Phục vụ không phải nhất thời, nhưng là cả đời
Vatican Insider | Andrea
Tornielli | 02-10-2016
Từ Baku
“Chúng ta không được kêu gọi
để phục vụ lúc này lúc kia, nhưng là để sống trong phục vụ.”
Đây là lời của Đức Giáo hoàng
Phanxicô trong bài giảng thánh lễ cử hành với vài trăm giáo dân tại nhà thờ Đức
Mẹ Vô Nhiễm Nguyên tội ở thủ đô Baku của Azerbaijan, chặng cuối trong chuyến đi
ngắn đến vùng Caucasus. Trước đây, một nhà thờ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên tội được
xây dựng vào năm 1912, và bị người Bolshevik phá hủy vào năm 1931. Năm 2002, Đức
Gioan Phaolô II đã cử hành thánh lễ tại một phòng tập thể dục. Sau chuyến viếng
thăm của thánh giáo hoàng, cựu tổng thống Heydar Aliyev quyết định tìm địa điểm
để cho xây dựng một nhà thờ mới. Và nhà thờ hiện thời đã được thánh hiến vào
năm 2007, do chính Quốc vụ khanh Tarcisio Bertone. Nó có sức chứa 300 người và
là một phần trong Trung tâm của Dòng Don Bosco. Trong thánh lễ, có một nhóm người
Phi Luật Tân cũng tham dự.
Trong bài giảng, Đức Thánh
Cha nhắc lại,
“Đức tin luôn là ơn của Thiên
Chúa, là điều chúng ta xin, và là điều chúng ta phải bồi đắp. Đức tin không phải
là phép màu từ trời, không phải là “tài năng” ban một lần rồi thôi, không phải
là nguồn lực đặc biệt giải quyết các vấn đề cuộc sống. Một đức tin dùng để thỏa
mãn nhu cầu chúng ta là một đức tin ích kỷ, hoàn toàn tập trung vào bản thân.
Không được nhầm lẫn đức tin với
cuộc sống sung túc hay thoải mái, cũng không phải thứ xoa dịu để ta thanh thản
nội tâm. Đức tin là sợi chỉ vàng kết chặt chúng ta với Thiên Chúa, là niềm vui
nguyên tuyền vì được ở cùng Ngài, hiệp nhất với Ngài, là ơn tồn tại suốt cuộc đời
chúng ta, nhưng chỉ sinh hoa trái nếu chúng ta biết làm phần việc của mình.
Và phần việc của chúng ta là
gì? Chúa Giêsu giúp chúng ta hiểu rằng điều này hệ tại ở phục vụ. Trong
Phúc âm, ngay sau khi nói về sức mạnh của đức tin, Chúa Giêsu nói về phục vụ. Đức
tin và phục vụ không thể tách rời. Ngược lại, cả hai liên kết mật thiết, đan
xen với nhau. Để giải thích điều này, cha muốn lấy hình ảnh quen thuộc với anh
chị em, là tấm thảm. Tấm thảm của anh chị em là tác phẩm nghệ thuật và là di sản
cổ xưa.
Cuộc sống người Kitô hữu cũng
phải dệt cách kiên trì, đan dệt những sợi ngang sợi dọc chính xác, sợi ngang của
đức tin sợi dọc của phục vụ. Khi đức tin đan dệt với phục vụ, thì tâm hồn mở ra
và tươi trẻ, và mở rộng bằng việc tốt. Do đó, như Chúa Giêsu đã nói trong Phúc
âm, đức tin trở nên mạnh mẽ và thành tựu trong những việc làm tốt đẹp tuyệt vời.
Chúng ta nghĩ rằng điều này cốt
tại việc trung thành với các bổn phận hay làm những việc tốt. Nhưng Chúa Giêsu
còn muốn hơn nữa. Trong bài Phúc âm hôm nay, Chúa Giêu nói bằng những lời chắc
chắn và tận căn, muốn chúng ta phải sẵn sàng tuyệt đối, một đời sống hoàn
toàn cởi mở, không vướng mắc toan tính và trục lợi.
Và chúng ta không được kêu gọi
để phục vụ chỉ vì phần thưởng, nhưng là để mật thiết với Thiên Chúa, Đấng đã biến
mình thành nô bộc vì lòng yêu thương chúng ta. Chúng ta cũng không được kêu gọi
để phục vụ nhất thời, nhưng là để sống trong phục vụ. Do đó, phục vụ là con đường
sự sống. Thật vậy, phục vụ là tóm gọn lối sống của Kitô hữu, phục vụ Thiên Chúa
trong tôn kính và cầu nguyện, mở ra và sẵn sàng, yêu thương người lân cận bằng
việc làm cụ thể, làm việc hăng say vì lợi ích chung.
Những người lãnh đạm sống để
thỏa mãn tiện nghi của mình, vốn chẳng bao giờ là đủ, và như thế họ không bao
giờ thỏa mãn, dần dần họ hài lòng với một cuộc sống tầm thường. Người lãnh đạm
cho Thiên Chúa và tha nhân một phần trăm thời gian và tâm hồn của mình, không
bao giờ dành cho đủ, mà lại luôn cố gắng kiếm lợi. Vì thế, người đó có thể đánh
mất nhiệt thành sự sống. Họ xem đó như một tách trà ngon để thưởng thức khi trời
lạnh.
Còn có một cám dỗ thứ hai, mà
chúng ta có thể rơi vào, không phải bởi sống tiêu cực mà là sống quá độ, một
người thường nghĩ mình là ông chủ, chỉ trao đi để được nhận lại hay được công
nhận. Với những người này, phục vụ trở thành công cụ chứ không phải mục đích, bởi
mục đích của họ là danh tiếng, là quyền lực.
Phục vụ không phải việc nhất
thời, nhưng là cả đời để phục vụ.”
J.B. Thái Hòa chuyển dịch
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét