Giáo Hội Công Giáo Dưới Cái Nhìn của Một Ký Giả Hoa Kỳ (tiếp
theo)
Vũ Văn An6/1/2017
Thế nào là một dòng tu?
Dòng tu là một nhóm người nam hoặc người nữ tận hiến đời mình cho một quan tâm tôn giáo nào đó, chuyên lo cầu nguyện và thờ phượng (như các dòng kín của các đan sĩ nam nữ) hoặc làm việc “tông đồ” như giáo dục, chăm sóc y tế, hay chăm sóc người nghèo. Thông thường, một dòng tu được thành lập quanh một vị sáng lập có nhiều đặc sủng, như Thánh Bênêđíctô ở thế kỷ thứ 6, Thánh Đaminh ở thế kỷ 12 và 13, Thánh Phanxicô gần cùng thời, Thánh Inhaxiô thành Loyola ở thế kỷ 16, hay Thánh Elizabeth Ann Seton ở Hoa Kỳ ở cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 20. Lần lượt, các ngôi sao sáng này đã lập ra Dòng Bênêđíctô, Dòng Đaminh, Dòng Phanxicô, Dòng Tên, và Dòng Nữ Tu Bác Ái. Khi các dòng này phát triển, đôi khi chúng được phân ngành. Như Dòng Phanxicô chẳng hạn, hiện có tới ba ngành lớn: Anh Em Hèn Mọn, Capuchins (Cải Cách) và Viện Tu (Conventuals) cùng với một số dòng nhỏ, phong trào và nhóm liên hệ.
Ngày nay, có khoảng vài ngàn dòng tu trong Giáo Hội Công Giáo, bao gồm các linh mục, phó tế, và sư huynh thuộc các dòng nam, và các nữ tu thuộc các dòng nữ. Một số dòng là những mạng lưới hoàn cầu vĩ đại, như Dòng Phanxicô và Dòng Tên, còn các dòng khác là những nhóm nhỏ bén rễ vào một giáo phận hay một vùng đặc thù. Dù các cộng đồng tu sĩ cố gắng làm việc hòa hợp với giới lãnh đạo Giáo Hội. họ cũng vẫn hưởng được điều Giáo Hội gọi là “sự tự lập đích thực về lối sống”. Các thành viên và các định chế của họ đặt dưới quyền tài phán của các bề trên nhà dòng, chứ không phải của giám mục địa phương. Trên thực tế, các dòng tu đôi khi hành xử như “Bộ Nghiên Cứu và Phát Triển” của Giáo Hội Công Giáo, khai phá các phương thức mục vụ mới hoặc thử nghiệm các ý tưởng thần học mới mẻ. Với thời gian, một số trong các phát kiến này đi vào chính dòng Công Giáo, trong khi một số vẫn nằm ở bên lề hoặc bị chính thức bác bỏ.
Giáo Hội Công Giáo phải chăng có bộ luật và hệ thống tòa án riêng?
Đúng thế. Một trong những điều Giáo Hội thừa hưởng từ Đế Quốc Rôma là lòng say mê luật lệ. Luật Giáo Hội được Đức Giáo Hoàng cẩn thận thu thập, hệ thống hóa và ban hành, và được hỗ trợ bởi một hệ thống tòa án, thẩm phán, và tòa thượng thẩm. Về căn bản, việc tuân thủ có tính tự nguyện, vì Giáo Hội không có quyền cảnh sát ngoại trừ bên trong Thị Quốc Vatican rộng 108 mẫu Anh. Ấy thế nhưng, nếu người ta muốn làm thành viên của Giáo Hội Công Giáo, một phần cái giá phải trả là tuân thủ luật lệ này của Giáo Hội.
Các nhà phê bình đôi lúc nghi ngờ luật lệ này vì họ tự hỏi không biết phải làm sao mới hoà giải được tính nghiêm khắc cứng ngắc của nó với câu nói thời danh của Chúa Kitô: “Ngày Sabát được tạo ra cho con người, chứ con người không được tạo ra cho ngày Sabát”. Một số người coi luật lệ này phần lớn là để hàng giáo phẩm mở rộng sự kiểm soát của họ. Tuy nhiên, những người ái mộ thì cho rằng nếu đã giảng dạy công lý, thì Giáo Hội phải thực hiện điều mình giảng dạy. Theo họ, bộ luật là phương cách để Giáo Hội làm điều mình nói.
Bộ Giáo Luật được tổ chức thành bẩy quyển và 1,752 “điều luật” (canons). Nó không phải là nguồn duy nhất của luật Giáo Hội, vì bất cứ lúc nào Đức Giáo Hoàng cũng có thể thêm hay duyệt lại các luật lệ này bằng các tự sắc (motu proprio) nghĩa là “bởi chính các thúc đẩy của ngài”. Đức Giáo Hoàng cũng có thể chấp thuận một luật lệ chỉ có tính trói buộc đối với một vùng nào đó, như ngài từng làm vào năm 2002 đối với Hoa Kỳ giữa lúc có cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục. Ấy thế nhưng, bộ giáo luật vẫn là xương sống của hệ thống. Nó là một khai triển tương đối mới có đây, vì bộ sưu tập đầy đủ đầu tiên các luật lệ của Giáo Hội được ban hành năm 1917 và được duyệt lại năm 1983, sau Công Đồng Chung Vatican II. Năm 1991, một Bộ Giáo Luật tóm lược đã được ban hành cho các Giáo Hội Đông Phương.
Bẩy quyển của Bộ Giáo Luật là:
*Quyển một: Các quy tắc tổng quát (bao trùm các chủ đề như các chức vụ trong Giáo Hội được phân phối và hủy bỏ như thế nào).
*Quyển hai: Dân Chúa (giáo dân và giáo sĩ, phẩm trật, và các dòng tu).
*Quyển ba: Chức năng giáo huấn của Giáo Hội.
*Quyển bốn: Chức năng thánh hóa của Giáo Hội (chủ yếu tập chú vào 7 bí tích).
*Quyển năm: Tài sản của Giáo Hội.
*Quyển sáu: Chế tài trong Giáo Hội.
*Quyển bẩy: Tố tụng.
Người Công Giáo bình thường ít khi nghĩ tới bộ giáo luật, ngoại trừ lúc đụng tới hôn nhân. Luật Giáo Hội ấn định các điều kiện để người Công Giáo có thể ban cấp “tuyên bố vô hiệu” (annulment), nghĩa là một tuyên bố hợp luật rằng cuộc hôn nhân chưa bao giờ hiện hữu.
Giáo huấn Công Giáo cho rằng hôn nhân kéo dài suốt đời, nhưng cũng ấn định các đòi hỏi đối với một hôn nhân thành sự (valid) (như phải có sự ưng thuận tự do). Nếu tòa án Giáo Hội thấy một đòi hỏi hay nhiều đòi hỏi hơn không hội đủ, thì cuộc hôn nhân có thể bị tuyên bố vô hiệu. Các viên chức Giáo Hội coi điều này hợp công lý, dù các nhà phê bình chế nhạo cho rằng đây chỉ là hình thức ly dị của Công Giáo mà thôi. Khoảng nửa án vô hiệu hàng năm trên thế giới được ban cho người Công Giáo Hoa Kỳ.
Gần đây, Bộ Giáo Luật cũng đã được người ta chú ý vì số lượng rất nhiều các vụ tai tiếng về lạm dụng tình dục. Các thủ tục để trừng phạt các nhân viên phạm các tội loại này đã được phác họa trong bộ luật (phần lớn ở quyển bẩy, về tố tụng hình sự). Các nhà phê bình cho rằng bộ luật là một phần của vấn đề, theo nghĩa, nó áp đặt sự bí mật và ngăn cản các viên chức phúc trình các tội tình dục cho cảnh sát và các công tố viên. Những người bênh vực thì cho rằng bộ luật không làm như vậy; họ cho rằng nếu các giám mục và các bề trên chịu tuân theo các qui định, thì cuộc khủng hoảng đã không hề xẩy ra.
Theo giáo luật, những hình phạt nào được áp dụng?
Một loạt rất nhiều chế tài có thể được áp dụng, như ngưng chức hoặc tạm thời bị cấm nói hay viết về một chủ đề nào đó. Tuy nhiên, hai hình phạt đáng sợ nhất, nói chung, là buộc phải hoàn tục (laicization, thông thường gọi là lột áo chức) đối với một giáo sĩ, và tuyệt thông đối với mọi người.
Dù thần học Công Giáo chủ trương rằng được thụ phong linh mục là một việc suốt đời và không thể nào đảo ngược được, nhưng một linh mục có thể trở lại bậc sống giáo dân theo nghĩa vĩnh viễn không được quyền hành động như một linh mục, cả nơi công cộng lẫn trong đời sống tư, và bị coi gần như một giáo dân theo giáo luật. Hoàn tục có nghĩa như thế, một hình phạt ít khi được sử dụng nhưng đã trở nên thường hơn nhân có những tai tiếng về lạm dụng tình dục. Điều đáng lưu ý là: một linh mục hoàn tục không tự động thoát khỏi lời khấn độc thân; ít nhất về phương diện kỹ thuật, ngài giả thiết phải đệ đơn lên Tòa Thánh xin được kết hôn. Hoàn tục không luôn luôn là một hình phạt, vì có khi chính linh mục muốn rời chức linh mục nên đã tự ý nộp đơn xin hoàn tục. Tuy nhiên, khi bị áp đặt do kết quả một thủ tục luập pháp, thì nó được coi là hình phạt nặng nề nhất, gần như một án tử hình theo giáo luật.
“Tuyệt thông” nghĩa chiều tự chỉ việc không còn được hiệp thông, tức trục xuất một ai đó ra khỏi cộng đoàn tôn giáo, nghĩa là loại họ ra khỏi Giáo Hội. Trong Đạo Công Giáo, có hai loại tuyệt thông, tự động hay tiền kết (latae sententiae) và minh nhiên tuyên phán bằng một sắc lệnh. Trong giáo luật, tuyệt thông tự động dành cho các tội phạm bị coi là đặc biệt ghê gớm như tham gia việc phá thai, vi phạm ấn tòa giải tội và phạm đến Mình Thánh Chúa. Trong các trường hợp này, giáo luật hiểu tuyệt thông như thuốc chữa bệnh, nhằm động viên người phạm tội thay đổi tac phong của họ. Tuyệt thông có thể được tháo gỡ, một việc thường bao gồm việc người bị tuyệt thông phải xưng tội, sau đó họ mới được cấp một tuyên bố chính thức.
Hãy nói về các nhân viên. Giáo sĩ là ai?
Trong lối nói của Công Giáo, giáo sĩ chỉ một người được nhận vào bí tích truyền chức thánh. Đạo Công Giáo nhìn nhận 3 bậc giáo sĩ: giám mục, linh mục và phó tế. Như mọi người đã biết, vì Giáo Hội dạy rằng Chúa Kitô chỉ kêu gọi đàn ông theo Người trong vai trò chuyên biệt này, nên việc phong chức chỉ độc quyền dành cho đàn ông mà thôi.
Đã từ lâu, được thụ phong làm phó tế là một trạm trên đường trở thành linh mục, và trong một số trường hợp quả đúng như thế. Tuy nhiên, năm mươi năm trước đây, Giáo Hội đã làm sống lại chức phó tế vĩnh viễn qua đó, các ứng viên nam được thụ phong làm phó tế suốt đời. Các phó tế vĩnh viễn được phép lập gia đình và thường phải được huấn luyện 4 hay 5 năm trước khi được thụ phong. Các phó tế được làm một số, chứ không phải mọi điều các linh mục làm. Họ có thể đọc Phúc Âm và giảng trong Thánh Lễ, có thể làm phép rửa, chủ tọa phép cưới, và các đám tang. Tuy nhiên, họ không được cử hành Thánh Lễ, giải tội hay cử hành bí tích xức dầu bệnh nhân.
Linh mục được thụ phong để cử hành mọi bí tích của Giáo Hội, đặc biệt nhất là hy tế Thánh Lễ. Nói chung, các linh mục phải có văn bằng 4 năm đại học rồi học thần học và các môn học khác của Giáo Hội trong từ 4 tới 5 năm, thông thường nhất là ở một định chế gọi là chủng viện. Trong Giáo Hội Latinh, các linh mục đòi phải độc thân, nghĩa là không cưới vợ, mặc dù có ngoại lệ dành cho các cựu mục sư của các Giáo Hội Thệ Phản trở lại Công Giáo (và đã cưới vợ trước khi trở lại), và sau đó được thụ phong làm linh mục. Trong các Giáo Hội Đông Phương, các linh mục coi xứ thường có vợ, trong khi các đan sĩ thì buộc phải độc thân. Tính tới năm 2010, có 412,000 linh mục Công Giáo trên thế giới, trong đó, 40,262 vị thuộc Giáo Hội Hoa Kỳ.
Nói chung, các linh mục một là thuộc về một giáo phận hai là thuộc một dòng tu, như Dòng Phanxicô, Dòng Đaminh hay Dòng Tên. Tuy nhiên, các linh mục thuộc một giáo phận không luôn luôn làm việc trong giáo phận. Đôi khi các giám mục để các ngài tham gia hoạt động truyền giáo, hoặc nhận một công việc tại hội đồng giám mục hay tại Vatican hay giảng dạy bên ngoài giáo phận. Tuy thế, mọi linh mục đều phải dưới quyền hoặc một giám mục hoặc một bề trên nhà dòng.
Đâu là điểm khác nhau giữa một linh mục và một giám mục?
Giám mục là một giáo sĩ được mời gọi vào vai trò lãnh đạo, với ba trách vụ giảng dạy, cai quản và thánh hóa (nghĩa là làm cho người khác nên thánh) những người dưới sự săn sóc của mình. Trong tiếng Hy Lạp, vai trò lãnh đạo này được gọi là episcopos nghĩa là giám sát... Chỉ có giám mục mới được cử hành bí tích Truyền Chức Thánh. Cùng với nhau, mọi giám mục trên thế giới tạo nên giám mục đoàn, với trọn thẩm quyền trên Giáo Hội trong hiệp thông với người đứng đầu là Đức Giáo Hoàng. Giáo huấn Công Giáo coi các giám mục như người kế nhiệm 12 tông đồ nguyên thủy. Tính đến năm 2011, có trên 5,000 giám mục khắp thế giới.
Về phương diện thần học, mọi giám mục đều bằng nhau, nhưng một số vị bằng nhau hơn các vị khác. Trên đỉnh của chuỗi thẩm quyền này, dĩ nhiên, là Đức Giáo Hoàng. Sau là các vị Hồng Y, nhóm tuyển chọn được Đức Giáo Hoàng cử nhiệm làm các cố vấn thân cận nhất của ngài. Hồng Y đoàn có độc quyền bầu vị giáo hoàng kế tiếp, trong một biến cố gọi là cơ mật viện. Vào một thời điểm nhất định, có khoảng 200 Hồng Y, dù các vị dưới 80 tuổi mới có quyền bỏ phiếu trong một cơ mật viện, và hiện có con số tuyệt đỉnh không chính thức là 120 vị này. Quen miệng, người Công Giáo nói đến việc Đức Giáo Hoàng ban “mũ đỏ” khi ngài cử nhiệm các tân Hồng Y, vì mầu đỏ là mầu truyền thống của các vị, tượng trưng cho việc các ngài sẵn sàng bảo vệ đức tin “đến mức đổ máu đào”. Cũng có một số vị thượng phụ Công Giáo, tức các giám mục tại một giáo phận quan trọng mà theo truyền thống vốn là điểm tập chú của một vùng, một truyền thống, hay một Giáo Hội đặc thù. Một số Giáo Hội Đông Phương được cầm đầu bởi các thượng phụ, và một số nhỏ các giáo phận của Giáo Hội Latinh cũng có giám mục là thượng phụ, như Venice ở Ý hay Lisbon ở Bồ Đào Nha, vì tầm quan trọng lịch sử của các nơi này.
Nói chung, một tổng giám mục đứng đầu một giáo phận “giáo đô” (metropolitan) của tỉnh, thi hành vai trò lãnh đạo đối với các giám mục khác của các giáo phận “phụ thuộc” (suffragan). Trong các giáo phận lớn, giám mục hay tổng giám mục có thể được sự trợ giúp của một hay nhiều giám mục phụ tá; những vị này nói chung thi hành thẩm quyền nhân danh vị giám mục hay tổng giám mục của giáo phận tại một lãnh thổ hay vùng phụ thuộc nhất định. Một giám mục phó có thẩm quyền gần như thẩm quyền của vị giám mục chính, và có quyền kế nhiệm khi vị giám mục chính qua đời hay từ chức.
Không phải mọi giám mục hay tổng giám mục nhất thiết phải quản trị một giáo phận. Thí dụ, Đức Giáo Hoàng có hơn một trăm đại sứ, gọi là sứ thần (nuncios), tại nhiều nước trên thế giới; các vị này, theo truyền thống, thường mang hàng tổng giám mục. Trong trường hợp này, vị giám mục được chỉ cho một “hiệu tòa” (titular see), nghĩa là một giáo phận nay không còn nữa.
Nữ tu là ai?
Dù phụ nữ không thể thụ phong linh mục hay phó tế, một số cảm thấy được kêu gọi hiến đời mình hoàn toàn để Thiên Chúa chọn mình trở thành các thành viên của các hội dòng, cũng khấn giữ 3 lời khấn như nam giới, tức khó nghèo, thanh tịnh và vâng lời. Thường họ sống chung trong các cộng đoàn, dành thì giờ để cầu nguyện và thực hiện các hành vi bác ái và phục vụ. Các phụ nữ này được người bình dân gọi là các “nữ tu” hay “bà dòng”.
Trong các thế kỷ đầu tiên của Giáo Hội, các nữ tu phần lớn sống trong các tu viện cửa kín then cài, gọi là “nhà kín” (cloister) và sống một cuộc sống hoàn toàn dành cho việc cầu nguyện và thờ phượng. Tuy nhiên, sau đó, kiểu các dòng nữ đã được dị biệt hóa, và nhiều nữ tu đảm nhiệm các vai trò lãnh đạo để thi hành sứ mệnh của Giáo Hội đối với thế giới bên ngoài, như xây trường học, bệnh viện, và các trung tâm phục vụ xã hội. Dù phần lớn người Công Giáo coi các nữ tu thuộc về một bậc sống đặc biệt, nhưng nói về phương diện kỹ thuật, họ được coi là người giáo dân theo luật Giáo Hội vì không phải là thành phần của hàng giáo sĩ. Khắp thế giới hiện nay, có gần 730,000 nữ tu trong Giáo Hội Công Giáo, trong đó hơn 57,000 hoạt động tại Hoa Kỳ.
Đồng thời, trong Giáo Hội Công Giáo, cũng có những người đàn ông cảm thấy mình không được kêu gọi làm linh mục, nên đã gia nhập một dòng tu và cũng khấn ba lời khấn để hiến đời mình để phục vụ. Họ được gọi là các “tu huynh” hay “thầy dòng”. Khắp thế giới, hiện có khoảng 54,000 tu huynh, với gần 4,600 tại Hoa Kỳ.
Giáo dân là ai?
Căn bản, họ là mọi người trừ các giáo sĩ. Hạn từ này phát xuất từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là “người dân”, và cách dễ nhất để định nghĩa hàng ngũ giáo dân trong Giáo Hội Công Giáo là nói họ không phải là ai. Bất cứ ai không lãnh nhận Bí Tích Truyền Chức Thánh, và do đó không phải một giáo sĩ, tự động là thành viên của hàng ngũ giáo dân. Định nghĩa như thế, thì hàng ngũ giáo dân chiếm tới 99.95 phần trăm tổng dân số của Giáo Hội Công Giáo, thành thử người ta hết sức ngạc nhiên khi thần học và linh đạo Công Giáo quá chú ý tới hàng ngũ giáo sĩ. Trong nhiều thế kỷ, các nhà phê bình thỉnh thoảng gợi ý rằng Giáo Hội có một quan niệm phần lớn thụ động về vai trò giáo dân; điều này được người bình dân chua cay cho rằng hàng ngũ giáo dân đơn giản chỉ có ba việc là “dâng cúng tiền, cầu nguyện, và vâng phục”. Có lẽ câu nói dí dỏm nổi tiếng nhất về giáo dân là của Đức Hồng Y John Henry Newman, một tân tòng thế kỷ 19 từ Anh Giáo trở lại. Có lần có người hỏi ngài về hàng ngũ giáo dân, ngài trả lời: “dạ, có lẽ ta sẽ ngu xuẩn xiết bao nếu không có họ!”
Từ Công Đồng Vatican II đến nay, đã có sự thúc đẩy mạnh mẽ phải nói tới vai trò giáo dân một cách tích cực, không phải chỉ là những gì còn dư lại phía sau hàng giáo sĩ. Người ta đã viết nhiều về bí tích Rửa Tội, và việc bí tích này vừa trang bị vừa ủy thác cho mọi chi thể của Giáo Hội thi hành thừa tác vụ ra sao. Nhiều nhà thần học khác nhấn mạnh rằng sứ mệnh nền tảng của Giáo Hội là cứu chuộc thế giới dưới ánh sáng của Chúa Kitô, nghĩa là: sứ điệp của Tin Mừng phải vươn tới mọi lãnh vực đa dạng của sinh hoạt thế tục: luật pháp, chính trị, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, chuyên chở, xây cất, và vân vân. Các nhà thần học này chủ trương rằng Tin Mừng một là được hàng ngũ giáo dân có hiểu biết và có động lực đưa vào các lãnh vực này hai là sẽ không có gì xẩy ra cả.
Ngày nay, người Công Giáo trên thế giới đang ở những đâu?
Dù Kitô Giáo phát sinh từ Trung Đông, nhưng qua các thế kỷ sau, Châu Âu và, sau đó, Bắc Mỹ, đã trở thành các trung tâm của nền văn minh Kitô Giáo. Trong thế kỷ 20, việc đồng hóa chặt chẽ giữa Kitô Giáo và Tây Phương này bắt đầu tan biến. Đến cuối thế kỷ ấy, 65.5 phần trăm dân số Công Giáo hiện hữu tại Châu Phi, Châu Á, và Châu Mỹ La Tinh. Về phương diện địa dư, thế kỷ 20 thực sự đã làm đạo Công Giáo lộn ngược đầu.
Năm 2012, có 1 tỷ 200 triệu người Công Giáo Rôma khắp thế giới, trong đó, 350 triệu người ở Châu Âu và Bắc Mỹ. Đa số áp đảo, tức 721 triệu người, ở Châu Mỹ La Tinh, Châu Phi và Châu Á. Gần phân nửa người Công Giáo, tức hơn 400 triệu, hiện đang sống tại Châu Mỹ La Tinh. Dự phóng tới năm 2025, chỉ có 1 trong 5 người Công Giáo trên thế giới sẽ là người Caucasia không thuộc gốc Tây Ban Nha, và tới năm 2050, ba phần tư dân số Công Giáo sẽ sống ở Nam Bán Cầu. Đây sẽ là sự biến đổi dân số nhanh nhất, và sâu rộng nhất trong lịch sử 2,000 năm của Đạo Công Giáo Rôma.
Sau đây là 10 nước Công Giáo dẫn đầu trên thế giới về số dân:
1. Ba Tây: 149 triệu
2. Mễ Tây Cơ: 92 triệu
3. Hiệp Chúng Quốc: 67 triệu
4. Phi Luật Tân: 65 triệu
5. Ý: 56 triệu
6. Pháp: 46 triệu
7. Colombia: 38 triệu
8. Tây Ban Nha: 38 triệu
9. Ba Lan: 37 triệu
10. Á Căn Đình: 34 triệu.
Dựa vào các dự phóng của Phân Bộ Dân Số Liên HIệp Quốc, sau đây là bảng liệt kê dự phóng cho năm 2050:
1. Ba Tây: 215 triệu
2. Mễ Tây Cơ: 132 triệu
3. Phi Luật Tân: 105 triệu
4. Hiệp Chúng Quốc: 99 triệu
5. Cộng Hòa Dân Chủ Congo: 97 triệu
6. Uganda: 56 triệu
7. Pháp: 49 triệu
8. Ý: 49 triệu
9. Nigeria: 47 triệu
10. Á Căn Đình: 46.1 triệu
Hàng giáo sĩ có được phân bổ như trên không?
Yếu tố dân số mới nói trên không thực sự phản ảnh trong hàng ngũ giáo sĩ. Trong số 412,000 linh mục trên thế giới, 2 phần 3 hiện đang sống ở Bắc bán cầu. Mẫu mực này hiện đang trở nên rõ rệt hơn nữa vì các giáo phận Châu Âu và Bắc Mỹ đang “nhập cảng” khá nhiều linh mục. Tại Hiệp Chúng Quốc, 1 trong 6 linh mục sinh ở ngoại quốc, và 300 tân linh mục quốc tế được thêm vào mỗi năm. Thế nhưng, thực tế là các nơi khác trên thế giới đang thiếu linh mục một cách trầm trọng. Tại Hiệp Chúng Quốc và Châu Âu, có 1 linh mục cho mỗi 1,300 người Công Giáo. Tại Châu Phi, tỷ số ấy là 1 trên 4,786; tại Châu Mỹ La Tinh, là 1 trên 7,081; và tại Đông Nam Á, là 1 trên 5,322. Chẳng cần tới các ông quản trị viên hệ thống mới tính ra, trong Giáo Hội, hiện đang có một sự bất cân xứng trầm trọng giữa nhân viên và thị trường.
Trong hàng ngũ cao cấp nhất cũng thế. Tính đến tháng Sáu năm 2012, có 121 vị Hồng Y có quyền bỏ phiếu bầu vị Giáo Hoàng kế tiếp. Trong số ấy, 66 vị người Châu Âu (31 vị là người Ý), và 14 vị người Hoa Kỳ và Gia Nã Đại. Mặc dù theo luật lệ hay truyền thống Giáo Hội, chưa bao giờ có việc sự phân bổ về lãnh đạo phải phản ảnh dân số một cách chính xác, nhưng người ta cho rằng càng ngày càng có áp lực đòi phải điều chỉnh lại sự bất cân bằng này.
Còn tiếp
Dòng tu là một nhóm người nam hoặc người nữ tận hiến đời mình cho một quan tâm tôn giáo nào đó, chuyên lo cầu nguyện và thờ phượng (như các dòng kín của các đan sĩ nam nữ) hoặc làm việc “tông đồ” như giáo dục, chăm sóc y tế, hay chăm sóc người nghèo. Thông thường, một dòng tu được thành lập quanh một vị sáng lập có nhiều đặc sủng, như Thánh Bênêđíctô ở thế kỷ thứ 6, Thánh Đaminh ở thế kỷ 12 và 13, Thánh Phanxicô gần cùng thời, Thánh Inhaxiô thành Loyola ở thế kỷ 16, hay Thánh Elizabeth Ann Seton ở Hoa Kỳ ở cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 20. Lần lượt, các ngôi sao sáng này đã lập ra Dòng Bênêđíctô, Dòng Đaminh, Dòng Phanxicô, Dòng Tên, và Dòng Nữ Tu Bác Ái. Khi các dòng này phát triển, đôi khi chúng được phân ngành. Như Dòng Phanxicô chẳng hạn, hiện có tới ba ngành lớn: Anh Em Hèn Mọn, Capuchins (Cải Cách) và Viện Tu (Conventuals) cùng với một số dòng nhỏ, phong trào và nhóm liên hệ.
Ngày nay, có khoảng vài ngàn dòng tu trong Giáo Hội Công Giáo, bao gồm các linh mục, phó tế, và sư huynh thuộc các dòng nam, và các nữ tu thuộc các dòng nữ. Một số dòng là những mạng lưới hoàn cầu vĩ đại, như Dòng Phanxicô và Dòng Tên, còn các dòng khác là những nhóm nhỏ bén rễ vào một giáo phận hay một vùng đặc thù. Dù các cộng đồng tu sĩ cố gắng làm việc hòa hợp với giới lãnh đạo Giáo Hội. họ cũng vẫn hưởng được điều Giáo Hội gọi là “sự tự lập đích thực về lối sống”. Các thành viên và các định chế của họ đặt dưới quyền tài phán của các bề trên nhà dòng, chứ không phải của giám mục địa phương. Trên thực tế, các dòng tu đôi khi hành xử như “Bộ Nghiên Cứu và Phát Triển” của Giáo Hội Công Giáo, khai phá các phương thức mục vụ mới hoặc thử nghiệm các ý tưởng thần học mới mẻ. Với thời gian, một số trong các phát kiến này đi vào chính dòng Công Giáo, trong khi một số vẫn nằm ở bên lề hoặc bị chính thức bác bỏ.
Giáo Hội Công Giáo phải chăng có bộ luật và hệ thống tòa án riêng?
Đúng thế. Một trong những điều Giáo Hội thừa hưởng từ Đế Quốc Rôma là lòng say mê luật lệ. Luật Giáo Hội được Đức Giáo Hoàng cẩn thận thu thập, hệ thống hóa và ban hành, và được hỗ trợ bởi một hệ thống tòa án, thẩm phán, và tòa thượng thẩm. Về căn bản, việc tuân thủ có tính tự nguyện, vì Giáo Hội không có quyền cảnh sát ngoại trừ bên trong Thị Quốc Vatican rộng 108 mẫu Anh. Ấy thế nhưng, nếu người ta muốn làm thành viên của Giáo Hội Công Giáo, một phần cái giá phải trả là tuân thủ luật lệ này của Giáo Hội.
Các nhà phê bình đôi lúc nghi ngờ luật lệ này vì họ tự hỏi không biết phải làm sao mới hoà giải được tính nghiêm khắc cứng ngắc của nó với câu nói thời danh của Chúa Kitô: “Ngày Sabát được tạo ra cho con người, chứ con người không được tạo ra cho ngày Sabát”. Một số người coi luật lệ này phần lớn là để hàng giáo phẩm mở rộng sự kiểm soát của họ. Tuy nhiên, những người ái mộ thì cho rằng nếu đã giảng dạy công lý, thì Giáo Hội phải thực hiện điều mình giảng dạy. Theo họ, bộ luật là phương cách để Giáo Hội làm điều mình nói.
Bộ Giáo Luật được tổ chức thành bẩy quyển và 1,752 “điều luật” (canons). Nó không phải là nguồn duy nhất của luật Giáo Hội, vì bất cứ lúc nào Đức Giáo Hoàng cũng có thể thêm hay duyệt lại các luật lệ này bằng các tự sắc (motu proprio) nghĩa là “bởi chính các thúc đẩy của ngài”. Đức Giáo Hoàng cũng có thể chấp thuận một luật lệ chỉ có tính trói buộc đối với một vùng nào đó, như ngài từng làm vào năm 2002 đối với Hoa Kỳ giữa lúc có cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục. Ấy thế nhưng, bộ giáo luật vẫn là xương sống của hệ thống. Nó là một khai triển tương đối mới có đây, vì bộ sưu tập đầy đủ đầu tiên các luật lệ của Giáo Hội được ban hành năm 1917 và được duyệt lại năm 1983, sau Công Đồng Chung Vatican II. Năm 1991, một Bộ Giáo Luật tóm lược đã được ban hành cho các Giáo Hội Đông Phương.
Bẩy quyển của Bộ Giáo Luật là:
*Quyển một: Các quy tắc tổng quát (bao trùm các chủ đề như các chức vụ trong Giáo Hội được phân phối và hủy bỏ như thế nào).
*Quyển hai: Dân Chúa (giáo dân và giáo sĩ, phẩm trật, và các dòng tu).
*Quyển ba: Chức năng giáo huấn của Giáo Hội.
*Quyển bốn: Chức năng thánh hóa của Giáo Hội (chủ yếu tập chú vào 7 bí tích).
*Quyển năm: Tài sản của Giáo Hội.
*Quyển sáu: Chế tài trong Giáo Hội.
*Quyển bẩy: Tố tụng.
Người Công Giáo bình thường ít khi nghĩ tới bộ giáo luật, ngoại trừ lúc đụng tới hôn nhân. Luật Giáo Hội ấn định các điều kiện để người Công Giáo có thể ban cấp “tuyên bố vô hiệu” (annulment), nghĩa là một tuyên bố hợp luật rằng cuộc hôn nhân chưa bao giờ hiện hữu.
Giáo huấn Công Giáo cho rằng hôn nhân kéo dài suốt đời, nhưng cũng ấn định các đòi hỏi đối với một hôn nhân thành sự (valid) (như phải có sự ưng thuận tự do). Nếu tòa án Giáo Hội thấy một đòi hỏi hay nhiều đòi hỏi hơn không hội đủ, thì cuộc hôn nhân có thể bị tuyên bố vô hiệu. Các viên chức Giáo Hội coi điều này hợp công lý, dù các nhà phê bình chế nhạo cho rằng đây chỉ là hình thức ly dị của Công Giáo mà thôi. Khoảng nửa án vô hiệu hàng năm trên thế giới được ban cho người Công Giáo Hoa Kỳ.
Gần đây, Bộ Giáo Luật cũng đã được người ta chú ý vì số lượng rất nhiều các vụ tai tiếng về lạm dụng tình dục. Các thủ tục để trừng phạt các nhân viên phạm các tội loại này đã được phác họa trong bộ luật (phần lớn ở quyển bẩy, về tố tụng hình sự). Các nhà phê bình cho rằng bộ luật là một phần của vấn đề, theo nghĩa, nó áp đặt sự bí mật và ngăn cản các viên chức phúc trình các tội tình dục cho cảnh sát và các công tố viên. Những người bênh vực thì cho rằng bộ luật không làm như vậy; họ cho rằng nếu các giám mục và các bề trên chịu tuân theo các qui định, thì cuộc khủng hoảng đã không hề xẩy ra.
Theo giáo luật, những hình phạt nào được áp dụng?
Một loạt rất nhiều chế tài có thể được áp dụng, như ngưng chức hoặc tạm thời bị cấm nói hay viết về một chủ đề nào đó. Tuy nhiên, hai hình phạt đáng sợ nhất, nói chung, là buộc phải hoàn tục (laicization, thông thường gọi là lột áo chức) đối với một giáo sĩ, và tuyệt thông đối với mọi người.
Dù thần học Công Giáo chủ trương rằng được thụ phong linh mục là một việc suốt đời và không thể nào đảo ngược được, nhưng một linh mục có thể trở lại bậc sống giáo dân theo nghĩa vĩnh viễn không được quyền hành động như một linh mục, cả nơi công cộng lẫn trong đời sống tư, và bị coi gần như một giáo dân theo giáo luật. Hoàn tục có nghĩa như thế, một hình phạt ít khi được sử dụng nhưng đã trở nên thường hơn nhân có những tai tiếng về lạm dụng tình dục. Điều đáng lưu ý là: một linh mục hoàn tục không tự động thoát khỏi lời khấn độc thân; ít nhất về phương diện kỹ thuật, ngài giả thiết phải đệ đơn lên Tòa Thánh xin được kết hôn. Hoàn tục không luôn luôn là một hình phạt, vì có khi chính linh mục muốn rời chức linh mục nên đã tự ý nộp đơn xin hoàn tục. Tuy nhiên, khi bị áp đặt do kết quả một thủ tục luập pháp, thì nó được coi là hình phạt nặng nề nhất, gần như một án tử hình theo giáo luật.
“Tuyệt thông” nghĩa chiều tự chỉ việc không còn được hiệp thông, tức trục xuất một ai đó ra khỏi cộng đoàn tôn giáo, nghĩa là loại họ ra khỏi Giáo Hội. Trong Đạo Công Giáo, có hai loại tuyệt thông, tự động hay tiền kết (latae sententiae) và minh nhiên tuyên phán bằng một sắc lệnh. Trong giáo luật, tuyệt thông tự động dành cho các tội phạm bị coi là đặc biệt ghê gớm như tham gia việc phá thai, vi phạm ấn tòa giải tội và phạm đến Mình Thánh Chúa. Trong các trường hợp này, giáo luật hiểu tuyệt thông như thuốc chữa bệnh, nhằm động viên người phạm tội thay đổi tac phong của họ. Tuyệt thông có thể được tháo gỡ, một việc thường bao gồm việc người bị tuyệt thông phải xưng tội, sau đó họ mới được cấp một tuyên bố chính thức.
Hãy nói về các nhân viên. Giáo sĩ là ai?
Trong lối nói của Công Giáo, giáo sĩ chỉ một người được nhận vào bí tích truyền chức thánh. Đạo Công Giáo nhìn nhận 3 bậc giáo sĩ: giám mục, linh mục và phó tế. Như mọi người đã biết, vì Giáo Hội dạy rằng Chúa Kitô chỉ kêu gọi đàn ông theo Người trong vai trò chuyên biệt này, nên việc phong chức chỉ độc quyền dành cho đàn ông mà thôi.
Đã từ lâu, được thụ phong làm phó tế là một trạm trên đường trở thành linh mục, và trong một số trường hợp quả đúng như thế. Tuy nhiên, năm mươi năm trước đây, Giáo Hội đã làm sống lại chức phó tế vĩnh viễn qua đó, các ứng viên nam được thụ phong làm phó tế suốt đời. Các phó tế vĩnh viễn được phép lập gia đình và thường phải được huấn luyện 4 hay 5 năm trước khi được thụ phong. Các phó tế được làm một số, chứ không phải mọi điều các linh mục làm. Họ có thể đọc Phúc Âm và giảng trong Thánh Lễ, có thể làm phép rửa, chủ tọa phép cưới, và các đám tang. Tuy nhiên, họ không được cử hành Thánh Lễ, giải tội hay cử hành bí tích xức dầu bệnh nhân.
Linh mục được thụ phong để cử hành mọi bí tích của Giáo Hội, đặc biệt nhất là hy tế Thánh Lễ. Nói chung, các linh mục phải có văn bằng 4 năm đại học rồi học thần học và các môn học khác của Giáo Hội trong từ 4 tới 5 năm, thông thường nhất là ở một định chế gọi là chủng viện. Trong Giáo Hội Latinh, các linh mục đòi phải độc thân, nghĩa là không cưới vợ, mặc dù có ngoại lệ dành cho các cựu mục sư của các Giáo Hội Thệ Phản trở lại Công Giáo (và đã cưới vợ trước khi trở lại), và sau đó được thụ phong làm linh mục. Trong các Giáo Hội Đông Phương, các linh mục coi xứ thường có vợ, trong khi các đan sĩ thì buộc phải độc thân. Tính tới năm 2010, có 412,000 linh mục Công Giáo trên thế giới, trong đó, 40,262 vị thuộc Giáo Hội Hoa Kỳ.
Nói chung, các linh mục một là thuộc về một giáo phận hai là thuộc một dòng tu, như Dòng Phanxicô, Dòng Đaminh hay Dòng Tên. Tuy nhiên, các linh mục thuộc một giáo phận không luôn luôn làm việc trong giáo phận. Đôi khi các giám mục để các ngài tham gia hoạt động truyền giáo, hoặc nhận một công việc tại hội đồng giám mục hay tại Vatican hay giảng dạy bên ngoài giáo phận. Tuy thế, mọi linh mục đều phải dưới quyền hoặc một giám mục hoặc một bề trên nhà dòng.
Đâu là điểm khác nhau giữa một linh mục và một giám mục?
Giám mục là một giáo sĩ được mời gọi vào vai trò lãnh đạo, với ba trách vụ giảng dạy, cai quản và thánh hóa (nghĩa là làm cho người khác nên thánh) những người dưới sự săn sóc của mình. Trong tiếng Hy Lạp, vai trò lãnh đạo này được gọi là episcopos nghĩa là giám sát... Chỉ có giám mục mới được cử hành bí tích Truyền Chức Thánh. Cùng với nhau, mọi giám mục trên thế giới tạo nên giám mục đoàn, với trọn thẩm quyền trên Giáo Hội trong hiệp thông với người đứng đầu là Đức Giáo Hoàng. Giáo huấn Công Giáo coi các giám mục như người kế nhiệm 12 tông đồ nguyên thủy. Tính đến năm 2011, có trên 5,000 giám mục khắp thế giới.
Về phương diện thần học, mọi giám mục đều bằng nhau, nhưng một số vị bằng nhau hơn các vị khác. Trên đỉnh của chuỗi thẩm quyền này, dĩ nhiên, là Đức Giáo Hoàng. Sau là các vị Hồng Y, nhóm tuyển chọn được Đức Giáo Hoàng cử nhiệm làm các cố vấn thân cận nhất của ngài. Hồng Y đoàn có độc quyền bầu vị giáo hoàng kế tiếp, trong một biến cố gọi là cơ mật viện. Vào một thời điểm nhất định, có khoảng 200 Hồng Y, dù các vị dưới 80 tuổi mới có quyền bỏ phiếu trong một cơ mật viện, và hiện có con số tuyệt đỉnh không chính thức là 120 vị này. Quen miệng, người Công Giáo nói đến việc Đức Giáo Hoàng ban “mũ đỏ” khi ngài cử nhiệm các tân Hồng Y, vì mầu đỏ là mầu truyền thống của các vị, tượng trưng cho việc các ngài sẵn sàng bảo vệ đức tin “đến mức đổ máu đào”. Cũng có một số vị thượng phụ Công Giáo, tức các giám mục tại một giáo phận quan trọng mà theo truyền thống vốn là điểm tập chú của một vùng, một truyền thống, hay một Giáo Hội đặc thù. Một số Giáo Hội Đông Phương được cầm đầu bởi các thượng phụ, và một số nhỏ các giáo phận của Giáo Hội Latinh cũng có giám mục là thượng phụ, như Venice ở Ý hay Lisbon ở Bồ Đào Nha, vì tầm quan trọng lịch sử của các nơi này.
Nói chung, một tổng giám mục đứng đầu một giáo phận “giáo đô” (metropolitan) của tỉnh, thi hành vai trò lãnh đạo đối với các giám mục khác của các giáo phận “phụ thuộc” (suffragan). Trong các giáo phận lớn, giám mục hay tổng giám mục có thể được sự trợ giúp của một hay nhiều giám mục phụ tá; những vị này nói chung thi hành thẩm quyền nhân danh vị giám mục hay tổng giám mục của giáo phận tại một lãnh thổ hay vùng phụ thuộc nhất định. Một giám mục phó có thẩm quyền gần như thẩm quyền của vị giám mục chính, và có quyền kế nhiệm khi vị giám mục chính qua đời hay từ chức.
Không phải mọi giám mục hay tổng giám mục nhất thiết phải quản trị một giáo phận. Thí dụ, Đức Giáo Hoàng có hơn một trăm đại sứ, gọi là sứ thần (nuncios), tại nhiều nước trên thế giới; các vị này, theo truyền thống, thường mang hàng tổng giám mục. Trong trường hợp này, vị giám mục được chỉ cho một “hiệu tòa” (titular see), nghĩa là một giáo phận nay không còn nữa.
Nữ tu là ai?
Dù phụ nữ không thể thụ phong linh mục hay phó tế, một số cảm thấy được kêu gọi hiến đời mình hoàn toàn để Thiên Chúa chọn mình trở thành các thành viên của các hội dòng, cũng khấn giữ 3 lời khấn như nam giới, tức khó nghèo, thanh tịnh và vâng lời. Thường họ sống chung trong các cộng đoàn, dành thì giờ để cầu nguyện và thực hiện các hành vi bác ái và phục vụ. Các phụ nữ này được người bình dân gọi là các “nữ tu” hay “bà dòng”.
Trong các thế kỷ đầu tiên của Giáo Hội, các nữ tu phần lớn sống trong các tu viện cửa kín then cài, gọi là “nhà kín” (cloister) và sống một cuộc sống hoàn toàn dành cho việc cầu nguyện và thờ phượng. Tuy nhiên, sau đó, kiểu các dòng nữ đã được dị biệt hóa, và nhiều nữ tu đảm nhiệm các vai trò lãnh đạo để thi hành sứ mệnh của Giáo Hội đối với thế giới bên ngoài, như xây trường học, bệnh viện, và các trung tâm phục vụ xã hội. Dù phần lớn người Công Giáo coi các nữ tu thuộc về một bậc sống đặc biệt, nhưng nói về phương diện kỹ thuật, họ được coi là người giáo dân theo luật Giáo Hội vì không phải là thành phần của hàng giáo sĩ. Khắp thế giới hiện nay, có gần 730,000 nữ tu trong Giáo Hội Công Giáo, trong đó hơn 57,000 hoạt động tại Hoa Kỳ.
Đồng thời, trong Giáo Hội Công Giáo, cũng có những người đàn ông cảm thấy mình không được kêu gọi làm linh mục, nên đã gia nhập một dòng tu và cũng khấn ba lời khấn để hiến đời mình để phục vụ. Họ được gọi là các “tu huynh” hay “thầy dòng”. Khắp thế giới, hiện có khoảng 54,000 tu huynh, với gần 4,600 tại Hoa Kỳ.
Giáo dân là ai?
Căn bản, họ là mọi người trừ các giáo sĩ. Hạn từ này phát xuất từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là “người dân”, và cách dễ nhất để định nghĩa hàng ngũ giáo dân trong Giáo Hội Công Giáo là nói họ không phải là ai. Bất cứ ai không lãnh nhận Bí Tích Truyền Chức Thánh, và do đó không phải một giáo sĩ, tự động là thành viên của hàng ngũ giáo dân. Định nghĩa như thế, thì hàng ngũ giáo dân chiếm tới 99.95 phần trăm tổng dân số của Giáo Hội Công Giáo, thành thử người ta hết sức ngạc nhiên khi thần học và linh đạo Công Giáo quá chú ý tới hàng ngũ giáo sĩ. Trong nhiều thế kỷ, các nhà phê bình thỉnh thoảng gợi ý rằng Giáo Hội có một quan niệm phần lớn thụ động về vai trò giáo dân; điều này được người bình dân chua cay cho rằng hàng ngũ giáo dân đơn giản chỉ có ba việc là “dâng cúng tiền, cầu nguyện, và vâng phục”. Có lẽ câu nói dí dỏm nổi tiếng nhất về giáo dân là của Đức Hồng Y John Henry Newman, một tân tòng thế kỷ 19 từ Anh Giáo trở lại. Có lần có người hỏi ngài về hàng ngũ giáo dân, ngài trả lời: “dạ, có lẽ ta sẽ ngu xuẩn xiết bao nếu không có họ!”
Từ Công Đồng Vatican II đến nay, đã có sự thúc đẩy mạnh mẽ phải nói tới vai trò giáo dân một cách tích cực, không phải chỉ là những gì còn dư lại phía sau hàng giáo sĩ. Người ta đã viết nhiều về bí tích Rửa Tội, và việc bí tích này vừa trang bị vừa ủy thác cho mọi chi thể của Giáo Hội thi hành thừa tác vụ ra sao. Nhiều nhà thần học khác nhấn mạnh rằng sứ mệnh nền tảng của Giáo Hội là cứu chuộc thế giới dưới ánh sáng của Chúa Kitô, nghĩa là: sứ điệp của Tin Mừng phải vươn tới mọi lãnh vực đa dạng của sinh hoạt thế tục: luật pháp, chính trị, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, chuyên chở, xây cất, và vân vân. Các nhà thần học này chủ trương rằng Tin Mừng một là được hàng ngũ giáo dân có hiểu biết và có động lực đưa vào các lãnh vực này hai là sẽ không có gì xẩy ra cả.
Ngày nay, người Công Giáo trên thế giới đang ở những đâu?
Dù Kitô Giáo phát sinh từ Trung Đông, nhưng qua các thế kỷ sau, Châu Âu và, sau đó, Bắc Mỹ, đã trở thành các trung tâm của nền văn minh Kitô Giáo. Trong thế kỷ 20, việc đồng hóa chặt chẽ giữa Kitô Giáo và Tây Phương này bắt đầu tan biến. Đến cuối thế kỷ ấy, 65.5 phần trăm dân số Công Giáo hiện hữu tại Châu Phi, Châu Á, và Châu Mỹ La Tinh. Về phương diện địa dư, thế kỷ 20 thực sự đã làm đạo Công Giáo lộn ngược đầu.
Năm 2012, có 1 tỷ 200 triệu người Công Giáo Rôma khắp thế giới, trong đó, 350 triệu người ở Châu Âu và Bắc Mỹ. Đa số áp đảo, tức 721 triệu người, ở Châu Mỹ La Tinh, Châu Phi và Châu Á. Gần phân nửa người Công Giáo, tức hơn 400 triệu, hiện đang sống tại Châu Mỹ La Tinh. Dự phóng tới năm 2025, chỉ có 1 trong 5 người Công Giáo trên thế giới sẽ là người Caucasia không thuộc gốc Tây Ban Nha, và tới năm 2050, ba phần tư dân số Công Giáo sẽ sống ở Nam Bán Cầu. Đây sẽ là sự biến đổi dân số nhanh nhất, và sâu rộng nhất trong lịch sử 2,000 năm của Đạo Công Giáo Rôma.
Sau đây là 10 nước Công Giáo dẫn đầu trên thế giới về số dân:
1. Ba Tây: 149 triệu
2. Mễ Tây Cơ: 92 triệu
3. Hiệp Chúng Quốc: 67 triệu
4. Phi Luật Tân: 65 triệu
5. Ý: 56 triệu
6. Pháp: 46 triệu
7. Colombia: 38 triệu
8. Tây Ban Nha: 38 triệu
9. Ba Lan: 37 triệu
10. Á Căn Đình: 34 triệu.
Dựa vào các dự phóng của Phân Bộ Dân Số Liên HIệp Quốc, sau đây là bảng liệt kê dự phóng cho năm 2050:
1. Ba Tây: 215 triệu
2. Mễ Tây Cơ: 132 triệu
3. Phi Luật Tân: 105 triệu
4. Hiệp Chúng Quốc: 99 triệu
5. Cộng Hòa Dân Chủ Congo: 97 triệu
6. Uganda: 56 triệu
7. Pháp: 49 triệu
8. Ý: 49 triệu
9. Nigeria: 47 triệu
10. Á Căn Đình: 46.1 triệu
Hàng giáo sĩ có được phân bổ như trên không?
Yếu tố dân số mới nói trên không thực sự phản ảnh trong hàng ngũ giáo sĩ. Trong số 412,000 linh mục trên thế giới, 2 phần 3 hiện đang sống ở Bắc bán cầu. Mẫu mực này hiện đang trở nên rõ rệt hơn nữa vì các giáo phận Châu Âu và Bắc Mỹ đang “nhập cảng” khá nhiều linh mục. Tại Hiệp Chúng Quốc, 1 trong 6 linh mục sinh ở ngoại quốc, và 300 tân linh mục quốc tế được thêm vào mỗi năm. Thế nhưng, thực tế là các nơi khác trên thế giới đang thiếu linh mục một cách trầm trọng. Tại Hiệp Chúng Quốc và Châu Âu, có 1 linh mục cho mỗi 1,300 người Công Giáo. Tại Châu Phi, tỷ số ấy là 1 trên 4,786; tại Châu Mỹ La Tinh, là 1 trên 7,081; và tại Đông Nam Á, là 1 trên 5,322. Chẳng cần tới các ông quản trị viên hệ thống mới tính ra, trong Giáo Hội, hiện đang có một sự bất cân xứng trầm trọng giữa nhân viên và thị trường.
Trong hàng ngũ cao cấp nhất cũng thế. Tính đến tháng Sáu năm 2012, có 121 vị Hồng Y có quyền bỏ phiếu bầu vị Giáo Hoàng kế tiếp. Trong số ấy, 66 vị người Châu Âu (31 vị là người Ý), và 14 vị người Hoa Kỳ và Gia Nã Đại. Mặc dù theo luật lệ hay truyền thống Giáo Hội, chưa bao giờ có việc sự phân bổ về lãnh đạo phải phản ảnh dân số một cách chính xác, nhưng người ta cho rằng càng ngày càng có áp lực đòi phải điều chỉnh lại sự bất cân bằng này.
Còn tiếp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét