23/01/2016
Thứ Bảy tuần 2 thường niên.
Bài Ðọc
I: (năm II) 2 Sm 1, 1-4, 11-12. 19. 23-27
"Cớ sao các anh hùng lại ngã gục trên chiến trường như thế?"
Khởi đầu sách Samuel quyển thứ hai.
Trong những ngày ấy, sau khi thắng quân Amalec, Ðavít trở về, và tạm nghỉ
hai ngày tại Sicelê. Qua ngày thứ ba, có người từ trại quân của Saolê trở về,
áo quần rách nát, đầu tóc đầy bụi bặm, anh đến trước mặt Ðavít sấp mình kính lạy.
Ðavít hỏi anh: "Ngươi từ đâu tới?" Anh ta trả lời: "Tôi trốn từ
trại quân Israel về". Ðavít lại hỏi: "Có chuyện gì xảy ra đó, hãy kể
lại cho ta nghe". Anh ta nói: "Dân chúng chạy trốn khỏi chiến trường,
nhiều người trong dân đã bị hạ sát, vua Saolê và thái tử Gionathan cũng tử trận".
Ðavít liền xé áo mình ra, các người hầu cận của ông cũng làm như thế. Tất
cả đều than van khóc lóc và ăn chay cho tới chiều để chịu tang vua Saolê, thái
tử Gionathan, dân Chúa và nhà Israel, vì họ ngã gục dưới lưỡi gươm. (Và Ðavít
đã khóc rằng:)
"Các nhân tài Israel đều bị giết trên núi. Cớ sao các anh hùng bị
ngã gục như thế?
"Saolê và Gionathan đáng yêu đáng quý, khi sống cũng như khi chết, họ
không hề lìa nhau. Họ lanh lẹ hơn chim phượng hoàng, và hùng dũng hơn loài sư tử.
Hỡi thiếu nữ Israel, hãy than khóc Saolê đi, người đã mặc cho các cô áo điều sặc
sỡ, đã gắn lên y phục các cô những đồ nữ trang bằng vàng.
"Cớ sao các anh hùng lại ngã gục trên chiến trường như thế?
"Gionathan đã bị giết trên đồi cao. Hỡi anh Gionathan, tôi thương tiếc
anh. Tôi yêu mến anh, và tình bạn giữa đôi ta cao quý hơn tình yêu phụ nữ.
"Cớ sao mà các anh hùng lại ngã gục như thế? Cớ sao binh khí lại bị
phá huỷ như thế?"
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv
79, 2-3. 5-7
Ðáp: Lạy
Chúa, xin tỏ thiên nhan hiền từ Chúa ra, hầu cho chúng con được ơn cứu sống (c.
4b)
Xướng: 1) Lạy Ðấng chăn dắt của Israel, xin hãy lắng tai! Chúa là Ðấng
chăn dẫn Giuse như thể bầy chiên. Chúa ngự trên các Vệ Binh Thần, xin hiện ra
trong sáng láng, trước mặt con cháu Ephraim, Bengiamin và Manassê. Xin thức tỉnh
quyền năng của Chúa, và ngự tới để cứu độ chúng con. - Ðáp.
2) Lạy Chúa thiên binh, Chúa còn thịnh nộ tới bao giờ, bởi vì dân Chúa
đang dâng lời khẩn nguyện? Chúa nuôi chúng con bằng cơm bánh trộn giọt châu, và
cho chúng con uống bằng nước mắt chảy tràn trề. Chúa biến chúng con thành miếng
mồi cho lân bang tranh chấp, và quân thù phỉ báng chúng con. - Ðáp.
Alleluia: Ga
14, 5
Alleluia, alleluia! - Chúa phán: "Thầy là đường, là sự thật và là sự
sống, không ai đến được với Cha mà không qua Thầy". - Alleluia.
Phúc Âm: Mc
3, 20-21
"Những thân nhân của Người nói: Người đã mất trí".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.
Khi ấy Chúa Giêsu cùng các môn đệ trở về nhà, và dân chúng đông đảo lại đổ
xô tới, đến nỗi Người không dùng bữa được. Những thân nhân của Người hay tin
đó, liền đi bắt Người, vì họ nói: "Người đã mất trí".
Ðó là lời Chúa.
Suy Niệm: Vai trò của gia đình
Tin Mừng hôm nay mời gọi chúng ta suy nghĩ về tương quan với Chúa Giêsu
và gia đình của Ngài, để từ đó rút ra những bài học thực tiễn về vai trò gia
đình đối với con người.
Chúa Giêsu đã sinh ra và lớn lên trong một gia đình. 33 năm sống kiếp làm
người, Ngài đã sống 30 năm với gia đình. Hơn nữa, cũng như bất cứ một người Á
Ðông nào, Chúa Giêsu rất xem trọng những mối giây liên hệ thân thuộc: trong ba
năm rao giảng công khai, Ngài vẫn tìm dịp trở về thăm làng cũ, và giữa lúc Ngài
bận bịu với sứ vụ công khai, bà con thân thuộc của Ngài vẫn tìm đến thăm Ngài.
Quả thật, Chúa Giêsu xem trọng những liên hệ máu mủ và tình bà con xóm giềng,
Ngài quí trọng gia đình; Ngài đề cao sự thánh thiêng và bất khả phân ly của
giây hôn phối. Tuy nhiên, Chúa Giêsu không lập gia đình; trong ba năm thi hành
sứ vụ công khai, Ngài sống xa gia đình, không nhà, không cửa.
Như vậy, đối với Chúa Giêsu, trên cõi đời này, gia đình cũng như mọi thứ
định chế khác của loài người đều không phải là những giá trị tuyệt đối. Chỉ có
một giá trị tuyệt đối, đó là con người, bởi có con người mới có một vận mệnh
vĩnh cửu. Tất cả đều hiện hữu vì con người. Trong Kinh Tin Kính, Giáo Hội tuyên
xưng: "Vì loài người chúng tôi và để cứu rỗi chúng tôi, Người đã từ trờ xuống
thế". Như vậy, ngay cả mầu nhiệm Nhập Thể cũng là vì con người. Chính Chúa
Giêsu đã tuyên bố rằng Ngài đến để phục vụ, chứ không phải để được phục vụ; nếu
Con Thiên Chúa nhập thể là để phục vụ con người, thì huống chi những định chế của
xã hội loài người. Tất cả đều hiện hữu vì con người: gia đình cũng như xã hội
hiện hữu vì con người, chứ không phải con người vì gia đình và xã hội.
Từ cái nhìn trên đây của Chúa Giêsu về gia đình, chúng ta có thể thấy được
vai trò của gia đình và một cách cụ thể mục đích của việc giáo dục trong gia
đình. Trong tuyển tập "Giới Luật Yêu Thương", Ðức Cha Bùi Tuần đã có
một phân tích sâu sắc về mục đích của việc giáo dục gia đình, Ngài viết:
"Các bậc cha mẹ muốn biết xưa nay mình nhằm mục đích gì trong việc
giáo dục con cái, thì hãy xét xem ta thường muốn gì, chờ đợi gì ở con cái. Có
phải muốn chúng nên giàu sang không? Có phải chờ đợi ở chúng một lợi lộc vật chất
chăng? Không thiếu những cha mẹ nhắm cái đó khi giáo dục con cái. Những hy vọng
đó không phải là xấu, nhưng chắc chắn không phải là chính mục đích mà cha mẹ phải
nhắm để đưa con cái mình đi tới. Mục đích chính đó là gì?"
Mục đích đó là giúp chúng nên người với tất cả ý nghĩa cao đẹp của nó. Mà
nên người trước hết là thực hiện đầy đủ ý nghĩa câu nói quen thuộc: "Con
người, đầu đội trời, chân đạp đất"... Chân đạp đất là thái độ phải thắng dẹp
những lôi cuốn tội lỗi thế tục, là đạp lên trên những gì làm cho mình ra hèn
như cát bụi, là đạp lên trên những gì đưa ta xuống đất, xuống địa ngục. Nếu
chân đạp đất chỉ những sự phàm trần, thì đầu đội trời chỉ những sự siêu phàm. Ðầu
đội trời chi thái độ vươn lên những gì cao thượng, đầu đội trời chỉ sự cố gắng
phóng mình tới lý tưởng xa vời, đầu đội trời chỉ sự hướng tâm con người về mục
đích ở tận bên kia thế giới, đầu đội trời chỉ nỗ lực băng mình lên cao để tìm về
quê hương trên trời.
Những suy tư của Ðức Cha Bùi Tuần gợi lại cho chúng ta câu nói của Chúa
Giêsu với cha mẹ Ngài khi hai Ðấng gặp lại Ngài trong Ðền Thờ Yêrusalem:
"Cha mẹ không biết con phải lo việc Cha con sao?" Ðầu đội trời chính
là lo việc Cha trên trời, là hướng về trời cao, là sống cho những giá trị vĩnh
cửu. Nên người thực sự là sống đúng ý nghĩa ba chữ "đầu đội trời", và
đó phải là mục đích của giáo dục gia đình, bất cứ hành động nào đi ngược mục
đích ấy đều là phản giáo dục.
Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta tự vấn lương tâm xem đâu là những giá
trị đích thực mà chúng ta đang theo đuổi và muốn truyền đạt cho người khác.
Nguyện xin Ðấng là Ðường, là Sự Thật và là Sự Sống soi sáng và hướng dẫn chúng
ta.
Veritas Asia
Lời Chúa Mỗi Ngày
Thứ Bảy, Tuần II TN2
Bài đọc: Heb 9:2-3,
11-14; II Sam 1:1-4, 11-12, 19, 23-27; Mk 3:20-21.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Phải nhận ra tình yêu vô biên của Thiên
Chúa và của tha nhân.
Khi yêu, con người làm những việc bị người khác coi là điên khùng;
chẳng hạn, đứng chờ người yêu dưới mưa, hay sẵn sàng chết vì người mình
yêu. Nhưng đối với những người đang yêu, họ được thúc đẩy phải biểu lộ để chứng
tỏ tình yêu. Chính Chúa Giêsu đã từng rửa chân cho các tông-đồ và căn
dặn các ông cũng phải rửa chân cho nhau. Ngài cũng đã nói với các ông: “Không
có tình yêu nào lớn lao cho bằng tình của người chết vì yêu.” Ngài không chỉ nói,
nhưng đã vác Thập Giá lên đồi Golgotha để chết cho con người, để chứng
tỏ tình yêu của Ngài.
Các Bài Đọc hôm nay tập trung trong việc phải nhận ra những biểu lộ tình
yêu qua những hy sinh của Chúa Giêsu và của tha nhân Trong Bài Đọc I, năm chẵn,
David và toàn dân khóc thương vua Saul, con vua là Jonathan, và những người đã
tử trận. Tất cả nhớ lại những gì hai cha con và binh lính đã hy
sinh xương máu để bảo vệ dân chúng trong suốt cuộc đời. Trong Phúc
Âm, vì quá yêu thương dân chúng, Chúa Giêsu và các môn đệ làm việc không
ngơi nghỉ đến nỗi không có thời giờ để ăn uống. Thân nhân của
Người hay tin ấy, liền đi bắt Người, vì họ nói rằng Người đã mất trí.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
2/ Bài đọc I
(năm chẵn): "Hỡi Israel, trên các đồi của ngươi, những người con ưu tú đã
bỏ mình."
2.1/ Phải biết tri ân những người đã hy sinh xương máu để bảo vệ quốc
gia:
(1) Nhà lãnh đạo biết đặt lợi ích quốc gia lên trên những xung đột cá
nhân: Thông thường, nhiều người sẽ vui mừng khi thấy đối phương của mình
không còn nữa, không còn phải lo đề phòng tai hại, và nhất là ngày mình được
làm vua sẽthành tựu. Điều này không đúng trong trường hợp của David, vì ông tôn
trọng vua Saul, người đã được Đức Chúa xức dầu phong vương; và yêu mến
Jonathan, con vua, vì tình bằng hữu và ơn cứu tử đã dành cho David.
Hơn nữa, David còn đau buồn vì tình đồng bào và nghĩa anh em của những người
dân trong cùng một nước; vì thế ông đau đớn khi nghe tường thuật hung tin
bởi một binh lính thoát chết trở về: "Dân đã bỏ chiến trường mà
chạy trốn; nhiều người trong dân tửtrận, cả vua Saul và con vua là ông
Jonathan cũng đã chết."
(2) Nhà lãnh đạo phải có lòng biết ơn đối với những người đi trước:
Tiền đồ của dân tộc được xây dựng trên công lao và hy sinh xương máu của
những thế hệ đi trước; vì thế, bổn phận của những người đi sau là phải
biết ơn, cầu nguyện, và cố gắng bảo vệ gia sản của tiền nhân để lại.
Để tỏ lòng thương tiếc và biết ơn, David nắm lấy áo mình mà xé
ra, và tất cảnhững người ở với ông cũng làm như vậy. "Họ cử hành
tang lễ, khóc lóc và ăn chay cho đến chiều để tỏ lòng thương tiếc vua
Saul và ông Jonathan, con vua, thương tiếc dân Đức Chúa và nhà Israel, vì những
người này đã ngã gục dưới lưỡi gươm." Tất cả những việc làm như: xé
áo, bỏ đất lên đầu, khóc lóc, và ăn chay là theo truyền thống khóc thương
thân nhân của con cái Israel.
2.2/ David khóc thương Saul và Jonathan:
(1) Vua Saul và Jonathan đã hy sinh xương máu để lo lắng và bảo vệ dân:
Con người rất dễ quên công ơn của các tiền nhân; nhất là những người
mà họ có vấn đề với. Điều này đã không xảy ra cho David, ông nhận ra
những công ơn mà cha con của vua Saul đã làm cho quốc gia. Sự hy sinh
của họ là lý do đất nước được hưng thịnh và bảo vệ. David khuyên các phụ nữ hãy
khóc thương vua Saul và con ông vì những gì hai cha con đã mang lại cho họ:
"Thiếu nữ Israel hỡi, hãy khóc Saul, người đã mặc cho các cô vải điều
lộng lẫy, đính trên áo các cô đồ trang sức bằng vàng. Than ôi! Các anh
hùng đã ngã gục giữa lúc giao tranh! Trên các đồi của ngươi, Jonathan đã bỏ mình!"
(2) David trân quí tình bằng hữu và ơn cứu tử của Jonathan:
Tình bằng hữu giữa David và Jonathan bắt đầu bằng việc tôn trọng sự thật.
Jonathan nhận thấy cha mình đã không cư xử đúng đắn với tình yêu của
David dành cho vua, lý do chỉ vì ghen tị những thành công mà David đã
gặt hái được qua việc giết tên khổng lồ Philistine. Jonathan quyết định
ngăn cản vua cha về việc đối xử bất công với David, bằng cách cho
David biết tất cả ý đồ của nhà vua (I Sam 19-20). Khi nghe tin
Jonathan bỏ mình trên chiến trường, David trân quí tình bằng hữu
và ơn cứu tử của Jonathan dành cho mình nên khóc thương ông
như sau: "Jonathan, anh hỡi, lòng tôi se lại vì anh! Tôi thương anh
biết mấy! Tình anh đối với tôi thật diệu kỳ hơn cả tình nhi nữ. Than ôi!
Anh hùng nay ngã gục, võ khí đã tan tành!"
3/ Phúc Âm: Chúa Giêsu và
các môn đệ quên mình để lo cho dân chúng.
3.1/ Lòng yêu thương của Chúa Giêsu dành cho con người: “Người trở về nhà
và đám đông lại kéo đến, thành thử Người và các môn đệ không sao ăn uống
được.” Những việc này xảy ra là vì Chúa Giêsu và các môn đệ quá thương dân
chúng. Nếu Chúa Giêsu không muốn những điều này xảy ra, Ngài chỉ cần đình
chỉ việc chữa lành hay lánh đi một nơi hẻo lánh, là giải quyết được vấn đề.
Chỉ có tình yêu cho dân chúng mới thúc đẩy Chúa Giêsu và các môn đệ lâm
vào hoàn cảnh này; tuy vậy, các ngài vẫn vui vẻ phục vụ.
3.2/ Thân nhân không thể hiểu nổi những gì Chúa Giêsu làm: “Thân nhân của
Người hay tin ấy, liền đi bắt Người, vì họ nói rằng Người đã mất
trí.” Theo thói thường, người không yêu không thể hiểu nổi lý lẽ của
tình yêu. Các thân nhân của Chúa Giêsu không thể nào hiểu nổi tình yêu của
Chúa Giêsu dành cho Chúa Cha và cho con người. Theo họ, cuộc sống nhưChúa Giêsu
đang sống là một điên khùng và thất bại, vì Ngài phải:
(1) Lang thang khắp nơi, nay đây mai đó, không có nghề nghiệp gì nhất
định; trong khi theo họ, con người phải có mái nhà an toàn và nghề nghiệp
vững chắc để sinh sống.
(2) Kết bạn với những người nghèo khổ và thất học; trong khi theo họ,
phải có kiến thức và địa vị cao trọng trong xã hội.
(3) Dám đương đầu với quyền lực của giới cai trị tôn giáo
như Biệt-phái, Kinh-sư, Cao-niên. Theo họ, làm như thế là tựmang
án tử cho mình.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
- Nhìn vào những gì Chúa Giêsu đã, đang, và sẽ làm cho con người,
chúng ta cảm nhận được tình yêu thâm sâu của Ngài dành cho chúng ta.
"Không ai dám hy sinh tính mạng cho người khác; họa chăng có người dám chết
vì người công chính. Đức Kitô đã chết cho chúng ta khi chúng ta còn là tội
nhân."
- Chúng ta cần loại bỏ tính ích kỷ, kẻ thù của tình yêu và là mối
đe dọa cho lợi ích chung; để biết nhận ra và tri ân những hy sinh cao quí
của mọi người đã làm ơn cho chúng ta trong đời.
- Vì Đức Kitô đã yêu thương và hy sinh tất cả cho chúng ta, chúng ta
không được ích kỷ để chỉ biết sống cho mình; nhưng phải yêu
thương và hy sinh cho người khác như Đức Kitô đã dạy chúng ta.
Linh mục
Anthony Đinh Minh Tiên, OP
23/01/16 THỨ BẢY TUẦN 2 TN
Mc 3,20-21
Mc 3,20-21
Suy niệm: Cụ
Nguyễn Bỉnh Khiêm ngày xưa có thơ luận chuyện dại-khôn: “Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ; người khôn người
đến chốn lao xao” đã
nghiệm ra rằng điều mà người đời cho là khôn nhưng thực ra chỉ là dại, và ngược
lại lối sống vô vi siêu thoát tưởng chừng là dại nhưng thực ra lại là khôn
ngoan vượt trên mọi lối sống tầm thường. Chúa Giê-su khi thi hành sứ mệnh cứu
độ Chúa Cha giao phó, cũng không ít lần bị người đời cho là điên rồ, bị quỷ ám…
(x. Mt 11,18; Lc 23,11; Ga 10,20). Nhưng có lẽ cũng chưa phũ phàng bằng Ngài bị
chính những người thân coi là mất trí đến nỗi họ phải cho người đi bắt Chúa để
đem về quản thúc tại gia! Thánh Phao-lô cảm nghiệm được sự phũ phàng đó khi
Ngài chia sẻ: “điều mà người Do Thái cho là ô
nhục, dân ngoại cho là điên rồ” thì
lại là sự khôn ngoan của Thiên Chúa, đó chính là “Đức Ki-tô chịu đóng đinh” mà thánh nhân đang rao giảng (x. 1Cr 1,17-25).
Mời Bạn: Lắm
khi chúng ta hành động theo kiểu ‘gió chiều nào, che chiều ấy’, không dám mạo
hiểm sống triệt để theo Tin Mừng của Chúa Ki-tô vì sợ áp lực của xã hội, sợ bị
thiệt thòi quyền lợi. Hôm nay, Chúa mời bạn nhận ra và xác tín gánh vác lấy sự
điên rồ của thập giá Chúa Ki-tô nhưng đó chính là sự khôn ngoan của Thiên Chúa
vượt mọi sự khôn ngoan của người đời.
Sống Lời Chúa: Mạnh
dạn chấp nhận những khó khăn thiệt thòi khi sống theo những đòi hỏi của Tin
Mừng.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin cho con trung thành theo Chúa đến cùng trên con
đường thập giá.
Người
bị mất trí
Đức Giêsu bao giờ cũng vượt trên những gì chúng
ta thường nghĩ. Cần thấy được sự khôn ngoan và lòng nhân hậu của Thiên Chúa nơi
sự “mất trí” và điên rồ của Đức Giêsu trên thập giá.
Suy
niệm:
Bài
Tin Mừng hôm nay thật là ngắn, chỉ gồm có hai câu.
Nhưng
câu chuyện kể lại có thế làm chúng ta bối rối.
Đức
Giêsu đã gặp sự chống đối từ phía các kinh sư và người Pharisêu.
Bây
giờ Ngài lại gặp sự hiểu lầm từ phía những thân nhân,
trong
đó có thể có thân mẫu của Ngài (x. Mc 3, 31).
Khi Đức
Giê su và các môn đệ trờ về nhà ở Caphácnaum,
đám
đông lại kéo đến.
Nhu
cầu thật lớn lao và thúc bách khiến cả nhóm không thể nào có giờ ăn.
Thân
nhân của Ngài nghe tin ấy thì hốt hoảng.
Có
lẽ họ đã đi từ quê làng Nadarét đến để gặp Đức Giêsu.
Họ
nghĩ Ngài bị mất trí và họ muốn lôi Ngài về lại quê nhà.
Họ
sẵn sàng dùng sức mạnh để ép Đức Giêsu phải đi.
Kể
cũng lạ nếu chỉ dựa vào chuyện Đức Giêsu không ăn
để
vội vã kết luận là Ngài mất trí.
Các
thân nhân chẳng để ý đến chuyện đám đông chạy đến với Ngài
để
được trừ quỷ, được chữa bệnh và để được nghe giảng.
Làm
sao một người mất trí có thể làm được những việc như thế ?
Xem
ra họ không hiểu mấy về con người và sứ mạng của Đức Giêsu.
Thật
ra dưới mắt của các thân nhân,
Đức
Giêsu có những điều chẳng bình thường chút nào.
Ngài
đã không lập gia đình như những thanh niên khác.
Ngài
đã bỏ nghề thợ mộc ở Nadarét để lang thang khắp đó đây.
Dù
không phải là người học thức,
Ngài
đã chiêu tập một nhóm môn đệ chủ yếu là dân đánh cá,
đã
giao du với những hạng người nên tránh, đã dám đụng độ với các kinh sư,
và
bây giờ Ngài đang mê mệt với một đám đông cuồng nhiệt theo Ngài.
Họ
tự hỏi ông Giêsu, người thân của họ, có vấn đề gì về tâm lý không,
có
rơi vào tình trạng hoang tưởng tự đại không.
Chúng
ta cần nhiều thời gian để hiểu được sự “mất trí” của Đức Giêsu.
Quan
hệ máu mủ có khi lại làm cản trở việc nhận ra Ngài là ai.
Đức
Giêsu bao giờ cũng vượt trên những gì chúng ta thường nghĩ.
Cần
thấy được sự khôn ngoan và lòng nhân hậu của Thiên Chúa
nơi
sự “mất trí” và điên rồ của Đức Giêsu trên thập giá (1 Cr 1, 18).
Cầu
nguyện:
Lạy
Chúa Giêsu,
dân
làng Nadarét đã không tin Chúa
vì
Chúa chỉ là một ông thợ thủ công.
Các
môn đệ đã không tin Chúa
khi
thấy Chúa chịu treo trên thập tự.
Nhiều
kẻ đã không tin Chúa là Thiên Chúa
chỉ
vì Chúa sống như một con người,
Cũng
có lúc chúng con không tin Chúa
hiện
diện dưới hình bánh mong manh,
nơi
một linh mục yếu đuối,
trong
một Hội thánh còn nhiều bất toàn.
Dường
như Chúa thích ẩn mình
nơi
những gì thế gian chê bỏ,
để
chúng con tập nhận ra Ngài
bằng
con mắt đức tin.
Xin
thêm đức tin cho chúng con
để
khiêm tốn thấy Ngài
tỏ
mình thật bình thường giữa lòng cuộc sống.
Lm Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ
Hãy Nâng Tâm Hồn Lên
23 THÁNG
GIÊNG
Tôn Trọng
Nhân Vị Con Người Tại Môi Trường Lao Động
Nhãn quan Kitô
giáo về thực tại tập chú trên con người và phẩm giá của con người xét như một
ngôi vị được tạo thành theo hình ảnh Thiên Chúa. Đó là lý do vì sao tôi muốn khẳng
định mạnh mẽ rằng nhân vị phải luôn luôn là mối ưu tiên đệ nhất trong lao động.
Khẳng định ấy sẽ đưa ta tới một quan điểm hết sức quan trọng về đạo đức. Đành rằng
quả thật con người được gọi và được định liệu để lao động; song, lao động tiên
vàn là cho con người, chứ không phải con người cho lao động. Nói cho cùng, mọi
loại lao động của con người – dù tầm thường hay đơn điệu đến mấy đi nữa – cũng
luôn luôn nhận cứu cánh của nó là chính con người (Laborem exercens 6).
Toàn bộ cơ cấu
lao động phải vận hành xoay quanh chiếc trục bản lề là chính con người. Lao động
là thực tại cao quí. Nhưng con người còn cao quí hơn muôn muôn triệu lần. Con
người là thiêng thánh. Và tính thiêng thánh này không thể bị xúc phạm. Dứt
khoát phải tôn trọng nhân vị con người trong mọi môi trường lao động.
Tính thiêng
thánh ấy là gốc rễ từ đó bật ra tất cả các quyền đặc biệt của con người. Bất cứ
cảnh vực lao động nào muốn tạo lập một môi trường đạo đức lành mạnh đều phải
tôn trọng nhãn giới ấy về con người.
Thật vậy, chất
lượng luân lý và đạo đức của một doanh nghiệp – và thường kể cả mức hiệu năng của
doanh nghiệp ấy trên thị trường nữa – được đo lường chính nơi thái độ của doanh
nghiệp này đối với con người.
Công nghệ, tư bản,
lợi nhuận, và tất cả những gì góp phần đem lại sự thành công về tài chánh đều
được trân trọng và tưởng thưởng theo mức độ mà chúng tôn trọng phẩm giá con người
trong môi trường lao động. Chúng phải luôn luôn lệ thuộc con người – và con người
phải luôn luôn chiếm được sự quan tâm hàng đầu tại mọi môi trường lao động.
- suy tư 366
ngày của Đức Gioan Phaolô II -
Lm. Lê Công
Đức dịch từ
nguyên tác
LIFT UP YOUR
HEARTS
Daily
Meditations by Pope John Paul II
Lời Chúa Trong Gia Đình
Ngày 23/01
2Sm 1, 1-4.
11-12. 23-27; Mc 3, 20-21.
Lời Suy
Niệm: “Người trở về nhà và đám đông lại kéo đến,
thành thử Người không sao ăn uống được. Thân nhân của Người hay tin ấy, liền đi
bắt Người, vì họ nói rằng Người đã mất trí.”
Với tình yêu của
Chúa Giêsu đối với Chúa Cha và đối với con người. Người đã không ngừng, giảng dạy
và chữa lành mọi bệnh tật, và tha mọi tội lỗi cho những người đến với Người,
Người không giới hạn thời gian và không gian khi phục vụ con người, khi con người
cần dến Người; đã làm cho thân nhân của Người phải lo lắng. Điều này cũng đang
xãy ra với những người quá nhiệt tình trong “Công Tác Tông Đồ”, trong “Mục Vụ”
của mình, chính vì quá nhiệt tâm trong những công việc đó đã làm cho họ quên đi
bản thân mình, không thiết đến ăn uống nghỉ ngơi, bảo dưỡng sức khỏe, làm cho
những người thân chung quanh trở nên lo lắng, muốn cắt đứt công việc của đương
sự, để được săn sóc chu đáo hơn.
Lạy Chúa Giêsu.
Vì yêu thương chúng con, Chúa đã ban cho chúng con tất cả, cho cả Máu Thịt của
Chúa để cứu rỗi chúng con. Xin cho mọi thành viên trong gia đình chúng con luôn
biết đón nhận trong tâm tình tạ ơn và yêu mến.
Mạnh Phương
23 Tháng
Giêng
Chúa Giêsu Ði Xem Bóng Ðá
Một linh mục
Aán Ðộ chuyên về huấn luyện tu đức là cha Anthony de Mello đã tưởng tượng ra một
câu chuyện như sau: Chúa Giêsu than phiền là Ngài chưa được một lần tham dự một
trận túc cầu. Chúng tôi bèn đưa Ngài đi xem một trận đấu rất gay go giữa một đội
Tin Lành và một đội Công Giáo. Ðội Công Giáo làm bàn trước một không. Chúa
Giêsu vỗ tay hoan hô và tung cả mũ lên trời. Vài phút sau, đội Tin Lành lại làm
bàn. Lần này Chúa Giêsu cũng vỗ tay reo hò và tung mũ lên trời.
Một khán giả
ngồi bên cạnh lấy làm khó chịu về thái độ của Chúa Giêsu. Oâng ta lấy tay đập
lên vai Ngài rồi hỏi: "Ê ông bạn, ông bạn ủng hộ bên nào vậy?". Xem
chừng như vẫn còn bị khích động bởi trận đấu, Chúa Giêsu trả lời: "Tôi hả?
Tôi không ủng hộ bên nào cả. Tôi đến đây là chỉ để thưởng thức trận đấu
thôi". Người khán giả khó chịu về thái độ của Chúa Giêsu, nay lại càng bực
bội hơn. Oâng quay sang người bên cạnh và nói nhỏ: "Hắn là một tên vô thần".
Trên đường
trở về nhà, chúng tôi chất vấn Chúa Giêsu về tình hình tôn giáo trên thế giới.
Chúng tôi nói với Ngài: "Thưa Chúa, những con người có tôn giáo thật là buồn
cười. Họ tưởng rằng Chúa Giêsu chỉ đứng riêng về phía họ và nghịch lại với những
người thuộc tôn giáo khác".
Chúa Giêsu gật
đầu tỏ vẻ ưng ý. Ngài nói: "Ðó là lý do tại sao ta không ủng hộ tôn giáo
mà chỉ ủng hộ con người. Con người quan trọng hơn tôn giáo. Con người trọng hơn
ngày Sabbat. Chúng con nên biết là chính những người có tôn giáo đã treo Ta lên
thập giá".
Câu chuyện tưởng
tượng trên đây cho chúng ta thấy rằng một trong những vết thương lớn nhất của
nhân loại trải qua mọi thời đại: đó là thái độ bất khoan dung đưa đến những cuộc
chiến tranh tôn giáo. Con người ai cũng bị cám dỗ nhân danh Thượng Ðế, thần
minh và hệ tư tưởng của mình để triệt hạ, để loại trừ, để bách hại người khác.
Kỳ thực, có tôn giáo nào mà không dạy sự khoan dung, lòng nhân từ đối với mọi
người?
Chúa Giêsu đến
để mạc khải cho chúng ta một Thiên Chúa là Cha của mọi người. Ngài là Ðấng làm
cho mặt trời mọc lên cho người lành cũng như kẻ dữ. Ngài yêu thương những kẻ nhận
biết và yêu mến Ngài cũng như những kẻ chối bỏ và thù ghét Ngài. Ngài muốn
chúng ta yêu thương nhau như anh em cùng một gia đình. Thiên Chúa mà Chúa Giêsu
mạc khải cho chúng ta là Ðấng mà người ta cũng sẽ chối bỏ nếu người ta khước từ
chính anh em đồng loại của mình. Thiên Chúa mà Chúa Giêsu mạc khải là Ðấng mà
người ta cũng sẽ xúc phạm nếu xúc phạm đến con người.
(Lẽ Sống)
SỐNG LỜI CHÚA MỖI NGÀY
NĂM THÁNH LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT
Thứ Bảy, 23 tháng 1 – Tuần II Thường Niên
2 Sa-mu-en 1,1-4.11-12.19.23-27 · Thánh Vịnh 79,2-3.5-7
Mác-cô 3,20-21
Hãy Ở Cùng Con Trong Cơn
Nguy Khó
Họ cử hành tang lễ, khóc lóc và ăn chay . . .
vì những người này đã ngã gục dưới
lưỡi gươm. 2Sa-mu-en 1,12
Trong khoảnh khắc nào đó của cuộc đời, tuyệt vọng và khổ
đau có thể nhấn chìm chúng ta. Vào những lúc như vậy, theo lẽ tự nhiên thì tinh
thần chúng ta sẽ bày tỏ sự đấu tranh nội tâm qua những biểu lộ của thể lý. Nước
mắt lăn dài trên má, chúng ta tránh xa những cuộc vui, bày tỏ lòng ăn năn sám hối.
Chúng ta chắp tay và quỳ gối nguyện cầu. Chúng ta cùng nhau tổ chức một buổi
canh thức và bày tỏ chính kiến của mình.
Nhưng kỳ lạ thay, những cách thức mà chúng ta biểu lộ tình
yêu đối với gia đình nhân loại của mình có thể vấp phải những hiểu lầm hay những
lời giễu cợt. Trong một nền văn hóa chỉ biết tôn sùng bạo lực hay chủ nghĩa
quân phiệt thì không có gì ngạc nhiên khi những cách thức thể hiện tình yêu
thương hay lòng chung thủy lại gây khó chịu cho nhiều người. Ai cũng có thể cảm
thấy rất khó chịu nếu bị thử thách bởi sự thật. Vậy nên, nỗi đau của sự chia rẽ
có thể gây sốc và sự kinh ngạc.
Điều tốt lành là Chúa luôn ở với ta trong bất kỳ cơn thử
thách cam go nào. Chúa tiếc thương và chịu đau khổ cùng ta. Chúa luôn ở cạnh
bên mỗi người dù họ còn sống hay đã qua đời.
Nt. Julia Walsh, F.S.P.A.
HỌC HỎI NĂM THÁNH
Dung Nhan Lòng Thương Xót – Đức
Giáo Hoàng Phanxicô
Hỏi 83 : Để
nhấn mạnh đến tầm quan trọng của lòng Chúa thương xót trong đời sống của các
môn đệ, Chúa Giêsu
thường trích dẫn câu nào của ngôn sứ Hôsê?
Đáp 83 : Để nhấn mạnh đến lòng thương xót của Thiên Chúa trong
đời sống của các môn đệ, Chúa Giêsu thường trích dẫn câu: “Ta muốn lòng nhân,
chứ đâu cần lễ tế” (Hs 6,6).
Hỏi 84 : Vì
sao lòng Chúa thương xót là chiều kích căn bản trong sứ mạng của Chúa Giêsu?
Đáp 84 : Vì Chúa Giêsu luôn vượt trên lề luật, để giúp cho những
người coi trọng việc tuân giữ lề luật, hiểu và đón nhận lòng thương xót của
Thiên Chúa.
CẦU NGUYỆN
Lạy Chúa, xin giúp con luôn tin tưởng
vào quyền năng của Chúa và hành động theo tình thương của Ngài.
Quyết tâm: Chia sẻ và cảm thông với hoàn cảnh của
người chung quanh.
(nguồn trích : Sống Lời Chúa số 2 –
Mùa thường Niên 1 của Tgp. Sài Gòn)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét