30/05/2016
Thứ Hai tuần 9 thường niên
Bài Ðọc
I: (Năm II) 2 Pr 1, 1-7
"Người ban cho anh em những lời hứa quý báu, để
nhờ đó anh em được thông dự vào bản tính Thiên Chúa".
Khởi đầu thư thứ hai của Thánh Phêrô Tông đồ.
Tôi là Simon Phêrô, tôi tớ và tông đồ của Ðức Giêsu
Kitô, kính gửi những người thừa hưởng một đức tin quý giá ngang hàng chúng tôi,
nhờ sự công chính của Ðức Giêsu Kitô, là Thiên Chúa và là Cứu Chúa của chúng
ta.? Nguyện (chúc) ân sủng và bình an đổ xuống tràn đầy cho anh em, trong ơn nhận
biết Thiên Chúa và Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta!
Bởi chưng quyền năng linh thiêng của Người đã ban
cho anh em mọi điều cần ích cho sự sống và lòng đạo đức, nhờ sự nhận biết Ðấng
dùng vinh quang và quyền năng kêu gọi chúng ta; nhờ Người mà Thiên Chúa ban cho
chúng ta những lời hứa cao trọng và quý báu, để nhờ đó, anh em được thông dự
vào bản tính Thiên Chúa, thoát khỏi cảnh đồi bại dục tình thế tục.
Phần anh em, hãy gia tăng tất cả nhiệt thành và lo
sao để nhờ lòng tin mà được thêm sức mạnh, nhờ sức mạnh được thêm thông biết,
nhờ thông biết được thêm tiết độ, nhờ tiết độ được thêm kiên nhẫn, nhờ kiên nhẫn
được thêm đạo đức, nhờ đạo đức được thêm tình huynh đệ, nhờ tình huynh đệ được
thêm đức ái.
Ðó là lời Chúa.
Ðáp
Ca: Tv 90, 1-2. 14-15ab. 15c-16
Ðáp: Lạy Chúa
con, con tin cậy ở Ngài (x. c. 2b).
Xướng: 1) Bạn sống trong sự che chở của Ðấng Tối
Cao; bạn cư ngụ dưới bóng của Ðấng Toàn Năng. Hãy thưa cùng Chúa: "Chúa là
chiến lũy, là nơi con nương náu, lạy Chúa con, con tin cậy ở Ngài". - Ðáp.
2) Vì người yêu mến Ta, Ta sẽ giải thoát cho, Ta sẽ
che chở người bởi lẽ người nhìn biết danh Ta. Người sẽ kêu cầu Ta và Ta sẽ nhậm
lời, Ta sẽ ở cùng người trong lúc gian truân. - Ðáp.
3) Ta sẽ cứu gỡ và làm vinh dự cho người. Ta sẽ làm
cho người thoả mãn cuộc đời trường thọ, và cho người nhìn thấy ơn cứu độ của
Ta. - Ðáp.
Alleluia:
Gc 1, 21
Alleluia, alleluia! - Anh em hãy khiêm nhu nhận lãnh
lời giao ước trong lòng, lời đó có thể cứu thoát linh hồn anh em. - Alleluia.
Phúc
Âm: Mc 12, 1-12
"Chúng bắt cậu con trai giết đi và quăng xác ra
vườn nho".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.
Khi ấy, Chúa Giêsu dùng dụ ngôn mà nói với các thượng
tế, luật sĩ và kỳ lão rằng: "Có người trồng một vườn nho, rào dậu xung
quanh, đào bồn đạp nho và xây một tháp, đoạn cho tá điền thuê vườn nho và trẩy
đi phương xa.
"Ðến kỳ hạn, ông sai đầy tớ đến với tá điền thu
phần hoa lợi vườn nho. Nhưng những người này bắt tên đầy tớ đánh đập và đuổi về
tay không. Ông lại sai đầy tớ khác đến với họ. Người này cũng bị chúng đánh vào
đầu và làm sỉ nhục. Nhưng người thứ ba thì bị chúng giết. Ông còn sai nhiều người
khác nữa, nhưng kẻ thì bị chúng đánh đập, người thì bị chúng giết chết.
"Ông chỉ còn lại một cậu con trai yêu quý cuối
cùng, ông cũng sai đến với họ, (vì) ông nghĩ rằng: "Chúng sẽ kiêng nể con
trai ta". Nhưng những tá điền nói với nhau rằng: "Người thừa tự đây rồi,
nào ta hãy giết nó và cơ nghiệp sẽ về ta". Ðoạn chúng bắt cậu giết đi và
quăng xác ra ngoài vườn nho. Chủ vườn nho sẽ xử thế nào? Ông sẽ đến tiêu diệt bọn
tá điền và giao vườn nho cho người khác. Các ông đã chẳng đọc đoạn Thánh Kinh
này sao: "Tảng đá những người thợ xây loại ra, trở thành đá góc tường. Ðó
là việc Chúa làm, thật lạ lùng trước mắt chúng ta".
Họ tìm bắt Người, nhưng họ lại sợ dân chúng. Vì họ
đã quá hiểu Người nói dụ ngôn đó ám chỉ họ. Rồi họ bỏ Người mà đi.
Ðó là lời Chúa.
Suy Niệm:
Ðá tảng góc tường
Tin Mừng hôm nay nói về vườn nho của Chúa được trao
cho các tá điền để làm sinh lợi thêm những hoa trái mới. Vườn nho cũ là Israel
đã được Thiên Chúa chọn làm dân riêng, nhưng những kẻ có trách nhiệm chăm sóc
vườn nho ấy đã không chu toàn bổn phận của mình; còn vườn nho mới chính là
Israel mới, tức Giáo Hội đã được Chúa Giêsu thiết lập và trao cho những tá điền
mới. Qua dụ ngôn này, Chúa Giêsu muốn các vị lãnh đạo Do thái thời đó hiểu rằng
giai đoạn mới trong lịch sử cứu độ đã bắt đầu và không còn ngược lại được nữa;
lòng độc ác của những tá điền không thể phá hủy chương trình hành động của
Thiên Chúa, Ðấng nhân từ, kiên nhẫn, nhưng cũng rất công bằng và đòi hỏi sự cộng
tác của con người.
Những chi tiết trong dụ ngôn vườn nho gợi lên những
giai đoạn của lịch sử cứu độ Thiên Chúa thực hiện cho nhân loại. Cái chết của
người con của ông chủ vườn nho thoạt xem ra là kết quả của lòng thù ghét của
con người đối với Thiên Chúa. Như những tá điền muốn giết người con được sai đến
để cướp vườn nho khỏi tay ông chủ, những kẻ thù nghịch Thiên Chúa cũng muốn loại
bỏ Chúa Giêsu, Con Một Thiên Chúa, để tự do làm chủ vận mệnh nhân loại. Qua
hình ảnh tảng đá xây đã trở nên đá tảng góc tường, Chúa Giêsu mở ra chìa khóa để
con người có thể hiểu được ý nghĩa sâu xa liên hệ đến việc cứu chuộc của Ngài.
Chúa Giêsu Phục Sinh sau biến cố Vượt Qua của Ngài
đã trở thành nền tảng cho vườn nho mới là Giáo Hội. Giáo Hội và mỗi thành phần
Giáo Hội đều thuộc về Chúa Kitô. Mỗi người phải xây dựng và phát triển đời sống
mình trên nền tảng duy nhất là Chúa Kitô. "Tôi sống nhưng không phải tôi sống,
mà là chính Chúa Kitô sống trong tôi", đó là bí quyết của mỗi môn đệ Chúa
Kitô ở mọi thời và mọi hoàn cảnh, đó là bí quyết duy nhất để Chúa Kitô trở
thành đá tảng nâng đỡ đời sống người Kitô hữu.
Lời của Chúa hôm nay cảnh tỉnh chúng ta trước trách
nhiệm phải làm sao để dung mạo của Chúa được chiếu tỏa trong đời sống chúng ta
và trong Giáo Hội. Chúa Giêsu là Ðá Tảng góc tường, là nền tảng và là sức sống
cho cuộc đời chúng ta, xin cho chúng ta đừng bao giờ lìa xa Chúa.
Veritas
Asia
LỜI CHÚA MỖI NGÀY
Thứ
Hai Tuần 9 TN2, Năm Chẵn
Bài
đọc: 2 Pet 1:1-7; Mk 12:1-12.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Hãy dùng những quà tặng Chúa ban để sinh
lời cho Thiên Chúa.
Theo lẽ công bằng, có vay phải có trả. Nếu không trả
được cả vốn lẫn lời, ít nhất cũng hoàn lại cho chủ được vốn. Dụ ngôn người chủ
phân phát những vốn khác nhau cho gia nhân trước khi lên đường và trở lại phân
xử là một trường hợp điển hình (Mt 25:14-29). Nếu đã không trả lại còn kiếm cớ
gây thiệt hại cho chủ, phải chịu khổ hình là lẽ đương nhiên. Phong trào hướng đạo
cũng khuyên các hướng đạo sinh khi xử dụng đất để cắm trại: Nếu không làm cho đất
đó được sạch hơn, ít nhất cũng làm cho sạch như khi mới tới.
Các bài đọc hôm nay muốn nêu bật bổn phận phải biết
xử dụng những quà tặng Chúa ban để sinh lợi cho bản thân và cho tha nhân. Trong
bài đọc I, thánh Phêrô nhắc nhở các tín hữu ý thức tất cả những quà tặng Thiên
Chúa ban qua Đức Kitô để thăng hoa bản thân tới chỗ thập toàn và giúp cho mọi
người chung quanh. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu kể câu truyện vườn nho và các tá
điền. Mục đích của Ngài là để nhắc nhở cho những người Do-thái biết lòng nhân từ
và sự công bằng của Thiên Chúa. Họ không thể tiếp tục lãnh nhận quà tặng mà
không sinh lời, hay tệ hơn nữa, còn sinh những nho dại chua chát.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài
đọc I: Đức Kitô đã lấy thần lực của Người mà ban tặng chúng ta tất cả những gì
giúp chúng ta được sống và sống đạo đức.
1.1/ Những quà tặng Thiên Chúa ban cho các Kitô hữu:
+ Đức Kitô: Món quà tặng quí giá nhất là Đức Giêsu
Kitô vì nó bao gồm mọi món quà khác. Nhờ Người, chúng ta được trở nên công
chính và được cứu độ.
+ Niềm tin vào Đức Kitô: Ngay cả niềm tin của chúng
ta vào Đức Kitô cũng là do ơn của Thiên Chúa tác động từ trong tâm hồn; nếu
không có sự giúp đỡ của Thiên Chúa, không ai có thể tự mình tin vào Đức Kitô
(Jn 6:44).
+ Tất cả những gì giúp chúng ta được sống và sống đạo
đức: Khi được lãnh nhận Phép Rửa, người tín hữu được Thiên Chúa “trang bị” tất
cả những gì cần thiết để sống một cuộc đời thánh thiện, xứng đáng người con của
Thiên Chúa.
+ Được thông phần bản tính Thiên Chúa: Người tín hữu
được lãnh nhận Thánh Thần của Thiên Chúa; có nghĩa họ được thông phần vào cuộc
sống thần linh của Thiên Chúa.
+ Xóa tội lỗi và thoát khỏi cảnh hư đốn do dục vọng
gây ra trong trần gian: Chúa Giêsu chấp nhận cái chết để chuộc tội cho con người;
vì thế, con người không còn làm nô lệ cho tội lỗi nữa. Dĩ nhiên, con người vẫn
có thể phạm tội vì yếu đuối xác thịt; nhưng con người có thể chay đến với bí
tích Giải Tội để được lãnh nhận ơn tha thứ.
1.2/ Các nhân đức con người có thể đào luyện: Khi đã có
Thánh Thần của Thiên Chúa, người tín hữu được thánh hóa bằng việc tập luyện các
nhân đức, để càng ngày càng trở nên thánh thiện hơn. Tác giả chỉ liệt kê một số
các nhân đức trong 9 (theo Phaolô) hay 12 (theo Giáo Hội) hoa quả của Chúa
Thánh Thần:
+ Đạo đức: Đây là cuộc sống kết hiệp mật thiết giữa
người tín hữu với Ba Ngôi Thiên Chúa trong mọi trạng huống của cuộc đời.
+ Hiểu biết: mọi sự thật được mặc khải bởi Đức Kitô
và soi sáng bởi Thánh Thần. Trong lời chúc đầu thư (c. 2), tác giả cho biết
càng có kiến thức nhiều về Đức Kitô, con người sẽ càng cảm thấy bình an.
+ Tiết độ: là biết xử dụng mọi sự Thiên Chúa ban
cách chừng mực.
+ Kiên nhẫn: với chính bản thân mình và với tha nhân
trong khi luyện tập nhân đức.
+ Bác ái: Đây là mẹ của các nhân đức; mọi nhân đức
phải dẫn tới nhân đức này.
2/
Phúc Âm: Ông sẽ đến tiêu diệt các tá điền, rồi giao vườn nho cho người khác.
2.1/ Hai dụ ngôn về vườn nho:
(1) Vườn nho trong Cựu Ước của ngôn sứ Isaiah 5:1-7:
Ít có người Do-thái nào mà không biết đến dụ ngôn “vườn nho của Chúa các đạo
binh” trong Isaiah. Khi Chúa Giêsu dựng câu truyện dụ ngôn hôm nay, Ngài dùng dụ
ngôn cũ mà mọi người quen thuộc, nhưng với ít nhiều sửa đổi cho phù hợp với
tình trạng của Ngài. Trong dụ ngôn của Isaiah, điều làm Đức Chúa tức giận là
khi đến thu hoa lợi, Ngài chỉ tìm thấy nho chua như nho dại. Isaiah chú giải dụ
ngôn như sau: “Vườn nho của Đức Chúa các đạo binh, chính là nhà Israel đó; cây
nho Chúa mến yêu quý chuộng, ấy chính là người xứ Judah. Người những mong họ sống
công bình, mà chỉ thấy toàn là đổ máu; đợi chờ họ làm điều chính trực, mà chỉ
nghe vẳng tiếng khóc than” (Isa 5:7).
(2) Vườn nho trong Tân Ước của Chúa Jesus: Điều
Thiên Chúa tức giận là các tá điền được cho thuê để canh tác đã không chịu nộp
hoa lợi, còn gây tai hại biết bao cho chủ. Chúng ta có thể chú giải những biểu
tượng trong trình thuật hôm nay như sau:
+ Chủ vườn nho là Thiên Chúa;
+ Vườn nho là nhà Israel;
+ Các đầy tớ bị hạ nhục và giết chết là các ngôn sứ
qua bao thời đại;
+ Con của chủ vườn nho là Đức Kitô;
+ Tá điền là những nhà lãnh đạo xấu xa của Israel.
2.2/ Những phản ứng của các tá điền bất trung và của
ông chủ vườn nho.
(1) Của các tá điền: Năm lần chủ sai tới đòi nợ, năm
lần cách cư xử của các tá điền càng nặng hơn: Lần thứ nhất, họ bắt người đầy tớ,
đánh đập và đuổi về tay không. Lần thứ hai, họ đánh vào đầu đầy tớ và hạ nhục.
Lần thứ ba, họ giết luôn người đầy tớ. Lần thứ tư, khi ông chủ sai nhiều người
khác; kẻ thì họ đánh, người thì họ giết. Lần cuối cùng, ông chủ chỉ còn một người
nữa là người con yêu dấu: người này là người cuối cùng ông sai đến gặp họ; ông
nghĩ: "Chúng sẽ nể con ta." Nhưng bọn tá điền ấy bảo nhau: "Đứa
thừa tự đây rồi! Nào ta giết quách nó đi, và gia tài sẽ về tay ta." Thế là
họ bắt cậu, giết chết rồi quăng ra bên ngoài vườn nho.
(2) Của ông chủ vườn nho: Chúa Giêsu đặt câu hỏi cho
khán giả: Vậy ông chủ vườn nho sẽ làm gì? Hầu như ai cũng có thể trả lời lập tức:
Ông sẽ đến tiêu diệt các tá điền, rồi giao vườn nho cho người khác. Ngay cả các
nhà lãnh đạo Do-thái cũng “thừa hiểu Người đã nhắm vào họ mà kể dụ ngôn ấy.” Hiểu
như thế, nhưng họ vẫn ngoan cố tìm cách bắt Đức Giêsu, nhưng lại sợ dân chúng.
Thế là họ để Người lại đó mà đi. Nếu con người còn biết phán xét như thế, huống
hồ là Thiên Chúa. Ngài không những tru diệt họ mà còn dùng “tảng đá thợ xây nhà
loại bỏ” là chính Đức Kitô, để biến Ngài trở nên đá tảng góc tường. Từ Tảng Đá
này, một Đền Thờ mới được xây dựng lên là Giáo Hội của Đức Kitô.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
- Chúng ta hãy biết tận dụng tất cả những gì Thiên
Chúa ban để phát triển toàn vẹn con người và giúp đỡ tha nhân phát triển. Chúng
ta càng biết tận dụng nhiều bao nhiêu, Ngài sẽ ban thêm càng nhiều bấy nhiêu;
và ngược lại.
- Thiên Chúa nhân từ nhưng cũng công bằng; chúng ta
đừng chỉ để ý đến khía cạnh nhân từ của Ngài rồi muốn làm gì thì làm. Chúng ta
chắc chắn sẽ phải trả giá nặng nề cho lối sống vô trách nhiệm này.
Lm.
Anthony ĐINH MINH TIÊN, OP.
30/05/16 THỨ HAI TUẦN 9 TN
Mc 12,1-12
Mc 12,1-12
Suy niệm: Những sai phạm trong
việc quản lý tài sản nhà nước (sử dụng sai mục đích, chiếm dụng của công, lãng phí, thất thoát, đầu tư không hiệu quả,...) đang là một bất công nhức nhối cho xã hội. Qua dụ ngôn hôm nay, Chúa Giê-su “nhắm” đến những người thay quyền Chúa coi sóc thế giới này và những tài nguyên của nó - cách riêng, những người ở vị trí lãnh đạo; họ chỉ là người quản lý mà lại hành xử như những chủ nhân ông, phủ nhận chủ quyền của Thiên Chúa và đồng thời chà đạp lên mọi chuẩn mực đạo đức và đang tâm xúc phạm đến anh em đồng loại. Chúa Giê-su cảnh báo những con người như thế sẽ bị Ngài phế bỏ.
Mời Bạn: Đức Thánh Cha Bê-nê-đi-tô XVI trong cuốn ‘Đức Giê-su Na-da-rét’ chỉ rõ rằng sự phát triển ‘chỉ dựa thuần túy trên nguyên tắc kỹ thuật vật chất không những loại bỏ Thiên Chúa nhưng còn đẩy con người lìa xa Thiên Chúa do sự kiêu ngạo về sự hiểu biết của mình.’ Khi
sùng thượng vật chất và tôn mình lên làm chủ hoàn toàn sự sống, con người lấy chính mình làm chuẩn mực đạo đức. Đây chính là nguồn gốc của những sai lầm và hỗn loạn trong đời sống cá nhân, gia đình và xã hội.
Chia sẻ về một vấn nạn cụ thể: Tình trạng ngừa thai, phá thai lan tràn trong xã hội xúc phạm thế nào đến chủ quyền của Thiên Chúa trên sự sống?
Sống Lời Chúa: Tôi tâm
niệm rằng: Tôi chỉ là quản lý chứ không phải là người nắm quyền trên sự sống.
Cầu nguyện: Lạy Cha là Đấng Tạo Thành, xin cho chúng con luôn biết sống đạo làm con theo gương Chúa Giê-su và biết lấy Lời Ngài làm ánh sáng soi đường trên trần gian.
Tảng đá góc
Đức Giêsu phục sinh chính là tảng đá góc cho một tòa nhà mới. Đó là cộng đoàn mới gồm những kẻ tin vào Ngài, thuộc cả dân Do thái và dân ngoại.
Suy
niệm:
Dụ
ngôn Đức Giêsu kể trong bài Tin Mừng hôm nay làm ta khó chịu.
Chúng
ta không chấp nhận được sự độc ác của những tá điền,
những
người làm công cho ông chủ,
và có
bổn phận phải nộp hoa lợi vườn nho cho ông khi đến mùa.
Tại
sao họ lại đánh đập người đầy tớ đầu tiên do ông chủ sai đến?
Tại
sao họ lại tiếp tục đánh đập và làm nhục người đầy tớ thứ hai?
Tại
sao họ dám cả gan giết người thứ ba
và tiếp
tục làm như thế với nhiều đầy tớ khác? (cc. 2-5).
Cuối
cùng, ông chủ đã sai đến với các tá điền người con yêu dấu của mình,
người
cuối cùng trong số những người được ông sai.
Ông
nghĩ người con của ông sẽ có đủ uy tín để khiến các tá điền phải vị nể.
Nhưng
đáng thương thay, cậu con thừa tự dấu yêu đã bị bắt,
bị giết
và bị quăng xác ra ngoài vườn nho.
Chúng
ta không hiểu được sự độc ác tàn nhẫn của các tá điền.
Nhưng
chúng ta lại càng không hiểu được
sự
cam chịu kiên trì và sự ngây thơ lạ lùng của ông chủ.
Tại
sao ông lại không phản ứng mạnh mẽ ngay từ tội ác đầu tiên?
Tại
sao ông lại thiếu cương quyết khiến cho nhiều đầy tớ,
và
chính con yêu dấu của mình phải chết như vậy?
Dụ
ngôn Đức Giêsu kể nhắm vào các nhà lãnh đạo Do thái giáo,
những
thượng tế, kinh sư và kỳ mục (Mc 11,27; 12,12).
Các đầy
tớ trong dụ ngôn là những ngôn sứ đã được sai đến với dân Ítraen.
Các
tá điền chính là những nhà lãnh đạo dân Ítraen từ bao đời.
Người
con yêu dấu chính là Đức Giêsu, Con Thiên Chúa,
người
đã được Thiên Chúa gọi là Con yêu dấu khi chịu phép rửa
và
khi được biến hình (Mc 1, 11; 9, 7).
Qua dụ
ngôn này, Đức Giêsu báo trước cuộc khổ nạn và cái chết sắp đến
bởi
tay các nhà lãnh đạo đang đứng trước mặt Ngài đây.
Thiên
Chúa như ông chủ vườn nho đau khổ,
có sức
chịu đựng vô bờ dù bao lần dân Ítraen quay lưng từ chối.
Nhưng
cuối cùng ông sẽ tiêu diệt các tá điền và giao vườn nho cho người khác.
Như
thế dụ ngôn này vẫn mang nét tươi,
vì mọi
sự không chấm dứt với cái chết của người con.
Tảng
đá bị thợ xây loại bỏ đã trở nên tảng đá góc (c. 10).
Đức
Giêsu phục sinh chính là tảng đá góc cho một tòa nhà mới.
Đó là
cộng đoàn mới gồm những kẻ tin vào Ngài,
thuộc
cả dân Do thái và dân ngoại.
Cả một
lịch sử cứu độ nằm trong một dụ ngôn, mới nhìn có vẻ buồn.
Nhưng
nơi đây ta bắt gặp tình yêu Thiên Chúa làm chủ suốt dòng lịch sử.
Một
tình yêu kiên nhẫn chịu đựng, có vẻ dại dột và ngây thơ.
Một
tình yêu bị bẽ bàng và làm nhục qua cái chết của Người Con yêu dấu.
Nhưng
cuối cùng tình yêu ấy đã chiến thắng vẻ vang nơi sự phục sinh,
và
nơi công trình kỳ diệu là Giáo Hội (c.11).
Cầu
nguyện:
Lạy Cha từ ái,
đây
là niềm tin của con.
Con
tin Cha là Tình yêu,
và
mọi sự Cha làm đều vì yêu chúng con.
Cả
những khi Cha mạnh tay cắt tỉa,
cả
những khi Cha thinh lặng hay vắng mặt,
cả
những khi Cha như chịu thua sức mạnh của ác nhân,
con
vẫn tin Cha là Cha toàn năng nhân ái.
Con
tin Cha không chịu thua con về lòng quảng đại,
chẳng
để con thiệt thòi khi dám sống cho Cha.
Con tin rằng nơi lòng những người cứng cỏi nhất
cũng
có một đốm lửa của sự thiện,
được
vùi sâu dưới những lớp tro.
Chỉ
một ngọn gió của tình yêu chân thành
cũng
đủ làm đốm lửa ấy bừng lên rạng rỡ.
Con tin rằng chẳng có giọt nước mắt nào vô ích,
thế
giới vẫn tồn tại nhờ hy sinh thầm lặng của bao người.
Con tin rằng chiến thắng cuối cùng thuộc về Ánh sáng.
Sự
Sống và Tình yêu sẽ chiếm ngự địa cầu.
Con tin rằng dòng lịch sử của loài người và vũ trụ
đang
chuyển mình tiến về với Cha,
qua
trung gian tuyệt vời của Chúa Giêsu
và
sức tác động mãnh liệt của Thánh Thần.
Con tin rằng dần dần mỗi người sẽ gặp nhau,
vượt
qua mọi tranh chấp, bất đồng,
mọi
dị biệt, thành kiến,
để
cùng nắm tay nhau đi qua sa mạc cuộc đời
mà
về nhà Cha là nơi hạnh phúc viên mãn.
Lạy Cha, đó là niềm tin của con.
Xin Cha cho con dám sống niềm tin ấy.
Amen.
Lm
Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ
30
Tháng Năm
Một Chỗ Khủng Khiếp
Câu
chuyện xảy ra tại một nhà giam bên Liên Xô. Một cựu tù nhân, bà Arsenjeff, thuật
lại một kinh nghiệm mắt thấy tai nghe diễn ra tại đó, nơi bà gọi là "Một
chỗ khủng khiếp" như sau: Một buổi chiều kia, một cô gái trẻ cùng bị giam
với chúng tôi kề miệng vào tai tôi khẽ nói: chị biết mai là ngày gì không? Rồi
không đợi tôi trả lời, cô ta nói tiếp: "Mai là ngày lễ Phục Sinh".
Nghe
thế, tôi tự hỏi: "Lễ Phục Sinh đã đến rồi sao, lễ của niềm vui và hy vọng?
Nhưng trong tù, niềm vui của chúng tôi đã héo úa và khô cằn. Còn niềm hy vọng?...".
Tôi đi lại trong phòng và không dám suy nghĩ tiếp.
Bỗng một tiếng reo vang nổi lên phá tan bầu không khí nặng nề: "Ðức Kitô đã sống lại thật".
Bỗng một tiếng reo vang nổi lên phá tan bầu không khí nặng nề: "Ðức Kitô đã sống lại thật".
Quá
sức sửng sốt, các nhân viên trở nên bất động như những tượng gỗ. Có lẽ trong
tâm trí, họ giận dữ lên án một diễn tiến không bao giờ xảy ra tại đây. Sau một
lúc yên lặng, tôi nghe tiếng giày nặng nề tiến đến gần phòng giam của chúng
tôi. Rồi cửa phòng được mở tung. Hai nhân viên giận dữ hỏi ai đã xướng câu mê
tín dị đoan và hùng hổ túm lấy cô gái, lôi cô ta sền sệt ra khỏi phòng.
Một
tuần lễ sau, cô ta được thả về phòng giam, mặt cô ta xanh xao, người gầy đi thấy
rõ. Qua tuần lễ Phục Sinh, người ta đã biệt giam cô vào một phòng không có lò
sưởi, để cái lạnh thấu xương và cơn đói hành hạ thân thể một con người họ cho
là cuồng tín. Sau khi nằm yên tại một góc phòng hồi lâu, cô ta vẫy tay gọi tôi
lại thều thào: "Dù sao tôi cũng đã tuyên xưng niềm tin vào sự Phục Sinh
trong trại giam. Những cái khác không quan trọng gì cho lắm". Nói xong cô
cố gắng mỉm cười và tôi thấy ánh mắt cô vẫn lóe sáng lên như dạo nào.
Ðược
dịp tuyên xưng niềm tin Phục Sinh cách đặc biệt như cô gái trên thật hiếm hoi.
Nhưng mẫu gương can đảm của cô phải nhắc nhở chúng ta cố gắng thực thi lời nguyện
chúng ta luôn cùng nhau xướng lên sau những lời truyền phép: "Chúng con
loan truyền việc Chúa chịu chết và tuyên xưng việc Chúa sống lại, cho đến khi
Chúa lại đến".
Tuyên
xưng việc Chúa sống lại bằng cách hiểu rõ ý nghĩa và giá trị của sự chết, của
những đau khổ, của những vấn đề khó khăn. Cuộc sống của chúng ta không chỉ đóng
khung và chấm cùng tại đó. Nhưng người mang niềm tin Phục Sinh phải chiến đấu để
vượt qua, để lướt thắng những khó khăn, hạn chế những đau khổ, những sự dữ, những
tội lỗi, để phát huy cuộc sống mới của những tạo vật được tái sinh nhờ cái chết
và sự Phục Sinh của Chúa Kitô.
Lẽ Sống
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét