24/10/2015
Thứ Bảy sau Chúa Nhật
29 Quanh Năm
Bài
Ðọc I: (Năm I) Rm 8, 1-11
"Thánh
Thần của Ðấng đã làm cho Ðức Giêsu Kitô từ cõi chết sống lại ở trong anh
em".
Trích
thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Rôma.
Anh
em thân mến, giờ đây không còn gì là án phạt dành cho những ai ở trong Ðức
Giêsu Kitô: vì những kẻ ấy không còn sống theo xác thịt. Bởi chưng lề luật của
Thánh Thần ban sự sống trong Ðức Giêsu Kitô, đã giải thoát tôi khỏi lề luật sự
tội và sự chết. Ðiều mà lề luật không thể làm được, vì bị xác thịt làm cho ra yếu
đi, thì Thiên Chúa sai Con của Người đến trong xác thịt giống như xác thịt tội
lỗi, và để phản đối sự tội, Người đã luận phạt tội lỗi, và phản đối sự tội, Người
đã luận phạt tội lỗi trong xác thịt, khiến cho ơn công chính của lề luật thành
tựu đầy đủ trong chúng ta, là những người không còn sống theo xác thịt, nhưng
theo tinh thần. Vì những ai sống theo xác thịt, thì tưởng ước những sự thuộc về
xác thịt: còn những ai sống theo tinh thần, thì tưởng ước những sự thuộc về
tinh thần. Mà tưởng ước của xác thịt là sự chết, còn tưởng ước của tâm thần là
sự sống và bình an. Vì chưng sự khôn ngoan của xác thịt là thù nghịch với Thiên
Chúa: bởi nó không tùng phục lề luật của Thiên Chúa: vả lại nó cũng không thể
tùng phục được. Những kẻ sống theo xác thịt, thì không thể đẹp lòng Chúa. Còn
anh em, anh em không sống theo xác thịt, nhưng sống theo tinh thần, nếu thật sự
Thánh Thần Chúa ở trong anh em. Nếu ai không có Thánh Thần của Ðức Kitô, thì kẻ
ấy không thuộc về Người. Nhưng nếu Ðức Kitô ở trong anh em, cho dù thân xác đã
chết vì tội, nhưng tinh thần vẫn sống vì đức công chính. Và nếu Thánh Thần của
Ðấng đã làm cho Ðức Giêsu Kitô từ cõi chết sống lại ở trong anh em, thì Ðấng đã
làm cho Ðức Giêsu Kitô từ cõi chết sống lại cũng cho xác phàm hay chết của anh
em được sống, nhờ Thánh Thần Người ngự trong anh em.
Ðó
là lời Chúa.
Ðáp
Ca: Tv 23, 1-2. 3-4ab. 5-6
Ðáp: Lạy Chúa, đó
là dòng dõi người tìm kiếm long nhan Chúa (c. 6).
Xướng:
1) Chúa là chủ trái đất và mọi vật làm sung mãn nó, chủ địa cầu và muôn loài cư
trú ở trong. Vì chính Người xây dựng nó trên biển cả, và Người giữ vững nó trên
chỗ nước nguồn. - Ðáp.
2)
Ai khá trèo lên cao sơn của Chúa, ai được đứng trong nơi thánh của Người? Người
tay vô tội và lòng thanh khiết, người không để lòng xu hướng bả phù hoa. - Ðáp.
3)
Người đó sẽ được Chúa chúc phúc cho, và được Thiên Chúa là Ðấng cứu độ ban ân
thưởng. Ðó là dòng dõi người tìm kiếm Chúa, người tìm long nhan Thiên Chúa nhà
Giacóp. - Ðáp.
Alleluia:
Tv 118, 18
Alleluia,
alleluia! - Lạy Chúa, xin mở rộng tầm con mắt của con, để quan chiêm những điều
kỳ diệu trong luật Chúa. - Alleluia.
Phúc
Âm: Lc 13, 1-9
"Nếu
các ngươi không ăn năn hối cải, thì tất cả các ngươi cũng sẽ bị huỷ diệt như vậy".
Tin
Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi
ấy, có những kẻ thuật lại cho Chúa Giêsu về việc quan Philatô giết mấy người
Galilê, làm cho máu họ hoà lẫn với máu các vật họ tế sinh. Người lên tiếng bảo:
"Các ngươi tưởng rằng mấy người xứ Galilê đó bị ngược đãi như vậy là những
người tội lỗi hơn tất cả những người khác ở xứ Galilê ư? Ta bảo các ngươi:
không phải thế. Nhưng nếu các ngươi không ăn năn hối cải, thì tất cả các ngươi
cũng sẽ bị huỷ diệt như vậy. Cũng như mười tám người bị tháp Silôe đổ xuống đè
chết, các ngươi tưởng họ tội lỗi hơn những người khác ở Giêrusalem ư? Ta bảo
các ngươi: không phải thế; nhưng nếu các ngươi không ăn năn hối cải, thì tất cả
các ngươi cũng sẽ bị huỷ diệt như vậy".
Người
còn nói với họ dụ ngôn này: "Có người trồng một cây vả trong vườn nho
mình. Ông đến tìm quả ở cây đó mà không thấy, ông liền bảo người làm vườn rằng:
Kìa, đã ba năm nay ta đến tìm quả cây vả này mà không thấy có. Anh hãy chặt nó
đi, còn để nó choán đất làm gì!" Nhưng anh ta đáp rằng: "Thưa ông,
xin để cho nó một năm nay nữa, tôi sẽ đào đất chung quanh và bón phân: may ra
nó có quả chăng, bằng không năm tới ông sẽ chặt nó đi".
Ðó
là lời Chúa.
Suy
Niệm:
Thay
Ðổi Cái Nhìn
Cùng
một biến cố, nhưng người ta có thể nhìn dưới nhiều góc cạnh khác nhau. Bệnh
AIDS (SIDA) chẳng hạn, các nhà Y học coi đó như một thách đố cho việc tìm tòi,
một số kỹ nghệ gia coi đó là dịp để tung ra các sản phẩm phòng ngừa, các nhà đạo
đức thì coi đó như là chiếc roi của Thiên Chúa trừng phạt nhân loại, còn người
có đức tin thực sự lại nhận ra ở đó khởi điểm của tình yêu của Thiên Chúa đối với
con người.
Chúa
Giêsu đã nhắc đến phản ứng rất thông thường của người Do thái và có lẽ cũng là
của nhiều Kitô hữu, đó là qui trách cho Thiên Chúa mọi sự trừng phạt. Khi
Philatô ra lệnh xử tử một số người Galilê nổi loạn, thì người Do thái cho rằng
những người này đáng bị trừng phạt vì là những kẻ tội lỗi. Khi tháp Silôê đổ xuống
làm một số người chết, người ta cũng bảo là họ bị Chúa phạt.
"Chúa
phạt", đó có thể là phản ứng của chúng ta khi đứng trước một tai họa cho
người khác. Chúng ta vừa gán cho Chúa một hình ảnh không mấy đúng đắn về công
bình, vừa vô tình kết án người khác mà quên đi thân phận yếu hèn của mình.
Chúa
Giêsu mời gọi chúng ta nhìn vào các biến cố với niềm tin tưởng vào tình yêu
Thiên Chúa. Dù con người tội lỗi đến đâu, Thiên Chúa vẫn luôn yêu thương, tha
thứ cho họ. Ý thức về tình yêu ấy, con người cũng được mời gọi hoán cải. Càng
nhận ra tình yêu Thiên Chúa, càng ý thức về thân phận yếu hèn của mình và càng
phải cảm thông và yêu thương người khác nhiều hơn. Sám hối trước tiên phải là
sám hối trong cái nhìn về Thiên Chúa nhân từ, đồng thời thay đổi cái nhìn đối với
người khác.
Ước
gì hoa trái của yêu thương, phó thác, tha thứ trổ bông trong tâm hồn và tràn ngập
trong ánh mắt chúng ta.
Veritas Asia
LỜI CHÚA MỖI NGÀY
Thứ
Bảy Tuần 29 TN,
Năm lẻ
Bài
đọc:
Rom 8:1-11; Lk 13:1-9.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Phải
biết sống thế nào để sinh ích lợi cho mình và cho tha nhân.
Làm
việc gì ai cũng muốn có kết quả tốt; nếu không, họ sẽ ngưng không làm nữa. Ví dụ,
nhà nông sẽ không trồng hay giữ lại những cây mà không đem lại lợi tức; người
thương gia sẽ không giữ những món hàng mà không có ai hay ít người mua; người
chủ sẽ không giữ để phải trả tiền lương cho những người thợ không mang lợi tức
về cho công ty. Trong lãnh vực tâm linh cũng thế, Thiên Chúa đòi con người phải
sinh lợi ích cho Ngài, cho tha nhân, và cho bản thân. Ngài sẽ cho con người nhiều
cơ hội để sinh lợi ích, nhưng sẽ lấy đi nếu con người không sinh ích lợi.
Các
Bài Đọc hôm nay tập trung trong câu hỏi con người phải biết sống thế nào để
sinh ích lợi cho mình và cho Nước của Thiên Chúa. Trong Bài Đọc I, thánh Phaolô
vạch ra hai lối sống hoàn toàn trái ngược nhau: một lối sống theo xác thịt sẽ
đưa con người dần dần đến cái chết và một lối sống theo Thánh Thần sẽ làm cho
con người sinh hoa trái và dẫn đến cuộc sống đời đời. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu
khuyên khán giả đừng lo việc xét đoán người khác để tìm ra lý do của đau khổ;
nhưng tốt hơn nên biết thường xuyên xét mình, để biết hoán cải và biết sinh lợi
ích cho mình và cho tha nhân.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/
Bài đọc I:
Hai lối sống theo xác thịt và theo Thánh Thần
Theo
thần học thân thể của Phaolô, con người không đứng riêng lẻ một mình, nhưng
trong sự liên hệ với Thiên Chúa và tha nhân. Như con người có liên hệ với Adam
trong tội nguyên tổ và sự chết, con người cũng có liên hệ với Đức Kitô trong ân
sủng và sự sống đời đời. Như hậu quả của tội làm cho con người phải chết như
Adam, hậu quả của ân sủng làm cho con người được sống lại với Đức Kitô.
1.1/
Lối sống theo xác thịt:
(1)
Từ ngữ xác thịt được xử dụng theo Phaolô: Phaolô dùng chữ xác thịt (sark)
để chỉ theo nghĩa đen là thân xác con người như việc cắt bì (Rom 2:28). Phaolô
cũng dùng để chỉ theo nghĩa bóng: sống theo xác thịt là sống theo tiêu chuẩn của
con người (Rom 7:5). Lối sống theo xác thịt không chỉ bao gồm tội ham muốn xác
thịt, nhưng còn mở rộng đến mọi tội khác như: thờ bụt thần, ghen tị, tranh chấp...
(Gal 5:19-21).
(2)
Hậu quả của lối sống theo xác thịt: Như đã thảo luận trong chương 7, con người
không có sức mạnh để chống lại tội lỗi; và hậu quả của tội là con người phải
lãnh nhận cái chết. Thánh Phaolô lặp lại điều này trong trình thuật hôm nay:
"Hướng đi của tính xác thịt là sự chết, Thật vậy, hướng đi của tính xác thịt
là sự phản nghịch cùng Thiên Chúa, vì tính xác thịt không phục tùng luật của
Thiên Chúa, mà cũng không thể phục tùng được."
1.2/
Lối sống theo Thánh Thần:
(1)
Từ ngữ Thánh Thần được xử dụng theo Phaolô: Theo truyền thống Do-thái, họ chỉ
có một chữ (pneuma) để chỉ gió, hơi thở, tinh thần và năng lực của con
người. Theo Phaolô, tinh thần này ám chỉ năng lực, đời sống thần linh, hay
Thánh Thần của Thiên Chúa. Khi con người sống theo Thánh Thần, con người vâng
theo theo sự dạy dỗ của Ba Ngôi Thiên Chúa.
(2)
Hậu quả của lối sống theo Thánh Thần: sẽ dẫn tới bình an và sự sống vì có sức mạnh
làm cho con người trở nên công chính. Phaolô xác tín: "Nếu Thánh Thần ngự
trong anh em, Thánh Thần của Đấng đã làm cho Đức Giêsu sống lại từ cõi chết,
thì Đấng đã làm cho Đức Giêsu sống lại từ cõi chết, cũng sẽ dùng Thánh Thần của
Người đang ngự trong anh em, mà làm cho thân xác của anh em được sự sống mới."
2/
Phúc Âm:
Nếu các ông không chịu sám hối, thì các ông cũng sẽ chết hết y như vậy.
2.1/
Con người phải năng xét mình để biết ăn năn xám hối: Đâu là sự liên quan
giữa đau khổ và tội lỗi? Có 2 cách nhìn: của thế gian và của Thiên Chúa. Theo
cách nhìn của thế gian: đau khổ phải chịu là do tội lỗi gây lên, “Ác giả ác
báo, tội càng lớn đau khổ càng nhiều.” Theo cách nhìn của Thiên Chúa: đau khổ
có thể không do tội lỗi. Chẳng hạn, có người hy sinh chịu đau khổ cho người
khác được sống (Chúa Giêsu), hay để vinh quang Thiên Chúa được tỏ hiện (ví dụ
ông Job hay người mù từ lúc mới sinh trong chương 9 của Tin Mừng Gioan). Chúa
Giêsu dẫn chứng 2 ví dụ:
(1)
Những người Galilê bị tổng trấn Philatô giết, khiến máu đổ ra hoà lẫn với máu tế
vật họ đang dâng. Chúa Giêsu hỏi khán giả: “Các ông tưởng mấy người Galilê này
phải chịu số phận đó vì họ tội lỗi hơn mọi người Galilê khác sao? Tôi nói cho
các ông biết: không phải thế đâu; nhưng nếu các ông không sám hối, thì các ông
cũng sẽ chết hết như vậy.” Truyền thống Do-thái tin những người này bị Philatô
giết chết vì họ chống lại việc Philatô lấy thuế của Đền Thờ để làm hệ thống nước
cho dân thành Jerusalem.
(2)
Mười tám người bị tháp Siloam đổ xuống đè chết. Chúa Giêsu cũng đặt câu hỏi cho
khán giả: “Các ông tưởng họ là những người mắc tội nặng hơn tất cả mọi người ở
thành Jerusalem sao? Tôi nói cho các ông biết: không phải thế đâu; nhưng nếu
các ông không chịu sám hối, thì các ông cũng sẽ chết hết y như vậy.”
Điều
quan trọng Chúa Giêsu muốn nhấn mạnh ở đây là thay vì tranh luận tìm ra sự liên
hệ giữa đau khổ và tội lỗi, con người nên nhìn vào chính mình để nhận ra tội và
ăn năn xám hối.
2.2/
Con người phải sinh hoa trái cho Thiên Chúa: “Người kia có một cây vả trồng
trong vườn nho mình. Bác ta ra cây tìm trái mà không thấy, nên bảo người làm vườn:
"Anh coi, đã ba năm nay tôi ra cây vả này tìm trái, mà không thấy. Vậy anh
chặt nó đi, để làm gì cho hại đất? Nhưng người làm vườn đáp: "Thưa ông,
xin cứ để nó lại năm nay nữa. Tôi sẽ vun xới chung quanh, và bón phân cho nó.
May ra sang năm nó có trái, nếu không thì ông sẽ chặt nó đi."”
(1)
Mọi người đều được Thiên Chúa cho cơ hội như cây vả để sinh hoa kết trái. Nếu
vây vả không sinh hoa kết trái, nó sẽ bị chặt để lấy chỗ cho cây khác để sinh lợi
cho con người hơn. Con người cũng thế, nếu không sinh lợi ích như Thiên Chúa muốn,
Ngài sẽ cất đi để cho người khác có cơ hội sinh lợi cho Ngài.
(2)
Thiên Chúa cho con người nhiều cơ hội; nhưng nếu con người không biết lợi dụng,
có thể là cơ hội cuối cùng. Thiên Chúa cũng kiên nhẫn chờ đợi để con người sinh
hoa kết quả; nhưng nếu con người vẫn không sinh trái, Ngài sẽ chặt đi và lấy chỗ
cho người khác để sinh trái cho Ngài.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
-
Chúng ta cần hiểu biết tường tận Kế Họach Cứu Độ của Thiên Chúa và vai trò của
mỗi người chúng ta trong Kế Họach này. Hãy làm trọn vai trò Ngài muốn chúng ta
làm.
-
Đừng ghen tị đòi làm những gì người khác làm, nhưng biết chu tòan ơn gọi Chúa
ban, để cùng với mọi người, đưa Kế Họach Cứu Độ của Thiên Chúa tới chỗ viên
mãn.
-
Đừng nhìn chung quanh để dò xét và kết án người khác, nhưng hãy tự xét mình để
xem mình đã sinh hoa kết trái tương xứng với những hồng ân Thiên Chúa đã ban
chưa?
Lm. Anthony ĐINH
MINH TIÊN, OP.
24/10/15 THỨ BẢY TUẦN
29 TN
Th. An-tôn Ma-ri-a Cla-rét, giám mục
Lc 13,1-9
Th. An-tôn Ma-ri-a Cla-rét, giám mục
Lc 13,1-9
Suy niệm: Cha
ông chúng ta vẫn khuyên dạy con cháu: “gieo gió gặt bão”,
“đời
cha ăn mặn, đời con khát nước”... Và trong Thánh Kinh, các
câu chuyện như lụt Hồng Thuỷ, thành Sô-đô-ma bị tàn phá,v.v… cũng thường được
giải thích theo quan niệm báo ứng ấy. Không lạ gì người Do Thái thời Chúa
Giê-su, cũng như chúng ta ngày nay, thích áp dụng nguyên tắc nhân quả “ác giả ác báo” nhưng là áp dụng cho người khác! Trước hai tai
hoạ xảy ra gây chết nhiều người, họ kết luận ngay rằng những nạn nhân“tội lỗi hơn mọi người khác” nên mới bị thảm hoạ như vậy. Đành rằng, nếu gieo gió thì có thể sẽ gặt bão, song Chúa Giê-su khuyên mỗi
người không nên hồ đồ xét đoán người khác, nhưng hãy xem các biến cố đó là cơ
hội giúp ta xét lại chính mình mà trở về với nẻo chính đường ngay. Vì chỉ Thiên
Chúa mới có quyền phán xét chung cuộc trên mọi người.
Mời Bạn: “Sám
hối” là từ thường gặp trong Thánh Kinh, nó được kêu gọi bởi Gio-an Tẩy Giả,
Chúa Giê-su, các tông đồ và hôm nay luôn được lặp lại nơi sứ điệp của Giáo Hội.
Bởi sám hối là động thái tiên quyết để đón nhận ơn cứu độ. Còn sống là còn cơ
hội để sám hối! Nếu không tận dụng tốt cơ hội Chúa ban thì Ngài sẽ cất đi như cây vả không chịu sinh trái (x. Lc 13,6-9).
Chia sẻ: Vì
sao chúng ta thích xét người hơn là xét mình?
Sống Lời Chúa: Nhớ
lại những lần mình đoán xét sai về người khác để quyết tâm từ bỏ tật xấu này.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, sám hối thật khó biết bao, bởi chúng con không đủ khiêm
tốn để nhận rằng mình lầm lỗi. Xin ban ơn giúp sức để chúng con vượt qua sự
kiêu căng tự phụ của mình.
Tìm
trái mà không thấy
Chúa vẫn muốn cho tôi tiếp tục sống trên đời. Mỗi
ngày sống là quà tặng của lòng thương xót. Còn sống là còn cơ hội để sinh trái,
để bày tỏ lòng sám hối ăn năn.
Suy niệm:
Trong bài Tin Mừng hôm nay,
Đức Giêsu cảnh báo hai lần (cc. 3, 5).
“Nếu các ông không sám hối,
thì các ông cũng sẽ chết hết như vậy.”
Đức Giêsu đi từ những chuyện
đau thương chết chóc
của một số người ở Galilê và
Giêrusalem,
để nhắc nhở người nghe ra
khỏi sự tự mãn của mình mà sám hối.
Dụ ngôn cây vả sẽ cho thấy
thế nào là sám hối theo cái nhìn của Ngài.
Đơn giản sám hối là sinh
trái.
Trái là điều ông chủ có ý
nhắm đến khi trồng cây vả giữa vườn nho.
Ông không trồng vả để lấy
củi hay bóng mát.
Cây vả có chỗ trong khu vườn
và cũng có chỗ trong tâm trí ông.
Ông có một người làm vườn.
Hẳn người này đã hết sức
chăm bón cho cây vả để nó sinh trái.
Ba năm trôi qua, cứ đến mùa
vả, ông chủ lại đến, tìm trái và không thấy.
Những hành vi này được lặp
lại như một điệp khúc mỗi năm (cc. 6-7).
Ông chủ đi từ hy vọng đến
thất vọng.
Cái háo hức khi lần đầu đến
cây tìm trái chẳng còn.
Ông đã kiên nhẫn, đã chờ,
không phải một năm, mà ba năm.
“Vậy anh chặt nó đi, để làm
gì cho hại đất” (c. 7).
Rõ ràng quyết định này không
do sự tàn ác hay nóng nảy.
Chặt đi khi chẳng còn gì để
hy vọng, khi chờ đợi đã mỏi mòn.
Cây vả đã lấy màu mỡ của đất
trồng nho, mà không sinh trái.
Nó không đáp ứng ước mơ tự
nhiên của ông chủ,
người đã cho nó hiện hữu ở
trong khu vườn này.
“Xin cứ để cho nó lại năm
nay nữa” (c. 8).
Lời xin của người làm vườn,
người đã chăm sóc cây vả từ nhiều năm.
Người ấy xin cho cây vả một
cơ hội,
cơ hội duy nhất và cuối cùng
để tránh cái chết chắc chắn.
“Tôi sẽ vun xới, bón phân.
May ra sang năm nó có trái…”
Cây vả cằn cỗi vẫn còn được
hy vọng, còn được chăm sóc.
Không thấy ông chủ phản đối,
chắc ông đồng ý chờ thêm một năm.
Cả ông chủ cũng nuôi lại
niềm hy vọng.
Cuối cùng cây vả cằn cỗi này
có ra trái không, có bị chặt không?
Dụ ngôn không cho ta câu trả
lời.
Vì câu trả lời nằm ở chính
tôi.
Tôi chính là cây vả ấy.
Tôi đã được trồng, được yêu,
được hy vọng, được chờ, được chăm bón.
Bao điều lớn nhỏ Chúa làm
cho đời tôi từ trước đến nay.
Hoa trái của cây vả đời tôi
có tương xứng với những gì Chúa ban không?
Tôi suy nghĩ về sự kiên nhẫn
của Chúa và cả sự thất vọng của Ngài nữa.
Chúa vẫn muốn cho tôi tiếp
tục sống trên đời.
Mỗi ngày sống là quà tặng
của lòng thương xót.
Còn sống là còn cơ hội để
sinh trái, để bày tỏ lòng sám hối ăn năn.
Dù sao câu kết của người làm
vườn tốt bụng vẫn là một đe dọa.
“Nếu không ông cứ chặt nó
đi!” (c. 9).
Cầu nguyện:
Như thánh Phaolô trên đường về Đamát,
xin cho con trở nên mù lòa
vì ánh sáng chói chang của Chúa,
để nhờ biết mình mù lòa mà con được sáng mắt.
Xin cho con đừng sợ ánh sáng của Chúa,
ánh sáng phá tan bóng tối trong con
và đòi buộc con phải hoán cải.
Xin cho con đừng cố chấp ở lại trong bóng tối
chỉ vì chút tự ái cỏn con.
Xin cho con khiêm tốn
để đón nhận những tia sáng nhỏ
mà Chúa vẫn gửi đến cho con mỗi ngày.
Cuối cùng, xin cho con hết lòng tìm kiếm Chân lý
để Chân lý cho con được tự do.
Lm Antôn Nguyễn Cao
Siêu, SJ
Hãy Nâng Tâm Hồn Lên
24
THÁNG MƯỜI
Xin
Cho Chúng Nên Một
Chiều
hôm trước khi vào cuộc Khổ Nạn, trong bữa Tiệc Ly với các môn đệ, Chúa Giêsu đã
cầu nguyện cho sự hiệp nhất của tất cả những ai tin vào Ngài. Ngài nói: “ Lạy
Cha, con không chỉ cầu xin cho những người này – tức các tông đồ- nhưng còn cho
những ai nhờ họ mà tin vào con, để tất cả nên một như Cha ở trong Con và Con ở
trong Cha, để họ cũng ở trong chúng ta” (Ga 17, 20-21).
Chúng
ta cùng hiệp thông trong lời cầu nguyện này với chính Chúa Kitô – vị Thượng tế
của Giao Ước Mới. Chúa Kitô hiến trao chính bản thân mình làm hy lễ. Ngài trao
hiến chính Thịt và Máu của Ngài. Ngài trao hiến cuộc sống và cái chết của Ngài.
Và với hy tế này, hy tế thánh thiện vô song, Ngài giao hòa thế giới với chính
Ngài. Đức Kitô chết trên Thập Giá để “quy tụ con cái Thiên Chúa đang tản mát khắp
nơi về một mối” (Ga 11,52).
Lời
nguyện hiến tế của Chúa Giêsu được thốt ra từ chính trọng tâm của hy tế này. Cả
lời cầu nguyện và cái chết hy tế của Ngài đều có cùng một mục đích là “Xin cho
chúng nên MỘT”.
-
suy tư 366 ngày của Đức Gioan Phaolô II -
Lm.
Lê Công Đức dịch từ nguyên tác
LIFT
UP YOUR HEARTS
Daily
Meditations by Pope John Paul II
Lời Chúa Trong Gia Đình
Ngày
24-10
Rm
8,1-11; Lc 13,1-9
SUY
NIỆM: “Cùng lúc ấy, có mấy người đến kể lại cho Đức Giêsu nghe chuyện những người
Galilê bị tổng trấn Philatô giết, khiến máu đổ ra hòa lẫn với máu tế vật họ
đang dâng” (Lc 13,1).
Trong
đời sống thường ngày, khi chúng ta chứng kiến một ai đó gặp một tai họa, chúng
ta liên tưởng đến một sự trừng phạt do một tội, một lỗi nào đó của người ấy.
Trong Tin Mừng này người ta cũng kể câu chuyện như thế cho Chúa Giêsu nghe. Đối
với Chúa Giêsu khi nghe, Ngài khẳng định “không phải thế đâu”. Đối với người
Kitô hữu, chúng ta cũng cần phải biết và nhìn thấy những tai họa xãy đến với
người chung quanh, để mà tỉnh thức, xét mình lại, sám hối ăn năn, bởi mọi sự
trong tương lai mình không thể biết sẽ như thế nào.
Mạnh
Phương
Gương Thánh Nhân
Ngày
24-10
Thánh
ANTÔN MARIA CLARET
Giám
mục - Tổ phụ dòng Trái tim vẹn sạch mẹ Maria (1807 - 1870)
"Tình
yêu Chúa Kitô thúc bách tôi"
Đó
là châm ngôn và chương trình đời sống thánh ANTÔN MARIA CLARET. Ngài sinh năm
1807 tại Sallent Bắc Tây Ban Nha, trong một gia đình khiêm tốn làm nghề dệt. Là
con thứ 5 trong 10 anh em, thánh nhân tỏ ra nhanh nhẹn thông minh có khiếu đối
với nghề nghiệp của cha anh và được gởi đi Barcelone trong một xưởng máy lớn.
Ban chiều, Ngài dự lớp học Pháp văn, nghiên cứu La văn và luyện nghề ấn loát,
không có gì Ngài xao lãng cả. Ơn gọi đi tu sống sâu trong đáy lòng Ngài, kèm
theo mọi hành động và sắp trở thành mạnh mẽ nhất: cuối cùng Ngài đã bước qua cổng
chủng viện ở Vich năm 1829.
Trước
tâm hồn phong phú của thánh nhân, Đức cha Corcue ra đã rút ngắn chương trình thần
hoc. Ngài thụ phong linh mục 6 năm sau và cử hành thánh lễ đầu tiên tại giáo xứ
Ngài đã được rửa tội. Được cử làm cha sở, Ngài đã thánh hóa địa hạt của mình.
Nhưng việc tông đồ của Ngài cần một điạ hạt rộng lớn hơn. Ngài đi Roma, muốn
gia nhập dòng Tên nhưng một vết thương ở chân buộc Ngài từ bỏ ý định trở về Tây
Ban Nha. Bản chất nóng nảy của Ngài tỏ lộ những ân huệ siêu nhiên mới, tài hùng
biện thánh của Ngài tăng bội số những cuộc trở lại, chủ đề được ưa chuông của
Ngài là: đường thẳng và chắc để về trời" và ngày càng thêm nhiều người dấn
thân vào đường hẹp sỏi đá mở ra ánh sáng. Đức Trinh Nữ hình như hiện diện khi
Ngài trình bày các bổn phận của bậc sống nhạt nhẽo nhưng có nét đẹp ẩn giấu trước
mặt Chúa, các từ bỏ liên tiếp... Ngài đã đi giảng như vậy qua một tỉnh với hành
trang gồm có cuốn sách Thánh Kinh và sách nguyện gói trong khăn, Ngài từ chối tất
cả tiền bạc, ngủ dưới vòm trời, giải tội ngày đêm và dâng lễ khi ánh sao cuối
cùng vừa lặn. Ngài đã đặt tay chữa bệnh, chiêm ngắm các cuộc hiện ra.
Antôn
rất gần gũi tự do đến nỗi đã gây nên những ghen tương, những lời chế nhạo ngắt
ngang bài giảng của Ngài. Mạng sống bị đe dọa, Ngài phải giã từ quê hương thân
yêu để rồi chỉ trở lại 15 năm sau để được đề cử và tấn phong Tổng giám mục
Santiago, Cuba, tại nhà thờ chính toà Vich, Ngài đã dùng khoảng thời gian giao
thời này để Phúc âm hoá các đảo Camari và đặt nền móng tu hội thừa sai Trái tim
vẹn sạch Đức Mẹ, Ngài nỗ lực dưới mọi hình thức để cứu vớt các linh hồn. Đây là
lúc Ngài thêm danh hiệu MARIA vào tên mình.
Vị
tổng giám mục truyền giáo cập bến, Ngài sắp gặp thấy một giáo xứ đầy thương tâm
gồm một ít linh mục thiếu học nghèo túng, Ngài thiết lập một nhóm học hiểu biết
và tiếp tục vai trò người bao bọc vì Chúa Kitô, Ngài mất 6 năm để rảo qua các
điạ phận mênh mông của mình, những con số sau đây nói lên hoạt động của Ngài:
11.000 bài giảng, 120.000 lễ Thêm sức, 40.000 phép rửa tội, 12.000 lễ hôn phối.
Còn mệt nhọc hơn cả những khó khăn trên đường, thánh nhân hòa mình với các bệnh
nhân ngã gục vì dịch tả. Các chủ nhân buôn bán nô lệ tố cáo Ngài đã xúi giục
các người bị tàn phá nổi loạn. Mười lăm lần Ngài đã thoát chết. Ngài mơ lập một
trường nông nghiệp nhưng gặp những chống đối mạnh mẽ.
Theo
lời thỉnh cầu của hoàng hậu Isabelle II, đức giáo hoàng đã cử thánh Antôn Maria
làm tuyên úy cho bà. Ngài nhận lời sau nhiều do dự, với điều kiện là sẽ đứng ra
ngoài mọi chuyện chính trị và không sống trong hoàng cung. Từ Maddrid, Ngài tiếp
tục cai quản Cuba. Nhưng sự ghen tương không dứt. Sự vu khống đã đưa đến chỗ
các kẻ thù ký tên khả kính của Ngài dưới những danh sách bần tiện, trong khi
chính Ngài đã là tác giả xây dựng của 150 pho sách hay những tập rời. Cuộc cách
mạng đã xua đuổi hoàng hậu tới Pan, rồi Paris là nơi cha giải tội đã theo bà và
lo lắng cho thuộc điạ Tây ban Nha và vẫn theo đuổi phát triển của tu hội truyền
giáo, Ngài dự cộng đồng bàn về giáo thuyết bất khả ngộ của tòa thánh. Sự ghen
ghét của những thù địch người Tây ban Nha theo đuổi Ngài mãi. Thánh nhân một thời
rút lui về một trong những nhà dòng của Ngài ở Prades, rồi ở L'Audes, nơi các
thày dòng Xitô ở Phontfroide là nơi không hề phàn nàn kêu trách năm 1870.
Antôn
Maria Claret vị thánh rất tân thời đã tỏ ra là nhà tiên phong với nhà sách đạo
của Ngài. Trước khi có các tu hội triều ngày nay, Ngài đã sáng nghĩ ra
"các nữ tu tại gia" là học giả uyên bác, Ngài đã xếp các văn sĩ có
giá trị, các nghệ sĩ công giáo vào "hàn lâm viện thánh Micae".
(daminhvn.net)
24
Tháng Mười
Ngày Liên Hiệp Quốc
Vào
năm 1945, ba quốc gia gây chiến Ðức, Italia, Nhật mang bộ mặt tan tác tả tơi của
những nước bại trận. Ða số những thành phố lớn tại Ðức, cũng như hai thành phố
Hiroshima và Nagasaki tại Nhật chỉ còn là những đống gạch vụn, những thành phố
chết.
Hình
ảnh của thế giới, nhất là tại các quốc gia bị chiến tranh tàn phá trong những
năm "39-45" có lẽ không khác gì bộ mặt của trái đất sau trận lụt Ðại
Hồng Thủy, khi trận lụt vĩ đại gây ra do những trận mưa lũ kéo dài 40 ngày đêm
đã giết hại mọi sinh vật, như tác giả sách Khởi Nguyên viết: "Mọi loài xác
thịt động đậy trên đất đều tắt thở: chim chóc, thú vật, mãnh thú... tất cả các
vật trên cạn đều bị xóa sạch trên mặt đất từ người cho đến xúc vật, côn trùng
và chim trời...".
Từ
đống tro tàn của thế chiến thứ hai, một ý nghĩa đã được manh nha và Liên Hiệp
Quốc đã thành hình với mục đích bảo vệ an ninh và xây dựng hòa bình. Vì như một
chính trị gia đã phát biểu: "Nếu con người không hủy diệt chiến tranh, chiến
tranh sẽ hủy diệt con người".
Nhưng
từ ngày tổ chức Liên Hiệp Quốc được thành lập vào năm 1945 đến nay không biết
bao nhiêu cuộc chiến song phương cũng như nội bộ đã xảy ra. Những bàn tay con
người vẫn được dùng để giơ gươm, để lảy cò, để bấm nút nhữntg khí giới giết người.
Vì thế súng vẫn nhả đạn và máu tươi vẫn tuôn rơi, lòng đất mẹ vẫn thấm máu con
người.
Ngày
24 tháng 10 hằng năm, bao nhiêu lá cờ của mọi quốc gia đã được trưng lên trong
những buổi lễ kỷ niệm ngày Liên Hiệp Quốc được thành lập, bao nhiêu sinh hoạt
đã được tổ chức để nhắc nhở con người, không phân biệt màu da, tiếng nói, không
phân biệt tín ngưỡng hay quan niệm về thể chế chính trị, ý nghĩa của tổ chức
mang mục đích bảo vệ an ninh và xây dựng hòa bình.
Nhưng
thiết nghĩ, hòa bình thế giới không thể được thiết lập nếu lòng người chưa đạt
được sự an bình, vì nếu những tâm tình ganh ghét, ghen tuông, nghi kỵ, nếu những
tư tưởng lợi dụng, đàn áp, bóc lột vẫn còn âm ỉ cháy trong lòng chúng ta, thì
ngọn lửa chiến tranh vẫn còn có thể bùng cháy bất cứ lúc nào.
Lẽ Sống
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét