Bao
nhiêu và như thế nào
“Tham
lam là một hình thức tôn thờ ngẫu tượng. Nó làm suy giảm khả năng chia sẻ và
trao ban của con người với tha nhân. Đức Giêsu không kết án sự giàu có nhưng nếu
quá gắn bó với của cải sẽ gây ra những chia rẽ trong gia đình và là nguyên nhân
làm phát sinh chiến tranh.” Mối liên hệ phức tạp này giữa con người và của cải
chính điều mà Đức Thánh Cha Phanxicô muốn truyền tải tới mọi người đang hiện diện
trong thánh lễ ngày 19-10, tại nhà nguyện thánh Marta.
Khi
suy niệm về những bài đọc trong thánh lễ, Đức Thánh Cha nói: “Việc quá gắn bó với
sự giàu sang, tiền của cũng giống như thờ ngẫu tượng. Không ai có thể làm tôi
hai chủ. Hoặc là phục vụ Thiên Chúa hoặc là làm tôi tớ cho tiền của. Chúng ta cần
biết rằng Chúa Giêsu không hề lên án của cải chỉ vì của cải. Nhưng Ngài khuyến
cáo chúng ta trước thái độ đặt sự an toàn của bản thân vào tiền của và biến tôn
giáo thành một thứ ‘công ty bảo hiểm’. Tức là, một mặt ta chỉ lo tìm kiếm tiền
bạc để bảo đảm an toàn cho cuộc sống, nhưng mặt khác ta chạy đến với tôn giáo để
khỏi phải sa hỏa ngục. Điều này là không thể được.
Thêm
vào đó, việc gắn bó với của cải gây ra chia rẽ. Bài Tin Mừng hôm nay cho thấy
hai anh em ruột thịt đã tranh cãi với nhau về việc chia gia tài. Đây cũng chính
là điều vẫn thường xảy ra trong xã hội ngày hôm nay. Thử nghĩ xem chúng ta đã gặp
biết bao gia đình: Họ cãi vã, tranh chấp, thậm chí ghét bỏ và không thèm nhìn mặt
nhau chỉ vì gia tài, của cải. Điều ấy cho thấy rằng tình yêu trong gia đình
không còn quan trọng nữa. Tình yêu của con cái đối với cha mẹ, của anh chị em đối
với nhau và của cha mẹ dành cho con cái không còn quan trọng bằng sức mạnh của
đồng tiền. Đây là một sự hủy hoại. Tất cả chúng ta, ít là một lần trong đời, đã
bắt gặp những gia đình rơi vào thảm trạng bi thương như thế.
Sự
tham lam của cải còn dẫn đến chiến tranh. Người ta thường bắt đầu với một lý tưởng
cao đẹp, nhưng đằng sau lý tưởng ấy lại là tiền bạc: tiền của những kẻ buôn bán
vũ khí, tiền của những kẻ thu lợi nhuận từ chiến tranh. Bởi vậy, Đức Giêsu đã
nói rất rõ ràng: ‘Anh em phải coi chừng, phải giữ mình khỏi mọi sự tham lam.’
Tham lam thực sự rất nguy hiểm. Không phải vì dư giả mà mạng sống con người được
bảo đảm nhờ của cải đâu. Tiền của chỉ mang đến cho chúng ta một sự bảo đảm tạm
bợ. Nếu chúng ta vừa đi đến nhà thờ để đọc kinh, cầu nguyện vừa mang trong mình
một con tim quá gắn bó với của cải; chắc chắn, chúng ta sẽ không có một kết cục
tốt đẹp.”
Quay
trở lại câu chuyện dụ ngôn trong bài Tin Mừng, Đức Thánh Cha mô tả hình ảnh của
một người phú hộ giàu có: “Ông phú hộ là người rất giỏi làm ăn, kiếm tiền. Ông
biết cách làm sao để ruộng nương sinh nhiều hoa lợi. Những kho lẫm của ông được
tích trữ đầy ứ hoa mầu và của cải. Thay vì suy nghĩ: ‘À, hoa màu nhiều như vậy,
ta nên chia sẻ chúng với những người làm công cho ta. Nhờ vậy, họ có thêm chút
thu nhập để chăm lo cho gia đình của họ’. Nhưng ông lại tự nhủ: ‘Mình phải làm
gì đây? Vì còn chỗ đâu để tích trữ hoa mầu! À, mình sẽ làm thế này: phá những
cái kho kia đi, xây những cái lớn hơn, rồi tích trữ tất cả thóc lúa và của cải
mình vào đó.’ Chúng ta nhận thấy rằng, luôn luôn có chữ ‘hơn’. Thật vậy, sự gắn
bó với của cải chẳng bao giờ có giới hạn. Một khi đã gắn bó với của cải; mặc dù
đã có dư thừa rồi, chúng ta lại cứ muốn hơn nữa, hơn nữa và hơn nữa. Thế nên, của
cải chính là chúa tể của những ai có lòng gắn bó với giàu sang, tiền bạc.
Đức
Giêsu đã mời gọi mỗi người chúng ta phải coi chừng, phải giữ mình khỏi mọi thứ
tham lam. Và, thật ngạc nhiên khi Ngài giới thiệu cho chúng ta con đường cứu độ
chính là con đường của Tám mối Phúc. Mối Phúc đầu tiên: ‘Phúc thay ai có tâm hồn
nghèo khó, vì Nước Trời là của họ’. Điều này có nghĩa là đừng để lòng mình gắn
bó với của cải vật chất. Nếu có nhiều của cải, ta hãy biến chúng thành phương
tiện để phục vụ người khác, để chia sẻ và để đến với tha nhân.”
Đức
Thánh Cha nói thêm: “Có người sẽ hỏi rằng: ‘Vậy bây giờ chúng con phải làm gì?
Đâu là dấu chỉ cho biết chúng con không tôn thờ ngẫu tượng, không bị gắn bó với
của cải vật chất?’ Câu trả lời rất đơn giản và ở ngay trong Tin Mừng. Thật vậy,
ngay từ hồi Giáo Hội sơ khai đã có dấu chỉ này, đó là hãy làm việc bố thí. Như
thế, dấu chỉ cho biết chúng ta không ‘tôn thờ ngẫu tượng’ là khi chúng ta biết
bố thí, biết chia sẻ với những người đang túng thiếu. Không phải chỉ sẻ chia những
của dư thừa mà còn tất cả những gì khiến chúng ta phải trả ‘một cái giá thật đắt’.
Tức là chia sẻ cả những gì đang rất cần thiết đối với chúng ta. Đó là một dấu
chỉ hết sức đẹp. Dấu chỉ ấy có nghĩa là: Tình yêu của Thiên Chúa vĩ đại hơn việc
gắn bó với của cải vật chất.”
Và
để đúc kết, Đức Thánh Cha nói: “Có ba câu hỏi chúng ta cần phải tra vấn mình.
Câu hỏi trước hết: Tôi có dám sẻ chia không? Câu hỏi thứ hai: Tôi chia sẻ bao
nhiêu? Và câu hỏi thứ ba: Tôi chia sẻ như thế nào? Giống như Đức Giêsu, tôi sẻ
chia cho người khác bằng lòng quan tâm và tình yêu mến hay tôi chỉ thực hiện hành
vi ấy giống như một người làm công ăn lương? Khi giúp đỡ người khác, tôi có
nhìn vào đôi mắt của họ? Tôi có dám tiếp chạm vào đôi tay của họ không? Họ
chính là thân xác của Đức Kitô, là anh em của tôi, là chị em của tôi. Trong giờ
khắc tuyệt vời của sự sẻ chia chân thành, chúng ta thực sự được trở nên giống
Thiên Chúa Cha, Đấng chẳng hề bỏ rơi và luôn ban phát của ăn nuôi dưỡng chim trời.
Đấy chính là tình yêu trao ban của Thiên Chúa.”
Cuối
cùng, Đức Thánh Cha kết luận: “Chúng ta hãy nài xin Thiên Chúa giải thoát chúng
ta khỏi sự tôn thờ ngẫu tượng; đó chính là lòng gắn bó với tiền tài, của cải.
Chúng ta cũng xin ơn để biết chiêm ngắm Thiên Chúa, Đấng rất mực giàu có nơi
con tim, trong sự quảng đại và trong tình xót thương. Chúng ta xin ơn để biết
giúp đỡ tha nhân bằng việc thực hành bố thí như chính Chúa đã làm. Nhưng có người
sẽ nói: ‘Thưa cha, khi Thiên Chúa trao ban cho chúng ta, Ngài chẳng mất mát gì
cả...’. Thực ra, Đức Giêsu Kitô, Đấng có địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, đã
ban tặng cho chúng ta tất cả. Ngài đã tự hạ mình xuống, đã hủy mình đi để trao
cho chúng ta trọn vẹn con người của Ngài” (SD 19-10-2015).
Vũ
Đức Anh Phương
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét