Đức Phanxicô tham dự Kỷ Niệm 500 năm Phong Trào
Cải Cách tại Lund, Thụy Điển
10/16/2016
10/16/2016
Tòa Thánh và sau đó, Tòa Giám
Mục Công Giáo Stockholm, đã lên chương trình cho chuyến tông du 2 ngày, 31
tháng 10 và 1 tháng 11 tại Thụy Điển, của Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
Chuyến tông du đưa ngài tới hai thành phố Lund và Malmo này sẽ chia thành hai phần: phần đầu bao gồm buổi cầu nguyện đại kết tại Nhà Thờ Chính Tòa Lund (của Giáo Hội Luthêrô) và cuộc gặp gỡ cũng có tính đại kết sau đó tại Malmo Arena, vào ngày 31 tháng Mười; phần hai sẽ là Thánh Lễ cho người Công Giáo Thụy Điển tại Swedbank Stadion ở Malmo, vào hôm sau, 1 tháng Mười Một.
Dịp này, Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ được Thủ Tướng Thụy Điển tiếp đón; và ngài sẽ gặp gỡ Hoàng Gia Thụy Điển tại Lund. Nhưng cái đinh của chuyến đi sẽ là cuộc gặp gỡ đại kết kỷ niệm 500 năm khởi đầu Phong Trào Cải Cách, thể hiện qua ba biến cố: buổi cầu nguyện đại kết tại Nhà Thờ Chính Tòa Lund, biến cố đại kết tại Malmo Arena và cuộc gặp gỡ Đoàn Đại Biểu Đại Kết cũng tại Malmo Arena.
Buổi cầu nguyện đại kết chỉ dành cho khách mời, tuy được phát tuyến trên hệ thống truyền hình công cộng của Thụy Điển. Biến cố đại kết dành cho công chúng có mua vé. Biến cố này bao gồm các sinh hoạt ca hát, phim ảnh, kể truyện và làm chứng mang nặng sứ điệp hy vọng, hiệp thông và trách nhiệm đối với thế giới. Giá vé lên tới 13 euros; số tiền thu được sẽ hoàn toàn dành cho người tỵ nạn Syria. Sức chứa của Malmo Arena không quá 10 ngàn người. Thánh Lễ tại Swedbank Stadion tối đa sẽ được không quá 20 người tham dự, vì số vé dành cho biến cố này chỉ là 19,000. Vé miễn phí và không cần phải là Công Giáo mới có được, nhưng người tham dự được khuyến cáo mang theo thẻ căn cước. Ban tổ chức kêu gọi cả người từ Đan Mạch, Na Uy và các nước lân cận tham dự.
Thành thử có thể nói, chuyến tông du Thụy Điển nhẹ về số người nhưng nặng về ý nghĩa đại kết.
Tại sao lại ở Lund?
Liên Minh Luthêrô Thế Giới (LWF) và Giáo Hội Công Giáo thoả thuận chọn Lund làm nơi tổ chức lễ kỷ niệm đại kết. Tại sao? Ta biết Luther là người Đức, không phải người Thụy Điển; đáng lý nên tổ chức biến cố này tại Augsburg, nơi từng công bố Tuyên Bố chung về Sự Công Chính Hóa năm 1999, hay tại Erfurt, nơi thầy dòng Augustinô là Luther từng vào tu và là nơi Đức Bênêđictô XVI giảng năm 2011. Hoặc ít ra cũng là Wartburg gần Eisenach, nơi Luther dịch Tân Ước từ tiếng Hy Lạp qua tiếng Đức, làm việc cật lực trong suốt 10 tuần lễ năm 1522. Nhưng Thụy Điển cũng có nhiều điều đáng ghi: nó là quốc gia đầu tiên chấp nhận Phong Trào Cải Cách trong thế kỷ 16; Olaus Petri được gọi là “Martin Luther của Thụy Điển”. Petri, người trở thành một mục sư ở Stockholm năm 1524, từng học chung với Luther ở Wittenberg, cũng như em ông là Laurentius Petri. Nhờ họ, Tân Ước đã được dịch sang tiếng Thụy Điển năm 1526, tiếp theo là trọn bộ Thánh Kinh bằng tiếng Thụy Điển năm 1571.
Một điều cũng đáng ghi là chính tại Lund, các Giáo Hội Luthêrô đã gặp nhau và thành lập ra Liên Minh Luthêrô Thế giới năm 1947, đến nay gần 70 năm.
Còn ngày 31 tháng 10 vốn là Ngày Thệ Phản. Vì chính ngày này năm 1517, Martin Luther đã đóng đinh 95 chủ đề của ông lên cửa ra vào Nhà Thờ Wittenberg. Thành thử cuộc gặp gỡ lần này có liên hệ với 500 năm ngày khởi đầu Phong Trào Cải Cách thế giới. Cuộc gặp gỡ cũng để kỷ niệm 50 cuộc đối thoại đại kết giữa người Luthêrô và người Công Giáo. Chuyến tông du Thụy Điển của Đức Giáo Hoàng Phanxicô là chuyến viếng thăm thứ hai của các vị giáo hoàng thời nay. Đức Gioan Phaolô II từng viếng nước này năm 1989.
Chuyến viếng thăm này là kết quả của một diễn trình đối thoại trải dài nhiều thập niên. Mốc đáng lưu ý của diễn trình này là văn kiện “Từ Tranh Chấp tới Hiệp Thông” công bố năm 2013. Trong văn kiện này, người Luthêrô và người Công Giáo bày tỏ buồn sầu và hối tiếc trước nỗi đau đớn họ từng gây ra cho nhau, nhưng cũng tạ ơn vì các tầm nhìn thông sáng được cả đôi bên đóng góp. Đồng thời, họ cũng nhấn mạnh tới trách nhiệm chung phải lên tiếng nói về đức tin Kitô Giáo, ít nhất bằng các công trình công lý và hòa bình.
Kết quả của 50 năm đối thoại kiên nhẫn
Vào thời điểm công bố chuyến đi của Đức Giáo Hoàng hồi tháng Giêng năm nay, Đức Cha Brian Farrell, Thư Ký Hội Đồng Giáo Hoàng về Cổ Vũ Hợp Nhất Kitô Giáo, cho hay: trong quá khứ, mọi lễ kỷ niệm của Thệ Phản đều là những khoảnh khắc “tranh chấp và thù nghịch”. Biến cố lần này là kết quả của 50 năm kiên nhẫn đối thoại giữa Hội Đồng của ngài và LWF.
Cuộc đối thoại trên đã thực hiện được nhiều tiến bộ có ý nghĩa vì “chúng ta đã có thể vào tận tâm điểm các tranh cãi của thế kỷ 16” và đồng thời, khai triển một cái hiểu mới, tín thác lẫn nhau và khả năng làm việc thực sự với nhau trong nhiều dự án. Theo ngài, biến cố này xuất hiện “gần như một chữ ký vào cuối 50 năm này và mở ra một giai đoạn đối thoại tích cực mới mẻ với thế giới Thệ Phản”.
Đức Cha Farrell nói rằng giáo dân thường hay nôn nóng trước đà chậm chạp của cuộc đối thoại thần học, nhưng theo ngài, “Các Giáo Hội cần phải chắc chắn để các bước đưa ra tương hợp với kho tàng sự thật thâm căn của mình”.
Suy nghĩ về các hồng phúc được Phong Trào Thệ Phản đóng góp cho thế giới Kitô Giáo, Đức Cha Farrell cho hay: điều rõ ràng là Luther nói sự thật khi ông phản kháng nhiều lạm dụng trong Giáo Hội, những lạm dụng mà Công Đồng Trent thời đó đã cố gắng sửa chữa. Trong các cuộc đấu tranh và tranh chấp tiếp theo sau Cuộc Cải Cách, hai bên trở nên cứng rắn trong việc bác bỏ nhau “đến nỗi ý niệm cho rằng Luther đúng” trong một số vấn đề đã bị mất hút.
Chủ đề cuộc gặp gỡ
Ngày 1 tháng Sáu, Liên Đoàn Luthêrô Thế Giới và Hội Đồng Giáo Hoàng Cổ Vũ Hợp Nhất Kitô Giáo đã ra một tuyên bố chung cho thấy: biến cố kỷ niệm được tổ chức quanh các chủ đề tạ ơn, hoán cải và dấn thân làm chứng tá chung. “Mục đích là nói lên các hồng phúc của Phong Trào Cải Cách và xin ơn tha thứ cho sự chia rẽ do các Kitô hữu của cả hai truyền thống phạm phải”.
Nhà Thờ Chính Tòa Lund sẽ là nơi hội ngộ cho buổi cầu nguyện chung dựa trên các hướng dẫn phụng vụ Công Giáo-Luthêrô, tựa đề là “Cầu Nguyện Chung”, mới được công bố gần đây; các hướng dẫn này dựa vào Phúc Trình “Từ Tranh Chấp tới Hiệp Thông”. Còn biến cố tại Malmo Arena sẽ dành cho các sinh hoạt nói lên việc làm chứng chung của người Công Giáo và người Luthêrô trên thế giới, thể hiện qua việc làm chung của hai cơ quan Phục Vụ Thế Giới LWF và Caritas Quốc Tế trong các lãnh vực chăm sóc tỵ nạn, xây dựng hòa bình và cổ vũ công lý môi trường.
Nhân dịp này, Chủ Tịch LWF Younan và Tổng Thư Ký LWF Junge cho hay: “Khi các cộng đồng tìm được đường thoát ra khỏi tranh chấp, họ có sức mạnh. Nơi Chúa Kitô, chúng tôi được khuyến khích cùng nhau phục vụ trong thế giới. Việc kỷ niệm chung này là một chứng tá cho tình yêu và niềm hy vọng mà tất cả chúng ta cùng có nhờ ơn thánh của Thiên Chúa”.
Đức Hồng Y Kurt Koch, Chủ Tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Cổ Vũ Hợp Nhất Kitô Giáo giải thích thêm: “Nhờ cùng nhau tập trung vào tính trung tâm của vấn đề Thiên Chúa và phương thức tiếp cận qui Kitô, người Luthêrô và người Công Giáo sẽ có khả năng tổ chức việc tưởng niệm đại kết Phong Trào Cải Cách, không chỉ theo cách thực tiễn, mà còn theo cảm thức đức tin sâu xa đối với Chúa Kitô chịu đóng đinh và sống lại”.
Hướng về tương lai và đại kết bác ái
Ngày 13 tháng Mười này, nhân dịp gặp mặt khoảng 1,000 người Luthêrô hành hương tại Vatican, để chuẩn bị cho lễ kỷ niệm nói trên, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã khuyến khích họ tìm kiếm hợp nhất bằng đức bác ái: “khi phục vụ những người thiếu thốn nhất, ta cảm nghiệm được rằng mình đã hợp nhất; chính tình yêu Thiên Chúa đã hợp nhất chúng ta”.
Ngài cũng nói tới việc người Công Giáo và người Luthêrô vốn là thành phần của cùng một thân thể Chúa Kitô. “Thánh Tông Đồ Phaolô dạy chúng ta rằng với Phép Rửa, tất cả chúng ta đã lập ra một Thân Thể của Chúa Kitô. Các chi thể khác nhau, nhung thực sự, chỉ là một thân thể”.
Đức Giáo Hoàng nói tiếp: “chính vì thế, chúng ta thuộc về nhau và khi một người đau, mọi người cùng đau, khi một người hân hoan, mọi người đều hân hoan (xem 1Cr 12: 12-26). Chúng ta hãy tiếp tục tin tưởng vào hành trình đại kết của chúng ta, vì chúng ta biết rằng, bất chấp nhiều câu hỏi bỏ ngỏ vẫn đang phân rẽ chúng ta, chúng ta đã hợp nhất rồi. Điều hợp nhất chúng ta nhiều hơn điều chia rẽ chúng ta”.
Nhân dịp này, Đức Phanxicô cám ơn Chúa đã hướng dẫn người Luthêrô và người Công Giáo trên đường “từ tranh chấp tới hiệp thông”. Dọc con đường này, “chúng ta trải nghiệm nhiều cảm xúc lẫn lộn: đau buồn vì chia rẽ vẫn còn giữa chúng ta, nhưng cũng hân hoan vì tình anh em đã tìm được”.
Về cuộc gặp gỡ cuối tháng Mười này tại Lund, ngài nói: chúng ta “tưởng niệm, sau 5 thế kỷ, việc khởi đầu cuộc cái cách của Luther và cám ơn Chúa vì 50 năm đối thoại chính thức giữa người Luthêrô và người Công Giáo. Phần chủ yếu của cuộc kỷ niệm này sẽ hướng cái nhìn của chúng ta về tương lai, về một chứng tá Kitô Giáo chung trong thế giới ngày nay, một thế giới đang hết sức khát khao Thiên Chúa và lòng thương xót của Người. Chứng tá mà thế giới đang mong đợi nơi chúng ta chủ yếu là chứng tá làm hiển hiện lòng thương xót mà Thiên Chúa dành cho chúng ta qua việc phục vụ người nghèo, người bệnh, những người rời bỏ quê hương tìm một tương lai tốt đẹp hơn cho họ và cho những người thân yêu của họ”.
Ngài cũng khuyên họ, nhất là người trẻ, hãy để cuộc đối thoại tín lý cho các nhà thần học, còn họ hãy là “các chứng tá của lòng thương xót… luôn tìm cơ hội gặp gỡ nhau, biết nhau nhiều hơn, cầu nguyện với nhau và giúp đỡ lẫn nhau và giúp đỡ mọi người thiếu thốn. Như thế, thoát khỏi thiên kiến và chỉ tín thác vào Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô, loan báo hòa bình và hoà giải, các bạn sẽ là những người chủ đạo thực sự cuả một mùa mới trong cuộc hành trình này, một cuộc hành trình, với ơn Chúa trợ giúp, sẽ dẫn tới hiệp thông trọn vẹn”.
Kỳ sau: Cầu nguyện đại kết và ‘Từ Tranh Chấp tới Hiệp Thông”
Chuyến tông du đưa ngài tới hai thành phố Lund và Malmo này sẽ chia thành hai phần: phần đầu bao gồm buổi cầu nguyện đại kết tại Nhà Thờ Chính Tòa Lund (của Giáo Hội Luthêrô) và cuộc gặp gỡ cũng có tính đại kết sau đó tại Malmo Arena, vào ngày 31 tháng Mười; phần hai sẽ là Thánh Lễ cho người Công Giáo Thụy Điển tại Swedbank Stadion ở Malmo, vào hôm sau, 1 tháng Mười Một.
Dịp này, Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ được Thủ Tướng Thụy Điển tiếp đón; và ngài sẽ gặp gỡ Hoàng Gia Thụy Điển tại Lund. Nhưng cái đinh của chuyến đi sẽ là cuộc gặp gỡ đại kết kỷ niệm 500 năm khởi đầu Phong Trào Cải Cách, thể hiện qua ba biến cố: buổi cầu nguyện đại kết tại Nhà Thờ Chính Tòa Lund, biến cố đại kết tại Malmo Arena và cuộc gặp gỡ Đoàn Đại Biểu Đại Kết cũng tại Malmo Arena.
Buổi cầu nguyện đại kết chỉ dành cho khách mời, tuy được phát tuyến trên hệ thống truyền hình công cộng của Thụy Điển. Biến cố đại kết dành cho công chúng có mua vé. Biến cố này bao gồm các sinh hoạt ca hát, phim ảnh, kể truyện và làm chứng mang nặng sứ điệp hy vọng, hiệp thông và trách nhiệm đối với thế giới. Giá vé lên tới 13 euros; số tiền thu được sẽ hoàn toàn dành cho người tỵ nạn Syria. Sức chứa của Malmo Arena không quá 10 ngàn người. Thánh Lễ tại Swedbank Stadion tối đa sẽ được không quá 20 người tham dự, vì số vé dành cho biến cố này chỉ là 19,000. Vé miễn phí và không cần phải là Công Giáo mới có được, nhưng người tham dự được khuyến cáo mang theo thẻ căn cước. Ban tổ chức kêu gọi cả người từ Đan Mạch, Na Uy và các nước lân cận tham dự.
Thành thử có thể nói, chuyến tông du Thụy Điển nhẹ về số người nhưng nặng về ý nghĩa đại kết.
Tại sao lại ở Lund?
Liên Minh Luthêrô Thế Giới (LWF) và Giáo Hội Công Giáo thoả thuận chọn Lund làm nơi tổ chức lễ kỷ niệm đại kết. Tại sao? Ta biết Luther là người Đức, không phải người Thụy Điển; đáng lý nên tổ chức biến cố này tại Augsburg, nơi từng công bố Tuyên Bố chung về Sự Công Chính Hóa năm 1999, hay tại Erfurt, nơi thầy dòng Augustinô là Luther từng vào tu và là nơi Đức Bênêđictô XVI giảng năm 2011. Hoặc ít ra cũng là Wartburg gần Eisenach, nơi Luther dịch Tân Ước từ tiếng Hy Lạp qua tiếng Đức, làm việc cật lực trong suốt 10 tuần lễ năm 1522. Nhưng Thụy Điển cũng có nhiều điều đáng ghi: nó là quốc gia đầu tiên chấp nhận Phong Trào Cải Cách trong thế kỷ 16; Olaus Petri được gọi là “Martin Luther của Thụy Điển”. Petri, người trở thành một mục sư ở Stockholm năm 1524, từng học chung với Luther ở Wittenberg, cũng như em ông là Laurentius Petri. Nhờ họ, Tân Ước đã được dịch sang tiếng Thụy Điển năm 1526, tiếp theo là trọn bộ Thánh Kinh bằng tiếng Thụy Điển năm 1571.
Một điều cũng đáng ghi là chính tại Lund, các Giáo Hội Luthêrô đã gặp nhau và thành lập ra Liên Minh Luthêrô Thế giới năm 1947, đến nay gần 70 năm.
Còn ngày 31 tháng 10 vốn là Ngày Thệ Phản. Vì chính ngày này năm 1517, Martin Luther đã đóng đinh 95 chủ đề của ông lên cửa ra vào Nhà Thờ Wittenberg. Thành thử cuộc gặp gỡ lần này có liên hệ với 500 năm ngày khởi đầu Phong Trào Cải Cách thế giới. Cuộc gặp gỡ cũng để kỷ niệm 50 cuộc đối thoại đại kết giữa người Luthêrô và người Công Giáo. Chuyến tông du Thụy Điển của Đức Giáo Hoàng Phanxicô là chuyến viếng thăm thứ hai của các vị giáo hoàng thời nay. Đức Gioan Phaolô II từng viếng nước này năm 1989.
Chuyến viếng thăm này là kết quả của một diễn trình đối thoại trải dài nhiều thập niên. Mốc đáng lưu ý của diễn trình này là văn kiện “Từ Tranh Chấp tới Hiệp Thông” công bố năm 2013. Trong văn kiện này, người Luthêrô và người Công Giáo bày tỏ buồn sầu và hối tiếc trước nỗi đau đớn họ từng gây ra cho nhau, nhưng cũng tạ ơn vì các tầm nhìn thông sáng được cả đôi bên đóng góp. Đồng thời, họ cũng nhấn mạnh tới trách nhiệm chung phải lên tiếng nói về đức tin Kitô Giáo, ít nhất bằng các công trình công lý và hòa bình.
Kết quả của 50 năm đối thoại kiên nhẫn
Vào thời điểm công bố chuyến đi của Đức Giáo Hoàng hồi tháng Giêng năm nay, Đức Cha Brian Farrell, Thư Ký Hội Đồng Giáo Hoàng về Cổ Vũ Hợp Nhất Kitô Giáo, cho hay: trong quá khứ, mọi lễ kỷ niệm của Thệ Phản đều là những khoảnh khắc “tranh chấp và thù nghịch”. Biến cố lần này là kết quả của 50 năm kiên nhẫn đối thoại giữa Hội Đồng của ngài và LWF.
Cuộc đối thoại trên đã thực hiện được nhiều tiến bộ có ý nghĩa vì “chúng ta đã có thể vào tận tâm điểm các tranh cãi của thế kỷ 16” và đồng thời, khai triển một cái hiểu mới, tín thác lẫn nhau và khả năng làm việc thực sự với nhau trong nhiều dự án. Theo ngài, biến cố này xuất hiện “gần như một chữ ký vào cuối 50 năm này và mở ra một giai đoạn đối thoại tích cực mới mẻ với thế giới Thệ Phản”.
Đức Cha Farrell nói rằng giáo dân thường hay nôn nóng trước đà chậm chạp của cuộc đối thoại thần học, nhưng theo ngài, “Các Giáo Hội cần phải chắc chắn để các bước đưa ra tương hợp với kho tàng sự thật thâm căn của mình”.
Suy nghĩ về các hồng phúc được Phong Trào Thệ Phản đóng góp cho thế giới Kitô Giáo, Đức Cha Farrell cho hay: điều rõ ràng là Luther nói sự thật khi ông phản kháng nhiều lạm dụng trong Giáo Hội, những lạm dụng mà Công Đồng Trent thời đó đã cố gắng sửa chữa. Trong các cuộc đấu tranh và tranh chấp tiếp theo sau Cuộc Cải Cách, hai bên trở nên cứng rắn trong việc bác bỏ nhau “đến nỗi ý niệm cho rằng Luther đúng” trong một số vấn đề đã bị mất hút.
Chủ đề cuộc gặp gỡ
Ngày 1 tháng Sáu, Liên Đoàn Luthêrô Thế Giới và Hội Đồng Giáo Hoàng Cổ Vũ Hợp Nhất Kitô Giáo đã ra một tuyên bố chung cho thấy: biến cố kỷ niệm được tổ chức quanh các chủ đề tạ ơn, hoán cải và dấn thân làm chứng tá chung. “Mục đích là nói lên các hồng phúc của Phong Trào Cải Cách và xin ơn tha thứ cho sự chia rẽ do các Kitô hữu của cả hai truyền thống phạm phải”.
Nhà Thờ Chính Tòa Lund sẽ là nơi hội ngộ cho buổi cầu nguyện chung dựa trên các hướng dẫn phụng vụ Công Giáo-Luthêrô, tựa đề là “Cầu Nguyện Chung”, mới được công bố gần đây; các hướng dẫn này dựa vào Phúc Trình “Từ Tranh Chấp tới Hiệp Thông”. Còn biến cố tại Malmo Arena sẽ dành cho các sinh hoạt nói lên việc làm chứng chung của người Công Giáo và người Luthêrô trên thế giới, thể hiện qua việc làm chung của hai cơ quan Phục Vụ Thế Giới LWF và Caritas Quốc Tế trong các lãnh vực chăm sóc tỵ nạn, xây dựng hòa bình và cổ vũ công lý môi trường.
Nhân dịp này, Chủ Tịch LWF Younan và Tổng Thư Ký LWF Junge cho hay: “Khi các cộng đồng tìm được đường thoát ra khỏi tranh chấp, họ có sức mạnh. Nơi Chúa Kitô, chúng tôi được khuyến khích cùng nhau phục vụ trong thế giới. Việc kỷ niệm chung này là một chứng tá cho tình yêu và niềm hy vọng mà tất cả chúng ta cùng có nhờ ơn thánh của Thiên Chúa”.
Đức Hồng Y Kurt Koch, Chủ Tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Cổ Vũ Hợp Nhất Kitô Giáo giải thích thêm: “Nhờ cùng nhau tập trung vào tính trung tâm của vấn đề Thiên Chúa và phương thức tiếp cận qui Kitô, người Luthêrô và người Công Giáo sẽ có khả năng tổ chức việc tưởng niệm đại kết Phong Trào Cải Cách, không chỉ theo cách thực tiễn, mà còn theo cảm thức đức tin sâu xa đối với Chúa Kitô chịu đóng đinh và sống lại”.
Hướng về tương lai và đại kết bác ái
Ngày 13 tháng Mười này, nhân dịp gặp mặt khoảng 1,000 người Luthêrô hành hương tại Vatican, để chuẩn bị cho lễ kỷ niệm nói trên, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã khuyến khích họ tìm kiếm hợp nhất bằng đức bác ái: “khi phục vụ những người thiếu thốn nhất, ta cảm nghiệm được rằng mình đã hợp nhất; chính tình yêu Thiên Chúa đã hợp nhất chúng ta”.
Ngài cũng nói tới việc người Công Giáo và người Luthêrô vốn là thành phần của cùng một thân thể Chúa Kitô. “Thánh Tông Đồ Phaolô dạy chúng ta rằng với Phép Rửa, tất cả chúng ta đã lập ra một Thân Thể của Chúa Kitô. Các chi thể khác nhau, nhung thực sự, chỉ là một thân thể”.
Đức Giáo Hoàng nói tiếp: “chính vì thế, chúng ta thuộc về nhau và khi một người đau, mọi người cùng đau, khi một người hân hoan, mọi người đều hân hoan (xem 1Cr 12: 12-26). Chúng ta hãy tiếp tục tin tưởng vào hành trình đại kết của chúng ta, vì chúng ta biết rằng, bất chấp nhiều câu hỏi bỏ ngỏ vẫn đang phân rẽ chúng ta, chúng ta đã hợp nhất rồi. Điều hợp nhất chúng ta nhiều hơn điều chia rẽ chúng ta”.
Nhân dịp này, Đức Phanxicô cám ơn Chúa đã hướng dẫn người Luthêrô và người Công Giáo trên đường “từ tranh chấp tới hiệp thông”. Dọc con đường này, “chúng ta trải nghiệm nhiều cảm xúc lẫn lộn: đau buồn vì chia rẽ vẫn còn giữa chúng ta, nhưng cũng hân hoan vì tình anh em đã tìm được”.
Về cuộc gặp gỡ cuối tháng Mười này tại Lund, ngài nói: chúng ta “tưởng niệm, sau 5 thế kỷ, việc khởi đầu cuộc cái cách của Luther và cám ơn Chúa vì 50 năm đối thoại chính thức giữa người Luthêrô và người Công Giáo. Phần chủ yếu của cuộc kỷ niệm này sẽ hướng cái nhìn của chúng ta về tương lai, về một chứng tá Kitô Giáo chung trong thế giới ngày nay, một thế giới đang hết sức khát khao Thiên Chúa và lòng thương xót của Người. Chứng tá mà thế giới đang mong đợi nơi chúng ta chủ yếu là chứng tá làm hiển hiện lòng thương xót mà Thiên Chúa dành cho chúng ta qua việc phục vụ người nghèo, người bệnh, những người rời bỏ quê hương tìm một tương lai tốt đẹp hơn cho họ và cho những người thân yêu của họ”.
Ngài cũng khuyên họ, nhất là người trẻ, hãy để cuộc đối thoại tín lý cho các nhà thần học, còn họ hãy là “các chứng tá của lòng thương xót… luôn tìm cơ hội gặp gỡ nhau, biết nhau nhiều hơn, cầu nguyện với nhau và giúp đỡ lẫn nhau và giúp đỡ mọi người thiếu thốn. Như thế, thoát khỏi thiên kiến và chỉ tín thác vào Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô, loan báo hòa bình và hoà giải, các bạn sẽ là những người chủ đạo thực sự cuả một mùa mới trong cuộc hành trình này, một cuộc hành trình, với ơn Chúa trợ giúp, sẽ dẫn tới hiệp thông trọn vẹn”.
Kỳ sau: Cầu nguyện đại kết và ‘Từ Tranh Chấp tới Hiệp Thông”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét