Phó tế Patrick Logsdon phục vụ các cựu phạm nhân và người
cai nghiện
Nơi xảy ra án mạng , (hình nhỏ) chân dung nghi phạm Andre Patton. |
Nhà thánh Antôn ở Roosevelt, quận Nassau, bang New York, là
nơi cư trú tạm thời cho những người nam có tiền án hay tiền sử về nghiện ngập
và tội phạm. Trung tâm này do Hội dòng các tu sĩ thánh Vinh sơn Phaolô của giáo
phận Rockville Centre điều hành và thầy phó tế vĩnh viễn PatrickLogsdon là quản
lý.
Đêm thứ sáu mùng 3 tháng 11 vừa qua, vào khoảng 10,30, cảnh
sát được gọi đến Nhà thánh Antôn và đã tìm thấy thầy phó tế Logsdon đang nằm
trên sàn nhà với nhiều vết dao đâm và đã chết.
Thầy Logsdon năm nay 70 tuổi; từ hơn 30 năm nay, mỗi lần thầy
đón tiếp vào nhà thánh Antôn từ 9 đến 10 người nam từng nghiện ngập hay tù tội
và cung cấp cho họ những bữa ăn, chỗ ngủ, giúp họ tìm kiếm công việc và trên hết,
tình thương yêu, quan tâm đến lợi ích của những “vị khách” đặc biệt này. Các vị
khách này có thể lưu trú tại trung tâm thánh Antôn từ 6 đến 8 tuần và trong thời
gian ở đây, họ được yêu cầu hành xử tốt và chứng tỏ họ đang từ bỏ con đường cũ
và sống đàng hoàng.
Thầy Logsdon, được biết với tên thầy Pat, thường đi quanh
khu phố và kiểm tra để biết chắc là các cư dân không gây nên những rắc rối. Thầy
xuất hiện bất ngờ nên họ thường gọi thầy là thầy sáu ninja và hỏi: “thầy từ đâu
đến vậy?” Thầy Pat chắc chắn như đinh, nhưng dù vậy, thầy thường cho người ta một
cơ hội khác để sửa đổi.
Thông báo của Giáo phận về cái chết của thầy có viết: “ngay
cả vào lúc qua đời, thầy Pat đang thực hiện sứ điệp Tin mừng là chăm sóc người
nghèo như thầy đã thực hành suốt 33 năm.” Đức tin chính là sức mạnh thúc đẩy thầy
trong hoạt động suốt những năm qua, nhưng thầy không bao giờ áp đặt đức tin
trên một ai đến cư trú ở Nhà thánh Antôn.
Thầy Pat không chỉ thi hành sứ vụ tại nhà thánh Antôn. Thầy
còn dành nhiều thời gian để nói chuyện điện thoại với các tù nhân, trong số đó
có những người mang án tù chung thân và không có cơ hội được đến lưu trú tại
nhà thánh Antôn cũng như tìm kiếm sự trợ giúp.
Thầy Pat không phải là không ý thức những nguy hiểm có thể xảy
ra khi tiếp xúc với những người đã từng là tội phạm và những người đang nghiện
ngập. Thầy không sợ hãi, nhưng cẩn trọng và sự cẩn trọng này chưa bao giờ ngăn
cản thầy trong công việc. Những cư dân xung quanh Nhà thánh Antôn nhiều lần nổi
giận vị sự rộng lượng quảng đại của thầy Pat đối với những “vị khách” đặc biệt.
Ông Pfeifer, một người đã làm việc với thầy Pat 4 năm ở Nhà thánh Antôn nói: “Nếu
bị đâm mà vẫn sống sót, thì thầy Pat vẫn tiếp tục dấn thân trong công việc của
thầy.” (NY Times 06/11/2017)
Hồng Thủy
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét