Thượng Hội Đồng, các Nhóm Nhỏ kết thúc việc xem xét Tài Liệu Làm
Việc
Vũ Văn An10/23/2015
Vũ Văn An10/23/2015
Vào hôm thứ Hai và thứ Ba tuần này, các nghị phụ Thượng Hội Đồng
đả khảo sát xong phần III của Tài Liệu Làm Việc tức phần nói tới các tình huống
bất hợp lệ, việc cho phép người ly dị tái hôn rước lễ, việc chăm sóc mục vụ những
người đồng tính, và việc làm cha mẹ có trách nhiệm.
Các nhóm làm việc đã phân tích các nhu cầu đặc biệt của các gia đình trong các tình huống bất hợp lệ hay khó khăn, thừa nhận như nhóm C nói tiếng Anh của Đức Tổng Giám Mục Mark Coleridge, rằng “những người sống chung thuộc một tình huống khác với những người ly dị và tái hôn dân sự. Chúng tôi cũng đồng ý rằng dù hiện rất phổ biến trong nhiều nền văn hóa, nhưng không thể coi nó tốt ngay trong nó được. Chúng tôi sẵn sàng thừa nhận rằng nó có thể tốt trong mối liên hệ của những người sống chung hơn là trong việc sống chung theo nghĩa gần như định chế”.
Nhóm nói tiếng Pháp mà Đức Cha Laurent Ulrich làm đại diện nhận định: “Chúng tôi biết có những gia đình cảm thấy họ không hề là các gia đình lý tưởng, nhiều gia đình khác, ít nhiều, còn không dám nghĩ loại gia đình này được dành cho họ. Các gia đình bị chia ly, các gia đình hỗn hợp, các gia đình có cha hay mẹ đơn lẻ, các gia đình không kết hôn, thậm chí các gia đình chỉ có tính dân sự; chúng tôi không thể bác bỏ họ, và chúng tôi không muốn nghĩ con đường họ đang đi không dẫn họ tới Thiên Chúa, Đấng yêu thương và lôi cuốn mọi người về với Người. Chúng tôi tin rằng nơi họ, chúng tôi thấy Thần Khí của Chúa, Đấng linh hứng phần lớn tác phong của họ trong cuộc đời, và điều này vẫn không làm chúng tôi sao lãng các gia đình Kitô Hữu mà chúng tôi đang nâng đỡ và khuyến khích”.
Liên quan tới những người ly dị và tái hôn dân sự, có một sự thỏa thuận tổng quát về việc cần cung cấp sự đồng hành mục vụ hữu hiệu hơn đối với những người này, và nhất là đối với con cái họ, vốn là những người có quyền được như thế. Tuy nhiên, một số nhóm bầy tỏ sự bối rối đối với điều Tài Liệu Làm Việc gọi là “con đường thống hối”. Nhóm nói tiếng Tây Ban Nha do Đức Tổng Giám Mục Baltazar Einrique Porras Cardozo đại diện thì nhận định rằng: “gọi cuộc hành trình của những người ly dị và tái hôn là ‘con đường thống hối’ là điều không rõ ràng. Có lẽ tốt hơn nên nói tới các lộ trình hòa giải, vì có một số tình huống... không thể nào đặt vào con đường thống hối mà lại thiếu khả thể vượt qua lộ trình này”.
Nhóm nói tiếng Tây Ban Nha mà Đức Hồng Y Jose Luis Lacunza Maestrojuan, O.A.R. làm tường trình viên đặt câu hỏi: “Về vấn đề gần gũi, hình như mọi người chúng ta đều nhất trí, nhưng điều gì sẽ xẩy ra khi ta xem xét việc lui tới các bí tích? Đã đành, ta cần khởi diễn một hành động đầy đại lượng nhằm loại bỏ nhiều trở ngại khỏi đường lối hiện nay để các tín hữu ly dị và tái hôn có thể tham dự rộng rãi hơn vào đời sống Giáo Hội: hiện thời, họ không thể làm cha mẹ đỡ đầu, không thể làm giáo lý viên, và không được dạy về tôn giáo… Ta phải chứng tỏ rằng ta đang lắng nghe tiếng kêu của nhiều người đang đau khổ và đang kêu gọi để được tham dự vào đời sống Giáo Hội càng trọn vẹn càng hay”.
Nhóm nói tiếng Ý mà Đức Hồng Y Maurizio Piacenza đại diện thì nhận xét rằng “Liên quan tới kỷ luật đối với những người ly dị tái hôn, hiện bây giờ, không thể thiết lập được các tiêu chuẩn tổng quát bao trùm mọi trường hợp, vì chúng rất đa dạng. Có những tín hữu ly dị và tái hôn luôn chăm chú bước theo con đường Tin Mừng, làm chứng tá có ý nghĩa cho lòng bác ái. Đồng thời, không thể chối cãi rằng trong một số hoàn cảnh, có những nhân tố hạn chế việc có thể hành động cách khác. Thành thử, việc phán đoán đối với tình huống khách quan không thể bị giả định trong việc phán đoán đối với việc qui tội chủ quan. Do đó, các giới hạn và điều kiện cần được biện phân, nhất là về phần các vị giám mục; việc biện phân này phải chníh xác và biết tôn trọng tính phức tạp của các tình huống này”.
Nhóm A nói tiếng Anh mà Đức Tổng Giám Mục Joseph Edward Kurtz làm tường trình viên nhận định rằng “thực hành mục vụ liên quan tới việc cho phép những người ly dị và tái hôn dân sự lãnh nhận Bí Tích Thánh Thể không thể trao cho các hội đồng giám mục riêng rẽ được. Làm thế có nguy cơ gây hại tới tính hợp nhất của Giáo Hội Công Giáo, tới cái hiểu về trật tự bí tích của Giáo Hội, và chứng tá hữu hình của đời sống tín hữu”.
Nhóm nói tiếng Anh mà Đức Tổng Giám Mục Diarmuid Martin làm đại diện yêu cầu rằng “vì tư liệu phong phú phát sinh từ diễn trình Thượng Hội Đồng này, xin Đức Thánh Cha xem xét việc thiết lập, trong Năm Thánh Thương Xót, một ủy ban đặc biệt để nghiên cứu sâu xa các phương cách qua đó, kỷ luật vốn phát xuất từ tính bất khả tiêu hôn nhân của Giáo Hội có thể áp dụng cho tình huống những người sống trong các cuộc kết hợp bất hợp lệ, kể cả các tình huống phát sinh từ tập tục đa hôn”.
Vấn đề này vốn được nhắc tới nhiều trong tông huấn “Familiaris consortio” của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.
Điều kiện của các người đồng tính luyến ái thì chủ yếu được xem xét trong ngữ cảnh các quan điểm về gia đình. Nhóm C nói tiếng Anh nhấn mạnh rằng “chúng ta đề cập tới vấn đề này trong tư cách mục tử, tìm cách hiểu thực tại của dời sống người ta hơn là các vấn đề có nghĩa trừu tượng”. Nhóm cũng yêu cầu “bản tường trình cuối cùng của Thượng Hội Đồng nên bao gồm, ở một điểm thích đáng nào đó, một lời tuyên bố rõ ràng về giáo huấn của Giáo Hội rằng các cuộc kết hợp đồng tính không có cách chi ngang hàng với hôn nhân”.
Cũng về vấn đề trên, Nhóm A nói tiếng Anh nhắc lại rằng “là hiền thê của Chúa Kitô, Giáo Hội phải rập khuôn tác phong của mình theo Chúa Giêsu Kitô, Đấng mà tình yêu vĩ đại đã được cung hiến cho mọi người không trừ một ai. Cha mẹ và anh chị em của các thành viên trong gia đình có khuynh hướng đồng tính được mời gọi yêu thương và chấp nhận các thành viên này với một trái tim không phân chia và hiểu biết”.
Một số nghị phụ đề nghị rằng vấn đề nào cần được loại ra ngoài các cuộc thảo luận tại Thượng Hội Đồng này vì tầm quan trọng của nó thì đòi phải có một Thượng Hội Đồng chuyên biệt khác để bàn về nó.
Chủ đề làm cha mẹ có trách nhiệm cũng đã gây nên một cuộc trao đổi sinh động, và hiện rất quan trọng đối với phẩm giá con người và sự sống. Các nhóm làm việc cũng xem xét cả các cuộc hôn nhân hỗn hợp và kêu gọi phải lưu ý nhiều hơn tới việc bảo vệ phụ nữ và trẻ em trong các tình huống bấp bênh.
Về phương pháp luận của Thượng Hội Đồng, nhóm nói tiếng Pháp, với Đức Tổng Giám Mục Paul-Andre Durocher làm đại diện, viết rằng “giống các nhà nông học nói tới các phương pháp dẫn thủy khác nhau, chúng tôi cũng đã nói về phương pháp của Thượng Hội Đồng này. Nó có thích đáng lắm đối với mục đích của nó không? Chúng tôi đã tiêu phí khá nhiều năng lực, từ mọi quan điểm khác nhau. Ai cũng mệt nhoài vì công việc của mình. Liệu kết quả có xứng với cố gắng không? Có lẽ ta nên nhận diện một số chủ đề chuyên biệt để khảo sát giữa hai Thượng Hội Đồng, nhờ thế có nhiều thì giờ hơn để nghiên cứu. Liệu các ủy ban giáo hoàng có được đề cử để tiếp tục công việc mà chúng tôi hy vọng sẽ được thực hiện hay không?... Chúng tôi thích việc đã dành cho các nhóm nhỏ của chúng tôi một lượng thời gian khá lớn. Từ các cuộc trao đổi của chúng tôi, đã xuất hiện một thừa tác vụ hiệp thông mạnh mẽ giữa chúng tôi trong tư cách giám mục”.
Còn nhóm B nói tiếng Ý thì kết luận rằng “chủ đề thương xót đã xuyên suốt Thượng Hội Đồng, thách thức thừa tác mục vụ của chúng tôi. Chúng tôi ý thức rằng mầu nhiệm Nhập Thể hoàn toàn nói lên thánh ý cứu vớt của Thiên Chúa. Sự xác định thần thánh này cũng đã được ủy thác cho sứ mệnh của chúng tôi và cho các phương thế bí tích phải tìm ra khoa giải thích chân thực cho chúng theo nghĩa là lời mời gọi hoán cải, nâng đỡ, là phương thuốc và trợ giúp ơn cứu độ của chúng tôi”.
Các nhóm làm việc đã phân tích các nhu cầu đặc biệt của các gia đình trong các tình huống bất hợp lệ hay khó khăn, thừa nhận như nhóm C nói tiếng Anh của Đức Tổng Giám Mục Mark Coleridge, rằng “những người sống chung thuộc một tình huống khác với những người ly dị và tái hôn dân sự. Chúng tôi cũng đồng ý rằng dù hiện rất phổ biến trong nhiều nền văn hóa, nhưng không thể coi nó tốt ngay trong nó được. Chúng tôi sẵn sàng thừa nhận rằng nó có thể tốt trong mối liên hệ của những người sống chung hơn là trong việc sống chung theo nghĩa gần như định chế”.
Nhóm nói tiếng Pháp mà Đức Cha Laurent Ulrich làm đại diện nhận định: “Chúng tôi biết có những gia đình cảm thấy họ không hề là các gia đình lý tưởng, nhiều gia đình khác, ít nhiều, còn không dám nghĩ loại gia đình này được dành cho họ. Các gia đình bị chia ly, các gia đình hỗn hợp, các gia đình có cha hay mẹ đơn lẻ, các gia đình không kết hôn, thậm chí các gia đình chỉ có tính dân sự; chúng tôi không thể bác bỏ họ, và chúng tôi không muốn nghĩ con đường họ đang đi không dẫn họ tới Thiên Chúa, Đấng yêu thương và lôi cuốn mọi người về với Người. Chúng tôi tin rằng nơi họ, chúng tôi thấy Thần Khí của Chúa, Đấng linh hứng phần lớn tác phong của họ trong cuộc đời, và điều này vẫn không làm chúng tôi sao lãng các gia đình Kitô Hữu mà chúng tôi đang nâng đỡ và khuyến khích”.
Liên quan tới những người ly dị và tái hôn dân sự, có một sự thỏa thuận tổng quát về việc cần cung cấp sự đồng hành mục vụ hữu hiệu hơn đối với những người này, và nhất là đối với con cái họ, vốn là những người có quyền được như thế. Tuy nhiên, một số nhóm bầy tỏ sự bối rối đối với điều Tài Liệu Làm Việc gọi là “con đường thống hối”. Nhóm nói tiếng Tây Ban Nha do Đức Tổng Giám Mục Baltazar Einrique Porras Cardozo đại diện thì nhận định rằng: “gọi cuộc hành trình của những người ly dị và tái hôn là ‘con đường thống hối’ là điều không rõ ràng. Có lẽ tốt hơn nên nói tới các lộ trình hòa giải, vì có một số tình huống... không thể nào đặt vào con đường thống hối mà lại thiếu khả thể vượt qua lộ trình này”.
Nhóm nói tiếng Tây Ban Nha mà Đức Hồng Y Jose Luis Lacunza Maestrojuan, O.A.R. làm tường trình viên đặt câu hỏi: “Về vấn đề gần gũi, hình như mọi người chúng ta đều nhất trí, nhưng điều gì sẽ xẩy ra khi ta xem xét việc lui tới các bí tích? Đã đành, ta cần khởi diễn một hành động đầy đại lượng nhằm loại bỏ nhiều trở ngại khỏi đường lối hiện nay để các tín hữu ly dị và tái hôn có thể tham dự rộng rãi hơn vào đời sống Giáo Hội: hiện thời, họ không thể làm cha mẹ đỡ đầu, không thể làm giáo lý viên, và không được dạy về tôn giáo… Ta phải chứng tỏ rằng ta đang lắng nghe tiếng kêu của nhiều người đang đau khổ và đang kêu gọi để được tham dự vào đời sống Giáo Hội càng trọn vẹn càng hay”.
Nhóm nói tiếng Ý mà Đức Hồng Y Maurizio Piacenza đại diện thì nhận xét rằng “Liên quan tới kỷ luật đối với những người ly dị tái hôn, hiện bây giờ, không thể thiết lập được các tiêu chuẩn tổng quát bao trùm mọi trường hợp, vì chúng rất đa dạng. Có những tín hữu ly dị và tái hôn luôn chăm chú bước theo con đường Tin Mừng, làm chứng tá có ý nghĩa cho lòng bác ái. Đồng thời, không thể chối cãi rằng trong một số hoàn cảnh, có những nhân tố hạn chế việc có thể hành động cách khác. Thành thử, việc phán đoán đối với tình huống khách quan không thể bị giả định trong việc phán đoán đối với việc qui tội chủ quan. Do đó, các giới hạn và điều kiện cần được biện phân, nhất là về phần các vị giám mục; việc biện phân này phải chníh xác và biết tôn trọng tính phức tạp của các tình huống này”.
Nhóm A nói tiếng Anh mà Đức Tổng Giám Mục Joseph Edward Kurtz làm tường trình viên nhận định rằng “thực hành mục vụ liên quan tới việc cho phép những người ly dị và tái hôn dân sự lãnh nhận Bí Tích Thánh Thể không thể trao cho các hội đồng giám mục riêng rẽ được. Làm thế có nguy cơ gây hại tới tính hợp nhất của Giáo Hội Công Giáo, tới cái hiểu về trật tự bí tích của Giáo Hội, và chứng tá hữu hình của đời sống tín hữu”.
Nhóm nói tiếng Anh mà Đức Tổng Giám Mục Diarmuid Martin làm đại diện yêu cầu rằng “vì tư liệu phong phú phát sinh từ diễn trình Thượng Hội Đồng này, xin Đức Thánh Cha xem xét việc thiết lập, trong Năm Thánh Thương Xót, một ủy ban đặc biệt để nghiên cứu sâu xa các phương cách qua đó, kỷ luật vốn phát xuất từ tính bất khả tiêu hôn nhân của Giáo Hội có thể áp dụng cho tình huống những người sống trong các cuộc kết hợp bất hợp lệ, kể cả các tình huống phát sinh từ tập tục đa hôn”.
Vấn đề này vốn được nhắc tới nhiều trong tông huấn “Familiaris consortio” của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.
Điều kiện của các người đồng tính luyến ái thì chủ yếu được xem xét trong ngữ cảnh các quan điểm về gia đình. Nhóm C nói tiếng Anh nhấn mạnh rằng “chúng ta đề cập tới vấn đề này trong tư cách mục tử, tìm cách hiểu thực tại của dời sống người ta hơn là các vấn đề có nghĩa trừu tượng”. Nhóm cũng yêu cầu “bản tường trình cuối cùng của Thượng Hội Đồng nên bao gồm, ở một điểm thích đáng nào đó, một lời tuyên bố rõ ràng về giáo huấn của Giáo Hội rằng các cuộc kết hợp đồng tính không có cách chi ngang hàng với hôn nhân”.
Cũng về vấn đề trên, Nhóm A nói tiếng Anh nhắc lại rằng “là hiền thê của Chúa Kitô, Giáo Hội phải rập khuôn tác phong của mình theo Chúa Giêsu Kitô, Đấng mà tình yêu vĩ đại đã được cung hiến cho mọi người không trừ một ai. Cha mẹ và anh chị em của các thành viên trong gia đình có khuynh hướng đồng tính được mời gọi yêu thương và chấp nhận các thành viên này với một trái tim không phân chia và hiểu biết”.
Một số nghị phụ đề nghị rằng vấn đề nào cần được loại ra ngoài các cuộc thảo luận tại Thượng Hội Đồng này vì tầm quan trọng của nó thì đòi phải có một Thượng Hội Đồng chuyên biệt khác để bàn về nó.
Chủ đề làm cha mẹ có trách nhiệm cũng đã gây nên một cuộc trao đổi sinh động, và hiện rất quan trọng đối với phẩm giá con người và sự sống. Các nhóm làm việc cũng xem xét cả các cuộc hôn nhân hỗn hợp và kêu gọi phải lưu ý nhiều hơn tới việc bảo vệ phụ nữ và trẻ em trong các tình huống bấp bênh.
Về phương pháp luận của Thượng Hội Đồng, nhóm nói tiếng Pháp, với Đức Tổng Giám Mục Paul-Andre Durocher làm đại diện, viết rằng “giống các nhà nông học nói tới các phương pháp dẫn thủy khác nhau, chúng tôi cũng đã nói về phương pháp của Thượng Hội Đồng này. Nó có thích đáng lắm đối với mục đích của nó không? Chúng tôi đã tiêu phí khá nhiều năng lực, từ mọi quan điểm khác nhau. Ai cũng mệt nhoài vì công việc của mình. Liệu kết quả có xứng với cố gắng không? Có lẽ ta nên nhận diện một số chủ đề chuyên biệt để khảo sát giữa hai Thượng Hội Đồng, nhờ thế có nhiều thì giờ hơn để nghiên cứu. Liệu các ủy ban giáo hoàng có được đề cử để tiếp tục công việc mà chúng tôi hy vọng sẽ được thực hiện hay không?... Chúng tôi thích việc đã dành cho các nhóm nhỏ của chúng tôi một lượng thời gian khá lớn. Từ các cuộc trao đổi của chúng tôi, đã xuất hiện một thừa tác vụ hiệp thông mạnh mẽ giữa chúng tôi trong tư cách giám mục”.
Còn nhóm B nói tiếng Ý thì kết luận rằng “chủ đề thương xót đã xuyên suốt Thượng Hội Đồng, thách thức thừa tác mục vụ của chúng tôi. Chúng tôi ý thức rằng mầu nhiệm Nhập Thể hoàn toàn nói lên thánh ý cứu vớt của Thiên Chúa. Sự xác định thần thánh này cũng đã được ủy thác cho sứ mệnh của chúng tôi và cho các phương thế bí tích phải tìm ra khoa giải thích chân thực cho chúng theo nghĩa là lời mời gọi hoán cải, nâng đỡ, là phương thuốc và trợ giúp ơn cứu độ của chúng tôi”.
(vietcatholic)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét