01/02/2016
Thứ Hai tuần 4 thường niên.
Bài Ðọc I (Năm
II): 2 Sm 15, 13-14. 30; 16, 5-13a
"Chúng
ta hãy trốn khỏi Absalon. Hãy để Sêmê nguyền rủa theo lệnh của Chúa".
Trích sách
Samuel quyển thứ hai.
Trong những
ngày ấy, có kẻ đến báo tin cho Ðavít rằng: "Toàn dân Israel hết lòng theo
Absalon. Ðavít liền nói cùng các cận thần của ông ở Giêrusalem rằng: "Hãy
chỗi dậy, chúng ta trốn đi, vì chúng ta không sao thoát khỏi tay Absalon. Các
ngươi hãy ra mau đi, kẻo nó đến bắt chúng ta, gây tai hại cho chúng ta và dùng
gươm giết hết dân thành". Ðavít trèo lên núi Cây Dầu, ông vừa leo vừa khóc
lóc, đi chân không, đầu phủ khăn. Toàn dân theo ông cũng trùm đầu, vừa leo vừa
khóc. Vậy vua Ðavít đến Bahumrim. Và này xuất hiện một người thuộc dòng họ
Saolê, tên là Sêmê, con ông Giêra. Anh ta vừa đi vừa nguyền rủa, rồi ném đá
Ðavít và những cận vệ của vua. Toàn thể dân chúng và tất cả binh sĩ đều đi hai
bên tả hữu nhà vua. Vậy Sêmê nguyền rủa nhà vua rằng: "Hỡi kẻ khát máu,
người của Bêlial, xéo đi, xéo đi! Chúa đã đổ trên đầu ngươi tất cả máu của nhà
Saolê mà ngươi đã tiếm vị. Thiên Chúa đã trao vương quốc vào tay Absalon, con
ngươi. Này tai hoạ hành hạ ngươi, vì ngươi là một tên khát máu". Bấy giờ
Abisai con trai của Sarvia, tâu vua rằng: "Cớ sao thằng chó chết này nguyền
rủa đức vua tôi? Ðể tôi đi lấy đầu nó". Vua phán rằng: "Hỡi con của
Sarvia, Ta với khanh có liên hệ gì đâu? Cứ để mặc nó nguyền rủa. Vì Chúa bảo
nó: 'Hãy nguyền rủa Ðavít', ai dám hỏi nó: 'Tại sao ngươi hành động như vậy?'"
Và Ðavít nói với Abisai và toàn thể các cận vệ rằng: "Kìa, con trai bởi
lòng ta sinh ra, mà còn tìm giết ta, phương chi con của Giêmini đây. Hãy để nó
nguyền rủa theo lệnh Chúa. Biết đâu Chúa sẽ nhìn thấy nỗi khổ tâm của ta, và
hôm nay, Người sẽ đổi lời dữ ra hạnh phúc cho ta". Ðavít và các cận vệ của
ông cứ tiếp tục đi.
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 3,
2-3. 4-5. 6-7
Ðáp: Lạy Chúa! Xin Chúa đứng lên, xin cứu
vớt con! (c. 8).
Xướng: 1) Thân
lạy Chúa, nhiều thay người bách hại con, nhiều thay người nổi dậy chống con. Về
con, nhiều kẻ thốt ra lời: "Hết trông hắn được Chúa trời cứu độ". -
Ðáp.
2) Nhưng, lạy
Chúa, Chúa là thuẫn hộ thân con, là vinh quang con, Chúa cho con ngẩng đầu lên.
Con lên tiếng kêu cầu tới Chúa, và Chúa đã nghe con từ núi thánh của Ngài. -
Ðáp.
3) Con nằm xuống
và đã ngủ ngon, rồi thức khoẻ vì Chúa đỡ nâng con. Con không kinh hãi ức triệu
người ở chung quanh đồn trú hại con. Lạy Chúa! Xin Chúa đứng lên, xin cứu vớt
con! - Ðáp.
Alleluia: Tv
129, 5
Alleluia,
alleluia! - Con hy vọng rất nhiều vào Chúa, linh hồn con trông cậy ở lời Chúa.
- Alleluia.
Phúc Âm: Mc 5,
1-20
"Hỡi thần
ô uế, hãy ra khỏi người này".
Tin Mừng Chúa
Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.
Khi ấy, Chúa
Giêsu và các môn đệ sang bờ biển bên kia, đến địa hạt Giêrasa. Chúa Giêsu vừa ở
thuyền lên, thì một người bị quỷ ô uế ám từ các mồ mả ra gặp Người. Người đó vẫn
ở trong các mồ mả mà không ai có thể trói nổi, dù dùng cả đến dây xích, vì nhiều
lần người ta đã trói anh ta, gông cùm xiềng xích lại, nhưng anh ta đã bẻ gãy xiềng
xích, phá gông cùm, và không ai có thể trị nổi anh ta. Suốt ngày đêm anh ta ở
trong mồ mả và trong núi, kêu la và lấy đá rạch mình mẩy. Thấy Chúa Giêsu ở
đàng xa, anh ta chạy đến sụp lạy Người và kêu lớn tiếng rằng: "Hỡi ông
Giêsu, Con Thiên Chúa Tối Cao, ông với tôi có liên hệ gì đâu? Vì danh Thiên
Chúa, tôi van ông, xin chớ hành hạ tôi". Nhưng Chúa Giêsu bảo nó rằng:
"Hỡi thần ô uế, hãy ra khỏi người này". Và Người hỏi nó: "Tên
ngươi là gì?" Nó thưa: "Tên tôi là cơ binh, vì chúng tôi đông lắm".
Và nó nài xin Người đừng trục xuất nó ra khỏi miền ấy.
Gần đó, có một
đàn heo đông đảo đang ăn trên núi, những thần ô uế liền xin Chúa Giêsu rằng:
"Hãy cho chúng tôi đến nhập vào đàn heo". Và Chúa Giêsu liền cho
phép. Các thần ô uế liền xuất ra và nhập vào đàn heo, rồi cả đàn chừng hai ngàn
con lao mình xuống biển và chết đuối. Những kẻ chăn heo chạy trốn và loan tin
đó trong thành phố và các trại. Người ta liền đến xem việc gì vừa xảy ra. Họ tới
bên Chúa Giêsu, nhìn thấy kẻ trước kia bị quỷ ám ngồi đó, mặc quần áo và trí
khôn tỉnh táo, và họ kinh hoảng. Những người đã được chứng kiến thuật lại cho họ
nghe mọi sự đã xảy ra như thế nào đối với người bị quỷ ám và đàn heo. Họ liền
xin Chúa Giêsu rời khỏi ranh giới họ. Khi Người xuống thuyền, kẻ trước kia bị
quỷ ám xin theo Người. Nhưng người không cho mà rằng: "Con hãy về nhà với
thân quyến, và loan truyền cho họ biết những gì Thiên Chúa đã làm cho con và đã
thương con". Người đó liền đi và bắt đầu tuyên xưng trong miền thập tỉnh,
tất cả những gì Chúa Giêsu đã làm cho anh ta, và mọi người đều thán phục.
Ðó là lời Chúa.
Suy Niệm: Số Phận
Của Chúa Giêsu
Người Do thái
thời Chúa Giêsu có một cái nhìn rất miệt thị đối với dân ngoại, họ xem dân ngoại
là những kẻ sống dưới ách nô lệ của ma quỷ, do đó cũng cư trú trong những vùng
nhơ bẩn chẳng kém gì bãi tha ma. Nhưng đối với Chúa Giêsu, ranh giới giữa Do
thái và dân ngoại không còn nữa. Ngài không chỉ đến với dân Do thái, mà cả với
dân ngoại nữa. Chính cho dân ngoại mà Chúa Giêsu cũng mang ơn cứu độ đến, và ơn
cứu độ ấy được thánh Marcô mô tả bằng những hình ảnh rất sống động: Chúa Giêsu
trục xuất cả một đạo binh ma quỉ ra khỏi người bị quỉ ám, nguyên một bầy heo
lao mình xuống biển. Tin Mừng được loan báo cho dân ngoại qua miệng người vừa
được chữa lành.
Thế nhưng, sự
thành công của Chúa Giêsu dưới cái nhìn của Marcô thật là yếu ớt. Dường như tất
cả những người mà Ngài tìm đến đều có thái độ dè dặt đối với Ngài. Chỉ có ma quỉ
là kẻ duy nhất biết rõ Ngài là ai nhưng chẳng bao giờ có thể hoán cải được nữa.
Các luật sĩ và biệt phái thì càng lúc càng tỏ ra chai lỳ, bà con thân thuộc thì
chỉ nhìn về Ngài với những tính toán vụ lợi, đám đông dân chúng thì không nhận
ra được ý nghĩa đích thực của sứ mệnh thiên sai của Ngài, còn dân ngoại thì nài
nỉ Ngài quay trở lại quê hương Ngài để họ khỏi phải mang họa vào thân, và khi
Chúa Giêsu chiến thắng được ma quỉ, thì đó cũng là lúc loài người tẩy chay
Ngài. Trong một tình thế bi đát như vậy, cái chết trên Thập giá là chuyện tất yếu
đối với Chúa Giêsu. Trong cái nhìn của Marcô, mỗi cuộc gặp gỡ của Chúa Giêsu với
người đương thời của Ngài là một tiên báo vê� cuộc tử nạn của Ngài, Ngài là một con
người triền miên bị khước từ.
Suy nghĩ về số
phận của Chúa Giêsu, chúng ta cũng được mời gọi nhìn lại thân phận của người
Kitô hữu chúng ta trong trần thế. Là môn đệ Chúa Giêsu, là chấp nhận lội ngược
dòng. Không thể đi theo Chúa Giêsu mà lại sống theo triết lý: người ta sao, tôi
vậy. Làm chứng cho Ðấng đã từng bị khước từ, người Kitô hữu bị khước từ đã
đành, mà ngay cả khi phục vụ một cách vô vụ lợi, họ cũng không hẳn được người đời
thương mến. Nói như thánh Phaolô: bổ khuyết những gì còn thiếu trong cuộc Tử nạn
của Chúa Giêsu, đó là số phận của người Kitô hữu trong trần thế này.
Nguyện xin Chúa
ban thêm can đảm và sức mạnh, để chúng ta kiên trì trong mọi khô� đau vì Danh Ngài.
Veritas Asia
Lời Chúa Mỗi Ngày
Thứ Hai Tuần 4 TN
Bài đọc: II Sam 15:13-14, 30, 16:5-13a; Mk
5:1-20.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Gian nan thử luyện đức tin.
Cuộc đời con
người là bãi chiến trường chống lại ba kẻ thù: ma quỉ, thế gian, và xác thịt. Để
chống lại ba kẻ thù nặng ký này, con người cần luyện tập để có một đức tin vững
mạnh nơi Thiên Chúa. Để luyện tập đức tin, con người cần có những gian nan thử
thách, bắt đầu từ những thử thách nhỏ, dần dần tới chỗ to lớn hơn. Nếu phải
đương đầu ngay với thử thách to lớn, con người sẽ ngã quị ngay.
Các Bài Đọc hôm
nay xoay quanh việc thử luyện đức tin. Trong Bài đọc I, năm chẵn, David phải
đương đầu với rất nhiều thử thách trong gia đình cũng như ngoài xã hội sau khi
phạm tội; nhưng ông vẫn kiên nhẫn tỏ lòng ăn năn sám hối. Ông hy vọng Thiên Chúa
sẽ đoái thương nhìn tới và tha thứ tội lỗi cho ông. Trong Phúc Âm, một người hầu
như đã hoàn toàn bị điều khiển bởi quyền lực của quỉ thần, được Chúa Giêsu chữa
lành. Sau khi đã được giải thoát, anh muốn đi theo làm môn đệ Chúa; nhưng Ngài
truyền cho anh ở lại địa phương, và loan truyền cho dân chúng biết những gì
Ngài đã làm cho anh.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
2/ Bài đọc I
(năm chẵn): "Lòng người
Israel đã theo Absalom."
2.1/ Những nỗi khổ
của vua David: Truyền thống
Đông phương tin thứ tự của việc cai trị bắt đầu từ tu thân, tề gia, trị quốc,
bình thiên hạ. Nếu con người chưa tu thân, họ không thể tề gia, trị quốc hay
bình thiên hạ. Trường hợp của vua David là một ví dụ cho tiến trình này.
(1) Bị dằn vặt
vì tội lỗi: Trong một giây phút yếu lòng, David đã để cho tình dục thống trị và
đã ăn nằm với bà Batsheba. Từ tội này kéo qua tội khác, ông đã phạm tội giết
Uriah, chồng bà Batsheba để chạy tội và đoạt vợ người, bằng cách truyền cho Joab
gởi Uriah ra tuyến đầu mà không có đủ sức mạnh hậu thuẫn để ông phải tử thương.
Tất cả những việc làm mờ ám của David không thoát khỏi con mắt Thiên Chúa, Đấng
nhìn thấu tâm can; Ngài sai ngôn sứ Nathan đến phơi bày tội lỗi của David. Tuy
Ngài hứa sẽ tha tội; nhưng David phải chịu mọi hình phạt.
(2) Xáo trộn
gia đình: Vì đã mang tội ngoại tình, David không thể phân xử công minh khi con
vua là Amnon hãm hiếp em cùng cha khác mẹ của mình là Tamar, em ruột của
Absalom. Khi thấy vua cha không làm gì cả, Absalom tức giận nên đã bày mưu giết
Amnon. Từ đó, mối hận thù giữa hai cha con ngày càng thêm nặng. Trong trình thuật
hôm nay, David phải chạy trốn Absalom, vì nghe tin "lòng người Israel đã
theo Absalom."
(3) Xáo trộn quốc
gia: Từ xáo trộn gia đình dẫn tới xáo trộn quốc gia. Vua David bảo toàn thể triều
thần ở với vua tại Jerusalem: "Đứng lên! Chúng ta chạy trốn đi, vì chúng
ta sẽ không thoát được Absalom. Đi cho mau, kẻo chẳng mấy chốc nó đuổi kịp
chúng ta, giáng tai hoạ xuống chúng ta và dùng lưỡi gươm giết dân thành."
Vua David lên dốc Cây Olive, vừa lên vừa khóc, đầu trùm khăn, chân đi đất, và
toàn dân đi với vua ai cũng đầu trùm khăn, vừa lên vừa khóc.
2.2/ Chỉ có David
là người hiểu rõ lý do của tất cả sự việc.
(1) Vua David bị
Shimei nguyền rủa: Khi vua David chạy trốn đến Bahurim, có một người tên là
Shimea, con ông Gera, thuộc cùng một thị tộc với nhà Saul. Y vừa đi ra vừa nguyền
rủa và ném đá vào vua David và tất cả bề tôi vua, mặc dầu có toàn thể quân đội
và toàn thể các dũng sĩ ở bên phải và bên trái vua. Shimea nguyền rủa vua
David: "Cút đi, cút đi, tên khát máu, thằng vô lại! Đức Chúa đã đổ xuống đầu
mày tất cả máu của nhà Saul, người đã bị mày chiếm ngôi, và Đức Chúa đã trao
vương quyền vào tay Absalom, con mày. Và này, mày phải tai hoạ, vì mày là tên
khát máu!"
(2) David biết
bàn tay Thiên Chúa trong những việc đang xảy ra: Thấy sự việc xảy ra, ông
Abishai thưa với vua: "Tại sao thằng chó chết này dám nguyền rủa đức vua
là chúa thượng tôi? Xin cho tôi qua chặt đầu nó!" David trả lời:
"Chuyện của ta can gì đến các ngươi, Nếu nó nguyền rủa và nếu Đức Chúa bảo
nó: "Hãy nguyền rủa David," thì ai dám hỏi: "Tại sao mày làm như
thế?" Rồi vua David nói với ông Abishai và tất cả bề tôi: "Này con
trai ta, do chính ta sinh ra mà còn tìm hại mạng sống ta, huống chi là tên
Benjamin này! Cứ để nó nguyền rủa, nếu Đức Chúa đã bảo nó. May ra Đức Chúa sẽ
đoái nhìn đến nỗi khổ cực của ta và Đức Chúa sẽ trả lại cho ta hạnh phúc, thay
vì lời nguyền rủa của nó hôm nay."
3/ Phúc Âm: Chúa Giêsu giải thoát một người khỏi làm
nô lệ cho quỉ thần.
3.1/ Người bị quỉ
ám sống trong nghĩa trang: Gerasa
là Kursi ngày nay, nằm phía bên kia của Biển Hồ. Vùng này có rất nhiều núi đá,
thích hợp cho việc chôn cất người chết. Hiện nay, còn rất nhiều dấu vết của mồ
mả. Như đã đề cập đến trong bài trước, nghĩa trang là chỗ ở của quỉ thần, và
đêm tối là thời gian hoạt động của họ. Khi Chúa Giêsu đã dùng quyền năng để
truyền cho sóng biển phải im lặng để sang tới vùng đất của dân Gerasa; người lại
dùng quyền năng để giải thoát một người khỏi làm nô lệ cho quỉ thần.
3.2/ Chúa Giêsu
đương đầu với quyền lực của quỉ thần: Cuộc đối thoại giữa Chúa Giêsu và thần ô uế cho chúng ta thấy
quyền lực của quỉ thần trên con người. Có lúc người bị quỉ ám xưng mình là tôi:
"Lạy ông Giêsu, Con Thiên Chúa Tối Cao, chuyện tôi can gì đến ông? Nhân
danh Thiên Chúa, tôi van ông đừng hành hạ tôi!" Có lúc, anh xưng mình là
chúng tôi: “Tên tôi là đạo binh, vì chúng tôi đông lắm.” Một đạo binh của quân
đội Rôma có khỏang 6,000 binh lính; điều này xác định con người có thể bị giam
giữ bởi rất nhiều quỉ thần. Việc quỉ thần xin cho nhập vào đàn heo có khỏang chừng
2,000 con cũng là một bằng chứng cho thấy số đông của quỉ thần.
3.3/ Chúa Giêsu
đương đầu với cám dỗ của thế gian: Với một phép lạ như thế, một người chờ đợi dân làng sẽ mừng vui
và mời Chúa Giêsu ở lại với họ; nhưng phản ứng của dân Gerasa hoàn toàn ngược lại.
Họ không muốn thay đổi vì đã quá quen với quỉ thần: “Họ đến cùng Đức Giêsu và
thấy kẻ bị quỷ ám ngồi đó, ăn mặc hẳn hoi và trí khôn tỉnh táo, chính người này
đã bị đạo binh quỷ nhập vào. Họ phát sợ.” Thay vì phải sợ quyền lực của quỉ thần,
họ sợ Người có quyền lực trên quỉ thần! Họ coi của cải vật chất hơn linh hồn
con người: Họ không muốn phải hy sinh của cải vật chất, cho dù cứu được một mạng
người. Họ lên tiếng nài xin Người rời khỏi vùng đất của họ.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
- Đức tin là
quà tặng quí giá Thiên Chúa ban để giúp chúng ta chiến đấu chống lại ba thù. Nếu
không có đức tin, chúng ta không thể đứng vững trước những gian nan của cuộc đời.
- Để có một đức
tin vững mạnh, chúng ta cần luyện tập. Gian nan không thể thiếu để giúp chúng
ta luyện tập đức tin.
- Tội lỗi không
chỉ mang đến những đau khổ cho cá nhân; nhưng còn làm thiệt hại đến gia đình,
quốc gia và xã hội.
- Chúng ta cần
luyện tập đức tin mỗi ngày và bắt đầu bằng vượt qua những gian nan thử thách nhỏ.
Nếu không chịu luyện tập, chúng ta không thể nào đương đầu với gian nan thử
thách lớn sẽ đến trong cuộc đời.
Linh mục
Anthony Đinh Minh Tiên, OP
Suy niệm: Mọi người đều được mời gọi sống ơn Chúa kêu
gọi mình. Người thì sống đời độc thân, người thì sống đời tu trì, đa số thì
sống đời gia đình. Tuy rằng hình thức đời sống có khác nhau, nhưng tất cả mọi
đời sống đều cùng chung một mục tiêu như Chúa Giê-su đã nói, đó là phải ‘mang
lại hoa trái’. Tin Mừng hôm nay thuật lại, người bị quỷ ám được Chúa chữa lành
ước muốn được ở với Chúa như các tông đồ, muốn đi theo Chúa trên từng cây số
trong vùng Pa-lét-tin, muốn ‘đi phượt’ với Chúa đến vùng thôn quê ra vùng thành
thị như một người ‘không có nơi gối đầu’, không phải bằng xe máy, mà bằng đôi
chân trần. Nhưng anh bất ngờ khi nghe Chúa nói với anh, “về
nhà với thân nhân, và thuật lại cho họ biết mọi điều Chúa đã làm cho anh”.
Anh khám phá ra rằng, để sinh hoa trái thiêng liêng, điều cốt yếu không phải
khăng khăng làm điều anh muốn, mà là tìm điều Chúa muốn. Và điều Chúa muốn anh
thực hiện là chia sẻ kinh nghiệm về lòng Chúa thương xót cho người trong gia
đình của mình. Một khi anh chia sẻ kinh nghiệm đức tin như thế, anh đã đã sinh
hoa trái thiêng liêng trong gia đình của anh rồi.
Mời Bạn: Nhiều
người đang quên mất bổn phận về
nhà với thân nhân, và thuật lại cho họ biết mọi điều Chúa đã làm. Bạn quyết tâm gì khi nghe lời Chúa hôm nay?
Sống Lời Chúa: Kể
cho người thân trong gia đình nghe một kinh nghiệm Chúa yêu thương bạn hay gia
đình bạn.
Cầu nguyện: Đọc kinh Năm
Thánh Lòng Thương Xót.
Tên tôi là đạo binh
Suy niệm:
Trừ quỷ là việc Đức Giêsu vẫn hay làm.
Bài Tin Mừng hôm nay kể chuyện Ngài trừ quỷ ở vùng đất dân Ngoại.
Tài kể chuyện của Máccô được thể hiện rõ nét qua bài Tin Mừng này.
Hiếm khi có câu chuyện sống động và ly kỳ đến thế!
Bài Tin Mừng hôm nay kể chuyện Ngài trừ quỷ ở vùng đất dân Ngoại.
Tài kể chuyện của Máccô được thể hiện rõ nét qua bài Tin Mừng này.
Hiếm khi có câu chuyện sống động và ly kỳ đến thế!
Đức Giêsu và các môn đệ vượt biển để đến vùng đất Ghêrasa.
Vừa ra khỏi thuyền thì gặp ngay người bị ám bởi thần ô uế.
Anh sống ở nơi mồ mả, nơi thường được coi là chỗ ở của quỷ ma.
Anh mạnh ghê gớm đến nỗi không xiềng xích nào có thể kiềm chế được.
Sống cô độc, đe dọa người khác, tự hành hạ và làm hại chính bản thân,
đó là thân phận bi đát mà anh không sao thoát khỏi (cc. 3-5).
Rõ ràng anh hoàn toàn bị quỷ dữ chiếm đoạt, chẳng còn chút tự do.
Nhưng lạ thay, chính anh lại chạy đến với Đức Giêsu để gặp Ngài.
Quỷ dữ nơi anh biết rõ Đức Giêsu là ai, là Con Thiên Chúa Tối Cao.
Nhưng cái biết đó lại khiến nó phải run sợ xin Ngài đừng hành hạ (c. 7).
Vừa ra khỏi thuyền thì gặp ngay người bị ám bởi thần ô uế.
Anh sống ở nơi mồ mả, nơi thường được coi là chỗ ở của quỷ ma.
Anh mạnh ghê gớm đến nỗi không xiềng xích nào có thể kiềm chế được.
Sống cô độc, đe dọa người khác, tự hành hạ và làm hại chính bản thân,
đó là thân phận bi đát mà anh không sao thoát khỏi (cc. 3-5).
Rõ ràng anh hoàn toàn bị quỷ dữ chiếm đoạt, chẳng còn chút tự do.
Nhưng lạ thay, chính anh lại chạy đến với Đức Giêsu để gặp Ngài.
Quỷ dữ nơi anh biết rõ Đức Giêsu là ai, là Con Thiên Chúa Tối Cao.
Nhưng cái biết đó lại khiến nó phải run sợ xin Ngài đừng hành hạ (c. 7).
Quỷ dữ biết danh tánh của Đức Giêsu, nhưng không chế ngự được Ngài.
Bây giờ Ngài bắt nó phải khai danh tánh của nó, trước khi Ngài hành động.
Hóa ra đây không phải là một quỷ, mà là một lũ quỷ đông đảo (c. 9).
Đạo binh quỷ này khẩn khoản xin Đức Giêsu một ơn,
đó là chỉ đuổi chúng ra khỏi người này, chứ đừng đuổi ra khỏi vùng này,
vì chúng hy vọng sẽ tìm được một con mồi khác (c. 10).
Đạo binh thần ô uế xin được nhập vào đàn heo vốn bị coi là ô uế.
Sự đồng ý của Đức Giêsu khiến toàn bộ những gì ô uế bị hủy diệt.
Ngài đã thanh tẩy chẳng những anh bị quỷ ám, mà cả vùng anh ở nữa.
Bây giờ Ngài bắt nó phải khai danh tánh của nó, trước khi Ngài hành động.
Hóa ra đây không phải là một quỷ, mà là một lũ quỷ đông đảo (c. 9).
Đạo binh quỷ này khẩn khoản xin Đức Giêsu một ơn,
đó là chỉ đuổi chúng ra khỏi người này, chứ đừng đuổi ra khỏi vùng này,
vì chúng hy vọng sẽ tìm được một con mồi khác (c. 10).
Đạo binh thần ô uế xin được nhập vào đàn heo vốn bị coi là ô uế.
Sự đồng ý của Đức Giêsu khiến toàn bộ những gì ô uế bị hủy diệt.
Ngài đã thanh tẩy chẳng những anh bị quỷ ám, mà cả vùng anh ở nữa.
Khi người bị quỷ ám được tự do, anh ấy trở nên khác xưa.
Anh ngồi đó, ăn mặc hẳn hoi, trí khôn tỉnh táo (c. 15).
Người dân trong vùng khiếp sợ nên xin Đức Giêsu đi khỏi đất của họ.
Chỉ có anh vừa được trừ quỷ là xin ở với Ngài như môn đệ (c. 18).
Nhưng ơn gọi làm môn đệ phải đến từ Thầy Giêsu.
Ngài khuyên anh nên về nhà, ở lại vùng đất của mình,
để loan báo mọi điều Chúa đã làm cho anh và thương xót anh (c. 19).
Anh đã vâng lời và trở nên người loan báo về Đức Giêsu nơi dân Ngoại.
Đối với anh, Đức Giêsu chính là Chúa.
Anh ngồi đó, ăn mặc hẳn hoi, trí khôn tỉnh táo (c. 15).
Người dân trong vùng khiếp sợ nên xin Đức Giêsu đi khỏi đất của họ.
Chỉ có anh vừa được trừ quỷ là xin ở với Ngài như môn đệ (c. 18).
Nhưng ơn gọi làm môn đệ phải đến từ Thầy Giêsu.
Ngài khuyên anh nên về nhà, ở lại vùng đất của mình,
để loan báo mọi điều Chúa đã làm cho anh và thương xót anh (c. 19).
Anh đã vâng lời và trở nên người loan báo về Đức Giêsu nơi dân Ngoại.
Đối với anh, Đức Giêsu chính là Chúa.
Thế giới chúng ta sống thì văn minh hơn, khoa học hơn, hạnh phúc
hơn,
nhưng vẫn không thiếu cảnh những người sống như bị ám, như bị ma nhập.
Có những người sống trong cô độc và trở nên nguy hiểm cho tha nhân.
Có những kẻ tự giết mình từng ngày trước khi tự tử.
Tru tréo và lấy đá rạch mình không phải là chuyện hiếm (c. 5).
Ăn mặc hẳn hoi và trí khôn tỉnh táo
là niềm mơ ước của biết bao gia đình có người thân bị bệnh.
Bệnh tâm thần là căn bệnh mà ít nhiều chúng ta đều dễ mắc.
Lắm khi con người thấy bó tay, không tự mình giải thoát mình được.
Xin Chúa Giêsu tiếp tục trừ quỷ cho chúng ta, cho vùng đất chúng ta sống.
Xin Ngài tiếp tục tẩy trừ sự ô uế đang thao túng ở lòng con người.
nhưng vẫn không thiếu cảnh những người sống như bị ám, như bị ma nhập.
Có những người sống trong cô độc và trở nên nguy hiểm cho tha nhân.
Có những kẻ tự giết mình từng ngày trước khi tự tử.
Tru tréo và lấy đá rạch mình không phải là chuyện hiếm (c. 5).
Ăn mặc hẳn hoi và trí khôn tỉnh táo
là niềm mơ ước của biết bao gia đình có người thân bị bệnh.
Bệnh tâm thần là căn bệnh mà ít nhiều chúng ta đều dễ mắc.
Lắm khi con người thấy bó tay, không tự mình giải thoát mình được.
Xin Chúa Giêsu tiếp tục trừ quỷ cho chúng ta, cho vùng đất chúng ta sống.
Xin Ngài tiếp tục tẩy trừ sự ô uế đang thao túng ở lòng con người.
Cầu nguyện:
Lạy Chúa Giêsu,
ai trong chúng con cũng thích tự do,
nhưng mặt khác chúng con thấy mình dễ bị nô lệ.
Có nhiều xiềng xích do chính chúng con tạo ra.
ai trong chúng con cũng thích tự do,
nhưng mặt khác chúng con thấy mình dễ bị nô lệ.
Có nhiều xiềng xích do chính chúng con tạo ra.
Xin giúp chúng con được tự do thực sự :
tự do trước những đòi hỏi của thân xác,
tự do trước đam mê của trái tim,
tự do trước những thành kiến của trí tuệ.
tự do trước những đòi hỏi của thân xác,
tự do trước đam mê của trái tim,
tự do trước những thành kiến của trí tuệ.
Xin giải phóng chúng con khỏi cái tôi ích kỷ,
để dễ nhận ra những đòi hỏi tế nhị của Chúa,
để nhạy cảm trước nhu cầu bé nhỏ của anh em.
để dễ nhận ra những đòi hỏi tế nhị của Chúa,
để nhạy cảm trước nhu cầu bé nhỏ của anh em.
Lạy Chúa Giêsu,
xin cho chúng con được tự do như Chúa.
Chúa tự do trước những ràng buộc hẹp hòi,
khi Chúa đồng bàn với người tội lỗi
và chữa bệnh ngày Sabát.
Chúa tự do trước những thế lực đang ngăm đe,
khi Chúa không ngần ngại nói sự thật.
Chúa tự do trước khổ đau, nhục nhã và cái chết,
vì Chúa yêu mến Cha và nhân loại đến cùng.
xin cho chúng con được tự do như Chúa.
Chúa tự do trước những ràng buộc hẹp hòi,
khi Chúa đồng bàn với người tội lỗi
và chữa bệnh ngày Sabát.
Chúa tự do trước những thế lực đang ngăm đe,
khi Chúa không ngần ngại nói sự thật.
Chúa tự do trước khổ đau, nhục nhã và cái chết,
vì Chúa yêu mến Cha và nhân loại đến cùng.
Xin cho chúng con đôi cánh của tình yêu hiến dâng,
để chúng con được tự do bay cao.
để chúng con được tự do bay cao.
Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.
Hãy Nâng Tâm Hồn Lên
1 THÁNG HAI
Sức Mạnh Giấu
Ẩn Trong Sự Bất Lực
Thiên Chúa hiện
diện ở giữa mọi nền văn hóa của con người, bởi vì Ngài hiện diện nơi chính con
người – là tạo vật mà Ngài đã dựng nên theo hình ảnh Ngài. Thiên Chúa không ngừng
hiện diện nơi những ai – bằng kinh nghiệm và bằng cảm hứng của mình – đóng góp
vào việc hình thành những giá trị, những tập tục và những cơ chế làm nên di sản
văn hóa của toàn thế giới này.
Nhưng vị Vua
Vinh Hiển còn muốn đi vào trong những nền văn hóa này bằng một cách thế trọn vẹn
hơn nữa. Ngài muốn đi vào trong cung lòng của bất cứ ai sẵn sàng mở rộng để đón
nhận Ngài: “Hỡi cửa đền, hãy cất cao lên! Cao lên nữa, hỡi cửa đền cổ kính, để
Đức Vua vinh hiển ngự vào!” Trong biến cố dâng Đức Giêsu vào đền thờ, Thiên
Chúa đã vào đền thánh của Ngài trong tư cách là “Vua Vinh Hiển”.
Nhưng – “Đức
Vua vinh hiển đó là ai?” (Tv 24, 7 – 8). Lễ Dâng Chúa Giê-su Vào Đền Thờ trao
cho chúng ta câu trả lời. Chúng ta nhìn ngắm Maria và Giu-se ẵm một hài nhi vào
đền thờ Giê-ru-sa-lem. Hôm ấy là bốn mươi ngày sau biến cố hài nhi chào đời.
Và hai người đã
trình diện hài nhi cho các tư tế trong đền thờ để chu toàn lề luật. Nhưng, với
thái độ tuân phục ấy, hai người đang chu toàn một cái gì đó còn hơn cả lề luật.
Mọi sấm ngôn thuở xưa giờ đây đang được hiện thực trọn vẹn, vì Maria và Giu-se
đang mang vào đền thờ “ánh sáng của mọi dân tộc.”
Thiên Chúa đi
vào đền thánh không phải trong tư cách của một đấng quyền lực mạnh mẽ, nhưng là
trong dáng dấp của một em bé trên đôi cánh tay mẹ mình. Vua Vinh Hiển không đến
trong uy phong lẫm liệt của nhân loại, không rình rang đình đám ồn ào. Ngài
không gây giật gân, khiếp hãi. Ngài vào đền thờ vẫn với cung cách như khi Ngài
vào thế giới: là một bé thơ. Ngài vào đền thờ trong lặng lẽ, nghèo hèn, và hiện
diện với Ngài là những kẻ nghèo hèn và những người khôn ngoan.
- suy tư 366
ngày của Đức Gioan Phaolô II -
Lm. Lê Công
Đức dịch từ
nguyên tác
LIFT UP YOUR
HEARTS
Daily
Meditations by Pope John Paul II
01 Tháng Hai
Rừng Mắm
Trong một
chuyện ngắn mang tựa đề "Rừng Mắm", cố văn sĩ Bình Nguyên Lộc đã giải
thích về ích lời của cây mắm qua mẩu đối thoại sau đây giữa hai ông cháu:
- Cây mắm
sao con không nghe nói đến bao giờ?
- Con không
nghe nói vì cây mắm không dùng được để làm gì hết, cho đến làm củi chụm lửa
cũng không được nữa là.
- Vậy trời
sinh nó làm chi mà vô ích dữ vậy ông nội, lại sinh ra hằng hà sa số như là cỏ vậy?
Bờ biển này
mỗi năm được phù sa bồi thêm cho rộng ra hàng mấy ngàn thước, phù sa là đất bùn
mềm lũn và không bao giờ thành đất thịt để ta hưởng nếu không có rừng mắm mọc
trên đó cho chắc đất. Một mai kia, cây mắm sẽ ngã rạp, giống tràm sẽ nối ngôi mắm.
Rồi sau mấy đời tràm, đất sẽ thuần, cây ăn trái mới mọc được. Thấy thằng cháu nội
ngơ ngác chưa hiểu, Ông cụ vịn vai nó nói tiếp: "Ông với tía, má con là
cây mắm, chân giam trong bùn. Ðời con là tràm, chân vẫn còn lắm bùn chút ít,
nhưng đất đã gần thuần rồi. Con cháu của con sẽ là xoài, mít, dừa, cau. Ðời cây
mắm tuy vô ích nhưng không uổng đâu con".
Mỗi lần nhìn lại
thời gian đã qua, chúng ta thường tự hỏi: "Tôi đã làm gì được cho tôi, cho
quê hương, cho Giáo Hội?". Ý nghĩ về sự vô tích sự của mình có thể tạo nên
trong tâm hồn chúng ta mỗi chua xót, đắng cay, thất vọng.
Chúng ta hãy
nhìn lại của đất phù sa và cây mắm trong câu chuyện trên đây. Cần phải có cây mắm,
đất phù sa mới trở thành đất thịt, để rồi từ đó cây tràm và các laọi câu khác mới
có thể mọc lên.
Mỗi một người
sinh ra trên cõi đời này, dù tàn tật, dù dốt nát và xấu xa đến đâu, cũng có thể
là một thứ cây mắm, cây tràm để cho đất đai trở thành màu mỡ, nhờ đó những cây
ăn trái mới có thể vươn lên.
Ước gì ý nghĩa ấy
giúp chúng ta có một cái nhìn lạc quan hơn về quá khứ, về chính bản thân của
chúng ta. Trong Tình Yêu Quan Phòng của Chúa, mỗi người đều có một chỗ đứng
trong lịch sử nhân loại và đều có một giá trị bổ túc cho những thiếu sót của
người khác.
Với ý nghĩ ấy,
còn tâm tình nào xứng hợp hơn trong giây phút này cho bằng tri ân, cảm mến đối
với Thiên Chúa Tình Yêu? Cảm tạ Ngài đã tạo dựng nên chúng ta, cảm tạ ngài đã
ban chúng ta được phục vụ Ngài, cảm tạ Ngài đã cho chúng ta được hữu dụng trong
Tình Yêu Quan Phòng của ngài.
(Lẽ Sống)
SỐNG LỜI CHÚA MỖI NGÀY
NĂM THÁNH LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT
Thứ Hai, 1 tháng 2 – Tuần IV Thường Niên
2 Sa-mu-en 15,13-14.30;16,5-13a · Thánh Vịnh 3,2-3.4-5.6-7
Mác-cô 5,1-20
Bỏ Lỡ Ân Sủng
Những người chứng kiến đã kể lại cho họ nghe việc đã xảy ra thế nào cho người
bị quỷ ám và chuyện bầy heo. Bấy giờ họ lên tiếng nài xin Người rời khỏi vùng đất
của họ. Mác-cô 5,16-17
Chỗ tôi ở có một mỏ đá rất nổi tiếng. Cách đây không lâu,
tôi đến đó tham dự một lễ hội được tổ chức hằng năm. Và để chuẩn bị cho lễ hội,
các nghệ nhân điêu khắc đã dành cả tuần để đục đẽo một tảng đá.
Một nghệ nhân đã giải thích cho chúng tôi cách ông dành thời
gian để đục đẽo một hình nút thắt rất phức tạp. Để tạo được cái nút thắt đó,
ông đã phải nghiên cứu một cách tỉ mỉ và hầu như phải biết « lắng nghe »
nó và học cách làm việc với nó. Vì nếu ông chỉ áp đặt ý tưởng của mình lên tảng
đá thì ông có nguy cơ phá hủy nó hoàn toàn.
Dân vùng Ghêrasa đã cảm nghiệm được ân sủng của Thiên Chúa
qua việc một người đàn ông bị hành hạ cả thể xác lẫn tinh thần được Chúa Giêsu
chữa lành, nhưng rồi họ đã không đón nhận ân sủng đó,có lẽ vì họ không muốn
chăng. Họ có cách suy nghĩ riêng của họ, nhưng Chúa Giêsu đã không làm theo
cách ấy, nên họ quay lưng lại với Người.
Tôi tự hỏi mình… có giây phút nào đó tôi đã bỏ lỡ ân sủng
và ơn chữa lành của Thiên Chúa khi chỉ biết nhìn cuộc đời như là một cơ hội để
sống cho riêng mình, thay vì sống hết mình cho giây phút hiện tại ?
Amy Welborn
HỌC HỎI NĂM THÁNH
Dung
Nhan Lòng Thương Xót – Đức Giáo Hoàng Phanxicô
Hỏi 94 : Trong Năm Thánh này, chúng ta hướng về Đức Maria, Mẹ của
lòng thương xót, và sống dưới cái nhìn đầy từ ái của ngài để có thể khám phá lại
điều gì ?
Đáp 94 :
Chúng ta có thể khám phá
lại niềm vui được Thiên Chúa yêu thương.
CẦU NGUYỆN
Lạy Chúa Giêsu, xin mở lòng con ra trước sự
hiện diện của Chúa nơi đây và ngay lúc này để con không ngừng ca tụng tình yêu
và quyền năng Chúa.
Quyết tâm : Sống trọn vẹn giây phút hiện tại với tâm
tình tạ ơn.
(nguồn trích : Sống Lời Chúa số 2 – Mùa Thường
Niên 1 của Tgp. Sài Gòn)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét