Ðức Phanxicô cử hành
Thánh Lễ tại Ðền Các Thánh Tử Ðạo Uganda.
Uganda
(VietCatholic News 28-11-2015) - Từ 7 giờ sáng ngày 28 tháng 11 năm 2015, hàng
chục ngàn người đã tiến vào Ðền Các Thánh Tử Ðạo Uganda ở Namugongo để tham dự
Thánh Lễ do Ðức Giáo Hoàng Phanxicô cử hành vào lúc 9 giờ 30.
Trước
khi cử hành Thánh Lễ này, Ðức Phanxicô tới kính viếng ngôi đền kính 23 vị tử đạo
của Anh Giáo bị xử tử do lệnh của nhà vua cuối thế kỷ 19. Tại đây, ngài được một
vị giám mục Anh Giáo nghinh đón và đưa đi tham quan Ðền Thánh.
Sau
đó, ngài tới kính viếng 22 vị tử đạo Công Giáo cũng bị xử tử do cùng vị vua
trên vào cùng một thời kỳ, nhiều vị bị thiêu sống vì không chịu từ bỏ đức tin.
Các vị được phong hiển thánh vào năm 1994.
Nhiều
tín hữu có mặt tại địa điểm hành lễ từ trưa thứ Sáu 27 tháng 11 năm 2015, hôm
trước. Họ cắm lều và trải chiếu qua đêm lạnh. Ðức Phanxicô tới đây lúc 9 giờ 30
sáng trên giáo hoàng xa để trống cửa. Dân chúng vỗ tay vang dội. Xe của Ðức
Giáo Hoàng lượn vòng quanh, Ngài dơ tay chào các tín hữu.
Tổng
Thống Uganda, Yoweri Museveni, cũng tham dự Thánh Lễ này. Và nhiều đoàn người vẫn
tiếp tục tuôn vào địa điểm hành lễ sau khi Ðức Phanxicô đã tới.
Sau
đây là nội dung bài giảng của Ðức Phanxicô trong Thánh Lễ hôm nay:
"Các
con sẽ nhận lãnh sức mạnh khi Chúa Thánh Thần ngự xuống trên các con; và các
con sẽ là các chứng tá của Thầy ở Giêrusalem và khắp miền Giuđêa và Samaria và ở
tận cùng thế giới" (Cv 1:8).
Từ
thời các Tông Ðồ cho tới tận thời ta, hàng đoàn chứng tá vĩ đại đã đứng lên
công bố Chúa Giêsu và biểu lộ sức mạnh của Chúa Thánh Thần. Hôm nay, chúng ta
tưởng niệm với lòng biết ơn sự hy sinh của các vị tử đạo Uganda; chứng tá tình
yêu của các ngài đối với Chúa Kitô và Giáo Hội của Người quả đã đi tới "tận
cùng thế giới". Chúng ta cũng tưởng niệm các vị tử đạo Anh Giáo; cái chết
vì Chúa Kitô của các ngài chứng thực cho nền đại kết bằng máu. Tất cả các chứng
tá này đều đã nuôi dưỡng ơn phúc của Chúa Thánh Thần trong cuộc sống của các
ngài và đã tự ý làm chứng cho đức tin của các ngài vào Chúa Giêsu Kitô, dù phải
hy sinh mạng sống, nhiều người tuổi còn trẻ.
Chúng
ta cũng đã nhận lãnh ơn Chúa Thánh Thần để làm chúng ta trở nên con cái nam nữ
của Thiên Chúa, nhưng cũng để chúng ta làm chứng cho Chúa Giêsu và làm cho Người
được biết đến và được yêu mến ở mọi nơi. Chúng ta nhận lãnh Chúa Thánh Thần khi
được tái sinh trong Phép Rửa, và chúng ta được tăng sức mạnh nhờ ơn thánh của
Người trong Phép Thêm Sức. Ngày nào chúng ta cũng được mời gọi thâm hậu hóa sự
hiện diện của Chúa Thánh Thần trong đời sống ta, để "thổi lửa lên"
cho ơn phúc yêu thương thần thánh của Người ngõ hầu ta trở thành nguồn khôn
ngoan và sức mạnh cho người khác.
Ơn
Chúa Thánh Thần là một ơn nhằm được chia sẻ. Nó hợp nhất chúng ta với nhau như
tín hữu và như chi thể sống động của Nhiệm Thể Chúa Kitô. Chúng ta không nhận
lãnh ơn Chúa Thánh Thần cho mình mà thôi, mà để xây đắp lẫn nhau trong đức tin,
đức cậy và đức mến. Tôi nghĩ tới các Thánh Joseph Mkasa và Charles Lwanga, những
vị, sau khi được người khác dạy giáo lý cho, đã muốn chuyển giao ơn phúc các vị
vừa lãnh nhận. Các vị làm điều đó trong thời kỳ nguy hiểm. Không những đời sống
các vị bị đe dọa mà cả đời sống những bé trai do các vị săn sóc nữa. Vì các vị
biết chăm sóc đức tin của các vị và luôn thâm hậu hóa tình yêu Thiên Chúa của
các vị, nên các vị không sợ sệt trong việc đem Chúa Kitô đến cho người khác, dù
phải hy sinh mạng sống. Ðức tin của các vị trở thành chứng tá; hôm nay, được
tôn kính như những vị tử đạo, gương sáng của các vị tiếp tục linh hứng cho mọi
con người trên khắp thế giới. Các vị tiếp tục công bố Chúa Giêsu Kitô và sức mạnh
của Thập Giá.
Giống
các vị tử đạo, nếu ngày nào ta cũng thổi lửa cho ơn Chúa Thánh Thần đang ngự
trong trái tim ta, thì chắc chắn ta sẽ trở thành các môn đệ truyền giáo như
Chúa Kitô đã kêu gọi. Chắc chắn, cho gia đình và bạn hữu ta, nhưng còn cho những
người ta không quen biết, đặc biệt là những người có thể không thân thiện với
ta, thậm chí còn thù nghịch với ta nữa. Sự cởi mở đối với người khác này bắt đầu
trước hết trong gia đình, trong tổ ấm của ta, vốn là nơi để ta học tập đức ái
và sự tha thứ, cũng như lòng thương xót và tình yêu của Thiên Chúa mà ta biết
được nhờ tình yêu của cha mẹ ta. Tình yêu này cũng tìm được biểu thức trong việc
ta săn sóc người già và người nghèo, cô nhi và quả phụ.
Bà
mẹ và 7 người con trai trong Sách Macabê Thứ Hai (7:1-2, 9-14) khuyến khích lẫn
nhau trong cơn thử thách lớn lao thế nào, thì chúng ta, trong tư cách thành
viên của gia đình Thiên Chúa, chúng ta cũng phải trợ giúp lẫn nhau, bảo vệ lẫn
nhau và dẫn nhau tới sự sống viên mãn như thế. Ở đây, với lòng biết ơn, tôi
nghĩ tới tất cả những vị, giám mục, linh mục, những người tận hiến nam nữ, cà
các giáo lý viên, những người, trong rất nhiều cách, đang giúp nâng đỡ các gia
đình. Mong sao Giáo Hội tại đất nước này tiếp tục, nhất là qua các cộng đồng
giáo xứ, giúp đỡ các cặp trẻ tuổi trong việc chuẩn bị hôn nhân của họ, khuyến
khích các cặp sống dây hôn phối trong yêu thương và trung thành, và trợ giúp
các bậc phụ huynh trong nhiệm vụ hàng ngày làm các thầy cô đầu tiên của con cái
họ về đức tin.
Giống
các Tông Ðồ và các vị tử đạo Uganda đi trước chúng ta, chúng ta cũng đã nhận
lãnh ơn Chúa Thánh Thần để trở nên các môn đệ truyền giáo được kêu gọi ra đi và
đem Tin Mừng đến cho mọi người. Có lúc, việc này có thể đưa ta tới tận cùng thế
giới, làm các nhà truyền giáo ở phương xa. Việc này chủ yếu đối với viện loan
truyền Nước Thiên Chúa, và tôi luôn yêu cầu anh chị em đáp ứng nhu cầu này.
Nhưng ta không cần phải đi xa mới trở thành các môn đệ truyền giáo. Thực vậy,
ta chỉ cần mở mắt ra và nhìn thấy các nhu cầu của gia đình ta và của cộng đồng
ta là hiểu được rằng có biết bao cơ hội đang chờ đợi ta.
Cả
ở đây, các vị tử đạo Uganda cũng chỉ đường cho ta. Ðức tin của các ngài mưu cầu
điều tốt cho mọi người, kể cả nhà vua đã kết án các ngài vì đức tin của các
ngài. Phản ứng của các ngài là lấy tình yêu đáp trả hận thù và do đó đã tỏa chiếu
vẻ sáng lạn của Tin Mừng.Các ngài không chỉ nói với nhà vua điều Tin Mừng không
cho phép, mà còn lấy đời mình chứng tỏ việc nói "xin vâng" với Chúa
Giêsu thực sự có nghĩa gì. Nó có nghĩa là thương xót và trong sạch trong lòng,
hiền lành và khó nghèo trong tinh thần, và khao khát sự công chính vì hy vọng ở
phần thưởng đời đời.
Chứng
tá của các vị tử đạo chứng tỏ cho tất cả những ai từng nghe câu truyện của các
ngài, lúc ấy cũng như bây giờ, rằng các vui khoái trần gian và sức mạnh trần thế
không đem lại niềm vui hay hòa bình lâu dài. Ðúng hơn, lòng trung thành với
Thiên Chúa, sự trung thực và sống liêm chính, biết quan tâm đích thực tới thiện
ích của người khác mới đem tới cho ta nền hòa bình mà thế gian không thể cho.
Ðiều này không giảm thiểu quan tâm của ta đối với thế giới, như thể ta chỉ biết
trông mong sự sống sắp đến. Thay vào đó, nó đem lại mục đích cho đời sống ta
trên trái đất, và giúp ta vươn tay ra với những người thiếu thốn, hợp tác với
người khác vì ích chung, và xây dựng một xã hội công bình hơn biết cổ vũ nhân
phẩm, bảo vệ ơn phúc sự sống Chúa ban và bảo vệ các kỳ công trong thiên nhiên,
vốn là tạo thế của Người và là căn nhà chung của chúng ta.
Anh
chị em thân mến, đó là di sản mà anh chị em đã nhận lãnh từ các vị tử đạo
Uganda, những cuộc đời có ấn tín sức mạnh Chúa Thánh Thần, những cuộc đời mà cả
ngày nay vẫn làm chứng cho sức mạnh biến đổi của Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô. Di sản
này không được phục vụ bằng những buổi tưởng niệm khi tới dịp hay bằng việc
trưng bầy nó trong bảo tàng viện như một đồ trang sức quý giá. Ðúng hơn, chúng
ta tôn vinh các ngài, và mọi vị thánh, mỗi khi ta tiếp nối việc làm chứng cho
Chúa Kitô của các ngài, trong nhà và trong khu xóm, trong nơi làm việc và trong
xã hội dân sự, bất luận ta chưa bao giờ rời nhà hay đang đi tới những ngõ ngách
xa xôi nhất của thế giới.
Xin
các thánh tử đạo Uganda, cùng với Ðức Maria, Mẹ Giáo Hội, cầu bầu cho chúng ta,
và xin Chúa Thánh Thần đốt lên trong chúng ta ngọn lửa tình yêu thần thánh của
Người!
Omukama
Abawe Omukisa! (Xin Thiên Chúa chúc làh cho anh chị em!)
Vũ
Văn An
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét