Trang

Chủ Nhật, 10 tháng 7, 2016

11-07-2016 : THỨ HAI - TUẦN XV THƯỜNG NIÊN - THÁNH BÊ-NÊ-ĐÍCH-TÔ, VIỆN PHỤ - Lễ Nhớ

11/07/2016
Thứ Hai tuần 15 thường niên
Thánh Bênêđictô, viện phụ.
Lễ nhớ.


* Chào đi quãng năm 480 ti Noóc-xi-a (Um-ri-a). Sau mt thi gian theo hc Rôma, Bênêđictô rút lui vào mt hang Xu-bi-a-cô và bt đu sng đi n sĩ, chiêu m các đ đ ri chuyn đến Montê Cátxinô. Ti đây, người lp mt đan vin thi danh, chính người son tu lut cho đan vin. Sau này tu lut mang tên người được ph biến khp châu Âu, nên người được mnh danh là “T ph ca nếp sng đan tu phương Tây.Người qua đi ngày 21 tháng 3 năm 547. T cui thế k 8, người đã được kính nh vào ngày 11 tháng 7. Ngày 24 tháng 10 năm 1964, Đc Giáo Hoàng Phaolô 6 ra tông thư s gi hòa bình” (Pacis nuntius), đt người làm bn mng toàn châu Âu.

Bài Ðọc I: (Năm II) Is 1, 10-17
"Các ngươi hãy tắm rửa, hãy dẹp khỏi mắt Ta các tư tưởng xấu xa".
Trích sách Tiên tri Isaia.
Hỡi các hoàng tử Sôđôma, hãy nghe lời Chúa; hỡi dân Gômôra, hãy lắng tai nghe luật Thiên Chúa chúng ta. Chúa phán: "Muôn vàn hy lễ có ích lợi gì cho Ta? Ta đã chán chê và không còn ưa thích những của lễ toàn thiêu bằng chiên đực, mỡ các súc vật béo, máu bò đực, chiên con và dê đực.
"Khi các ngươi đến trước mặt Ta, ai kiểm soát các vật ấy nơi tay các ngươi, để các ngươi đi vào hành lang của Ta? Các ngươi đừng tiếp tục hiến dâng cho Ta những lễ tế vô ích nữa. Ta ghê tởm mùi hương. Ta không chịu được các ngày đầu tháng, các ngày Sabbat và các ngày lễ trọng khác. Những cuộc hội họp của các ngươi đều là gian ác.
"Tâm hồn Ta chán ghét những ngày trăng mới và các lễ trọng của các ngươi. Tất cả những thứ đó đã làm khổ Ta, Ta đã nhàm chán chịu đựng rồi. Và khi các ngươi giơ tay các ngươi lên, thì Ta quay mặt đi. Khi các ngươi càng cầu nguyện, thì Ta càng không nhậm lời, vì tay các ngươi vấy đầy máu.
"Các ngươi hãy tắm rửa, hãy thanh tẩy, hãy dẹp khỏi mắt Ta các tư tưởng xấu xa; đừng làm điều xấu nữa, hãy làm điều lành; hãy tìm kiếm công lý, hãy cứu giúp kẻ bị áp bức, hãy xét xử công bằng cho những trẻ mồ côi và bênh vực người goá bụa".
Ðó là lời Chúa.

Ðáp Ca: Tv 49, 8-9. 16bc-17. 21 và 23
Ðáp: Ai đi đường ngay thẳng, Ta chỉ cho thấy ơn Thiên Chúa cứu độ (c. 23b).
Xướng: 1) Ta không khiển trách ngươi về chuyện dâng lễ vật, vì lễ toàn thiêu của ngươi đặt ở trước mặt Ta luôn. Ta không nhận từ nhà ngươi một con bò non, cũng không nhận từ đàn chiên ngươi những con dê đực. - Ðáp.
2) Tại sao ngươi ưa kể ra những điều huấn lệnh, và miệng ngươi thường nói về minh ước của Ta? Ngươi là kẻ không ưa lời giáo huấn và ném bỏ lời Ta lại sau lưng? - Ðáp.
3) Ngươi làm thế, mà Ta đành yên lặng? Ngươi đã tưởng rằng Ta cũng giống như ngươi? Ta sẽ bắt lỗi, sẽ phơi bày trước mặt ngươi tất cả. Ai hiến dâng lời khen ngợi, người đó trọng kính Ta; ai đi đường ngay thẳng, Ta chỉ cho thấy ơn Thiên Chúa cứu độ. - Ðáp.

Alleluia: 1 Sm 3, 9
Alleluia, alleluia! - Lạy Chúa, xin hãy phán, vì tôi tớ Chúa đang lắng tai nghe: Chúa có lời ban sự sống đời đời. - Alleluia.

Phúc Âm: Mt 10, 34 - 11, 1
"Thầy không đến để đem hòa bình, nhưng đem gươm giáo".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các Tông đồ rằng: "Các con chớ tưởng rằng Thầy đến để mang hoà bình cho thế gian: Thầy không đến để đem hoà bình, nhưng đem gươm giáo. Vì chưng, Thầy đến để gây chia rẽ con trai với cha mình, con gái với mẹ mình, nàng dâu với mẹ chồng mình: và thù địch của người ta lại là chính người nhà mình. Kẻ nào yêu mến cha mẹ hơn Thầy, thì chẳng xứng đáng với Thầy. Kẻ nào yêu con trai con gái hơn Thầy, thì chẳng xứng đáng với Thầy. Kẻ nào không vác thập giá mình mà theo Thầy, thì không xứng đáng với Thầy. Kẻ nào cố tìm mạng sống mình thì sẽ mất, và kẻ nào đành mất mạng sống mình vì Thầy, thì sẽ tìm lại được nó.
Kẻ nào đón tiếp các con là đón tiếp Thầy, và kẻ nào đón tiếp Thầy, là đón tiếp Ðấng đã sai Thầy. Kẻ nào đón tiếp một tiên tri với danh nghĩa là tiên tri, thì sẽ lãnh phần thưởng của tiên tri; và kẻ nào đón tiếp người công chính với danh nghĩa người công chính, thì sẽ lãnh phần thưởng của người công chính. Kẻ nào cho một trong những người bé mọn này uống chỉ một bát nước lã mà thôi với danh nghĩa là môn đệ, thì quả thật, Thầy nói với các con: người ấy không mất phần thưởng đâu".
Sau khi Chúa Giêsu truyền dạy xong các điều ấy cho mười hai tông đồ, Người rời khỏi đó để đi dạy dỗ và rao giảng trong các thành phố của các ông.
Ðó là lời Chúa.


Suy Niệm: Chúa Sẽ Ðền Bù
Có thể nói, bài Tin Mừng hôm nay cho hệ quả của bước đường theo Chúa. Theo Chúa, người môn đệ phải chấp nhận nhiều thua thiệt: họ có thể bị chống đối từ ngoài xã hội đến trong gia đình, và một cách nào đó, Chúa Giêsu cũng bị xem là nguyên cớ của các tranh chấp, chống đối. Thật thế, làm sao không có đối nghịch giữa ánh sáng và bóng tối, giữa Chúa Giêsu và thế gian, giữa quyền lực Thiên Chúa và quyền lực thế gian. Bước theo Chúa, người môn đệ phải chọn lựa, và chỉ chọn lựa tình yêu Chúa mới cho họ xứng đáng được gọi là môn đệ Ngài.
Chắc chắn, khi chọn lựa như vậy, người môn đệ không tránh khỏi những mất mát, thua thiệt. Tuy nhiên, Thiên Chúa sẽ không để họ phải thất vọng, Ngài sẽ đền bù vượt quá sự chờ đợi của họ. "Ðón tiếp một tiên tri, sẽ nhận được phần thưởng dành cho một tiên tri; đón tiếp người công chính, sẽ nhận được phần thưởng dành cho người công chính; đón tiếp kẻ rao giảng, sẽ nhận được phần thưởng dành cho kẻ rao giảng". Người môn đệ của Chúa đừng sợ mất phần thưởng, nhưng hãy sợ mình chưa trung thành trong bổn phận của mình mà thôi.
Với Thiên Chúa, dù công khai hay âm thầm, sứ mệnh kẻ rao giảng bao giờ cũng cần thiết. Thiên Chúa luôn cần đến những người ngày đêm nhiệt thành rao giảng và làm chứng cho Ngài bằng đời sống hoạt động tông đồ, nhưng Ngài cũng cần đến những người hỗ trợ cho công việc tông đồ bằng đời sống âm thầm cầu nguyện và hy sinh. Lịch sử chỉ nhớ đến những vĩ nhân, chứ lịch sử không đủ giấy bút để ghi lại hết những khuôn mặt đã góp phần vào đời sống của các vĩ nhân. Lịch sử không nhớ, nhưng Thiên Chúa lại ghi nhớ tất cả, Ngài không bỏ sót một khuôn mặt nào, và phần thưởng của họ cũng có giá trị như của các vĩ nhân.
Xin Chúa cho chúng ta biết biểu lộ lòng trung thành với Chúa và Giáo Hội bằng những đóng góp nhỏ bé trong đời sống hằng ngày của chúng ta. Dù chỉ là những việc nhỏ bé, âm thầm, không được ai biết đến, nhưng chúng ta hãy tin rằng chúng vẫn hiện diện và có giá trị trước mặt Chúa.
Veritas Asia


LI CHÚA MI NGÀY
Thứ Hai Tuần 15 TN2 - Nhớ thánh Beneđictô
Bài đọc: Isa 1:10-17; Mt 10:34-11:1

GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Luôn sống như đang hiện diện trước mặt Thiên Chúa.
Một sự thật về Thiên Chúa mà con người cần ý thức: Ngài ở khắp mọi nơi; vì thế, không có một việc làm nào của con người qua khỏi ánh mắt của Thiên Chúa. Đây cũng là niềm tin của người Việt-nam khi nói: “Trời cao có mắt.” Vì có mắt nên Ngài nhìn thấy mọi sự, ngay cả những sự bí mật trong tâm hồn, và Ngài sẽ trả ơn hoặc báo oán con người xứng với việc họ làm. Trong thực tế, nhiều lần con người quên thực tại quan trọng này, họ nghĩ họ có thể giấu Thiên Chúa, nên cũng cư xử với Ngài như cư xử với những con người khác.
Các bài đọc hôm nay muốn nhắc nhở cho con người hãy luôn biết sống như đang hiện diện trước mặt Thiên Chúa. Trong bài đọc I, ngôn sứ Isaiah nhắc nhở cho con cái Israel biết phản ứng của Đức Chúa khi nhìn họ tới dâng lễ vật lên cho Ngài. Người tay sạch lòng thanh sẽ được Ngài đoái nhận và chúc lành; người tay vấy máu và hai lòng sẽ chỉ gây kinh tởm cho Ngài. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu khuyên nhủ các môn đệ luôn biết sống theo sự thật, cho dù có phải chịu ghét bỏ, truy tố, và tiêu diệt. Hãy làm mọi sự cho tha nhân như đang làm cho chính Ngài, vì Ngài sẽ thưởng công xứng đáng tất cả việc làm đó.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Giá trị bên trong hơn là hình thức bên ngoài.
1.1/ Thiên Chúa chán ngán những giả dối bên ngoài: Con người muốn che đậy tội lỗi và ác tâm bên trong bằng những hình thức vồn vã và săn đón bên ngoài. Họ chỉ có thể làm những điều này với con người, vì con người không thể nhìn thấu những gì họ suy nghĩ bên trong; nhưng họ không thể đánh lừa Thiên Chúa, vì Ngài nhìn thấu suốt tâm hồn họ.
Ngôn sứ Isaiah tố cáo các nhà lãnh đạo Israel khi họ tới dâng của lễ cho Thiên Chúa. Ngài đã chán ngấy những lễ vật toàn thiêu béo tốt họ dâng. Họ đánh lừa chính họ, vì họ nghĩ Thiên Chúa không biết những tội ác họ làm, hay họ nghĩ Ngài cũng giống như vua chúa, cứ việc hối lộ những của béo tốt là mọi chuyện sẽ êm đẹp. Họ nghĩ khi họ vất vả đến Đền Thờ dâng của lễ là làm lợi cho Thiên Chúa. Ngôn sứ nói rõ sự khó chịu và chán ghét của Thiên Chúa khi cứ phải nhìn loài người đóng kịch, để lừa dối Thiên Chúa: Đức Chúa phán: "Ngần ấy hy lễ của các ngươi, đối với Ta, nào nghĩa lý gì? Lễ toàn thiêu chiên cừu, mỡ bê mập, Ta đã ngấy. Máu bò, máu chiên dê, Ta chẳng thèm!”
Họ quên đi tất cả của cải trong thế gian này là của Thiên Chúa. Họ có dâng lễ vật cũng là lấy của Ngài ban mà dâng. Họ có đến dâng lễ cũng là do lợi ích cho chính họ chứ chẳng thêm gì cho Thiên Chúa. Đối với những người này, những lễ vật họ dâng sẽ không được chấp nhận, lời cầu của họ sẽ chẳng được lắng nghe, tội lỗi đã phạm chẳng những không được lắng nghe mà còn chuốc thêm tội đánh lừa Thiên Chúa. Ngài tỏ rõ cho họ biết: “Khi các ngươi dang tay cầu nguyện, Ta bịt mắt không nhìn; các ngươi có đọc kinh cho nhiều, Ta cũng chẳng thèm nghe. Vì tay các ngươi đầy những máu.”
1.2/ Thiên Chúa trân quí những cao đẹp trong tâm hồn: Để được Thiên Chúa chấp nhận và lắng nghe, con người cần sống thành thật mối liên hệ giữa họ với Thiên Chúa và với tha nhân. Trước khi đến Đền Thờ dâng lễ vật, họ phải thành tâm thống hối mọi tội lỗi đã phạm, họ phải hòa giải các nỗi bất hòa giữa họ với tha nhân.
Sống công bằng là điều kiện căn bản cho mối liên hệ giữa họ và Thiên Chúa: “Hãy tập làm điều thiện, tìm kiếm lẽ công bình, sửa phạt người áp bức, xử công minh cho cô nhi, biện hộ cho quả phụ.” Thời nào cũng có những người đối xử bất công với tha nhân vì tham lợi nhuận. Họ lợi dụng quyền hành để áp bức người cô thân cô thế, nhất là những cô nhi quả phụ. Họ dung túng những kẻ làm điều ác vì đã nhận quà hối lộ hay muốn được thăng quan tiến chức.
2/ Phúc Âm: Đòi hỏi của Thiên Chúa không luôn phù hợp với sở thích của con người.
2.1/ Chiến tranh và hòa bình: Danh từ “mákairan” có hai nghĩa: gươm giáo và chiến tranh. Nghĩa “gươm giáo” không thích hợp ở đây, nên dùng “chiến tranh” như là tương phản của “bình an.” Câu hỏi được đặt ra là tại sao “Hoàng Tử Bình An” như lời ngôn sứ Isaiah đã loan báo lại đem chiến tranh?
Thưa vì tư tưởng và cách thức của Thiên Chúa khác với tư tưởng và cách của con người:
Thế gian không chấp nhận sự thật: Nói và sống theo sự thật sẽ gây chia rẽ trong nhà, vì không phải tất cả mọi người đều muốn nói và sống theo sự thật. Ví dụ: Bố mẹ ngăn cản không cho con kết hôn với người ngoài đạo vì sợ con xao lãng việc giữ đạo. Bố mẹ ngăn cản không cho con đi tu vì muốn có người nối dõi tông đường và hầu hạ. Vợ không muốn chồng bắt con đi nhà thờ vì muốn con đi chùa... Trong những tình cảnh như vậy, một người có nên quyết liệt sống theo sự thật hay im lặng đồng lõa để gia đình được bình an?
2.2/ Tiêu chuẩn của Thiên Chúa: Xung đột xảy ra không phải chỉ trong tư tưởng, nhưng còn trong lối sống của người môn đệ. Ngài đòi con người phải sống theo tiêu chuẩn của Nước Trời trong khi con người chỉ muốn an phận với những tiêu chuẩn sống của thế gian. Ví dụ: Chúa đòi con người:
- Phải đặt Chúa trên hết mọi sự: cha mẹ, vợ con, anh chị em trong khi có cha mẹ hay vợ/chồng đòi phải đặt họ trên hết.
- Phải từ bỏ mọi sự và vác thập giá theo Chúa vì: “Ai tìm giữ mạng sống mình thì sẽ mất; ai liều mất mạng sống mình thì sẽ tìm lại được;” trong khi trào lưu xã hội luôn cổ võ lối sống đặt cá nhân trên hết.
- Phải tiếp đón các người làm việc cho Chúa: các tiên tri, các người công chính, các môn đệ thì sẽ được dự phần vào các phần thưởng họ sẽ được; trong khi những loại người này không luôn được tôn vinh dưới con mắt của người thế gian!
- Phải giúp đỡ người nghèo vì làm cho họ là làm cho chính Chúa; trong khi người thế gian chỉ bỏ công giúp đỡ những người sẽ mang lại lợi nhuận cho họ.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
- Con người sống theo hình thức bên ngoài nhưng Thiên Chúa chú trọng đến những nét đẹp trong tâm hồn. Chúng ta hãy cố gắng sống như đang ở trước tôn nhan Thiên Chúa.
- Sống theo sự thật sẽ giúp chúng ta luôn sống như đang ở trước mắt Chúa, cho dù sống theo sự thật sẽ bị người đời chê ghét, lừa đảo, truy tố và tiêu diệt; nhưng người môn đệ của Chúa không thể sống khác hơn.
- Thách đố của chúng ta: Chúng ta có dám chấp nhận đau khổ để nói và sống theo sự thật? 
Lm. Anthony ĐINH MINH TIÊN, OP.

11/07/16 TH HAI TUN 15 TN
Th. Bê-nê-đi-tô, viện phụ
Mt 10,34-11,1

Suy nim: Mt hc sinh lp 5 nói vi bn mình là người công giáo rng: Chúa ca bn ác lm, vì Chúa ca bn đòi h ai tin Chúa thì phi b nhng th mình có và phi vác thp giá mà theo Chúa!!! Li con tr đơn sơ nhưng cha đng mt chân lý nhc nhi v phía chúng ta. Theo tính t nhiên, ai mà chng d ng đi vi thp giá! Chúa cũng biết thế – Ngài đã chng run s đến mướt m hôi máu trong vườn Cây Du là gì? Thế nhưng Ngài vn mnh m tuyên b: “Ai không vác thp giá mình mà theo Thy thì không xng vi Thy.” Chúa không phi là người thích chu đau kh đ t hành h mình hay thy người khác đau kh mà ly làm vui. Chúa phát biu mt qui lut mà thot nghe có v như nghch lý: Khư khư gi ly thì b mt; còn dám liu chu mt c mng sng vì Chúa thì li ly li được. Chúa Giê-su hoá gii nghch lý thp giá và chng minh tính đúng đn ca qui lut đó qua cái chết và phc sinh ca chính Ngài: “Phi qua đau kh mi tiến được vào vinh quang.”
Mi Bn: Nếu bn biết Chúa chu kh nn như thế là đ đn bù thay cho bn, vì ti ca bn thì bn còn nghĩ Chúa “ác na không? Nếu bn biết Ngài mi bn cùng vác thp giá đ được hnh phúc vi Ngài, thì bn còn nghĩ Chúa “ác vi bn na không?
Sng Li Chúa: Bn thy vic bn phn nào đang là thp giá cho bn? Bn hãy chu toàn vic đó cách vui lòng.
Cu nguyn: Ly Chúa, con thương Chúa đã chu kh vì con. Xin cho con biết vác thp giá mình đ đáp li tình thương ca Chúa.

Không xng vi Thy
 Đc Kitô là ai mà đòi chúng ta phi đt Ngài lên trên các th to như vy, nếu Ngài không phi là hin thân ca chính Thiên Chúa? 


Suy nim:
Văn Cao là một nhạc sĩ có tài với bản Tiến Quân Ca bất hủ.
Nhưng ông cũng là một thi sĩ ít được ai biết đến.
Ông có làm một bài thơ ngắn Không Đề như sau:
“Con thuyền đi qua
để lại sóng.
Đoàn tàu đi qua
để lại tiếng.
Đoàn người đi qua
để lại bóng.
Tôi không đi qua tôi
để lại gì?”
Ông muốn để lại chút gì cho đời của kẻ đã mang tiếng ở trong trời đất.
Và ông hiểu rằng mình không thể để lại gì, nếu không vượt qua chính mình.
Cái tôi và tất cả những gì thuộc về nó, đều là đối tượng phải vượt qua.
Vượt qua cái tôi không làm tôi mất nó, nhưng lại được một cái tôi viên mãn.
Phải chăng đó là điều Văn Cao, một Kitô hữu ẩn danh đến lúc chết,
muốn gửi gấm qua những vần thơ này?
Có những giá trị hầu như được mọi người nhìn nhận.
Có những giá trị thiêng liêng máu mủ như cha mẹ, con cái.
Đặc biệt trong xã hội Do thái, hiếu thảo với cha mẹ là điều được đề cao.
Đức Giêsu cũng đã phê phán thái độ bất hiếu đối với cha mẹ (Mt 15, 3-6).
Mạng sống của con người cũng là một giá trị cao quý.
Đụng đến mạng sống con người là xúc phạm đến chính Thiên Chúa,
như ta thấy trong chuyện Cain giết em là Aben (St 4, 9-10).
Trước những giá trị thiêng liêng như thế, ta cần yêu mến, giữ gìn.
Yêu cha, yêu mẹ, yêu con trai, con gái, là những điều hợp đạo lý.
Giữ gìn mạng sống của mình là điều phải làm.
Tuy nhiên, Đức Giêsu đã đưa ra một đòi hỏi mới mẻ và đáng sợ.
Ngài không cấm các môn đệ yêu cha mẹ, con cái, hay mạng sống,
vì đó là những giá trị thiêng liêng cao quý.
Nhưng Ngài không chấp nhận họ yêu những giá trị này hơn Ngài.
Ngài không muốn họ đặt Ngài ở dưới những giá trị đó.
Đơn giản Ngài muốn họ coi Ngài là một Giá Trị hơn hẳn, Giá Trị viết hoa.
Khi cần chọn lựa giữa các giá trị, Ngài đòi họ ưu tiên chọn Ngài.
Cụm từ “không xứng đáng với Thầy” được nhắc đến ba lần (cc. 37-38).
Chỉ ai dám yêu Ngài hơn người thân yêu, dám vác thập giá mình mà theo,
người ấy mới xứng đáng với Thầy.
Chỉ ai dám mất mạng sống của mình vì Thầy,
người ấy mới lấy lại được sự sống tròn đầy ở đời sau (c. 39).
Đức Kitô là ai mà đòi chúng ta phải đặt Ngài lên trên các thụ tạo như vậy,
nếu Ngài không phải là hiện thân của chính Thiên Chúa?
Đừng quên chính Ngài đã mất mạng sống mình vì tôi trước.
Chỉ khi tôi đi qua tôi, nhờ đặt tôi và mọi sự thuộc về tôi dưới Đức Kitô,
tôi mới có gì để lại cho đời, tôi mới giữ lại được mọi giá trị khác.
Xin làm được điều thánh Biển Đức dạy:
“Phải tuyệt đối không coi gì trọng hơn Đức Kitô.”
Cầu nguyn:

Lạy Chúa Giêsu,
xin cho con thấy Chúa thật lớn lao,
để đối với con, mọi sự khác trở thành bé nhỏ.

Xin cho con thấy Chúa thật bao la,
để cả mặt đất cũng chưa vừa cho con sống.

Xin cho con thấy Chúa thật thẳm sâu,
để con dễ đón nhận nỗi khổ đau sâu thẳm nhất.

Lạy Chúa Giêsu,
xin làm cho con thật mạnh mẽ,
để không nỗi thất vọng nào
còn chạm được tới con.

Xin làm cho con thật đầy ắp,
để ngay cả một ước muốn nhỏ
cũng không còn có chỗ trong con.

Xin làm cho con thật lặng lẽ,
để con chỉ còn loan báo Chúa mà thôi.

Xin Chúa ngự trong con thật sống động,
để không phải là con,
mà là chính Ngài đang sống.

Lm Antôn Nguyn Cao Siêu, SJ

11 Tháng Bảy
Một Quy Luật Ðơn Sơ

Hôm nay Giáo hội tôn kính nhớ thánh Bênêđictô, bổn mạng của toàn thể Châu Âu.
Vào cuối thế kỷ thứ 5, đế quốc La Mã bị lung lay vì cuộc xâm lăng của những người mà thế giới Kitô tại Âu Châu gọi là dân man di.
Một người thanh niên thuộc dòng dõi quý tộc tại miền trung nước Italia muốn trốn thoát khỏi cuộc loạn nhiễu nhương ấy, cho nên đã leo lên ngọn núi Subiaco để dìm mình trong cuộc sống ẩn dật. Chính giữa nơi thanh tịnh thoát tục ấy mà chàng đã nghe được tiếng Chúa phán trong tâm hồn: có nhiều giá trị của đế quốc La Mã cần phải được bảo tồn. Càng ra sức làm việc để đem lại sự thống nhất và văn minh cho các dân xâm lược ấy.
Lấy những thôi thúc ấy làm lý tưởng cho cuộc sống, Bênêđictô, người thanh niên quý tộc ấy đã quy tụ xung quanh mình một số người đồng chí hướng và thiết lập tu viện đầu tiên tại Montecassino.
Chàng đã nói với Mauro, Placido và những người môn đệ đầu tiên như sau: "Chúng ta giam mình trong bốn bức tường kiên cố không phải là để xa cách những người khác, nhưng là để tiếp nhận từ trên cao ánh sáng của Chúa và thông đạt cho thế giới, để học hỏi một cách sâu xa hơn nền văn minh vừa Kitô giáo vừa nhân bản và làm cho nền văn minh ấy chiếu sáng giữa những người anh em của chúng ta. Tôn chỉ của chúng ta là thập giá và cái cày, bởi vì một dân tộc chỉ có thể phát sinh và lớn lên với sự cầu nguyện, nghiên cứu học hỏi và lao động".
Những điểm chính trong quy luật của chúng ta là: Hát bảy lần một ngày để ca tụng Chúa và làm cho màn đêm tăm tối cũng được ấm cúng với lời ca tụng này. Thứ đến, mỗi ngày bỏ ra nhiều giờ để lao động ngoài đồng áng, học hỏi những sự trên trời và dịch lại những tác phẩm cổ điển. Sau cùng, phục vụ nhau như những người anh em của nhau, nhất là tại bàn ăn, là nơi vừa nghe đọc sách vừa thưởng thức chút rượu.
Vị thánh đã đưa ra chút quy luật đơn sơ trên đây đã được chọn làm bổn mạng của toàn thể Âu Châu, bởi vì nền văn minh của Kitô giáo hiện nay, nền văn minh nhân bản của thế giới ngày nay đã phát sinh từ chính lý tưởng cao quý ấy: sống chung trong yêu thương để ca tụng Chúa và phục vụ con người.
Giữa cơn khủng hoảng của đời sống tu trì như người ta đang chứng kiến hiện nay tại hầu hết các nước Tây phương, người ta lại thấy một dấu hiệu đầy hy vọng: các tu viện sống đời chiêm niệm vẫn tiếp tục thu hút thanh niên thiếu nữ. Giữa một thế giới dư dật, nhưng trống rỗng, hơn bao giờ hết, người ta càng ngày càng cảm thấy có nhu cầu phải cầu nguyện, phải sống kết hợp với Chúa.
Ðời sống tu trì, dù bất cứ dưới hình thức nào đi nữa, cũng không là một lẩn trốn đầy sợ hãi trước thế gian... Người tu sĩ đích thực xa lánh thế gian, chứ không xa lánh con người. Người tu sĩ đích thực xa lánh sự sa đọa của thế gian, để rồi lại kiến tạo một xã hội nhân bản hơn, dễ thở hơn, dễ sống hơn.
Ðó không chỉ là sứ mệnh của người được Chúa chọn cho cuộc sống chiêm niệm và cầu nguyện, mà cũng là sứ mệnh của mọi người Kitô. Người tín hữu Kitô luôn được mời gọi để thoát tục, để đi ngược lại tinh thần của thế tục, để tiêu diệt nơi mình những sức mạnh của sự dữ để ra sức kiến tạo một thế giới đáng sống hơn. Sống giữa thế giới, nhưng không thuộc về thế gian: đó là thế đứng của người Kitô. Ơn gọi và sứ mệnh của họ là kiến tạo Nước Chúa nghĩa là xây dựng những giá trị vĩnh cửu ngay trên chính những cái chóng qua ở đời này.

Lẽ Sống



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét