Cuộc đời Thánh Gioan Baotixita
Trong Phúc Âm thánh Matthêu, Chúa Giêsu đã khen “Trong những kẻ sinh bởi người nữ không một người nào lớn hơn Gioan Baotixita”. Qủa thật, Gioan Baotixita là vị thánh cao trọng với nhiều nét khác thường.
Gioan Baotixita được thụ thai bởi sự can thiệp của Thiên Chúa. Ông Zacarya và bà Êlisabet đều đã cao tuổi.Theo lẽ thường ông bà không thể có con ở độ tuổi đó nhưng Thiên Chúa qua sứ thần Gabriel đã cho Zacarya biết ông bà được Thiên Chúa giáng phúc cho bà Êlizabet mang thai ở tuổi gìa.
Tên Gioan cũng được chính Thiên sứ đặt cho khi nói với ông Zacarya“vợ ngươi sẽ sinh cho ngươi một người con và ngươi sẽ đặt tên nó là Gioan”. Ông Zacarya đã không thể nói được sau khi được Thiên sứ báo cho biết bà Êlizabet đã mang thai và truyền cho ông phải đặt tên con là Gioan. Tám ngày sau khi bà Êlisabet sinh con, người thân và láng giềng đến làm phép cắt bì và đặt tên cho con trẻ. Họ muốn lấy tên cha là Zacarya mà đặt nhưng bà Êlisabet nói muốn đặt tên con là Gioan. Mọi người nói trong dòng họ không có ai mang tên đó cả và họ muốn hỏi ý kiến Zacarya về việc đặt tên cho con trai. Ông Zacaria đã viết trên miếng giấy tỏ cho mọi người biết ông muốn đặt tên cho con trai là Gioan. Và thật lạ lùng ngay khi đó ông đã nói được, không còn bị câm nữa.
Gioan Baotixita đã được đầy ơn Chúa Thánh Thần ngay khi còn ở trong bụng mẹ.Trong kinh ông thánh Gioan Baotixita có viết “Khi còn trong lòng mẹ (Gioan Baotixita) đã đầy ơn Đức Chúa Thánh Thần và được khỏi tội tổ tông truyền…”. (Truyện Thánh Gioan Baotixita- LM Mai Ngọc Sơn). Nói theo linh mục Ngô Tôn Huấn, Gioan Baotixita mắc tội tổ tông trong 6 tháng, nghĩa là thời gian ở trong bụng mẹ từ khi bà Êlizabet thụ thai cho đến khi Đức Maria đang mang thai Đức Giêsu đến thăm và Gioan Baotixita đã nhảy mừng trong lòng bà Êlisabet.
Gioan Baotixita có cuộc sống khác thường. Ông thoát ly cuộc sống bình thường để sống âm thầm trong hoang địa, mặc áo da thú, ăn châu chấu và uống mật ong rừng. Ông ăn chay hãm mình, cầu nguyện và đắm mình trong suy niệm trước khi xuất hiện công khai để thi hành sứ mạng của mình.
Sứ mạng của Gioan Baotixita là dọn đường cho Chúa Giêsu vì thế ông còn được gọi là Gioan Tiền hô. Ông kêu gọi dân chúng “Anh em hãy cải thiện đời sống, vì nước Thiên Chúa đã gần đến”. Rất đông dân chúng kéo đến nghe ông rao giảng, chịu phép rửa và tin theo ông. Nhưng khác hẳn với người đời thường hay đề cao mình, Gioan Baotixita đã rất khiêm nhường vội vàng minh xác “Tôi không phải là Đấng Cứu Thế, sẽ có một người đến sau tôi và tôi không xứng đáng cởi dây giầy Người” . Ông tự nhận “Tôi chỉ là tiếng kêu trong sa mạc: Hãy sửa đường cho ngay thẳng, để Đức Chúa đi”
Gioan Baotixita cũng được gọi là Gioan Tẩy gỉa vì ông đã đứng ra làm phép rửa cho dân chúng và kêu gọi họ sám hối. Gioan Baotixita đã có vinh dự rửa tội cho Đức Giêsu trên sông Giodan. Ở điểm này người Kitô hữu cần phải phân biệt rõ ràng, không nên lầm lẫn giữa phép rửa của Gioan Baotixita và Bí tích Rửa tôi do Đức Giêsu thiết lập. Phép rửa của Gioan chỉ có mục đính kêu gọi ăn năn, sám hối để đón Đấng Cứu Thế. Phép rửa do Đức Giêsu thiết lập là phép rửa để được ơn tái sinh và ơn cứu độ.
Thật vậy “Phép rửa của Gioan chỉ có tính cách tượng trưng, tự nó không có sức xóa bỏ được tội lỗi mà chỉ là nghi thức nhắc nhở cho mọi người phải ăn năn sám hối và cải thiện đời sống. Chính thánh Gioan đã khẳng định điều đó :’Phần tôi, tôi rửa anh em trong nước để anh em được sám hối. Nhưng Đấng cao trọng hơn tôi đang đến, Ngài quyền phép hơn tôi, chính Ngài sẽ rửa anh em trong Thánh Thần và bằng lửa’(Mt 3,11).
“Phép rửa của Gioan bằng nước chỉ là nghi thức tượng trưng nhằm thúc đẩy và diễn tả tâm tình thống hối. Còn phép rửa của Đức Giêsu được Gioan mô tả là bằng lửa và trong Thánh Thần, nghĩa là phép rửa của Đức Giêsu là một bí tích tuôn tràn Chúa Thánh Thần, mặc dầu cũng dùng nước, nhưng nước chỉ là điều kiện, là nghi thức bên ngòai, còn thực sự ta được rửa bằng lửa. Lửa ở đây ám chỉ sức mạnh của Chúa Thánh Thần biến đổi con người tội lỗi nên con Thiên Chúa, và đáng được hưởng gia nghiệp vĩnh cửu Nước Trời. Vì thế, phép rửa tội của chúng ta có mục đích xóa tội tổ tông và các tội riêng, ban ân sủng siêu nhiên, đời sống ơn thánh, làm cho ta trở nên con Thiên Chúa, làm công dân Nước Trời và thành viên của Hội thánh”.
“Bí tích rửa tội mang lại cho chúng ta một hiệu quả vô cùng cao quí, đó là sự tái sinh. Mỗi Kitô hữu là một người đã được tái sinh, nghĩa là chúng ta đã sinh ra lần thứ nhất với sự sống tự nhiên do cha mẹ, lần thứ hai với sự sống siêu nhiên do bí tích rửa tội. Nói rõ hơn, mỗi người chúng ta sinh ra hai lần: lần thứ nhất do cha mẹ, các ngài đã truyền cho chúng ta sự sống tự nhiên. Lần thứ hai do Thiên Chúa qua bí tích Rửa tội, Ngài ban cho chúng ta sự sống siêu nhiên” (Trích Lm Giuse Đinh Lập Liễm)
Gioan Baotixita là người can đảm khac thường. Trong vai trò ngôn sứ Ông đã thắng thắn phê phán việc vua Hêrôđê lấy chị dâu là bà Hêrôđia làm vợ dầu biết rằng việc can ngăn sẽ có hậu qủa thảm khốc như thế nào. Ông đã bị chém đầu vì sự trả thù hèn hạ của người đàn bà lăng loàn Hêrôđia, chấm dứt vai trò ngôn sứ của Ông.
Khác với các thánh, trong lịch Phụng vụ của Giáo Hội, Gioan Baotixita được mừng ngày sinh và kỷ niệm ngày tử. Lễ sinh nhật thánh Gioan Baotixita là ngày 24/6 và ngày ông bị chém đầu là ngày 29/8.
Mừng lễ sinh nhật thánh Gioan Baotixita chúng ta học hỏi ở thánh nhân về sự trung tín, một lòng với sứ vụ, khiêm nhường nhưng ngay thẳng, dũng cảm và không sợ cường quyền. Xã hội ngày nay rất cần những người như Gioan Baotixita.
Trong Phúc Âm thánh Matthêu, Chúa Giêsu đã khen “Trong những kẻ sinh bởi người nữ không một người nào lớn hơn Gioan Baotixita”. Qủa thật, Gioan Baotixita là vị thánh cao trọng với nhiều nét khác thường.
Gioan Baotixita được thụ thai bởi sự can thiệp của Thiên Chúa. Ông Zacarya và bà Êlisabet đều đã cao tuổi.Theo lẽ thường ông bà không thể có con ở độ tuổi đó nhưng Thiên Chúa qua sứ thần Gabriel đã cho Zacarya biết ông bà được Thiên Chúa giáng phúc cho bà Êlizabet mang thai ở tuổi gìa.
Tên Gioan cũng được chính Thiên sứ đặt cho khi nói với ông Zacarya“vợ ngươi sẽ sinh cho ngươi một người con và ngươi sẽ đặt tên nó là Gioan”. Ông Zacarya đã không thể nói được sau khi được Thiên sứ báo cho biết bà Êlizabet đã mang thai và truyền cho ông phải đặt tên con là Gioan. Tám ngày sau khi bà Êlisabet sinh con, người thân và láng giềng đến làm phép cắt bì và đặt tên cho con trẻ. Họ muốn lấy tên cha là Zacarya mà đặt nhưng bà Êlisabet nói muốn đặt tên con là Gioan. Mọi người nói trong dòng họ không có ai mang tên đó cả và họ muốn hỏi ý kiến Zacarya về việc đặt tên cho con trai. Ông Zacaria đã viết trên miếng giấy tỏ cho mọi người biết ông muốn đặt tên cho con trai là Gioan. Và thật lạ lùng ngay khi đó ông đã nói được, không còn bị câm nữa.
Gioan Baotixita đã được đầy ơn Chúa Thánh Thần ngay khi còn ở trong bụng mẹ.Trong kinh ông thánh Gioan Baotixita có viết “Khi còn trong lòng mẹ (Gioan Baotixita) đã đầy ơn Đức Chúa Thánh Thần và được khỏi tội tổ tông truyền…”. (Truyện Thánh Gioan Baotixita- LM Mai Ngọc Sơn). Nói theo linh mục Ngô Tôn Huấn, Gioan Baotixita mắc tội tổ tông trong 6 tháng, nghĩa là thời gian ở trong bụng mẹ từ khi bà Êlizabet thụ thai cho đến khi Đức Maria đang mang thai Đức Giêsu đến thăm và Gioan Baotixita đã nhảy mừng trong lòng bà Êlisabet.
Gioan Baotixita có cuộc sống khác thường. Ông thoát ly cuộc sống bình thường để sống âm thầm trong hoang địa, mặc áo da thú, ăn châu chấu và uống mật ong rừng. Ông ăn chay hãm mình, cầu nguyện và đắm mình trong suy niệm trước khi xuất hiện công khai để thi hành sứ mạng của mình.
Sứ mạng của Gioan Baotixita là dọn đường cho Chúa Giêsu vì thế ông còn được gọi là Gioan Tiền hô. Ông kêu gọi dân chúng “Anh em hãy cải thiện đời sống, vì nước Thiên Chúa đã gần đến”. Rất đông dân chúng kéo đến nghe ông rao giảng, chịu phép rửa và tin theo ông. Nhưng khác hẳn với người đời thường hay đề cao mình, Gioan Baotixita đã rất khiêm nhường vội vàng minh xác “Tôi không phải là Đấng Cứu Thế, sẽ có một người đến sau tôi và tôi không xứng đáng cởi dây giầy Người” . Ông tự nhận “Tôi chỉ là tiếng kêu trong sa mạc: Hãy sửa đường cho ngay thẳng, để Đức Chúa đi”
Gioan Baotixita cũng được gọi là Gioan Tẩy gỉa vì ông đã đứng ra làm phép rửa cho dân chúng và kêu gọi họ sám hối. Gioan Baotixita đã có vinh dự rửa tội cho Đức Giêsu trên sông Giodan. Ở điểm này người Kitô hữu cần phải phân biệt rõ ràng, không nên lầm lẫn giữa phép rửa của Gioan Baotixita và Bí tích Rửa tôi do Đức Giêsu thiết lập. Phép rửa của Gioan chỉ có mục đính kêu gọi ăn năn, sám hối để đón Đấng Cứu Thế. Phép rửa do Đức Giêsu thiết lập là phép rửa để được ơn tái sinh và ơn cứu độ.
Thật vậy “Phép rửa của Gioan chỉ có tính cách tượng trưng, tự nó không có sức xóa bỏ được tội lỗi mà chỉ là nghi thức nhắc nhở cho mọi người phải ăn năn sám hối và cải thiện đời sống. Chính thánh Gioan đã khẳng định điều đó :’Phần tôi, tôi rửa anh em trong nước để anh em được sám hối. Nhưng Đấng cao trọng hơn tôi đang đến, Ngài quyền phép hơn tôi, chính Ngài sẽ rửa anh em trong Thánh Thần và bằng lửa’(Mt 3,11).
“Phép rửa của Gioan bằng nước chỉ là nghi thức tượng trưng nhằm thúc đẩy và diễn tả tâm tình thống hối. Còn phép rửa của Đức Giêsu được Gioan mô tả là bằng lửa và trong Thánh Thần, nghĩa là phép rửa của Đức Giêsu là một bí tích tuôn tràn Chúa Thánh Thần, mặc dầu cũng dùng nước, nhưng nước chỉ là điều kiện, là nghi thức bên ngòai, còn thực sự ta được rửa bằng lửa. Lửa ở đây ám chỉ sức mạnh của Chúa Thánh Thần biến đổi con người tội lỗi nên con Thiên Chúa, và đáng được hưởng gia nghiệp vĩnh cửu Nước Trời. Vì thế, phép rửa tội của chúng ta có mục đích xóa tội tổ tông và các tội riêng, ban ân sủng siêu nhiên, đời sống ơn thánh, làm cho ta trở nên con Thiên Chúa, làm công dân Nước Trời và thành viên của Hội thánh”.
“Bí tích rửa tội mang lại cho chúng ta một hiệu quả vô cùng cao quí, đó là sự tái sinh. Mỗi Kitô hữu là một người đã được tái sinh, nghĩa là chúng ta đã sinh ra lần thứ nhất với sự sống tự nhiên do cha mẹ, lần thứ hai với sự sống siêu nhiên do bí tích rửa tội. Nói rõ hơn, mỗi người chúng ta sinh ra hai lần: lần thứ nhất do cha mẹ, các ngài đã truyền cho chúng ta sự sống tự nhiên. Lần thứ hai do Thiên Chúa qua bí tích Rửa tội, Ngài ban cho chúng ta sự sống siêu nhiên” (Trích Lm Giuse Đinh Lập Liễm)
Gioan Baotixita là người can đảm khac thường. Trong vai trò ngôn sứ Ông đã thắng thắn phê phán việc vua Hêrôđê lấy chị dâu là bà Hêrôđia làm vợ dầu biết rằng việc can ngăn sẽ có hậu qủa thảm khốc như thế nào. Ông đã bị chém đầu vì sự trả thù hèn hạ của người đàn bà lăng loàn Hêrôđia, chấm dứt vai trò ngôn sứ của Ông.
Khác với các thánh, trong lịch Phụng vụ của Giáo Hội, Gioan Baotixita được mừng ngày sinh và kỷ niệm ngày tử. Lễ sinh nhật thánh Gioan Baotixita là ngày 24/6 và ngày ông bị chém đầu là ngày 29/8.
Mừng lễ sinh nhật thánh Gioan Baotixita chúng ta học hỏi ở thánh nhân về sự trung tín, một lòng với sứ vụ, khiêm nhường nhưng ngay thẳng, dũng cảm và không sợ cường quyền. Xã hội ngày nay rất cần những người như Gioan Baotixita.
Lại Thế Lãng6/20/2016
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét