ĐTC chủ sự thánh lễ bế mạc Ngày Quốc Tế Giới Trẻ Cracovia
ĐTC
mời gọi giới trẻ trung thành với căn tính tinh thần là con cái của Thiên Chúa,
và đừng xấu hổ đem đến cho Chúa các yếu đuối, mệt nhọc và tội lỗi của mình.
Chúa
Nhật hôm qua là ngày chót trong chuyến tông du của ĐTC Phanxicô bên Ba Lan. ĐTC
đã có ba sinh hoạt chính: thánh lễ bế mạc Ngày Quốc Tế Giới Trẻ lần thứ 31 tại
Cánh Đồng Lòng Thương Xót lúc 10 giờ sáng, gặp gỡ 20.000 thiện nguyện viên
Ngày Quốc Tế Giới Trẻ tại trung tâm Tauron, và gặp gỡ Ủy ban tổ chức và các
ân nhân Ngày Quốc Tế Giới Trẻ vào ban chiều trước khi ra phi trường Balice lấy
máy bay trở về Roma. Sau đây là chi tiết thánh lễ và kinh Truyền Tin bế mạc Ngày
Quốc Tế Giới Trẻ lần thứ 31 tại Cánh Đồng Lòng Thương Xót.
Lúc
8 giờ 15 phút sáng ĐTC đã đi xe đến Cánh đồng Lòng Thương Xót cách toà Tổng Giám
Mục Cracovia 16 cây số. Ngài đã được ông thị trưởng Wieliczka và cha giám đốc
Caritas giáo phận Cracovia tiếp đón. ĐTC được tháp tùng vào một trong hai nhà của
Caritas dành để tiếp đón dân nghèo và các người già gặp khó khăn. Ngài đã cùng
mọi người đọc Kinh Lậy cha và rảy nước thánh làm phép cơ sở và những người hiện
diện cũng như tượng Đức Mẹ Loreto. Tiếp đến ĐTC đã coi cuốn Album gồm các hình ảnh
kể lại sinh hoạt của trung tâm bác ái này, rồi ngài lên xe díp đến nơi cử hành
thánh lễ nằm cách đó 3 cây số rưỡi. Nhiều bạn trẻ đã ngủ qua đêm và canh thức cầu
nguyện tại đây.
Thánh
lễ cầu nguyện cho Giáo Hội hoàn vũ đã bắt đầu lúc 10 giờ sáng được cử hành bằng
tiếng Latinh và các thứ tiếng khác. Cùng đồng tế với ĐTC có 800 vì gồm các Hồng
Y, Tổng Giám Mục, Giám Mục và hơn 10.000 Linh Mục đến từ khắp nước Ba Lan và
nhiều nơi trên thế giới. Đã có 1 triệu 600 ngàn người gồm các bạn trẻ và tín hữu
tham dự thánh lễ bế mạc. Phần thánh ca được đảm trách bởi một ca đoàn và dàn nhạc
hùng hậu gồm mấy trăm ca viên và hằng trăm nhạc công.
Bài
đọc thứ nhất bằng tiếng Ý trích từ chương 6 sách ngôn sứ Hosea kêu gọi dân
Israel trở về với Thiên Chúa, vì Người đã đánh phạt họ nhưng lại chữa cho lành
và băng bó vết thương cho họ, trả lại cho họ sự sống và cho họ chỗi dậy. Cần gắng
sức nhận biết Chúa, vì Người sẽ đến như hừng đông, như mưa rào và mưa xuân tưới
gội đất đai. Trong khi đó tình yêu của dân Israel đối với Thiên Chúa như
mây buổi sáng và mau tan tựa sương mai. Họ không hiểu rằng Chúa muốn tình yêu
chứ không cần hy lễ, thích được họ nhận biết hơn là được của lễ toàn thiêu.
Bài
đọc thứ hai bằng tiếng Bồ Đào Nha, trích chương 2 thư thánh Phaolô tông đồ gửi
tín hũu Êphexô. Thánh nhân cho thấy Thiên Chúa giàu lòng thương xót và rất mực
yêu mến các tín hữu, nên dầu họ đã chết vì sa ngã, Người cũng cho họ được cùng
sống với Đức Kitô, cùng sống lại và ngự trị với Đức Kitô Giêsu trên cõi trời.
Thiên Chúa tỏ lộ lòng nhân hậu của Người đối với tín hữu trong Đức Kitô Giêsu để
biểu lộ cho các thế hệ mai sau được thấy ân sủng dồi dào phong phú của Người. Họ
được cứu độ là nhờ lòng tin và ân huệ của Chúa, chứ không phải nhờ công việc họ
làm. Họ là tác phẩm của Thiên Chúa, và ơn gọi của họ là sống và thực hiện công
trình tốt đẹp Thiên Chúa đã chuẩn bị cho họ.
Phúc
Âm được công bố bằng tiếng Ba Lan và tiếng Slave cổ, trích từ chương 19 Phúc Âm
thánh Luca kể lại cuộc gặp gỡ và hoán cải đổi đời của ông Giakêu với Chúa Giêsu.
Các
lời nguyện giáo dân được đọc bằng các thứ tiếng Pháp, Anh, Ba Lan, Tầu và Tây
Ban Nha.
Giảng
trong thánh lễ ĐTC đã quảng diễn ý nghĩa cuộc gặp gỡ đổi đời của ông Giakêu với
Chúa Giêsu. Ngài mời gọi giới trẻ trung thành với căn tính tinh thần là con cái
của Thiên Chúa, luôn luôn được Chúa yêu thương và đừng xấu hổ đem đến cho Chúa
các yếu đuối, mệt nhọc và tội lỗi của mình. Vì Chúa Giêsu chỉ nhìn con tim của
họ, và muốn đi ngang qua mọi khung cảnh cuộc sống thường ngày của họ. ĐTC nói:
Các bạn trẻ thân mến, các bạn đến Cracovia để gặp gỡ Chúa Giêsu, và Phúc Âm hôm
nay đề cập tới cuộc gặp gỡ giữa Chúa Giêsu với một người, ông Giakêu thành Giêricô
(x. Lc 19,1-10). Chúa Giêsu không chỉ han hẹp trong việc giảng dậy hay chào hỏi
vài người, nhưng muốn đi ngang qua thành phố. Nói cách khác Chúa Giêsu muốn tới
gần cuộc sống của từng người, đi theo lộ trình cuộc sống chúng ta cho tới cùng,
để cuộc sống của Ngài và cuộc sống của chúng ta thực sự gặp gỡ nhau. Và thế là
xảy ra cuộc gặp gỡ kinh ngạc, cuộc gặp gỡ của ông Giakêu, thủ lãnh các người
thu thuế. Ông đã là một cộng sự viên giầu của người Roma thống trị, bị thù ghét.
Ông đã là người khai thác bóc lột dân mình, một người, vì nổi tiếng là xấu xa, đã
không có thể đến gần Chúa Giêsu. Nhưng cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu đã thay đổi
cuộc sống của ông, cũng như có thể xảy ra mỗi ngày đối với từng người trong chúng
ta. Tuy nhiên, để gặp gỡ Chúa Giêsu ông Giakêu đã phải đối đầu với ít nhất ba
chướng ngại.
Chướng
ngại thứ nhất là sự thấp bé của ông. Ông đã không thể trông thấy Chúa Giêsu vì
thấp bé quá. Cả ngày nay nữa chúng ta cũng có thể gặp nguy cơ ở xa Chúa, bởi vì
chúng ta cảm thấy mình không ở trên độ cao phải có, bởi vì chúng ta đánh giá thấp
chính mình. Đây là môt cám dỗ không chỉ liên quan tới việc coi trọng mình, mà cũng
liên quan tới đức tin nữa. Đức tin nói với chúng ta rằng chúng ta là “con Thiên
Chúa, và chúng ta thật sự là con Thiên Chúa” (1 Ga 3,1); chúng ta đã được
tạo dựng nên giống hình ảnh Ngài; Chúa Giêsu đã nhận lấy nhân tính của chúng
ta, và con tim của Ngài sẽ không bao giờ tách rời khỏi chúng ta nữa. Chúa Thánh
Thần ước mong ở trong chúng ta: Chúng ta được mời gọi bước vào niềm vui vĩnh cửu
của Thiên Chúa. Và ĐTC khẳng định như sau:
Đó
là quy chế của chúng ta, đó là căn tính tinh thần của chúng ta: chúng ta là con
Thiên Chúa được yêu thương, luôn luôn được yêu thương. Như thế các bạn hiểu rằng
không chấp nhận chính mình, sống không hài lòng và suy nghĩ tiêu cực có nghĩa là
không thừa nhận căn tính đích thật của chúng ta: nó như thể là quay mặt đi nơi
khác, trong khi Thiên Chúa muốn đặt để cái nhìn của Ngài trên tôi, như thể
là muốn dập tắt giấc mộng mà Ngài nuôi dưỡng cho tôi. Thiên Chúa yêu thương chúng
ta như chúng ta là, và không có tội lỗi nào, khuyết điểm hay sai lầm nào sẽ làm
cho Ngài thay đổi tư tưởng. Phúc Âm cho chúng ta thấy đối với Chúa Giêsu không
có ai thấp kém và xa cách, không có ai vô nghĩa, nhưng chúng ta tất cả đều được
sủng ái và quan trọng: bạn quan trọng! Và Thiên Chúa tin tưởng nơi bạn như
bạn là, chứ không phải vì điều bạn có: trước mắt Ngài không có giá trị gì áo quần
bạn mặc, hay điện thoại di động bạn sử dụng; đối với Ngài không quan trọng nếu
bạn hợp mốt thời thượng hay không, bạn quan trọng đối với Ngài. Trước mắt Ngài
bạn có giá trị, và giá trị của bạn không thể đánh giá được.
Tiếp
tục bài giảng ĐTC nói: khi trong cuộc sống xảy ra là bạn nhìn xuống thấp thay vì
nhìn lên cao, sự thật vĩ đại này có thể giúp chúng ta: Thiên Chúa trung thành
trong việc yêu thương chúng ta, cho tới độ lì lợm. Nó sẽ giúp chúng ta nghĩ rằng
Ngài yêu thương chúng ta hơn chúng ta yêu thương chính mình, Ngài tin tưởng nơi
chúng ta hơn chúng ta tin tưởng nơi chính mình, Ngài luôn luôn “ủng hộ” chúng
ta như những người cổ võ không thể biến đổi nhất. Ngài luôn luôn chờ đợi chúng
ta với niềm hy vọng, cả khi chúng ta khép kín trong các nỗi buồn của chúng ta,
liên tục nhai lại các sai trái đã phải chịu và nhai lại quá khứ. Nhưng mà yêu
thích sự buồn bã không xứng đáng với quy chế tinh thần của chúng ta! Trái lại nó
là một vi khuẩn truyền nhiễm và ngăn chặn tất cả, khép kín mọi cánh cửa, ngăn cản
cuộc sống tái khởi hành, tái bắt đầu. Trái lại, Thiên Chúa hy vọng một cách lì
lợm: Ngài luôn luôn tin rằng chúng ta có thể đứng lên và không chịu trận trông
thấy mình tắt lịm và không có niềm vui. Bởi vì chúng ta luôn luôn là những người
con được yêu thương của Ngài. Chúng ta hãy nhớ điều này vào lúc khởi đầu mỗi ngày
sống. Thật là tốt mỗi buổi sáng nói lên điều đó trong lời cầu nguyện: “Lậy Chúa,
con cảm tạ Chúa vì Chúa yêu con; hãy làm cho con say mê cuộc sống của con!”. Không
phải các khuyết điểm của con, cần phải sửa đổi, nhưng là sự sống, là một món
qua vĩ đại: đây là lúc để yêu thương và được yêu thương.
Chướng
ngại thứ hai ông Giakêu gặp phải trên con đường gặp gỡ Chúa Giêsu là sự xấu hổ
làm tê liệt. Chúng ta có thể tưởng tượng điều gì xảy ra trong con tim của ông
trước khi leo lên cây sung ấy; chắc chắn là một cuộc chiến đấu: môt đàng là sự
tò mò tốt muốn biết Chúa Giêsu, đàng khác là nguy cơ bị bẽ mặt kinh khủng. Ông
Dakêu là một nhân vật công cộng, ông biết nếu mình leo lên cây, thì sẽ làm trò
cười cho mọi người, một thủ lãnh, một người quyền thế như ông. Nhưng ông đã chiến
thắng sự xấu hổ, bởi vì sự thu hút của Chúa Giêsu mạnh hơn. Các bạn đã sống
kinh nghiệm điều gì xảy ra khi một người trở thành hấp dẫn đến độ khiến cho ngưởi
ta si mê: khi đó có thể xẩy ra là họ sẵn sàng làm những điều đáng lý ra họ không
bao giờ làm. Điều tương tự cũng xảy ra trong con tim của ông Dakêu, khi ông cảm
nhận rằng Chúa Giêsu quan trọng tới độ ông sẽ làm bất cứ điều gì cho Ngài, bởi
vì Ngài là người duy nhất có thể kéo ông ra khỏi bãi cát di động của tội lỗi và
không hài lòng. Và như thế sự xấu hổ làm tê liệt đã không thắng thế. Phúc
Âm nói: ông Giakêu “chạy tới trước” rồi “leo lên cây sung” và khi
Chúa Giêsu gọi ông, ông “vội vã xuống” (cc. 4-6). Ông đã liều lĩnh và vào cuộc
chơi. Đây cũng là một bí mật của niềm vui đối với chúng ta: không dập tắt
sự tò mò xinh đẹp, nhưng đặt mình vào cuộc chơi, để cho cuộc sống không bị đóng
kín trong hộc bàn. Trước Chúa Giêsu không thể ngồi khoanh tay chờ đợi. Không thể
trả lời cho Ngài là Đấng mời gọi chúng ta với một tư tưởng hay với một “sứ điệp
nhỏ” đơn sơ! ĐTC khích lệ các bạn trẻ như sau:
Các
bạn trẻ thân mến, đừng xấu hổ đem đến cho Chúa tất cả, đặc biệt là các yếu đuối,
các mệt nhọc và tội lỗi trong việc Xưng Tội: Ngài sẽ biết khiến cho các bạn ngạc
nhiên với ơn tha tội và sự bình an của Ngài. Đừng sợ hãi nói “vâng” với Chúa với
tất cả lòng hăng say của con tim, quảng đại đáp trả lời mời gọi của Chúa và
theo Ngài! Đừng để cho linh hồn mình bị chích thuốc mê, nhưng hãy nhắm tới đích
điểm của tình yêu cao đẹp, đòi hỏi từ bỏ, và một tiếng “không” mạnh mẽ đối với
thuốc kích thích của thành công bằng mọi giá, và đối với ma tuý của việc chỉ
nghĩ tới mình và các tiện nghi dễ dãi của mình.
Còn
có một chướng ngại thứ ba ngăn cản ông Giakêu gặp gỡ Chúa Giêsu, không phải bên
trong người ông, nhưng từ chung quanh. Đó là đám đông lẩm bẩm ban đầu chặn đứng
ông, và sau đó chỉ trích ông: Chúa Giêsu không được vào nhà ông, nhà của một kẻ
tội lỗi! Tiếp đón Chúa Giêsu thật khó biết bao, chấp nhận một vì Thiên Chúa
giầu lòng thương xót (Ep 2,4) thật khó biết bao! Họ có thể ngăn cản các bạn, tìm
cách khiến cho các bạn tin rằng Thiên Chúa xa cách, cứng nhắc và ít nhậy cảm, tốt
với người tốt và xấu với kẻ xấu. Trái lại, Thiên Chúa Cha chúng ta “cho mặt trời
mọc lên trên người dữ kẻ lành” (Mt 5,45) và mời gọi chúng ta can đảm thực sự: mạnh
mẽ hơn sự dữ bằng cách yêu thương tất cả mọi người, kể cả thù địch. Họ có thể
nhạo cười các bạn, bởi vì các bạn tin vào sức mạnh hiền dịu và khiêm tốn của lòng
thương xót. Đừng sợ hãi, nhưng hãy nghĩ tới các lời của những ngày này: “Phúc
cho những người thương xót, vì họ sẽ được xót thương” (Mt 5,7). Họ có thể coi các
bạn là những kẻ mơ mộng, vì các bạn tin vào một nhân loại mới, không chấp nhận
thù hận giữa các dân tộc, không coi ranh giới các nước như hàng rào, và duy trì
các truyền thống riêng, không ích kỷ và oán thù. Đừng nản lòng: với nụ cười và
vòng tay rộng mở của mình các bạn rao giảng niềm hy vọng và các bạn là một phước
lành cho gia đình nhân loại, mà ở đây các bạn đại diện.
ĐTC
nói thêm trong bài giảng: Đám đông ngày hôm đó đã xét đoán ông Giakêu, và nhìn ông
từ bên trên xuống dưới; Chúa Giêsu làm ngược lại: Ngài hướng cái nhìn lên
ông (c. 5). ĐTC giải thích điểm này như sau:
Cái
nhìn của Chúa Giêsu đi xa hơn các khuyết điểm và trông thấy bản vị con người; nó
không dừng lại trên sự dữ quá khứ, nhưng hé trông thấy sự thiện trong tương
lai; nó không chịu trận trước các khép kín, nhưng tìm kiếm con đường của sự hiệp
nhất và hiệp thông; Giữa tất cả mọi người nó không dừng lại ở các dáng vẻ bề
ngoài, nhưng nhìn vào con tim. Với cái nhìn này của Chúa Giêsu, các bạn có
thể làm cho một nhân loại khác lớn lên, mà không chờ đợi người ta khen các bạn
là “giỏi”, nhưng tìm kiếm sự thiện, hài lòng vì đã duy trì được con tim trong sạch
và chiến đấu một cách hoà bình cho sự liêm chính và công lý. Đừng dừng lại ở vẻ
bề ngoài của các sự vật, và đừng tin tưởng nơi các phụng vụ trần thế của việc
xuất hiện, của việc đánh phấn thoa son cho tâm hồn để xem ra mình là người tốt
lành hơn. Trái lại, hãy thiết lập một gắn bó ổn định hơn, sự gắn bó của
con tim trông thầy và trao ban sự thiện không mệt mỏi. Và niềm vui mà các
bạn đã nhận được nhưng không từ Thiên Chúa, hãy cho đi nhưng không (x, Mt
10,8), bởi vì có biết bao người chờ đợi nó.
Sau
cùng chúng ta hãy lắng nghe lời Chúa Giêsu nói với ông Giakêu, mà xem ra nói
cho chính chúng ta hôm nay: “Hãy xuống ngay, bởi vì hôm nay Ta phải dừng lại tại
nhà ông” (v. 5). Chúa Giêsu cũng nói với bạn cùng lời mời ấy: “Hôm nay Ta phải
dừng lại tại nhà con”. Chúng ta có thể nói Ngày Quốc Tế Giới Trẻ bắt đầu từ hôm
nay và tiếp tục ngày mai ở nhà, bởi vì chính đó là nơi từ nay trở đi Chúa
Giêsu muốn gặp gỡ bạn. Chúa không muốn chỉ ở lại trong thành phố xinh đẹp này,
hay trong các kỷ niệm thân thương mà thôi, nhưng Ngài ước mong đến
nhà bạn, ở trong cuộc sống của bạn mọi ngày: trong thời gian học tập và những
năm đầu tiên của công việc làm, tình bằng hữu và các trìu mến, các dự tính và các
giấc mơ của bạn. Ngài ưa thích biết bao, khi bạn đưa tất cả những điều đó đến
cho Ngài trong lời cầu nguyện! Ngài hy vọng biết bao rằng sợi chỉ vàng của lời
cầu nguyện chiếm chỗ nhất trong các tiếp xúc và trò chuyện trong ngày! Ngài uớc
mong biết bao rằng Lời Ngài nói với ngày sống của bạn, rằng Tin Mừng trở thành
của bạn và là người hải hành trên các con đường cuộc sống!
Trong
khi Ngài xin đến nhà bạn, Chúa Giêsu gọi tên bạn như Ngài đã làm đối với ông
Giakêu. Tên bạn quý báu đối với Ngài, Tên Giakêu gợi lại trong tiếng nói thời đó,
ký ức của Thiên Chúa. Hãy tín thác nơi ký ức của Thiên Chúa: ký ức của Ngài không
phải là một điã hát cứng nhắc ghi lại và giữ tất cả mọi dữ kiện của chúng ta,
nhưng như là một con tim hiền dịu cảm thương, vui mừng xoá bỏ vĩnh viễn mọi
dấu vết của sự dữ. Giờ đây chúng ta cũng hãy thử noi gương ký ức trung thành
của Thiên Chúa và giữ gìn thiện ích mà chúng ta đã nhận lãnh trong những
ngày này. Trong thinh lặng chúng ta hãy kỷ niệm cuộc gặp gỡ này, chúng ta hãy
giữ gìn kỷ niệm sự hiện diện của Thiên Chúa và Lời Ngài, chúng ta hãy làm sống
dậy tiếng nói của Chúa Giêsu là Đấng gọi tên chúng ta. Như thế, chúng ta hãy cầu
nguyện trong thinh lặng, bằng cách kỷ niệm và dấn thân, cảm tạ Chúa đã muốn gặp
gỡ chúng ta.
Sau
phần hiệp lễ ĐHY Stanislao Dziwicz TGM Cracovia, và ĐHY Rylko Chủ tích Hội Đồng
Toà Thánh về giáo dân, đã ngỏ lời cám ơn ĐTC. ĐHY Dziwicz nói hôm nay trước mặt
ĐTC là đoàn ngũ đông đảo các bạn trẻ thế giới và tín hữu Ba Lan, các lính canh
của ngàn năm thứ ba. Người trẻ kitô toàn thế giới đã gặp gỡ nhau trên đất Ba
Lan để làm chứng cho niềm vui của Tin Mừng. Họ đã chia sẻ với nhau và với chúng
ta tất cả niềm hăng say của đức tin, chiếu toả trên bóng tối của sự dữ, khổ đau
và cái chết, mở ra chân trời của niềm hy vọng và chỉ cho thấy con đường của tình
yêu và phục vụ, con đường dẫn đưa tới sự sống. Lòng Thương Xót Chúa đã khiến
cho ĐTC ở với chúng con. Chúng con cám ơn ĐTC về những lời nói, sự gần gũi, nụ
cười và con tim hiền phụ của ĐTC. Lòng Thương Xót Chúa đã khiến cho các bạn trẻ
sống các ngày này trong an bình và tươi vui. Giờ đây họ trở về nhà, trở về quê
hương, gia đình của họ để đem tia lửa hy vọng và lòng thương xót tới các nơi xa
xôi nhất của thế giới giao động của chúng ta. ĐHY cám ơn tất cả mọi người đặc
biệt những ai đã cộng tác để Ngày Quốc Tế Giới Trẻ diễn ra tốt đẹp.
Về
phần mình, ĐHY Rylko cám ơn ĐTC đã chọn Cracovia làm nơi cử hành Ngày Quốc Tế
Giới Trẻ trong Năm Thánh Lòng Thương Xót, vì nó là thành phố có đền thánh Lòng
Thương Xót, nơi tín hữu toàn thế giới đến hành hương. Nó cũng là thành phố của
hai vị thánh tông đồ Lòng Thương Xót là Faustina Kowalska và thánh Gioan
Phaolô II, là hai người đã đồng hành và hướng dẫn người trẻ trong Ngày Quốc Tế
Giới Trẻ này. Nó đã giúp mọi người khám phá ra lòng thương xót như trái tim đập
nhịp của Tin Mừng và của Kitô giáo, vì Kitô giáo và lòng thương xót là một. Cái
nhìn của Chúa Giêsu từ bi đã đánh động con tim chúng ta một cách sâu xa. Biết
bao nhiêu quyết định quan trọng đã được chín mùi trong các ngày này: việc lựa
chọn một hôn nhân kitô, ơn gọi linh mục và đời thánh hiến. Người trẻ đã chia sẻ
niềm vui của tình huynh đệ, và chứng minh cho thế giới thấy rằng là kitô hữu thật
là đẹp, theo Chúa Kitô trong cuộc sống thật đáng giá… Giờ đây là lúc sai đi
truyền giáo. Hồi năm 2002 trong thánh lễ khánh thành đền thánh Chúa Giêsu từ bi
tại Cracovia này Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã nói: “Cần thắp sáng lên
tia lửa ơn thánh Chúa. Cần thông truyền cho thế giới ngọn lửa lòng thương xót.
Trong lòng thương xót của Thiên Chúa thế giới sẽ tìm thấy hoà bình và con người
sẽ tìm thấy hạnh phúc” (Bài giảng thánh lễ khánh thành đền thánh Cracovia
Lagiewniki 17-8-2002). Hôm nay các lời này của Thánh Giáo Hoàng được thành toàn.
Hôm nay các người trẻ này, được Lòng Thương Xót đánh động, trở về quê hương họ
như các tông đồ và chứng nhân của lòng thương xót. Lậy ĐTC, xin chúc lành cho đoàn
dân các môn đệ và thừa sai này của Chúa Kitô. Họ sẵn sàng ra đi đem ngọn luả tình
yêu thương xót của Chúa đến tận cùng trái đất, được biểu tượng bởi các ngon đuốc
mà giờ đây ĐTC sẽ trao cho 5 bạn trẻ đến từ 5 châu lục.
Tiếp
đến ĐTC đã làm phép các ngọn đuốc và trao cho các bạn trẻ.
Trước
khi cùng mọi người đọc kinh Truyền Tin ĐTC đã cám ơn ĐHY TGM Cracovia, ĐHY
Rylko và tất cả những ai đã góp phần vào việc tổ chức và điều hành Ngày Quốc Tế
Giới Trẻ. Ngài nói: Trong các ngày này chúng ta đã sống kinh nghiệm vẻ đẹp của
tình huynh đệ đại đồng trong Chúa Kitô, là trung tâm và niềm hy vọng của cuộc sống.
Chúng ta đã lắng nghe tiếng nói của Ngài là Mục Từ Nhân Lành sống giữa chúng
ta. Chúa đã nói với con tim của từng người trong các bạn, đã canh tân các bạn với
tình yêu của Ngài, đã làm cho các bạn cảm thấy ánh sáng sự tha thứ và sức mạnh ơn
thánh của Ngài. Ngài đã làm cho các bạn sống kinh nghiệm thực tại của lời cầu
nguyện. Đó đã là việc “truyền dưỡng khí tinh thần” để các bạn có thể sống và bước
đi trong lòng thương xót một khi trở về quê hương và cộng đoàn của các bạn. Bên
cạnh đây là hình Đức Trinh Nữ Maria được thánh Gioan Phaolô II tôn sùng trong đền
thánh Núi Sọ. Mẹ là Mẹ chúng ta, dậy chúng ta biết kinh nghiệm sống tại Ba Lan
này có thể phong phú dường nào, Mẹ dặn chúng ta hãy làm như Mẹ, đừng phân tán ơn
đã nhận lãnh, nhưng giữ gìn nó trong con tim, để nó nảy mầm và đem lại hoa trái,
với hoạt động của Chúa Thánh Thần. Trong cách thức này mỗi người trong các bạn,
với các hạn hẹp và giòn mỏng của mình, sẽ có thể là chứng nhân của Chúa Kitô ở
nơi đâu mình sống, trong gia đình, trong giáo xứ, trong các hiệp hội và các nhóm,
trong nơi học hành và làm việc, phục vụ và giải trí, tại khắp nơi mà Chúa Quan
Phòng sẽ hướng dẫn các bạn trên con đường cuộc sống.
ĐTC
đã báo cho mọi người biết Ngày Quốc Tế Giới Trẻ lần tới 2019 sẽ được tổ chức tại
Panama.
Tiếp
đến ĐTC đã cất kinh Truyền Tin và ban phép lành cho tất cả mọi người.
Sau
khi từ giã hơn 1 triệu bạn trẻ và 600 ngàn tín hữu tham dự Ngày Quốc Tế Giới Trẻ
lần thứ 31 ĐTC đã trở về toà Tổng Giám Mục để dùng bữa trưa với đoàn tuỳ tùng và
nghỉ ngơi chốc lát. Lúc 16 giờ rưỡi chiều ĐTC đã từ giã Tòa Tổng Giám Mục để đến
trung tâm Tauron gặp gỡ 20.000 thiện nguyện viên của Ngày Quốc Tế Giới Trẻ
và Uỷ ban tổ chức cũng như các ân nhân của Ngày Quốc Tế Giới Trẻ, trước khi ra
phi trường lấy máy bay về Roma. Chúng tôi sẽ trình thuật các sinh hoạt này
trong các buổi phát ngày mai.
Linh Tiến Khải
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét