Uy tín của Đức Bênêđíctô thứ 16 có thể đã
là yếu tố quyết định làm thất bại đề xuất của Đức Hồng Y Kasper
10/22/2015
10/22/2015
Hôm
thứ Tư 21/10, Đức Hồng Y Reinhard Marx, Tổng Giám Mục Munich-Freising, chủ tịch
Hội Đồng Giám Mục Đức phàn nàn với các ký giả rằng nhận xét gần đây của Đức Hồng
Y George Pell coi đề nghị của Đức Hồng Y Walter Kasper về khả thể cho người ly
dị và tái hôn được rước lễ như một trận chiến giữa những người ủng hộ Đức Hồng
Y Kasper và các ủng hộ viên của Đức Giáo Hoàng Danh Dự Bênêđíctô thứ 16 là vô bổ
và “mâu thuẫn với tinh thần hợp tác.” [1]
Vị Hồng Y người Đức nói rằng ngài cảm thấy “thất vọng và buồn” là Đức Hồng Y Pell gây chia rẽ trong Thượng Hội Đồng với những nhận xét công khai gần đây của ngài.
Tối thứ Tư 21/10, một phát ngôn viên của Đức Hồng Y Pell nói với tờ Crux rằng ngài rất “vui khi biết Đức Hồng Y Marx giải thích rằng không có mâu thuẫn nào giữa hai trường phái của Đức Hồng Y Kasper và Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16,” và gọi đó là “một bất ngờ đáng chào đón.”
Cho đến hôm thứ Tư 21/10, trong số 13 nhóm thảo luận, sắp xếp theo ngôn ngữ, không nhóm nào tán thành “đề nghị Kasper”, kể cả nhóm nói tiếng Đức. Một số nhóm làm việc đề nghị tiếp tục thảo luận về cách thức Giáo Hội có thể đưa ra các trợ giúp tốt nhất cho các cặp ly dị và tái hôn, và có thể hình thành của một ủy ban đặc biệt để nghiên cứu vấn đề này. Nhưng không có nhóm nào hỗ trợ “con đường sám hối” mà Đức Hồng Y Kasper đã đề nghị.[2]
Các quan sát viên cho rằng Đức Hồng Y Pell đã tung ra một “chưởng” quá nặng khiến những nghị phụ còn phân vân phải đứng hẳn sang một bên.
Cha Raymond De Souza trong bài “Kasper-Ratzinger: Synod Is Latest Battleground for Two Theological Heavyweights” [3] - Kasper-Ratzinger: Thượng Hội Đồng là trận chiến mới nhất đối với hai Thần học gia hạng nặng”, đăng trên tờ National Catholic Register giải thích ý kiến của Đức Hồng Y Pell như sau:
Năm 1989, thần học gia Kasper, lỗi lạc như Đức Ratzinger, được bổ nhiệm làm giám mục Rottenburg-Stuttgart, ở Đức. Chỉ 4 năm sau, ngài cùng với một vài Giám Mục Đức khác đã đưa ra một lá thư mục vụ cổ vũ cho những người ly dị và tái hôn được Rước Lễ. Đức Ratzinger, lúc đó là Tổng Trưởng Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, thẳng thừng bác bỏ lập luận của Đức Giám Mục Kasper. Lập trường này của ngài, được Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II ủng hộ.
Trong Đại Năm Thánh 2000, Đức Hồng Y Ratzinger đưa ra tuyên ngôn Dominus Iesus, khẳng định Chúa Giêsu là Đấng Cứu Độ duy nhất của nhân loại và chỉ duy nhất Giáo Hội Công Giáo mới là sự viên mãn của Giáo Hội do Chúa Giêsu thiết lập. Đức Giám Mục Kasper, lúc này là thư ký Hội Đồng Giáo Hoàng Cổ Vũ Đối Thoại Đại Kết đã công khai phê phán tuyên ngôn này. Những lời chỉ trích gay gắt đến mức trong một diễn biến bất thường Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II phải lên tiếng can thiệp và mạnh mẽ bày tỏ sự ủng hộ của ngài với tuyên ngôn Dominus Iesus trong buổi đọc kinh Truyền Tin Chúa Nhật ngày 1 tháng 10 năm 2000 [4]
Những năm đầu thiên niên kỷ mới đánh dấu những cuộc tranh luận giữa Đức Hồng Y Ratzinger và Đức Hồng Y Kasper trên các tạp chí thần học về bản chất của Giáo Hội. Đức Hồng Y Ratzinger lập luận rằng Giáo Hội phổ quát có thẩm quyền về tín lý và kỷ luật bí tích cao hơn các Giáo Hội địa phương, trong khi Đức Hồng Y Kasper có quan điểm ngược lại. Đó là sự bất đồng thứ ba giữa hai người. Tranh cãi này được thể hiện một lần nữa trong chủ trương muốn phân cấp cho các Hội Đồng Giám Mục một số thẩm quyền về kỷ luật bí tích và tín lý được nêu ra trong Thượng Hội Đồng Giám Mục về Gia Đình lần này.
Nhiều người lên tiếng than thở rằng Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 đã quá nhân từ khi thoái vị vào ngày 28 tháng 2 năm 2013. Nếu ngài đợi vài ngày nữa, không đến một tuần, tức là ngày 6 tháng Ba 2013 mới thoái vị thì lúc đó Đức Hồng Y quá tuổi 80 hết còn cơ hội tham gia bầu người kế vị của mình, có lẽ ngài sẽ không có cơ may gặp gỡ Đức Hồng Y Jorge Mario Bergoglio để trao cho ngài cuốn sách về “thương xót”, là cuốn sách đã được Đức Tân Giáo Hoàng Phanxicô ca ngợi trong buổi đọc kinh Truyền Tin đầu tiên của mình, và Đức Hồng Y Kasper có lẽ đã không có cơ may để lặp lại trong Công Nghị Tháng Hai 2014, đề nghị hồi năm 1993 của mình là cho những người ly dị và tái hôn được Rước Lễ.
[1] Crux - Bishops’ dispute over Communion issue rachets up - http://www.cruxnow.com/church/2015/10/21/synod-dispute-over-communion-issue-rachets-up/?s_campaign=crux:email:daily
[2] Catholic World News - Synod poised to reject Kasper proposal? http://www.catholicculture.org/news/headlines/index.cfm?storyid=26484
[3] National Catholic Register - Kasper-Ratzinger: Synod Is Latest Battleground for Two Theological Heavyweights - https://www.ncregister.com/daily-news/kasper-ratzinger-iii-synod-is-latest-battleground-for-two-theological-heavy/
[4] Pope John Paul II - Angelus 01 October 2000 https://w2.vatican.va/content/john-paul-ii/en/angelus/2000/documents/hf_jp-ii_ang_20001001.html
Vị Hồng Y người Đức nói rằng ngài cảm thấy “thất vọng và buồn” là Đức Hồng Y Pell gây chia rẽ trong Thượng Hội Đồng với những nhận xét công khai gần đây của ngài.
Tối thứ Tư 21/10, một phát ngôn viên của Đức Hồng Y Pell nói với tờ Crux rằng ngài rất “vui khi biết Đức Hồng Y Marx giải thích rằng không có mâu thuẫn nào giữa hai trường phái của Đức Hồng Y Kasper và Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16,” và gọi đó là “một bất ngờ đáng chào đón.”
Cho đến hôm thứ Tư 21/10, trong số 13 nhóm thảo luận, sắp xếp theo ngôn ngữ, không nhóm nào tán thành “đề nghị Kasper”, kể cả nhóm nói tiếng Đức. Một số nhóm làm việc đề nghị tiếp tục thảo luận về cách thức Giáo Hội có thể đưa ra các trợ giúp tốt nhất cho các cặp ly dị và tái hôn, và có thể hình thành của một ủy ban đặc biệt để nghiên cứu vấn đề này. Nhưng không có nhóm nào hỗ trợ “con đường sám hối” mà Đức Hồng Y Kasper đã đề nghị.[2]
Các quan sát viên cho rằng Đức Hồng Y Pell đã tung ra một “chưởng” quá nặng khiến những nghị phụ còn phân vân phải đứng hẳn sang một bên.
Cha Raymond De Souza trong bài “Kasper-Ratzinger: Synod Is Latest Battleground for Two Theological Heavyweights” [3] - Kasper-Ratzinger: Thượng Hội Đồng là trận chiến mới nhất đối với hai Thần học gia hạng nặng”, đăng trên tờ National Catholic Register giải thích ý kiến của Đức Hồng Y Pell như sau:
Năm 1989, thần học gia Kasper, lỗi lạc như Đức Ratzinger, được bổ nhiệm làm giám mục Rottenburg-Stuttgart, ở Đức. Chỉ 4 năm sau, ngài cùng với một vài Giám Mục Đức khác đã đưa ra một lá thư mục vụ cổ vũ cho những người ly dị và tái hôn được Rước Lễ. Đức Ratzinger, lúc đó là Tổng Trưởng Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, thẳng thừng bác bỏ lập luận của Đức Giám Mục Kasper. Lập trường này của ngài, được Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II ủng hộ.
Trong Đại Năm Thánh 2000, Đức Hồng Y Ratzinger đưa ra tuyên ngôn Dominus Iesus, khẳng định Chúa Giêsu là Đấng Cứu Độ duy nhất của nhân loại và chỉ duy nhất Giáo Hội Công Giáo mới là sự viên mãn của Giáo Hội do Chúa Giêsu thiết lập. Đức Giám Mục Kasper, lúc này là thư ký Hội Đồng Giáo Hoàng Cổ Vũ Đối Thoại Đại Kết đã công khai phê phán tuyên ngôn này. Những lời chỉ trích gay gắt đến mức trong một diễn biến bất thường Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II phải lên tiếng can thiệp và mạnh mẽ bày tỏ sự ủng hộ của ngài với tuyên ngôn Dominus Iesus trong buổi đọc kinh Truyền Tin Chúa Nhật ngày 1 tháng 10 năm 2000 [4]
Những năm đầu thiên niên kỷ mới đánh dấu những cuộc tranh luận giữa Đức Hồng Y Ratzinger và Đức Hồng Y Kasper trên các tạp chí thần học về bản chất của Giáo Hội. Đức Hồng Y Ratzinger lập luận rằng Giáo Hội phổ quát có thẩm quyền về tín lý và kỷ luật bí tích cao hơn các Giáo Hội địa phương, trong khi Đức Hồng Y Kasper có quan điểm ngược lại. Đó là sự bất đồng thứ ba giữa hai người. Tranh cãi này được thể hiện một lần nữa trong chủ trương muốn phân cấp cho các Hội Đồng Giám Mục một số thẩm quyền về kỷ luật bí tích và tín lý được nêu ra trong Thượng Hội Đồng Giám Mục về Gia Đình lần này.
Nhiều người lên tiếng than thở rằng Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 đã quá nhân từ khi thoái vị vào ngày 28 tháng 2 năm 2013. Nếu ngài đợi vài ngày nữa, không đến một tuần, tức là ngày 6 tháng Ba 2013 mới thoái vị thì lúc đó Đức Hồng Y quá tuổi 80 hết còn cơ hội tham gia bầu người kế vị của mình, có lẽ ngài sẽ không có cơ may gặp gỡ Đức Hồng Y Jorge Mario Bergoglio để trao cho ngài cuốn sách về “thương xót”, là cuốn sách đã được Đức Tân Giáo Hoàng Phanxicô ca ngợi trong buổi đọc kinh Truyền Tin đầu tiên của mình, và Đức Hồng Y Kasper có lẽ đã không có cơ may để lặp lại trong Công Nghị Tháng Hai 2014, đề nghị hồi năm 1993 của mình là cho những người ly dị và tái hôn được Rước Lễ.
[1] Crux - Bishops’ dispute over Communion issue rachets up - http://www.cruxnow.com/church/2015/10/21/synod-dispute-over-communion-issue-rachets-up/?s_campaign=crux:email:daily
[2] Catholic World News - Synod poised to reject Kasper proposal? http://www.catholicculture.org/news/headlines/index.cfm?storyid=26484
[3] National Catholic Register - Kasper-Ratzinger: Synod Is Latest Battleground for Two Theological Heavyweights - https://www.ncregister.com/daily-news/kasper-ratzinger-iii-synod-is-latest-battleground-for-two-theological-heavy/
[4] Pope John Paul II - Angelus 01 October 2000 https://w2.vatican.va/content/john-paul-ii/en/angelus/2000/documents/hf_jp-ii_ang_20001001.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét