03/03/2017
Thứ sáu đầu tháng, sau lễ Tro
BÀI ĐỌC I: Is 58, 1-9a
"Có phải đó là việc ăn
chay mà Ta mong muốn không?"
Trích sách Tiên tri
Isaia.
Đây Chúa là Thiên Chúa
phán: "Ngươi hãy hô to, và đừng ngừng tiếng; hãy làm cho tiếng ngươi vang
dội như tiếng kèn, và loan báo cho dân Ta biết sự bất trung của họ, cho nhà
Giacóp biết tội lỗi của nó. Vì hằng ngày họ tìm kiếm Ta, và ước mong biết đường
lối Ta, như một dân tộc thực hiện công lý và không bỏ lề luật Chúa. Họ hỏi Ta về
quy tắc công lý và ước mong đến gần Thiên Chúa: "Tại sao chúng con ăn chay
mà Chúa không thấy? Tại sao chúng con hãm mình mà Chúa không hay biết?" Phải,
trong ngày ăn chay, các ngươi lo dàn xếp công việc làm ăn, các ngươi hối thúc mọi
người làm công. Phải, các ngươi ăn chay trong sự cãi vã, ẩu đả và đánh nhau
hung tợn. Các ngươi đừng ăn chay như xưa nay, là cố la lớn tiếng cho người ta
nghe. Có phải đó là việc ăn chay mà Ta mong muốn, có phải như thế là ngày hãm
mình không? Gục đầu như bông sậy, mặc áo thô, nằm trên đống tro, có phải đó là
ăn chay, là ngày làm cho Chúa hài lòng không? Nào ăn chay như Ta mong muốn
không phải như thế này sao, là huỷ bỏ xiềng xích bất công, tháo gỡ ách nặng, trả
tự do cho kẻ bị áp bức, dẹp bỏ mọi gánh nặng; hãy chia cơm bánh cho kẻ đói, tiếp
rước những kẻ phiêu bạt không nhà; nếu ngươi gặp một người trần truồng, hãy cho
họ áo mặc, ngươi đừng khinh bỉ người cùng xác thịt như mình. Như thế, sự sáng
ngươi tỏ rạng như hừng đông, các vết thương ngươi sẽ lành nhanh chóng; công lý
ngươi sẽ đi trước mặt ngươi, vinh quang Chúa sẽ hậu thuẫn cho ngươi. Như thế,
khi ngươi kêu cầu, Chúa sẽ trả lời; ngươi la lên, Chúa sẽ phán: "Này Ta
đây". Đó là lời Chúa.
ĐÁP CA: Tv 50, 3-4.
5-6a. 18-19
Đáp: Lạy Chúa, xin
đừng chê tấm lòng tan nát khiêm cung (c. 19b).
1) Lạy Chúa, nguyện
thương con theo lòng nhân hậu Chúa, xoá tội con theo lượng cả đức từ bi. Xin rửa
con tuyệt gốc lỗi lầm, và tẩy con sạch lâng tội ác. - Đáp.
2) Vì sự lỗi
con, chính con đã biết, và tội con ở trước mặt con luôn. Con phạm tội phản nghịch
cùng một Chúa. - Đáp.
3) Bởi vì Chúa
chẳng ưa gì sinh lễ, nếu con dâng lễ toàn thiêu, Chúa sẽ không ưng. Của lễ con
dâng, lạy Chúa, là tâm hồn tan nát; lạy Chúa, xin đừng chê tấm lòng tan nát
khiêm cung. - Đáp.
CÂU XƯỚNG TRƯỚC PHÚC
ÂM: Ed 33,11
Chúa phán: "Ta
không muốn kẻ gian ác phải chết, nhưng muốn nó ăn năn trở lại và được sống".
PHÚC ÂM: Mt 9, 14-15
"Khi tân lang ra đi, bấy
giờ họ mới ăn chay".
Tin Mừng Chúa Giêsu
Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, Chúa Giêsu
sang miền Gêsarênô, các môn đệ Gioan đến gặp Người mà hỏi: "Tại sao chúng
tôi và những người biệt phái thì giữ chay, còn môn đệ của Ngài lại không?"
Chúa Giêsu nói với họ: "Làm sao các khách dự tiệc cưới có thể buồn rầu khi
tân lang đang còn ở với họ? Rồi sẽ có ngày tân lang ra đi, bấy giờ họ mới giữ
chay". Đó là lời Chúa.
(thanhlinh.net)
Suy niệm : Ý nghĩa của việc ăn chay
Bên Trung Quốc có một
nhà điêu khắc được giao cho thực hiện một cái giá treo chuông bằng gỗ quí. Sau
khi hoàn thành công việc, mọi người nhìn ngắm đều khen ngợi và cho đó là kỳ
công tước đã mướn nhà điêu khắc thực hiện công việc cho gọi ông đến và hỏi:
“Nhà người có bí quyết nào mà hoàn thành một kiệt tác như thế?” Nhà điêu khắc
trả lời: “Tôi chỉ là một thợ thủ công và chẳng có bí quyết nào cả. Công việc diễn
ra rất đơn giản: khi bắt đầu nghĩ đến công việc được giao, tôi tập trung tư tưởng
vào đó, tôi đã giữ chay để tâm hồn được lắng dịu, quên đi tất cả những lời khen
chê, có thể nói, việc gì xảy ra là do tinh thần tập trung của tôi được huấn luyện
nhờ việc giữ chay nghiêm ngặt để chỉ chú ý vào đối tượng duy nhất là cái giá
chuông mà thôi”.
Công trình giữ chay của
các tín hữu trong mùa chay mỗi năm được gán cho nhiều ý nghĩa: nào là chay tịnh
để kềm hãm một nhu cầu mạnh mẽ nhất trong con người, đó là ăn uống để sinh tồn,
nhờ đó có thể tiến mạnh hơn trên con đường tu thân tích đức; nào là ăn chay để
kinh nghiệm được sự đói khát, nhờ đó có thể cảm thông và chia sẽ với những anh
em túng thiếu, nghèo khổ đang cần đến sự trợ giúp của mình; nào là ăn uống kham
khổ để tiết kiệm được một số tiền hầu đóng góp vào các chương trình bác ái, từ
thiện. Ăn chay để tìm được ý nghĩa đích thực của cuộc sống con người không chỉ
lo làm lụng để cung phụng cho thân xác và đời sống vật chất, nhưng còn cố gắng
hướng lên những mục đích tối thượng thiêng liêng. Tất cả những ý nghĩa đó của
việc ăn chay có những yếu tố rất tích cực, đáng suy nghĩ và thực hành. Nhưng
còn một ý nghĩ khác rất quan trọng, đó là ăn chay để tập trung tư tưởng, nhờ đó
khám phá hình ảnh nòng cốt của chính mình và cuả tha nhân: đó là hình ảnh Thiên
Chúa tiềm ẩn nơi mỗi người.
Xin cho công việc chay
tịnh chúng ta thực hiện trong mùa chay này giúp chúng ta đi vào chiều sâu để
khám phá hình ảnh Thiên Chúa trong chúng ta và trong lòng mọi người, ngõ hầu cuộc
sống đức tin chúng ta là một công trình ngày càng tỏ lộ và chúng ta có khả năng
yêu mến hình ảnh Thiên Chúa nơi người khác.
(Trích trong ‘Mỗi Ngày
Một Tin Vui’)
Lời Chúa Mỗi Ngày
Thứ Sáu sau Lễ Tro
Bài đọc: Isa
58:1-9; Mt 9:14-16.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Lý do của việc
ăn chay
Con người hành động
cho một mục đích. Rất nhiều khi con người cùng làm một hành động cho những mục
đích khác nhau; chẳng hạn việc ăn chay. Tại sao con người ăn chay? Có người ăn
chay để khoe khoang, để được người khác khen ngợi là đạo đức. Có người ăn chay
chỉ để chu tòan Lề Luật, để khỏi phạm tội. Có người ăn chay để lấy điểm để
Thiên Chúa, để xin Ngài phải ban ơn mình đang muốn. Đâu là ý hướng tốt lành của
việc ăn chay.
Các Bài Đọc hôm nay
nói lên những ý hướng khác nhau của con người trong khi thực hành việc ăn chay.
Trong Bài Đọc I, tiên-tri Isaiah nói lên những ý hướng ăn chay mà Thiên Chúa
không ưa thích; đồng thời cũng đưa ra những ý hướng ăn chay mà Ngài ưa thích.
Trong Phúc Âm, các môn đệ của Gioan Tẩy Giả có lẽ coi việc ăn chay như là chu
tòan Lề Luật, họ thắc mắc với Chúa Giêsu: “Tại sao chúng tôi và các người
Pharisees ăn chay, mà môn đệ ông lại không ăn chay?”
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Cách ăn chay mà Thiên Chúa ưa thích.
Điều quan trọng khi
hành động là phải có ý hướng tốt lành; nếu không có ý hướng tốt lành, một việc
đạo đức không những không sinh lợi cho con người, mà còn gây thiệt hại cho họ nữa.
Vì thế, bổn phận của các nhà lãnh đạo tinh thần là phải dạy dỗ dân mục đích của
các việc đạo đức, để họ biết thi hành với ý hướng tốt lành.
1.1/ Ăn chay không đúng
cách: Mục đích của việc ăn chay không phải
là để lấy điểm trước mặt Thiên Chúa; để rồi khi người ăn chay xin gì, Thiên
Chúa phải ban cho điều đấy. Khi thấy Ngài không nhận lời van xin, thì họ trách
Chúa: "Chúng tôi ăn chay, sao Ngài không thấy, chúng tôi hãm mình, sao
Ngài chẳng hay?" Chúng ta cần nhớ việc ăn chay không phải để điều khiển
Thiên Chúa. Con người có ăn chay hay không chẳng thêm gì cho Ngài, nhưng việc ăn
chay là cho lợi ích của con người. Con người không thể nại cớ ăn chay để xin
Thiên Chúa ban ơn.
Một ví dụ sẽ làm sáng
tỏ điều này. Chúng ta thương xót người ăn mày và giúp đỡ họ, vì chúng ta quan
tâm đến hòan cảnh khó khăn của họ. Họ không thể làm việc vì cụt chân, cụt tay,
hay mang thương tích; nhưng phản ứng của chúng ta sẽ thế nào khi khám phá ra họ
đánh lừa chúng ta? Họ giả thương tích bằng cách băng bó, nhưng sau thời gian ăn
xin, họ là người lành mạnh và dùng tiền xin được của chúng ta để ăn uống, nhậu
nhẹt!
Thiên Chúa không nhận
lời cầu xin vì con người không có ý hướng tốt lành khi ăn chay, như tiên-tri
Isaiah nói: “Chính ngày các ngươi muốn ăn chay để tiếng các ngươi kêu thấu trời
cao thẳm, thì các ngươi lại ăn chay không đúng cách.” Tiên tri đưa ra 2 ví dụ:
(1) Không ăn chay lòng
tham muốn: “Này, ngày ăn chay, các ngươi vẫn lo kiếm lợi, vẫn áp bức mọi kẻ làm
công cho mình.” Ăn chay là để san sẻ miếng ăn cho người khác; thế mà người ăn
chay đã không san sẻ miếng ăn, lại vẫn còn lo thu tích lợi lộc cho mình và bóc
lột người khác. Thế mà họ gọi như vậy là ăn chay ư?
(2) Không ăn chay miệng
lưỡi, đôi tay: “Này, các ngươi ăn chay để mà đôi co cãi vã, để nắm tay đánh đấm
thật bạo tàn.” Ăn chay không chỉ là bớt ăn uống, nhưng còn là bớt nói những lời
xúc phạm đến tha nhân, và làm thiệt hại họ phần hồn cũng như phần xác. Chúng ta
không khỏi nhịn cười khi thấy một người giữ chay, nhưng lại vác súng đi ăn cướp!
Thiên Chúa chất vấn con người: “Phải chăng đó là cách ăn chay mà Ta ưa chuộng trong ngày con người phải thực hành khổ chế? Cúi rạp đầu như cây sậy cây lau, nằm trên vải thô và tro bụi, phải chăng như thế mà gọi là ăn chay trong ngày các ngươi muốn đẹp lòng Đức Chúa?”
Thiên Chúa chất vấn con người: “Phải chăng đó là cách ăn chay mà Ta ưa chuộng trong ngày con người phải thực hành khổ chế? Cúi rạp đầu như cây sậy cây lau, nằm trên vải thô và tro bụi, phải chăng như thế mà gọi là ăn chay trong ngày các ngươi muốn đẹp lòng Đức Chúa?”
1.2/ Ăn chay đúng cách: Ngược lại với các lối ăn chay trên, tiên-tri liệt kê những
cách ăn chay tốt lành mà Thiên Chúa ưa thích:
(1) Trả tự do, công bằng
cho tha nhân: “Cách ăn chay mà Ta ưa thích chẳng phải là thế này sao: mở xiềng
xích bạo tàn, tháo gông cùm trói buộc, trả tự do cho người bị áp bức, đập tan mọi
gông cùm?”
(2) Chia cơm sẻ áo cho
những anh chị em túng nghèo: “Cách ăn chay Ta ưa thích chẳng phải là chia cơm
cho người đói, rước vào nhà những người nghèo không nơi trú ngụ; thấy ai mình
trần thì cho áo che thân, không ngoảnh mặt làm ngơ trước người anh em cốt nhục?”
Nói tóm, ăn chay đúng
cách là cố gắng sống đúng mối liên hệ với Thiên Chúa và với tha nhân, qua việc
thi hành những gì Ngài dạy trong thương linh hồn 7 mối và thương xác 7 mối. Khi
một người sống đúng những quan hệ này, họ sẽ được Thiên Chúa đóai thương và nhận
lời cầu xin, như tiên-tri Isaiah nói: “Bấy giờ ánh sáng ngươi sẽ bừng lên như rạng
đông, vết thương ngươi sẽ mau lành. Đức công chính ngươi sẽ mở đường phía trước,
vinh quang Đức Chúa bao bọc phía sau ngươi. Bấy giờ, ngươi kêu lên, Đức Chúa sẽ
nhận lời, ngươi cầu cứu, Người liền đáp lại: "Có Ta đây!"”
2/ Phúc Âm: Ăn chay có lúc.
2.1/ Không phải lúc nào
cũng ăn chay: Ăn chay không phải là trào
lưu, thấy người khác làm rồi mình cũng bắt chước làm theo; và rồi cảm thấy khó
chịu vì bị thiệt thòi khi thấy người khác không làm như vậy. Trình thuật kể các
môn đệ ông Gioan tiến lại hỏi Đức Giêsu rằng: "Tại sao chúng tôi và các
người Pharisees ăn chay, mà môn đệ ông lại không ăn chay?"
2.2/ Các môn đệ sẽ ăn
chay khi Chúa Giêsu rời bỏ họ: Đức Giêsu trả
lời: "Chẳng lẽ khách dự tiệc cưới lại có thể than khóc, khi chàng rể còn ở
với họ? Nhưng khi tới ngày chàng rể bị đem đi rồi, bấy giờ họ mới ăn chay. Chẳng
ai lấy vải mới mà vá áo cũ, vì miếng vá mới sẽ co lại, khiến áo rách lại càng
rách thêm.” Qua câu trả lời, Chúa Giêsu muốn lưu ý họ những điều sau:
(1) Mục đích của ăn
chay là sống đúng mối liên hệ với Thiên Chúa. Chúa Giêsu chính là chàng rể đang
ở với Giáo Hội là cô dâu; các môn đệ là khách dự tiệc cưới. Nếu các môn đệ đang
có Chúa và lắng nghe lời dạy dỗ của Ngài, cần gì họ phải ăn chay! Khi nào Chúa
Giêsu rời bỏ họ về trời, bấy giờ họ sẽ ăn chay. Việc gì cũng phải có thời gian
của nó, và phải được làm với ý hướng tốt lành.
(2) Để có thể lãnh nhận
những giáo lý mới của Chúa Giêsu, họ cần phải có một tinh thần mới. Nếu họ cứ
giữ tinh thần cũ như chiếc áo đã rách, họ không thể đón nhận những giáo lý mới
của Chúa, được ví như miếng vải mới.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
- Chúng ta cần phải hiểu
rõ ý nghĩa của việc ăn chay, để rồi khi thực hành, chúng ta phải làm với ý hướng
tốt lành.
- Ăn chay không phải
là để khoe khoang, cũng không phải để xin ơn; nhưng là để sửa chữa những thói
quen bất công và tập sống đúng mối liên hệ với Thiên Chúa và tha nhân.
Linh mục Anthony
Đinh Minh Tiên, OP
Mt 9,14-15
MỤC ĐÍCH CHAY TỊNH
“Tới ngày chàng rể bị đem đi rồi, bấy giờ họ mới ăn
chay.” (Mt 9,15)
Suy niệm: Người Do thái
thường ăn chay trong dịp tang chế, đền tội
hay để chuẩn bị đón nhận một dịp lễ quan trọng. Dù trong trường hợp nào đi nữa,
việc ăn chay vẫn nhằm tự luyện trong đức tin, với thái độ khiêm nhường, để đón
nhận Chúa và đặt mình theo chương trình của Ngài. Nói cách khác, việc ăn chay
là dấu chỉ của tâm hồn sám hối, sẵn sàng cho một đời sống mới, một đời sống
hiệp thông với Thiên Chúa bền chặt hơn. Kết hợp với Chúa là mục đích của chay
tịnh. Thế nhưng, người Do Thái thời ấy thật ngớ ngẩn, khi nghiêm nhặt thực hành
chay tịnh mà vẫn không nhìn nhận Đức Giê-su. Hôm nay, Giáo Hội duy trì truyền
thống chay tịnh nhằm giúp tín hữu mở rộng tâm hồn đón nhận ân sủng Chúa, trong
khi chờ đợi Chúa lại đến.
Mời Bạn: Nhiều
người xem thường việc chay tịnh, hoặc giới
hạn nó chỉ trong hai ngày, thứ Tư lễ Tro và thứ Sáu Tuần Thánh, với những thực
hành qua quít. Để đẹp lòng Thiên Chúa, chay tịnh phải dẫn con người đến ước
muốn giao hòa và sống thân tình với Chúa và mọi người. Vì thế, Giáo Hội tha
thiết mời bạn tiết chế trong ăn uống để tâm hồn được thanh thoát, siêng năng
tham dự các bí tích, cầu nguyện và làm việc bác ái.
Chia sẻ: Ăn
chay và làm việc bác ái có liên hệ với nhau
không?
Sống Lời Chúa: Nhắc
nhở người trong gia đình thực hành các việc đạo
đức trong mùa Chay này và chuẩn bị tâm hồn tham dự vào biến cố Khổ nạn và Phục
Sinh của Chúa.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin giúp con
biết sống khổ chế, biết nghĩ đến những người đang sống khốn cùng. Xin hướng tâm
hồn con về Chúa và tha nhân.
(5 phút lời Chúa )
Chàng rể bị đem đi (3.3.2017 – Thứ sáu sau Lễ Tro)
Ăn chay đối với Kitô hữu là thái độ chuẩn bị ngày Thầy trở lại. Ăn chay làm ta nhẹ nhàng để chờ ngày gặp Chúa diện đối diện.
Suy niệm:
Có một sự khác biệt về
lối sống giữa Gioan Tẩy giả và Đức Giêsu.
Gioan sống khổ hạnh nơi
hoang địa, ông lôi kéo người ta đến với ông.
Ông dọa tội nhân về cơn
thịnh nộ mà Thiên Chúa sắp giáng xuống.
Còn Đức Giêsu thì đến với
những kẻ tội lỗi, bị xã hội loại trừ,
ăn uống vui vẻ với họ vì
Nước Trời đã đến rồi (Mt 11, 18-19).
Sau khi Gioan đã bị tống
ngục (4, 12)
các môn đệ của ông vẫn
tiếp tục hoạt động (11, 2-6).
Chắc họ khó chịu khi thấy
các môn đệ của Thầy Giêsu không ăn chay,
không có vẻ khắc khổ,
nhiệm nhặt như họ hay như người Pharisêu,
nên họ hỏi thẳng Thầy về
chuyện này (c. 14).
Thầy Giêsu trả lời họ
bằng một câu hỏi khác (c.15):
“Khách dự tiệc cưới có
thể than khóc khi chàng rể còn ở với họ sao?”
Dĩ nhiên là không rồi!
Câu nói của Thầy Giêsu
cho thấy bầu khí Thầy-trò trong nhóm
là bầu khí vui tươi ấm
áp, bầu khí của một tiệc cưới.
Thầy là chàng rể, còn trò
là khách dự tiệc.
Thời gian Thầy ở với các
môn đệ là thời gian hạnh phúc cho họ.
Trong Cựu Ước, hình ảnh
chàng rể để chỉ Thiên Chúa (Is 62, 4-5),
Đấng kết duyên cầm sắt
với dân Ítraen (Hs 2, 21-22).
Còn ở đây Đức Kitô kín
đáo nhận mình là chàng rể.
Chàng rể là nhân vật chủ
yếu của tiệc cưới.
Tiệc cưới ấy chính là
Nước Trời được Ngài khai mở (Mt 22, 1-14; 25, 1-13).
“Nhưng sẽ đến ngày chàng
rể bị đem đi khỏi họ…” (c.15).
Đây không phải là một lời
tiên báo rõ ràng về cuộc khổ nạn,
nhưng là một ám chỉ đến
cái chết bất ngờ sắp xảy ra.
Chàng rể Giêsu chẳng ở
luôn với các môn đệ (Mt 26, 11).
Có ngày họ sẽ không còn
thấy Thầy nữa, “bấy giờ họ mới ăn chay.”
Ăn chay đối với Kitô hữu
là thái độ chuẩn bị ngày Thầy trở lại.
Ăn chay làm ta nhẹ nhàng
để chờ ngày gặp Chúa diện đối diện.
Đức Giêsu chẳng bao giờ
coi thường việc ăn chay.
Ngài đã ăn chay bốn mươi
ngày trước khi bắt đầu sứ vụ (Mt 4, 2).
Hội thánh sơ khai cũng
gắn liền cầu nguyện với ăn chay (Cv 13, 2-3)
Thánh Phaolô vẫn ăn chay,
dù vất vả với tông vụ (2 Cr 6,5; 11, 27).
Để rước lễ, chúng ta phải
kiêng ăn uống khoảng một giờ.
Ngày thứ sáu vẫn là ngày
kiêng thịt theo luật chung của Hội thánh.
Ước gì việc ăn chay làm
ta gặp Chúa, gặp anh em và gặp lại chính mình.
Cầu nguyện:
Lạy Chúa Giêsu,
Chúa đã có kinh nghiệm về
cái đói,
sau khi ăn chay bốn mươi
ngày trong hoang địa.
Sau khi được dân chúng
tung hô lúc vào thành Giêrusalem,
Chúa cũng đói đến mức
phải tìm trái nơi cây vả.
Chúa đã xin nước uống nơi
người phụ nữ Samari,
và Chúa đã nếm cái khát
của người bị mất máu trên thập giá.
Lạy Chúa Giêsu, vì Chúa
có thân xác như chúng con,
nên Chúa đã bênh các môn
đệ khi họ bứt lúa mà ăn vì đói,
Chúa đã làm phép lạ bánh
hóa nhiều vì sợ người ta xỉu dọc đường,
Chúa đã bảo nhà ông
trưởng hội đường cho cô bé mới hồi sinh được ăn.
Đói khát là chuyện bình
thường của thân xác con người,
và Chúa chẳng bao giờ coi
thường những nhu cầu chính đáng của nó.
Nhưng xin nhắc chúng con
nhớ rằng
con người không chỉ sống
nhờ cơm bánh, mà còn nhờ Lời Chúa,
con người không chỉ đói
khát thức ăn vật chất
mà còn khao khát những
giá trị tinh thần của Nước Trời.
Xin dạy chúng con chia sẻ
cho những Ladarô đang nằm ngoài cổng,
và đừng khép cửa lòng như
ông nhà giàu xây thêm kho.
Xin cho chúng con hiểu
được giá trị của một ly nước lạnh được trao đi,
một tấm bánh giữa đêm
khuya cho người bạn mượn,
và chút vụn bánh rơi
xuống từ bàn ăn đủ nuôi một người.
Lạy Chúa Giêsu,
Chúa là người đói khát
vẫn ngửa tay xin chúng con mỗi ngày
mà chúng con không hay.
Xin giúp chúng con bắt chước Chúa trong bữa tiệc cuối
cùng
dám bẻ ra và trao đi tấm bánh đời mình để phục vụ tha
nhân.
Ước gì mai này chúng con
được đồng bàn với Chúa
và với mọi người thành
tâm thiện chí trong Nước Trời.
Lm Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ
Hãy
Nâng Tâm Hồn Lên
3
THÁNG BA
Gặp Gỡ Đấng Thánh
Tại chính trung tâm
của
phụng
vụ
Mùa Chay, mầu nhiệm về sự thánh thiện vô cùng của Thiên Chúa
được công bố cho chúng ta. Mô-sê đã
trở
thành một
chứng
nhân đặc biệt của sự thánh thiện ấy. Mầu nhiệm này phải đồng hành với chúng ta mỗi ngày trong cả Mùa Chay cho đến khi sự thánh thiện và tình yêu của Thiên Chúa
được công bố qua Thập Giá và
Cuộc
Phục
Sinh của
Đức Kitô.
Tuy
nhiên, để
cho mầu
nhiệm
vượt
qua phát sinh hoa trái dồi dào trong cõi lòng
và lương
tâm chúng ta, chúng ta phải kinh nghiệm một cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa
như
cuộc
gặp
gỡ
mà Mô-sê đã trải qua tại chân núi
Hô-rép.
Vị Thiên Chúa
lên tiếng
nói với
con người
tại
chân núi ấy là ai vậy? Mô-sê đã
hỏi
tên Ngài và ông đã nghe câu trả lời: “Ta là Đấng Hiện Hữu” (Xh 3,14). Theo Thánh Tô-ma A-qui-nô,
câu trả
lời
ấy
của
Thiên Chúa có thể được diễn dịch thành: “Ta
là Đấng mà bản chất của mình là hiện hữu.”
Thiên
Chúa nói danh tánh của
chính Ngài cho con người. Điều đó cho thấy sự mật thiết của giao ước mà Ngài thiết lập với Abraham và
con cháu ông. Thật vậy, Ngài nói
với
Mô-sê: “Ta là Đấng sẽ giải phóng và
cứu
vớt
dân Ta.”
Thiên
Chúa tỏ
cho Mô-sê thấy mối quan tâm của Ngài đối với mọi người – và đối với dân Ngài xét
như
một
toàn thể:
“Ta
đã
thấy
rõ cảnh
khổ
cực
của
dân Ta bên Ai-cập, Ta đã nghe tiếng chúng kêu
than vì bọn
cai hành hạ.
Phải,
Ta biết
các nỗi
đau
khổ
của
chúng. Ta xuống giải thoát chúng
khỏi
tay người
Ai-cập
… “
(Xh 3,7-8). Thiên Chúa là Đấng Hiện Hữu, là Đấng Giải Phóng. Ngài
là Đấng Sáng Tạo, là Thiên
Chúa của
giao ước,
là Thiên Chúa cứu độ.
-
suy tư
366 ngày của Đức Gioan Phaolô
II -
Lm.
Lê Công Đức dịch từ nguyên
tác
LIFT
UP YOUR HEARTS
Daily
Meditations by Pope John Paul II
Lời Chúa
Trong Gia Đình
Ngày
03 – 3
Is
58, 1-9a; Mt 9, 14-15.
Lời
suy niệm: “Bấy giờ, các môn đệ ông Gioan tiến lại hỏi Đức
Giêsu rằng: Tại sao chúng tôi và các người Pharisêu ăn chay, mà môn đệ ông lại không ăn chay?”
Đối với những người Do-thái được xem là đạo đức họ luôn thực hiện: Cầu nguyện, ăn chay và làm
việc
bố
thí. Cả
ba phương
thế
này đều tốt, giúp cho con người gần Chúa và
gần
với
con người,
nhưng
không vì thế mà để đánh giá nhau. Việc thực hành chính đáng là nhận ra mình đang
cần
làm đẹp lòng Thiên Chúa.
Trong đoạn
Tin Mừng
này khi các môn đệ của Gioan hỏi Chúa Giêsu
về
việc
tại
sao môn đệ của Chúa không
ăn
chay. Chúa đã cho họ biết, các môn
đệ của Người đang sống với Người như là đang dự một tiệc cưới, mà chính
Người
là chàng rể.
Lạy Chúa Giêsu.
Xin cho tất
cả
chúng con luôn được sống với Chúa trong niềm vui như là đang dự tiệc cưới; nhưng cũng cho chúng
con biết
sám hối
ăn
chay mỗi
khi phải
xa cách Chúa vì tội lỗi của chúng con.
Mạnh Phương
03
Tháng Ba
Vàng
Bạc
Trong Tro Bụi
Trong
kinh điển
Phật
giáo, có ghi lại câu
chuyện
ngụ
ngôn như sau:
Có
một
người
giàu có và
tham lam nọ
bỗng
thấy
tiền
bạc
của
cải
của
mình biến thành
tro bụi.
Người
đó đau buồn đến độ không
còn thiết gì đến ăn
uống
nữa.
Hay tin ông đau liệt, một người bạn tìm
đến
thăm. Sau khi đã
tìm ra nguyên nhân
của
căn bệnh, người bạn đã
nói như sau: "Anh đã
không biết sử dụng của cải của anh. Chính
vì thế mà
anh càng thu tích, thì
của
cải
của
anh càng trở thành
tro bụi.
Xin anh hãy nghe lời khuyên
sau đây của tôi:
anh hãy đưa cả đống tro bụi vào
hiệu
buôn của anh. Anh ngồi trên
đó và rao bán
cho mọi
người".
Người giàu
có làm theo lời khuyên
của
người
bạn.
Ông ngồi trên
đống
tro và rao hàng. Có
người
hỏi
tại
sao ông bán tro, ông
trả
lời
như
sau: "Ðây là tất cả tài
sản
của
tôi".
Một ngày
kia, có một em bé
gái mồ côi
đi qua trước cửa hiệu. Em nghèo
nhưng
trong lòng không hề
vương
vấn
đối
với
của
cải.
Thấy
người
giàu có ngồi trên
đống
tro, em bé mới nói:
"Thưa
ngài, ngài không
biết
là ngài đang
bán vàng và
bạc
đó sao?". Ngạc nhiên
trước
lời
nói chân thành
của
em bé, người đàn
ông mới thành
khẩn
van xin: "Xin cháu hãy chỉ cho chú
biết
đâu là vàng,
đâu là bạc trong đống tro này?".
Ðứa
bé đưa tay bốc lên
một
nắm
tro. Tức
khắc
vàmg hiện lên
trên đôi tay em trước sự ngạc nhiên
của
người
giàu có.
Sự vật luôn có
hai mặt.
Kẻ
tham lam nhìn vào chỉ thấy tro bụi và những của cải chóng qua ở đời này, trái lại người có tâm hồn trong sạch sẽ nhìn thấy được những giá trị vĩnh cửu. Kẻ bi quan nhìn
vào sự
vật
sẽ
chỉ
nhìn thấy
bóng tối,
nhưng
người
lạc
quan lại
nhìn thấy
ánh
sáng và vẻ cao đẹp của sự vật. "Hãy thử nghĩ đến những sự vật trên trời": đó là
lời
khuyên vàng ngọc của Thánh Phaolô.
Tưởng
nghĩ đến những sự trên trời không có
nghĩa là sống trong thế giới của mơ mộng, ảo tưởng mà trái
lại
là sống
tích cực
trong thế
giới
này, sống
bằng
đôi
mắt
luôn tỉnh
thức
để nhìn ra chiều kích vĩnh cửu của cuộc sống, sống bằng tâm hồn trong sạch để nhận ra được những giá trị cao đẹp của cuộc sống. "Ðầu đội trời nhưng chân đạp đất": đó là
thế đứng đích thực của con người. Cắm rễ trong lòng cuộc sống này, nhưng vẫn luôn hướng nhìn về trời cao. Sống một cách trọn hảo trong từng phút giây
của
cuộc
sống.
Sống
với
tất
cả
trân trọng
từng
sinh hoạt
hằng
ngày. Sống
với
cái thường
nhật
của
tất
cả
tin yêu, cảm
mến...
Ðó
chính là cách sống của người có niềm tin.
(Lẽ Sống)
Lectio Divina: Mátthêu 9:14-15
Thứ Sáu, 3 Tháng 3, 2017
Thứ Sáu sau Lễ Tro
Mùa Chay
1. Lời nguyện mở đầu
Lạy Chúa là Thiên Chúa của Giao Ước
Chúng con không phải lo sợ sự phán xét của Chúa
Nếu chúng con trở nên giàu lòng thương xót giống như Chúa,
Và đầy lòng nhân ái với người xung quanh chúng con.
Nguyện xin cho chúng con biết rằng Chúa không những chỉ đòi hỏi chúng
con thực hành,
Mà còn phải thực hành với tấm lòng chân thành
Để chia sẻ thức ăn của chúng con với những người nghèo đói
Và tháo gỡ những trói buộc của bất công,
Để qua chúng con, ánh sáng của Chúa có thể tỏa sáng
Và việc chữa lành của Chúa được lan tỏa rộng rãi.
Xin Chúa hãy ở cùng với chúng con trong lòng nhân ái của Chúa.
Chúng con cầu xin nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
2. Phúc Âm – Mátthêu 9:14-15
Bấy giờ, các môn đệ ông Gioan tiến lại hỏi Đức Giêsu rằng: “Tại sao chúng tôi và các người Pharisêu ăn
chay, mà môn đệ ông lại không ăn chay?”
Chúa Giêsu trả lời: “Chẳng lẽ
khách dự tiệc cưới lại có thể than khóc, khi chàng rể còn ở với họ? Nhưng khi tới ngày chàng rể bị đem đi rồi, bấy
giờ họ mới ăn chay.”
3. Suy Niệm
- Bài Tin Mừng hôm nay là một
phiên bản ngắn gọn của bài Tin Mừng mà chúng ta đã suy niệm vào tháng Giêng,
khi mà cùng một chủ đề về ăn chay đã được trình bày cho chúng ta (Mc 2:18-22),
nhưng có một sự khác biệt nhỏ. Hôm nay,
phần Phụng Vụ bỏ qua toàn bộ bài giảng về việc vải mới vá vào áo cũ, rượu mới đựng
trong bầu da cũ (Mt 9:16-17), và tập trung chú ý vào việc ăn chay.
- Ăn chay là một tập quán rất cổ
xưa, được áp dụng ở hầu hết tất cả các tôn giáo. Chính Chúa Giêsu cũng đã ăn chay ròng rã bốn
mươi đêm ngày (Mt 4:2). Nhưng Người đã
không đòi hỏi các môn đệ phải làm y như vậy.
Người để cho các ông tự do chọn lựa.
Vì lý do này, các môn đệ của Gioan Tẩy Giả và những người Biệt Phái, là
những người bị buộc phải ăn chay, muốn biết lý do tại sao Chúa Giêsu không nhất
quyết bắt các môn đệ phải ăn chay.
- Trong khi chàng rể còn ở với họ,
do đó, họ không cần phải ăn chay. Chúa
Giêsu trả lời với một sự so sánh. Khi
chàng rể còn ở với khách dự tiệc, có nghĩa là, đang lúc tiệc cưới, thì họ không
cần phải ăn chay. Chúa Giêsu ví mình là
chàng rể. Các môn đệ là những khách dự
tiệc. Trong lúc mà Chúa Giêsu còn đang ở
với các môn đệ, đó là đang lúc tiệc cưới.
Một ngày trong tương lai, chàng rể sẽ không còn ở đó nữa. Sau đó, các môn đệ có thể ăn chay nếu họ muốn. Trong câu nói này, Chúa Giêsu đề cập đến cái
chết của mình. Chúa biết và Người ý thức
được rằng nếu Chúa tiếp tục đi theo con đường tự do và tự quyết này, những giới
chức tôn giáo sẽ muốn giết hại Người.
- Ăn chay và kiêng thịt là những
tập tục phổ quát thực tế. Các tín hữu Hồi
giáo ăn chay vào tháng Ramadan, trong thời gian đó họ không ăn cũng không uống
từ lúc mặt trời mọc cho đến lúc mặt trời lặn.
Hơn hết và vì nhiều lý do khác nhau, người ta thường áp đặt cho mình một
số hình thức ăn chay. Ăn chay là một
phương tiện quan trọng để kiểm soát bản thân, và kiềm chế chính mình, và điều
này hiện hữu trong hầu hết các tôn giáo.
Các thể tháo gia cũng hiểu rõ giá trị của nó.
- Kinh Thánh có nhiều lần đề cập
đến việc ăn chay. Đó là một cách để làm
việc đền tội và để được hoán cải. Qua việc
giữ chay, các Kitô hữu bắt chước Chúa Giêsu đã ăn chay suốt bốn mươi đêm
ngày. Việc ăn chay có xu hướng đạt được
sự tự do của tâm trí, sự tự chủ, một cái nhìn nghiêm khắc về thực tại. Nó là một công cụ để giữ cho tâm trí chúng ta
thảnh thơi và không để cho mình bị chao đảo.
Nhờ ăn chay, nó làm tăng sự sáng suốt của tâm trí. Nó là một phương tiện để giúp cho sức khỏe tốt
hơn. Ăn chay có thể là một hình thức đồng
hóa với người nghèo là những kẻ bị bắt buộc ăn chay quanh năm và rất hiếm khi
ăn thịt. Ngoài ra còn có những kẻ tuyệt
thực để phản đối.
- Ngay cả nếu việc ăn chay kiêng
thịt không còn phải tuân giữ ngày nay, thì mục đích căn bản của việc thực hành
này vẫn không thay đổi và là một sức mạnh tạo nên sinh động trong cuộc sống
chúng ta: tham gia vào Cuộc Khổ Nạn, Cái
Chết và Sự Phục Sinh của Chúa Giêsu. Quy
phục cuộc sống của mình để có thể sở hữu nó trong Thiên Chúa. Nhận thức hay ý thức được rằng ủy thác vào
Tin Mừng là cuộc hành trình một chiều, không có việc quay trở lại, nó đòi hỏi
người ta phải từ bỏ cuộc sống mình để có thể sở hữu và tìm thấy tất cả mọi thứ
trong sự tự do hoàn toàn.
4. Một vài câu hỏi gợi ý cho việc suy gẫm cá
nhân
- Bạn thực hành việc ăn chay theo
hình thức nào? Và nếu bạn không có thói
quen ăn chay bao giờ, thì bạn có thể thực hành dưới hình thức nào?
- Làm thế nào mà ăn chay có thể
giúp cho tôi chuẩn bị chu đáo hơn cho việc đón mừng Đại Lễ Phục Sinh?
5. Lời nguyện kết
Lạy Thiên Chúa, xin lấy lòng nhân hậu xót thương con,
Mở lượng hải hà xóa tội con đã phạm.
Xin rửa con sạch hết lỗi lầm,
Tội lỗi con, xin Ngài thanh tẩy.
(Tv 51:1-2)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét