Ý Niệm Chết trong Thánh Kinh
và Thần Học (hết)
Vũ Văn An
22/Nov/2017
IV. Chuẩn bị sự chết
Theo quan điểm tự nhiên, sự chết là một biến cố đáng sợ và làm ta khiếp đảm, vì nó phân hủy nhân cách con người. Tuy nhiên, muốn nắm được trọn ý nghĩa của nó, ta phải dựa vào đức tin và coi sự chết như là hậu quả của tội lỗi (Rm 5:12; H. Denzinger, Enchiridion symbolorum [Freiburg 1963] 1511–12). Nó do con người chứ không do Thiên Chúa. Như trên đã nói, Sách Khôn Ngoan cho ta biết một sự thật rất sâu sắc và đầy an ủi như sau: “Thiên Chúa không tạo ra sự chết, Người cũng không hân hoan trước việc sinh vật bị hủy diệt” (Kn 1:13; xem 2:23-24). Đàng khác, quyền lực Satan (Ga 8:44; Dt 2:14) và quyền lực sự chết đã bị bẻ gẫy bởi việc nó bị sự chết quật ngã một cách nghịch lý. Ngôi Lời nhập thể đã nhận lấy sự chết, một điều hết sức khủng khiếp đối với con người và “sự chết bị nuốt trửng trong chiến thắng” (1Cr 15:54).
‘‘Khi chết, Người đã tiêu diệt sự chết của chúng con và khi sống lại, người đã phục hồi sự sống chúng con” (Kinh Tiền Tụng Lễ Phục Sinh).
Sự chết của người ta nay đã mang một ý nghĩa mới: nó phải ở trong sự kết hợp với Chúa Kitô. Việc chết khi nào và chết ra sao là do Thiên Chúa ấn định, nhưng cá nhân phải quyết định sẽ chấp nhận nó cách nào. Họ có thể tự ý chấp nhận thánh ý Thiên Chúa, vì quả thực, việc chuẩn bị chết quan trọng nhất chính là việc sẵn lòng chấp nhận nó. Việc này bắt đầu với một đức tin khiêm nhường, trông cậy và yêu mến, với việc cầu nguyện và sống thực lời cầu xin “ý Cha thể hiện”. Điều này đòi phải có một tinh thần ăn năn thống hối và từ bỏ mình. Sự chết là một hành vi hiến tế, hiến tế lần chót; bởi thế, tinh thần hy sinh là điều chủ yếu để chuẩn bị đón chào nó.
Không có cách nào tốt hơn để chuẩn bị cho hiến lễ chết bằng việc liên kết với cuộc Khổ Nạn của Chúa Kitô, một việc liên kết “được áp dụng cho con người thông qua các bí tích” (Thánh Tôma Aquinô, Summa theologiae 3a, 61.1, ad 3). Mỗi một bí tích, theo cách chuyên biệt của nó, đều giúp ta chuẩn bị đối diện với sự chết mà không phải sợ hãi. Việc này được đánh giá và áp dụng tốt nhất nhờ việc tham dự phụng vụ, vốn là thầy dậy ta về “tinh thần Kitô Giáo đích thực” (Công Đồng Vaticanô II, Hiến Chề về Phụng Vụ, số 14). “Phụng vụ...thúc giục các tín hữu đã được no thỏa ‘nhiệm tích vượt qua’, trở nên ‘một trong sự thánh thiện’.... Lễ Tạ Ơn... lôi cuốn các tín hữu vào tình yêu thúc bách của Chúa Kitô và làm họ bốc cháy” (ibid. 11).
‘‘Nhờ Phép Rửa, con người được dìm vào mầu nhiệm vượt qua của Chúa Kitô (ibid. 6). Một cách bí tích, chúng ta đã chết, được an táng, và đã sống lại với Chúa Kitô (xem Rm 6.3–4; Cl 3.3; 2 Tm 2.11). Cái chết thể lý không chứa bất cứ sợ hãi nào; nó chỉ thể hiện việc tham dự trọn vẹn hơn vào vinh quang của Chúa Kitô. Đối diện với đàng thánh giá hàng ngày của đời sống, ta có được sự tham dự trọn vẹn hơn vào chức linh mục của Chúa Kitô và Thần Khí Yêu Đương. Phép Thêm Sức ban cho ta “sự viên mãn của Chúa Thánh Thần... để ta lớn mạnh về thiêng liêng, một việc vốn thuộc về thời hoàn hảo” (Summa theologiae 3a, 72.2). Đây chính là nguồn sức mạnh thường hằng giúp ta đối diện với sự chết. Trong Phép Thánh Thể, các Kitô hữu “công bố sự chết của Chúa, cho tới khi Người đến” (1Cr 11:26). Nó không phải chỉ là việc tưởng nhớ, nó là “việc làm hiện diện trở lại” (representing) sự chết của Người: “Việc chiến thắng và thắng lợi sự chết của Người được làm cho hiện diện trở lại” (Hiến Chế về Phụng Vụ, số 6). Tham dự vào chức linh mục của Người, các Kitô hữu dâng Chúa Kitô và họ cũng là lễ vật hy sinh từng chịu đau khổ và chịu chết với Người. Thánh Thể là chết cho bản thân mình. Mỗi một việc Hiệp Lễ nên chuẩn bị ta kết hợp đời đời với Chúa Kitô khi chết. Tội lỗi làm con người sợ phán xét của Chúa. Tuy nhiên, một cách đầy nhân từ, lòng Chúa thương xót có sẵn đó trong bí tích Thống Hối. Lòng thương xót lúc Khổ Nạn được áp dụng cho con người. Mỗi cuộc xưng tội đều là việc tham dự trọn vẹn hơn vào mầu nhiệm vượt qua. Hôn phối phải luôn phản ảnh tình yêu giữa Chúa Kitô và Giáo Hội của Người (Ep 5). Bí tích này khi thực hiện sự chết cho lòng vị kỷ là một việc chuẩn bị liên tục cho cái chết thực sự. Bí tích Truyền Chức Thánh biến con người thành một Chúa Kitô khác. Hy sinh và chia sẻ các hồng ân thiên giới là ơn gọi của ngài: đây chính là chết cho cái tôi. Khi bệnh hoạn hành hạ, lúc cái chết tới gần, con người ở thế yếu đuối nhất. Cái chết của họ được đặc biệt liên kết với cái chết của Chúa Kitô; sức mạnh của Chúa Kitô cũng được chia sẻ như thế. Ngay lúc họ rơi xuống thung lũng sự chết, Phép Xức Dầu Bệnh Nhân thực hiện một nghịch lý: “Chúa sẽ nâng họ lên” (Gcb 5:15). Lòng thương xót nhập thể sẽ còn đồng hành với họ đi vào cõi vĩnh hằng qua Của Ăn Đàng. Họ đã được chuẩn bị để được vinh quang. Kinh đêm (compline) là kinh chuẩn bị cho giấc ngủ, một biểu tượng rất mạnh của sự chết. Quả vậy, mọi lời kinh con người đọc đều kết hợp ý chí của họ với ý chí của Thiên Chúa, nhờ thế, chuẩn bị để họ làm thế vào lúc chết. Phép mân côi của Đức Mẹ dạy ta điều này một cách thực tiễn. Những lời cầu nguyện như thế, vừa phụng vụ vừa tư riêng, như là những khúc dạo đầu dẫn tới lời cầu thiên giới, đều là những chuẩn bị hữu hiệu của ta đón chờ sự chết hạnh phúc.
Chuẩn bị thực tiễn
Đức Phanxicô, trong bài giảng lễ Chúa Nhật 32 mùa thường niên năm nay cũng như tác giả Rick Becker tiếp nối ý hướng dự ứng khi nhân cơ hội nói tới dụ ngôn 5 cô khờ dại và năm cô khôn ngoan, đã khuyên ta nên chuẩn bị thích đáng lúc còn cơ hội. Dầu đèn lúc nào cũng đầy đủ sẵn sàng. Đèn tượng trưng cho đức tin, dầu tượng trưng cho đức mến. Becker, nhân dịp này, nhắc lại lời tác giả Sách Gương Phúc, Thomas à Kempis: “nếu bạn không sẵn sàng đối diện với cái chết hôm nay, chắc chắn bạn khó có thể sẵn sàng vào ngày mai”.
Quan trọng nhất trong các việc chuẩn bị lâu dài theo tinh thần trên là việc năng chịu các bí tích, hàng ngày cầu nguyện, thực hành các việc thương người phần hồn và phần xác tùy theo hoàn cảnh riêng mỗi người, và trung thành sống ơn gọi của mình.
Becker cho rằng khi ta tiến tới ngưỡng cửa sự chết, lời cầu nguyện của ta sẽ sốt sắng hơn, nó sẽ niêm phong lòng trung thành của ta với Chúa và giúp bảo vệ ta chống lại thất vọng và lo lắng. Ta sẽ dựa nhiều hơn vào các bạn bè trên thiên quốc, nhất là Thánh Giuse “quan thầy sự chết tốt lành” (Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo) và Thánh Bênêđíctô thành Norsia, quan thầy người hấp hối. Cả thánh Phanxicô Assisi nữa, vị thánh đã gọi sự chết là “Em Gái”.
Ngoài ra, ta sẽ sốt sắng lãnh nhận các bí tích, nhất là bí tích Xức Dầu Bệnh Nhân, khi “toàn thể Giáo Hội trao phó các người bệnh cho Chúa đau khổ và hiển vinh, để Người nâng họ lên và cứu vớt họ” (Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo, số 1499). Các việc xưng tội lần cuối cùng của ta sẽ dọn sạch mọi ngõ ngách trong lương tâm ta và các lần rước lễ sau cùng của ta như lương thực đi đường. Các bí tích này được Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo coi là “hoàn tất cuộc hành trình dương thế” và “chuẩn bị cho ta về quê hương trên trời” (số 1525).
Quê hương ấy được văn hào Công Giáo C.S. Lewis mô tả như sau trong The Last Battle: “Trọn đời sống họ ở thế gian này và trọn các mạo hiểm của họ ở Narnia chỉ là tờ bìa và trang tựa đề: cuối cùng, nay họ đang bắt đầu Chương Một của Câu Truyện Vĩ Đại, một câu truyện mà người dương gian chưa từng được đọc: một câu truyện kéo dài vĩnh viễn; trong đó, mọi chương đều hay hơn chương trước đó”.
Phần Đức Phanxicô, trong Tự Sắc Misericordiae Vultus mở Năm Thánh Thương Xót, đã nhắc lại biến cố trước khi vào Vườn Diệtsimani để long trọng chấp nhận sự chết, Chúa Kitô đã cùng các môn đệ đọc Thánh Vịnh 136, Thánh Vịnh mà người Do Thái gọi là “Thánh Vịnh Hallel Vĩ Đại”. Trong Thánh Vịnh này, tiếp theo mỗi câu thuật lại lịch sử mạc khải của Thiên Chúa, cộng đoàn thờ phượng đều đáp “vì lòng thương xót của Người tồn tại đến muôn đời”.
Bình luận về việc lặp đi lặp lại điệp khúc “vì lòng thương xót của Người tồn tại đến muôn đời”, Đức Phanxicô cho rằng: lòng thương xót biến lịch sử của Thiên Chúa với Israel thành một lịch sử cứu rỗi. Khi liên tục nhắc đi nhắc lại câu “vì lòng thương xót của Người tồn tại đến muôn đời”, như Thánh Vịnh đang làm, là vượt qua các chiều kích không gian và thời gian, lồng mọi sự vào mầu nhiệm muôn đời của tình yêu. Nó như thể muốn nói: không phải chỉ trong lịch sử, mà cho đến muôn đời, con người luôn luôn ở dưới cái nhìn xót thương của Chúa Cha”.
Nói về mối liên hệ giữa Thánh Vịnh trên và cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu, Đức Giáo Hoàng viết tiếp: “Trong chính bối cảnh lòng thương xót trên, Chúa Giêsu đã bước vào cuộc khổ nạn và cái chết của Người, ý thức rất rõ mầu nhiệm yêu thương vĩ đại mà Người sẽ chấp nhận hoàn toàn trên Thập Giá”.
Thiết nghĩ không an ủi nào cho người hấp hối bằng tâm niệm điều Chúa Kitô đã tâm niệm:
“Hãy tạ ơn Chúa vì Chúa nhân từ,
vì lòng thương xót của Người tồn tại đến muôn đời.
Hãy tạ ơn Thần các thần,
vì lòng thương xót của Người tồn tại đến muôn đời.
Hãy tạ ơn Chúa các chúa,
vì lòng thương xót của Người tồn tại đến muôn đời.
Chỉ có Người làm nên những kỳ công vĩ đại,
vì lòng thương xót của Người tồn tại đến muôn đời,
tầng trời cao, Chúa tạo dựng tài tình,
vì lòng thương xót của Người tồn tại đến muôn đời,
trải mặt đất này trên làn nước bao la,
vì lòng thương xót của Người tồn tại đến muôn đời,
Người làm ra những đèn trời to lớn
vì lòng thương xót của Người tồn tại đến muôn đời,
cho thái dương điều khiển ban ngày,
vì lòng thương xót của Người tồn tại đến muôn đời,
đặt trăng sao hướng dẫn ban đêm,
vì lòng thương xót của Người tồn tại đến muôn đời.
Người sát hại các con đầu lòng Ai-cập,
vì lòng thương xót của Người tồn tại đến muôn đời,
dang cánh tay uy quyền mạnh mẽ,
vì lòng thương xót của Người tồn tại đến muôn đời,
dẫn Ít-ra-en ra khỏi xứ này,
vì lòng thương xót của Người tồn tại đến muôn đời.
Nước Biển Đỏ, Chúa phân làm hai khối,
vì lòng thương xót của Người tồn tại đến muôn đời,
đưa Ít-ra-en lối giữa băng qua,
vì lòng thương xót của Người tồn tại đến muôn đời,
xô xuống biển Pha-ra-ô cùng binh tướng,
vì lòng thương xót của Người tồn tại đến muôn đời.
Chúa dẫn đưa dân Người qua sa mạc,
vì lòng thương xót của Người tồn tại đến muôn đời,
sát hại bao lãnh chúa hùng cường,
vì lòng thương xót của Người tồn tại đến muôn đời,
tiêu diệt những quân vương hiển hách,
vì lòng thương xót của Người tồn tại đến muôn đời,
vua Xi-khôn của dân tộc E-mô-ri,
vì lòng thương xót của Người tồn tại đến muôn đời,
và vua Ốc miền Ba-san nữa,
vì lòng thương xót của Người tồn tại đến muôn đời,
Người chiếm đất họ, ban làm gia sản,
vì lòng thương xót của Người tồn tại đến muôn đời,
gia sản cho tôi tớ Người là Ít-ra-en,
vì lòng thương xót của Người tồn tại đến muôn đời.
Chúa đã nhớ đến ta giữa cảnh nhục nhằn,
vì lòng thương xót của Người tồn tại đến muôn đời,
gỡ ta thoát khỏi tay thù địch,
vì lòng thương xót của Người tồn tại đến muôn đời,
Người ban lương thực cho tất cả chúng sinh,
vì lòng thương xót của Người tồn tại đến muôn đời.
Hãy tạ ơn Thiên Chúa cửu trùng,
vì lòng thương xót của Người tồn tại đến muôn đời”.
Theo quan điểm tự nhiên, sự chết là một biến cố đáng sợ và làm ta khiếp đảm, vì nó phân hủy nhân cách con người. Tuy nhiên, muốn nắm được trọn ý nghĩa của nó, ta phải dựa vào đức tin và coi sự chết như là hậu quả của tội lỗi (Rm 5:12; H. Denzinger, Enchiridion symbolorum [Freiburg 1963] 1511–12). Nó do con người chứ không do Thiên Chúa. Như trên đã nói, Sách Khôn Ngoan cho ta biết một sự thật rất sâu sắc và đầy an ủi như sau: “Thiên Chúa không tạo ra sự chết, Người cũng không hân hoan trước việc sinh vật bị hủy diệt” (Kn 1:13; xem 2:23-24). Đàng khác, quyền lực Satan (Ga 8:44; Dt 2:14) và quyền lực sự chết đã bị bẻ gẫy bởi việc nó bị sự chết quật ngã một cách nghịch lý. Ngôi Lời nhập thể đã nhận lấy sự chết, một điều hết sức khủng khiếp đối với con người và “sự chết bị nuốt trửng trong chiến thắng” (1Cr 15:54).
‘‘Khi chết, Người đã tiêu diệt sự chết của chúng con và khi sống lại, người đã phục hồi sự sống chúng con” (Kinh Tiền Tụng Lễ Phục Sinh).
Sự chết của người ta nay đã mang một ý nghĩa mới: nó phải ở trong sự kết hợp với Chúa Kitô. Việc chết khi nào và chết ra sao là do Thiên Chúa ấn định, nhưng cá nhân phải quyết định sẽ chấp nhận nó cách nào. Họ có thể tự ý chấp nhận thánh ý Thiên Chúa, vì quả thực, việc chuẩn bị chết quan trọng nhất chính là việc sẵn lòng chấp nhận nó. Việc này bắt đầu với một đức tin khiêm nhường, trông cậy và yêu mến, với việc cầu nguyện và sống thực lời cầu xin “ý Cha thể hiện”. Điều này đòi phải có một tinh thần ăn năn thống hối và từ bỏ mình. Sự chết là một hành vi hiến tế, hiến tế lần chót; bởi thế, tinh thần hy sinh là điều chủ yếu để chuẩn bị đón chào nó.
Không có cách nào tốt hơn để chuẩn bị cho hiến lễ chết bằng việc liên kết với cuộc Khổ Nạn của Chúa Kitô, một việc liên kết “được áp dụng cho con người thông qua các bí tích” (Thánh Tôma Aquinô, Summa theologiae 3a, 61.1, ad 3). Mỗi một bí tích, theo cách chuyên biệt của nó, đều giúp ta chuẩn bị đối diện với sự chết mà không phải sợ hãi. Việc này được đánh giá và áp dụng tốt nhất nhờ việc tham dự phụng vụ, vốn là thầy dậy ta về “tinh thần Kitô Giáo đích thực” (Công Đồng Vaticanô II, Hiến Chề về Phụng Vụ, số 14). “Phụng vụ...thúc giục các tín hữu đã được no thỏa ‘nhiệm tích vượt qua’, trở nên ‘một trong sự thánh thiện’.... Lễ Tạ Ơn... lôi cuốn các tín hữu vào tình yêu thúc bách của Chúa Kitô và làm họ bốc cháy” (ibid. 11).
‘‘Nhờ Phép Rửa, con người được dìm vào mầu nhiệm vượt qua của Chúa Kitô (ibid. 6). Một cách bí tích, chúng ta đã chết, được an táng, và đã sống lại với Chúa Kitô (xem Rm 6.3–4; Cl 3.3; 2 Tm 2.11). Cái chết thể lý không chứa bất cứ sợ hãi nào; nó chỉ thể hiện việc tham dự trọn vẹn hơn vào vinh quang của Chúa Kitô. Đối diện với đàng thánh giá hàng ngày của đời sống, ta có được sự tham dự trọn vẹn hơn vào chức linh mục của Chúa Kitô và Thần Khí Yêu Đương. Phép Thêm Sức ban cho ta “sự viên mãn của Chúa Thánh Thần... để ta lớn mạnh về thiêng liêng, một việc vốn thuộc về thời hoàn hảo” (Summa theologiae 3a, 72.2). Đây chính là nguồn sức mạnh thường hằng giúp ta đối diện với sự chết. Trong Phép Thánh Thể, các Kitô hữu “công bố sự chết của Chúa, cho tới khi Người đến” (1Cr 11:26). Nó không phải chỉ là việc tưởng nhớ, nó là “việc làm hiện diện trở lại” (representing) sự chết của Người: “Việc chiến thắng và thắng lợi sự chết của Người được làm cho hiện diện trở lại” (Hiến Chế về Phụng Vụ, số 6). Tham dự vào chức linh mục của Người, các Kitô hữu dâng Chúa Kitô và họ cũng là lễ vật hy sinh từng chịu đau khổ và chịu chết với Người. Thánh Thể là chết cho bản thân mình. Mỗi một việc Hiệp Lễ nên chuẩn bị ta kết hợp đời đời với Chúa Kitô khi chết. Tội lỗi làm con người sợ phán xét của Chúa. Tuy nhiên, một cách đầy nhân từ, lòng Chúa thương xót có sẵn đó trong bí tích Thống Hối. Lòng thương xót lúc Khổ Nạn được áp dụng cho con người. Mỗi cuộc xưng tội đều là việc tham dự trọn vẹn hơn vào mầu nhiệm vượt qua. Hôn phối phải luôn phản ảnh tình yêu giữa Chúa Kitô và Giáo Hội của Người (Ep 5). Bí tích này khi thực hiện sự chết cho lòng vị kỷ là một việc chuẩn bị liên tục cho cái chết thực sự. Bí tích Truyền Chức Thánh biến con người thành một Chúa Kitô khác. Hy sinh và chia sẻ các hồng ân thiên giới là ơn gọi của ngài: đây chính là chết cho cái tôi. Khi bệnh hoạn hành hạ, lúc cái chết tới gần, con người ở thế yếu đuối nhất. Cái chết của họ được đặc biệt liên kết với cái chết của Chúa Kitô; sức mạnh của Chúa Kitô cũng được chia sẻ như thế. Ngay lúc họ rơi xuống thung lũng sự chết, Phép Xức Dầu Bệnh Nhân thực hiện một nghịch lý: “Chúa sẽ nâng họ lên” (Gcb 5:15). Lòng thương xót nhập thể sẽ còn đồng hành với họ đi vào cõi vĩnh hằng qua Của Ăn Đàng. Họ đã được chuẩn bị để được vinh quang. Kinh đêm (compline) là kinh chuẩn bị cho giấc ngủ, một biểu tượng rất mạnh của sự chết. Quả vậy, mọi lời kinh con người đọc đều kết hợp ý chí của họ với ý chí của Thiên Chúa, nhờ thế, chuẩn bị để họ làm thế vào lúc chết. Phép mân côi của Đức Mẹ dạy ta điều này một cách thực tiễn. Những lời cầu nguyện như thế, vừa phụng vụ vừa tư riêng, như là những khúc dạo đầu dẫn tới lời cầu thiên giới, đều là những chuẩn bị hữu hiệu của ta đón chờ sự chết hạnh phúc.
Chuẩn bị thực tiễn
Đức Phanxicô, trong bài giảng lễ Chúa Nhật 32 mùa thường niên năm nay cũng như tác giả Rick Becker tiếp nối ý hướng dự ứng khi nhân cơ hội nói tới dụ ngôn 5 cô khờ dại và năm cô khôn ngoan, đã khuyên ta nên chuẩn bị thích đáng lúc còn cơ hội. Dầu đèn lúc nào cũng đầy đủ sẵn sàng. Đèn tượng trưng cho đức tin, dầu tượng trưng cho đức mến. Becker, nhân dịp này, nhắc lại lời tác giả Sách Gương Phúc, Thomas à Kempis: “nếu bạn không sẵn sàng đối diện với cái chết hôm nay, chắc chắn bạn khó có thể sẵn sàng vào ngày mai”.
Quan trọng nhất trong các việc chuẩn bị lâu dài theo tinh thần trên là việc năng chịu các bí tích, hàng ngày cầu nguyện, thực hành các việc thương người phần hồn và phần xác tùy theo hoàn cảnh riêng mỗi người, và trung thành sống ơn gọi của mình.
Becker cho rằng khi ta tiến tới ngưỡng cửa sự chết, lời cầu nguyện của ta sẽ sốt sắng hơn, nó sẽ niêm phong lòng trung thành của ta với Chúa và giúp bảo vệ ta chống lại thất vọng và lo lắng. Ta sẽ dựa nhiều hơn vào các bạn bè trên thiên quốc, nhất là Thánh Giuse “quan thầy sự chết tốt lành” (Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo) và Thánh Bênêđíctô thành Norsia, quan thầy người hấp hối. Cả thánh Phanxicô Assisi nữa, vị thánh đã gọi sự chết là “Em Gái”.
Ngoài ra, ta sẽ sốt sắng lãnh nhận các bí tích, nhất là bí tích Xức Dầu Bệnh Nhân, khi “toàn thể Giáo Hội trao phó các người bệnh cho Chúa đau khổ và hiển vinh, để Người nâng họ lên và cứu vớt họ” (Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo, số 1499). Các việc xưng tội lần cuối cùng của ta sẽ dọn sạch mọi ngõ ngách trong lương tâm ta và các lần rước lễ sau cùng của ta như lương thực đi đường. Các bí tích này được Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo coi là “hoàn tất cuộc hành trình dương thế” và “chuẩn bị cho ta về quê hương trên trời” (số 1525).
Quê hương ấy được văn hào Công Giáo C.S. Lewis mô tả như sau trong The Last Battle: “Trọn đời sống họ ở thế gian này và trọn các mạo hiểm của họ ở Narnia chỉ là tờ bìa và trang tựa đề: cuối cùng, nay họ đang bắt đầu Chương Một của Câu Truyện Vĩ Đại, một câu truyện mà người dương gian chưa từng được đọc: một câu truyện kéo dài vĩnh viễn; trong đó, mọi chương đều hay hơn chương trước đó”.
Phần Đức Phanxicô, trong Tự Sắc Misericordiae Vultus mở Năm Thánh Thương Xót, đã nhắc lại biến cố trước khi vào Vườn Diệtsimani để long trọng chấp nhận sự chết, Chúa Kitô đã cùng các môn đệ đọc Thánh Vịnh 136, Thánh Vịnh mà người Do Thái gọi là “Thánh Vịnh Hallel Vĩ Đại”. Trong Thánh Vịnh này, tiếp theo mỗi câu thuật lại lịch sử mạc khải của Thiên Chúa, cộng đoàn thờ phượng đều đáp “vì lòng thương xót của Người tồn tại đến muôn đời”.
Bình luận về việc lặp đi lặp lại điệp khúc “vì lòng thương xót của Người tồn tại đến muôn đời”, Đức Phanxicô cho rằng: lòng thương xót biến lịch sử của Thiên Chúa với Israel thành một lịch sử cứu rỗi. Khi liên tục nhắc đi nhắc lại câu “vì lòng thương xót của Người tồn tại đến muôn đời”, như Thánh Vịnh đang làm, là vượt qua các chiều kích không gian và thời gian, lồng mọi sự vào mầu nhiệm muôn đời của tình yêu. Nó như thể muốn nói: không phải chỉ trong lịch sử, mà cho đến muôn đời, con người luôn luôn ở dưới cái nhìn xót thương của Chúa Cha”.
Nói về mối liên hệ giữa Thánh Vịnh trên và cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu, Đức Giáo Hoàng viết tiếp: “Trong chính bối cảnh lòng thương xót trên, Chúa Giêsu đã bước vào cuộc khổ nạn và cái chết của Người, ý thức rất rõ mầu nhiệm yêu thương vĩ đại mà Người sẽ chấp nhận hoàn toàn trên Thập Giá”.
Thiết nghĩ không an ủi nào cho người hấp hối bằng tâm niệm điều Chúa Kitô đã tâm niệm:
“Hãy tạ ơn Chúa vì Chúa nhân từ,
vì lòng thương xót của Người tồn tại đến muôn đời.
Hãy tạ ơn Thần các thần,
vì lòng thương xót của Người tồn tại đến muôn đời.
Hãy tạ ơn Chúa các chúa,
vì lòng thương xót của Người tồn tại đến muôn đời.
Chỉ có Người làm nên những kỳ công vĩ đại,
vì lòng thương xót của Người tồn tại đến muôn đời,
tầng trời cao, Chúa tạo dựng tài tình,
vì lòng thương xót của Người tồn tại đến muôn đời,
trải mặt đất này trên làn nước bao la,
vì lòng thương xót của Người tồn tại đến muôn đời,
Người làm ra những đèn trời to lớn
vì lòng thương xót của Người tồn tại đến muôn đời,
cho thái dương điều khiển ban ngày,
vì lòng thương xót của Người tồn tại đến muôn đời,
đặt trăng sao hướng dẫn ban đêm,
vì lòng thương xót của Người tồn tại đến muôn đời.
Người sát hại các con đầu lòng Ai-cập,
vì lòng thương xót của Người tồn tại đến muôn đời,
dang cánh tay uy quyền mạnh mẽ,
vì lòng thương xót của Người tồn tại đến muôn đời,
dẫn Ít-ra-en ra khỏi xứ này,
vì lòng thương xót của Người tồn tại đến muôn đời.
Nước Biển Đỏ, Chúa phân làm hai khối,
vì lòng thương xót của Người tồn tại đến muôn đời,
đưa Ít-ra-en lối giữa băng qua,
vì lòng thương xót của Người tồn tại đến muôn đời,
xô xuống biển Pha-ra-ô cùng binh tướng,
vì lòng thương xót của Người tồn tại đến muôn đời.
Chúa dẫn đưa dân Người qua sa mạc,
vì lòng thương xót của Người tồn tại đến muôn đời,
sát hại bao lãnh chúa hùng cường,
vì lòng thương xót của Người tồn tại đến muôn đời,
tiêu diệt những quân vương hiển hách,
vì lòng thương xót của Người tồn tại đến muôn đời,
vua Xi-khôn của dân tộc E-mô-ri,
vì lòng thương xót của Người tồn tại đến muôn đời,
và vua Ốc miền Ba-san nữa,
vì lòng thương xót của Người tồn tại đến muôn đời,
Người chiếm đất họ, ban làm gia sản,
vì lòng thương xót của Người tồn tại đến muôn đời,
gia sản cho tôi tớ Người là Ít-ra-en,
vì lòng thương xót của Người tồn tại đến muôn đời.
Chúa đã nhớ đến ta giữa cảnh nhục nhằn,
vì lòng thương xót của Người tồn tại đến muôn đời,
gỡ ta thoát khỏi tay thù địch,
vì lòng thương xót của Người tồn tại đến muôn đời,
Người ban lương thực cho tất cả chúng sinh,
vì lòng thương xót của Người tồn tại đến muôn đời.
Hãy tạ ơn Thiên Chúa cửu trùng,
vì lòng thương xót của Người tồn tại đến muôn đời”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét