Cuộc họp báo trên chuyến
bay từ Armenia về Rôma
Đặng Tự Do6/27/2016
Đặng Tự Do6/27/2016
Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói
về tội ác diệt chủng người Armenia của Thổ Nhĩ Kỳ, mối quan hệ của Giáo Hội với
những người đồng tính, và việc người Anh biểu quyết rời khỏi Liên minh châu Âu
vào cuối tuần qua, cũng như một loạt các chủ đề quan trọng khác trong một cuộc
họp báo trên chuyến bay của ngài trở lại Rôma sau chuyến tông du đến Armenia.
Cuộc họp báo trong chuyến bay hôm Chúa Nhật 26 tháng 6 đã được bắt đầu với các vấn đề liên quan đến chuyến tông du của ngài đến Armenia. Khi được hỏi về thông điệp của ngài cho tương lai của Armenia, Đức Thánh Cha nói về những hy vọng và lời cầu nguyện cho công lý và hòa bình của ngài, và khuyến khích các nhà lãnh đạo làm việc với nhau nhằm hòa giải với Thổ Nhĩ Kỳ và Azerbaijan. Đức Giáo Hoàng sẽ đến Azerbaijan vào tháng 9 năm nay.
Đức Thánh Cha Phanxicô cũng đề cập đến việc sử dụng từ ngữ “tội ác diệt chủng”. Đức Thánh Cha nói ngài “nhận thức được tầm mức nghiêm trọng về pháp lý” của thuật ngữ này, ngài không có ý khiêu khích Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng từ khi ở Buenos Aires, ngài đã dùng thuật ngữ này để đề cập đến việc giết hại người Armenia trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Ngài xác tín điều này và “sẽ rất là lạ lùng nếu tôi không dùng thuật ngữ ấy tại Armenia.”
Trong cuộc họp báo, Đức Thánh Cha Phanxicô cũng đề cập đến một số vấn đề tôn giáo và đại kết. Phát biểu về những tranh cãi nảy sinh từ nhận xét của vị chủ tịch Phủ Giáo Hoàng, là Đức Tổng Giám Mục Georg Gänswein, trong một bài phát biểu đầu tháng này về một sự chia sẻ “Sứ Vụ Thánh Phêrô” với một vị Giáo Hoàng “hoạt động” và một vị Giáo Hoàng “chiêm niệm”, Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh rằng chỉ có một vị Giáo Hoàng, trong khi ca ngợi Đức Giáo Hoàng danh dự như là một “con người vĩ đại của Thiên Chúa.”
Về Công Đồng Liên Chính Thống Giáo, vừa kết thúc tại Crete, Đức Thánh Cha nói, “Một bước tiến đã được thực hiện.. Tôi nghĩ rằng kết quả của Công Đồng là tích cực”.
Đáp lại một câu hỏi về việc kỷ niệm 500 năm Tin Lành Cải cách sắp tới, Đức Thánh Cha Phanxicô nói “Tôi nghĩ rằng lẽ đây là thời điểm cho chúng ta không chỉ nhớ những vết thương trên cả hai bên, nhưng cũng là lúc để nhận biết những ân sủng của cuộc cải cách.” Theo Đức Thánh Cha, cầu nguyện và làm việc chung với nhau là điều quan trọng để dưỡng nuôi ước muốn hiệp nhất.
Đức Thánh Cha Phanxicô cũng trả lời một câu hỏi về vấn đề phụ nữ làm phó tế và quyết định của ngài hình thành một ủy ban để nghiên cứu vấn đề này. Đức Thánh Cha nói ngài ngạc nhiên và khó chịu khi nghe rằng nhận xét của ngài được diễn dịch theo nghĩa là Giáo Hội đã mở cửa cho việc phong chức linh mục cho nữ giới. “Điều này là không đúng sự thật khách quan”. Theo Đức Thánh Cha, “Suy nghĩ của phụ nữ cần phải được trân trọng vì họ tiếp cận vấn đề khác với những người đàn ông. Người ta không thể đưa ra quyết định tốt mà không lắng nghe những người phụ nữ.”
Khi được hỏi về sự kiện gần đây là nước Anh bỏ phiếu để rút lui khỏi Liên Hiệp Âu Châu, Đức Thánh Cha nói ngài không có thời gian để nghiên cứu các lý do người dân Anh đã bỏ phiếu như thế. Tuy nhiên, theo Đức Thánh Cha “Tình anh em là tốt hơn, và những cây cầu là tốt hơn so với các bức tường,”. Thừa nhận rằng có “những cách khác nhau của sự hiệp nhất”, Đức Thánh Cha nhận xét rằng “sáng tạo và kết quả cụ thể là hai yếu tố thiết yếu cho Liên minh châu Âu khi phải đối mặt với những thách thức mới.”
Báo chí thế tục, bám vào những nhận xét của Đức Hồng Y Reinhard Marx nói rằng Giáo Hội phải xin lỗi những người đồng tính. Đáp lại, Đức Thánh Cha nhấn mạnh một lần nữa rằng người đồng tính không nên bị phân biệt đối xử, nhưng ngài nói thêm, Giáo Hội cần phải cầu xin sự tha thứ của bất kỳ nhóm người nào bị tổn thương bởi các Kitô hữu không sống theo những đòi buộc của Tin Mừng. Sẽ luôn có những Kitô hữu tốt và những Kitô hữu xấu trong Giáo Hội. Trích dẫn dụ ngôn lúa và cỏ lùng của Chúa Kitô, Đức Thánh Cha nói: “Tất cả chúng ta đều là thánh nhân, vì tất cả chúng ta có Chúa Thánh Thần. Nhưng chúng ta tất cả đều là những người tội lỗi, và tôi là người đầu tiên.”
Cuối cùng, trả lời một câu hỏi từ Cha Federico Lombardi, Giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa Thánh, Đức Thánh Cha Phanxicô nói lên những suy tư của ngài về chuyến viếng thăm Đài tưởng niệm Tzitzernakaberd, và cuộc hành trình sắp tới của mình đến Ba Lan, trong đó sẽ bao gồm một chuyến viếng thăm trại tập trung Auschwitz. Đức Thánh Cha nói ở những nơi như vậy, ngài thích được suy tư âm thầm, “một mình”, cầu nguyện xin Chúa ban cho ngài “ân sủng để rơi lệ”.
Kết luận cho cuộc họp báo kéo dài gần một giờ, Đức Thánh Cha Phanxicô cảm ơn các phóng viên vì công việc khó khăn của họ và cầu chúc họ mọi sự tốt lành.
Cuộc họp báo trong chuyến bay hôm Chúa Nhật 26 tháng 6 đã được bắt đầu với các vấn đề liên quan đến chuyến tông du của ngài đến Armenia. Khi được hỏi về thông điệp của ngài cho tương lai của Armenia, Đức Thánh Cha nói về những hy vọng và lời cầu nguyện cho công lý và hòa bình của ngài, và khuyến khích các nhà lãnh đạo làm việc với nhau nhằm hòa giải với Thổ Nhĩ Kỳ và Azerbaijan. Đức Giáo Hoàng sẽ đến Azerbaijan vào tháng 9 năm nay.
Đức Thánh Cha Phanxicô cũng đề cập đến việc sử dụng từ ngữ “tội ác diệt chủng”. Đức Thánh Cha nói ngài “nhận thức được tầm mức nghiêm trọng về pháp lý” của thuật ngữ này, ngài không có ý khiêu khích Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng từ khi ở Buenos Aires, ngài đã dùng thuật ngữ này để đề cập đến việc giết hại người Armenia trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Ngài xác tín điều này và “sẽ rất là lạ lùng nếu tôi không dùng thuật ngữ ấy tại Armenia.”
Trong cuộc họp báo, Đức Thánh Cha Phanxicô cũng đề cập đến một số vấn đề tôn giáo và đại kết. Phát biểu về những tranh cãi nảy sinh từ nhận xét của vị chủ tịch Phủ Giáo Hoàng, là Đức Tổng Giám Mục Georg Gänswein, trong một bài phát biểu đầu tháng này về một sự chia sẻ “Sứ Vụ Thánh Phêrô” với một vị Giáo Hoàng “hoạt động” và một vị Giáo Hoàng “chiêm niệm”, Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh rằng chỉ có một vị Giáo Hoàng, trong khi ca ngợi Đức Giáo Hoàng danh dự như là một “con người vĩ đại của Thiên Chúa.”
Về Công Đồng Liên Chính Thống Giáo, vừa kết thúc tại Crete, Đức Thánh Cha nói, “Một bước tiến đã được thực hiện.. Tôi nghĩ rằng kết quả của Công Đồng là tích cực”.
Đáp lại một câu hỏi về việc kỷ niệm 500 năm Tin Lành Cải cách sắp tới, Đức Thánh Cha Phanxicô nói “Tôi nghĩ rằng lẽ đây là thời điểm cho chúng ta không chỉ nhớ những vết thương trên cả hai bên, nhưng cũng là lúc để nhận biết những ân sủng của cuộc cải cách.” Theo Đức Thánh Cha, cầu nguyện và làm việc chung với nhau là điều quan trọng để dưỡng nuôi ước muốn hiệp nhất.
Đức Thánh Cha Phanxicô cũng trả lời một câu hỏi về vấn đề phụ nữ làm phó tế và quyết định của ngài hình thành một ủy ban để nghiên cứu vấn đề này. Đức Thánh Cha nói ngài ngạc nhiên và khó chịu khi nghe rằng nhận xét của ngài được diễn dịch theo nghĩa là Giáo Hội đã mở cửa cho việc phong chức linh mục cho nữ giới. “Điều này là không đúng sự thật khách quan”. Theo Đức Thánh Cha, “Suy nghĩ của phụ nữ cần phải được trân trọng vì họ tiếp cận vấn đề khác với những người đàn ông. Người ta không thể đưa ra quyết định tốt mà không lắng nghe những người phụ nữ.”
Khi được hỏi về sự kiện gần đây là nước Anh bỏ phiếu để rút lui khỏi Liên Hiệp Âu Châu, Đức Thánh Cha nói ngài không có thời gian để nghiên cứu các lý do người dân Anh đã bỏ phiếu như thế. Tuy nhiên, theo Đức Thánh Cha “Tình anh em là tốt hơn, và những cây cầu là tốt hơn so với các bức tường,”. Thừa nhận rằng có “những cách khác nhau của sự hiệp nhất”, Đức Thánh Cha nhận xét rằng “sáng tạo và kết quả cụ thể là hai yếu tố thiết yếu cho Liên minh châu Âu khi phải đối mặt với những thách thức mới.”
Báo chí thế tục, bám vào những nhận xét của Đức Hồng Y Reinhard Marx nói rằng Giáo Hội phải xin lỗi những người đồng tính. Đáp lại, Đức Thánh Cha nhấn mạnh một lần nữa rằng người đồng tính không nên bị phân biệt đối xử, nhưng ngài nói thêm, Giáo Hội cần phải cầu xin sự tha thứ của bất kỳ nhóm người nào bị tổn thương bởi các Kitô hữu không sống theo những đòi buộc của Tin Mừng. Sẽ luôn có những Kitô hữu tốt và những Kitô hữu xấu trong Giáo Hội. Trích dẫn dụ ngôn lúa và cỏ lùng của Chúa Kitô, Đức Thánh Cha nói: “Tất cả chúng ta đều là thánh nhân, vì tất cả chúng ta có Chúa Thánh Thần. Nhưng chúng ta tất cả đều là những người tội lỗi, và tôi là người đầu tiên.”
Cuối cùng, trả lời một câu hỏi từ Cha Federico Lombardi, Giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa Thánh, Đức Thánh Cha Phanxicô nói lên những suy tư của ngài về chuyến viếng thăm Đài tưởng niệm Tzitzernakaberd, và cuộc hành trình sắp tới của mình đến Ba Lan, trong đó sẽ bao gồm một chuyến viếng thăm trại tập trung Auschwitz. Đức Thánh Cha nói ở những nơi như vậy, ngài thích được suy tư âm thầm, “một mình”, cầu nguyện xin Chúa ban cho ngài “ân sủng để rơi lệ”.
Kết luận cho cuộc họp báo kéo dài gần một giờ, Đức Thánh Cha Phanxicô cảm ơn các phóng viên vì công việc khó khăn của họ và cầu chúc họ mọi sự tốt lành.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét