Đức Giám Mục Địa Phận và Đấng
Bản Quyền
Lm Fx Nguyễn Hùng Oánh7/3/2016
Lm Fx Nguyễn Hùng Oánh7/3/2016
Đức Giám Mục ĐỊA PHẬN
Địa phận là Giáo Hội riêng (can 368), là phần Dân Thiên Chúa được trao cho một Giám mục hướng dẫn với sự cộng tác của Linh mục đoàn (Can 369).
1. Đức Giám Mục địa phận là chủ chăn của địa phận (Can 376).
Ngài có quyền hành pháp, lập pháp va tư pháp chiếu theo Luật (Can 391), đích thân thi hành quyền lập pháp (không được ủy quyền cho ai, quyền hành pháp có thể nhờ vị Tổng đại diện hoặc Đại diện Giám mục chiếu theo luật, còn quyền tư pháp Ngài có thể nhờ vị Đại diện Tư pháp (Can 391). Trong mọi công việc pháp lý của địa phận, Đức Giám Mục địa phận đứng tên thay mặt cả địa phận (Can 393).
Ngài phải cư ngụ trong địa phận dầu đã có Đức Giám Mục phó hoặc Phụ tá mặc lòng, trừ trường hợp đi Ad limina, đi họp Công đồng, họp Thượng Hội đồng Giám mục, họp Hội đồng Giám mục hoặc vì nhiệm vụ khác đã được ủy nhiệm cách hợp pháp. Với lý do tương tự khác, Ngài chỉ vắng mặt địa phận không quá một tháng liên tục hay đứt quảng. Vắng mặt quá sáu tháng cách bất hợp pháp, Đức Tổng Giám mục Giám tỉnh báo cho Tòa Thánh biết. Nếu Đức Tổng Giám cũng vắng như vậy, Đức Giám Mục thâm niên trong Giáo tỉnh phải báo cáo (Can 395).
Hằng năm Đức Giam mục địa phận đi kinh lý một số giáo xứ, giáo họ để ít là trong vòng 5 năm, Ngài đã kinh lý toàn địa phận. Bị cản trợ cách hợp pháp, Ngài nhờ Đức Gíam mục phó hoặc Phụ tá hoặc Tổng đại diện hoặc Đại diện Giám mục hoặc Linh mục nào khác đi thay (Can 396).
Cứ 5 năm Đức Giám Mục địa phận làm bản tường trình về Địa phận gửi cho Tòa thánh theo mẫu của Tòa thánh quy định (Can 399). Cũng là năm Ngài về Roma (Ad limina) (Can 400).
2- Đấng Bản quyền địa phương (Ordinarius loci)
Gốm có Đức Giám Mục địa phận (Đức Cha chính), vị Tổng Đại diện và Đại diện Giám mục. Đức Cha phó hoặc Đức Cha phụ tá khi kiêm chức Tổng đại diện hoặc Đại diện Giám mục mới thuộc Đấng Bản quyền địa phương (Can 134,1 và 2).
Theo luật, những gì nói tới quyền dành cho Đức Giám Mục địa phận thì phải hiểu là chỉ Đức Giám Mục địa phận (Đức Cha chính có quyền đó thôi, còn nói tớ Đấng Bản quyền địa phương thì bao gồm Đức Cha chính, vị Tổng Đại diện hoặc Đại diện Giám mục. Khi có phép đặc biệt vị Tổng đại diện hoặc Đại diện Giám mục cũng đươc sử dung quyền của Đức Giám Mục địa phận (Can 134, 3)
Ta lưu ý điều luật nói về xin phép Bản quyền địa phương: (Can 65):
Không ai đươc xin ơn nơi Đấng thường quyền khác ơn nơi Đấng thường quyền mình từ chối trừ khi đã nhắc lại sự từ chối trên, Đấng thường quyền kia đừng ban ơn trừ khi đã đươc Đấng thường quyền trước cho biết lý do khước từ (Can cũ 44), các nhà Luật học cho rằng đây chỉ nói về tính hợp pháp (lecitas) chứ không nói về tính thành sự.
Thí dụ: Xin phép chuẩn nơi Đức Giám Mục của mình mà mình có gia cư bị từ chối, qua địa phận khác xin phép mà mình có bán gia cư, phải trình rõ mình đã bị Đức Giám Mục nhà từ chối. Và Đức Gíam mục đó chỉ ban sau khi đã hỏi Đức Giám Mục đã từ chối lý do khước từ.
Ơn đã bị vị Tổng đại diện (vicaire général) hoặc Đại diện Giám mục (vicaire épiscopal) khước từ, vị đại diện khác của cùng một Giám mục khác ban không thành sự dù vị Đai diên trước đã cho biết lý do khước từ.
Ơn đã bị Tổng Đại diện hoặc Đại diện Giám mục khước từ, lên xin Đức Giám Mục địa phận, ngài ban ơn đó không thành sự nếu người xin không nhắc lại đã bị khước tử. Ơn đã bị Đức Giám Mục địa phần khước từ, lên xin Tổng Đại diện hoặc đại diện Giám mục, các ngài ban không thành sự dù có nhắc lại đã bị từ khước, trừ khi Đức Giám Mục ưng thuận (Can 65).
3. Đức Giám Mục Phó
Có thể do Đức Giám Mục địa phận xin, hoặc Tòa Thánh tự mình đặt một Giám mục phó với những năng quyền đặc biệt để giúp Đức Giám Mục địa phận với quyền kế vị (x Can 403,3), đề nghị lên Tòa Thánh ba vị, Đức Khâm sứ điều tra cho ý kiến để Tòa Thánh lựa chọn (Can 377,3).
Đức Giám Mục phó nhận chức bằng cách đích thân hoặc nhờ đại diện trình Tông thư bổ nhiệm lên Đức Giám Mục địa phận và Hội đồng cố vấn có sự hiện diện của vị Chưởng ấn ghi sổ là xong (Can 404,1). Nếu Đức Giám Mục địa phận bị cản trở hoàn toàn thì Đức Giám Mục phó trình Tông thư bổ nhiệm lên Hội đồng cố vấn có mặt Chưởng ấn để ghi sổ là được (Can 404,3).
Luật khuyên Đức Giám Mục địa phận trao chức Tổng Đại diện cho Đức Giám Mục phó (Can 406,1) và Đức Giám Mục địa phận nên ủy thác những công việc mà theo luật đòi phải trao quyền đặc ủy viên cho vị Tổng đại diện (Đức Giám Mục phó) trước những vị khác (406, 1).
Khi Tòa Giám mục trống ngôi (vì Đức Giám Mục địa phận qua đời hoặc từ chức mà đã được Tòa Thánh chấp nhận, hoặc bị thuyên chuyển hoặc bị cách chức mà lệnh đã được chuyển đạt tới tay Đức Giám Mục địa phận (Can 416), Đức Giám Mục phó trở thành Giám mục địa phận miễn là ngài đã nhận chức Giám mục Phó cách hợp luật (Can 409, 1)
4. Đức Giám Mục phụ tá
Vì nhu cầu mục vụ của địa phận, Đức Giám Mục địa phận có thể xin Tòa Thánh một hay nhiều Giám mục phụ tá giúp mình (Can 403,1) (gửi về Tòa Thánh để cử ít là ba vị xưng đáng làm Giám mục phụ tá (Can 377,4). Đức Giám Mục phụ tá không có quyền kế vị (Can 403,1)
Đức Giám Mục phụ tá nhận chức bằng cách trình Tông thư bổ nhiệm lên Đức Giám Mục địa phận, có mặt vị Chưởng ấn ghi vào sổ là được (Can 402,2). Nếu Đức Giám Mục địa phận bị hoàn toàn bị cản trợ, Đức Giám Mục phụ tá chỉ cần trình Tông thư bổ nhiệm lên Hội đồng Cố vấn có mặt vị Chưởng ấn ghi vào sổ là xong (Can 403,3).
Luật khuyên Đức Giám Mục địa phận trao chức Tổng Đại diện hoặc Đại diện Giám mục cho Đức Giám Mục phụ tá và trao nhũng công việc luật đòi hỏi có quyền đặc ủy riêng cho vị Tổng đại diện (Đức Giám Mục phụ tá) trước các vị khác (Can 406,1).
Khi Tòa Giám mục trống ngôi, Đức Giám Mục phụ tá cai quản địa phận cho đến khi có giám quản địa phận (Can 419). Nếu Đức Giám Mục phụ tá không được chỉ định làm giám quản địa phận thì ngài vẫn còn quyền và những năng quyền do chức Tổng đại diện hoặc đại diện Giám mục cho đến khi tân Giám mục địa phận nhận chức (Can 409,2).
5. Tòa Giám mục trống ngôi
a. Do Đức Giám Mục địa phận qua đời. Những gì vị Tổng đại diện hoặc đại diện Giám mục làm vẫn có hiệu lực cho đến khi được tin chắc chắn Đức Giám Mục qua đời (Can 416,417)
b. Do Đức Giám Mục từ chức và đã được Tòa Thánh chấp nhận (Can 416).
c. Do bị thuyên chuyển từ khi nhận được lệnh thuyên chuyển cho tới khi nhận địa phận mới, Đức Giám Mục đó trở thành vị Giám quản và trong vòng hai tháng phải đi tới nhiệm sở mới (Can 416, 418). Chức vụ Tổng đại diện, đại diện Giám mục chấm dứt khi được tin Đức Giám Mục được thuyên chuyển (Can 418,2). Ngày ngài đi nhận nhiệm sở mới, Tòa Giám mục đó trống ngôi (Can 418).
d. Bị cách chức mà lệnh đã chuyển đạt tới Đức Giám Mục.
Khi Tòa Giám mục trống ngôi, Đức Giám Mục phụ tá tạm quyền cai quản. Nếu có nhiều vị Giám mục phụ tá, thì ai thâm niên Giám mục sẽ cai quản địa phận cho đến khi đặt Giám quản địa phận.
Không có Giám mục phụ tá, Hội đồng cố vấn cai quản trừ khi Tòa Thánh định sự khác (Can 419, 421,1)
Địa phận là Giáo Hội riêng (can 368), là phần Dân Thiên Chúa được trao cho một Giám mục hướng dẫn với sự cộng tác của Linh mục đoàn (Can 369).
1. Đức Giám Mục địa phận là chủ chăn của địa phận (Can 376).
Ngài có quyền hành pháp, lập pháp va tư pháp chiếu theo Luật (Can 391), đích thân thi hành quyền lập pháp (không được ủy quyền cho ai, quyền hành pháp có thể nhờ vị Tổng đại diện hoặc Đại diện Giám mục chiếu theo luật, còn quyền tư pháp Ngài có thể nhờ vị Đại diện Tư pháp (Can 391). Trong mọi công việc pháp lý của địa phận, Đức Giám Mục địa phận đứng tên thay mặt cả địa phận (Can 393).
Ngài phải cư ngụ trong địa phận dầu đã có Đức Giám Mục phó hoặc Phụ tá mặc lòng, trừ trường hợp đi Ad limina, đi họp Công đồng, họp Thượng Hội đồng Giám mục, họp Hội đồng Giám mục hoặc vì nhiệm vụ khác đã được ủy nhiệm cách hợp pháp. Với lý do tương tự khác, Ngài chỉ vắng mặt địa phận không quá một tháng liên tục hay đứt quảng. Vắng mặt quá sáu tháng cách bất hợp pháp, Đức Tổng Giám mục Giám tỉnh báo cho Tòa Thánh biết. Nếu Đức Tổng Giám cũng vắng như vậy, Đức Giám Mục thâm niên trong Giáo tỉnh phải báo cáo (Can 395).
Hằng năm Đức Giam mục địa phận đi kinh lý một số giáo xứ, giáo họ để ít là trong vòng 5 năm, Ngài đã kinh lý toàn địa phận. Bị cản trợ cách hợp pháp, Ngài nhờ Đức Gíam mục phó hoặc Phụ tá hoặc Tổng đại diện hoặc Đại diện Giám mục hoặc Linh mục nào khác đi thay (Can 396).
Cứ 5 năm Đức Giám Mục địa phận làm bản tường trình về Địa phận gửi cho Tòa thánh theo mẫu của Tòa thánh quy định (Can 399). Cũng là năm Ngài về Roma (Ad limina) (Can 400).
2- Đấng Bản quyền địa phương (Ordinarius loci)
Gốm có Đức Giám Mục địa phận (Đức Cha chính), vị Tổng Đại diện và Đại diện Giám mục. Đức Cha phó hoặc Đức Cha phụ tá khi kiêm chức Tổng đại diện hoặc Đại diện Giám mục mới thuộc Đấng Bản quyền địa phương (Can 134,1 và 2).
Theo luật, những gì nói tới quyền dành cho Đức Giám Mục địa phận thì phải hiểu là chỉ Đức Giám Mục địa phận (Đức Cha chính có quyền đó thôi, còn nói tớ Đấng Bản quyền địa phương thì bao gồm Đức Cha chính, vị Tổng Đại diện hoặc Đại diện Giám mục. Khi có phép đặc biệt vị Tổng đại diện hoặc Đại diện Giám mục cũng đươc sử dung quyền của Đức Giám Mục địa phận (Can 134, 3)
Ta lưu ý điều luật nói về xin phép Bản quyền địa phương: (Can 65):
Không ai đươc xin ơn nơi Đấng thường quyền khác ơn nơi Đấng thường quyền mình từ chối trừ khi đã nhắc lại sự từ chối trên, Đấng thường quyền kia đừng ban ơn trừ khi đã đươc Đấng thường quyền trước cho biết lý do khước từ (Can cũ 44), các nhà Luật học cho rằng đây chỉ nói về tính hợp pháp (lecitas) chứ không nói về tính thành sự.
Thí dụ: Xin phép chuẩn nơi Đức Giám Mục của mình mà mình có gia cư bị từ chối, qua địa phận khác xin phép mà mình có bán gia cư, phải trình rõ mình đã bị Đức Giám Mục nhà từ chối. Và Đức Gíam mục đó chỉ ban sau khi đã hỏi Đức Giám Mục đã từ chối lý do khước từ.
Ơn đã bị vị Tổng đại diện (vicaire général) hoặc Đại diện Giám mục (vicaire épiscopal) khước từ, vị đại diện khác của cùng một Giám mục khác ban không thành sự dù vị Đai diên trước đã cho biết lý do khước từ.
Ơn đã bị Tổng Đại diện hoặc Đại diện Giám mục khước từ, lên xin Đức Giám Mục địa phận, ngài ban ơn đó không thành sự nếu người xin không nhắc lại đã bị khước tử. Ơn đã bị Đức Giám Mục địa phần khước từ, lên xin Tổng Đại diện hoặc đại diện Giám mục, các ngài ban không thành sự dù có nhắc lại đã bị từ khước, trừ khi Đức Giám Mục ưng thuận (Can 65).
3. Đức Giám Mục Phó
Có thể do Đức Giám Mục địa phận xin, hoặc Tòa Thánh tự mình đặt một Giám mục phó với những năng quyền đặc biệt để giúp Đức Giám Mục địa phận với quyền kế vị (x Can 403,3), đề nghị lên Tòa Thánh ba vị, Đức Khâm sứ điều tra cho ý kiến để Tòa Thánh lựa chọn (Can 377,3).
Đức Giám Mục phó nhận chức bằng cách đích thân hoặc nhờ đại diện trình Tông thư bổ nhiệm lên Đức Giám Mục địa phận và Hội đồng cố vấn có sự hiện diện của vị Chưởng ấn ghi sổ là xong (Can 404,1). Nếu Đức Giám Mục địa phận bị cản trở hoàn toàn thì Đức Giám Mục phó trình Tông thư bổ nhiệm lên Hội đồng cố vấn có mặt Chưởng ấn để ghi sổ là được (Can 404,3).
Luật khuyên Đức Giám Mục địa phận trao chức Tổng Đại diện cho Đức Giám Mục phó (Can 406,1) và Đức Giám Mục địa phận nên ủy thác những công việc mà theo luật đòi phải trao quyền đặc ủy viên cho vị Tổng đại diện (Đức Giám Mục phó) trước những vị khác (406, 1).
Khi Tòa Giám mục trống ngôi (vì Đức Giám Mục địa phận qua đời hoặc từ chức mà đã được Tòa Thánh chấp nhận, hoặc bị thuyên chuyển hoặc bị cách chức mà lệnh đã được chuyển đạt tới tay Đức Giám Mục địa phận (Can 416), Đức Giám Mục phó trở thành Giám mục địa phận miễn là ngài đã nhận chức Giám mục Phó cách hợp luật (Can 409, 1)
4. Đức Giám Mục phụ tá
Vì nhu cầu mục vụ của địa phận, Đức Giám Mục địa phận có thể xin Tòa Thánh một hay nhiều Giám mục phụ tá giúp mình (Can 403,1) (gửi về Tòa Thánh để cử ít là ba vị xưng đáng làm Giám mục phụ tá (Can 377,4). Đức Giám Mục phụ tá không có quyền kế vị (Can 403,1)
Đức Giám Mục phụ tá nhận chức bằng cách trình Tông thư bổ nhiệm lên Đức Giám Mục địa phận, có mặt vị Chưởng ấn ghi vào sổ là được (Can 402,2). Nếu Đức Giám Mục địa phận bị hoàn toàn bị cản trợ, Đức Giám Mục phụ tá chỉ cần trình Tông thư bổ nhiệm lên Hội đồng Cố vấn có mặt vị Chưởng ấn ghi vào sổ là xong (Can 403,3).
Luật khuyên Đức Giám Mục địa phận trao chức Tổng Đại diện hoặc Đại diện Giám mục cho Đức Giám Mục phụ tá và trao nhũng công việc luật đòi hỏi có quyền đặc ủy riêng cho vị Tổng đại diện (Đức Giám Mục phụ tá) trước các vị khác (Can 406,1).
Khi Tòa Giám mục trống ngôi, Đức Giám Mục phụ tá cai quản địa phận cho đến khi có giám quản địa phận (Can 419). Nếu Đức Giám Mục phụ tá không được chỉ định làm giám quản địa phận thì ngài vẫn còn quyền và những năng quyền do chức Tổng đại diện hoặc đại diện Giám mục cho đến khi tân Giám mục địa phận nhận chức (Can 409,2).
5. Tòa Giám mục trống ngôi
a. Do Đức Giám Mục địa phận qua đời. Những gì vị Tổng đại diện hoặc đại diện Giám mục làm vẫn có hiệu lực cho đến khi được tin chắc chắn Đức Giám Mục qua đời (Can 416,417)
b. Do Đức Giám Mục từ chức và đã được Tòa Thánh chấp nhận (Can 416).
c. Do bị thuyên chuyển từ khi nhận được lệnh thuyên chuyển cho tới khi nhận địa phận mới, Đức Giám Mục đó trở thành vị Giám quản và trong vòng hai tháng phải đi tới nhiệm sở mới (Can 416, 418). Chức vụ Tổng đại diện, đại diện Giám mục chấm dứt khi được tin Đức Giám Mục được thuyên chuyển (Can 418,2). Ngày ngài đi nhận nhiệm sở mới, Tòa Giám mục đó trống ngôi (Can 418).
d. Bị cách chức mà lệnh đã chuyển đạt tới Đức Giám Mục.
Khi Tòa Giám mục trống ngôi, Đức Giám Mục phụ tá tạm quyền cai quản. Nếu có nhiều vị Giám mục phụ tá, thì ai thâm niên Giám mục sẽ cai quản địa phận cho đến khi đặt Giám quản địa phận.
Không có Giám mục phụ tá, Hội đồng cố vấn cai quản trừ khi Tòa Thánh định sự khác (Can 419, 421,1)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét