên Chúa thưởng
công, phạt tội. Chính Người sẽ đến cứu anh em." Lời sấm
này có thể áp dụng trong hai giai đoạn:
(1) Thiên Chúa giải phóng dân và cho hồi hương để tái thiết xứ sở và xây dựng lại
Đền Thờ. Điều này xảy ra khi Cyrus, vua Ba-tư, phóng thích dân Do-thái, và cho
họ hồi hương, bắt đầu vào năm 487 BC.
(2) Chính Đấng Thiên Sai sẽ đến để chữa lành mọi bệnh tật hồn xác cho dân. Điều
này đã xảy ra khi Đức Kitô đến.
1.2/
Những gì sẽ xảy ra khi Thiên Chúa đến: Hình ảnh được mô tả ở đây gợi lại những gì khi Đức
Kitô đến: "Bấy giờ mắt người mù mở ra, tai người điếc nghe được. Bấy giờ kẻ
què sẽ nhảy nhót như nai, miệng lưỡi người câm sẽ reo hò." Và biến cố dân
xuất hành của dân Do-thái ra khỏi đất nô lệ Ai-cập: "Có nước vọt lên trong
sa mạc, khe suối tuôn ra giữa vùng đất hoang vu. Miền nóng bỏng biến thành ao hồ,
đất khô cằn có mạch nước trào ra."
Những điều này xảy ra trên cả hai bình diện: thể lý khi Chúa Giêsu chữa lành
các bệnh tật của thân xác như mù, què, câm, điếc; và tâm linh khi Ngài chữa
lành các bệnh tật của linh hồn như kiêu căng, ganh tị, và giả hình.
2/
Bài đọc II:
Anh em đã tin vào Đức Giêsu Kitô, thì đừng đối xử thiên tư.
2.1/
Không được có thành kiến với người nghèo và đối xử thiên tư với người giầu: Theo tiêu chuẩn của
thế gian, con người có khuynh hướng "tham phú, phụ bần;" nhưng đối với
các tín hữu thì không được như thế. Thánh Giacôbê khuyên các tín hữu:
"Thưa anh em, anh em đã tin vào Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta là Chúa vinh
quang, thì đừng đối xử thiên tư."
Ngài đưa ra một trường hợp thực tế: "Quả vậy, giả như có một người bước
vào nơi anh em hội họp, tay đeo nhẫn vàng, áo quần lộng lẫy, đồng thời có một
người nghèo khó, ăn mặc tồi tàn, cũng bước vào, mà anh em kính cẩn nhìn người
ăn mặc lộng lẫy và nói: "Xin mời ông ngồi vào chỗ danh dự này," còn với
người nghèo, anh em lại nói: "Đứng đó!" hoặc: "Ngồi dưới bệ chân
tôi đây!" thì anh em đã chẳng tỏ ra kỳ thị và trở thành những thẩm phán đầy
tà tâm đó sao?"
(1) Thành kiến: là những gì một người nghĩ về người khác mà không chịu suy xét
cẩn thận xem có đúng hay không. Ví dụ, khi nhìn một người ăn mặc tồi tàn, họ vội
kết luận là người đó nghèo; nhưng họ biết đâu có những người không muốn lệ thuộc
vào thời trang, họ muốn ăn mặc đơn giản, và để dành tiền làm những chuyện khác
hữu ích hơn. Hay khi các kinh-sư và biệt-phái đoán xét Chúa Giêsu, họ chỉ xét
Ngài về nguồn gốc và gia cảnh, mà bỏ qua bao nhiêu những lời dạy dỗ khôn ngoan
và uy quyền làm các phép lạ của Ngài. Thành kiến giam hãm họ trong cái nhìn thiển
cận, và ngăn cản không cho họ nhận ra và tin vào Đức Kitô.
(2) Đối xử thiên tư: Tin thế nào sẽ hành động như vậy. Vì chỉ biết đoán xét
theo cách thức bên ngoài; nên họ coi trọng người ăn mặc cách sang giầu và khinh
thường những người ăn mặc nghèo nàn. Thực tế nhiều lần chứng minh tai hại của
cách đoán xét bề ngoài; ví dụ, chọn lấy những người đẹp trai, giầu có, khỏe mạnh;
để rồi khi khám phá ra tính lưu manh và phản bội thì đã quá muộn màng. Ngược lại,
nhiều người tuy không có sự sang trọng bên ngoài, nhưng ẩn giấu một tâm hồn cao
thượng và nhân từ, lại trở thành những người chồng hay vợ đảm đang và mang lại
hạnh phúc cho gia đình.
2.2/
Thiên Chúa yêu thương kẻ khó nghèo: Để vạch ra cho các tín hữu biết sự sai lầm của những
đoán xét bề ngoài, thánh Giacôbê lặp lại mối phúc đầu tiên của Bát Phúc mà Đức
Kitô đã dạy: "Anh hãy nghe đây: nào Thiên Chúa đã chẳng chọn những kẻ
nghèo khó trước mặt người đời, để họ trở nên người giàu đức tin và thừa hưởng
vương quốc Người đã hứa cho những ai yêu mến Người hay sao?"
+ Người có tinh thần nghèo khó không đặt niềm trông cậy vào bất cứ ai hay vật
gì, nhưng chỉ biết trông cậy vào một mình Thiên Chúa mà thôi. Chính vì thái độ
tin tưởng tuyệt đối vào Thiên Chúa, họ được Ngài ban cho cả Nước Trời, mà tập hợp
của các tài sản thế gian cũng không thể nào so sánh nổi. Chúa Giêsu đã đề cập đến
điều này khi so sánh Nước Thiên Chúa như kho tàng giầu trong ruộng.
+ Chính Đức Kitô đã sống một cuộc đời khó nghèo trên dương thế: Ngài là Con
Thiên Chúa, có trong tay mọi sự trên trời dưới đất; thế mà Ngài lại tự nguyện
chọn sống khó nghèo: chọn sinh ra từ hai cha mẹ nghèo hèn, chọn nơi hang đá để
sinh ra, chọn chết trần trụi trên Thập Giá, và để người ta chôn cất trong phần
mộ không phải là của mình. Mục đích là để làm gương và cho chúng ta được trở
nên giầu có, khi được hưởng ơn cứu độ.
3/
Phúc Âm:
Đức Kitô làm việc gì cũng tốt đẹp cả.
3.1/
Chúa Giêsu làm trọn lời ngôn sứ Isaiah loan báo: Sau khi đã chữa lành con gái của
người đàn bà dân ngoại xứ Phoenecia khỏi quỉ ám vì niềm tin vững chắc của Bà,
Chúa Giêsu đi trở xuống biển hồ Galilee và vào miền Thập Tỉnh. Người ta đem một
người vừa điếc vừa ngọng đến với Đức Giêsu, và xin Người đặt tay trên anh.
Hai bệnh điếc và ngọng thường đi đôi với nhau. Để tránh cho anh khỏi bị xấu hổ
trước đám đông, Chúa Giêsu kéo riêng anh ta ra khỏi đám đông, đặt ngón tay vào
lỗ tai anh, và nhổ nước miếng mà bôi vào lưỡi anh. Rồi Người ngước mắt lên trời,
rên một tiếng và nói: "Epphatha," nghĩa là: Hãy mở ra! Lập tức tai
anh ta mở ra, lưỡi như hết bị buộc lại. Anh ta nói được rõ ràng.
Tiên tri Isaiah trong Bài Đọc I đã nói trước những gì sẽ xảy ra khi Đấng Thiên
Sai tới: "Bấy giờ mắt người mù mở ra, tai người điếc nghe được. Bấy giờ kẻ
què sẽ nhảy nhót như nai, miệng lưỡi người câm sẽ reo hò." Đọc Tin Mừng, tất
cả những điều này đã được làm nhiều lần bởi Chúa Giêsu. Ngoài ra, chính Chúa
Giêsu cũng nhắc lại những lời tiên tri Isaiah nói về Ngài khi Ngài về Nazareth
và giảng dạy trong hội đường (Lk 4:16-21).
3.2/
Chúa Giêsu không thích danh vọng và tiếng khen: "Đức Giêsu truyền bảo họ
không được kể chuyện đó với ai cả. Nhưng Người càng truyền bảo họ, họ lại càng
đồn ra. Họ hết sức kinh ngạc, và nói: "Ông ấy làm việc gì cũng tốt đẹp cả:
ông làm cho kẻ điếc nghe được, và kẻ câm nói được."
Thiên Chúa dựng nên con người và mọi sự đều rất tốt đẹp (Gen 1:31); nhưng tội lỗi
của con người đã làm đảo lộn các trật tự của thiên nhiên và gây ra biết bao điều
tai hại và sự chết. Nhưng Thiên Chúa đã có Kế Hoạch Cứu Độ cho con người qua Đức
Kitô. Ngài hiện diện cùng Thiên Chúa khi tạo dựng, và chính Ngài sẽ khôi phục lại
trật tự như ban đầu cho con người và cho vũ trụ, và sẽ trao lại vương quốc tốt
đẹp cho Thiên Chúa.
Ngược lại với con người luôn tìm cách phá hủy và tiêu diệt, Ba Ngôi Thiên Chúa
luôn tìm cách bảo vệ và chữa lành. Là những môn đệ của Đức Kitô, chúng ta có bổn
phận noi gương các Ngài để luôn bảo vệ sự sống, tìm mọi cách để chữa lành, và
tôn trọng những gì Thiên Chúa đã dựng nên.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
- Thiên Chúa quan tâm đến cuộc sống con người. Ngài không ngừng quan phòng mọi sự
cách khôn ngoan, nhất là đã gởi Đức Kitô đến để chữa trị mọi vết thương hồn xác
cho con người.
- Khi phải đương đầu với đau khổ trong thế gian, chúng ta đừng sợ hãi và ngã
lòng trông cậy; nhưng hãy tin tưởng vững vàng nơi Thiên Chúa.
- Chỉ có Đức Kitô, Con Thiên Chúa, mới có thể giải thoát con người khỏi mọi
nguy hiểm phần hồn cũng như phần xác. Không ai có thể thay thế vai trò của Ngài
trong Kế Hoạch Cứu Độ.
- Noi gương Đức Kitô, chúng ta cũng phải trở nên những người bảo vệ sự sống, và
chữa lành những vết thương phần hồn cũng như phần xác cho con người; nhất là giới
thiệu họ đến với Đức Kitô, để họ cũng tin vào Ngài và được chữa lành.
Lm. Anthony ĐINH MINH TIÊN, OP.
06/09/15 CHÚA NHẬT TUẦN 23 TN – B
Mc 7,31-37
NỀN TẢNG ĐỨC TIN
Đức Giê-su cấm họ không được kể chuyện đó với ai
cả. Nhưng Người càng cấm, họ càng đồn ra. (Mc 7,36)
Suy niệm: Rất nhiều lần sau khi chữa lành cho các bệnh nhân, Đức Giê-su luôn cấm
họ không được nói cho ai biết. Nhiều người sẽ đặt câu hỏi: tại sao? Lẽ ra một
việc tốt việc lành như vậy cần công bố cho mọi người biết để tin Ngài là Đấng
Mê-si-a chứ! Đáng tiếc là người đương thời luôn nghĩ đến hình ảnh một Đấng Cứu
Thế thế tục, chinh phục thế giới bằng vũ lực, thống trị con người bằng quyền lực,
chứ không phải là Đấng Cứu Thế phục vụ con người bằng sự khiêm tốn, yêu thương,
mà đỉnh cao của sự khiêm tốn phục vụ con người ấy lại là thập giá. Một lý do
khác là đức tin chân chính đặt nền tảng trên thế giá của chân lý được Lời Chúa
mạc khải, chứ không phải dựa vào phép lạ. Nếu chỉ dựa trên phép lạ để tin thì
đức tin đó không còn trong sáng nữa.
Mời
Bạn: Chúng ta rất dễ bị đám đông lôi cuốn, bị lèo lái
bởi tính thực dụng và óc hưởng thụ được khuyến khích bởi các phương tiện truyền
thông. Não trạng ấy ăn vào cả trong đời sống thiêng liêng: “hữu sự vái tứ
phương.” Bạn và tôi cần thanh luyện lời cầu xin khỏi óc vụ lợi và vật chất để
đức tin được trong sáng.
Chia
sẻ một lần
cảm nhận sâu xa sự hiện diện của Chúa trong cuộc đời, nhất là khi được Lời Chúa
đánh động tâm hồn bạn.
Sống
Lời Chúa: Bạn đang đọc “5 Phút cho Lời Chúa” mỗi ngày, hãy
duy trì thường xuyên thói quen tốt lành này.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, Chúa luôn yêu thương con, nhưng Chúa cũng nghiêm khắc để
con trưởng thành. Xin cho con luôn biết tin vào Chúa qua lời của Con Chúa để
lại, nhờ đó con luôn là người con thảo của Chúa. Amen.
Mc
7, 31- 37
Phúc
âm hôm nay trình bày cho chúng ta thấy Chúa Giêsu chữa bệnh cho một người vừa
câm vừa điếc. Câm là không nói được. Điếc là không nghe được. Như vậy, người vừa
câm vừa điếc thì không còn khả năng để sống chung với người khác, tự thân đã
khiến người bị tật khó hiểu thế giới bên ngoài, và thế giới bên ngoài cũng khó
hiểu đối với họ. Và người câm điếc sống trong gia đình nào, thì họ sẽ trở thành
gánh nặng cho gia đình đó. Do đó, hôm nay, Chúa Giêsu chữa lành một người câm
và điếc thể hiện lòng thương yêu mà Chúa dành cho người bị tật.
Khi
chữa lành người bị tật, Chúa Giêsu không chỉ nhắm đến sự chữa lành để bày tỏ
lòng yêu thương mà thôi chứng tỏ mình là Đấng Thiên Sai, quyền năng và tình yêu
của Thiên Chúa được biểu lộ, hay trong chính bài tường thuật hôm nay, từ ngữ mà
thánh Marcô sử dụng: "mở ra," "hết buộc lại," cho thấy Chúa
Giêsu không chỉ chữa lành những gì thuộc thể lý, nhưng Ngài còn chứng tỏ Ngài
có quyền cầm buộc và tháo cởi vận mạng đời đời của nhân loại.
Phép
lạ chữa lành này cho tôi nhận ra mình, dù mắt tôi vẫn xem thấy, tai tôi vẫn
nghe, lưỡi tôi rất bình thường nhưng tôi vẫn bị câm, bị điếc trước rất nhiều vấn
đề, rất nhiều lãnh vực. Có những thứ câm và điếc đáng sợ. Càng tệ hại hơn khi
chính tôi bịt tai, ngậm miệng để tự mình trở nên kẻ câm và điếc. Đó là nỗi câm
điếc của khi tôi không biết yêu mến, học hỏi và cố gắng sống Lời Chúa. Thiên
Chúa là viễn vong, chỉ có những gì cảm nhận bằng giác quan, những gì thuộc thế
giới thực nghiệm mới xác thực. Hay khi tôi câm điếc không biết yêu thương anh
em đồng loại, ngược lại chỉ sống ích kỷ cho riêng bản thân, làm mọi cách để tiến
thân trong cuộc đời, miên man trong sự ham hố tiền của, và danh vọng.
Vì
thế, nỗi câm điếc chính là thái độ cố tâm ở lỳ trong tội, cố tâm ở lỳ trong nỗi
chết của linh hồn. Do đó dù điếc câm thể xác, hay tinh thần đều có thể coi là bất
hạnh. Nhưng nỗi câm điếc của linh hồn không chỉ bất hạnh, mà còn gây nguy hiểm.
Cái câm, cái điếc ấy nguy hiểm vì nó cản lối tôi hướng về linh thánh, hướng về
Thiên Chúa, Đấng là cội là nguồn của tôi, cản lối hướng về ơn cứu độ mà Người rộng
ban cho tôi. Nguy hiểm vì lòng tôi thiếu ơn thánh, Thiên Chúa trở thành xa lạ,
linh hồn tôi nên chốn hoang tàn và là môi trường xấu làm phát sinh nhiều dịch bệnh:
cứng cỏi, kiêu căng, gian tham, ganh tị, ngông cuồng... Quả là nguy hiểm không
cùng, nhưng sự điếc câm của linh hồn không phải là vô phương chữa trị. Chỉ cần
chúng ta để lòng mình được mềm đi và đừng cứng cỏi nữa, ta sẽ dễ dàng nhận ra
con người thật của mình, biết bao gai góc cần gọt giũa; thói xấu cần chữa trị;
tư tưởng không lành mạnh, hành động sai quấy cần loại bỏ. Biết khiêm nhu để nhận
ra như thế là bước đầu tiên để từ đó, ta có thể phá bỏ dần tình trạng điếc câm
của linh hồn mình. Và chính khi biết mình như thế, ta sẽ để Chúa chạm đến bản
thân ta, chạm đến cuộc đời ta. Như vậy, có nhiều bức tường ngăn chặn làm
cho lỗ tai ta bị điếc. Có nhiều sợi dây trói buộc làm cho miệng của ta trở nên
câm nín.
Nhờ
bí tích rửa tội, chúng ta được Chúa Thánh Thần mở mắt, lưỡi để chúng ta có thê
sống hiệp thông với Thiên Chúa và tha nhân. Tuy nhiên, chúng ta cũng thường điếc
khi Chúa nói với chúng ta qua các biến cố hằng ngày. Do kiêu căng, ích kỷ, tôi
lỗi đã bịt tai, cột lưỡi chúng ta không cho chúng ta hiệp thông với Thiên Chúa
và tha nhân. Hôm nay, Đức Giêsu cũng đến nói với mỗi người chúng ta: "Hãy
mở ra!". Hãy mở tai ra để lắng nghe lời Chúa. Hãy mở tai ra để lắng nghe lời
tha nhân để san sẻ, giúp đỡ họ. Hãy phá đi bức tường định kiến. Hãy phá đi bức
tường ích kỷ. Hãy phá đi bức tường tâm hồn cứng cỏi để mở rộng tâm hồn đón nhận
Lời Chúa và đón nhận tha nhân.
Hãy
mở miệng ra để nói được những lời yêu thương với tha nhân và với Chúa. Hãy cắt
đứt sợi dây ích kỷ để ta quan tâm tới nhu cầu của mọi tha nhân, mạnh dạn nói những
lời sự thật, nói lên những lời tốt đẹp, những lời ca ngợi tình thương của Chúa.
Hãy đến với Chúa, thực tâm tôn thờ Chúa. Hãy cầu nguyện. Hãy vâng nghe Lời Chúa
dạy và mau mau thực hành Lời của Người trong suốt cuộc đời mình... Chắc chắn
khi ta đến với Chúa bằng một tấm lòng chân thành, Chúa sẽ chạm đến linh hồn ta,
Ngài sẽ biến đổi chúng ta và ta sẽ sớm lành mạnh. Chúng ta sẽ cảm nhận được những
điều kỳ diệu của Chúa "Ngài làm những điều tốt đẹp". Ngài chính là Đấng
Thiên Sai, Ngài đến để giải thoát và cứu chữa chúng nhân.
Lạy
Chúa Giêsu, xin hãy chữa bệnh điếc và bệnh câm trong tâm hồn mỗi người chúng
con, để chúng con biết sống yêu thương tha nhân bằng thái độ tích cực, biết rao
giảng Lời Chúa, biết lắng nghe nỗi thống khổ của anh chị em đồng loại và chân
thành đi đến với tha nhân bằng tình thương Chúa dành cho chúng con. Amen.
06
Tháng Chín
Không Mong Ðền Ðáp
Trên
đường đi hành hương đến La Mecque, thủ đô của Hồi Giáo, một tín đồ đã cải trang
thành một người hành khất.
Anh
gặp một người thợ hớt tóc đang săn sóc cho một người giàu có. Nhưng lạ lùng
thay, khi anh vừa mở miệng ra xin người thợ cắt tóc, cạo râu cho mình, thì người
thợ này liền bỏ người giàu ngồi đó và tức khắc đến phục vụ cho anh. Và đáng phục
hơn nữa là ngươòi thợ này đã không đòi hỏi bất cứ một thù lao nào, trái lại ông
còn cho anh ít tiền để hộ thân.
Cảm
động vì lòng tốt của người thợ hớt tóc, người tín đồ quyết định sẽ tặng cho ông
tất cả số tiền anh đã xin được trong ngày.
Và
ngày hôm đó, người tín đồ cải trang thành người ăn xin đã nhận được một túi
vàng do một người khách hành hương giàu có trao tặng. Như đã hứa với lòng mình,
người tín đồ quay trở lại tìm người thợ hớt tóc và trao tất cả gói vàng cho ông
ta.
Nhưng,
ngoài sự tưởng tượng của người tín đồ, người thợ hớt tóc vừa thấy cử chỉ của
người hành khất đã nghiêm sắc mặt nói: "Xin lỗi, ông cho mình là người đạo
đức ư? Ông không cảm thấy xấu hổ để trả công cho một nghĩa cử yêu thương
sao?".
Thì
ra, người thợ hớt tóc đã không cạo râu cho một người hành khất để được trả
công. Ông chỉ làm cử chỉ đó với tất cả yêu thương dành cho một người khốn khổ
và ông nghĩ rằng mình làm như thế để được đền đáp.
Ngạn
ngữ tiếng Latinh thường nói: tôi cho bạn, để bạn cho lại... Hoặc như người Việt
Nam chúng ta thường nói: có qua có lại mới toại lòng ta.
Người
ta dùng câu ngạn ngữ này để diễn tả những đòi hỏi công bằng giữa con người với
nhau. Tôi cho bạn để bạn cho lại. Tôi làm cho bạn để hy vọng bạn sẽ đền đáp lại...
Trên bình diện xã hội và nhân bản, ý thức được sự qua lại này đã là một điều
đáng kể trong các mối tương quan giữa người với người.
Tuy
nhiên, chúng ta không thể áp dụng một thứ công bình như thế vào mối tương quan
giữa chúng ta với Thiên Chúa.
Thiên
Chúa không thi ân giáng phúc để chúng ta biết ơn, hay đền đáp lại. Thiên Chúa
cũng không căn cứ trên tài năng của từng người để ban phát ân huệ của Ngài.
Thiên Chúa không dùng cán cân công lý thông thường của loài người. Công lý của
Ngài là công lý của tình thương. Người thợ của giờ thứ nhất không lãnh hơn người
thợ thứ hai vào giờ cuối cùng...
Nếu
Thiên Chúa không thi ân giáng phúc tùy theo công nghiệp và tài năng của con người,
thì con người cũng không thể nại đến công lao của mình để đòi hỏi một sự trả
công tương xứng... Sau một công lao vất vả, có lẽ chúng ta chỉ có thể thốt lên:
Lạy Chúa, chúng con chỉ là những người đầy tớ vô dụng.Lắm khi chúng ta vẫn còn
đeo đuổi sự công bằng cộng trừ nhân chia của chúng ta đối với Chúa. Tôi sẽ đọc
bao nhiêu kinh để xin được ân này, ơn nọ. Tôi sẽ làm bao nhiêu hy sinh để cầu
cho được một ơn đặc biệt... Lý luận như thế trong các việc lành phúc đức, chúng
ta dễ dàng rơi vào một thứ biệt phái mới nhằm đề cao công nghiệp riêng của
chúng ta mà quên rằng: tất cả những gì chúng ta có, tất cả những gì chúng đã và
sẽ lãnh nhận được đều xuất từ Tình Yêu vô vị lợi của Chúa.
Lẽ Sống
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét