Bài giảng của Đức Thánh Cha trong
thánh lễ tại Lobito, Iquique 18/1/2018
J.B. Đặng Minh An dịch
18/Jan/2018
Sáng thứ Năm, 18 tháng Giêng,
lúc 8h sáng, Ðức Thánh Cha đã giã từ Santiago để bay tới phi trường quốc tế của
thành phố cảng Iquique ở mạn cực bắc Chí Lợi và cử hành thánh lễ tại công viên
Lobito lúc 11h30. Trong bài giảng, Đức Thánh Cha nói:
“Đức Giêsu đã làm dấu lạ đầu tiên này tại Cana miền Galilê” (Ga 2:11).
Đây là những lời cuối cùng trong bài Phúc Âm chúng ta vừa nghe, mô tả sự xuất hiện trước công chúng lần đầu tiên của Chúa Giêsu: đó là tại một bữa tiệc, không hơn không kém. Không thể khác được, vì Phúc Âm là lời mời gọi vui lên. Ngay từ đầu thiên sứ đã nói với Đức Maria: “Mừng vui lên!” (Lc 1:28). Thiên sứ cũng nói với các mục đồng “hãy vui lên”; và cũng nói với Elizabeth, một người đàn bà già nua và son sẻ “vui lên”, Chúa Giêsu đã phán cùng kẻ trộm hãy vui lên, vì hôm nay anh sẽ ở với ta trên nước thiên đàng (xem Lc 23:43).
Thông điệp Tin Mừng là một suối nguồn hạnh phúc: “Các điều ấy, Thầy đã nói với anh em để anh em được hưởng niềm vui của Thầy, và niềm vui của anh em được nên trọn vẹn.” (Ga 15:11). Đó là một niềm vui lây lan, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, một niềm vui mà chúng ta đã được thừa hưởng.
Anh chị em biết rõ điều này biết bao, hỡi anh chị em thân mến của miền bắc Chí Lợi! Anh chị em biết rất rõ về cách sống đức tin và cuộc sống mình trong một tinh thần lễ hội! Tôi đã đến như một người hành hương để tham gia cùng anh chị em trong việc cử mừng cách sống đức tin thật đẹp này. Các ngày lễ bổn mạng, các điệu múa tôn giáo của anh chị em - đôi khi kéo dài cả một tuần - âm nhạc của anh chị em, quần áo của anh chị em, tất cả đều làm cho khu vực này trở thành một đền thờ của lòng đạo đức bình dân. Bởi vì bữa tiệc không chỉ giới hạn trong bốn bức tường nhà thờ, nhưng anh chị em biến toàn bộ thành phố này thành một bữa tiệc. Anh chị em biết cách cử hành qua những lời ca và điệu múa về “tình phụ tử, sự quan phòng, và sự hiện diện liên tục và từ ái” của Thiên Chúa, và điều đó tạo ra những “thái độ nội tâm hiếm khi thấy được như thế ở nơi khác như sự kiên nhẫn, dấu thánh giá trong cuộc sống hàng ngày, không bo thiết của cải, sự cởi mở với những người khác, và lòng mộ đạo”. [1] Những lời của tiên tri Isaia thành hiện thực: “Sa mạc sẽ trở nên vườn cây ăn trái, và vườn cây ăn trái sẽ được coi như một cánh rừng.” (Is 32:15). Miền đất này dù bao quanh bởi sa mạc khô cằn nhất thế giới vẫn có thể diện được trang phục hội hè.
Trong bầu không khí lễ hội này, Tin Mừng cho chúng ta thấy Đức Maria hành động như thế nào để làm cho niềm vui đó tiếp tục. Mẹ chú ý tới mọi thứ đang diễn ra xung quanh Mẹ; giống như một hiền mẫu, Mẹ không ngồi yên. Vì thế, Mẹ để ý, giữa bữa tiệc hân hoan vui vầy, có một chuyện sắp xảy ra có thể “làm hỏng” nó. Mẹ đến bên Con mình và nói với Người một cách đơn sơ rằng: “Họ hết rượu rồi” (Ga 2: 3).
Cũng thế, Đức Maria đi qua các thị trấn, đường phố, quảng trường, nhà cửa và bệnh viện của chúng ta. Đức Maria là Trinh Nữ của La Tirana; Trinh Nữ Ayquina ở Calama; Dức Nữ Đồng Trinh của rặng núi Arica. Mẹ để ý tất cả những vấn đề đang đè nặng trong lòng chúng ta, rồi thủ thỉ bên tai Chúa Giêsu: Hãy nhìn xem “họ hết rượu rồi”.
Đức Maria không đứng yên. Mẹ đến bên các đầy tớ và nói với họ: “Hãy làm bất cứ điều gì Người nói cùng anh em” (Ga 2,5). Đức Maria, một phụ nữ kín tiếng nhưng có những lời rất sâu sắc, cũng đến với mỗi người chúng ta và nói một cách đơn sơ rằng: “Hãy làm bất cứ điều gì Người nói cùng bạn”. Như thế, Mẹ gợi lên phép lạ đầu tiên của Chúa Giêsu: đó là làm cho những bạn bè của Con Mẹ cảm thấy rằng họ cũng là một phần của phép lạ. Bởi vì Chúa Kitô “đã đến thế gian này không phải để chính Ngài thực hiện một sứ mạng, nhưng là cùng với tất cả chúng ta, để Ngài trở thành đầu của một thân thể vĩ đại, trong đó chúng ta là những tế bào sống động, tự do và tích cực” [2].
Phép lạ bắt đầu ngay khi các đầy tớ đến bên những chiếc chum nước dùng để thanh tẩy. Cũng vậy, mỗi người chúng ta đều có thể khởi đầu phép lạ; hơn nữa, mỗi người trong chúng ta đều được mời gọi trở nên một phần trong phép lạ cho những người khác.
Anh chị em, Iquique là một vùng đất của những giấc mơ (đó là ý nghĩa của danh xưng này trong ngôn ngữ Aymara). Đó là một vùng đất đã cung cấp chỗ nương thân cho những người nam nữ của các dân tộc và nền văn hoá khác, là những người bị buộc phải để lại sau lưng mọi thứ và ra đi. Cất bước ra đi luôn luôn kèm theo hy vọng có được một cuộc sống tốt hơn, nhưng, như chúng ta biết, bước chân ra đi cũng luôn luôn đi kèm với những bao bị chất đầy những sợ hãi và sự bất định về tương lai. Iquique, là một miền đất của những người nhập cư, nhắc nhở chúng ta về sự vĩ đại của những người nam nữ, và toàn thể các gia đình, khi đối diện với nghịch cảnh, đã không cam chịu và ra đi tìm kiếm cuộc sống. Để tìm kiếm cuộc sống, họ - đặc biệt là những người phải rời quê hương vì thiếu những thứ cần thiết cho cuộc sống - là một hình ảnh về Thánh Gia đã phải vượt qua những sa mạc để sống còn.
Miền đất này là miền mơ ước, nhưng chúng ta cũng phải làm sao để bảo đảm rằng nó tiếp tục là một miền đất hiếu khách. Một lòng hiếu khách hân hoan tưng bừng lễ hội, vì chúng ta biết rõ rằng không có niềm vui Kitô khi các cánh cửa đóng kín; không có niềm vui Kitô khi ta làm cho người khác thấy rằng họ không được mong muốn, hoặc không có chỗ cho họ nơi chúng ta (x. Lc 16:19-31).
Như Mẹ Maria ở tiệc cưới Cana, chúng ta hãy cố gắng để biết quan tâm hơn nơi các quảng trường, và trong các làng mạc chúng ta, và để ý đến những ai cuộc đời đã bị “nhạt phai”, lạc lối, hay bị cướp mất những lý do để hân hoan. Và chúng ta đừng sợ lên tiếng nói rằng “Họ hết rượu rồi”. Tiếng kêu của dân Chúa, tiếng kêu của người nghèo, là một hình thức cầu nguyện; nó mở rộng con tim chúng ta, và dạy chúng ta biết quan tâm nhiều hơn. Chúng ta hãy chú ý tới mọi tình huống bất công và những hình thức bóc lột mới có nguy cơ làm cho bao nhiêu anh chị em chúng ta bị cướp mất niềm vui lễ hội. Chúng ta hãy quan tâm trước những tình trạng công ăn việc làm bấp bênh, phá hủy những cuộc đời và các gia đình. Chúng ta hãy chú ý đến những kẻ lợi dụng tình trạng bất hợp lệ của nhiều người di dân, là những người không biết ngôn ngữ, hoặc không có giấy tờ hợp pháp. Chúng ta hãy quan tâm tới tình trạng thiếu nhà ở, đất đai, công ăn việc làm của bao nhiêu gia đình. Và như Mẹ Maria, với đức tin, chúng ta hãy lên tiếng: “Họ hết rượu rồi”.
Giống như những người hầu tại bữa tiệc Cana, chúng ta hãy dâng những gì chúng ta có, cho dù có vẻ ít ỏi. Giống như họ, chúng ta đừng e ngại “chìa ra một bàn tay”. Xin cho tình liên đới của chúng ta trong việc dấn thân cho công lý là một phần của điệu múa hoặc bài hát mà chúng ta có thể dâng lên Chúa chúng ta. Chúng ta hãy tận dụng cơ hội để học hỏi và biến những giá trị, sự khôn ngoan và đức tin mà người di dân đem theo với họ thành những thứ của chúng ta. Đừng đóng kín trước những “cái chum” đầy trí tuệ và lịch sử của những người di dân đang tiếp tục đổ xô đến vùng đất này. Chúng ta đừng để mất đi mọi thứ tốt lành mà họ có thể cống hiến.
Và chúng ta hãy để Chúa Giêsu có thể thực hiện phép lạ bằng cách biến các cộng đoàn và tâm hồn chúng ta thành những dấu chỉ sinh động về sự hiện diện của Ngài, một sự hiện diện hân hoan và tưng bừng, vì chúng ta cảm nghiệm rằng Thiên Chúa ở cùng chúng ta, vì chúng ta có chỗ cho Ngài giữa chúng ta. Đó là một niềm hân hoan lây lan khiến chúng ta không miễn trừ một ai khỏi sứ mệnh loan báo Tin Mừng này.
Xin Đức Maria, dưới những tước hiệu khác nhau ở vùng đất miền bắc được chúc phúc này, tiếp tục thì thầm bên tai Chúa Giêsu, là Con Mẹ: “Họ hết rượu rồi”, và xin cho lời Mẹ vẫn tiếp tục tìm được một chỗ nơi chúng ta: “Hãy làm bất cứ điều gì Người nói với bạn”.
[1] Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục, Tông Huấn Evangelii Nuntiandi (Phúc Âm Hóa trong Thế Giới Hiện Đại), 48.
[2] Thánh Alberto Hurtado, Meditación Semana Santa para jóvenes (Suy niệm Phục sinh cho người trẻ)(1946).
“Đức Giêsu đã làm dấu lạ đầu tiên này tại Cana miền Galilê” (Ga 2:11).
Đây là những lời cuối cùng trong bài Phúc Âm chúng ta vừa nghe, mô tả sự xuất hiện trước công chúng lần đầu tiên của Chúa Giêsu: đó là tại một bữa tiệc, không hơn không kém. Không thể khác được, vì Phúc Âm là lời mời gọi vui lên. Ngay từ đầu thiên sứ đã nói với Đức Maria: “Mừng vui lên!” (Lc 1:28). Thiên sứ cũng nói với các mục đồng “hãy vui lên”; và cũng nói với Elizabeth, một người đàn bà già nua và son sẻ “vui lên”, Chúa Giêsu đã phán cùng kẻ trộm hãy vui lên, vì hôm nay anh sẽ ở với ta trên nước thiên đàng (xem Lc 23:43).
Thông điệp Tin Mừng là một suối nguồn hạnh phúc: “Các điều ấy, Thầy đã nói với anh em để anh em được hưởng niềm vui của Thầy, và niềm vui của anh em được nên trọn vẹn.” (Ga 15:11). Đó là một niềm vui lây lan, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, một niềm vui mà chúng ta đã được thừa hưởng.
Anh chị em biết rõ điều này biết bao, hỡi anh chị em thân mến của miền bắc Chí Lợi! Anh chị em biết rất rõ về cách sống đức tin và cuộc sống mình trong một tinh thần lễ hội! Tôi đã đến như một người hành hương để tham gia cùng anh chị em trong việc cử mừng cách sống đức tin thật đẹp này. Các ngày lễ bổn mạng, các điệu múa tôn giáo của anh chị em - đôi khi kéo dài cả một tuần - âm nhạc của anh chị em, quần áo của anh chị em, tất cả đều làm cho khu vực này trở thành một đền thờ của lòng đạo đức bình dân. Bởi vì bữa tiệc không chỉ giới hạn trong bốn bức tường nhà thờ, nhưng anh chị em biến toàn bộ thành phố này thành một bữa tiệc. Anh chị em biết cách cử hành qua những lời ca và điệu múa về “tình phụ tử, sự quan phòng, và sự hiện diện liên tục và từ ái” của Thiên Chúa, và điều đó tạo ra những “thái độ nội tâm hiếm khi thấy được như thế ở nơi khác như sự kiên nhẫn, dấu thánh giá trong cuộc sống hàng ngày, không bo thiết của cải, sự cởi mở với những người khác, và lòng mộ đạo”. [1] Những lời của tiên tri Isaia thành hiện thực: “Sa mạc sẽ trở nên vườn cây ăn trái, và vườn cây ăn trái sẽ được coi như một cánh rừng.” (Is 32:15). Miền đất này dù bao quanh bởi sa mạc khô cằn nhất thế giới vẫn có thể diện được trang phục hội hè.
Trong bầu không khí lễ hội này, Tin Mừng cho chúng ta thấy Đức Maria hành động như thế nào để làm cho niềm vui đó tiếp tục. Mẹ chú ý tới mọi thứ đang diễn ra xung quanh Mẹ; giống như một hiền mẫu, Mẹ không ngồi yên. Vì thế, Mẹ để ý, giữa bữa tiệc hân hoan vui vầy, có một chuyện sắp xảy ra có thể “làm hỏng” nó. Mẹ đến bên Con mình và nói với Người một cách đơn sơ rằng: “Họ hết rượu rồi” (Ga 2: 3).
Cũng thế, Đức Maria đi qua các thị trấn, đường phố, quảng trường, nhà cửa và bệnh viện của chúng ta. Đức Maria là Trinh Nữ của La Tirana; Trinh Nữ Ayquina ở Calama; Dức Nữ Đồng Trinh của rặng núi Arica. Mẹ để ý tất cả những vấn đề đang đè nặng trong lòng chúng ta, rồi thủ thỉ bên tai Chúa Giêsu: Hãy nhìn xem “họ hết rượu rồi”.
Đức Maria không đứng yên. Mẹ đến bên các đầy tớ và nói với họ: “Hãy làm bất cứ điều gì Người nói cùng anh em” (Ga 2,5). Đức Maria, một phụ nữ kín tiếng nhưng có những lời rất sâu sắc, cũng đến với mỗi người chúng ta và nói một cách đơn sơ rằng: “Hãy làm bất cứ điều gì Người nói cùng bạn”. Như thế, Mẹ gợi lên phép lạ đầu tiên của Chúa Giêsu: đó là làm cho những bạn bè của Con Mẹ cảm thấy rằng họ cũng là một phần của phép lạ. Bởi vì Chúa Kitô “đã đến thế gian này không phải để chính Ngài thực hiện một sứ mạng, nhưng là cùng với tất cả chúng ta, để Ngài trở thành đầu của một thân thể vĩ đại, trong đó chúng ta là những tế bào sống động, tự do và tích cực” [2].
Phép lạ bắt đầu ngay khi các đầy tớ đến bên những chiếc chum nước dùng để thanh tẩy. Cũng vậy, mỗi người chúng ta đều có thể khởi đầu phép lạ; hơn nữa, mỗi người trong chúng ta đều được mời gọi trở nên một phần trong phép lạ cho những người khác.
Anh chị em, Iquique là một vùng đất của những giấc mơ (đó là ý nghĩa của danh xưng này trong ngôn ngữ Aymara). Đó là một vùng đất đã cung cấp chỗ nương thân cho những người nam nữ của các dân tộc và nền văn hoá khác, là những người bị buộc phải để lại sau lưng mọi thứ và ra đi. Cất bước ra đi luôn luôn kèm theo hy vọng có được một cuộc sống tốt hơn, nhưng, như chúng ta biết, bước chân ra đi cũng luôn luôn đi kèm với những bao bị chất đầy những sợ hãi và sự bất định về tương lai. Iquique, là một miền đất của những người nhập cư, nhắc nhở chúng ta về sự vĩ đại của những người nam nữ, và toàn thể các gia đình, khi đối diện với nghịch cảnh, đã không cam chịu và ra đi tìm kiếm cuộc sống. Để tìm kiếm cuộc sống, họ - đặc biệt là những người phải rời quê hương vì thiếu những thứ cần thiết cho cuộc sống - là một hình ảnh về Thánh Gia đã phải vượt qua những sa mạc để sống còn.
Miền đất này là miền mơ ước, nhưng chúng ta cũng phải làm sao để bảo đảm rằng nó tiếp tục là một miền đất hiếu khách. Một lòng hiếu khách hân hoan tưng bừng lễ hội, vì chúng ta biết rõ rằng không có niềm vui Kitô khi các cánh cửa đóng kín; không có niềm vui Kitô khi ta làm cho người khác thấy rằng họ không được mong muốn, hoặc không có chỗ cho họ nơi chúng ta (x. Lc 16:19-31).
Như Mẹ Maria ở tiệc cưới Cana, chúng ta hãy cố gắng để biết quan tâm hơn nơi các quảng trường, và trong các làng mạc chúng ta, và để ý đến những ai cuộc đời đã bị “nhạt phai”, lạc lối, hay bị cướp mất những lý do để hân hoan. Và chúng ta đừng sợ lên tiếng nói rằng “Họ hết rượu rồi”. Tiếng kêu của dân Chúa, tiếng kêu của người nghèo, là một hình thức cầu nguyện; nó mở rộng con tim chúng ta, và dạy chúng ta biết quan tâm nhiều hơn. Chúng ta hãy chú ý tới mọi tình huống bất công và những hình thức bóc lột mới có nguy cơ làm cho bao nhiêu anh chị em chúng ta bị cướp mất niềm vui lễ hội. Chúng ta hãy quan tâm trước những tình trạng công ăn việc làm bấp bênh, phá hủy những cuộc đời và các gia đình. Chúng ta hãy chú ý đến những kẻ lợi dụng tình trạng bất hợp lệ của nhiều người di dân, là những người không biết ngôn ngữ, hoặc không có giấy tờ hợp pháp. Chúng ta hãy quan tâm tới tình trạng thiếu nhà ở, đất đai, công ăn việc làm của bao nhiêu gia đình. Và như Mẹ Maria, với đức tin, chúng ta hãy lên tiếng: “Họ hết rượu rồi”.
Giống như những người hầu tại bữa tiệc Cana, chúng ta hãy dâng những gì chúng ta có, cho dù có vẻ ít ỏi. Giống như họ, chúng ta đừng e ngại “chìa ra một bàn tay”. Xin cho tình liên đới của chúng ta trong việc dấn thân cho công lý là một phần của điệu múa hoặc bài hát mà chúng ta có thể dâng lên Chúa chúng ta. Chúng ta hãy tận dụng cơ hội để học hỏi và biến những giá trị, sự khôn ngoan và đức tin mà người di dân đem theo với họ thành những thứ của chúng ta. Đừng đóng kín trước những “cái chum” đầy trí tuệ và lịch sử của những người di dân đang tiếp tục đổ xô đến vùng đất này. Chúng ta đừng để mất đi mọi thứ tốt lành mà họ có thể cống hiến.
Và chúng ta hãy để Chúa Giêsu có thể thực hiện phép lạ bằng cách biến các cộng đoàn và tâm hồn chúng ta thành những dấu chỉ sinh động về sự hiện diện của Ngài, một sự hiện diện hân hoan và tưng bừng, vì chúng ta cảm nghiệm rằng Thiên Chúa ở cùng chúng ta, vì chúng ta có chỗ cho Ngài giữa chúng ta. Đó là một niềm hân hoan lây lan khiến chúng ta không miễn trừ một ai khỏi sứ mệnh loan báo Tin Mừng này.
Xin Đức Maria, dưới những tước hiệu khác nhau ở vùng đất miền bắc được chúc phúc này, tiếp tục thì thầm bên tai Chúa Giêsu, là Con Mẹ: “Họ hết rượu rồi”, và xin cho lời Mẹ vẫn tiếp tục tìm được một chỗ nơi chúng ta: “Hãy làm bất cứ điều gì Người nói với bạn”.
[1] Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục, Tông Huấn Evangelii Nuntiandi (Phúc Âm Hóa trong Thế Giới Hiện Đại), 48.
[2] Thánh Alberto Hurtado, Meditación Semana Santa para jóvenes (Suy niệm Phục sinh cho người trẻ)(1946).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét