Thánh vịnh 86
Thánh vịnh 86 gồm nhiều câu lấy lại của các thánh vịnh cũng
như của nhiều sách khác trong Thánh Kinh. Nó cũng không có một trật tự luận lý
trong việc trình bầy các phần khác nhau của lời cầu nguyện. Vì thế nó bị coi
như là một văn bản chắp vá các đoạn kinh thánh, và là một sáng tác bắt chước
sau này, không có tính cách độc đáo cũng không khơi dậy nhiều chú ý. Tuy nhiên,
việc thiếu tính độc đáo không có nghĩa là thánh vịnh thiếu linh hứng và không
có tâm tình tôn giáo tinh tuyền. Việc sử dụng một ngôn ngữ đã được truyền
thống xác định, đặc biệt liên quan tới việc sáng tác các thánh vịnh,
không chỉ có nghĩa là tôn trọng một luật lệ riêng của kiểu văn phụng vụ, nhưng
cũng cho phép người cầu nguyện đặt để kinh nghiệm của mình vào trong bối cảnh rộng
rãi hơn của cộng đoàn phụng tự, bằng cách dùng các kiểu diễn tả và chính các
hình thức tư tưởng của nó. Đó đã là trường hợp của Kinh Magnificat trong Thánh
Kinh Tân Ước, mà chúng ta không thể trách là không có các kiểu diễn tả văn chương
độc đáo, thiếu tinh tuyền và các tâm tình đích thực. Liên quan tới việc trình bầy
lộn xộn tưởng nên nhớ rằng văn thể than van cá nhân cũng như công cộng chính là
trình bầy các lý do khác nhau của lời cầu nguyện, lòng tin tưởng, việc chúc tụng,
tạ ơn trong một chuỗi theo nhau mà không theo các tiêu chuẩn thường tình của
cái luận lý bình thường, nhưng theo các tiêu chuẩn của cái luận lý của lòng
tin. Trong thánh vịnh ở đây chúng ta gặp một tín hữu do thái đạo đức, một người
tôi tớ của Thiên Chúa bị các kẻ thù địch tàn bạo (c.14) bách hại tới chết được,
nên đã tìm sự trốn thoát và cứu rỗi trong đền thánh của Giavê, Thiên Chúa giầu
lòng thương xót trong kinh nghiệm ngàn đời của Israel (c.5), vì Thiên Chúa mà
các kỳ công đặt Ngài lên trên các thần linh vô ích của các dân ngoại (c. 8), vì
Thiên Chúa do đó sẽ nhận sự sùng kính của lòng tin từ tất cả mọi dân tộc trên
trái đất (c.10).
Văn thể là lời than van cá nhân. Thánh vịnh gồm lời kêu van
mở đầu, câu 1; lời cầu khai mào, các câu 2-7; các lý do thuyết phục trong chià
khoá thánh thi-ngôn sứ, các câu 8-10; lời hứa trung thành và chúc tụng, các câu
11-13; trình bầy trường hợp với lời kêu cầu lòng thương xót Chúa, các câu
14-16; và lời cầu kết thúc, câu 17.
“Lạy Chúa, xin lắng tai và đáp lời con, vì thân con nghèo
hèn túng quẫn”. Lời kêu cầu khai mào này có mục đích lôi kéo sự chú ý của Thiên
Chúa trên lời khẩn nài của tôi tớ Ngài, được trình diện với Chúa như là “kẻ
nghèo hèn túng quẫn”. Điều này cho ông có quyền tìm đến với sự hiện diện cứu rỗi
của Giavê trong đền thánh của Ngài. Tác giả thánh vịnh 55 cũng kêu lên Chúa như
sau: “Lạy Chúa Trời, xin lắng nghe lời con cầu nguyện, con khẩn nài, xin đừng nỡ
làm ngơ, xin để ý đến con và thương đáp lại.” (Tv 55,2-3).
Phần chính của lời than van các câu 2-7 bắt đầu với lời cầu
khai triển lời kêu van trước đó và nói lên lý do. Các lý do mà người cầu nguyện
đưa ra để hỗ trợ hay minh giải cho lời xin gồm ba loại: loại thứ nhất vì đó là
lời xin của “tín hữu” và “tôi tớ của Thiên Chúa” (c. 2); loại thứ hai là tính
cách tin tưởng của lời khẩn nài (cc.3-4.7); loại thứ ba dựa trên lòng lành và
xót thương của Thiên Chúa Israel (c. 5).
“Xin Chúa bảo toàn sinh mạng con, bởi vì con trung hiếu. Xin
cứu độ tôi tớ Ngài đây hằng tin tưởng nơi Ngài. Chính Ngài là Thiên Chúa của
con, xin rủ lòng thương con, lạy Chúa: con kêu con gọi Chúa suốt ngày.
Lạy Chúa, xin làm cho con được vui thoả, vì con nâng tâm hồn lên tới Chúa. Lạy Chúa, Ngài nhân hậu khoan hồng, giàu tình thương với mọi kẻ kêu xin; lạy Chúa, xin lắng nghe lời con cầu khẩn, tiếng con van nài, xin để ý lưu tâm. Lâm cảnh ngặt nghèo, con kêu lên Chúa, vì Chúa vẫn đáp lời.”
Lạy Chúa, xin làm cho con được vui thoả, vì con nâng tâm hồn lên tới Chúa. Lạy Chúa, Ngài nhân hậu khoan hồng, giàu tình thương với mọi kẻ kêu xin; lạy Chúa, xin lắng nghe lời con cầu khẩn, tiếng con van nài, xin để ý lưu tâm. Lâm cảnh ngặt nghèo, con kêu lên Chúa, vì Chúa vẫn đáp lời.”
“Bởi vì con là một tín hữu”: từ khasid tín hữu ám chỉ một
người bắt chước Thiên Chúa, thực thi lòng thương xót khesed trong tiếng Do
thái. Trong thời Macabei từ này ám chỉ lớp người đặc biệt sùng mộ Lề Luật và được
gọi là người khasidim.
“Tôi tớ Ngài” thay thế cho ngôi thứ nhất, tức tín hữu đang cầu
nguyện với Chúa.
“Xin thương xót con, lậy Thiên Chúa”: là lời kêu của thánh vịnh
than van, như viết trong thánh vịnh 57: “Xin thương xót con cùng, lạy Thiên
Chúa, xin Ngài thương xót con, này con đến ẩn náu bên Ngài; dưới bóng Ngài, này
con ẩn náu, tới khi nào hết tai hoạ khổ đau. Tôi kêu cầu Chúa Tối Cao, Chúa ban
ơn phúc dồi dào cho tôi.” (Tv 57,2-3).
“Xin làm cho con vui sướng”: chính sự cứu giúp của Thiên
Chúa đem lại niềm vui. Đó cũng là lời tác giả thánh vịnh 51 xin với Chúa: “
Xin ban lại cho con niềm vui vì được Ngài cứu độ, và lấy
tinh thần quảng đại đỡ nâng con” (Tv 51,14).
“Ngài nhân hậu”: tác giả thánh vịnh lấy lại hình ảnh của
Thiên Chúa như được mạc khải cho ông Môshê trong sách Xuất Hành chương 34:
“Giavê ngự xuống trong đám mây và đứng đó với ông. Người xưng danh Người là
Giavê. Giavê đi qua trước mặt ông và xướng: "Giavê! Giavê! Thiên Chúa nhân
hậu và từ bi, hay nén giận, giàu nhân nghĩa và thành tín” (Xh 34,6).
“Lậy Giavê xin lắng nghe lời cầu của con”: đây là lới tín hữu
kêu lên Thiên Chúa khi cầu nguyện, như viết trong thánh vịnh 5: “Lạy Giavê, xin
lắng tai nghe lời con nói, hiểu thấu điều con thầm thì nguyện xin.” (Tv 5,2);
hay trong thánh vịnh 28: “Khi con hướng về nơi cực thánh giơ đôi tay cầu cứu
van nài, xin Ngài nghe tiếng con khấn nguyện.” (Tv 28,2). Đặc biệt đó là lời
kêu của tác giả thánh vịnh 130: “Từ vực thẳm, con kêu lên Ngài, lạy Giavê, muôn
lạy Chúa, xin Ngài nghe tiếng con. Dám xin Ngài lắng tai để ý nghe lời con tha
thiết nguyện cầu.” (Tv 130,1-2).
“Khi âu lo kẹp lấy con, con luôn kêu cầu Chúa” dịch sát chữ
là “Trong ngày âu lo của con con luôn kêu cầu Chúa vì Chúa trả lời con”. Đây là
một lý do tin tưởng vì thế là sự chắc chắn.
Các câu 8-10 của thánh vịnh 86 là phần trình bầy niềm tin
nơi sự siêu việt và duy nhất của Thiên Chúa, niềm tin mà tác giả thấy được chia
sẻ bởi mọi dân tộc trên trái đất do chính Thiên Chúa tạo dựng nên (cc.9-10). Việc
nới rộng chân trời này là một lý do thuyết phục không thường xuyên trong lời cầu
cựu ước.
“Không một thần linh sánh kịp Ngài, lạy Chúa, việc Ngài làm,
quả thật vô song. Lạy Chúa, muôn dân chính tay Ngài tạo dựng sẽ về phủ phục trước
Thánh Nhan, và tôn vinh danh Ngài. Vì Ngài thật cao cả, và làm nên những việc lạ
lùng; chỉ một mình Ngài là Thiên Chúa.”
“Không có ai trong các thần linh được như Ngài lậy Chúa”: lời
tuyên xưng này vang vọng khẳng định trong bài thánh thi chiến thắng chương 15
sách Xuất Hành: “Ai trong bậc thần minh được như Ngài, lạy Chúa?
Ai sánh được như Ngài, Đấng rạng ngời thánh thiện, lập chiến công khủng khiếp, làm nên việc diệu kỳ?” (Xh 15,11). Đó cũng là lời tuyên xưng của tác giả thánh vịnh 89: “Trên cõi trời cao, nào có ai sánh tày Giavê?
Trong hàng thần thánh, hỏi có ai giống Chúa được chăng? Thiên Chúa oai phong giữa triều thần thánh, vô cùng lẫm liệt trên hết cả quần thần.
Lạy Chúa là Chúa Tể càn khôn, nào ai được như Chúa? Lạy Chúa quyền năng, đức thành tín hầu cận quanh Ngài.” (Tv 89,7-10). Sách Đệ Nhị Luật cũng viết trong chương 3: “Lạy Chúa là Giavê, Ngài đã bắt đầu cho tôi tớ Ngài thấy Ngài thật vĩ đại và tay Ngài mạnh mẽ. Có thần nào trên trời dưới đất thực hiện được những công trình và những chiến công như Ngài?” (Đnl 3,24b).
Ai sánh được như Ngài, Đấng rạng ngời thánh thiện, lập chiến công khủng khiếp, làm nên việc diệu kỳ?” (Xh 15,11). Đó cũng là lời tuyên xưng của tác giả thánh vịnh 89: “Trên cõi trời cao, nào có ai sánh tày Giavê?
Trong hàng thần thánh, hỏi có ai giống Chúa được chăng? Thiên Chúa oai phong giữa triều thần thánh, vô cùng lẫm liệt trên hết cả quần thần.
Lạy Chúa là Chúa Tể càn khôn, nào ai được như Chúa? Lạy Chúa quyền năng, đức thành tín hầu cận quanh Ngài.” (Tv 89,7-10). Sách Đệ Nhị Luật cũng viết trong chương 3: “Lạy Chúa là Giavê, Ngài đã bắt đầu cho tôi tớ Ngài thấy Ngài thật vĩ đại và tay Ngài mạnh mẽ. Có thần nào trên trời dưới đất thực hiện được những công trình và những chiến công như Ngài?” (Đnl 3,24b).
“Tất cả mọi dân”: lý do đại kết cánh chung này thỉnh thoảng
được nhắc tới trong nền văn chương ngôn sứ, như viết trong chương 2 sách Isaia:
“Dân dân lũ lượt đưa nhau tới, nước nước dập dìu kéo nhau đi.
Rằng: "Đến đây, ta cùng lên núi Giavê, lên Nhà Thiên Chúa của Gia-cóp, để Người dạy ta biết lối của Người, và để ta bước theo đường Người chỉ vẽ. Vì từ Xi-on, thánh luật ban xuống, từ Giê-ru-sa-lem, lời Giavê phán truyền.” (Is 2,2-3). Tác giả thánh vịnh 22 cũng khẳng định: “ Toàn thế giới, muôn người nhớ lại và trở về cùng Chúa. Mọi dân tộc dưới trần
phủ phục trước Tôn Nhan. Bởi vì Chúa nắm quyền vương đế,
Người thống trị chư dân.” (Tv 22,28-29).
Rằng: "Đến đây, ta cùng lên núi Giavê, lên Nhà Thiên Chúa của Gia-cóp, để Người dạy ta biết lối của Người, và để ta bước theo đường Người chỉ vẽ. Vì từ Xi-on, thánh luật ban xuống, từ Giê-ru-sa-lem, lời Giavê phán truyền.” (Is 2,2-3). Tác giả thánh vịnh 22 cũng khẳng định: “ Toàn thế giới, muôn người nhớ lại và trở về cùng Chúa. Mọi dân tộc dưới trần
phủ phục trước Tôn Nhan. Bởi vì Chúa nắm quyền vương đế,
Người thống trị chư dân.” (Tv 22,28-29).
“Chúa vĩ đại”: lời xưng tụng này là nòng cốt niềm tin độc thần
của Israel, chắc chắn đã được tác giả đặt vào miệng các dân địa cầu.
Các câu 11-13 của thánh vịnh 86 trình bầy lời hứa trung
thành và tin tưởng. Giống như lời tuyên xưng đức tin trước đó đây là các lý do
thuyết phục trực tiếp nhằm có được từ Thiên Chúa sự can thiệp của Ngài.
“Xin dạy con đường lối Ngài, lạy Chúa, để con vững bước theo
chân lý của Ngài. Xin Chúa hướng lòng con, để con biết một niềm kính tôn Danh
Thánh. Lạy Chúa là Thiên Chúa con thờ, con hết lòng cảm tạ, Thánh danh Ngài,
con mãi mãi tôn vinh, vì tình Chúa thương con như trời như biển,
Ngài đã kéo con ra khỏi vực thẳm âm ty.”
Ngài đã kéo con ra khỏi vực thẳm âm ty.”
“Lậy Giavê xin dậy con đường lối của Ngài”: đây cũng là lời
tác giả thánh vịnh 27 xin với Chúa: “Xin dạy con đường nẻo Ngài, lạy Chúa, dẫn
con đi trên lối phẳng phiu, vì có những người đang rình rập.” (Tv 27,11) hay
như tác giả thánh vịnh 25: “ Lạy Chúa, đường nẻo Ngài, xin dạy cho con biết,
lối đi của Ngài, xin chỉ bảo con. Xin dẫn con đi theo đường chân lý của
Ngài và bảo ban dạy dỗ, vì chính Ngài là Thiên Chúa cứu độ con.
Sớm hôm con những cậy trông Ngài, bởi vì Ngài nhân ái.” (Tv
25,4-5). Việc dậy dỗ đường lối của Chúa có đối tượng là tái hội nhập tác giả
vào tình bạn với Thiên Chúa qua ơn tha thứ nhận được và có mục đích hoán cải
người tội lỗi.
“Bởi vì lớn lao là lòng thương xót của Chúa đối với con.
Ngài đã giật linh hồn con từ nơi sâu thẳm của Shêôl”: việc giải thoát khỏi hiểm
nguy luân lý được coi như đã xảy ra, như thường thấy trong các Thánh vịnh. Khỏi
vực thăm của Shêol tức khỏi cái chết.
Các câu 14-16 là tột đỉnh lời than van: tác giả trình bầy với
Chúa trường hợp cụ thể của ông là bị các thù địch bách hại và xin Chúa giải
thoát ông khỏi tình trạng đó sau khi kêu lên lòng lân tuất của Ngài đối với các
thế hệ cha ông trong sa mạc.
”Lạy Thiên Chúa, phường kiêu ngạo nổi lên chống đối, bè lũ
hung tàn tìm hại mạng sống con: chúng đâu có kể chi đến Ngài. Phần Ngài, muôn lạy
Chúa, Ngài là Thiên Chúa nhân hậu từ bi, Ngài chậm giận, lại giàu tình thương
và lòng thành tín. Xin đoái nhìn và xót thương con, ban sức mạnh của Ngài và xuống
ơn cứu độ cho tôi tớ Ngài đây, con của nữ tỳ Ngài.”
“Xin đến gặp gỡ con với sự cảm thương của Ngài” giống lời
xin của tác giả thánh vịnh 25: “Lạy Chúa, xin đoái nhìn và xót thương con,
vì thân này bơ vơ khổ cực.”
vì thân này bơ vơ khổ cực.”
Thánh vịnh 86 kết thúc với lời xin Thiên Chúa ban cho ông một
dấu chỉ ân huệ của Ngài liên quan tới tương lai: ”Xin ban cho con một điềm báo
phúc, để bọn thù ghét con trông thấy mà hổ thẹn, vì, lạy Chúa, chính Ngài giúp
đỡ ủi an con.”
Linh Tiến Khải
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét