Trước thềm chuyến tông du Miến
Điện của Đức Thánh Cha, bà Aung San Suu Kyi thăm Rakhine
Đặng Tự Do
04/Nov/2017
Lãnh đạo Miến Điện Aung San Suu
Kyi đã đi thăm khu vực xung đột ở miền bắc bang Rakhine lần đầu tiên vào hôm thứ
Năm 2 tháng 11, trong khi chính phủ của bà cho biết họ có kế hoạch hồi hương
cho hàng trăm ngàn người Hồi giáo Rohingya đã chạy trốn bạo lực trong những
tháng vừa qua.
Những động thái này cho thấy nhà cầm quyền Miến Điện đặc biệt quan tâm tới chuyến tông du của Đức Thánh Cha và muốn nhân cơ hội này thanh minh cùng cộng đồng quốc tế.
Bà Suu Kyi đã đến thành phố Sittwe là thủ phủ của bang Rakhine và sau đó đi đến phía bắc Rakhine, nơi có nhiều ngôi làng của người Hồi Giáo Rohingya. Trong chiến dịch tranh cử vào năm 2015, bà đã viếng thăm miền Nam Rakhine, nơi không có nhiều xung đột.
Chuyến đi của bà Suu Kyi gây bất ngờ cho các phương tiện truyền thông. Tuy nhiên, phát ngôn nhân của bà Suu Kyi là Zaw Htay giải thích rằng chính phủ không công bố trước kế hoạch của chuyến đi này với các phương tiện truyền thông vì những quan ngại về an ninh.
Hơn 600,000 người Rohingya từ miền bắc Rakhine đã trốn sang Bangladesh kể từ hôm 25 tháng 8, khi lực lượng an ninh Miến Điện bắt đầu những điều họ gọi là một chiến dịch “ra tay trước” nhằm đối phó với những cuộc tấn công của quân nổi dậy vào các đồn cảnh sát. Liên Hiệp Quốc cáo buộc chiến dịch này là một phản ứng không tương xứng và chỉ là cái cớ để che đậy một chính sách thanh lọc sắc tộc.
Chiến dịch của quân đội Miến Điện bao gồm việc đốt phá các ngôi làng Rohingya và những vi phạm nhân quyền tràn lan. Những người chạy trốn khỏi Rohingya đã mô tả những hành động tàn bạo của quân Miến Điện như hãm hiếp phụ nữ, đốt nhà và bắn chết những người đàn ông Hồi Giáo.
Bà Suu Kyi trong thời gian qua đã bị chỉ trích mạnh mẽ từ cộng đồng quốc tế. Họ yêu cầu bà phải làm nhiều hơn để chấm dứt bạo lực và lên án những người có trách nhiệm trong các vụ vi phạm nhân quyền.
Những động thái này cho thấy nhà cầm quyền Miến Điện đặc biệt quan tâm tới chuyến tông du của Đức Thánh Cha và muốn nhân cơ hội này thanh minh cùng cộng đồng quốc tế.
Bà Suu Kyi đã đến thành phố Sittwe là thủ phủ của bang Rakhine và sau đó đi đến phía bắc Rakhine, nơi có nhiều ngôi làng của người Hồi Giáo Rohingya. Trong chiến dịch tranh cử vào năm 2015, bà đã viếng thăm miền Nam Rakhine, nơi không có nhiều xung đột.
Chuyến đi của bà Suu Kyi gây bất ngờ cho các phương tiện truyền thông. Tuy nhiên, phát ngôn nhân của bà Suu Kyi là Zaw Htay giải thích rằng chính phủ không công bố trước kế hoạch của chuyến đi này với các phương tiện truyền thông vì những quan ngại về an ninh.
Hơn 600,000 người Rohingya từ miền bắc Rakhine đã trốn sang Bangladesh kể từ hôm 25 tháng 8, khi lực lượng an ninh Miến Điện bắt đầu những điều họ gọi là một chiến dịch “ra tay trước” nhằm đối phó với những cuộc tấn công của quân nổi dậy vào các đồn cảnh sát. Liên Hiệp Quốc cáo buộc chiến dịch này là một phản ứng không tương xứng và chỉ là cái cớ để che đậy một chính sách thanh lọc sắc tộc.
Chiến dịch của quân đội Miến Điện bao gồm việc đốt phá các ngôi làng Rohingya và những vi phạm nhân quyền tràn lan. Những người chạy trốn khỏi Rohingya đã mô tả những hành động tàn bạo của quân Miến Điện như hãm hiếp phụ nữ, đốt nhà và bắn chết những người đàn ông Hồi Giáo.
Bà Suu Kyi trong thời gian qua đã bị chỉ trích mạnh mẽ từ cộng đồng quốc tế. Họ yêu cầu bà phải làm nhiều hơn để chấm dứt bạo lực và lên án những người có trách nhiệm trong các vụ vi phạm nhân quyền.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét