Trang

Thứ Ba, 13 tháng 12, 2016

14-12-2016 : THỨ TƯ TUẦN III MÙA VỌNG - THÁNH GIOAN THÁNH GIÁ, Linh Mục, Tiến Sĩ Hội Thánh - Lễ Nhớ

14/12/2016
Thứ Tư tuần 3 mùa vọng
Thánh Gioan Thánh Giá, linh mục, tiến sĩ Hội Thánh.
Lễ nhớ.

* Thánh Gioan thánh giá chào đi năm 1542 Phontivêrt, nước Tây ban Nha. Sau mt ít năm sng trong dòng Cácmen, và được thánh n Têrêxa thành Avila khuyến khích, thánh Gioan đã mun thc hin vic ci cách trong dòng. Điu này khiến thánh nhân phi chu đng muôn vàn đau kh, th thách. Người qua đi ti Ubêđa, ni tiếng là mt bc khôn ngoan, thánh thin, như chúng ta có th nhn thy qua các tác phm ca người.

Bài Ðọc I: Is 45, 6b-8. 18. 21b-26
"Trời cao, hãy đổ sương mai!"
Trích sách Tiên tri Isaia.
Chính Ta là Chúa, và không có Chúa nào khác. Ta đã dựng nên ánh sáng và tối tăm. Ta đã dựng nên hạnh phúc và tai hoạ. Chính Ta là Thiên Chúa đã làm những sự ấy. Trời cao, hãy đổ sương mai! Ngàn mây, hãy mưa Ðấng Công Chính! Ðất hãy mở ra và trổ sinh Ðấng Cứu Ðộ, và đồng thời sự công chính hãy xuất hiện. Chính Ta là Chúa đã dựng nên loài người. Vì Thiên Chúa, Ðấng đã dựng nên các tầng trời, chính Người đã dựng nên địa cầu, đã tạo ra và làm cho (nó) bền vững. Người không dựng nên địa cầu hoang vu, nhưng đã dựng nên cho người ta ở, chính Người phán: Ta là Chúa và không có Chúa nào khác. Nào Ta chẳng phải là Chúa, và ngoài Ta, còn có Chúa nào khác đâu? Không có Thiên Chúa công bình và cứu độ nào khác ngoài Ta.
Hỡi các người ở tận cùng trái đất, hãy trở lại cùng Ta và các ngươi sẽ được cứu thoát. Vì Ta là Thiên Chúa và không có Chúa nào khác. Ta lấy tên Ta mà thề; lời công chính phát xuất từ miệng Ta sẽ không trở lại: mọi gối sẽ quỳ xuống trước mặt Ta, và mọi lưỡi sẽ lấy tên Ta mà thề rằng: Nhờ Chúa mà tôi sẽ được công chính và sức mạnh. Người ta sẽ đến cùng Chúa, và mọi kẻ chống đối Người sẽ phải hổ thẹn. Toàn thể dòng dõi Israel sẽ được công chính hoá và được hiển vinh.
Ðó là lời Chúa.

Ðáp Ca: Tv 84, 9ab-10. 11-12. 13-14
Ðáp: Hỡi các tầng trời, hãy đổ sương mai! Hỡi ngàn mây, hãy mưa Ðấng Công Chính! (Is 45,8).
Xướng: 1) Tôi sẽ nghe Chúa là Thiên Chúa của tôi phán bảo điều chi? Chắc hẳn Người sẽ phán bảo về sự bình an. Vâng, ơn cứu độ Chúa gần đến cho những ai tôn sợ Chúa, để vinh quang Chúa ngự trị trong đất nước chúng ta. - Ðáp.
2) Lòng nhân hậu và trung thành gặp gỡ nhau, đức công minh và sự bình an hôn nhau âu yếm. Từ mặt đất, đức trung thành sẽ nở ra, và đức công minh từ trời nhìn xuống. - Ðáp.
3) Vâng, Chúa sẽ ban cho mọi điều thiện hảo, và đất nước chúng ta sẽ sinh bông trái. Ðức công minh sẽ đi trước thiên nhan Chúa, và ơn cứu độ theo sau lốt bước của Người. - Ðáp.

Alleluia:
Alleluia, alleluia! - Chúa đến, hãy ra đón Người, chính Người là Hoàng tử Bình an. - Alleluia.

Phúc Âm: Lc 7, 19-23 (Hl 18b-23)
"Hãy thuật lại với Gioan những điều các ông đã nghe và đã thấy".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi ấy, Gioan gọi hai người trong số môn đệ của mình, sai họ đến thưa Chúa Giêsu rằng: "Ngài là Ðấng phải đến chăng, hay chúng tôi còn phải chờ đợi Ðấng nào khác?" Khi những người này đến cùng Chúa Giêsu, họ thưa Ngài rằng: "Gioan Tẩy Giả sai chúng tôi đến hỏi Ngài: Ngài có phải là Ðấng phải đến, hay chúng tôi còn phải đợi Ðấng nào khác?" Ngay lúc đó, Chúa chữa những người khỏi bệnh hoạn tật nguyền và quỷ ám, và cho nhiều người mù được thấy. Ngài đáp lại rằng: "Các ông hãy về thuật lại cho Gioan những điều các ông đã nghe và đã thấy: người mù xem được, người què đi được, người phong hủi được sạch, kẻ điếc nghe được, người chết sống lại, kẻ nghèo khó được rao giảng tin mừng; và phúc cho ai không vấp phạm vì Ta".
Ðó là lời Chúa.


Suy Niệm: Đấng Cứu Thế đến
Trong tác phẩm “Ngày Đức Kitô chết” của Jim Bishop, có một đoạn mô tả những gì người Do thái cảm thấy về việc Đấng Cứu Thế đến:
“Việc Đấng Cứu Thế đến là nỗi ám ảnh của cả một quốc gia, là niềm vui ngoài mức tưởng tượng, là hạnh phúc vượt khỏi niềm tin, là niềm an ủi cho những vất vả của con người, là giấc mơ của bậc cao niên, là hy vọng của dân đang bị xiềng xích tủi nhục. Đấng Cứu Thế luôn luôn là sự hứa hẹn của buổi sáng ngày mai”
“Chúa Giêsu chính là Đấng Cứu Thế mà muôn dân hằng mong đợi. Ngài chính là sự hứa hẹn của buổi sáng ngày mai”. Quả vậy, như trong bài Tin Mừng hôm nay, khi dẫn những lời tiên tri Isaia về thời Cứu Thế, Ngài đã cho thấy Ngài là Đấng phải đến. Ngài đem đến Nước Thiên là một yếu tố quyết định mạnh mẽ. Sau Ngài sẽ không còn ai sẽ đến, vì Ngài đã hoàn tất lời sấm ngôn: “người mù được thấy, người què được đi, người phung hủi được sạch, kẻ điếc được nghe, kẻ chết sống lại, người nghèo khó được nghe báo Tin Mừng”.
Mùa vọng nói với chúng ta về việc Chúa Giêsu đến, Ngài không chỉ đến trong giòng lịch sử như chúng ta vẫn mừng kỷ niệm vào lễ Giáng sinh, nhưng Ngài còn đến vào cuối lịch sử để làm thẩm phán xét xử chúng ta nữa.
Ước gì chúng ta đừng chờ đợi một Đấng nào khác ngoài Đức Kitô, cũng đừng đi lướt qua Đấng phải đến đang hiện diện, cũng đừng khinh thường những giáo huấn của Ngài. Bởi vì Ngài là Đấng phải đến, Ngài là Đấng đã đến trong thế gian, và Ngài là Đấng sẽ đến đầy quyền năng cao cả để trả cho mỗi người tùy theo công việc họ đã làm. Ước gì chúng ta được vào số những người được Ngài chúc phúc và mời gọi đến lãnh lấy nước Trời làm cơ nghiệp.



Lời Chúa Mỗi Ngày
Thứ Tư Tuần III MV
Bài đọc: Isa 45:6b-8, 18, 21b-25; Lk 7:18b-23.

GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Chỉ có một Thiên Chúa mà thôi.
Con người có thể lỗi phạm đến Thiên Chúa cả khi sung sướng hạnh phúc lẫn khi đau khổ buồn sầu. Con người quên Thiên Chúa trong lúc được sung sướng hạnh phúc, vì họ cho đó là công sức của họ hay một thần nào khác. Con người từ chối Thiên Chúa khi phải đương đầu với nghịch cảnh và đau khổ, vì họ đặt câu hỏi nếu Thiên Chúa có uy quyền thay đổi và yêu thương rất mực, tại sao Ngài lại để những đau khổ xảy ra cho con người, nhất là những người "vô tội?" Vì thế, họ kết luận hoặc Thiên Chúa không uy quyền hoặc Thiên Chúa không yêu thương, nên họ từ chối tin vào Ngài!
Các Bài Đọc hôm nay xác tín chỉ có một Thiên Chúa duy nhất và Ngài quan phòng mọi sự trong trời đất này. Trong Bài Đọc I, tiên-tri Isaiah quả quyết chỉ có một Thiên Chúa, Ngài tạo dựng mọi sự trong vũ trụ, quan phòng mọi chuyện xảy ra: tốt cũng như xấu, và có quyền giải thoát và ban ơn cứu độ cho những ai vững tin vào Ngài. Trong Phúc Âm, Gioan Tẩy Giả sai hai môn đệ đến hỏi Chúa Giêsu: "Thầy có thật là Đấng phải đến không, hay là chúng tôi còn phải đợi ai khác?" Chúa Giêsu trả lời hai người ấy rằng: "Các anh cứ về thuật lại cho ông Gioan những điều mắt thấy tai nghe: người mù được thấy, kẻ què được đi, người cùi được sạch, kẻ điếc được nghe, người chết trỗi dậy, kẻ nghèo được nghe tin mừng, và phúc thay người nào không vấp ngã vì tôi."

KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Ta là Đức Chúa, ngoài Ta ra, không có thần nào nữa.
1.1/ Thiên Chúa duy nhất: Khi nói đến uy quyền của Thiên Chúa, truyền thống Do-thái cũng như Giáo Hội thường đề cập đến ba hoạt động chính của Ngài: tạo dựng, quan phòng, và cứu độ. Trình thuật của Isaiah hôm nay dẫn chứng ba điều này như sau:
(1) Ngài tạo dựng nên mọi sự trong vũ trụ: Tiên-tri Isaiah loan báo: "Đây là lời của Đức Chúa, Đấng tạo dựng trời cao - chính Người là Thiên Chúa nặn quả đất thành hình, củng cố cho bền vững; Người dựng nên quả đất mà không để hoang vu, nặn ra nó cho muôn loài cư ngụ."
(2) Ngài quan phòng mọi sự xảy ra trong trời đất: "Ta là Đức Chúa, không còn chúa nào khác. Ta tạo ra ánh sáng và dựng nên tối tăm, làm ra bình an và dựng nên tai hoạ. Ta là Đức Chúa, Ta làm nên tất cả." Theo giáo huấn của Giáo Hội, Thiên Chúa, trong sự quan phòng trời đất, dựng nên cả ánh sáng và tối tăm, những tai họa của trời đất như: núi lửa, động đất, mưa bão... nhưng tội lỗi luân lý là hoàn toàn do con người, vì Ngài đã cho con người được tự do chọn lựa.
(3) Ngài ban ơn cứu độ cho con người: Thiên Chúa có quyền dạy dỗ con người bằng cách để những tai nạn xảy ra cho họ, như bệnh tật, đau khổ, tù đày; nhưng nếu con người biết ăn năn xám hối, chỉ một mình Ngài có uy quyền giải thoát con người. Trong lịch sử, Ngài giải thoát họ bằng cách sai Moses và Aaron đưa dân ra khỏi đất nô lệ Ai-cập; hay dùng Cyrus, vua Ba-tư để phóng thích cho dân hồi hương để xây dựng lại Đền Thờ và quê hương; hay gởi Đấng Thiên Sai tới để chuộc tội cho dân, như lời tiên-tri Isaiah loan báo: "Trời cao hỡi, nào hãy gieo sương, mây hãy đổ mưa, mưa đức công chính; đất mở ra đi cho nẩy mầm ơn cứu độ, đồng thời chính trực sẽ vươn lên. Ta là Đức Chúa, Ta đã làm điều ấy."
1.2/ Thái độ của con người trước Thiên Chúa: Trước tiên, con người cần xác tín: những gì Thiên Chúa đã hứa, Ngài không bao giờ rút lại. Tiên-tri Isaiah dẫn chứng điều này qua sấm ngôn của Đức Chúa: "Ta lấy chính danh Ta mà thề, lời chân thật này thốt ra khỏi miệng Ta, Ta quyết chẳng bao giờ rút lại: Trước mặt Ta, mọi người sẽ quỳ gối, và mở miệng thề rằng: Chỉ mình Đức Chúa mới cứu độ và làm cho mạnh sức."
Để được Thiên Chúa cứu độ, con người cần qui hướng và đặt trọn vẹn niềm tin tưởng nơi Thiên Chúa: Nếu con người cậy dựa vào Thiên Chúa, họ sẽ chiến thắng vẻ vang; nhưng nếu con người cậy dựa vào sức mình hay nơi các thần khác, Ngài sẽ để mặc họ cho các sức mạnh của ma quỉ và của thế gian hành hạ họ, và họ sẽ phải nhục nhã và thẹn thùng xấu hổ.
2/ Phúc Âm: Phúc thay người nào không vấp ngã vì tôi.
2.1/ Câu hỏi của Gioan Tẩy Giả: Có nhiều giả thuyết khác nhau chung quanh câu hỏi của hai môn đệ của Gioan Tẩy Giả: "Thầy có thật là Đấng phải đến không, hay là chúng tôi còn phải đợi ai khác?"
(1) Ông nghi ngờ Chúa Giêsu là Đấng Thiên Sai: Truyền thống Do-thái tin một Đấng Thiên Sai uy quyền, khi Ngài tới, Ngài sẽ dùng uy quyền và sức mạnh để đanh đuổi ngoại bang và phục hồi địa vị ưu việt cho người Do-thái. Khi không thấy điều này xảy ra, niềm tin của ông vào Chúa Giêsu là Đấng Thiên Sai bị lung lay.
(2) Tuy Gioan tin Chúa Giêsu, nhưng ông muốn hai môn đệ của ông tự tìm ra và củng cố niềm tin của họ bằng cách gởi họ trực tiếp tìm câu trả lời từ miệng Chúa Giêsu. Một người có thể nghe người khác nói về Chúa Giêsu hay đọc những sách nói về Ngài; nhưng để có niềm tin vững mạnh vào Ngài, họ cần có kinh nghiệm trực tiếp với Chúa Giêsu.
(3) Gioan đang bị giam giữ khốn khổ trong ngục thất, và sự giam giữ này làm lung lay đức tin của Gioan. Tại sao Chúa Giêsu không dùng uy quyền ra tay giải thoát hay sai các thiên sứ của Ngài đến để cứu ông thoát khỏi cảnh tù tội?
Cả ba giả thuyết đều có lý do, vì dựa trên câu trả lời của Chúa Giêsu cho hai môn đệ.
2.2/ Câu trả lời của Chúa Giêsu: Thánh sử Lucas chú trọng đến ba điều quan trọng trong câu trả lời của Chúa Giêsu:
(1) Chúa Giêsu có uy quyền chữa bệnh: "Chính giờ ấy, Đức Giêsu chữa nhiều người khỏi bệnh hoạn tật nguyền, khỏi quỷ ám, và ban ơn cho nhiều người mù được thấy." Hai môn đệ của Gioan đã chứng kiến tất cả những việc này, và niềm tin của hai ông phải được củng cố bởi những phép lạ của Chúa Giêsu.
(2) Chúa Giêsu củng cố niềm tin cho Gioan: Đau khổ khi bị tù đày cần thiết để thanh luyện và củng cố đức tin cho con người. Trong câu cuối, Ngài gián tiếp nhắn nhủ Gioan và hai môn đệ của ông: "Phúc thay người nào không vấp ngã vì tôi."
(3) Chúa Giêsu nhắc nhở cho Gioan biết Ngài là Đấng mà tiên-tri Isaiah đã loan báo, và Ngài làm cho lời tiên-tri Isaiah được ứng nghiệm: "Các anh cứ về thuật lại cho ông Gioan những điều mắt thấy tai nghe: người mù được thấy, kẻ què được đi, người cùi được sạch, kẻ điếc được nghe, người chết trỗi dậy, kẻ nghèo được nghe tin mừng."

ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
- Niềm tin của chúng ta vào Thiên Chúa phải được củng cố và làm cho lớn mạnh mỗi ngày, để có thể giúp chúng ta đứng vững trước phong ba của cuộc đời. Nếu không, chúng ta sẽ dễ dàng bỏ Thiên Chúa để chạy theo các thần khác.
- Khi phải đương đầu với nghịch cảnh, thay vì trách Thiên Chúa, chúng ta hãy tự kiểm điểm xem tại sao những điều ấy xảy ra: có thể là tiếng kêu gọi thức tỉnh để trở về với Thiên Chúa hay có thể là dịp để chúng ta luyện tập đức tin cho vững vàng hơn.
Linh mục Anthony Đinh Minh Tiên, OP

14/12/16 TH TƯ TUN 3 MV
Th. Gio-an Thánh Giá, linh mục, tiến sĩ HT 
Lc 7,19-23

Suy nim: Câu tr li ca Chúa Giê-su tht rõ ràng và dt khoát: “…V thut li cho ông Gio-an nhng điu mt thy tai nghe…, và phúc thay người nào không vp ngã vì tôi” (c.22-23). Chúa Giê-su rao ging Tin Mng Nước Thiên Chúa không ch bng li nói, nhưng còn bng chính cuc sng và hot đng c th ca Ngài. Li nói và hành đng ca Chúa Giê-su chng thc Ngài là Đng phi đến mà các tiên tri đã loan báo. Hi Thánh, qua li ca Chân phước giáo hoàng Phao-lô VI, nhc nh ta: “Ngày nay người ta không thích nghe các thy dy, mà ch mun nghe các chng nhân, và nếu người ta có nghe các thy dy, là vì các thy dy y, trước đó, đã là nhng chng nhân.”
Mi Bn: Bn cht ca Hi Thánh là loan báo Tin Mng. Tt c mi Ki-tô hũu, bt k già tr ln bé, đu có bn phn này. Tin Mng ca Chúa đã được truyn ging vào quê hương ta gn 500 năm, nhưng kết qu tht khiêm tn: vn vn 7,8 triu người Công giáo trên tng s 94 triu dân! Phi chăng vì bn và tôi, nhng người Ki-tô hu, chưa thc thi s mng loan báo này? Hay phi chăng chúng ta mi ch là thy dy mà chưa phi là chng nhân?
Sng Li Chúa: Xét mình k lưỡng v nhng điu thiếu sót: Tôi chưa là chng nhân, phi chăng vì tôi còn tránh né không làm nhng vic tt và nhng vic bn phn tôi phi làm?
Cu nguyn: Ly Chúa Giê-su, xin ban thêm đc tin trong hành đng, đ chúng con luôn là chng nhân, và không còn ch đi ai hay cái gì khác ngoài Chúa.

Còn phi đi ai? (14.12.2016 – Th tư Tun 3 Mùa Vng)
Ước gì chúng ta không mt đc tin khi đng trước máng c, trước Hài Nhi Giêsu, nh bé và yếu t, lng l và khiêm h, vì chúng ta tin Ngài cu đ thế gii bng chính s yếu đui.


Suy nim:
Đường lối của Thiên Chúa lúc nào cũng làm con người ngỡ ngàng.
Ngài có lối nghĩ, lối đi rất riêng, khó đoán trước được.
Chính vì thế con người dễ bắt hụt Ngài.
Ngài ở đây mà ta lại cứ đi tìm Ngài ở kia.
Nhiều khi ta kêu ca vì không sao gặp được Ngài
ở những điểm hẹn quen thuộc.
Phải đổi cái nhìn xưa, ra khỏi lối nghĩ cũ, mới hy vọng gặp được Ngài.
Gioan có một hình ảnh khá rõ về Đấng Mêsia.
Ngài như người cầm nia rê lúa và đốt thóc lép trong lửa
hay như cái rìu chặt những cây không sinh trái.
Đấng Mêsia thích dùng lửa để thanh luyện cái xấu (Lc 3, 9, 16-17).
Gioan rất xác tín về hình ảnh này của mình.
Vì thế ông sốt ruột khi không thấy Đức Giêsu làm điều ông chờ đợi.
Trong bóng tối của nhà tù nằm ở phía đông Biển Chết,
Gioan còn phải chiến đấu với bóng tối của sự nghi ngờ nơi mình.
Đức Giêsu mà ông loan báo có đúng là Đấng Mêsia không?
Ông sai hai môn đệ đến tận nơi gặp Đức Giêsu, để hỏi cho ra lẽ.
“Thầy có thật là Đấng-phải-đến không,
hay chúng tôi còn phải đợi ai khác?” (c. 19).
Câu trả lời của Đức Giêsu cho thấy một khuôn mặt Mêsia khác hẳn.
Ngài bảo hai môn đệ của Gioan về thuật lại cho thầy mình
những gì họ mắt thấy tai nghe vào chính giờ họ đến gặp (c. 21).
Có sáu dấu chỉ của thời đại Mêsia, thời của Đấng Thiên Sai:
người mù được thấy, kẻ què được đi, người cùi được sạch,
kẻ điếc được nghe, người chết trỗi dậy,
và người nghèo được nghe Tin Mừng (c. 22).
Đây là những dấu chỉ Ngài đã và đang làm cho dân chúng.
Những dấu chỉ này làm cho bao lời ngôn sứ Isaia ngày xưa
được ứng nghiệm (Is 26, 19; 29, 18-19; 35, 5-6; 42, 18; 61,1).
Như thế Đức Giêsu quả là Đấng Mêsia,
nhưng không phải là Mêsia như Gioan chờ đợi.
Ngài không phải là một Mêsia đến phán xét hay tiêu diệt ác nhân,
cho bằng là một Mêsia khiêm nhu và đầy lòng thương xót.
Đức Giêsu đến để công bố một năm hồng ân cứu độ (Lc 4, 19).
“Phúc thay người nào không vấp ngã vì tôi” (c. 23).
Muốn tránh vấp ngã, Gioan phải đổi cái nhìn của mình về Đấng Mêsia.
Đổi cái nhìn về Thiên Chúa không phải chuyện dễ.
Nhiều khi chúng ta thích một Thiên Chúa chiến thắng vẻ vang,
một Thiên Chúa quyền uy, dùng sức mạnh để chinh phục lòng người.
Chúng ta không chịu được một Thiên Chúa kiên nhẫn với cỏ lùng,
và để cho kẻ ác nhởn nhơ tác oai tác quái.
Ước gì chúng ta không mất đức tin khi đứng trước máng cỏ,
trước Hài Nhi Giêsu, nhỏ bé và yếu ớt, lặng lẽ và khiêm hạ,
vì chúng ta tin Ngài cứu độ thế giới bằng chính sự yếu đuối.
Cầu nguyn:

Lạy Chúa,
xin ban cho con đức tin lớn hơn hạt cải,
để con làm bật rễ khỏi lòng con
những ích kỷ và khép kín.
Xin cho con đức tin can đảm
để con chẳng sợ thiệt thòi khi trao hiến,
chẳng sợ từ bỏ những gì con cậy dựa xưa nay.
Xin cho con đức tin sáng suốt
để con thấy được thế giới
mà mắt phàm không thấy,
thấy được Đấng Vô hình,
nhưng rất gần gũi thân thương,
thấy được Đức Kitô nơi những người nghèo khổ.
Xin cho con đức tin liều lĩnh,
dám mất tất cả chỉ vì yêu Chúa và tha nhân,
dám tiến bước trong bóng đêm
chỉ vì mang trong tim một đốm lửa của Chúa,
dám lội ngược dòng với thế gian
và khước từ những mời mọc quyến rũ của nó.
Xin cho con đức tin vui tươi,
hạnh phúc vì biết những gì
đang chờ mình ở cuối đường,
sung sướng vì biết mình được yêu     
ngay giữa những sa mù của cuộc sống.
Cuối cùng, xin cho con đức tin cứng cáp
qua những cọ xát đau thuong của phận người,
để dù bao thăng trầm dâu bể,
con cũng không để tàn lụi niềm tin
vào Thiên Chúa và vào con người.

Lm Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ


Hãy Nâng Tâm Hồn Lên
14 THÁNG MƯỜI HAI
Chúa Đang Đến Gần
Hãy vui lên, Chúa đang đến gần! Hãy nhân hậu và từ tâm, hãy sẵn lòng tha thứ cho nhau.
Chúa gần đến. Nguyện xin Người ban bình an của Người cho bạn! Thánh Tông Đồ viết: “Sự bình an của Chúa, vốn vượt trên mọi trí hiểu, sẽ canh giữ lòng trí anh em trong Đức Kitô Giêsu” (Pl 4,7).
Sự bình an ấy thật là một hồng phúc lớn lao! Tiên vàn, đó là sự bình an của một lương tâm ngay thẳng. Chúa đang đến gần, điều đó thúc bách chúng ta khảo sát lại lương tâm mình, thúc bách ta dò xét các tư tưởng và hành động của ta trước mặt Người.
Sứ vụ của Gioan Tẩy Giả trên bờ sông Gio-đan là một minh họa tuyệt vời về sự thúc bách này. Đó là lý do tại sao phụng vụ mùa Vọng hơn một lần gợi cho chúng ta chú ý đến sứ vụ ấy. Gioan là vị sứ giả loan báo rằng Đấng Mêsia đang đến gần. Ông đề nghị người ta hoán cải để đón nhận Đấng ‘sẽ rửa anh em trong Thánh Thần và lửa’ (Lc 3,16).
Chính qua sứ vụ của Gioan trên bờ sông Gio-đan mà con cái Israel nghe biết rằng Chúa đang đến gần. Trong ánh sáng này, câu hỏi đầu tiên của dân chúng là: “Vậy chúng tôi phải làm gì đây?” (Lc 3,10). Gioan Tẩy Giả trả lời bằng cách mời gọi người ta sống công chính đích thực. Ông mời gọi cả những người thu thuế và các binh lính. Thì ra, khi Chúa đến gần, Người kêu gọi người ta hoán cải, canh tân, thay đổi cách sống.
Vâng, Thiên Chúa đang đến thật gần. Người kêu gọi người ta qua tiếng nói lương tâm trong sâu thẳm lòng họ. Nếu tiếng lương tâm nơi một người không vang lên, thì nghĩa là đương sự chưa gặp gỡ Thiên Chúa, đương sự chưa cảm nếm được sự gần gũi của Thiên Chúa trong ”Tinh Thần và Sự Thật” (Ga 4,23). Đương sự đã hụt mất Thiên Chúa hoặc chính đương sự đã quay lưng tránh xa khỏi Người.
- suy tư 366 ngày của Đức Gioan Phaolô II -
Lm. Lê Công Đức dịch từ nguyên tác
LIFT UP YOUR HEARTS
Daily Meditations by Pope John Paul II


Lời Chúa Trong Gia Đình
Ngày 14-12
Thánh Gioan Thánh Giá linh mục tiến sĩ Hội Thánh
Is 45,6b-8.18.21b-25; Lc 7,19-23.

Lời suy niệm: “Phúc thay người nào không vấp ngã vì tôi.”
Với Chúa Giêsu, Người đến và hiện diện không phải là để tiêu diệt hay loại bỏ bất cứ một ai. Bởi vì Thánh Ý Chúa Cha: “Ngài không muôn ai bị hư mất” Nên Người đã thực hiện những điều tốt lành cho tất cả mọi người, mặc dầu trong số họ có kẻ bất toàn: người mù xem thấy, kẻ què được đi, người phong được sạch, kẻ điếc được nghe, người chết sống lại, kẻ nghèo nghe được Tin Mừng.
Lạy Chúa Giêsu. Xin Chúa ban thêm ơn đức tin  cho chúng con, để chúng con đừng vấp ngã vì tình thương của Chúa đối với người tội lỗi, và sự chờ đợi để tha thứ cho những người biết sám hối ăn năn. Xin cho chúng con đừng vấp ngã trước quyền năng của Chúa khi sự dữ đang lấn át sự thiện trong đời sống xã hội.
Mạnh Phương


Gương Thánh Nhân
Ngày 14-12: Thánh GIOAN THÁNH GIÁ
Linh Mục Tiến Sĩ (1542 - 1591)

Gioan de Yepes sinh tại Phontiveros, gần Avila. Tây Ban Nha ngày 24 tháng 6 năm 1542. Cha Ngài làm thợ dệt, bị gia đình giàu có làmnghề buôn bán loại trừ vì đã cưới một người vợ kém hơn. Mẹ Ngài là một người đàn bà thánh thiện, trở thành goá phụ sau khi sinh Gioan. Không nguồn lợi, với 3 đứa con, bà đã làm thuê cho một thợ dệt. Bé Gioan dần dần đã học nghề thợ mộc, may vá, điêu khắc, hội họa trong tình yêu mến Chúa Giêsu Kitô.
Trong mọi việc, Ngài có thói quen tự hỏi: - "Vào trường hợp tôi, Chúa Giêsu sẽ làm gì ?"
Ngài không trốn tránh một hy sinh nào. Lúc 12 tuổi, Gioan được học đọc, học viết với các nữ tu ở Medina del Campo. Đức bác ái của Ngài bao la: tư hồi còn niên thiếu, Ngài đã dùng giờ rảnh để phục vụ các bệnh nhân ở nhà thương, dầu vẫn theo học văm phạm và triết học nơi các cha dòng Tên.
Năm1563, Gioan gia nhập dòng Carmêlô và năm sau được gửi học tại đại học Salamanca. Năm 1567 Ngài thụ phong linh mục ở Medina và đã gặp thánh nữ Avila. Thánh nữ đã khuyên Ngài thực hiện việc cải tổ dòng Camêlô như thánh nữ đang làm. Thánh nữ nói với Ngài: - "Đây là công trình đòi hy sinh và máu. Tôi không biết cha sẽ phải chịu khổ tới đâu nhưng chắc chắn cha phải chịu khổ".
Gioan trở thành người con thiêng liêng của người nữ tu Carmêlô này. Cha 25 tuổi và chị 52 tuổi. Chị gửi cha đến với hai người bạn ở Duruelô trong cảnh cô tịch và đây là nguồn gốc của dòng Carmêlô canh tân đi chân không, Ngài lấy tên là Gioan Thánh Giá. Sự nghèo túng thật khủng khiếp, Ngài chỉ sống bằng cỏ, nhưng vẫn dùng những khúc ca tạ ơn Chúa vì đã chỉ cho biết phải sống và cư xử cách nào. Ngài hành động cách khác thường trên những người chung quanh, giải thoát họ khỏi những việc hư hỏng, tạo cho họ một lòng yêu thích hy sinh.
Sau khi chống lại đoàn thể các tu sĩ Carmêlô ở Alcala de Hélenrés, Ngài trở thành tuyên úy của tu viện Avila trong 5 năm, thánh nữ Têrêxa giới thiệu với con cái mình: - "Cha là vị thánh".
Sự thánh thiện của Gioan vượt quá nhiều người và trở nên khó hiểu, sự canh tân khiến Ngài bị tố cáo là nổi loạn. Các thày dòng Carmêlô chước giảm chống lại các thày dòng Carmêlô đi chân không. Cuối cùng, sau những nhục mạ dữ dội, Ngài bị cầm tù ở Tolêđô. Người ta đối xử cứng rắn với Ngài, ba lần mỗi tuần họ đưa Ngài tới nhà cơm và đánh đập không nương tay. Nhưng Ngài cảm thấy đang đi đúng đường Chúa muốn và tạ ơn Chúa vì đã chịu được hạ nhục và chịu khổ cực. Những bắt bớ tăng thêm đức tin và lý tưởng của Ngài. Đáp lại, Ngài yêu mến nhiều hơn và trong hầm tối thiếu khí trời, Ngài trước tác những vần thơ bí nhiệm làm thành cuốn "Thánh ca thiêng liêng" (cantiques spirituelles).
Được 9 tháng thánh nhân vượt ngục. Trước khi đến tu viện định tới, Ngài dừng lại trong một dòng nữ. Ngài nghe một nữ tu ca hát về "hạnh phúc của đau khổ" và bỗng Ngài phải bám chặt vào cửa sắt nhà khách. Ngài đã xuất thần. Ý tưởng được chịu khổ vì Chúa đã làm cho Ngài cả thấy dư tràn hạnh phúc. Phép lạ này trong tâm hồn, như muốn lôi kéo cả thân xác đổi mới theo... thánh Têrêxa nói: - "Không có cách gì để nói về Thiên Chúa với cha Gioan Thánh Giá. Ngài xuất thần ngay và lôi kéo người khác theo".
Một ngày kia quỳ bên song sắt, thánh nữ nghe cha nói về Chúa Ba Ngôi, thì thánh linh như muốn nâng Ngài lên. Khiêm tốn, Ngài nắm lấy tay vào thành ghế. Nhưng hoạt động thần linh đã nâng Ngài lên tới trần nhà. Têrêxa ở trước mặt Ngài cũng xuất thần và bay bổng. Một nữ tu tiến vào, cảm kích và cảnh tượng vội đi gọi các nữ tu khác đến chiêm ngưỡng cả hai vị thánh được Chúa chúc phúc.
Đức Thánh cha và vua Philipphe II ủng hộ những cuộc cải cách và bây giờ Gioan phải nhận nhiều trọng trách. Ngài làm bề trên dòng Calvariô. Ngài lập cộng đoàn Carmêlô Baeza và 3 năm sau được chọn làm tu viện trưởng ở Grenade. Đi đường qua các thành Tây Ban Nha, Ngài chinh phục các linh hồn về cho Chúa Kitô, chính Ngài đã xây dựng một thủy lộ, một tu viện. Trong 15 ngày, Ngài đã viết cuốn "ngọn lửa tình yêu sống động" (la vive flamme d'amour). Cuối cùng Ngài trở thành Tổng đại diện Andalousia.
Sự trong trắng của thánh nhân đã tạo cho Ngài một quyền năng trên quỉ thần. Ngài đã giải thoát nhiều bị quỉ ám. Người ta nói rằng, bằng những dấu thánh giá Ngài dẹp tan cơn bão, bằng lời nguyện, Ngài dập tắt một hỏa hoạn. Các thú vật quí mến Ngài. Để giữ mình trong sạch, thánh nhân tự nhận lấy đau khổ nhưng lại rất thương cảm những đau khổ của người khác, Ngài còn tế nhị hơn nữa đối với những đau khổ tinh thần mà Ngài gọi là "đêm tối của tâm hồn". Nhưng Ngài hiểu rằng, những đau khổ này thanh tẩy tâm hồn rất nhiều. Không kết hợp với Chúa được nếu không có khổ hạnh trong tâm hồn.
Thường nhà dòng nghèo khó đến độ có ngày không có bánh ăn. Tập họp ở nhà ăn, thánh nhân nói với các tu sĩ về hạnh phúc được chịu khổ vì Chúa Giêsu Kitô. Họ khóc vì nhiệt tâm và lui ra. Bỗng chuông reo, một người vô danh đã đem bánh cho nhà dòng. Các tu sĩ trở lại phòng ăn. Lần này, thánh nhân khóc và nói: - "Oi, vậy là Chúa đã thấy sự yếu đuối của chúng con không chịu thử thách được lâu. Ngài đã sớm thương hại chúng ta".
Lần kia, Ngài đã trả lời Chúa Giêsu khi Ngài hỏi về phần thưởng Ngài muốn rằng: - "Lạy Chúa, xin cho con được chịu khổ và bị khinh miệt vì Chúa".
Và Ngài đã xin ba ơn này là: đừng có ngày nào mà không được chịu đau khổ, đừng là bề trên vào lúc chết và được chết trong khiêm hạ. Thiên Chúa đã nhận lời Ngài.
Những tháng bị giam cầm, với bao đau khổ dữ dằn người ta đối xử, đã hủy hoại thân thể Ngài. Mệt nhọc vì du hành tới Andalousia, làm thánh nhân bị thiêu đốt ở chân, các vết thương mở rộng. Ngài chịu đau đớn kinh khủng đến nỗi lần kia Ngài nói với người đối thoại: - "Xin lỗi, tôi không trả lời nổi. Tôi bị đay nghiến và đau nhức".
Thánh nhân được chọn một trong hai nơi để chữa bệnh, hoặc ở Baeza, nơi người ta qúi mến, hoặc ở Ubeda, nơi tu viện trưởng có ác cảm với Ngài. Ngài đã chọn tu viện Ubeda. Những cư xử nghiêm nhặt làm cho Ngài đau đớn thêm. Nhưng Ngài càng ôm chặt thánh giá vào lòng. Vị tu viện trưởng cảm động vì sự dịu dàng không mệt mỏi, vì lòng bác ái sâu xa của bệnh nhân, cuối cùng đã hiểu và xin Ngài tha thứ.
Gioan báo trước mình sẽ chết đêm 14 tháng 12 (năm 1591). Các tu sĩ đọc kinh phó linh hồn, Ngài xin đọc sách Diễn tình ca. Các cơn đau không ngừng gia tăng khi chuông reo giờ kinh sáng, Ngài cầm thánh giá nói: - "Lạy Chúa, con phó linh hồn trong tay Chúa".
Ngài còn nhìn các tu sĩ, hôn Chúa Kitô và tắt thở. Ngài đã viết: - "Vào xế chiều cuộc sống này, bạn được phán xét về tình yêu".
Gioan Thánh Giá để lại nhiều sách luôn được suy gẫm như: Đường lên Carmêlô, đêm tối tâm hồn, Ngọn lửa tình yêu sống động, thánh ca thiêng liêng. Ngài được tuyên thánh năm 1726. Và Đức Piô XI đã đăt Ngài làm tiến sĩ Hội Thánh năm 1962.
(daminhvn.net)


14 Tháng Mười Hai
Cánh Tay Của Người Ganh Tị Và Tham Lam
Câu chuyện có tính cách ngụ ngôn sau đây đã xảy ra tại thế kỷ thứ 16 tại Ấn Ðộ. Trong triều đình có hai viên sĩ quan nổi tiếng vì những đam mê của mình. Một người thì ganh tị, một người thì tham lam.
Ðể chữa trị những tính xấu ấy, vua cho triệu tập hai viên sĩ quan vào giữa triều đình. Vua thông báo sẽ tưởng thưởng hai viên sĩ quan vì những phục vụ của họ trong thời gian qua. Họ có thể xin gì được nấy, tuy nhiên, người mở miệng xin đầu tiên chỉ được những gì mình muốn, còn người thứ hai sẽ được gấp đôi.
Cả hai viên sĩ quan đều đứng thinh lặng trước mặt mọi người. Người tham lam nghĩ trong lòng: nếu tôi nói trước, tôi sẽ được ít hơn người kia. Còn người ganh tị thì lý luận: thà tôi không được gì còn hơn là mở miệng nói trước để tên kia được gấp đôi... Cứ thế, cả hai đều suy nghĩ trong lòng và không ai muốn lên tiếng trước. Cuối cùng, vua mới quyết định yêu cầu người ganh tị nói trước. Người này lại tiếp tục suy nghĩ: thà không được gì còn hơn để tên tham lam kia được gấp đôi. Nghĩ như thế, hắn mới dõng dạc tuyên bố: "Tôi xin được chặt đứt một cánh tay...". Hắn cảm thấy sung sướng với ý nghĩ là người tham lam sẽ bị chặt hai cánh tay.
Lắm khi chúng ta không hài lòng về cái mình có và chúng ta cũng không sung sướng khi người khác gặp nhiều may mắn hơn chúng ta. Không bằng lòng về chính mình, chúng ta không được hạnh phúc, mà bất mãn về người khác, chúng ta lại càng đau khổ hơn.
(Lẽ Sống)

Lectio Divina: Luca 7:19-23
Thứ Tư, 14 Tháng 12, 2016


Thứ Tư sau CN III Mùa Vọng 

1.  Lời nguyện mở đầu

Chúng con nguyện cầu cùng Thiên Chúa toàn năng,
Rằng việc đang ngự đến trang trọng của Con Chúa
Có thể ban cho chúng con ơn chữa lành trong cuộc sống đời này
Và mang lại cho chúng con phần thưởng sự sống đời đời.
Chúng con cầu xin nhờ Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng con, là Con Chúa,
Đấng hằng sống hằng trị cùng Chúa trong sự hiệp nhất của Chúa Thánh Thần,
Một Thiên Chúa, đến muôn thuở muôn đời.

2.  Tin Mừng theo thánh Luca 7:18b-23

Khi ấy, Gioan gọi hai người trong số môn đệ của mình, sai họ đến thưa Chúa Giêsu rằng: “Ngài là Đấng phải đến chăng, hay chúng tôi còn phải chờ đợi Đấng nào khác?” 
Khi những người này đến cùng Chúa Giêsu, họ thưa Ngài rằng:  “Gioan Tẩy Giả sai chúng tôi đến hỏi Ngài:  Ngài có phải là Đấng phải đến, hay chúng tôi còn phải đợi Đấng nào khác?” 
Ngay lúc đó, Chúa chữa những người khỏi bệnh hoạn tật nguyền và quỷ ám, và cho nhiều người mù được thấy. 
Ngài đáp lại rằng:  “Các ông hãy về thuật lại cho Gioan những điều các ông đã nghe và đã thấy:  người mù xem được, người què đi được, người phong hủi được sạch, kẻ điếc nghe được, người chết sống lại, kẻ nghèo khó được rao giảng Tin Mừng; và phúc cho ai không vấp phạm vì Ta.”

3.  Đọc và Tìm Hiểu

Đoạn Tin Mừng này được tìm thấy trong sách Tin Mừng theo Mátthêu lẫn trong sách theo Luca và được chèn vào giữa câu chuyện về phép lạ Chúa cho con trai bà góa thành Naim sống lại (theo sách Tin Mừng của Luca) và bài giảng của Chúa Giêsu với ông Gioan Tẩy Giả.  Trong bối cảnh này, chúng ta có thể nói về đoạn Tin Mừng này như có phận sự đưa chúng ta từ hình ảnh Chúa Giêsu chữa lành, ngay cả cái chết, đến lời mời gọi sửa đổi, được nhắc nhở bởi chính Chúa Giêsu trong ba đoạn Tin Mừng liên tiếp:  chú trọng vào ông Gioan Tẩy Giả, lời nhận xét về thế hệ của Người và việc chấp nhận cử chỉ của người phụ nữ tội lỗi trong nhà người Biệt Phái.  Đoạn văn bản này có thể được hiểu trong bối cảnh sâu xa hơn nữa:  trong toàn bộ sự kiện của ông Gioan Tẩy Giả và trong kinh nghiệm được nói trước của dân Israel rằng chờ đợi, và có kinh nghiệm về lắng nghe Thiên Chúa là Đấng đang ngự đến với họ.

Các môn đệ của ông Gioan Tẩy Giả giữ một vai trò căn bản ở đây, họ xuất hiện ở lúc bắt đầu và lúc kết thúc câu chuyện; họ là phương tiện thông tin liên lạc giữa thày của họ, đang bị giam giữ trong nhà tù của vua Hêrôđê (xem Lc 3:19-20), và Chúa Giêsu.  Họ báo tin cho ông Gioan Tẩy Giả và hai trong số này đại diện ông Gioan trở lại với câu hỏi trực tiếp đến Tôn Sư của làng Nagiarét:  cả hai lần thánh Luca nêu ra câu hỏi, có tầm quan trọng rất lớn.  Và câu hỏi được nêu ra về việc chờ đợi.  Ông Gioan biết rằng có một đấng nào đó phải đến.  Vấn đề là Đấng ấy có phải là Chúa Giêsu không hay là họ còn phải chờ đợi Đấng nào khác.  Việc mà ông Gioan cho người đến hỏi thẳng Chúa Giêsu có nghĩa là ông đã tin tưởng vào Người.  Có lẽ ông đã nhầm lẫn bởi vì thiếu hiểu biết về sự thực hiện trong hình ảnh Kinh Thánh về “Ngày của Chúa”, đó là nền tảng cho mọi lời rao giảng của ông (xem Lc 3:7 và các câu kế tiếp).

Có vẻ như là đoạn Tin Mừng làm một bước nhảy vọt lớn ở đây:  câu hỏi đang còn bị bỏ lửng và lập tức, việc hoàn thành các công việc chữa lành của Chúa Giêsu “cho tất cả mọi người” được đưa ra, được kết thúc với món quà sự sáng cho những người mù.  Và sau các công việc chữa lành thì trở lại với câu trả lời.  Chúa Giêsu nói với các môn đệ của ông Gioan:  “Các ông hãy đi về”:  đó là một sứ vụ, liên quan đến những gì đã được mặc khải – bằng bất cứ phương tiện gì – với những gì đã được công bố (xem Lc 3:8).  Giờ đây, Tin Mừng được hoàn thành, và đang xảy ra, bởi vì các công việc mà Người thực hiện là những gì đã được các ngôn sứ loan báo từ lâu (giống như một bài “lectio”, trong nhiều đoạn khác nhau của sách tiên tri Isaia; nhưng lần này, việc người mù được thấy thì được đề cập đến đầu tiên).  Đây là một thông điệp không thể nhầm lẫn đối với một người như ông Gioan, người mà Ngôi Lời Thiên Chúa đã đến (xem Lc 3:2).  Sau cùng, có một ân phúc mà có vẻ như là kỳ lạ bởi vì nó được biểu hiện một cách tiêu cực:  phúc cho ai không vấp phạm vì Chúa Giêsu, một trở ngại trong con đường đức tin.  Làm thế nào mà chúng ta có thể hiểu được điều này?  Chắc chắn rằng đó là một ân phúc cao xa hơn sứ điệp của ông Gioan Tẩy Giả, và nó được gửi đến cho người đang nghe Lời Chúa.          

4.  Suy Niệm 

Bối cảnh của văn bản này đã được chỉ ra cho chúng ta thấy mối quan hệ giữa ân sủng và trách nhiệm, giữa sáng kiến của Thiên Chúa và những gì đáp trả lại từ chúng ta.  Thiên Chúa kêu gọi và yêu thương trước, nhưng mong muốn một sự đồng ý tự nguyện và có trách nhiệm:  một sự đáp trả như thế thì có thể bởi vì Thiên Chúa yêu thương chúng ta trước.

Sự việc mà các môn đệ xuất hiện tại điểm này cho thấy rằng ông Gioan không chỉ quan tâm đến thời điểm hiện tại, mà cũng quan tâm đến “sự tề chỉnh tinh thần” của các hoạt động mà đối với những ai ông Gioan là người tiêu biểu.  Khi bắt đầu cho sứ vụ rao giảng công khai của Chúa Giêsu, hai môn đệ của ông Gioan đã trở thành môn đệ của Người (xem Ga 1:37), và nhiều năm sau đó, ngay cả thánh Phaolô cũng đã gặp những người đã được nhận phép rửa từ ông Gioan (xem Cv 19:1-7).

Tâm điểm của đoạn Tin Mừng này là chủ đề của sự chờ đợi được hoàn thành, theo chương trình của Thiên Chúa, được loan báo và không chỉ đơn giản được biên soạn bởi các ngôn sứ của nhà Israel.  Ngay cả Lời Chúa không làm vơi đi và làm giảm thiểu độ nghiêm túc của Thiên Chúa là Đấng yêu thương và ban cho lòng thương xót và sự gần gũi trong chính Con Người – một khả năng để nhận lãnh với đức tin chính đáng như việc chữa lành người mù cho thấy.  Và chính đức tin dẫn đến sự phúc lành.  Điều được công bố bởi Đức Giêsu tại cuối của đoạn Tin Mừng chỉ hiểu được nếu ta cân nhắc trách nhiệm về phía người tuân theo, nơi mà có nguy cơ bị vấp phạm; khi ấy thật là cần thiết phải suy gẫm, gạt bỏ sang bên những kỳ vọng và thành kiến của loài người, để tự do mở lòng mình ra với sự đơn sơ của Thiên Chúa trong con người của Đức Giêsu đang làm. Chính lý luận của Vương Quốc Thiên Chúa, nó đã vượt quá sự dũng cảm của ông Gioan (Lc 2:28).

Chúng ta phải tự hỏi mình:

*  Chúng ta có sống Lời Chúa như một sự năng động của việc hoán cải không?
*  Chúng ta có đọc các dấu chỉ của sự hiện diện sống động của Thiên Chúa ngay cả trong thời đại của chúng ta không?
*  Chúng ta có tin tưởng tích cực vào Tin Mừng, như các môn đệ đích thực không?

5.  Cầu nguyện

Lạy Chúa, xin ban cho chúng con đôi mắt để thấy và đôi tai để nghe.
Lạy Chúa, xin ban cho chúng con sự can đảm luôn tìm kiếm chân lý và mong muốn có sự mặc khải của Chúa trong sự cầu nguyện.
Lạy Chúa, xin ban cho chúng con sự khôn ngoan để đi với tha nhân, với những ai đã hiểu được đường lối của Chúa và những ai đang tìm tiếm sự hiện diện của Chúa.

6.  Chiêm Niệm

Đoạn Tin Mừng này mời gọi chúng ta nhận ra được phong cách của Chúa Giêsu:  kiên nhẫn, chào đón, soi sáng.
Lắng nghe Lời Chúa đòi hỏi một cái nhìn bao quát về những gì đã được mặc khải, mà không bị quá gò bó về điều ấy:  bởi vì trong mỗi trường hợp Chúa Giêsu đem đến sự soi sáng.
Hơn nữa nó mời gọi chúng ta biết cách đọc các hành động của Thiên Chúa trong thế gian; đó là, nhận ra “những dấu chỉ của thời đại”.
  


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét